1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo TTTN - Quản trị kinh doanh - Top Ý tưởng kinh doanh 2012

23 1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 413,6 KB

Nội dung

Ý TƯỞNG KINH DOANH HA NOI CRAFTS ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI CHO LÀNG NGHỀ THIẾT ÚNG Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐÃ LỌT VÀO TOP 10 TRONG HÀNG NGHÌN Ý TƯỞNG KINH DOANH TRONG CUỘC THI TÌM KIẾM Ý TƯỞNG KINH DOANH XUẤT SẮC. (2012) THÀNH VIÊN THAM GIA DỰ ÁN: NGUYỄN XUÂN LẬP (0974.283.384) ĐÀO TRƯỜNG DƯƠNG HOÀNG QUỲNH CHI HOÀNG THẾ TÙNG LINK PHÓNG SỰ CỦA DỰ ÁN: http://www.youtube.com/watch?v=WX_ZpesrAtQ

Ý TƯỞNG KINH DOANH HA NOI CRAFTS ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI CHO LÀNG NGHỀ THIẾT ÚNG Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐÃ LỌT VÀO TOP 10 TRONG HÀNG NGHÌN Ý TƯỞNG KINH DOANH TRONG CUỘC THI TÌM KIẾM Ý TƯỞNG KINH DOANH XUẤT SẮC. (2012) THÀNH VIÊN THAM GIA DỰ ÁN: NGUYỄN XUÂN LẬP (0974.283.384) ĐÀO TRƯỜNG DƯƠNG HOÀNG QUỲNH CHI HOÀNG THẾ TÙNG LINK PHÓNG SỰ CỦA DỰ ÁN: http://www.youtube.com/watch?v=WX_ZpesrAtQ LỜI NÓI ĐẦU Tên đề tài: Đại diện thương mại cho một làng nghề ở Hà Nội. Cụ thể là làng nghề thủ công mỹ nghệ chạm khắc gỗ“Thiết Úng”. Chỉ tính riêng tại Hà Nội, theo thống kê hiện có 1.350 làng nghề, chiếm 59% tổng số làng nghề cả nước, trong đó có 244 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên hầu như các sản phẩm của làng nghề truyền thống nổi tiếng vẫn không được mấy ai biết đến. Việc ý thức được cho người dân làng nghề về xây dựng thương hiệu của làng nghề là vấn đề quan trọng sống còn cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống. Không những thế nó còn mang lại nguồn kinh tế lớn cho người dân cũng như quốc gia. Ngày nay giá trị văn hóa sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng đã khác trước, không chỉ có “Ăn chắc mặc bền” mà phải là “Ăn ngon mặc đẹp”. Khi mà các giá trị vật chất hiển nhiên được pháp luật và các điều lệ qui định chặt chẽ, được bảo hộ thì các giá trị tình thần, văn hóa, thời đại có trong sản phẩm lại là vấn đề khách hàng quan tâm. Chính bởi lẽ đó mà chúng tôi có ý tưởng xây dựng thương hiệu và đại diện thương mại cho làng nghề truyền thống chạm khắc đồ gỗ mỹ nghệ Thiên Úng. Với mong muốn đưa đến cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng và thẩm mỹ cao đã có bề dầy phát triển từ rất lâu đời. Không chỉ là khách hàng trong nước mà còn đưa thương hiệu đồ gỗ mỹ nghệ Thiên Úng vươn xa hơn ra quốc tế. MỤC LỤC 1. Giới thiệu kế hoạch kinh doanh .1 1.1. Xuất phát từ thực tế: .1 1.2. Ý tưởng kinh doanh 1 2. Giới thiệu tổng quan .1 2.1. Tầm nhìn 1 2.2. Sứ mệnh 1 2.3. Mục tiêu 1 2.4. Các yếu tố quyết định thành công 1 3. Kế hoạch marketing 2 3.1. Tổng quan .2 3.2. Phân tích môi trường 2 3.3. Chiến lượng marketing .8 3.4. Ngân quĩ marketing 11 4. Kế hoạch tài chính 11 4.1. Các giả định để xây dựng kế hoạch tài chính 11 4.2. Chi phí 11 4.3. Doanh thu .12 4.4. Lợi nhuận và điểm hòa vốn 13 4.5. Yêu cầu vốn đầu tư ban đầu .13 4.6. Bảng cân đối lỗ lãi 13 4.7. Báo cáo tài chính, xác định sự luân chuyển của dòng tiền và giá trị hiện tại thuần 14 5. Kế hoạch nhân sự 14 5.1. Xác định nhu cầu nhân sự .14 5.2. Xác định cơ cấu tổ chức .14 5.3. Xác định đội ngũ cán bộ chủ chốt 15 6. Dự phòng rủi ro và các biện pháp khắc phục phòng ngừa .15 6.1. Rủi ro từ môi trường bên ngoài 15 6.2. Rủi ro từ kế hoạch tài chính .16 6.3. Rủi ro từ kế hoạch nhân sự 16 6.4. Rủi ro khác .16 DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH Bảng 1.1: Văn bản chính sách phát triển làng nghề của chính phủ TT Tên văn bản Ngày ban hành Cơ quan ban hành I. CHỦ CHƯƠNG CHUNG 1 Chỉ thị 24/2005/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khoá IX) về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 28/6/2005 Thủ tướng Chính phủ 2 Quyết định 68/2002/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng Khoá IX 4/6/2002 Thủ tướng Chính phủ 3 Nghị quyết 15-NQ/TW khoá IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 18/3/2002 Ban CH TW Đảng II. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN Chính sách ngành nghề nông thôn; quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn; công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. 1 Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề 18/4/2007 Bộ NN&PTNT 2 Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ và phát triển ngành nghề nông thôn 18/12/2006 Bộ NN&PTNT 3 Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn 7/7/2006 Chính phủ 4 Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn 24/11/2000 Thủ tướng Chính phủ DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT TCMN: Thủ công mỹ nghệ NDT: Nhân dân tệ CNTT: Công nghệ thông tin XNK: Xuất nhập khẩu PR: Public relations (Quan hệ công chúng) SP&DV: Sản phẩm và dịch vụ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt: 1. Chủ tịch Hiệp Hội XK Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nam trả lời phỏng vấn truyền hình VTV4 – Ngày 03/06/2011 2. Các trang web tham khảo thu thập thông tin chính - http://tuanvietnam.vietnamnet.vn - http://vneconomy.vn - http://www.toquoc.gov.vn - http://vnexpress.net - http://www.sbv.gov.vn - http://tcldxh.vn 3. Giáo trình tham khảo - Quản trị học - Marketing căn bản - Quản trị tài chính - Quản trị chiến lược - Quản trị nhân sự - Quản trị bán hàng - Quản trị sản xuất Đại diện thương mại cho một làng nghề ở Hà Nội Nguyễn Xuân Lập – 0974.283.384 Trang 1/23 1. Giới thiệu kế hoạch kinh doanh 1.1. Xuất phát từ thực tế: Các sản phẩm của làng nghề ở Hà Nội không có tên tuổi, thương hiệu gì cả. Tinh thần tập thể của các làng nghề không cao, vì lợi ích nhỏ của cá nhân mà quên đi cả tập thể, dẫn đến thương nhân càng có cơ hội ép giá. Người nước ngoài đến tận nơi ép giá, mua lại sản phẩm thô (chưa được làm thương hiệu) từ các nghệ nhân, nên mức giá rất thấp. 1.2. Ý tưởng kinh doanh - Xây dựng thương hiệu cho làng nghề chạm khắc đồ gỗ nghệ thuật. - Đại hiện thương mại cho làng nghề. 2. Giới thiệu tổng quan 2.1. Tầm nhìn Trong khoản 5 năm doanh nghiệp sẽ xây dựng được mạng lưới các làng nghề ở Hà Nội, phân phối các sản phẩm của làng nghề ra thế giới. 2.2. Sứ mệnh Đưa các sản phẩm tinh sảo của làng nghề đến với khách hàng, không chỉ là khách hàng trong nước mà còn để khách hàng trên thế giới biết đến. Tạo dựng thương hiệu trên toàn cầu. Không chỉ khôi phục lại những nét văn hóa truyền thống, mà người dân còn có thể sống trên những sản phẩm mà mình làm ra. 2.3. Mục tiêu - Ngắn hạn: Làm thương hiệu cho ngành nghề chạm khắc gỗ, đồ gỗ nội thất cao cấp. Cụ thể là đại diện thương mại cho làng nghề chạm khắc gỗ, làng nghề truyền thống “Thiết Úng” Vân Hà Đông Anh, Hà Nội  Ký kết với làng nghề, đảm bảo đầu vào của sản phẩm từ làng nghề về chất lượng cũng như là số lượng sản phẩm công ty đề ra.  Xây dựng hệ thống website quảng bá sản phẩm làng nghề. Sàn giao dịch trực tuyến các sản phẩm của từng làng nghề (Đa ngôn ngữ).  Lợi nhuận kỳ vọng 30% đến 45% / 01 năm. - Dài hạn  Tổ chức ngày lễ hội làng nghề thường niên.  