Tháng 4 năm 2017 được sự phân công của Khoa để tiến hành làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật môi trường với tên đề tài “Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
ThS Nguyễn Thị Thanh Hương
Nguyễn Hải Triều
1311090661
13DMT01
TP Hồ Chí Minh, Tháng 07/2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
ThS Nguyễn Thị Thanh Hương
Nguyễn Hải Triều
1311090661
13DMT01
TP Hồ Chí Minh, Tháng 07/2017
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐẤT NHIỄM PHÈN VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO Ở XÃ MỎ CÔNG,
HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH
Hội đồng chấm đề tài tốt nghiệp:
Trang 4Tháng 4 năm 2017 được sự phân công của Khoa để tiến hành làm đề tài tốt
nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật môi trường với tên đề tài “Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm phèn ở xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh”, đề tài được điều tra khảo sát tại xã Mỏ Công, huyện Tân
Biên, tỉnh Tây Ninh và tiến hành phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm của Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm và Môi trường, trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Hải Triều, lớp 13DMT01 Khoa Công nghệ sinh học
- Thực phẩm và Môi trường
Điện thoại: 01279442663
Email: haitrieu272@gmail.com
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Nguyễn Hải Triều
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đề tài được hoàn thành theo chương trình đào tạo Kỹ Sư, chuyên ngành Kỹ Thuật môi trường, tại Trường Đại học Công Nghệ (HUTECH) TP Hồ Chí Minh Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Trường Đại học Công nghệ (HUTECH) TP Hồ Chí Minh; Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm và Môi trường, cùng toàn thể các Thầy Cô trong khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đề tài và trong suốt quá trình học tập; Nhân dịp này tôi xin chân thành tỏ lòng
biết ơn đến Cô Nguyễn Thị Thanh Hương - Khoa môi trường, trường Đại học Tôn Đức Thắng và Thầy Lê Thanh Quang - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ đã
tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này
Cũng qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Trung Dũng, phụ
trách phòng thí nghiệm của Khoa đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè lớp 13DMT01, cũng như
người thân đã luôn động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Trang 7MỤC LỤC
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 Mục tiêu của đề tài 3
1.1 Mục tiêu chung 3
1.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Nội dung nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp điều tra và thu thập mẫu đất 3
4.2 Phương pháp phân tích mẫu 4
5 ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
7 BỐ CỤC LUẬN VĂN 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 6
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 6
1.2 Tài nguyên thiên nhiên 7
1.3 Tài nguyên nhân văn 9
1.4 Thực trạng môi trường 9
1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội 10
1.5.1 Thực trạng phát triển kinh tế 10
1.5.2 Thực trạng phát triển xã hội 11
1.6 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng 12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT PHÈN, MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐẤT PHÈN 14
2.1 Giới thiệu chung về đất phèn 14
2.1.1 Định nghĩa đất phèn 14
Trang 82.1.2 Quá trình hình thành đất phèn 14
2.1.2.1 Những nhân tố cấu thành chất phèn 16
2.1.3 Phân bố và nghiên cứu đất phèn 17
2.1.3.1 Trên thế giới 17
2.1.3.2 Ở Việt Nam 18
2.1.4 Phân loại đất phèn 22
2.1.4.1 Phân loại theo nhân dân vùng đất phèn 23
2.1.4.2 Phân loại đất phèn theo Việt Nam 24
2.1.4.3 Những nghiên cứu về phân loại đất phèn 26
2.1.5 Những nghiên cứu về tính chất của đất phèn 27
2.1.6 Nghiên cứu cải tạo và sử dụng đất phèn 29
2.1.7 Độc chất trong đất phèn 31
2.1.7.1 Khái niệm chung về độc chất trong đất phèn 31
2.1.7.2 Các loại độc chất trong đất phèn 31
2.1.7.3 Biến động độc chất trong đất phèn 34
2.2 Ô nhiễm môi trường vùng đất phèn 34
2.2.1 Ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn 34
2.2.2 Môi trường vùng đất phèn 35
2.2.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn 39
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1 Vật liệu và phạm vi nghiên cứu 42
3.2 Nội dung nghiên cứu 42
3.3 Phương pháp nghiên cứu 42
3.3.1 Phương pháp điều tra và thu thập mẫu đất 42
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu 43
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thống kê 45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46
4.1 Hiện trạng của từng mô hình và kết qủa phân tích 46
4.1.1 Hiện trạng của mô hình đất hoang hóa 46
Trang 94.1.2 Hiện trạng của mô hình đất trồng lúa 46
4.1.3 Hiện trạng của mô hình đất trồng mì 47
4.1.4 Kết quả phân tích và đánh giá 49
KẾT LUẬN, KẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO 55
Kết luận 55
Kiến nghị 55
Biện pháp cải tạo 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Tiếng việt 59
PHỤ LỤC 1……… ……….63
PHỤ LỤC 2……….……… ……… ……… 63
PHỤ LỤC 3……….………… …… …64
PHỤ LỤC 4……… …….…65
Trang 10DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Bảng đồ đất tỉnh Tây Ninh 4
Hình 1.2: Bảng đồ xã Mỏ Công và khu vực nghiên cứu 7
Hình 2.1: Phân bố Loại đất phèn và diện tích 18
Hình 2.2: Tổng diện tích bao loại đất phèn ở ĐBSCL 19
Hình 2.3: Thực vật trước khi hình thành đất phèn ( ở rừng Đước và rừng Tràm) 36
Hình 2.4: Thực vật chỉ thị vùng phèn 38
Hình 3.1: Dùng khoan để lấy mẫu Hình 3.2: Dùng túi nylon để đựng mẫu 43
Hình 3.3: Phân tích Mùn và Nhôm tại PTN Hutech 44
Hình 4.1: Hiện trạng ở mô hình đất hoang hóa 46
Hình 4.2: Hiện trạng ở mô đất trồng lúa 47
Hình 4.3: Hiện trạng ở mô đất trồng khoai mì 48
Biểu đồ 4.1: Độ chua của đất……… …… ………51
Biểu đồ 4.2: Hàm lượng dinh dưỡng của đất……… ……… 51
Biểu đồ 4.3: Hàm lượng độc chất của đất ……… ……….51
Biểu đồ 4.4: Tỷ trọng của đất……….……… ……….51
Biểu đồ 4.5:Thành phần cơ giới của đất……… ……….51
DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu 44
Bảng 4.1: Kết quả phân tích hiện trạng đất hoang hóa 49
Bảng 4.2: Kết quả phân tích hiện trạng đất trồng lúa 49
Bảng 4.3: Kết quả phân tích hiện trạng đất trồng mì 50
