Việc thực hiện các chính sách thuế thống nhất và bình đẳng giữa các thànhphần kinh tế đã động viên hợp lý các nguồn thu quan trọng từ nội bộ nền kinh tế,đáp ứng nhu cầu chi NSNN góp phần
Trang 1MỤC LỤC
I LỜI MỞ ĐẦU……….
II NỘI DUNG……….
I Một số vấn đề cơ bản của Luật thuế GTGT………
1 Khái niệm thuế GTGT:………
2 Vai trò của Thuế GTGT:………
II Thực trạng áp dụng luật thuế giá trị gia tăng………
1.Những thành tựu cơ bản trong quá trình áp dụng thuế giá trị gia tăng………
2.Một số đánh giá cơ bản về những tồn tại của hệ thống pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam………
2.1:Những hạn chế của hệ thống pháp luật thuế GTGT hiện hành………
2.2: Một số đánh giá cụ thể về những tồn tại của pháp luật thuế GTGT a Về phạm vi áp dụng thuế GTGT………
b Về căn cứ tính thuế………
c Về phương pháp tính thuế GTGT………
d Về quản lý hoàn thuế GTGT………
e Quy định về địa điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ………
g Cơ chế quản lý và thực hiện công tác quản lý của các cơ quan thuế:………
3.Nguyên nhân của thực trạng trên:………
II Một số giải pháp hoàn thiện luật thuế GTGT ở nước ta………
1 Bối cảnh quốc tế và định hướng kinh tế – xã hội tác động đến xu hướng hoàn thiện thuế GTGT ở nước ta ………
2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện Luật thuế GTGT ………
2.1: Sửa đổi Luật Thuế GTGT phải phù hợp với xu hướng cải cách hệ thống thuế trên thế giới………
2.2: Sửa đổi trên cơ sở các bất cập của pháp luật thuế hiện hành và phải phù hợp với thông lệ quốc tế………
III KẾT LUẬN
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, hệ thống pháp luật thuế từng bước đã được ban hành,
bổ sung và sửa đổi phù hợp với công cuộc cải cách kinh tế và đổi mới quản lý nhànước Việc thực hiện các chính sách thuế thống nhất và bình đẳng giữa các thànhphần kinh tế đã động viên hợp lý các nguồn thu quan trọng từ nội bộ nền kinh tế,đáp ứng nhu cầu chi NSNN góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa pháttriển cũng như đẩy mạnh sản xuất và hoạt động đầu tư…
Thuế GTGT là một loại thuế mới xuất hiện và áp dụng vào thực tiễn ở ViệtNam từ tháng 01/01/1999 nhưng môi trường đầu tư thuận lợi cho các đơn vị kinh
tế, bảo hộ hợp lý và khuyến khích sản xuất trong nước, đặc biệt đối với hàng hóaxuất khẩu, tăng cường hoạch toán trong các doanh nghiệp và góp phần làm cho hệthống luật pháp Việt Nam nói chung và hệ thống luật thuế nói riêng phù hợp vớiluật pháp và thông lệ thế giới Tuy nhiên thuế GTGT là một loại thuế mới, nêntrong quá trình áp dụng không tránh khỏi những khó khăn và còn nhiều thiếu sót,dẫn đến việc thực hiện không đúng, không đầy đủ Luật thuế GTGT mà còn tạo ranhiều kẽ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng rút tiền của NSNN Thực tế này khôngnhững làm cho mục đích chính của Thuế GTGT– nguồn thu quan trọng thườngxuyên cho NSNN - không được đảm bảo mà còn gây ra sự mất bình đẳng giữa cácdoanh nghiệp làm ăn chân chính, thực hiện tốt cho chế độ hóa đơn chứng từ với cácdoanh nghiệp đang lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước để bòn rút của công làmlợi cho mình thì chưa được phát hiện kịp thời và xử lý thích đáng Chính vì lẽ đó
nên chúng em đã chọn đề tài “thực tiễn áp dụng pháp luật thuế GTGT hiện nay”
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và làm bài, dù đã có cố gắng hết sứcnhưng vẫn không tránh khỏi được những thiếu sót, nên chúng em rất mong quýthầy cô đưa ra những nhận xét và đánh giá quí báu giúp cho bài làm được hoànthiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!!!
