- Giải thích:
a/ Dựa vào Atlat địa lý Việt nam trang 26 hoặc H33.3 SGK trang 152 ta thấy:
152 ta thấy:
- Sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi lợn và gia cầm khác nhau. Vùng trồng cây lương thực, chăn nuôi lợn và gia cầm phân bố rộng khắp, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và ven các dòng sông (sông Hồng).
- Còn vùng trồng cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở phía Tây.
b/ Giải thích:
Sự phân bố vùng trồng câu lương thực, nuôi lợn và gia cầm, phân bố chủ yếu ở phía Đông, ven biển, ven sông vì đây là khu vực đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng, có đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình, lợn phân bố ven các thành phố lớn.
Nội dung 3:
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Câu 1 : (Trang 60 - Sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý). Trả lời:
* Vị trí địa lý của vùng Bắc Trung Bộ.
- Phía Bắc giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
- Phía Nam giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ. - Phía Tây giáp với Lào.
- Phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ.
* Tên tỉnh: gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế.
Câu 3 : (Trang 60 - Sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý). Trả lời: Hoàn thành bảng sau:
Thế mạnh Tiềm năng Hiện trạngphát triển ý nghĩa
Lâm nghiệp - Khá lớn: + Diện tích rừng + Rừng giàu tập trung chủ yếu ở + Kinh tế: tạo ra nguồn thu nhập
tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng đứng sau Tây Nguyên.
+ Nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim thú có giá trị.
giới Việt - Lào. + Hàng loạt lâm trường hoạt động thực hiện khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ. + Xã hội: tạo việc làm. + Môi trường: bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã giữ gìn nguồn gien.
- Điều hóa nguồn nước.
- Chắn gió bão, không cho cát bay, chát chảy… Nông nghiệp - Vùng đồi trước
núi có thế mạnh về chăn nuôi gia súc trâu bò.
- Đất bazan có diện tích tuy không lớn nhưng là nơi hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
- Trên các đồng bằng phần lớn là đất cát pha thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.
- Đàn trâu có gần 750.000 con = 1/4 đàn trâu cả nước. - Đàn bò có gần 1,1 triệu con chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước. + Cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị.
+ Cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị. + Chè ở Tây Nghệ An. - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Ngư nghiệp Tuy không có các bãi cá lớn, tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển. - Phát triển tất cả các tỉnh, trọng điểm là Nghệ An. - Đánh bắt gần bờ, tàu nhỏ, năng suất thấp.
- Phát triển nuôi thủy sản nước lợ,
nước mặn.
Câu 4: (Trang 61 - Sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý). Trả lời:
* Nhận xét:
- Nhìn chung, diện tích rừng của vùng Bắc Trung Bộ chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích rừng cả nước.
- Năm 2003, diện tích rừng của cả nước là 11974,6 nghìn ha, còn vùng Bắc Trung Bộ là 2308,0 nghìn ha. Bắc Trung Bộ chiếm 20% diện tích cả nước.
Trong đó: Rừng tự nhiên có diện tích 1895,8 nghìn ha chiếm 19,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước. Còn rừng trồng chiếm 19,6% diện tích rừng cả nước.
- Năm 2009: Tổng diện tích rừng của vùng Bắc Trung Bộ là 2764,8 nghìn ha chiếm 21% diện tích rừng cả nước.
Trong đó: Rừng tự nhiên đạt 2110,1 nghìn ha, còn diện diện tích rừng trồng đạt 654,7 nghìn ha.
- Từ năm 2003 đến 2009: Nhìn chung tổng diện tích rừng của vùng Bắc Trung Bộ đều có xu hướng tăng. Từ 2308,0 nghìn ha (2003) phát triển lên 2764,8 nghìn ha (2009). Rừng tự nhiên tuy chiếm diện tích lớn hơn nhưng tăng chậm hơn từ 1895,8 nghìn ha (2003) tăng lên 2110,1 nghìn ha, tăng thêm 214,3 nghìn ha. Còn rừng trồng, tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng tăng nhanh hơn từ 412,2 nghìn ha (2003) tăng thêm 654,7 nghìn ha (2009) tăng thêm 242,5 nghìn ha.
* Giải thích:
Sở dĩ, diện thích rừng của vùng Bắc Trung Bộ tăng nhanh và chiếm diện tích khá lớn so với diện tích rừng cả nước. Vì: Vùng có nhiều tiềm năng để phát triển vốn rừng, rừng có vai trò quan trọng, thực hiện khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ rừng.
Câu 5 : (Trang 61 - Sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý). Trả lời: