Có nhiều phương pháp sinh học để xử lý nước thải ô nhiễm. Những năm gần đây, Khoa Công nghệ, trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công phương pháp xử lý nước thải từ ao nuôi cá nước ngọt bằng kỹ thuật đật ngập nước kiến tạo. Mở ra hướng tích cực trong xử lý môi trường do nghề nuôi thủy sản gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long. +Những khảo nghiệm thành công Theo phương pháp này, người ta thiết kế, xây dựng (từ "kiến tạo" có nghĩa là vậy) một khu đất ngập nước thường xuyên hoặc khu đất luôn luôn ẩm nước (bão hòa nước). Trong khu đất có trồng một hoặc một số loại cây để tham gia vào quá trình hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước thải như cây sậy, năn, lác, cỏ Vetiver, lục bình, bông súng, bèo các loại..., xung quanh có đắp bờ bao, đê bao chứa vật liệu lọc nước như đá dăm, sỏi, cát mịn, vải lọc vừa giữ cho khu đất được ngập nước thường xuyên vừa lọc nước thải. Nước thải từ ao nuôi cá được đưa vào khu đất ngập nước, nhờ đặc tính hấp thụ chất ô nhiễm trong nước thải của các loại cỏ trong khu đất và lọc nước của đất xung quanh nên nước thải ra được xử lý thành nước không ô nhiễm.
Xử lý nước thải ao nuôi cá nước ngọt bằng đập ngập nước kiến tạo Có nhiều phương pháp sinh học để xử lý nước thải ô nhiễm. Những năm gần đây, Khoa Công nghệ, trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công phương pháp xử lý nước thải từ ao nuôi cá nước ngọt bằng kỹ thuật đật ngập nước kiến tạo. Mở ra hướng tích cực trong xử lý môi trường do nghề nuôi thủy sản gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long. +Những khảo nghiệm thành công Theo phương pháp này, người ta thiết kế, xây dựng (từ "kiến tạo" có nghĩa là vậy) một khu đất ngập nước thường xuyên hoặc khu đất luôn luôn ẩm nước (bão hòa nước). Trong khu đất có trồng một hoặc một số loại cây để tham gia vào quá trình hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước thải như cây sậy, năn, lác, cỏ Vetiver, lục bình, bông súng, bèo các loại ., xung quanh có đắp bờ bao, đê bao chứa vật liệu lọc nước như đá dăm, sỏi, cát mịn, vải lọc vừa giữ cho khu đất được ngập nước thường xuyên vừa lọc nước thải. Nước thải từ ao nuôi cá được đưa vào khu đất ngập nước, nhờ đặc tính hấp thụ chất ô nhiễm trong nước thải của các loại cỏ trong khu đất và lọc nước của đất xung quanh nên nước thải ra được xử lý thành nước không ô nhiễm. Phương pháp này được áp dụng khoảng 100 năm nay ở Mỹ và Châu Âu và gần đây nhất là ở các nước châu Á và châu Úc. Việc nghiên cứu kỹ thuật này tiến hành khá nhiều ở những năm cuối thế kỹ 20 và đầu thế kỷ 21 trên thế giới cho thấy hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm như nhu cầu ôxy sinh hóa BOD, nhu cầu ôxy hóa học COD, ôxy hòa tan DO, tổng chất lơ lửng TTS, đạm N, phốt-pho P, Coliforrm .