1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc

134 132 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Trang 1

NGÔ HẢI ĐĂNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚICÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGNgành: Quản lý kinh tế

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

NGÔ HẢI ĐĂNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚICÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚCNgành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Duy Dũng

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưađược dùng để bảo vệ một học vị nào khác Các thông tin, trích dẫn trong luậnvăn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng năm 2018

Tác giả

Ngô Hải Đăng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Tăng cường quản lý hoàn thuế

GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuếtỉnh Vĩnh Phúc”, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự

hướng dẫn, giúp đỡ động viên của nhiều cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan.Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS TS.Nguyễn Duy Dũng - người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu của Nhàtrường, của các thầy cô trong khoa Sau đại học Trường Đại học kinh tế vàquản trị kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc;Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc; Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc;lãnh đạo các phòng, chi cục trong Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, đã tạo điều kiệngiúp đỡ, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết cho tôi để tôi hoànthành luận văn.

Tôi cũng xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu.

Đây là công trình nghiên cứu, là kết quả làm việc nghiêm túc của bảnthân, song do khả năng và trình độ có hạn, chắc rằng đề tài sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củaquý thầy cô, bạn bè và bạn đọc quan tâm tới đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2018

Tác giả

Ngô Hải Đăng

Trang 5

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Những đóng góp của luận văn 5

5 Cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆPCÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 6

1.1 Lý luận chung về hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

61.1.1 Các khái niệm có liên quan 6

1.1.2 Đối tượng chịu thuế,căn cứ tính thuế&phương pháp tính thuếGTGT 7

1.1.3 Đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế GTGT 8

1.1.4 Nội dung và phương pháp hoàn thuế GTGT đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 13

1.1.5 Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ 24

1.1.6 Tác dụng và yêu cầu của công tác quản lý hoàn thuế GTGT 26

1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoàn thuế GTGT

291.2 Thực tiễn công tác quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 33

Trang 6

1.2.1 Kinh nghiệm của Cục Thuế Hà Nội 33

1.2.2 Kinh nghiệm của Cục Thuế Bắc Ninh 34

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc trong công tác quản lý hoànthuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 34

1.3 Tiểu kết 36

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 37

2.2 Phương pháp nghiên cứu 37

2.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát 37

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 38

2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 39

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 40

2.4 Tiểu kết chương 41

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNGĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀITẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC 43

3.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 43

3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 43

3.1.2 Đặc điểm văn hóa - xã hội 44

3.2 Cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý thuế tại địa bàn và tình hình thựchiện nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước 46

3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại địa bàn 46

3.2.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước

513.3 Tổng quan về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cụcthuế tỉnh Vĩnh Phúc 52

3.3.1 Số lượng, cơ cấu doanh nghiệp toàn tỉnh và doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài 52

Trang 7

3.3.2 Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 56

3.3.3 Các trường hợp được hoàn thuế GTGT 58

3.3.4 Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT 59

3.4 Thực trạng công tác quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

613.4.1 Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế 61

3.4.2 Phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT 63

3.4.3 Giải quyết hồ sơ hoàn thuế 65

3.4.4 Thẩm định pháp chế 68

3.4.5 Quyết định hoàn thuế 70

3.4.6 Quản lý kinh phí hoàn thuế GTGT 73

3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 74

3.5.1 Yếu tố chủ quan (Cơ quan thuế) 74

3.6.3 Tác động tích cực và hạn chế trong công tác hoàn thuế GTGT đốivới các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh VĩnhPhúc 83

3.7 Tiểu kết chương 86

Trang 8

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNGQUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆPCÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH

PHÚC 88

4.1 Quan điểm định hướng đối với công tác quản lý hoàn thuế GTGTđối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnhVĩnh Phúc 88

4.2 Giải pháp tăng cường quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

914.2.1 Tuyên truyền, hướng dẫn chính sách hoàn thuế GTGT 91

4.2.2 Quản lý, hóa đơn chứng từ 92

4.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra sau hoàn thuế 95

4.2.4 Kiện toàn bộ máy quản lý, cán bộ thuế 97

4.2.5 Chi tiết hóa hồ sơ hoàn thuế 99

4.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơhoàn thuế (hoàn thuế điện tử) 106

4.2.7 Các giải pháp khác 107

4.3 Kiến nghị 109

4.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ 109

4.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế 109

4.3.3 Kiến nghị đối với địa phương 111

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

PHỤ LỤC 116

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GTGT : Giá trị gia tăng

FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiTNHH : Trách nhiệm hữu hạn

CSKD : Cơ sở kinh doanh SXKD : Sản xuất kinh doanh NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách nhà nước KBNN : Kho bạc nhà nước QLN : Quản lý nợ

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Biểu nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 51Bảng 3.2 Kết quả thu thuế, phí của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 51Bảng 3.3 Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 52Bảng 3.4 Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Quốc

gia tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 53Bảng 3.5 Phân loại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 54Bảng 3.6 Doanh thu bình quân 01 doanh nghiệp tại Cục Thuế Vĩnh Phúc 56Bảng 3.7 Lợi nhận bình quân các doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc 57Bảng 3.8 Số tiền chi hoàn theo các trường hợp được hoàn thuế GTGT

đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnhVĩnh Phúc 59Bảng 3.9 Một số trường hợp không được hoàn thuế GTGT khâu phân

loại hồ sơ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạiCục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 60Bảng 3.10 Tình hình tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế

Vĩnh Phúc 62Bảng 3.11 Kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Vĩnh Phúc 64

Bảng 3.12 Bảng phân tích nội dung công việc hoàn thuế GTGT đối vớitrường hợp hoàn thuế trước kiểm tra sau 66Bảng 3.13 Bảng phân tích nội dung công việc hoàn thuế GTGT đối với

trường hợp kiểm tra trước kiểm tra hoàn thuế sau 66Bảng 3.14 Kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT tại 67Cục Thuế Vĩnh Phúc 67Bảng 3.15 Kết quả thẩm định pháp chế hồ sơ hoàn thuế GTGT tại Cục

Thuế Vĩnh Phúc 68

Trang 11

Bảng 3.16 Kết quả thẩm định pháp chế của các doanh nghiệp không đủđiều kiện hoàn thuế đại diện năm 2015 - 2017 tại Cục Thuếtỉnh Vĩnh Phúc 69Bảng 3.17 Bảng nội dung công việc ban hành quyết định hoàn thuế

