Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ đóng góp một tỷ lệ GDP đáng kể, mà còn góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tận dụng và khai thác tốt các tiềm năng và nguồn lực tại chỗ. Vì vậy Nhà nước ta đã có chính sách hỗ trợ phát triển các Doanh nghiệp tư nhân. Ở nước ta, nhất là trong thời kỳ đổi mới và chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân đã có những bước phát triển nhanh chóng. Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ngày càng được nâng cao. Từ đó nhà nước đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp tư nhân.
Trang 1A MỞ ĐẦU
Hiện nay, đời sống của con người ngày càng được cải thiện
và nâng cao Đó là kết quả của sự phát triển kinh tế đất nước với sự tiến bộ không ngừng nghỉ về khoa học – kĩ thuật Khoa học – kĩ thuật là động lực vô cùng to lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Sự phát triển của khoa học kĩ thuật một phần được thể hiện thông qua những sáng chế của các nhà khoa học Tuy nhiên những sáng chế lại rất dễ bị sao chép, đánh cắp làm cho người mất công nghiên cứu khó thu được lợi từ sáng chế -kết quả của sự đầu tư nghiên cứu của mình Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu cần phải bảo hộ để bảo vệ những quyền lợi của chủ sở hữu các sáng chế
Tuy nhiên để được bảo hộ thì một sáng chế cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định Vậy những điều kiện
đó là gì? Đề làm rõ điều đó em xin chọn đề tài “Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm
2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và một số kiến nghị” làm đề
tài cho bài tiểu luận của mình
Trang 2B NỘI DUNG
I khái quát về sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
1 Một số khái niệm
1.1 sáng chế
Trong cuộc sống có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với thuật ngữ “sáng chế”, vậy nó là gì? Sáng chế tiếng Anh và tiếng
Pháp là Invention, tiếng Nga là Izobretenij Theo từ điển Bách
khoa Việt Nam định nghĩa: “Sáng chế: Giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội Sáng chế là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ”
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005
(sửa đổi bổ sung 2009) thì: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Ví dụ: James Watt sáng chế máy hơi nước, Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT…
Giải pháp kĩ thuật được hiểu là cơ cấu, phương pháp hay chất mới hay sử dụng cơ cấu, phương pháp cũ theo chức năng mới Giải pháp kỹ thuật có thể tồn tại dưới các hình thức sau: Là dạng vật thể, ví dụ: Máy móc, dụng cụ, thiết bị, linh kiện…; là dạng chất thể, ví dụ: Thực phẩm, dược phẩm, vật liệu…; là dạng quy trình, ví dụ: Quy trình xử lý nước thải, quy trình công nghệ sản xuất xi măng…
Như vậy, sáng chế được tồn tại chủ yếu thông qua hai dạng của giải pháp kĩ thuật là sản phẩm và quy trình, thông qua
Trang 3đó chúng đã tạo điều kiện cho xã hội loài người trải qua những bước phát triển tột bậc, ngày càng văn minh và hiện đại
1.2 Bảo hộ đối với sáng chế
Sáng chế là sản phẩm của sự sáng tạo, là kết quả của sự đầu tư nghiên cứu khoa học và là một loại tài sản đặc biệt của tác giả Đó là một tài sản vô hình, chính vì vậy mà không giống những tài sản hữu hình khác, sáng chế rất dễ bị đánh cắp, sao chép, bắt trước Chính vì vậy mà bảo hộ sáng chế là một yêu cầu tất yếu và cần thiết
Sáng chế được bảo hộ bởi bằng độc quyền sáng chế Bằng độc quyền sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên cơ sở đơn do người có sáng chế nộp cho cơ quan này nếu sáng tạo ra đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật Một khi bằng độc quyền đã được cấp thì chủ sở hữu nó sẽ có quyền gọi là quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ
sung 2009) thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh” Theo đó thì bất
kì ai muốn khai thác sáng chế dù rằng người đó tạo ra sáng chế này một cách độc lập, không sao chép hoặc không biết đến nó vẫn phải xin phép người đã được cấp hay chủ sở hữu của bằng độc quyền sáng chế của sáng chế đó Chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có độc quyền khai thác và sử dụng sáng chế của mình, chuyển giao hoặc bán bằng độc quyền cho người khác Ở Việt Nam, sáng chế còn có thể được bảo hộ bởi bằng
Trang 4độc quyền giải pháp hữu ích Giải pháp hữu ích thực chất là một sáng chế nhỏ, có trình độ sáng tạo không bằng sáng chế
Nhà nước không tự động thực thi độc quyền sáng chế, mà điều này phụ thuộc vào chủ sở hữu sáng chế Để bảo vệ quyền sáng chế của mình, chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi phạm quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế của mình