Trang 11MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất là động lực phát triển của
xã hội Việt Nam là một nước đang phát triển, với đặc điểm là một nước có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghệp với tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm khoảng 70% cho thấy vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Sau nhiều năm đổi mới, từ một nước phải nhập khẩu lương thực, đến nay Việt Nam không những có đủ lương thực tiêu dùng mà còn trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo Để làm được điều đó là do có một cơ chế chặc chẽ giữa cơ chế, chính sách của nhà nước, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất và sự lao động cần cù, sáng tạo của người lao động Để nền nông nghiệp phát triển bền vững, thì vấn đề sử dụng và cải tạo đất là hết sức quan trọng Ngoài những mặt đã đạt được, ngành nông nghiệp cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề liên quan đến chất lượng đất, cải tạo đất Trong đó việc nghiên cứu, cải tạo đất phèn để có thể đưa vào sử dụng các diện tích đất này nhằm tận dụng tối đa diện tích canh tác đang được quan tâm hàng đầu Việt Nam là một trong những nước có diện tích đất phèn rộng lớn trên thế giới Đất phèn tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất phèn cả nước Sau đồng bằng sông Cửu Long là miền Đông Nam Bộ, rồi đến đồng bằng sông Hồng có diện tích ít nhất trong cả nước Diện tích đất phèn hàng triệu héc ta, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ Muốn cải tạo đất phèn để đưa vào sản xuất, ta phải tìm hiểu nguồn gốc, sự phân bố, phân loại, biết được động vật, thực vật sống trên đất phèn; hiểu rõ
về mặt lý tính, hóa tính, những độc chất và sự biến động phức tạp của độc chất để từ
đó tìm ra hướng sử dụng tốt nhất, tiết kiệm được tối đa nguồn nhân lực trong công tác thủy lợi, khai hoang mở rộng diện tích, tiết kiệm được vật tư, phân bón, thuốc
Trang 12Ở Việt Nam có khoảng 3 triệu hecta đất bị nhiễm mặn và phèn, chiếm khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp (6,9 triệu hecta, 1996) trong đó đất phèn gần 2 triệu hecta và đất mặn khoảng 1 triệu hecta Việc khai khác phần diện tích này một cách
có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp ngày càng trở nên cấp bách
và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân
Tây Ninh thuộc khu vực Đông Nam Bộ là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng phẳng Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng thấp, sắc thái của vùng đồng bằng.Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau, có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỷ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây lúa nước đến cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả các loại Đất đai Tây Ninh có thể chia làm 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau, trong đó đất phèn chiếm tỷ lệ tương đối cao đang được đặc biệt quan tâm
Tân Biên là một trong những huyện thuộc tỉnh Tây Ninh có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất, vì vậy vấn đề cải tạo đất phèn được nông dân của huyện đặc biệt quan tâm, trong phạm vị của huyện thì xã Mỏ Công có diện tích đất lớn nhất trong tất cả các xã, và hầu hết là đất canh tác nông nghiệp
Xã Mỏ Công là nơi tập trung dân số tương đối đông của huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, kinh tế ngày càng phát triển thì các hoạt động sản xuất của xã ngày càng gia tăng, nhiều hơn và năng động hơn, phát triển thì không ngừng nhưng qũy đất thì hạn chế, do đó việc điều tra, phân tích đánh giá để cải tạo đất phèn để đưa vào sử dụng trong nông nghiệp là rất có ý nghĩa
Cải tại đất phèn là vấn đề khó khăn đối với các nhà khoa học về cải tạo đất của nước ta và nhiều nước trên thế giới Trong những năm gần đây ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đất phèn đã đạt được những thành công nhất định
Nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu phân tích và đánh giá khả năng sử dụng đất
phèn cho Xã Mỏ Công, do vậy chúng tôi chọn đề tài “Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo ở Xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh”
Trang 132 Mục tiêu của đề tài
1.1 Mục tiêu chung
Phân tích thành phần lý hóa học đất phèn trên ba dạng mô hình canh tác (đất trồng lúa nước, đất trồng mì và đất bị nhiễm phèn khó canh tác đối chứng) tại xã
Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh nhằm đưa ra hướng đề xuất cải tạo và phục hồi
1.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định mức độ biến động về thành phần dinh dưỡng (N, P, K tổng số, dễ tiêu), hàm lượng mùn, độ chua của đất và nồng độ một số độc tố chính trong đất phèn (Al3+, Fe2+, SO42-) trên các dạng mô hình canh tác của khu vực nghiên cứu Xác định mối tương quan giữa các đặc tính lý hóa với các dạng hô hình canh tác, đề xuất giải pháp và hướng cải tạo đất phèn tại khu vực nghiên cứu
3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần phải thực hiện những nội dung sau:
- Phân tích hàm lượng dưỡng (C, N, P, K) và nồng độ của một số độc tố chính (Al3+, Fe2+, SO42-) và độ chua của đất trên các ba dạng mô hình hiện có tại khu vực nghiên cứu
- Phân thành phần vật lý đất tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng đất nhiễm phèn, so sánh sự chênh lệch các chỉ tiêu trong đất của các nhóm đất được phân tích
- Phân tích, đánh giá tiềm năng của ba dạng mô hình hiện có tại khu vực nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điều tra và thu thập mẫu đất
Dựa theo báo cáo của Phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền Nam về điều tra bổ sung chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000 các tỉnh vùng Đông Nam Bộ cho quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Tây Ninh, năm 2004
Trang 144.2 Phương pháp phân tích mẫu
Mẫu sau khi lấy về được thực hiện theo các qui trình phòng thí nghiệm Phương pháp phân tích đất dựa theo hướng dẫn thực hành phân tích đất của TS.Thái Văn Nam, Đại học Kỹ thuật công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, tài liệu hướng dẫn phân tích của trung tâm thông tin và đất quốc tế (International soil reference and
information centre, ISRIS/FAO tác giả van Reeuwijk,1995) và sổ tay hướng dẫn
phân tích đất nước và cây trồng, nhà suất bản nông nghiệp, 1996 Mẫu được phân tích tại Phòng thí nghiệm của trường và phòng thí nghiệm - Bộ môn sinh thái môi trường- Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ,