GTGT cho các doanh nghiệp tại Cục Thuế Vĩnh Phúc 70Bảng 3.18 Kết quả quyết định hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp

tại Cục Thuế Vĩnh Phúc 70Bảng 3.19 Dự toán kinh phí hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh

Phúc 74Bảng 3.20 Đánh giá từ phía doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 80Bảng 3.21 Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong công tác hoàn thuế

GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 81

Bảng 3.22 Tổng hợp các ý kiến của cán bộ thuế về hạn chế và nguyênnhân hạn chế trong công tác hoàn thuế GTGT đối với cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnhVĩnh Phúc 84

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 3.1 Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Quốcgia tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 53Biểu đồ 3.2 Số tiền chi hoàn theo các trường hợp được hoàn thuế GTGT

đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Cục Thuếtỉnh Vĩnh Phúc 59Biểu đồ 3.3 Tình hình tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế

Vĩnh Phúc 62Biểu đồ 3.4 Kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Vĩnh Phúc 64Biểu đồ 3.5 Kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế

Vĩnh Phúc 67Biểu đồ 3.6 Kết quả thẩm định pháp chế hồ sơ hoàn thuế GTGT tại Cục

Thuế Vĩnh Phúc 68Biểu đồ 3.7 Kết quả quyết định hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp

tại Cục Thuế Vĩnh Phúc 71

Trang 13

MỞ ĐÂU1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài

Thuế là một phạm trù kinh tế khách quan đồng thời cũng là một phạmtrù lịch sử Thuế xuất hiện, tồn tại cùng với sự hình thành, tồn tại và phát triểncủa Nhà nước Thuế là công cụ quản lý rất quan trọng của Nhà nước, vừa đảmbảo nguồn thu cho Ngân sách, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế.Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu từ thuế vào Ngân sách đảmbảo cho Nhà nước có một nguồn thu ổn định, đáp ứng được vai trò điều tiết vĩmô nền kinh tế.

Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Nhà nước nhằm huy động tậptrung một phần của cải vật chất trong xã hội vào Ngân sách Nhà nước Trongđó thuế GTGT chiếm một phần quan trọng.

Công tác hoàn thuế GTGT là một nghiệp vụ của Luật thuế GTGT, baohàm rất nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội và từ đây cũng đã nảy sinh nhiều vấnđề phức tạp, thuế GTGT là loại thuế gián thu, đánh vào người tiêu dùng, cácdoanh nghiệp chỉ là người nộp ở khâu trước và sau đó được khấu trừ và hoànlại số thuế này, xuất phát từ đây, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở củachính sách để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của Nhà nước Thực tế đó đòi hỏi phảinghiên cứu để tăng cường quản lý hoàn thuế GTGT nhằm đảm bảo thực hiệnnghiêm chỉnh Luật thuế, tránh làm thất thoát Ngân sách Nhà nước, đồng thờikhuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du, vùng địa lý chiến lược phát triển kinhtế, giáp thủ đô Hà Nội, kết cấu hạ tầng phát triển về cả đường bộ, đường hàngkhông, đường thủy như: giao thông thuận lợi nhiều tuyến cao tốc chạy qua(Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn), gần Sân bayNội Bài, Cảng Hải Phòng môi trường đầu tư kinh doanh tốt, thủ tục nhanhchóng, thuận lợi Tính đến tháng 10/2017 Vĩnh Phúc đã có 255 dự án FDI đầutư vào tỉnh với tổng số vốn đăng ký hơn 3,7 tỷ USD do vậy các doanh nghiệpđầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu cho ngân sáchNhà nước.

Trang 14

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh VĩnhPhúc đóng góp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh chiếm trên 70%.Các doanh nghiệp này vừa sản xuất hàng tiêu thụ trong nước vừa xuấtkhẩu Theo qui định hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng thuếsuất giá trị gia tăng (GTGT) là 0% ở đầu ra, đối với thuế GTGT đầu vàodùng cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu được hoàn thuế Thuế GTGT cóưu điểm là đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ ở từng khâusản xuất và lưu thông cho đến tiêu dùng, cho phép người nộp thuế đượckhấu trừ thuế ở các giai đoạn trước và người nộp thuế được hoàn lại sốthuế đã nộp mà chưa được khấu trừ hết, do đó tránh được trùng lặp thuế.Tuy nhiên, thuế GTGT cũng có nhược điểm là dễ bị gian lận, nhất là ởkhâu hoàn thuế Vì vậy, để quản lý và hạn chế gian lận trong hoàn thuếGTGT là một trong các yêu cầu cần được quan tâm Quản lý thuế tốt gópphần tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo hiệu quảhoạt động của các doanh nghiệp, thu hút đầu tư mới Số thuế GTGT đầuvào chậm được hoàn sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong tình hìnhhiện nay phải sử dụng vốn vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,đầu tư mới, hay đầu tư mở rộng doanh nghiệp Điều đó dẫn đến chi phí sửdụng vốn gia tăng do gia tăng chi phí lãi vay, ảnh hưởng đáng kể đến hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitrong điều kiện cạnh tranh quốc tế Giải quyết hài hòa cả hai vấn đề Ngânsách và doanh nghiệp là điều chúng ta cần quan tâm.

Phòng Kê khai và Kế toán thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có chứcnăng quản lý, theo dõi việc kê khai thuế, thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuếvà trực tiếp thực hiện hoàn thuế cho các doanh nghiệp thuộc diện hoàn thuếtrước, kiểm tra sau Thực tế việc thực hiện công tác theo dõi kê khai thuế vàhoàn thuế GTGT không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, mà thường xuyênnảy sinh những vấn đề cần phải hoàn thiện: chính sách thuế còn nhiều vướng

Trang 15

mắc dẫn đến thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm, kéo dài; bên cạnh đóđã có nhiều trường hợp lợi dụng hoàn thuế để lừa đảo chiếm đoạt tiền thuếthông qua việc kê khai không đúng số thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ, dùng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa chi phí, trong đócó khấu trừ thuế GTGT đầu vào để hoàn thuế

Công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuếtỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua đã đem lại nhiều kết quả tốt như:thực hiện hoàn thuế điện tử, giảm thời gian làm việc với cơ quan thuế 1năm trên 400 giờ, thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế nhanh, NNT có thểnộp giấy đề nghị hoàn mọi lúc, mọi nơi, cắt giảm thủ tục hành chính NNTkhông phải gửi kèm bảng kê hàng hóa mua vào Tuy nhiên vẫn còn tồn tạinhiều hạn chế, bất cập và đây cũng là tình trạng chung của nhiều doanhnghiệp trên cả nước Những hạn chế này đã đặt ra một đòi hỏi là phảinghiên cứu vấn đề hoàn thuế GTGT nói chung và công tác hoàn thuếGTGT của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnhVĩnh Phúc nói riêng Không chỉ để nắm bắt được những bất cập, những tồntại trong công tác hoàn thuế GTGT mà điều quan trọng hơn là đưa ra cácgiải pháp hợp lý để góp phần tăng cường quản lý công tác hoàn thuế GTGTđối với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp FDI nói riêng tại VĩnhPhúc hiện nay và trong thời gian tới.

