Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 130 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
130
Dung lượng
2,14 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ DIÊN CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SI THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ DIÊN CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SI THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn nghiên cứu là công trình của riêng tôi, dựa trên cơ sở lý thuyết đã được học tập và qua tìm hiểu tình hình thực tiễn tại tỉnh Phú Thọ, dưới dự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Hồng Yến Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, kinh nghiệm phù hợp với địa phương và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc Phú Thọ, tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Diên Cường ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng Khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ động viên của nhiều cá nhân, tập thể Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu của Nhà trường, của các thầy cô trong Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên Tôi cũng xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Thị Hồng Yến - Người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Đây là công trình nghiên cứu, là sự làm việc nghiêm túc của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn, chắc rằng đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè và bạn đọc quan tâm tới đề tài Xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Diên Cường 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Kết cấu và nội dung của luận văn 3 Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝRỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng của hệ thông ngân hàng thương mại 4 1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 4 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 5 1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 6 1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng 11 1.2 Quản lý rủi ro tín dụng Khách hàng doanh nghiệp của NHTM 12 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp và đặc điểm của doanh nghiệp 12 1.2.2 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp 13 1.2.4 Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp 13 1.2.6 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp 15 1.2.4 Chính sách và công cụ quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của NHTW đối với NHTM 25 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng thương mại 27 4 1.3 Kinh nghiệm Quản lý rủi ro tín dụng KHDN của hệ thống ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm cho BIDV Phú Thọ 33 1.3.1 Kinh nghiệm Quản lý rủi ro tín dụng KHDN của hệ thống ngân hàng thương mại 33 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 36 Chương 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1 Câu hỏi nghiên cứu 38 2.2 Phương pháp nghiên cứu 38 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 38 2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 39 2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 39 2.2.4 Sử dụng Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 40 Chương 3:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 44 3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt 44 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 44 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động các phòng ban của các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 45 3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 47 3.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 47 3.2.2 Quản lý rủi ro tín dụng Khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 62 5 3.4 Đánh giá chung về quản lý rủi ro tín dụng KHDN tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 84 3.4.1 Kết quả đạt được 84 3.4.2 Hạn chế 85 3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 88 Chương 4:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH PHÚ THỌ 93 4.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 93 4.1.1 Định hướng hoạt động 93 4.1.2 Các mục tiêu hoạt động tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 94 4.2 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Phú Thọ 96 4.2.1 Về chính sách tín dụng và quy trình cho vay 96 4.3 Một số kiến nghị 104 4.3.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 104 4.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 107 4.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 108 KẾT LUẬN 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT S Ký T hiệu 1B N I gâ B N I gâ D n 2V B H N I gâ D n 7V C H C B án 8 C Tr I un 5K K H há 4K K H há 3N N H gâ 1N N 0 H gâ 6R R R ủi 9T T S ài vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Quy mô cho vay khách hàng doanh nghiệp 49 Bảng 3.2: Tình hình nợ quá hạn tại BIDV Phú Thọ và BIDV Hùng Vươnggiai đoạn 2015 - 2017 50 Bảng 3.3: Cơ cấu nợ quá hạn theo khách hàng vay vốn 51 Bảng 3.4: Cơ cấu nợ quá hạn KHDN theo loại vay 52 Bảng 3.5 Phân loại nợ KHDN theo nhóm nợ 56 Bảng 3.6 Nợ xấu cho vay KHDN theo thời hạn 57 Bảng 3.7 Nợ xấu cho vay KHDN theo đối tượng ngành nghề 58 Bảng 3.8: Dự phòng rủi ro tín dụng KHDN 60 Bảng 3.9: Xếp hạng tín dụng nội bộ 74 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý RRTD 45 Hình 3.1: Mô hình tổ chức các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 45 Hình 3.2 Dư nợ khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2017 49 106 vụ nợ càng ngày càng tăng lên, tài sản bảo đảm, đặc biệt là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải ngày càng giảm giá trị, tiềm ẩn gây ra tổn thất lớn hơn cho ngân hàng Một trong những nguyên nhân chính là trình tự xử lý qua các cơ quan pháp luật kéo dài, đặc biệt là những trường hợp khách hàng cố tình trì hoãn, vắng mặt trong