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thống kê
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê và xử lý số môi trường
Sử dụng phần mềm Excel 7.0 để tính toán và xử lý số liệu ANOVA
5 ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: đất nông nghiệp, mà cụ thể là đất bị nhiễm phèn tại xã
Mỏ Công trên 3 hiện trạng: Đất bị bỏ hoang, đất trồng mì và đất trồng lúa
Hình 1.1: Bảng đồ đất tỉnh Tây Ninh
Trang 15- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại khu vực xã Mỏ Công, đây là xã đặc trưng cho vùng đất nhiễm phèn, khảo sát và lấy mẫu tại mỗi hiện trạng là 3 lần lặp lại trên 3 tầng đất,
- Mẫu đất phân tích để đánh giá đất nhiễm phèn được lấy trên tầng phát sinh của đất, nằm trong khoảng từ 0 - 15cm, 15 - 45cm và 45 - 100cm Tổng số mẫu cho 3 hiện trạng là 09 mẫu
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xây dựng cơ sở đánh giá hiện trạng và sử dụng đất, đề xuất định hướng biện pháp cải tạo đất để sử dụng hợp lý và hiệu quả đất tại khu vực nghiên cứu
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu giúp cho địa phương có cơ sở phục vụ cho công tác cải tạo và sử dụng đất, đề ra các giải pháp sử dụng đất hợp lý và hiệu quả
7 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tài liệu
Chương 2: Tổng quan về đất phèn, môi trường và vấn đề nhiễm phèn ỏ khu vực nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ
HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Tây Ninh nằm ở phía tây vùng Đông Nam bộ với diện tích tự nhiên: 402.817 ha (chiếm 17.15% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ) Đặc biệt có đường ranh giới phía đông và đông nam giáp TP Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại và dịch vụ lớn vào bậc nhất nước ta, đồng thời cũng là một thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi được xem là vùng kinh tế động lực của quốc gia Gồm có 8 huyện và 1 thành phố, Tân Biên là huyện biên giới nằm ở phía bắc tỉnh Tây Ninh, phía đông giáp huyện Tân Châu, phía nam giáp huyện Châu Thành
và thành phố Tây Ninh, phía bắc và tây giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 90km Có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế mậu biên, đông lực để phát triển thương mại dịch vụ, vùng sản xuất cây công nghiệp và nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh
Tọa độ của huyện 11°35′14″ Vĩ Bắc, 105°57′53″ độ kinh Đông, huyện có 1 thị trấn và 9 xã Xã Mỏ Công nằm về phía Tây Bắc của Huyện và được thành lập vào năm 1986
Xã Mỏ Công nằm ở tọa độ 11°27′33″ Vĩ Bắc, 106°2′32″ độ kinh Đông
- Phía Bắc và Tây giáp xã Tân Phong,
- Phía đông giáp với xã Tân Hưng thuộc huyện Tân Châu,
- Phía Nam giáp với xã Trà Vong huyện Tân Biên
Trang 17Với địa hình cao, ít ô nhiễm, tưới tiêu chủ động, có thể lựa chọn thời vụ sản xuất và thu hoạch một số cây trồng (rau, đậu, cây ăn quả ), trong lúc nơi khác khó sản xuất được, sẽ có giá trị kinh tế cao và khai thác được lợi thế về thị trường
Đặc trưng địa hình, phù hợp cho việc hình thành các trang trại, xây dựng đồng ruộng luân canh có tưới, xây dựng hệ thống thủy lợi và thực hiện cơ giới hóa phục vụ SXNN trên quy mô khá lớn Tuy nhiên cần chú ý ngăn chặn một cách hữu hiệu tình trạng rữa trôi, xói mòn đất ở địa hình cao và chống ngập úng cho vùng đất thấp
Trang 18Tương đối ôn hòa, chia thành hai mùa rỏ rệt mùa mưa và mùa khô Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Nhiệt độ tương đối ổn định, với nhiệt độ trung bình năm 26 -
27 0C và ít thay đổi
Tài nguyên nước toàn tỉnh
Nước mặt: Tỉnh Tây Ninh thuộc lưu vực của 2 con sông chính là Sài Gòn và sông
Vàm Cỏ Đông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, có tổng lượng nước 31 tỷ m3/năm, cho phép xây dựng các công trình thủy lợi khai thác nguồn nước mặt phục vụ phát triển
nông nghiệp nông thôn
Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ vùng núi Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, tổng chiều dài 280
km, đoạn chảy qua Tây Ninh dài 135 km, diện tích lưu vực tại Thủ Dầu Một là 4.200
km2 Năm 1979 đã xây dựng hồ chứa nước Dầu Tiếng khai thác sử dụng nguồn nước
đa mục tiêu có cao tình mực nước chết là 17 m, dung tích chứa 470 triệu m3, mực nước dâng bình thường 24.4 m, dung tích toàn hồ 1.58 tỷ m3 và dung tích hữu ích là 1.1 tỷ m3 nước
Sông Vàm cỏ Đông: Bắt nguồn từ Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dài 220 km, đoạn chảy qua Tây Ninh dài 151 km, chiều rộng trung bình 80 - l00m Mùa mưa dòng chảy chiếm tới 80% tổng lượng nước cả năm, còn mùa khô, tháng kiệt nhất, tại Gò Dầu Hạ tần suất 75% chỉ đạt 10m3/s
Xã Mỏ Công có hệ thống các con kênh được cung cấp từ hồ Dầu tiếng giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản Nguồn nước ngầm phân bố rộng khắp trên địa bàn của xã, đãm bảo cho sản xuất và chất lượng đời sống của người dân
Nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Sài Gòn cung cấp về các con kênh, mương đã được xây dựng, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho sinh hoạt
Nước ngầm: Nước ngầm tầng sâu ở Tây Ninh được đánh giá ở mức trung bình, theo
kết quả khoan khai thác của Trung tâm nước sạch nông thôn thì nước ngầm có chất lượng đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt Ngoại trừ phần giáp Campuchia của
Trang 19Trảng Bàng, Bến cầu, tầng nước ngầm xuất hiện ở độ sâu > 100 m mới có thể sử dụng được, còn ở tầng < 100 m dễ bị nhiễm sắt
Do hồ Dầu Tiếng tạo ra áp lực nước hồ chứa cho vùng sau đập và xung quanh hồ cùng với lượng nước thấm từ kênh dẫn, đã tạo ra nguồn nước ngầm tầng nông khá dồi dào nhưng có thể gây hại cho những vùng thấp Nhìn chung chất lượng nước tốt có thể phục vụ cho SXNN và sinh hoạt của con người
Tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng có vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt là chức năng phòng hộ và có giá trị về cảnh quan môi trường, lịch sử - văn hóa Động vật dưới tán rừng có một
số loài quý hiếm như: Khỉ, voọc, sóc, và một số loài chim thú quý hiếm…
Tài nguyên khoáng sản:
Theo tài liệu kết quả thăm dò, khảo sát của ngành địa chất thì trên địa bàn có các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như: cao lanh, đất sét, cuội sỏi…
1.3 Tài nguyên nhân văn