Từ các lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Tăng cường quản lý

hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạiCục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc", làm nội dung nghiên cứu của luận văn.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý hoàn thuế GTGT nóichung và quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài nói riêng; đánh giá thực trạng công tác quản lý hoàn thuế GTGTđối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh

Trang 16

Phúc chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội tách thức và nguyên nhân; từđó, đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý hoàn thuế GTGT đốivới những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo thực hiệntheo đúng quy định của pháp luật Nhà nước đồng thời thúc đẩy doanh nghiệpphát triển, tăng cường sản xuất xuất khẩu.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về công tác quản lý hoàn thuế nóichung, quản lý hoàn thuế GTGT nói riêng đối với các doanh nghiệp đầu tưnước ngoài;

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoàn thuế GTGT đốivới các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúcnhững năm gần đây; Khó khăn, thách thức trong công tác quản lý hoàn thuếGTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý công tác hoàn thuếGTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnhVĩnh Phúc trong những năm tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động có liên quan đến côngtác quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Trang 17

- Về thời gian:

Tài liệu, số liệu thứ cấp phục vụ cho đánh giá thực trạng được thu thậptừ 2015 - 2017;

Dữ liệu sơ cấp sẽ khảo sát ở cuối năm 2017;

4 Những đóng góp của luận văn

- Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hoá được một số vấn đề lý luậncơ bản về công tác quản lý hoàn thuế GTGT.

- Về thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tácquản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại CụcThuế tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường côngtác quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp FDI ở địa bàn tỉnh nhà.

Luận văn sẽ là tài liệu để nghiên cứu, tham khảo đối với công tác quảnlý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Cục Thuếtỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phụ lục, luận văn gồm 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý hoàn thuế

GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Thực trạng quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng đối với

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Vĩnh Phúc.

- Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý hoàn thuế

GTGT đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuếtỉnh Vĩnh Phúc.

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆPCÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1.1 Lý luận chung về hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

1.1.1 Các khái niệm có liên quan

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân cónghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bảnpháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trảtrực tiếp cho đối tượng nộp thuế Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiênmà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền vớiphạm trù Nhà nước và pháp luật.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước (NSNN), là côngcụ quan trọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân.

Thuế GTGT: là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá,dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Hoàn thuế: là số tiền thuế của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cánhân, các tổ chức còn dư đã nộp cho ngân sách nhà nước nay được hoàn trả.

Hoàn thuế GTGT: là việc Ngân sách nhà nước trả lại cho cơ sở kinhdoanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đãtrả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừtrong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổchức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.

Công tác hoàn thuế GTGT: là một chuỗi các nghiệp vụ theo quy trìnhnhất định nhằm thực hiện đầy đủ các bước công việc hoàn trả lại tỉền thuế chotổ chức, cá nhân được phép hoàn thuế.

Trang 19

Công tác quản lý hoàn thuế GTGT bao gồm việc tiếp nhận, giải quyếthồ sơ, thanh tra, kiểm tra trước và sau hoàn thuế, quản lý kinh phí dự toánhoàn thuế, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trongviệc quản lý hoàn thuế GTGT như Kho Bạc, Hải Quan, Cơ quan CSĐT…

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: là doanh nghiệp có nhà đầu tưnước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

1.1.2 Đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế GTGT

- Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sảnxuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ muacủa tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGThướng dẫn tại Luật Thuế giá trị gia tăng.

- Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.- Phương pháp tính thuế GTGT:

+ Phương pháp khấu trừ thuế : Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đốivới cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theoquy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Trang 20

hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khaithác dầu khí; Hoạt động kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý.

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGTbằng GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất ápdụng đối với hàng hoá, dịch vụ đó.

1.1.3 Đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế GTGT

Đối tượng được hoàn thuế GTGT bao gồm các trường hợp sau:

(1) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuếnếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối vớitrường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khaitheo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hếtphát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theotháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theoquý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theoquy định của pháp luật.

(2) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinhdoanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dựán tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư,chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoànthuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm,trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c Khoản 3 Điều này Trường hợp, nếu sốthuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tưtừ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

(3) Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư

a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại

Trang 21

điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc chothuê mà không hình thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang tronggiai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự ánđầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ vớiviệc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện.Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGTphải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưađược khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT chodự án đầu tư.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưađược khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGTđầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.

b) Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộpthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ trường hợphướng dẫn tại điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà đểbán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) tại địa bàn tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sởchính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinhdoanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng chodự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tưđể bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanhđang thực hiện Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằngsố thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơsở kinh doanh.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưađược khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dựán đầu tư.

Trang 22

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưađược khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGTđầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lýdự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khácvới tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếpquản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dựán, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứngtừ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đãđăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phảilập hồ sơ khai thuế, hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng kýthuế Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tấtcác thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủdự án đầu tư phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị giatăng đã hoàn, số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giaocho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp

(4) Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theotháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuấtkhẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồngtrở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trongtháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu,vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toánriêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịchvụ xuất khẩu Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị giatăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa

Trang 23

doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịchvụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoànthuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm sốthuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào đượcphân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộpcủa hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thìcơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu Số thuếGTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thucủa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau:Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuấtkhẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩuvới phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xâydựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiệncông trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sởkinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hànghóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việcxuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan,Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chitiết thi hành phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm phối hợp trongphòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và cácvăn bản hướng dẫn.

c) Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với ngườinộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buônlậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế,gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không

Trang 24

thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bảnhướng dẫn thi hành.