Xây dựng chương trình truyền hình về làng nghề với thời lượng từ 3 đến 15 phút. 2.4. Các yếu tố quyết định thành công - Sản phẩm là duy nhất do chính tay các nghệ nhân thực hiện. - Nhân sự về XNK có nhiều kinh nghiệm ở thị trường Trung Quốc. - Nhân sự giỏi về CNTT, truyền thông. - Nhân sự lãnh đạo là người dân trong làng nghề “Thiên Úng” - Các yếu tố văn hóa tinh thần ngày càng trở nên có ý nghĩa trong xã hội, nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người là vô hạn. Đại diện thương mại cho một làng nghề ở Hà Nội Nguyễn Xuân Lập – 0974.283.384 Trang 2/23 3. Kế hoạch marketing 3.1. Tổng quan Xây dựng thương hiệu làng nghề, đăng ký tên thương hiệu làng nghề trong nước cũng như quốc tế. Xây dựng Website quảng bá sản phẩm, liên kết với các tổ chức liên quan như Hiệp hội làng nghề Việt Nam…Xây dựng chiến dịch quảng cáo PR cho sản phẩm ở trong nước và quốc tê trên mạng internet. Thiết lập sàn giao dịch trực tuyến các sản phẩm của làng nghề. Xây dựng chiến lược Marketing Mix. 3.2. Phân tích môi trường 3.2.1. Phân tích thị trường Trong môi trường toàn cầu hóa như hiện nay, chúng ta ngày càng có nhiều cơ hội học hỏi cũng như là giao thương hàng hóa thuận lợi, chúng ta ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, sức canh tranh với các nước trong khu vực cũng ngày được nâng cao. Ngành hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Trung Quốc trong số các nước xuất khẩu hàng TCMN ở Châu Á. Tuy nhiên là xu thế các nhà nhập khẩu trên thế giới đang muôn rời bỏ Trung Quốc do chi phí nhân công tăng cao, giá đồng NDT mạnh khiến Trung Quốc kém cạnh tranh hơn và họ chuyển sang Việt Nam tìm kiếm nguồn cung cấp mới. Đây chính là cơ hội để chúng ta có thể nắm bắt và khai thác triệt để vị thế ngành hàng của mình. Bên cạnh đó cũng nảy sinh những thách thức về khan hiếm nguồn nguyền vật liệu cho ngành hàng, lực lượng lao động tay nghề cao còn thua kém trong khu vực. Khi Việt Nam đã hội nhập nhưng việc nắm bắt cập nhật thông tin về giá cả, nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường chưa chính xác, chưa am hiểu văn hóa, thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài cũng là một hạn chế. Đứng trước cơ hộ và thách thức như thế, doanh nghiệp phải tìm hiều và phân tích rõ ràng thị trường, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của các đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó có chiến lược phù hợp để phát triển doanh nghiệp đi lên. 3.2.2. Phân tích PESTEL 3.2.2.1. Các yếu tố chính trị - pháp luật (Political factors) Sự ổn định về chính trị làm nền tảng tốt cho sự phát triển kinh tế trong nước cũng như thu hút đầu tư và thương mại từ nước ngoài. Chính phủ chuyển từ cơ chế can thiệp trực tiếp sang cơ chế điều hành gián tiếp bằng pháp luật thông qua các tác động đến môi trường kinh doanh. Điều này làm cho môi trường kinh tế vĩ mỗ ổn định và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, cải thiện việc gây phiền hà cho các doanh nghiệp. Khung pháp lý cho hiệu lực của hợp đồng vừa mới định hình, còn trong quá trình sửa đổi, việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, bản quyền chưa tốt. Pháp chế về tiền lương, lao động chưa chặt chẽ, nhiều lợi ích của người lao động chưa đảm bảo. Đại diện thương mại cho một làng nghề ở Hà Nội Nguyễn Xuân Lập – 0974.283.384 Trang 3/23 Các chính sách thương mại đang trong quá trình chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình hội nhập với thương mại thế giới. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đối mặt với cách chính sách rào cản bảo hộ có tính quốc gia 3.2.2.2. Các yếu tố kinh tế (Economic factors) Kết thúc năm 2010, lạm phát tại Việt Nam đã vượt ngưỡng hai con số, đạt khoảng 11%. Các nhà phân tích kinh tế nhận định rằng cho dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì biện pháp thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 để chống lạm phát và chính sách tài khóa của Chính phủ sẽ không quá mở rộng như những năm trước, tốc độ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam sẽ khó thể xuống thấp hơn mức thực hiện của năm 2010. Tình trạng khiếm hụt cán cân thương mại năm 2011 vẫn còn cao, tuy sẽ không vượt mức của năm 2010, do những nỗ lực kiềm chế nhập siêu của Chính phủ. Nhập khẩu sẽ được cân nhắc thận trọng hơn do tỷ giá đồng bạc Việt Nam so với đồng USD có giảm đôi chút, tuy nhiên các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối đầu với một thị trường thế giới cạnh tranh quyết liệt, với những đối thủ nước ngoài có quyết tâm hơn và được sự hỗ trợ tốt hơn từ các chính phủ và hệ thống ngân hàng của họ. Đây cũng chính là điểm hạn chế trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và của các sản phẩm làng nghề nói riêng. Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa mới công bố, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự kiến lạm phát của Việt Nam sẽ là 19% năm 2011 và 12,1% năm 2012. Mức tăng trưởng dự báo cho nền kinh tế Việt Nam năm 2011 là 5,8% cùng với lạm phát kỳ vọng 19%. Năm 2012, dự kiến khả năng kiềm chế lạm phát của Việt Nam sẽ tốt hơn, mức tăng giá sẽ trong khoảng 12% và tăng trưởng kinh tế là 6,3%. Thu nhập của người dùng Việt Nam tăng lên rất chậm, cơ cấu hàng hóa mua sắm rất yếu ớt. Nhưng một số bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao lại có sức mua sắm rất cao nên đã nảy sinh sự phân tầng trong thu nhập và mua sắm, sự chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng gia tăng. Chất lượng cơ sở hạ tầng còn yếu kém và đang được cải thiện dần. Mức độ lành nghề của lực lượng lao động tốt nhưng yếu về quản lý. Chi phí cho lao động thấp, chính vì thế mà đã thu hút được đầu tư nước ngoài chuyển hướng sang Việt Nam. 3.2.2.3. Các yếu tố văn hóa – xã hội (Socio-cultural factors) Dân số Việt Nam là dân số trẻ, đây cũng là một lợi thế và dễ hòa nhập vào giao lưu với kinh tế thế giới. Ngành giáo dục được đánh giá cao trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, các trường học chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nền kinh tế và xã hội. Đại đa số người làm trong làng nghề dân trí chưa cao, hoạt động theo tính bầy đàn, đám đông, chưa có lề lối, định hướng rõ rệt nào cả. Trong khi đó xã Đại diện thương mại cho một làng nghề ở Hà Nội Nguyễn Xuân Lập – 0974.283.384 Trang 4/23 hội đang biến đổi rất nhanh theo xu thế phát triển của thế giới, số lượng người giầu có, khả giả đã tăng lên rất nhiều. Nhu cầu không phải là “Ăn chắc mặc bền” nữa mà là “Ăn ngon mặc đẹp”. Nhu cầu xã hội và thị trường luôn luôn cần cái mới, cái đẹp để đáp ứng nhu cầu không giới hạn của con người về sự hưởng thụ cái đẹp, hưởng thụ về mặt tinh thần. Chất lượng sản phẩm (Vật chất) là cái đương nhiên phải đạt được và đã có các tiêu chuẩn qui định của thế giới. Nên để cạnh tranh được và để khách hàng sử dụng sản phẩm của mình thì chúng ta phải đáp ứng được về mặt tinh thần không giới hạn kia của con người. Đó là tạo ra thương hiệu, nhãn mác sản phẩm thật ấn tượng, thật đặc sắc và duy nhất chỉ có ở sản phẩm của chúng ta. Ngoài ra để thâm nhập được vào từng thị trường trên thế giới thì việc hiểu rõ nhu cầu và đặc điểm xã hội của thị trường đó cũng rất quan trọng. Ví dụ như thị trường Trung Quốc có đặc điểm văn hóa, thẩm mỹ và các qui chuẩn xã hội khá tương đồng với Việt Nam. Thị trường Nhật cũng có