Lượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam ĐịnhLượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam ĐịnhLượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam ĐịnhLượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam ĐịnhLượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam ĐịnhLượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam ĐịnhLượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam ĐịnhLượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam ĐịnhLượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam ĐịnhLượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam ĐịnhLượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam Định
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
PHẠM QUỲNH ANH
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Môi Trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi kiến thức nền tảng trong suốt thời gian học tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Viết Thành - người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học, thực hiện và hoàn thành luận văn Đặc biệt, tôi xin chân thành cô thực hiện đề tài “Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhằm phục vụ công tác quản lý về bảo tồn
đa dạng sinh học, nghiên cứu điển hình tại khu vực cửa Ba Lạt, Nam Định” đã tạo điều kiện cho phép tôi được sử dụng số liệu thu thập được trong đề tài để hoàn thành luận văn của mình
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học và thực hiện thành công luận văn này
Luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía Hội đồng chấm luận văn và các thầy
cô trong khoa để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2018
Học viên
Phạm Quỳnh Anh
Trang 4ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là công sức của cá nhân tôi, hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Quỳnh Anh
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4
1.1 Giới thiệu về đất ngập nước và rừng ngập mặn 4
1.2 Tổng quan nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam 7
1.2.1 Các nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới 7
1.2.2 Các nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Việt Nam 11
1.3 Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.4 Rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy 14
1.5 Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn 18
1.7 Địa điểm nghiên cứu 26
1.7.1 Điều kiện tự nhiên 26
1.7.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
2.2 Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 34
2.2.2 Phương pháp giá thị trường 35
2.2.3 Phương pháp chi phí thay thế 35
Trang 6iv
2.2.4 Phương pháp chuyển giao lợi ích 35
2.2.5 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM) 36
2.2.6 Phương pháp chi phí du lịch (Travel cost method - TCM) 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
3.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng rừng ngập mặn và công tác quản lý rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy 42
3.1.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy 42
3.1.2 Công tác quản lý rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy 44
3.2 Phân tích các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 46
3.3 Lượng giá một số giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 47
3.3.1 Giá trị sử dụng 47
3.3.2 Giá trị phi sử dụng 61
3.4 Tổng hợp một số giá trị kinh tế RNM tại VQG Xuân Thủy 67
3.5 Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn 68
3.5.1 Áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn rừng ngập mặn 68
3.5.2 Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của rừng ngập mặn trong các chương trình giáo dục truyền thông 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 7v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
CVM Contingent Valuation Method Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
ITTO International Tropical Timber
Organization
Tổ chức rừng nhiệt đới quốc tế
IUV Indirect Use value Giá trị sử dụng gián tiếp
MRC Mekong River Commission Ủy ban sông Mê kong
RCM Replacement Cost Method Phương pháp chi phí thay thế
TCM Travel Cost Method Phương pháp chi phí du hành
TEV Total Economic Value Tổng giá trị kinh tế
UNEP United Nations Environment
Trang 8vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tổng giá trị kinh tế của HST RNM 18
Hình 1.2: Quy trình đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn 23
Hình 1.3 Bản đồ phân khu chức năng VQG Xuân Thủy 26
Hình 1.4 Bản đồ thổ nhưỡng VQG Xuân Thủy 27
Hình 1.5 Phân bố đất đai tại vùng đệm 28
Hình 3.1 Một số hệ sinh thái huyện Giao Thủy 42
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về RNM 44
Hình 3.3: Bản đồ phân vùng sinh kế VQG Xuân Thủy 47
Hình 3.4:Biến động các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy theo các thời kì: năm 1986, 1995 và 2013 54
Hình 3.5.Bản đồ biến động đường bờ khu vực VQG Xuân Thủy1989 -2003- 2007 55
Hình 3.6: Đường cầu chi phí sử dụng đến tham quan VQG Xuân Thủy 60
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện lý do đưa ra quyết định sẵn lòng trả 62
Trang 9vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng giá trị kinh tế của RNM 19
Bảng 1.2: Lựa chọn phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn 21
Bảng 1.3 Thống kê diện tích các loại đất đai ở vùng lõi VQG 29
Bảng 1.4 Mật độ dân số của 05 xã vùng đệm [37] 31
Bảng 2.1: Các giá trị kinh tế và dự kiến các phương pháp lượng giá giá trị kinh tế rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy 33
Bảng 3.1: Các giá trị kinh tế quan trọng của rừng ngập mặn huyện Giao Thủy 46
Bảng 3.2: Tích trữ cacbon trong cây của đước, trang, bần, sú 51
Bảng 3.3: Khối lượng cacbon hấp thụ bởi rừng ngập mặn 52
Bảng 3.4: Chia vùng khoảng cách của khách du lịch tới VQG Xuân Thủy 57
Bảng 3.5: Số khách tham quan VQG Xuân Thủy theo từng vùng 58
Bảng 3.6: Chi phí trung bình khoảng cách và chi phí thời gian trung bình của du khách của 03 vùng 58
Bảng 3.7: Tổng chi phí du khách sử dụng để tham quan VQG Xuân Thủy 59
Bảng 3.8: Tỷ lệ khách tham quan tính theo số dân của từng vùng 59
Bảng 3.9: Biến động giá vé và lượt khách tương ứng 60
Bảng 3.10: Các mức Bid sử dụng trong nghiên cứu (đơn vị: đồng) 62
Bảng 3.11: Tỷ lệ phần trăm câu trả lời cho các mức Bid (Đơn vị: %) 63
Bảng 3.12: Kết quả ước lượng Turnbull 64
Bảng 3.13: Kết quả hồi quy mô hình logistic 65
Bảng 3.14:Lượng giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn trong 1 năm (đơn vị: triệu đồng) 68
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái giàu tính đa dạng sinh học cả về thực vật, động vật và vi sinh vật (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2001; Kathiresan & Qasim, 2005; Levinton & Levinton, 1995) Hệ sinh thái rừng ngập mặn không chỉ cung cấp nguồn lợi tài nguyên có giá trị như gỗ, củi, thủy hải sản… mà còn có ý nghĩa
to lớn đối với môi trường sống và cuộc sống của người dân ven biển Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển giúp chống xâm thực bởi sóng, gió Ngoài ra những khu rừng này còn là lá chắn rất tốt trong những lúc bão lớn, sóng dữ Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km tính trên phần lãnh thổ đất liền và có diện tích rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới (sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon - Nam Mỹ) (Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam, 2005; Giri et al., 2011) Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là thách thức chung của loài người thì hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò vô cùng quan trọng Rừng ngập mặn mang lại các giá trị và dịch vụ to lớn cho đời sống, là vườn ươm phát triển của thủy hải sản, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất, … Ngoài những giá trị về kinh tế và đa dạng sinh học thì rừng ngập mặn còn giữ vai trò đặc biệt trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu
Tuy nhiên, dưới sức ép của việc phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa như
vũ bão thì hơn 50% diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam mất đi vì con người gây ra Rừng ngập mặn đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang nhiều dạng sử dụng đất khác nhau, trong đó có công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng trên cạn Rừng ngập mặn ở Việt Nam nói chung và rừng ngập mặn thuộc Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nói riêng hiện đang đứng trước nguy cơ bị khai thác
và sử dụng không hợp lý, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới bị suy thoái nặng nề Trong bối cảnh có xu hướng rõ rệt về biến đổi khí hậu, dẫn đến sự gia tăng bão, thiên tai,…thì việc bảo vệ, quản lý tốt rừng ngập mặn ngày càng trở thành vấn đề
Trang 112
cấp thiết Tuy nhiên, bài toán mâu thuẫn giữa lợi ích của việc bảo tồn và phát triển kinh
tế, sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, còn gặp nhiều khó khăn Để có thể bảo vệ rừng ngập mặn một cách bền vững thì những giải pháp đưa ra phải xuất phát từ thực tế địa phương, điều kiện sống của người dân cũng như vai trò của những bên liên quan đến rừng ngập mặn
Vì vậy, đề tài được lựa chọn là: “Lượng giá giá trị sinh thái rừng ngặp mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam Định” Trong nghiên cứu này, vai trò và giá trị của
hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng như hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy sẽ được phân tích, lượng hóa nhằm cung cấp thông tin cho việc xây dựng khuyến nghị cho các hoạt động phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thúc đẩy quản lý tài nguyên thiên nhiên trong khu vực
3 Mục tiêu nghiên cứu:
- Lượng giá được một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam Định
- Đề xuất được một số giải pháp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam Định
4 Nội dung nghiên cứu:
Để thực hiện các mục tiêu trên luận văn thực hiện các nội dung sau:
- Phân tích hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam Định;
- Nhận diện các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy;
- Lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy;
Trang 123
- Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam Định
Khung logic nội dung nghiên cứu của luận văn
Đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái RNM
Xác định giá trị sinh thái RNM tại Vườn Quốc gia
Giá trị sử dụng gián tiếp
Nhóm phương pháp 1
Kết quả lượng giá 2 Nhóm phương pháp 1
Trang 13Luận văn đủ ở file: Luận văn full