(5) Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấutrừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổidoanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạtđộng có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vàochưa được khấu trừ hết.

Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sảnxuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưaphát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dựán đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấutrừ hoặc đã được hoàn Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuếquản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy địnhcủa pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thựchiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối vớisố thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.

Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinhthuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đãđược hoàn vào ngân sách nhà nước Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịuthuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứngcủa tài sản bán ra.

(6) Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ khônghoàn lại, viện trợ nhân đạo.

a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình,dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ địnhviệc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối vớihàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.

Trang 25

b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cánhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự ánviện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuếGTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.

(7) Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quyđịnh của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tạiViệt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoáđơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã cóthuế giá trị gia tăng.

(8) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộchiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp đượchoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoànthuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cưở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.

(9) Cơ sở kinh doanh có ơquyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị giatăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên.”

1.1.4 Nội dung và phương pháp hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài

Hoàn thuế GTGT nói chung và hoàn thuế GTGT đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng gồm các nội dung sắp xếp theotrình tự 5 bước là:

(1) Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế; (2) Phân loại hồ sơ hoàn thuế; (3) Giảiquyết hồ sơ hoàn thuế; (4) Thẩm định pháp chế; (5) Quyết định hoàn thuế Ởnội dung bước 3 về giải quyết hồ sơ hoàn thuế được thực hiện theo 1 trong 2phương pháp: Một là Hoàn thuế trước kiểm tra sau; Hai là Kiểm tra trước,hoàn thuế sau:

Nội dung chi tiết từng bước được cụ thể hoá như sau:

Trang 26

(Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cụcThuế về việc ban hành quy trình hoàn thuế).

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế

Việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của Người nộp thuế (NNT) được thựchiện theo quy định của Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sáchthuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơchế “một cửa” ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC Cụ thể là:(1) Hồ sơ hoàn thuế gửi qua đường bưu chính, bộ phận HCVT tiếpnhận hồ sơ thực hiện

(2) Hồ sơ hoàn thuế nộp trực tiếp tại bộ phận “một cửa” và hồ sơ do bộphận HCVT chuyển đến, bộ phận “một cửa” thực hiện:

(3) Hồ sơ hoàn thuế gửi đến qua giao dịch điện tử: Bộ phận “một cửa”tiếp nhận hồ sơ thực hiện tiếp nhận, kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệuđiện tử theo quy định Hồ sơ NNT gửi đến CQT thông qua giao dịch điện tửphải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

(4) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ nêu trên có trách nhiệm chuyển hồ sơ đãđầy đủ, đúng thủ tục đến bộ phận có liên quan ngay trong ngày làm việc hoặcchậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ khi nhận được hồ sơ hoànthuế của NNT tại CQT, cụ thể:

(5) CQT không trả lại hồ sơ hoàn thuế kể cả trường hợp có đề nghị củaNNT khi các bộ phận tiếp nhận hồ sơ nêu trên đã chuyển hồ sơ đến bộ phậnphân loại hồ sơ hoàn thuế.

Bước 2: Phân loại hồ sơ hoàn thuế

Bộ phận phân loại hồ sơ hoàn thuế thực hiện:

Kiểm tra, đối chiếu với quy định hiện hành để phân loại hồ sơ hoàn thuếthuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau hoặc kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Trong quá trình phân loại nếu xác định hồ sơ không thuộc trường hợpđược hoàn thuế: Dự thảo Thông báo về việc không được hoàn thuế (mẫu số

Trang 27

02/HT-TB ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC) kèm theo toànbộ hồ sơ, trình thủ trưởng CQT duyệt ký gửi NNT.

Lập Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế (mẫu số 02/QTr-HT ban hành kèmtheo Quy trình này).

Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Chuyển đến bộ phậngiải quyết hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau.

Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Dự thảo Thông báo hồsơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau (mẫu số 01/HT-TB ban hành kèmtheo Thông tư số 28/2011/TT-BTC, trong đó ghi rõ thời hạn giải quyết hồ sơ)kèm theo hồ sơ, trình thủ trưởng CQT duyệt ký gửi NNT và chuyển đến bộphận giải quyết hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Thời gian thực hiện các công việc nêu trên chậm nhất không quá 02(hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do bộ phận tiếp nhận hồsơ chuyển đến.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ hoàn thuế

(1) Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau:

Bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế sẽ thực hiện các công việc: a) Phântích hồ sơ hoàn thuế:

Căn cứ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của NNT và số liệu kê khai của NNTcó tại Cơ quan thuế (CQT), như:

+ Đối chiếu thông tin trên hồ sơ hoàn thuế với dữ liệu đăng ký thuế trênhệ thống tin học của CQT;

+ Đối chiếu số thuế đề nghị hoàn và các số liệu liên quan đến số thuếhoàn trên hồ sơ hoàn thuế với dữ liệu khai thuế hàng tháng của NNT có liênquan trên hệ thống ứng dụng tin học của CQT (chương trình ứng dụngTMS, ) như: số thuế đầu ra, số thuế đầu vào (lưu ý phân bổ số thuế GTGTđầu vào), số thuế đã nộp, số thuế đề nghị hoàn kỳ này (chỉ tiêu [42] trên Tờkhai thuế GTGT có liên quan), số thuế còn được khấu trừ.

Trang 28

Phối hợp với bộ phận Quản lý nợ (QLN) để xác định số nợ tiền thuế,tiền phạt của NNT tại thời điểm hoàn thuế làm căn cứ bù trừ với số thuế đượchoàn trong trường hợp còn nợ tiền thuế, tiền phạt, cụ thể:

+ Bộ phận giải quyết hồ sơ lập Phiếu xác nhận tình trạng nợ thuế củaNNT (mẫu số 04/QTr-HT ban hành kèm theo Quy trình này), chuyển bộ phậnQLN; trường hợp NNT thuộc Cục Thuế quản lý trực tiếp nhưng tiền thuê đất,tiền sử dụng đất do Chi cục Thuế quản lý hoặc NNT do Chi cục Thuế nàyquản lý nhưng có dự án sử dụng đất hoặc được thuê đất ở huyện, thị xă, quậnkhác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải chuyểnPhiếu xác nhận tình trạng nợ thuế đến Chi cục Thuế nơi phát sinh khoản thutiền thuê đất, tiền sử dụng đất.

