Da là cơ quan chiếm diện tích lớn nhất trên cơ thể. Chịu trách nhiệm bảo vệ và làm đẹp, làn da cần được chăm sóc đúng cách để không bị mắc bệnh. Dưới đây là 11 bệnh về da thường gặp và cách chữa trị. 1. Mụn trứng cá Có thể nói, khoảng 90% nam giới đến tuổi dậy thì đều mắc phải căn bệnh khổ sở này. Và không như nhiều cậu trai nghĩ, những nốt mụn không dễ dàng mất đi khi bạn qua giai đoạn dậy thì. Sự thay đổi hoócmôn là nguyên nhân gây ra mụn (vì làm tăng sinh bã nhờn gây bít lỗ chân lông) ở tuổi mới lớn. Nhưng còn nhiều nguyên nhân khác như độ ẩm trên da, căng thẳng, nặng mồ hôi và dùng thuốc có steroid cũng góp phần làm mụn bị tấy đỏ trên mặt. Thậm chí nếu bạn tìm ra một cách vệ sinh tốt và chế độ ăn uống hợp lý, bạn vẫn thấy mụn như thường. Thực ra, rửa mặt quá nhiều lần cũng là nguyên nhân khiến tình trạng trở nên tệ hơn. Nếu như mụn của bạn quá nặng làm ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ, bạn nên đến bác sĩ da liễu có uy tín. Vì rất nhiều bác sĩ da liễu chỉ kê đơn qua loa mà không quan tâm đến thể trạng của bạn nên những loại thuốc thường được cho (phần lớn là kháng sinh) chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn mụn trong thời gian dùng thuốc, hết uống thuốc bạn lại bị trở lại, có khi nặng hơn vì vi khuẩn kháng thuốc. “Mụn thực sự là một căn bệnh đòi hỏi sự chữa trị kiên trì và tốn thời gian. Một bác sĩ da liễu có uy tín sẽ giúp bạn phân tích nguyên nhân chính gây ra mụn bất
11 bệnh thường gặp về da và cách chữa trị Da là cơ quan chiếm diện tích lớn nhất trên cơ thể. Chịu trách nhiệm bảo vệ và làm đẹp, làn da cần được chăm sóc đúng cách để không bị mắc bệnh. Dưới đây là 11 bệnh về da thường gặp và cách chữa trị. 1. Mụn trứng cá Có thể nói, khoảng 90% nam giới đến tuổi dậy thì đều mắc phải căn bệnh khổ sở này. Và không như nhiều cậu trai nghĩ, những nốt mụn không dễ dàng mất đi khi bạn qua giai đoạn dậy thì. Sự thay đổi hoócmôn là nguyên nhân gây ra mụn (vì làm tăng sinh bã nhờn gây bít lỗ chân lông) ở tuổi mới lớn. Nhưng còn nhiều nguyên nhân khác như độ ẩm trên da, căng thẳng, nặng mồ hôi và dùng thuốc có steroid cũng góp phần làm mụn bị tấy đỏ trên mặt. Thậm chí nếu bạn tìm ra một cách vệ sinh tốt và chế độ ăn uống hợp lý, bạn vẫn thấy mụn như thường. Thực ra, rửa mặt quá nhiều lần cũng là nguyên nhân khiến tình trạng trở nên tệ hơn. Nếu như mụn của bạn quá nặng làm ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ, bạn nên đến bác sĩ da liễu có uy tín. Vì rất nhiều bác sĩ da liễu chỉ kê đơn qua loa mà không quan tâm đến thể trạng của bạn nên những loại thuốc thường được cho (phần lớn là kháng sinh) chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn mụn trong thời gian dùng thuốc, hết uống thuốc bạn lại bị trở lại, có khi nặng hơn vì vi khuẩn kháng thuốc. “Mụn thực sự là một căn bệnh đòi hỏi sự chữa trị kiên trì và tốn thời gian. Một bác sĩ da liễu có uy tín sẽ giúp bạn phân tích nguyên nhân chính gây ra mụn bất thường (ví dụ ở người lớn tuổi) và cho một lời khuyên hữu ích nhất. Bạn không nên tự ý dùng thuốc vì các tác dụng phụ và sự kháng thuốc chỉ làm cho bệnh tình khó điều trị hơn”, tiến sĩ Carezani-Gavin nói. 2. Da nứt nẻ mùa lạnh Thời tiết lạnh thường làm cho da mặt của bạn bị khô và bong vẩy, có khi bị ngứa ngáy. Và đàn ông cần nghĩ đến tính mục đích của cái gọi là kem giữ ẩm. Nó không nhất thiết chỉ dành cho phụ nữ. Nam giới cũng cần biết cấu trúc của da đàn ông thường dày và thô hơn phụ nữ, vì thế bạn không nên dùng kem dưỡng ẩm của vợ hay bạn gái vì nó sẽ không đem lại kết quả như với cô ấy. Đàn ông cần một loại kem dưỡng ẩm đủ mạnh để duy trì độ ẩm cho làn da, vì thế bạn nên chọn loại kem được sản xuất riêng cho nam giới. Bạn có thể xem trên thành phần của nhãn mác để tìm hai thành phần là “single lipid” và “ceramides”, 2 chất giữ ẩm tự nhiên có trong da. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm vào buổi sáng và tối sau khi đã rửa sạch mặt. 3. Vết bỏng cạo râu Bỏng do cạo râu có thể tồn tại nhiều giờ với triệu chứng da bị đỏ rát. Nghiêm trọng hơn, nó sẽ biến thành chứng phát ban sưng tấy hoặc các nốt mụn kéo dài nhiều ngày. Không phải do bạn sơ ý hay bất cẩn trong việc cạo râu gây nên vết bỏng, mà nó có thể đến từ một số nguyên nhân khác. Để tránh vết bỏng do cạo râu, bạn nên rửa mặt bằng nước ấm trước khi bắt đầu. Sử dụng một dao cạo hai lưỡi mới hoàn toàn. Bôi bọt cạo râu chuyên dụng (tránh dùng xà phòng vì có thể gây dị ứng) và luôn cạo râu theo hướng từ dưới lên, động tác nhanh và khéo để tránh bị xước da. Nếu bạn bị các triệu chứng của bỏng do cạo râu, nên bôi một lớp kem có chứa cortisione (hoóc-môn chữa viêm và dị ứng) và hoạt chất alovera (giúp làm mềm da) lên chỗ bỏng. Có thể bôi dung dịch làm dịu da sau khi cạo râu có chứa vitamin E để làm mềm và mát da, phòng tránh ửng đỏ. Không nên bôi kem chống ẩm vì có thể gây dị ứng. 4. Rám nắng Rám nắng là chứng bệnh về da thường gặp và thấy rõ ngay sau khi da bị phơi nắng quá mức và bị tác động của tia UV. Một số trường hợp da bị đỏ như tôm hùm, từ đó trong da xuất hiện các nốt màu nâu (melanin) nhằm bảo vệ làn da dưới tác động của tia UV. Một số trường hợp vết bỏng sẽ rộp lên nghiêm trọng. Vì thế, bạn nên lưu ý khi ra nắng vào mùa hè, kem chống nắng, kính râm và mũ là những thứ cần thiết để bảo vệ làn da của bạn. Nếu vô tình bị chứng rám nắng, hãy nghĩ tới một cách giảm đau nhanh nhất: Vitamin E. “Với bất cứ tổn thương nào trên da, việc bôi vitamin E hai lần một ngày có thể giúp da nhanh chóng phục hồi”, bác sĩ Carezani-Gavin cho biết. Để có kết quả tốt nhất, hãy cắt viên vitamin E làm đôi (vitamin E dạng viên nén thường ở dạng dầu) và bôi trực tiếp lên vùng da bị rám nắng. 5. Bệnh đỏ da do mạch máu nở lớn Có khoảng 14 triệu người Mỹ bị chứng bệnh đỏ da do mạch máu nở lớn. Tuy nó