Nguồn lực: Số người trong độ tuổi lao động khá cao, nguồn nhân lực dồi dào,
nhưng chủ yếu làm nông nghiệp Cộng đồng dân cư xã với nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Khơme… Và có nhiều tôn giáo khác nhau: Cao đài, Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo… Tạo nên nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng, phong phú mang
đậm bản sắc dân tộc Việt Nam
1.4 Thực trạng môi trường
Môi trường đất: Chất lượng đất có dấu hiệu nhiễm phèn làm ảnh hưởng đết chất lượng của đất cũng như việc canh tác các loại cây trồng
Môi trường không khí: Chất lượng môi trường không khí trên đia bàn cơ bản chưa
bị ô nhiễm SO2, NO2, CO, bụi và Pb
Thu gom xử lý chất thải rắn: Hiện tại 100% rác thải sinh hoạt ở chợ và các hộ dân sinh sống ven trục đường chính được thu gom, vận chuyển về bãi rác tập trung
Trang 201.5 Điều kiện kinh tế - xã hội
Nông nghiệp:
Trồng trọt: Gía trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn được duy trì ổn định qua các
năm, các loại cây trồng thay đổi liên tục theo mùa rất đa dạng Về mặt sản lượng và phạm vị được duy trì ổn định, máy móc thiết bị phục vụ canh tác ngày càng được cải tiến hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành
Cây mì nhờ được giá đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên người dân tận dụng diện tích đất trồng lúa, mía không hiệu quả để chuyển qua trồng mì
Tình hình sâu bệnh: Do ảnh hưởng của thời tiết, các đợt nắng nóng gay gắt và
những tháng chuyển mùa, tình hình dịch bệnh trên các loại cây trồng phát sinh gây hại chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng cây trồng; tập trung chủ yếu ở bệnh rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh bọ trĩ trên cây lúa; bọ phấn, sâu xanh, thán thư, … trên cây rau các loại Riêng cây mì thời tiết tiếp tục khô hạn và nắng nóng thuận lợi cho các đối tượng thuộc nhóm côn trùng chích hút gia tăng Cụ thể, bệnh rệp sáp bột hồng Đến nay diên tích mì bị nhiễm bệnh đã được khống chế
Trang 21Tình hình thị trường: giá cả thị trường nhìn chung được đảm bảo ổn định, không xảy ra biến động lớn, không xảy ra tình trạng đầu cơ, tạo sốt ảo để nâng giá hàng hóa tùy tiện
1.5.2 Thực trạng phát triển xã hội
Dân số trung bình của xã năm 2015 là 10.044 người Tốc độ tăng dân số trung bình trong 5 năm dao động ở mức 0.9 - 1.1%/ năm (thống kê huyện Tân Biên, 2015)
Giao thông: Với nguyên lý đường giao thông đi đến đâu thì vốn, tri thức, hàng hoa,
văn minh đi đến đó và nghèo đói bị đẩy lùi Nhưng đầu tư cho cầu đường tốt thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật cao, do đó xã vẫn chưa đáp ứng được tốt vấn đề vận tải hàng hoa trong bối cảnh KTTT Với SXNN, những năm qua phát triển được là nhờ
giao thông đường bộ, nhưng vẫn còn vài vấn đề cần phải nghiên cứu thêm
Các tuyến đường giao thông trong xã đang ngày càng mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân
Thủy lợi: Hồ chứa, hệ thống kênh tưới: phân bố đồng đều mật độ tương đối nhiều,
Phục vụ tưới hầu hết các cánh đồng trên địa bàn Hệ thống được kiên cố hóa, cùng với hệ thống mương thoát nước
Ngoài ra, còn mở rộng sản xuất sang nhiều lĩnh vực khác như thúy sản, chăn nuôi, cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, hạn chế rủi ro do biến động khí hậu, góp phần cải tạo, bảo vệ MTST
Điện: Hệ thống điện trên địa bàn xã đã được quan tâm đầu tư và phát triển khá đồng
bộ Hệ thống lưới điện trung thế đã đến 100% các ấp của xã Mỏ Công, với chất lượng điện đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã
Bưu chính - viễn thông: Hiện nay trên địa bàn xã có 01 bưu điện văn hóa xã, hệ thống mạng internet ngày càng được đầu tư xây dựng và phát triển mạnh
Giáo dục và đào tạo: Tính đến năm 2017, trên địa bàn xã có tổng số 06 trường
thuộc 4 cấp học, trong đó: 02 trường mẫu giáo - mầm non, 02 trường tiêu học, 01 trường trung học cơ sở, 01 trường trung học phổ thông Hầu hết các trường học trên
địa bàn xã được xây dựng với quy mô nhỏ
Trang 22Nhìn chung, hệ thống trường, lớp và cơ sở vật chất của từng bậc học, cấp học tiếp tục phát triển đều khắp trên địa bàn xã với các loại hình trường đáp ứng được nhu cầu học tập Việc đầu tư kiên cố hóa, lầu hóa và đạt chuẩn quốc gia được thực hiện tốt
Y tế: Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích
cực, cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở y tế đã từng bước được đầu tư, phục
vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân
Văn hóa - Thông tin - Thể dục thể thao: Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”, xây dựng xã lành mạnh không có tệ nạn xã hội được cả hệ thống chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo lồng ghép vào nhiều phong trào thi đua, được
đa số nhân dân đồng thuận và hưởng ứng
1.6 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
Đối với đất của xã Mỏ Công thì được chia làm ba nhóm chính: Đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng Trong 3 nhóm đất trên thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, thứ hai là nhóm đất phi nông nghiệp và cuối cùng là nhóm đất chưa sử dụng
1) Nhóm đất nông nghiệp
Bao gồm 6 nhóm chính: 1 Đất trồng lúa, 2 Đất trồng cây hàng năm, 3 Đất trồng cây lâu năm, 4 Đất rừng phòng hộ, 5 Đất rừng đặc dụng, 6.Đất nông nghiệp khác Trong nhóm đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm (lúa, mì, ngô…) là có diện tích cao nhất, tiếp đến là đất trồng cây lâu năm chủ yếu là cao su, tràm… tập trung phần lớn ở ranh giới giáp với xã Tân Phong Sau đất trồng cây lâu năm là đất rừng trung chủ yếu ở phía Tây của xã, có nhiều loại cây gỗ quý và lưu giữu được nhiều loài động vật hoang dã Có diện tích thấp nhất là nhóm rừng phòng hộ…
2) Nhóm đất phi nông nghiệp
Bao gồm 8 loại sau: 1 Đất có mặt nước chuyên dung, 2 Đất an ninh, 3 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, 4 Đất ở tại xã, 5 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, 6 Đất sinh hoạt cộng đồng, 7 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng và 8 Đất phi nông nghiệp khác,
Trang 23Trong nhóm đất phi nông nghiệp thì nhóm đất ở tại xã, phân bố rộng khắp địa bàn
xã, đứng thứ hai là nhóm đất có mặt nước chuyên dùng, tập trung phần nhiều ở các cánh đồng Và thấp nhất là nhóm đất xây dựng trụ sở cơ quan