Bộ phận QLN, Chi cục Thuế xác nhận số tiền thuế, tiền phạt còn nợ,tính chất nợ (tính đến thời điểm xác nhận nợ) và chuyển cho bộ phận đã đềnghị đối chiếu nợ.

Thời hạn bộ phận QLN, Chi cục Thuế phải chuyển kết quả đối chiếu nợcho bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm nhất không quá 01 (một) ngàylàm việc đối với trường hợp cùng CQT và 02 (hai) ngày làm việc đối vớitrường hợp khác, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đối chiếu nợ.

Phiếu xác nhận tình trạng nợ thuế của NNT và kết quả xác nhận tìnhtrạng nợ thuế của NNT đã được cấp có thẩm quyền duyệt ký được gửi quađường thư điện tử gắn chữ ký số Trường hợp chưa sử dụng chữ ký số thìngay sau đó phải gửi văn bản bằng giấy.

Trường hợp NNT vẫn còn nợ tiền thuế, tiền phạt nhưng không đề nghịbù trừ thì dự thảo Thông báo tạm dừng hoàn thuế (mẫu số 05/QTr-HT banhành kèm theo Quy trình này, nêu rõ lý do dừng hoàn theo quy định tại Điểm6.4.1 Mục I Phần B Thông tư số 128/2008/TT-BTC, thời hạn dừng hoànkhông quá 10 ngày kể từ ngày CQT có thông báo dừng hoàn, thời hạn nàykhông tính vào tổng số thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định),trình thủ trưởng CQT duyệt ký gửi NNT.

Trang 29

Hết thời hạn ghi trên Thông báo tạm dừng hoàn thuế, nếu NNT khôngxuất trình được chứng từ nộp thuế hoặc chưa lập giấy đề nghị hoàn trả khoảnthu NSNN và ghi rõ nội dung đề nghị bù trừ khoản phải nộp gửi CQT thì xửlý bù trừ và tiếp tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định.

Trường hợp NNT cam kết không nợ thuế nhưng trên Sổ theo dõi thunộp thuế và Sổ theo dõi nợ thuế của từng NNT tại CQT vẫn còn nợ thuế, bộphận giải quyết hồ sơ phối hợp với bộ phận QLN xác định nợ chờ điều chỉnhvà vẫn giải quyết hoàn thuế, đồng thời thông báo NNT đối chiếu nợ thuế vớiCQT.

Trong quá trình phân tích hồ sơ hoàn thuế cần giải quyết một số thủtục sau:

+ Đối với số thuế chưa đủ điều kiện được hoàn thuế, còn thiếu thông tincần giải trình, bổ sung tài liệu: Dự thảo Thông báo giải trình, bổ sung thôngtin, tài liệu (mẫu số 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC), trình thủ trưởng CQT duyệt ký gửi NNT.

Trường hợp NNT giải trình trực tiếp tại CQT: Lập Biên bản làm việc(mẫu số 02/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC) theoquy định; Thông báo cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để theo dõi, ghi nhận thờihạn giải trình bổ sung của NNT.

Trường hợp NNT đã giải trình bổ sung mà chưa đủ theo yêu cầu củaCQT thì dự thảo Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu (lần 2), trìnhthủ trưởng CQT duyệt ký gửi NNT (Thời hạn NNT giải trình, bổ sung thôngtin, tài liệu theo hướng dẫn tại Khoản 1(b) Điều 55 Thông tư số 28/2011/TT-BTC: không quá 10 ngày làm việc đối với thông báo lần một và 10 ngày làmviệc đối với thông báo lần hai, kể từ ngày CQT có thông báo yêu cầu giảitrình bổ sung; Thời gian chờ NNT giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu khôngtính trong tổng số thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế của CQT).

+ Đối với số thuế đã xác định đủ điều kiện được hoàn thuế: Lập Phiếuđề xuất hoàn thuế (mẫu số 06/QTr-HT ban hành kèm theo Quy trình này) vàthực hiện tiếp các công việc nêu tại Điểm 1(b) Bước này để giải quyết hoànthuế ngay.

Trang 30

Thời gian thực hiện các công việc nêu trên chậm nhất không quá 03(ba) ngày làm việc.

Trường hợp hết thời hạn theo Thông báo mà NNT không giải trình bổsung theo yêu cầu, hoặc giải trình, bổ sung (lần 2) nhưng không chứng minhđược số thuế khai là đúng thì thực hiện:

+ Lập Phiếu nhận xét hồ sơ hoàn thuế (mẫu số 03/QTr-HT ban hànhkèm theo Quy trình này);

+ Dự thảo Thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước,hoàn thuế sau (mẫu số 01/HT-TB ban hành kèm theo Thông tư số28/2011/TT-BTC), trình thủ trưởng CQT duyệt ký gửi NNT;

+ Chuyển hồ sơ đến bộ phận giải quyết hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước,hoàn thuế sau có liên quan để tiếp tục giải quyết hoàn thuế.

Thời gian thực hiện các công việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tratrước, hoàn thuế sau chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từngày hết thời hạn giải trình bổ sung hoặc kể từ ngày nhận được văn bản giảitrình bổ sung (lần 2) của NNT nhưng không chứng minh được số thuế đãkhai là đúng.

b) Đề xuất hoàn thuế:

Dự thảo Quyết định hoàn thuế mẫu số 01/QĐHT ban hành kèm theoThông tư số 28/2011/TT-BTC hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừthu NSNN mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC đối với số thuế được hoàn (kèm theo thông tin số tài khoản, ngânhàng/KBNN nơi NNT mở tài khoản đối với trường hợp lựa chọn hình thứchoàn trả bằng chuyển khoản hoặc số CMND/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đốivới trường hợp lựa chọn hình thức hoàn trả bằng tiền mặt và địa chỉ của NNTđể bộ phận KK&KTT có đủ căn cứ lập lệnh hoàn trả), và/hoặc Thông báo vềviệc không được hoàn thuế (mẫu số 02/HT-TB ban hành kèm theo Thông tư số28/2011/TT-BTC).

Trang 31

Chuyển toàn bộ hồ sơ đề nghị thẩm định đến bộ phận Pháp chế để thẩmđịnh theo quy định hiện hành.

Sau khi nhận được ý kiến thẩm định của bộ phận Pháp chế: Bộ phậngiải quyết hồ sơ tổng hợp ý kiến và thực hiện:

+ Nếu kết quả thẩm định nhất trí với nội dung dự thảo: trình thủ trưởngCQT duyệt, ký quyết định hoàn thuế.