Như vậy, bảo hộ đối với sáng chế là một trong những đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Đó là việc Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật xác lập quyền của các chủ thể (có thể là cá nhân hặc tổ chức) đối với sáng chế và bảo vệ các quyền đó, chống lại bất kì sự vi phạm nào của người khác
2 ý nghĩa của việc bảo hộ đối với sáng chế
Khoa học kĩ thuật với những sự sáng tạo ngày càng đóng góp những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta Trong khoảng một thế kỉ trở lại đây, khả năng dẫn dắt của công nghệ mà cụ thể là sáng chế đã góp phần làm thay đổi tiến trình vận động của nhân loại, trở thành yếu tố quyết định làm nên sự phát triển của các quốc gia Khi sáng chế chứng minh được tầm quan trọng của mình thì việc bảo hộ các sáng chế là rất cần thiết và trở thành mối quan tam của toàn xã hội Đặc biệt trong thời đại ngày nay, vấn đề tri thức được coi là vấn đề then chốt, là nhân quan trọng để phát triển cũng như đánh giá năng lực của một quốc gia thì vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ với sáng chế nói riêng ngày càng trở nên ý nghĩa Bảo hộ đối với sáng chế có những ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, bảo hộ sáng chế khuyến khích nghiên cứu sáng tạo ra công nghệ mới Để tạo ra một sáng chế đòi hỏi các nhà
Trang 5sáng chế phải đầu tư rất nhiều công sức cũng như chi phí để nghiên cứu và sáng tạo Tuy nhiên các sáng chế lại rất dễ bị sao chép, bắt trước và đưa vào khai thác để sinh lời Đặc biệt trong bối cảnh khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay thì việc sao chép lại càng trở nên dễ dàng hơn Vì vậy việc bảo hộ các sáng chế sẽ giúp chủ sở hữu bảo vệ được thành quả sáng tạo của mình và tiếp tục đầu tư phát triển tạo ra sáng chế mới
Thứ hai, giúp tạo ra môi trường cạnh tranh, kinh doanh lành mạnh Nếu không có hệ thống bảo hộ sáng chế, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ không cần đầu tư sáng tạo mà chỉ cần sao chép, bắt trước các sáng chế vốn có của người khác với chi phí rẻ hơn nhiều Kết quả là các nhà sản xuất chân chính khó có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận để bù đắp những chi phí đầu tư cho quá trình nghiên cứu chứ chưa nói đến tiếp tục đầu tư cho sáng tạo mới Và chính có thể họ sẽ bị chính đối thủ cạnh tranh loại mình ra khỏi thị thị trường bằng chính sản phẩm của mình Như vậy việc bảo hộ sáng chế một cách hiệu quả sẽ giúp giữ gìn một môi trường trong sạch cho các hoạt động sáng tạo và kinh doanh, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các oanh nghiệp
Thứ ba, tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nhệ
và đầu tư Việc bảo hộ với các sáng chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và công bố những sản phẩm của mình một cách rộng rãi để mọi người được cùng hưởng lợi Nó tạo ra một môi trường trong sạch trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh từ đó góp phần lớn vào việc chuyển giao công nghệ
Hệ thống bảo hộ cung cấp thông tin pháp lý và kĩ thuật cho người cần công nghệ Theo đó, người cần công nghệ có thể
Trang 6biết được tên, địa chỉ của người nộp đơn, chủ sở hữu và các tác giả của các sáng chế, có thông tin do công bố trong công báo
do cơ quan có thẩm quyền ấn hành Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn nhận chuyển giao công nghệ trong giao dịch Như vậy, thông tin sáng chế đóng vai trò môi giới việc chuyển giao công nghệ Hệ thống bảo hộ tạo niềm tin cho việc chuyển giao công nghệ bằng các loại trừ yếu tố tiết lộ thông tin
về công nghệ của người chuyển giao vì sự bộc lộ thông tin đã được đổi lấy độc quyền công nghệ Mặt khác nhờ thông tin về đối tượng đã được bảo hộ, người muốn nhận chuyển giao đối tượng có thể biết được bản chất của đối tượng mà mình muốn
có cũng như giá trị của nó trên cơ sở cân nhắc các yếu tố kinh
tế, kĩ thuật của mình để đàm phán với chủ sở hữu
Thứ tư, giúp làm giàu thêm tri thức công nghệ Để được cấp bằng sáng chế, tác giả phải bộc lộ công khai sáng chế của mình ra xã hội, như vậy, các thông tin có trong sáng chế có thể được mọi người dùng cho việc nghiên cứu và các mục đích thử nghiệm Sau khi hết thời hạn bằng độc quyền sáng chế, thông
đó trở thành thông tin chung và được mọi người tự do sử dụng thương mại những thông tin đó, làm giàu thêm tri thức công nghệ Hệ thống sáng chế bằng cách này góp phần vào quá trình phát triển cơ sở công nghệ của công nghiệp, làm giàu thêm tri thức công nghệ
II Điều kiện bảo hộ với sáng chế theo quy định của Luật
sở hữu trí tuệ