những nét văn hòa phương đông, nhưng họ lại rất tỉ mỉ, chú ý đến từng chi tiết nhỏ, rất nguyên tắc trong công việc. Đối với thị trường Mỹ và Châu Âu thì khác hẳn họ làm việc dựa trên các tiêu chuẩn, và tuyệt đối tuân theo các định mức tiêu chuẩn đó. Và người ta có nhận xét : “Người Trung Quốc hành động theo duy tình, người Nhật hành động theo duy trí, người Mỹ hành động theo duy lý và người Việt Nam hành động theo duy cảm”. Đây cũng chính là điểm hạn chế của Việt Nam, cứ cảm thấy thế nào là làm thế, không có chiến lược và kế hoạch rõ ràng, tầm nhìn còn hạn chế. Trong những năm trở lại đây ở Việt Nam xuất hiện trào lưu và xu hướng tiêu dùng phong phú và giàu sang hơn. Việc chia sẻ các thông tin trong nền kinh tế cũng như trong xã hội thường bị dấu kín do đó tạo ra rủi ro rất cao khi ra các quyết định. 3.2.2.4. Các yếu tố công nghệ - kỹ thuật (Technological factors) Hầu hết các làng nghề vẫn đang hoạt động tạo ra các sản phẩm thủ công, chưa có sự hỗ trợ nhiều của máy móc nên việc chi phí cho một sản phẩm cao, mất nhiều thời gian. Mà vấn đề đang nóng nhất hiện này là các làng nghề đang làm ô nhiễm môi trường trầm trọng. Việc truyền nghề tại các làng nghề vẫn là cha truyền con nối, chưa ứng dụng CNTT vào việc lưu trữ bảo tồn thông tin làng nghề. Ứng dụng CNTT vào việc quản lý và sản xuất sản phẩm còn hạn chế. Kiến thức về truyền thông và thương mại không có. Ví dụ như xây dựng Website quảng bá sản phẩm, đăng ký thương hiệu sản phẩm… Ảnh hưởng của internet tới sự phát triển của ngành là rất lớn. Làm giảm chi phí giao tiếp, quảng bá sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho phép làm việc từ xa. . Ý TƯỞNG KINH DOANH HA NOI CRAFTS ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI CHO LÀNG NGHỀ THIẾT ÚNG Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐÃ LỌT VÀO TOP 10 TRONG HÀNG NGHÌN Ý TƯỞNG KINH DOANH TRONG. hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, nó giúp việc chỉ đạo và phối hợp các hoạt động kinh doanh được nhịp nhàng, nhờ đó mà doanh nghiệp có những

Ngày đăng: 16/08/2013, 10:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH - Báo cáo TTTN - Quản trị kinh doanh - Top Ý tưởng kinh doanh 2012
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH (Trang 4)
Theo giáo sư Michael E.Porter, mô hình năm lực lượng cạnh tranh giúp các nhà qu ản trị nhận ra các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu - Báo cáo TTTN - Quản trị kinh doanh - Top Ý tưởng kinh doanh 2012
heo giáo sư Michael E.Porter, mô hình năm lực lượng cạnh tranh giúp các nhà qu ản trị nhận ra các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu (Trang 11)
Thực hiện quảng cáo PR, xây dựng hình ảnh sản phẩm qua các kênh quảng cáo như quảng cáo trên internet, trên báo giấy, truyền hình - Báo cáo TTTN - Quản trị kinh doanh - Top Ý tưởng kinh doanh 2012
h ực hiện quảng cáo PR, xây dựng hình ảnh sản phẩm qua các kênh quảng cáo như quảng cáo trên internet, trên báo giấy, truyền hình (Trang 16)
- Mua sóng chương trình truyền hình. (từ năm thứ 3 trở đi, thời lượng khoảng 3 phút)  - Báo cáo TTTN - Quản trị kinh doanh - Top Ý tưởng kinh doanh 2012
ua sóng chương trình truyền hình. (từ năm thứ 3 trở đi, thời lượng khoảng 3 phút) (Trang 18)
4.6. Bảng cân đối lỗ lãi - Báo cáo TTTN - Quản trị kinh doanh - Top Ý tưởng kinh doanh 2012
4.6. Bảng cân đối lỗ lãi (Trang 19)
Từ bảng tính cho ta thấy NPV > 0, kết luận dự án khả thi. - Báo cáo TTTN - Quản trị kinh doanh - Top Ý tưởng kinh doanh 2012
b ảng tính cho ta thấy NPV > 0, kết luận dự án khả thi (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w