+ Nếu kết quả thẩm định không nhất trí với nội dung dự thảo: tổng hợpý kiến và đề xuất hướng xử lý trình thủ trưởng CQT xem xét quyết định.

Thời gian thực hiện các công việc nêu trên chậm nhất không quá 01(một) ngày làm việc.

(2) Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau

Bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế:a) Kiểm tra hồ sơ tại CQT:

Phối hợp với bộ phận QLN, Chi cục Thuế để xác định nợ thuế làm căncứ bù trừ với số thuế được hoàn trong trường hợp còn nợ tiền thuế, tiền phạttheo quy định tại Điểm 1(a) Bước này.

Kiểm tra sơ bộ hồ sơ hoàn thuế và dự thảo Quyết định kiểm tra hoànthuế tại trụ sở NNT (mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số28/2011/TT-BTC), trình thủ trưởng CQT duyệt ký gửi NNT.

- Đối chiếu với kế hoạch thanh tra để tránh trùng lặp.

Thời gian thực hiện các công việc nêu trên chậm nhất không quá 02(hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước,hoàn thuế sau do bộ phận phân loại hồ sơ hoặc bộ phận giải quyết hồ sơ hoànthuế trước, kiểm tra sau chuyển đến.

b) Kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở NNT:

- Thực hiện các công việc kiểm tra thuế tại trụ sở NNT theo đúng quyđịnh tại Quy trình Kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế, trong đó xác định rõ sốthuế được hoàn và số thuế không được hoàn; số nợ tiền thuế, tiền phạt.

Trang 32

c) Đề xuất hoàn thuế:

- Căn cứ kết luận kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở NNT, gồm: biên bảnkiểm tra; quyết định xử lý kết quả kiểm tra, kết quả xác nhận nợ và các tàiliệu có liên quan (nếu có), lập Phiếu đề xuất hoàn thuế (mẫu số 06/QTr-HTban hành kèm theo Quy trình này).

Trường hợp số nợ tiền thuế, tiền phạt trên biên bản kiểm tra hoàn thuếcó chênh lệch với kết quả xác nhận nợ của bộ phận QLN, Chi cục Thuế thìthực hiện đối chiếu lại với bộ phận QLN, Chi cục Thuế có liên quan.

- Thực hiện các bước công việc như quy định tại Điểm 1(b) Bước nàyđể trình cấp có thẩm quyền quyết định hoàn thuế.

Thời gian thực hiện công việc nêu trên chậm nhất không quá 03 (ba)ngày làm việc kể từ ngày có kết luận kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở NNT.

d) Xử lý các vi phạm:

Trường hợp qua kiểm tra trước hoàn thuế tại trụ sở của NNT, nếu CQTxác định NNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; hoặc CQT đã có kếhoạch thanh tra NNT, hoặc nhận được đơn khiếu nại, tố cáo NNT, hoặc nhận

Trang 33

được yêu cầu phải thanh tra thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liênquan thì CQT ra thông báo về việc tạm dừng giải quyết hồ sơ hoàn thuế đểtiến hành thanh tra thuế gửi cho NNT và CQT sẽ tiếp tục giải quyết hồ sơhoàn thuế ngay sau khi có kết luận thanh tra Việc thực hiện thanh tra thuế tạitrụ sở NNT theo đúng quy định tại Quy trình Thanh tra thuế của Tổng cụcThuế, trong đó xác định rõ số thuế được hoàn và số thuế không được hoàn; sốnợ tiền thuế, tiền phạt.

Trường hợp việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế do một bộ phận thuộc CQTthực hiện toàn bộ các bước công việc từ phân loại hồ sơ đến khi trình đề nghịthủ trưởng CQT quyết định hoàn thuế thì bộ phận đó phải lập đầy đủ các nộidung, in và ký Phiếu đề xuất hoàn thuế (mẫu số 06/QTr-HT ban hành kèmtheo Quy trình này), không phải in Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế và Phiếunhận xét hồ sơ hoàn thuế.

Trường hợp việc thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế và giải quyết hồsơ hoàn thuế thuộc diện “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” do một bộ phận thuộcCQT thực hiện, trong quá trình giải quyết hồ sơ nếu xác định hồ sơ hoàn thuếthuộc diện “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” chuyển sang diện “kiểm tra trước,hoàn thuế sau” phải chuyển cho bộ phận khác thực hiện thì lập đầy đủ các nộidung, in và ký Phiếu nhận xét hồ sơ hoàn thuế (mẫu số 03/QTr-HT ban hànhkèm theo Quy trình này), không phải in Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế làmcăn cứ trình thủ trưởng CQT ra thông báo hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước,hoàn thuế sau và chuyển kèm theo hồ sơ đến bộ phận có liên quan.

Bước 4: Thẩm định pháp chế

Bộ phận Pháp chế thực hiện thẩm định về pháp chế đối với hồ sơ hoànthuế theo nội dung thẩm định quy định tại Quy chế thẩm định dự thảo văn bảnquy phạm pháp luật và văn bản hành chính tại CQT các cấp của Tổng cụcThuế, trong đó bao gồm các nội dung như: thủ tục hồ sơ đề nghị hoàn thuế,căn cứ pháp lý xác định đối tượng và trường hợp hoàn thuế, thẩm quyền vàtrình tự ban hành quyết định hoàn thuế.

Trang 34

Bộ phận Pháp chế chuyển trả kết quả thẩm định kèm theo toàn bộ hồ sơđến bộ phận đã đề nghị thẩm định.

Thời gian thẩm định chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định hoàn thuế.

Bước 5: Quyết định hoàn thuế

1 Phê duyệt hoàn thuế:

Thủ trưởng CQT duyệt hồ sơ hoàn thuế, ký quyết định hoàn thuế và cácvăn bản có liên quan theo thẩm quyền quy định.

Thời gian thực hiện chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từngày nhận được hồ sơ trình.

2 Lưu hành văn bản hoàn thuế:a) Bộ phận HCVT thực hiện:

Thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đi” theo quy định.

Nhập vào chương trình ứng dụng QHS của ngành Thuế đối với hồ sơcủa NNT hoặc QLCV đối với trường hợp khác theo quy định.