không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin. Và nếu như để cho bệnh tự nhiên phát triển, tình trạng sẽ ngày một tồi tệ thêm. Thường thì để chữa bệnh đỏ da, cần phải khám bệnh kỹ lưỡng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sự chăm sóc của bản thân cũng là một vấn đề quan trọng. Vì thể tạng mỗi người khác nhau, việc tìm ra nguyên nhân gây chứng đỏ da rất cần thiết. Có thể do nắng, một loại thức ăn nào đó . nên khi tìm ra nguyên nhân, cần tránh điều này. Một cách khác để bệnh thuyên giảm là bạn nên bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài, tránh cọ hoặc sờ vùng mặt quá nhiều. Tuyệt đối không dùng các sản phẩm có chứa cồn bôi lên da mặt. 6. Bệnh nấm bàn chân Những ai thường tập thể hình/thể thao tại các nơi công cộng thường có nguy cơ bị nấm bàn chân cao hơn người khác. Đây là một loại nấm lây lan ở các phòng tắm công cộng, các tủ đựng vật dụng tập luyện. Khuẩn nấm sẽ bắt đầu phát triển ở khoảng giữa các ngón chân, và nguy hiểm hơn sẽ lan ra phần móng và vùng da chân. Thật may là bệnh nấm bàn chân không khó chữa, các thuốc thông dụng như Lotrimin-AF và Lamisil-AT có thể tiêu diệt khuẩn nấm nhanh chóng. Lamisil-AT có giá thành đắt nhất, nhưng lại có tác dụng nhanh và mạnh hơn các thuốc khác. Bạn nên rửa sạch và hong khô chân 2 lần một ngày để tránh khuẩn nấm tái phát. Trong mùa nắng nóng ẩm, bạn không nên mang vớ/tất dày mà hãy để chân thông thoáng bằng những đôi giày có quai. Trong những trường hợp bệnh nấm bàn chân trở nên nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ để có cách chữa trị phù hợp nhất. 7. Quầng thâm quanh mắt Bạn nên lưu ý rằng vùng da quanh mắt có cấu trúc mỏng manh và nhạy cảm hơn các vùng da khác. Đặc biệt, vùng da này phản ứng lại với hiện tượng thiếu ngủ bằng những quầng thâm quanh mắt. Bên cạnh đó, quầng thâm quanh mắt cũng là một đặc điểm di truyền. Tuy nhiên, việc thiếu ngủ và chế độ ăn uống thất thường có thể làm cho nó trở nên tồi tệ hơn. Vì quầng thâm quanh mắt không dễ mất đi, bạn có thể làm cho nó mờ dần bằng cách ăn trái cây và rau củ giàu dưỡng chất, uống nhiều nước và có thể tham gia lớp học yoga. Các bài tập yoga không chỉ giúp giảm quầng thâm, mà còn giúp làn da của bạn khỏe mạnh hơn. Bạn cũng có thể đắp hai lát dưa leo ướp lạnh lên mí mắt và nằm nghỉ 15-20 phút. 8. Nếp nhăn Nếp nhăn trên da là điều không tránh khỏi khi bạn trở nên già đi. Làn da sẽ mỏng hơn, khô hơn và kém đàn hồi hơn. Vì thế, bạn cần bảo vệ làn da để chúng không bị hư hại nhiều hơn về sau. Cách đầu tiên là bạn phải tránh xa thuốc lá. Thuốc lá là kẻ thù đáng sợ nhất với làn da, nó có thể làm cho da bị lão hóa nhanh chóng. Cho dù bạn đã hút thuốc nhiều năm, việc từ bỏ không bao giờ là muộn. Nó sẽ giúp cho làn da của bạn tránh được những nếp nhăn mới trong tương lai. Thứ hai, làn da của bạn cần được bảo vệ khi đi ra nắng. Nhất thiết bạn phải đội nón và dùng kính râm, ngay cả