Tóm lại hiện trạng sử dụng đất của xã tương đối hợp lý so với quy hoạch của chính quyền xã đề ra, tính đến thời điểm hiện tại thì cơ cấu kinh tế chủ yếu của xã là nền kinh tế nông nghiệp Do địa bàn có địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp
Trang 24CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT PHÈN, MÔI TRƯỜNG VÀ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐẤT PHÈN 2.1 Giới thiệu chung về đất phèn
2.1.1 Định nghĩa đất phèn
Nhóm đất tên theo phân loại của FAO là Thionic Fluvisols là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến trình sinh hóa xảy ra là axid sulfuric được tạo thành hoặc sẽ sinh ra với một số lượng có ảnh hưởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất (Pons, 1973)
Đất phèn có nơi gọi là đất “chua mặn” Trên thực tế sản xuất nhân dân Miền Nam quen gọi là “đất phèn” Trên thế giới đất phèn được gọi bằng một cái tên sau đây: Van Der Spek (1950) gọi là “catclays”, muốn chỉ đất chua, có tầng sulphate sắt hay sulphate nhôm, có những đốm vàng trong tầng phẫu diện
Edelman và Vastaveren (1956) lại gọi là “mudclays”, ý muốn nói tầng đất này chứa nhiều sét bùn, chua, có “chất nhờn”
Ngoài ra, còn gọi là đất “daroxite”, chỉ rằng, trong các tầng đất phèn màu “vàng trấu” hay “vàng rơm” của phức chất KFe3(SO4)2(OH)6 Hoặc có tác giả còn gọi là đất “thiosol”, muốn chỉ rằng trong đất có nhiều lưu huỳnh hay sulphat, hay còn gọi
là đất “acid sulphuric soils”, muốn chỉ rằng trong đất chua vừa có nhiều hữu cơ dạng gần giống nhau than bùn và nhiều acid sulphuric, củng có tác giả còn gọi đất phèn là “strong acid sulphate soil of salty fields” để chỉ những cánh đồng lúa giàu acid sulphuric và mặn ven biển
Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất mặt Đất thường bị gley hóa mạnh
ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S
2.1.2 Quá trình hình thành đất phèn
Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sulphate (SO42-) và có độ pH rất thấp chỉ khoảng 2 - 3, lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42- rất cao Phèn được sinh ra có thể do nguyên nhân oxy hóa phèn tiềm tàng tại chỗ để tạo thành axit H2SO4 hoặc cũng có thể do nước phèn đi từ nơi khác gây nhiễm phèn cho môi trường đất Theo Đào Xuân Học và Hoàng Thái Đại (2005), sự hình thành đất phèn là kết quả của sự tích
Trang 25tụ FeS và FeS2 (Pyrite) trong điều kiện đất ngập nước, ở đất chứa nhiều chất hữu cơ, sulphate, sắt, nhôm Đất phèn được hình thành ở vùng nước lợ hoặc ở vùng biển cũ
và có sự tham gia của vi sinh vật, trải qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Ion SO42- bị khử trong điều kiện thiếu oxy, có sự tham gia của vi sinh vật yếm khí, trong giai đoạn này cần phải có đầy đủ hữu cơ để làm nguồn thức
ăn cho vi sinh vật
Giai đoạn 2: Tiếp đến là phản ứng giữa H2S với sắt (Fe) có trong đất để tạo thành FeS2 Giai đoạn này nếu có đủ Canxi (Ca) thì không sinh ra phèn, nhưng nếu thiếu Ca thì phản ứng tiếp tục ở giai đoạn 3
Giai đoạn 3: Nếu có oxy xâm nhập quá trình oxy hóa FeS2 sẽ xảy ra để tạo thành FeSO4 và H2SO4 theo phản ứng : 2H2O + 2FeS2 + 7O2 → 2FeSO4 + 2H2SO4
Giai đoạn 4: Sau khi FeSO4 và H2SO4 được hình thành, nếu tiếp tục quá trình oxy hoá thì sulphate sắt III và nhôm được hình thành theo các phản ứng sau:
4FeSO4 + 2H2SO4 + O2→ 2Fe2(SO4)3 + 2H2O
Fe2(SO4)3 + 6H2O → 2Fe(OH)3 + 3H2SO4
Al2O3SiO2 + 3H2SO4→ Al2(SO4)3 + SiO2.3H2O
Trong bài viết về “Đất phèn và lúa” trình bày tại hội nghị “Đất và lúa” tại viện Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Pons và VanBreeman (1977) đã đưa ra nguồn gốc đất phèn trên quan điểm của Moormann và xác định rằng có hai loại đất phèn chính: đất phèn tiềm tàng và đất phèn cố định (Trích từ Đào Xuân Học và Hoàng Thái Đại, 2005) Theo Breemen (1993); Nguyễn Mỹ Hoa và ctv (2004) đã chỉ ra rằng đất phèn là nguồn phóng thích kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước, khi đất phèn tiềm tàng tiếp xúc với oxy do hiện tượng tự nhiên hoặc do thoát nước nhân tạo, pyrite (FeS2) bị oxy hóa tạo ra axit H2SO4 làm giảm độ pH của đất
Đất phèn tiềm tàng: Sự tạo thành khoáng Pyrite, khoáng vật chiếm 2 - 10%
trong đất, sự lắng tụ pyrite được tạo thành bởi sự khử sulphate thành sunphite, dưới tác dụng của vi sinh vật trong đất phèn, sau đó sunphite sẽ bị oxy hóa từng phần thành sunphua Sự tác động qua lại giữa các ion sắt (II) và sắt
Trang 26thành Pyrite (FeS và FeS2) cần có sulphate sắt, chất hữu cơ đã phân hủy, vi sinh vật
có khả năng khử sulphate trong điều kiện yếm khí và thoáng khí xảy ra luân phiên nhau qua không gian và thời gian
Đất phèn cố định hay còn gọi là đất phèn hoạt tính: Khi đất phèn tiềm tàng
thoáng khí trong một thời gian lâu, khi mà mạch nước ngầm giảm xuống dưới lớp đất chứa Pyrite trong nhiều tuần lễ để có quá trình phèn hóa từ phèn tiềm tàng thành phèn hoạt tính Lớp Pyrite còn ẩm ướt do sự lên xuống thủy triều…và được oxy (O2) thâm nhập thì những hạt Pyrite li ti sẽ bị oxy hóa thành những sulphate Fe (II) (dễ hòa tan) và axit H2SO4 Sự xuất hiện của Fe3+ dưới dạng Fe2(SO4)3 và keo KFe3(SO4)2(OH)6 làm cho đất có màu vàng rơm, khi đã xuất hiện tầng vàng (tầng jarosite) tức là đất phèn chuyển từ phèn tiềm tàng sang phèn hoạt động hay phèn cố định
2.1.2.1 Những nhân tố cấu thành chất phèn
Có nhiều tác giả, nhiều học thuyết và trường phái nói về nguồn gốc của đất phèn Nhưng những nhân tố cấu thành đất phèn ở đồng bằng nước ta có thể nêu ra như sau:
- Sự có mặt với số lượng lớn của lưu huỳnh (S) và hợp chất của lưu huỳnh SO4,
H2S, FeS, FeS2 ở trong đất S được tạo thành trong đất từ 2 con đường:
Con đường thứ nhất: S, SO42- hay các dạng khác của S được tích lũy từ xác động vật đặc biệt là thảm thực vật rừng ngập mặn phổ biến là các loại thực vật Phitophova và Avicermia (các loại sú vẹt) Rừng sú vẹt trong điều kiện nước biển, nước lợ, đã tích lũy nhiều S trong cây, trong rể nhờ một áp suất thẩm thấu 5- 6 at và
bộ rễ khỏe và hệ thống rễ lớn Khi rừng sú vẹt bị phù sa vùi lấp, quá trình phân giải
trong điều kiện yếm khí xảy ra có sự tham gia của vi khuẩn Closdium, Thiobasillus,
Thidans để tạo ra S, rồi các hợp chất của nó là H2S, FeS, FeS2
Tổ cải tạo đất viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam ngâm cây sú vẹt 100 ngày, tăng từ 0% lên 0.72% Điều này chứng tỏ vai trò của cây sú vẹt rất lớn trong nguồn gốc sinh phèn