Chuyển quyết định hoàn thuế và các văn bản có liên quan

b) Bộ phận “một cửa” trả kết quả giải quyết hồ sơ cho NNT đến nhậntrực tiếp tại CQT theo Phiếu hẹn trả kết quả.

3 Lập và lưu hành lệnh hoàn trả khoản thu NSNN:

Căn cứ quyết định hoàn thuế (kèm theo thông tin số tài khoản, ngânhàng/KBNN nơi NNT mở tài khoản đối với trường hợp lựa chọn hình thứchoàn trả bằng chuyển khoản hoặc số CMND/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đốivới trường hợp lựa chọn hình thức hoàn trả bằng tiền mặt và địa chỉ của NNTdo bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế cung cấp), bộ phận KK&KTT thựchiện:

- Dự thảo Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN (mẫu số 01/LHT ban hànhkèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC) trong trường hợp không còn nợ tiềnthuế, tiền phạt hoặc có số tiền còn được hoàn trả sau khi đã bù trừ nợ thuế.Đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT của NNT do Chi cục Thuế quản lý trực tiếpthì Chi cục Thuế không phải lập lệnh hoàn trả.

Trang 35

Căn cứ phương thức hoàn trả, quy trình hoàn thuế và bù trừ nợ, trả lãido chậm giải quyết hoàn thuế, hình thức chi trả cho NNT như: trả bằng tiềnmặt, trả vào tài khoản tại KBNN hoặc ngân hàng, hoàn trả tại KBNN khác địabàn, để lập lệnh hoàn trả đảm bảo các đối tượng liên quan có đủ chứng từ đểtheo dõi, hạch toán và đối chiếu thanh toán theo quy định tại Điều 53 Thôngtư số 28/2011/TT-BTC.

Trình thủ trưởng CQT duyệt, ký lệnh hoàn trả.

Phối hợp với bộ phận HCVT để thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đi”theo quy định (lệnh hoàn trả phải được đánh số thứ tự theo dõi riêng).

Chuyển lệnh hoàn trả kèm theo 01 bản sao quyết định hoàn thuế choKBNN có liên quan.

Thời gian thực hiện các công việc nêu trên là 01 ngày làm việc kể từngày nhận được quyết định hoàn thuế đã được thủ trưởng CQT ký.

Căn cứ quyết định hoàn thuế, lệnh hoàn trả (đã có xác nhận củaKBNN): Thực hiện hạch toán hoàn trả, thu nợ thuế, trả lãi do chậm giải quyếthoàn thuế và lưu trữ theo quy định.

+ Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau chậm nhấtkhông quá 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày CQT nhận được đủ hồ sơ theoquy định.

Trang 36

+ Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau chậm nhấtkhông quá 40 (bốn mươi) ngày kể từ ngày CQT nhận được đủ hồ sơ theo quyđịnh.

Thủ trường CQT được điều chỉnh thời gian giải quyết của từng bướccông việc, từng bộ phận cho phù hợp với đặc thù của CQT nhưng phải đảmbảo đúng thời gian thực hiện theo các quy định, hướng dẫn tại các văn bảnpháp luật có liên quan và đúng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận có liênquan thuộc CQT Việc điều chỉnh thời gian giải quyết nêu trên phải được thủtrưởng CQT ban hành văn bản để thực hiện trong thời hạn nhất định.

1.1.5 Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17Thông tư này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủđiều kiện và các thủ tục cụ thể như sau:

a, Hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa (đối với trường hợp giacông hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài Đối vớitrường hợp uỷ thác xuất khẩu là hợp đồng uỷ thác xuất khẩu và biên bảnthanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặcbiên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhậnuỷ thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng uỷthác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuấtkhẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán quangân hàng với nước ngoài của bên nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày, số tiềnghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận uỷ thác xuất khẩu thanh toán chobên uỷ thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bênnhận uỷ thác xuất khẩu.

b, Tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hảiquan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sáthải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu.

Trang 37

Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hìnhthức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuếGTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quannhư đối với hàng hoá thông thường.

Riêng các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan:

- Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phươngtiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan Cơ sở kinh doanh phải thựchiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ,phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của phápluật về thương mại điện tử.

- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong

khu phi thuế quan.

- Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hoáphục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực,thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy,ủng, găng tay).

c, Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng

- Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bênnhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo cáchình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định củangân hàng Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuấtkhẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu.Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuấtkhẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toánqua ngân hàng Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì phải có chứng từ thanh toánqua ngân hàng của phía nước ngoài cho bên nhận uỷ thác và bên nhận uỷ thácphải thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngân hàng cho bên uỷ thác Trườnghợp bên nước ngoài thanh toán trực tiếp cho bên uỷ thác xuất khẩu thì bên uỷ

Trang 38

thác phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và việc thanh toán như trênphải được quy định trong hợp đồng.

Và các trường hợp thanh toán cũng được coi là thanh toán qua ngânhàng như sau:

+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vàokhoản tiền vay nợ nước ngoài cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện, thủ tục,hồ sơ theo quy định.

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng tiền thanh toán hàng

hoá, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn với cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài, cơ sởkinh doanh phải có đủ điều kiện thủ tục, hồ sơ như sau:

Hợp đồng góp vốn Việc sử dụng tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụxuất khẩu để góp vốn vào cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài phải được quy địnhtrong hợp đồng xuất khẩu.

Cơ quan thuế khi kiểm tra việc khấu trừ, hoàn thuế đối với hàng hoáxuất khẩu thanh toán qua tài khoản vãng lai, cần phối hợp với tổ chức tín dụngnơi người mua phía nước ngoài mở tài khoản để đảm bảo việc thanh toán,chuyển tiền thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

Cơ sở kinh doanh phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về cáclý do giải trình với cơ quan thuế và các văn bản điều chỉnh (nếu có).

Cơ sở xuất khẩu hàng hoá tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chínhxác của các loại giấy tờ thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng chocác trường hợp nêu trên.

d, Hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc hoá đơn xuất khẩu hoặchoá đơn đối với tiền gia công của hàng hoá gia công.