khi nắng không gắt. Đồng thời, bạn nên bôi một lớp kem giữ ẩm mỗi tối trước khi đi ngủ. Lý do là khi da bị khô, chúng sẽ làm các tế bào da co lại, tạo nên các các vết hằn và nếp nhăn trên da. “Một khi nếp nhăn xuất hiện, nó giống một nếp gấp trên tờ giấy, rất khó mất đi. Vì vậy, nam giới trong độ tuổi 20-30 cần chú ý chăm sóc đến làn da của họ kỹ hơn để tránh những nếp nhăn không đáng có về sau”, bác sĩ Carezani-Gavin cho biết. 9. Phát ban vùng bẹn Sự phát ban vùng bẹn thường làm da bị đỏ và ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, ngứa do nấm vùng da bẹn lại khó chịu hơn nhiều. Nguyên nhân cũng do một loại khuẩn nấm gây ra bệnh nấm bàn chân, bệnh xuất hiện khi bạn bị ra mồ hôi quá nhiều. Để giảm nguy cơ bị nấm bẹn, bạn cần theo các bước sau: Tắm rửa cẩn thận mỗi ngày, giữ khô vùng bẹn, thay quần lót thường xuyên, tránh mặc những quần áo dày trong mùa nóng. Bạn nên quan tâm đến trang phục tập luyện và thi đấu, tránh chia sẻ, dùng chung với người khác. Nếu bạn đã bị chứng phát ban vùng bẹn, hãy mau chóng đến bác sĩ để được điều trị. 10. Nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn Lúc nào trên cơ thể của bạn cũng tồn tại một vài loại tụ cầu khuẩn: Trên da, trong mũi, trong họng. Phần lớn chúng không làm hại cơ thể bạn hoặc chỉ để lại một vài triệu chứng viêm nhiễm nhẹ. Tuy nhiên, một sự nhiễm trùng nặng tụ cầu khuẩn có thể gây nguy hiểm chết người. Để phòng tránh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, bạn cần tập thói quen rửa sạch tay, băng vết thương hở cẩn thận, đồng thời đừng quên xét nghiệm khi cảm thấy có nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn cần để mắt tới những vấn đề về da: Mụn nhọt, vết côn trùng cắn, vết đứt/trầy xước, nếu nó có dấu hiệu bị nhiễm trùng (sưng tấy, mưng mủ), bạn phải lập tức đến bệnh viện. 11. Mụn cóc Những hạt mụn cóc bình thường là những tế bào phát triển quá mức nhưng chúng không gây hại. Nguyên nhân của mụn cóc là virus HPV. Loại virus này truyền từ người này qua người khác và bạn cũng có thể bị mụn cóc nếu dùng chung khăn tắm với người có mụn cóc. Những hạt mụn cóc cuối cùng sẽ biến mất, nhưng chúng làm bạn trở nên mất tự tin. Trừ phi hệ miễn dịch của bạn có vấn đề, hoặc bạn đang bị tiểu đường, có một cách đơn giản giúp mụn cóc mất đi: Axit salicylic. Bạn có thể đến hiệu thuốc và chọn dung dịch có chứa 17% axit salicylic. Bạn bôi lên mụn cóc mỗi ngày trong vài tuần, nó sẽ bóc dần lớp da có mụn cóc ấy đi. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên rửa vùng da có mụn cóc với nước ấm khoảng 15-20 phút trước khi bôi axit. . ng. 4. Rám n ng Rám n ng là ch ng b nh v da thư ng g p v thấy rõ ngay sau khi da b phơi n ng quá mức v b tác đ ng c a tia UV. Một số tr ng h p da. biết. 9. Phát ban v ng b n Sự phát ban v ng b n thư ng làm da b đỏ v ng a ng y khó ch u. Tuy nhiên, ng a do nấm v ng da b n lại khó ch u hơn nhiều. Nguyên