Trang 27 Con đường thứ hai của sự tạo thành SO42- hay S trong mẫu chất trong nước biển Nước biển xâm nhập vào đất theo nước ngầm hoặc nước mặt Hai con đường này xảy ra liên tục trong nhiều năm
Trong đất có đầy đủ chất hữu cơ làm nguồn thức ăn cho các vi sinh vật yếm khí (Closdium, Thiobasillus, Thidans) là nơi tích lũy các dạng lưu huỳnh trong đất Ở những loại đất có hàm lượng chất hữu cơ nhỏ hơn 1% thì có khả năng hình thành đất phèn
- Sự có mặt với số lượng lớn của sắt hoặc nhôm Nước ta là một nước nhiệt đới, quá trình feralit hóa xảy ra mạnh do đó sắt và nhôm thường có số lượng lớn do quá trình phân hủy keo sét, rửa trôi và tích tụ ở các vùng rừng sú vẹt, vùng biển cạn
Ngoài vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới Châu Á, đất phèn còn xuất hiện ở Guianas, Venezuela, Brazin, Agentina và những vùng ven biển thuộc lưu vực Đông Amazon, một số nước Tây Phi với một diện tích rộng lớn và ở Đông Phi với diện tích ít hơn Con số thống kê về diện tích chưa thật chính xác, nhưng theo Van Breemen, hay
Trang 28theo số liệu Pons và hầu hết đất phèn ở miền tây Moorman thì Tây Châu Phi đã có hơn 7 triệu ha đất phèn, Đông Á trên 5 triệu ha Riêng loại đất phèn tìm tàng của vùng nhiệt đới, theo Kawlec (1973) đã có ít nhất 7.5 triệu ha
Một số đất phèn củng được tìm thấy ở Hà Lan, nơi đất liền thấp hơn cả mặt nước biển, hoặc ở miền Bắc của Ba Lan nhưng đây là những loại đất phèn không điển hình
2.1.3.2 Ở Việt Nam
Có khoảng 2 triệu ha đất phèn chiếm gần 16% diện tích đất phèn trên thế giới, chiếm khoảng 30% diện tích đất canh tác của Việt Nam Diện tích đất phèn được phân bố chủ yếu ở 2 đồng bằng lớn và một ít ở ven biển miền trung Ở miền Bắc có khoảng 200.000 ha đất phèn phân bố ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Hà, Hải Dương
và một số diện tích ở ven biển miền Trung Ở miền Nam có khoảng 1.8 triệu ha đất phèn, phân bố ở cả miền Tây ( Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ)
Đất ở miền đông Nam bộ: Sự xuất hiện đất phèn ở miền đông chủ yếu ở dạng cục
bộ, phần lớn ở dạng tiềm tàng, một phần nhỏ ở dạng cố định và một phần đang chuyển hóa Đất phèn đuộc phân bố ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và
ở thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là vùng Lê Minh Xuân của Thành Phố HCM Theo số liệu của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, diện tích đất phèn ở miền ĐNB được thể hiện ở biểu đồ sau;
Hình 2.1: Phân bố Loại đất phèn và diện tích
Trang 29Đất phèn ở miền Tây Nam Bộ: Hầu hết đất phèn ở Việt Nam tập trung ở miền Tây
Nam Bộ ở ĐBSCL Trừ một số diện tích nằm kẹp giữa sông Tiền, sông Hậu và hai ven bờ sông không bị phèn, phần còn lại của ĐBSCL đều là đất phèn, đất mặn ở 13 tỉnh thuộc ĐBSCL, ta đều gặp đất phèn
Hình 2.1: Tổng diện tích bao loại đất phèn ở ĐBSCL
Ranh giới đất phèn rất khó xác định chính xác, nhưng sơ bộ có thể phân ra một số vùng chính sau:
- Vùng phèn đồng tháp mười: Vùng đồng tháp mười là phần dưới của vùng
ngập lũ kéo dài dọc bờ trái sông Tiền từ Kongpongcham trở xuống QL1A- phía Nam và sông Vàm Cỏ Đông - phía Đông Diện tích toàn vùng trũng là 991.000 ha, trong đó phần thượng lưu nằm trên đất Campuchia là 288.000 ha, phần Đồng Tháp mười chiếm 703.000 ha
Vùng trũng được ngăn cách với sông chính bởi các dòng ven sông (dải đất cao ven sông tự nhiên) kéo dài từ Kongpongcham - nơi địa hình cao từ 10-15m, dến Cao Lãnh còn lại khoảng 2.5 - 3.0m Mặt giồng thượng lưu rộng hàng nghìn mét và thu hẹp dần về phía hạ lưu có nơi chỉ còn vài trăm mét Sau giồng là những vùng trũng Đồng Tháp mười từ biên giới trở về xuôi có dạng hình lòng máng với các thành cao
3 phía: vùng phù sa cổ Hồng Ngự - Tân Hồng (phía Bắc); các giải đất cao ven sông (phía Tây) và vùng dất xám Vĩnh Hưng- Mộc Hóa (phía Đông) Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, nơi thấp nhất là vùng Bắc Dông- BoBo
Trang 30Trước đây khu vực giữa đồng tháp mười là vùng ngập nước quanh năm, trong mùa
lũ nhiều nơi ngập sâu tới 3-5m, khả năng thoát lũ chậm, không bị ảnh hưởng nhiều nước mặn
Đồng tháp mười là ổ phèn lớn nhất ĐBSCL, khoản 40% diện tích đất toàn vùng là đất phèn Đất phèn ở các dạng tiềm tàng, hoạt động và đang chuyển hóa Trong đất
ít hoặc mới xuất hiện tầng Jarosite Diện tích đất phèn nặng phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Đông, BoBo, Chợ Bưng, Tràm Chim, nơi giao thoa của các dòng triều và lũ ở những vùng này vào đầu mùa mưa (tháng 5.6.7 và 8) đường đẳng trị chua (pH=4) chiếm một phần diện tích lớn trong vùng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, môi trường và đời sống của nhân dân
- Vung phèn Tứ giác Long Xuyên: Có dạng một tứ giác, được giới hạn bởi
sông Hậu ở phía đông, Biển Tây ở phía Tây, biên giới Campuchia ở phía Bắc, phía Nam là kênh cái sắn bao gồm diện tích của hai tỉnh Kiên Giang va An Giang, gồm các huyện An Biên, Hà Tiên, Bảy Núi, Hòn Đất… tổng diện tích khoảng 490.000
ha Đây là vùng thường bị ngập nước trong mùa lũ với chiều sâu ngập trung bình 1.5-1.6m Ảnh hưởng chế độ nhật triều và do gần biển nên việc tiêu nước thuận lợi hơn vùng Đồng Tháp mười Trước đây là vùng không có nước ngọt và cạn kiệt trong mùa khô đất ở đây đã chuyển hóa thành phèn hiện tại, tầng Jarosite xuất hiện khá rõ Chương trình thoát lũ ra biển Tây đã có tác động rất tích cực trong việc cải tạo đất phèn Nhiều vùng phèn rộng lớn của Tứ giác Long Xuyên đã được cải tạo, 30.000 ha hoang hóa do bị phèn nặng, phải bán cho công ty Kiên Tài để trồng bạch đàn, nay đã được cải tạo và gieo trồng được 2 vụ
- Vùng đất phèn Minh Hải: Trừ dải đất nằm dọc biển Đông và Vịnh Thái
Lan, đa số đất phèn ở đây nằm dưới dạng than bùn, phèn nhiễm mặn, phèn hiện tại
sự xuất hiện của các loài đất phèn ở đây rất phức tạp do ảnh hưởng của hai chế độ triều khác nhau của biện Đông ( chế độ bán nhật triều) và vịnh thái Lan (chế độ nhật triều) là vùng không có nước ngọt vào mùa khô Chế độ triều và chế độ nước ngọt
đã có tác dộng lớn đến sự phân bố và tính chất của đất phèn vùng này Phèn than
Trang 31bùn phân bố ở rừng tram của u Minh Thượng, U Minh Hạ, Ngoài ra xen kẽ với
phèn tiềm tang dưới rừng đước, rừng tràm
- Vùng đất phèn Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ và Hậu Giang:
Đây là vùng phèn trung bình, phèn mặn xen kẽ giữa các dải phù sat trung tính hoặc gần trung tính Trừ diện tích gần biển bị ảnh hưởng thủy triều và nước mặn, phần lớn diện tích có nguồn nước ngọt dồi dào, việc tiêu thoát cũng thuận lợi, đây là vùng ngập nông và không bị ngập lũ