1.1.6 Tác dụng và yêu cầu của công tác quản lý hoàn thuế GTGT

1.1.6.1 Tác dụng của công tác quản lý hoàn thuế GTGT

Luật thuế GTGT được áp dụng đã phát huy được tính tự giác cao củangười nộp thuế (NNT) bởi vì thuế GTGT yêu cầu các đối tượng nộp thuế tựkhai, tự tính thuế theo đúng quy định Đặc biệt, NNT phải thực hiện đầy đủcác

Trang 39

chế độ hoá đơn, chứng từ ghi rõ số thuế GTGT đầu vào, đầu ra để cơ quan cóthẩm quyền làm căn cứ xét hoàn thuế cho mình Khi nền kinh tế có sự chuyểnđổi thì việc xét hoàn thuế GTGT đã có tác dụng lớn, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp khắc phục khó khăn khi kinh doanh không đạt hiệu quả nhưmong muốn.

Cơ chế thị trường đòi hỏi NNT phải rất năng động trong kinh doanh,tuy nhiên việc gặp khó khăn trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi.Chính vì vậy, việc hoàn thuế đã đóng góp một phần nhất định tạo điều kiện vềtài chính khi NNT kinh doanh gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, nếu các cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiềusâu, nếu số thuế đầu vào của tài sản đầu tư đã tính khấu trừ lớn trên 300 triệuVNĐ thì được xét hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ Việc quy định nhưvậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở kinh doanh trong quá trình đầu tư,mở rộng sản xuất, từ đó khuyến khích họ đầu tư mở rộng sản xuất phát triển.

Việc hoàn thuế GTGT còn góp phần khuyến khích xuất khẩu Điều nàyđược thể hiện như sau: Hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế GTGTlà 0% (tức là hoàn thuế đầu vào) Việc thực hiện hoàn thuế này đã góp phầncho NNT có điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với hàng hoá trên thị trườngquốc tế Ngoài ra, việc hoàn thuế GTGT còn thúc đẩy NNT thực hiện đầy đủchế độ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, phần nào khuyến khích NNT tựgiác trong việc tự kê khai, tự tính thuế, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp,buộc họ phải thực hiện đúng quy trình thì mới được cơ quan có thẩm quyềnxét hoàn thuế.

Nói tóm lại, việc hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp đã tạo được

rất nhiều thuận lợi trong quá trình kinh doanh, khuyến khích đầu tư mở rộngsản xuất, khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, tạo được thế mạnh trên thị trườngthế giới và thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, đáp ứng nhucầu của nền kinh tế hiện nay, nhất là trong điều kiện chúng ta đã gia nhập vàotổ chức thương mại thế giới.

Trang 40

1.1.6.2 Yêu cầu của công tác quản lý hoàn thuế GTGT

Để công tác hoàn thuế được thực hiện theo đúng quy định, phát huy tốiđa các tác dụng của mình thì việc hoàn thuế GTGT phải được thực hiện theođúng các yêu cầu cơ bản sau:

NNT phải tự giác trong việc tự kê khai, tự tính thuế, nâng cao ý thứccủa mình để làm sao đảm bảo hồ sơ hoàn thuế chính xác, đúng căn cứ vàđúng quy định.

Cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế phải thận trọng xem xét các vấn đềnhư: hoá đơn, chứng từ; nếu có sự sai sót phải yêu cầu các đối tượng nộp thuếgiải trình, bổ sung, hoàn thiện đầy đủ theo đúng yêu cầu đã quy định; nếukhông có vấn đề gì sai sót thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện hoànthuế cho đối tượng theo đúng quy trình hoàn thuế GTGT.

Quá trình thực hiện hoàn thuế phải đảm bảo theo đúng quy trình, cónhư vậy công tác hoàn thuế GTGT mới bảo đảm chính xác, đúng yêu cầu vàtránh được tình trạng gian lận trong việc lợi dụng hoàn thuế để chiếm đoạttiền của Nhà nước.

Ngoài việc phân loại, giải quyết hồ sơ theo đúng quy định, cơ quanthuế phải thực hiện thanh, kiểm tra sau hoàn thuế trong vòng 01 năm kể từngày có quyết định hoàn thuế trước đối với các trường hợp sau:

- Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ 02 (hai) năm liên tục liền kề trước nămcó quyết định hoàn thuế hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu tính đến nămliền kề trước năm có quyết định hoàn thuế Số lỗ được xác định theo hồ sơquyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp có biên bản thanh tra,kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì số lỗ được xác địnhtheo kết luận thanh tra, kiểm tra.

- Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất độngsản, kinh doanh thương mại, dịch vụ Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanhngành nghề tổng hợp không tách riêng được số thuế được hoàn từ hoạt độngkinh doanh bất động sản, thương mại, dịch vụ mà có tỷ lệ doanh thu của hoạt

Ngày đăng: 16/11/2018, 16:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2013). Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 BộTài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định83/2013/NĐ-CP
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2013
2. Bộ Tài chính (2013). Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2013
4. Chính Phủ (2013). Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 củaChính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luậtthuế GTGT
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2013
5. Chính Phủ (2016). Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của ChínhPhủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụđặc biệt và Luật quản lý thuế
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2016
9. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Khóa XI, kỳ họp thứ 10-2006) Luật quản lý thuế số 78/2006/QH1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật quản lý thuế số 78/2006/QH1
10. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Khóa XIII), Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luậtquản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11
11. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Khóa XIII), Luật 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của LuậtThuế GTGT
12. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Khóa XIII), Luật 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtThuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế
13. Tổng cục Thuế (2011), Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011. Về việc ban hành quy trình hoàn thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011. Vềviệc ban hành quy trình hoàn thuế
Tác giả: Tổng cục Thuế
Năm: 2011
14. Nhật Minh (2017), “Quản lý hoàn thuế GTGT”,h t t p: / www .thoib a o t a i c h in h v i e t n a m .v n/ p a g e s /t h u e - vo i - c uo c - son g / Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoàn thuế GTGT
Tác giả: Nhật Minh
Năm: 2017
15. TS. Phạm Thị Thúy Hằng (2016), “Những đổi mới trong quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng”, Tạp chí tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới trong quản lý hoànthuế giá trị gia tăng
Tác giả: TS. Phạm Thị Thúy Hằng
Năm: 2016
6. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Báo tổng kết công tác thuế các năm 2015, 2016, 2017) Khác
7. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (Báo cáo tổng kết công tác hoàn thuế các năm 2015, 2016, 2017) Khác
8. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Khóa XII) Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008, Hà Nội Khác
16. Website: h t t p: // www .gdt. go v . v n 17. Website: h t t p: // www . m o f.gov. v n 18. Website: h t t p: // www .vinh p h u c. g o v . v n Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w