ở đầu nước thải ra có giảm đáng kể Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn-khoa Công nghệ, Trường ĐHCT, từ năm 2004, phương pháp này đã được khảo nghiệm thực tế ở khuôn viên trường ĐHCT và một số địa phương ở tỉnh Cần Thơ cũ và cho kết quả rất khả quan và khuyến cáo những nơi nuôi cá, khu dân cư, khu công nghiệp có diện tích phụ rộng nên xử lý nước thải theo phương pháp này, chi phí ít mà hiệu quả có thể chấp nhận được và thân thiện với môi trường. Năm 2005, năm 2006, hai thực nghiệm được tiến hành ở huyện Ô Môn và tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ trên một đoạn kênh xả nước thải từ ao nuôi cá ba sa (kênh có chiều dài 5m, ngang 1,2m, sâu 0,8m) và khu đất ngập nước có kích thước 0,6mx6mx0,4m chiều sâu. Kết quả cho thấy, cây sậy trồng mật độ 25 cây/m 2 trên nền cát mịn có khả năng làm giảm lượng chất ô nhiễm, các thông số chất ô nhiễm ở đầu nước thải ra của khu đất đều dưới mức cho phép: lượng BOD giảm gần 85%, COD giảm 85-89%, tổng lượng chất lơ lửng giảm 96-98%, tổng lượng Coliform giảm 98,6-99,96%. Cùng năm 2005, một thử nghiệm lọc nước hồ cá vồ bằng phương pháp đất ngập nước kiến tạo đã được Khoa Công nghệ thực hiện ở một ao cá vồ của một gia đình nông dân ở huyện Châu Thành (Cần Thơ). Trên bờ ao phía giáp sông, đào một hố (song song với hồ và sông) có bề rộng chừng 1-1,5m, bề dài khoảng 2m và sâu chừng 0,5m. Hố được đổ đầy cát hạt thô có trồng cây sậy mật độ 25 cây/m 2 . Có thể thay cây sậy bằng cơ Vetiver nếu nơi trồng có đủ ánh sáng trực tiếp. Rễ cây sậy và cỏ Vetiver sẽ tham gia xử lý nước ô nhiễm và hạn chế một phần xói mòn bờ ao. Nước trong ao cá vồ được thấm qua hố cát này nhờ hai ống xả trên và ống xả dưới có đường kính từ 2-5 tấc, tuỳ diện tích hồ, rồi chảy ra sông. Qua phân tích các thông số cho thấy tổng lượng chất lơ lửng giảm 62,76%, tổng lượng Coliform giảm 92,98%. Cùng năm đó, Khoa Nông nghiệp, Trường đại học cần Thơ đã áp dụng phương pháp này bằng cỏ Vietiver để xử lý nước thải của Công ty Cổ phần thuỷ sản Cần Thơ (Cafatex). Đây là doanh nghiệp chuyên chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, hàng năm thu vào 125.000 tấn tôm cá và mỗi ngày đêm thải ra trên 1.000 m3 nước thải. Nước thải được bơm lên thảm cỏ Vetiver rộng 7000 m 2 đã được trồng sẳn cạnh ao thu gom nước thải. Nước ở đầu ra kiểm nghiệm bình thường như nước sông, rạch (đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B). +Nhưng phương pháp này chưa được sử dụng rộng rãi . Tuy đã cho kết quả khả quan nhưng phương pháp này còn gặ p nhiều khó kh ăn khi triển khai thực hiện. Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, đa số các hộ nuôi cá đều biết thải nước trực tiếp ra sông rạch là nguy hiểm, là ô nhiễm nguồn nước nhưng chưa muốn áp dụng vì giá đất ở ven đô thị và nông thôn những năm gần đây tăng nhanh khiến việc áp dụng phương pháp xử lý qua đất ngập nước bị hạn chế, các hộ nuôi muốn tận dụng tối đa diện tích đất để nuôi cá, xây khu đất ngập nước kiến tạo sẽ tốn thêm. Hơn nữa việc áp dụng khu xử lý nước phải đồng bộ, một người làm nhưng các hộ khác không làm thì cũng như không, ô nhiễm và dịch bệnh vẫn còn đe dọa người nuôi và dân sống xung quanh. . Xử lý nước thải ao nuôi cá nước ngọt bằng đập ngập nước kiến tạo Có nhiều phương pháp sinh học để xử lý nước thải ô nhiễm. Những năm. phương pháp xử lý nước thải từ ao nuôi cá nước ngọt bằng kỹ thuật đật ngập nước kiến tạo. Mở ra hướng tích cực trong xử lý môi trường do nghề nuôi thủy sản