Đất phèn tìm tàng nông - mặn, ký hiệu là Sp1M, diện tích 50.176 ha phân bố
ở Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh…
Đất phèn tìm tàng sâu - mặn, ký hiệu là Sp2M, diện tích 34.467 ha phân bố nhiều ở Kiên Giang, Cà Mau, ít ở Bến Tre, Trà Vinh
Đất phèn tìm tàng nông, ký hiệu là Sp1, diện tích 54.960 ha phân bố ở Long
An, Tiền Giang, Đồng Tháp…
Đất phèn tìm tàng sâu, ký hiệu là Sp2, diện tích 116.613 ha phân bố ở Long
An, Đồng Tháp…
Đất phèn hoạt động diện tích là 1.178.396 ha chiếm 30% đất ĐBSCL và chiếm 73.64% diện tích đất phèn Đất phèn hoạt động gồm 4 đơn vị đất sau:
1) Đất phèn hoạt động nông - mặn, ký hiệu là Sj1M, diện tích 118.460 ha phân
bố ở Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long
Trang 322) Đất phèn hoạt động sâu - mặn, ký hiệu là Sj2M, diện tich 324.770 ha, hân
bố ở Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long…
3) Đất phèn hoạt động nông, ký hiệu là Sj1, diện tích 192.081 ha, phân bố ở Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang 4) Đất phèn hoạt động sâu, ký hiệu là Sj2, diện tích 543.085 ha, phân bố ở Kiên Giang, Long An, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp
- Nhóm đất phèn thường có hàm lượng hữu cơ khá cao, nhất là loại hình tích lũy hữu cơ có hàm lượng từ 5 - 15% ở tầng mặt và ít thay đổi ở các tầng dưới Đạm tổng số 0.15 - 0.5%, lân tổng số rất thấp, tầng mặt 0.031 - 0.071%, các tầng dưới 0.023 - 0.043%, kali tổng số 1.0 - 1.3%, lân dể tiêu nghèo…
- Đất phèn có chứa nhiều độc tố và rất chua, hàm lượng trung bình các độc tố của tầng phèn Bj như sau: Tầng phèn rõ pH H2O là 2,87; SO3- là 1,59%; SO2-
là 0.25%; Fe2+,+Fe 3+ là 63.04 (mg/100g); Al3+ là 38.59 (mg/100g) Tầng phèn chưa rõ: pH H2O3,25; SO3 1,27%; SO2- 0,25%; Fe2+ , Fe 3+ la2 47.34 (mg/100g);
Al3+ la2 20.72 (mg/100g) Đặc biệt phải chú ý đến các độc tố ở tầng đất mặt trên tầng phèn hoặc trên tầng sinh phèn Thường lợi dụng mưa hoặc thủy lợi để rửa phèn,
hạ phèn
2.1.4 Phân loại đất phèn
Phân loại đất phèn là vấn đề rất phức tạp, không chỉ đối với Việt Nam mà cho
cả các nước khác trên thế giới Có nhiều quan điểm và trường phái về phân loại đất phèn Trên thế giới hiện nay có các bảng phân loại Nga, của FAO, cuả Mỹ, của Hà Lan và của Pháp Đồng thời còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng và cải tạo mà người ta phân loại đất phèn theo các cách khác nhau
Đất phèn khi phân bố ở nơi đất thấp, gần biển, thường bị nhiễm nước mặn, qua các
hệ thống kênh rạch và các mạch nước ngầm trong mùa khô Đặc điểm các loại đất phèn được sử dụng trong ngành Như vậy các loại đất phèn tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 2.025.216 ha (chiếm 94.6 % tổng diện tích đất phèn trong cả nước) Riêng đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới hơn 88 % diện tích đất phèn trong cả nước
Trang 33Đến năm 1996, nhóm biên tập bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 theo phân loại định
lượng của FAO - UNESCO thì:
- Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols) có diện tích 1.863.128 ha và được chia
thành 2 đơn vị:
Đất phèn tiềm tàng (Proto - thionic Gleysols) có diện tích 652.244 ha (bao gồm cả đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn)
Đất phèn hoạt động (Orthi - thionic Fluvisols) có diện tích 1.210.884 ha
- Và diện tích đất phèn ở Việt Nam tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau) Trong phân loại đất phèn, thì nhóm đất phèn mà chúng ta sử dụng trên bản đồ theo phân loại của FAO - UNESCO chỉ là cấp đơn vị (soil units) nằm trong 3 nhóm đất: Đất phù sa (Fluvisols), Đất glây (Gleysols) và nhóm đất than bùn (Histosols), như vậy sẽ có các đơn vị đất phèn sau đây:
1) Đất phù sa phèn (Thionic Fluvisols)
2) Đất glây phèn (Thionic Gleysols)
3) Đất than bùn phèn (Thionic Histosols)
2.1.4.1 Phân loại theo nhân dân vùng đất phèn
Phân loại của nhân dân vùng đất phèn vùng Nam Bộ Việt Nam như sau:
Nam Bộ xếp loại đất phèn theo kinh nghiệm sản xuất và đặc trưng hình thái của đất phèn hoặc theo phẫu diện đất phèn:
Phèn nóng: Chủ yếu do sunphate sắt FeSO4, Fe2(SO4)3 tạo thành, ít nhôm và sunphate nhôm Mức độ độc hại loại phèn này ít hơn so với phèn nhôm Trên mặt nước ở ruộng, ở kênh thường có một lớp váng màu vàng Váng vàng này dính vào tay chân khi làm ruộng, thường gây ngứa và dễ gây mục quần áo
Phèn lạnh: Chủ yếu do sunphate Nhôm tạo nên Al2(SO4)3, loại này độc hại hơn phèn nóng Nước trên ruộng và trong kênh mương ở khu vực đất phèn này trong suốt (nhìn thấy đáy kênh mương) Ở những vùng này, trong vụ hè thu, nếu
Trang 34không đủ nước tưới dễ bị xì phèn gây chết lúa và cây cối Các loại động thực vật rất khó sống và phát triển ở vùng này
Phèn đỏ: Một số vùng ở miền tây gọi là phèn đỏ, về bản chất phèn đỏ cũng
như phèn nóng, do Sunphat Sắt và Oxyt sắt ngậm nước gây nên Nước trên ruộng thường có váng vàng đỏ ánh trên mặt Mức độ độc hại không cao
Phèn trắng: Về bản chất phèn trắng giống như phèn lạnh, do Sunphate nhôm
gây nên Ở những vùng phèn nhiều và thiếu nước vào cuối mùa khô, muối
Al2(SO4)3 bốc lên mặt và kết tinh thành những hạt muối tròn có đường kính vài milimet dính với nhau thành từng cụm, khi ẩm thì nhờn trơn, khi khô thì dòn, nhẹ,
dễ vỡ, dễ tan vào nước.Ở những vùng đất phèn xuất hiện loại muối này trên mặt đất vào cuối mùa khô tức là đã đạt đến đỉnh cao của sự độc hại, vào những trận mưa đầu mùa nếu lượng mưa không đủ lớn để rửa trôi và đưa muối này ra những kênh lớn hoặc thấm xuống tầng sâu mà đọng lại ở một số vùng trũng, thấp thì nước rất trong, nhưng rất độc hại Trâu bò, lợn gà uống phải nước này dễ bị chướng bụng và
có thể dẫn đến tử vong
Phèn đen: Những vùng phèn có tầng hữu cơ lẫn lộn với hợp chất phèn
thường gặp ở những vùng trũng hoặc vùng rừng U minh Phẫu diện thường có mầu đen, mức độ phèn phụ thuộc vào môi trường nước xung quang và đặc điểm về nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm Diện tích loại đất này không lớn, mức độ phèn cũng không như loại phèn trắng và phèn lạnh
2.1.4.2 Phân loại đất phèn theo Việt Nam
Sự phân loại này dựa vào hình thái phẫu diện, tính chất lý, hoá học của đất, địa hình, địa mạo, phát sinh học, thảm thực vật, môi trường và năng suất cây trồng Nhìn chung nhóm đất phèn được chia ra các loại sau: loại đất phèn hoạt động, loại đất phèn tiềm tàng, loại đất phèn đang chuyển hoá, loại đất phèn than bùn