các bước của quá trình tố tụng,… Do vậy, cần xem xét điều chỉnh quy định về thời gian thực hiện các bước trong tranh chấp dân sự thương mại liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm để đẩy nhanh tiến độ xử lý Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan nhưng vấn đề rất quan trọng nữa là sự thực thi của bộ máy quản lý nhà nước liên quan hệ thống pháp luật đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, có chế tài cụ thể để kiểm tra, giám sát đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện góp đủ vốn điều lệ đăng ký; chế tài đối với doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc chế độ minh bạch thông tin; chế tài buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán Về kiểm toán, cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp và ràng buộc trách nhiệm của cơ quan kiểm toán về độ chính xác, tính minh bạch của kết quả kiểm toán, giúp phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ đó giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá đúng về khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro * Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ - Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển các thế mạnh của tỉnh - Tập trung dự toán ngân sách đầu tư công mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có trọng điểm theo hướng phát triển kinh tế theo địa bàn trong tỉnh đảm bảo tăng cường lưu thông hàng hóa giữa các vùng; tập trung phát triển kinh tế nông thôn mới, đảm bảo kết hợp hài hóa kinh tế đô thị và nông thôn; quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực nhằm kích cầu đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 107 - Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư, tăng cường mời gọi đầu tư Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp nhằm thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư với công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, khai thác các lợi thế các sản phẩm có tính cạnh của vùng trong phát triển kinh tế - Chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình trên đất, giấy chứng nhận sở hữu công trình đối với cá nhân, tổ chức, đảm bảo việc thực hiện các giao dịch bảo đảm liên quan đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo các cơ quan liên quan trong việc thực thi các quy định của pháp luật phối hợp với ngân hàng trong việc thực hiện quyền tự chủ trong xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ 4.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước - Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu chính sách tháo gỡ đối với ngân hàng thương mại trong việc tiếp tục cho vay đối với những khách hàng đã có nợ xấu, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính có khả năng phục hồi, giải quyết mâu thuẫn khi cho vay sẽ tăng nợ xấu, giảm lợi nhuận do trích dự phòng rủi ro nhưng có khả năng thu được nợ xấu cũ khi doanh nghiệp phục hồi được hoạt động - Ngân hàng Nhà nước cần có sự điều chỉnh bổ sung các điều kiện, nguyên tắc cho vay phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế thị trường - Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Hoàn thiện môi trường pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm thúc đẩy đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng từ trung ương đến địa phương, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế Đổi mới phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát ngân hàng, lấy cảnh báo, phát hiện sớm, phòng ngừa các rủi ro, vi phạm làm trọng tâm thay vì chỉ dựa vào việc thanh tra tại chỗ theo tính tuân thủ để phát hiện sai phạm đã xảy ra và tổn thất đã hiện hữu Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng Thời gian qua, hệ thống thông tin tín dụng đã có nhiều cải tiến, thay đổi, 108 đáp ứng nhu cầu của ngân hàng thương mại, tuy nhiên, cần tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng ở các lĩnh vực thông tin tài chính doanh nghiệp, thông tin tài sản bảo đảm, thông tin định hướng về ngành, lĩnh vực,… đảm bảo tính cập nhật, chi tiết đến từng tổ chức tín dụng, từng tài sản bảo đảm,… - Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục phát huy vai trò của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), tập trung vào các giải pháp hữu hiệu xử lý thu hồi các khoản nợ đã mua từ các ngân hàng thương mại - Thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần có những cơ chế hỗ trợ đối với các ngân hàng được giao nhiệm vụ nhận sáp nhập hoặc tham gia hỗ trợ điều hành các ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu trong việc ổn định việc làm cho người lao động, cơ chế tiền lương, quyền lợi người lao động 4.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Một là, hỗ trợ các Chi nhánh trong việc tăng năng lực cạnh tranh trên địa bàn - Tăng cạnh tranh để tăng trưởng huy động vốn tương xứng với tiềm năng - Tăng tính chủ động của các Chi nhánh trong phán quyết cho vay, tạo điều kiện cho các Chi nhánh tăng trưởng quy mô cho vay trên cơ sở đảm bảo quản trị được chất lượng cho vay - Đa dạng hóa sản phẩm nói chung và sản phẩm cho vay nói riêng với những nét đặc trưng của BIDV để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, phát huy thế mạnh của BIDV Nghiên cứu, xây dựng những gói sản phẩm dịch vụ, gói sản phẩm cho vay phù hợp với từng ngành, từng địa phương nhằm khai thác lợi thế mỗi ngành, mỗi địa phương - Tiếp tục cải tiến quy trình, quy định đảm bảo tính chặt chẽ nhưng hướng tới khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục, tăng khả năng cạnh tranh về thời gian phục vụ khách hàng - Nâng cao hình ảnh, thương hiệu BIDV trên địa bàn với việc hỗ trợ các Chi nhánh phát triển hệ thống mạng lưới phòng giao dịch - Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư vào địa phương, một mặt nâng cao vị thế của các Chi nhánh, mặt khác là cơ hội