1 Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế
Một sáng chế muốn được bảo hộ thì phải đáp ứng đầy đủ
ác điều kiện để được bảo hộ Theo điều 27 hiệp định TRIPs
Trang 7“Hiệp định về khía cạnh thương mại có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ” thì: Bằng sáng chế có thể cấp cho bất cứ sáng chế nào, bất kể là sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ với điều kiện sáng chế đó là mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) thì:
“1 Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điềukiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Theo quy định trên thì một sáng chế muốn được cấp bằng bảo hộ phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản như sau:
1.1 Có tính mới
Tính mới là một điều kiện quan trọng để xem xét bảo hộ
cho sáng chế, theo đó: “Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên” (khoản 1 Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ 2005
(sửa đổi bổ sung 2009))
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộ lộ công khai (chỉ có một số lượng người nhất định biết về sáng chế và những người này có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế) dưới bất
kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên (đối với trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên)
Trang 8Tính mới của sáng chế còn thể hiện ở việc sáng chế được mô tả trong đơn đăng ký không trùng với giải pháp kỹ thuật được mô
tả trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền Sáng chế được công nhận là mới nếu như đáp ứng đủ các điều kiện đó là:
Thứ nhất, sáng chế nêu trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế không được trùng với giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn
Thứ hai, trước ngày ưu tiên của đơn xin cấp văn bằng bảo
hộ sáng chế, giải pháp kĩ thuật nêu trong đơn chưa bị bộc lộ công khai trong nước hoặc ở nước ngoài dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong bất kì nguồn thông tin nào tới mức mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình tương ứng trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được các giải pháp đó Các nguồn thông tin ở đây bao gồm các nguồn thôn tin liên quan đến sáng chế ở nước ngoài, tính từ ngày công bố bao gồm các nguồn thông tin với bất kì vật mang tin nào (ấn phẩm, phim ảnh, băng từ…) – tính từ ngày công bố tin, vật mang tin được lưu hành Các nguồn thông tin đại chúng: Các báo cáo khoa học, bài giảng… nếu được ghi lại bằng bất cứ phương tiện nào – tính từ ngày báo cáo hoặc giảng bài; các triển lãm – tính từ ngày hiện vật bắt đầu được trưng bày
Tuy nhiên bên cạnh đó pháp luật còn có những quy định khác nhằm loại trừ khả năng làm mất tính mới của sáng chế Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) thì:
Trang 9“2 Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3 Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức”.
1.2 Có trình độ sáng tạo
Theo chú thích số 5 của Điều 27 Hiệp định TRIPs thì “trình
độ sáng tạo” có thể được mỗ thành viên coi là đồng nghĩa với thuật ngữ “không hiển nhiên” Điều 61 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định về “trình độ sáng tạo” của
sáng chế thì: “Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng”.
Trang 10Việc đánh giá tính sáng tạo của đối tượng yêu cầu bảo hộ
so với các giải pháp đã biết được thực hiện theo các trình tự như: Vấn đề đặt ra, giải pháp cho vấn đề này, kết quả thu được nhờ thực hiện các giải pháp trong đơn Nếu một chuyên gia trung bình mà có thể đặt vấn đề, giải quyết vấn đề theo cách thức đã nêu, cũng như có thể đảm bảo hiệu quả thu được nhờ giải pháp đó thì sáng chế đó không đáp ứng được tiêu chuẩn sáng tạo
1.3 Có khả năng áp dụng công nghiệp
Điều 62 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế, theo
đó: “Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.”.
Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế còn thể hiện
ở chỗ: Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với chỉ dẫn
về điều kiện kĩ thuật cần thiết được trình bày một cách đầy đủ đến mức cho phép người có trình độ hiểu biết trung bình trong lĩnh vực đó có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc tiến hành được giải pháp đó Việc tạo ra, sản xuất ra,
sử dụng, khai thác hoặc tiến hành các giải pháp đó có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả được nêu trong đơn
Như vậy, một sáng chế nếu thuần túy chỉ là lý thuyết mà không có khả năng áp dụng cho các mục đích thực tế thì sẽ không được cấp bằng độc quyền, nếu sáng chế là một sản phẩm thì sản phẩm đó phải có khả năng sản xuất, nếu là một