- Trong loại đất phèn hiện tại được chia ra:
i Đất phèn nhiều, ii Đất phèn trung bình và ít, iii Đất phèn mặn
- Trong loại đất phèn tiềm tàng được chia:
Trang 35i.Đất phèn có tầng an toàn lớn hơn 50cm, ii Đất phèn có tầng an toàn 30-50cm, iii Đất phèn có tầng an toàn nhỏ hơn 30cm
Với mục đích nêu mức độ an toàn trong quá trình khai thác sữ dụng, người ta phân đất phèn tiềm tàng theo chiều dày lớp đất che phủ trên tầng sinh phèn và gọi là chiều dày của tầng an toàn Chiều dày tầng an toàn càng mỏng thì càng an toàn trong quá trình khai thác,sử dụng Đất phèn tiềm tàng rất rễ chuyển hoàn thành phèn hoạt hoạt
Loại đất đang chuyển hóa: thông thường chúng ta hiểu là đang chuyển hóa từ phèn tiềm tàng sang phèn hiện tại từ phèn ít sang phèn nhiều, song cũng cần phải hiểu them cả chiều ngược của nó tức là đất phèn đang chuyển hóa từ phèn ít sang không phèn, loại này theo Phan Liêu gọi là Đất phèn thủy phân
Loại đât phèn hiện tại: Đất phèn hiện tại, ở nước ta còn được gọi là đất phèn hoạt động chỉ là một khái niệm tương đối, để cho chúng ta hiểu rằng loại đất phèn này đang ở trạng thái hoạt động gây chua, nhưng tương đối ổn định về mặt hàm lượng các độc tố Thường ở những vùng đã canh tác lâu đời hoặc ngập về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, mực nước lên xuống theo thời gian và theo mùa vụ Thực vật chỉ thị là năng ngọt, năng kim, bàng đưng, dứa dại, cú ma và cú cơm
Trong loại đất phèn hiện tại được chia làm 3 loại như sau:
1) Loại phèn ít và trung bình: Hiện nay ranh giới phèn ít và trung bình trong thực tế xác định rất khó khăn nên vẫn xác định là một loại: loại này thường xuất hiện ở địa hình tương đối cao hơn vùng phèn nhiều,gần các sông rạch tự nhiên, có
độ thoát nước nhanh hơn, nằm ở vùng đất phèn nhiều và vùng đất phù sa mới trung tính Như vùng đất gần sông Tiên, sông Hậu, nhưng cách các con sông này một khoản đất phù sa gần trung tính,được bồi hằng năm Như ở Cai Lậy, Cái Bè, Lấp
Vò, Châu Thành A, Châu Thành B, Ô Môn, kế Sách, Hồng Dân, Châu Thành - Vĩnh Long) … ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh có các vùng phèn của Tân Thuận (Nhà Bè), Hóc Môn , Thành Lộc, An Phú, An Lạc, Tân Tạo
Phẫu diện đặc trưng của vùng đất phèn trung bình đến ít cũng được chia ra thành 3
Trang 36hơn, thường ở 40 - 50 cm và độ dày tầng pyrite hoặc hữu cơ mỏng hơn, hoặc xuất hiện sâu hơn Nghĩa là tầng canh tác dày và an toàn hơn Chính vì vậy mà sự bốc phèn (xì phèn) lên mặt đất ít hơn
Xét về măt độc chất của phèn, tầng trên thường có pH = 4.0 - 4.5, hàm lượng Al3+
từ vài 10 - 1000 ppm, SO-2
4 <=0.2% và Fe+2 từ 600 - 1200 ppm Tầng Jarosite pH từ 3.5 – 4.0, lượng SO42- cao hơn các tầng khác (đất tươi) khoảng 0.20 - 0.3%, Al3+ vào khoảng 600-1000 ppm Nhưng nếu ta để đất khô pH sẽ giảm xuống và SO-24, Al3+ sẽ tăng lên, tuy nhiên nhiệt độ tăng giảm không nhiều
Thành phần cấp hạt (thành phần cơ giới) thường là sét, chiếm khoảng 45 - 60%, hàm lượng thịt 15 - 13% và cát khoảng 15 - 30%
2.1.4.3 Những nghiên cứu về phân loại đất phèn
Trên thế giới
Từ trước đến nay đã có nhiều hệ thống phân loại được áp dụng để tiến hành phân loại đất phèn Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới thường sử dụng 2 hệ thống chính: phân loại theo FAO - UNESCO và hệ thống phân loại của Mỹ (Soil Taxonomy)
Hệ thống phân loại của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) - Soil Taxonomy: Có
tầng phèn và tầng chứa vật liệu sinh phèn là hai tầng chẩn đoán để phân loại đất
phèn vào các cấp phân vị đất khác nhau Tầng có chứa vật liệu sinh phèn (Sunfidic Material) và tầng phèn (Sunfudic horizon) được xác đinh bởi các quy định cụ thể về
pH, đốm jarosite, hàm lượng lưu huỳnh tổng số
Phân loại đất theo FAO - UNESCO: là trường phái mang tính chất định lượng
như của Soil Taxonomy nhưng có một hệ thống danh pháp mang tính hòa hợp dễ nhớ và tôn trọng một số tên đất có tính chất cổ truyền (nói lên tính chất chủ chốt của đất) Phân loại đất của FAO - UNESCO dựa vào việc định lượng các tính chất đất, chuẩn đoán, xác đinh đất theo từng nhóm lớn, từng đơn vị đất Hệ thống phân loại của FAO - UNESCO quy định dùng các đặc tính như: glây, phù sa, có tầng mùn…
để phân loại đất phèn vào các nhóm như: đất glây, đất phù sa, đất than bùn… dùng
Trang 37các tầng như tầng phèn (Sunfuric horizon) và tầng chưa vật liệu sinh phèn (Sunfidic Material) để phân loại đất đến cấp đơn vị đất
Đã có rất nhiều nhà khoa học đất trên thế giới áp dụng hướng dẫn của FAO để phân loại đất phèn Điển hình là các nghiên cứu của David Dent, Van Menvoort, Moorman, Pons…
Ở Việt Nam
Phân loại đất phèn Việt Nam theo hệ thống phân loại phát sinh: những nghiên cứu
về đất chu mặn ở phía Bắc Việt Nam nhìn chung đã thể hiện quan điểm phát sinh học rất rõ ràng Trong bảng phân loại sơ bộ đất ở miền Bắc Việt Nam dùng cho sơ
đồ tỷ lệ 1/500.000 (1958), Tôn Thất Chiểu, Vũ Ngọc Tuyên và V.M.Fridland đã xếp đất chua mặn thuộc đơn vị số 15 (đất sú vẹt), số 16 (đất mặn chua) Đến năm
1976 trong bảng phân loại đất toàn quốc, đất phèn được tách thành một nhóm đất riêng trong 13 nhóm đất của cả nước
Phân loại đất phèn ở Việt Nam theo Soil Taxonomy và FAO - UNESCO:
- Lê Quang Trí (1994), cho rằng đất phèn Đồng Bằng Sông Cửu Long được phân
thành 3 nhóm đất lớn: Fluvisols - có đặc tính phù sa, Gleysols - có đặc tính glây,
Histosols - giàu hữu cơ Đơn vị đất thionic: có tầng phèn hoặc vật liệu sinh phèn hay cả hai Các đơn vị phụ đất có thể là Silty, Histy, Sali, Umbri, v.v
- Vũ Cao Thái (1995) đã phân loại đất phèn của Đồng Nai thành 5 đơn vị đất phụ: Endo - Proto Thionic Fluvisols (đất phèn tiềm tàng sâu), Sali - Endo Proto Thionic Fluvisols (đất phèn tìm tàng sâu, mặn), Sali - Epi ProtoThionic Fluvisols (đất phèn tìiềm tàng nông, mặn), Endo - Orthionic Fluvisols (đất phèn hoạt động sâu), Sali - Endo Orthionic Fluvisols (đất phèn hoạt động sâu, mặn)
2.1.5 Những nghiên cứu về tính chất của đất phèn
Trên thế giới
Nhìn chung tất cả các tài liệu khi nghiên cứu về đất phèn đều đưa ra nhận định chung đất phèn thường chua, giàu S, sắt nhôm, nghèo một số chất như lân, Ca Theo Breemen và Pons (1978), đất Sulfaquents và Sulfaqueps có tỷ trọng tầng mặt nhỏ