để mở rộng khách hàng tốt, tăng hiệu quả hoạt động 109 Hai là, có cơ chế linh hoạt trong việc xử lý thu hồi nợ, đặc biệt là việc xử lý tài sản bảo đảm, nhận gán tài sản bảo đảm để đẩy nhanh tiến độ, kết quả thu hồi nợ xấu; hỗ trợ các Chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu thông qua phát huy vai trò của Trung tâm xử lý nợ của hệ thống Ba là, hướng dẫn, hỗ trợ các Chi nhánh trong cơ chế giao và đánh giá kế hoạch chi tiết đến cán bộ, nhằm gắn trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ trong thực hiện kế hoạch kinh doanh, tạo tính chủ động, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Chi nhánh thông qua kiểm tra trực tiếp, gián tiếp qua hệ thống công nghệ thông tin,… nhằm cảnh báo rủi ro Năm là, tiếp tục nghiên cứu, triển khai để nâng cao ứng dụng của hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý điều hành cũng như thực hiện nhiệm vụ kinh doanh Sáu là, hỗ trợ các Chi nhánh trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp cũng như cập nhật kiến thức mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 110 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan chắc chắn có tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại, do đó hoạt động tín dụng - hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay- sẽ có nhiều cơ hội tốt, nhưng cũng không thể tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra Rủi ro tín dụng là một thực tế khách quan, song hoạt động ngân hàng là một hoạt động nhạy cảm có tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội Do vậy quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn là ưu tiên của mọi quốc gia, của các cơ quan quản lý Nhà nước, ngân hàng Trung ương Trong những năm qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng đã và đang đóng góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của các chi nhánh Bên cạnh đó, các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ với mục tiêu phấn đấu góp phần cùng toàn hệ thống đưa hình ảnh và thương hiệu BIDV luôn trong tốp đầu của cả nước thì việc tăng trưởng tín dụng đi kèm với việc quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp an toàn và hiệu quả là vấn đề mà lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên các chi nhánh BIDV đặt lên hàng đầu Với tình hình thực tế hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, Qua quá trình phân tích trên đã giúp tác giả hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng nói chung và tầm quan trọng của việc quản lý, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp Đồng thời, thông qua đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp, đồng thời cũng mạnh dạn kiến nghị với ngân hàng nhà nước, BIDV Việt nam nhằm góp phần nâng cao quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng mà còn mong mỏi có thể áp dụng trong các ngân hàng khác tại Việt Nam nói chung 111 Bài viết trên đây trình bày những hiểu biết của em về “Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có nhiều hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những khuyết điểm Vì vậy, em rất mong muốn được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài viết có ý nghĩa thực tiễn hơn Em xin chân thành cảm ơn ! 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Xuân Lộc (2012), Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội 2 Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội 3 Nguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính 4 Lê Thị Mận (2014), Nghiệp vụ ngân hàng hương mại, NXB lao động xã hội 5 Thomas P.Fitch (2012), Dictionary of banking term 6 Nguyễn Văn Tiến (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội 7 Định hướng hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020 8 Định hướng hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2015-2020 9 Luật doanh nghiệp 2014 10 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 11 NHNN Việt Nam (2009), QĐ 457/2005/QĐ-NHNN, Quyết định của NHNN “Quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD 12 NHNN Việt Nam (2009), QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định của NHNN “Quy định về phân loại nợ và dự phòng rủi ro” 13 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, Báo cáo hàng năm (2015-2017) 14 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương, Báo cáo hàng năm (2015-2017) 15 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, Báo cáo hàng năm (20152017) 16 Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn 17 Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm Hà Nội 113 18 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN 19 Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt dự án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 20 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 09/2014/TT-NHNN 21 Website: www.cafef.vn, www.vneconomy.vn, www.sbv.gov.vn, www.bidv.com.vn, www.saga.vn; http://www.saga.vn/so-luoc-ve-quan-ly-rui-ro-tin-dung-ngan-hang~34687; https://luanvanaz.com/quan-ly-rui-ro-tin-dung html http://thuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/16205/1/12.Nguyen-vantuyen.pdf http://s1.downloadmienphi.net/file/downloadfile8/212/1371179.pdf http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-an-quan-ly-rui-ro-tin-dung-trong-cac-ngan-hangthuong-mai-viet-nam-71363/ http://voer.edu.vn/m/cac-phuong-thuc-quan-ly-giam-thieu-rui-ro-do-tindung/964dae46 http://www.saga.vn/so-luoc-ve-quan-ly-rui-ro-tin-dung-ngan-hang~34687 ... nghiên cứu rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp, công tác quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam địa bàn tỉnh Phú Thọ gồm chi nhánh: ... TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ DIÊN CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Ngành: QUẢN LÝ... Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam địa