Trang 3II NỘI DUNG.
I Một số vấn đề cơ bản của Luật thuế GTGT
1 Khái niệm thuế GTGT:
Luật thuế GTGT đầu tiên được thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 tại kỳhọp thứ 11 Quốc hội khoá IX và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
1999 Việc ban hành Luật thuế GTGT để thay thế cho Luật thuế doanh thu theoChương trình cải cách thuế bước II đã được Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủthông qua Trong quá trình triển khai thực hiện, Luật thuế GTGT được sửa đổi, bổsung nhiều lần nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh, phù hợp vớiđiều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật thuế giá trị gia tăng năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtthuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng năm 2005) Luật thuế GTGT sau
9 năm thực hiện đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xãhội của đất nước và đã đạt được những mục tiêu đề ra của cải cách thuế bước II.Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế đang tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ, hội nhậpngày càng sâu hơn, rộng hơn, Luật thuế GTGT năm 1997 và các Luật sửa đổi, bổsung Luật thuế GTGT vẫn còn bộc lộ một số vấn đề cần phải xem xét để tiếp tụchoàn thiện Theo đó, tại kỳ họp khoá XII, kỳ họp thứ 3, ngày 03 tháng 6 năm 2008Quốc hội đã thông qua Luật thuế GTGT 2008 Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhằmđộng viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa,nhận dịch vụ
Điều 2 Luật Thuế GTGT năm 2008 qui định: “Thuế GTGT là thuế thu trên
phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” Vì chỉ tính trên khoảng GTGT thêm của hàng hóa, dịch
vụ ở từng khâu bán hàng, không đánh vào phần giá trị đã chịu thuế ở khâu trước,cho nên cách tính thuế GTGT là rất khoa học và cần thiết đối với phát triển sảnxuất theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phù hợp với yêu cầu hội nhậpquốc tế hiện nay ở nước ta
2 Vai trò của Thuế GTGT:
Thuế GTGT không thu trùng lặp cho nên góp phần khuyến khích chuyênmôn hóa, hợp tác hóa để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,góp phần khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu,vì hàng hóa xuấtkhẩu chẳng những không chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được thoái trảtoàn bộ số thuế GTGT đã thu ở các khâu trước Thuế GTGT được thực hiện thốngnhất và chặt chẽ theo nguyên tắc căn cứ vào hóa đơn mua, bán hàng để khấu trừ sốthuế đã nộp ở khâu trước Vì chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, không tính vàovốn, nên Thuế GTGT đã góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn ra đểđầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế ởnước ta trong thời gian tới Ngoài ra Thuế GTGT được thu tập trung ngay ở khâu
Trang 4đầu tiên là khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu hàng hóa và thu ở mỗi khâu đều cóthể kiểm tra được việc thu nộp thuế ở khâu trước, cho nên hạn chế được thất thu
II Thực tiễn áp dụng luật thuế giá trị gia tăng theo pháp luật hiện hành.
1 Những thành tựu cơ bản trong quá trình áp dụng thuế giá trị gia tăng.
Có thể thấy rằng, mặc dù ra đời muộn và còn khá mới mẻ so với các loạithuế khác song pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay cơ bản đã đáp ứng đượcnhững yêu cầu về lý luận của pháp luật thuế GTGT cả cấu trúc bên trong lẫn hìnhthức biểu hiện bên ngoài Cụ thể, các bộ phận hợp thành của pháp luật thuế GTGT
là tương đối đầy đủ và các nhóm quy phạm pháp luật này được biểu hiện dưới cáchình thức: Luật, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư của các Cơ quan nhà nước cóthẩm quyền
Do điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta đang trong giai đoạn quá độ nên cácquy định cuả pháp luật thuế GTGT luôn tính đến các giải pháp cho phù hợp vớitình hình cụ thể của đất nước nhằm áp dụng tốt nhất thuế GTGT như quy định haiphương pháp tính thuế, mở rộng diện miễn giảm thuế…Chính vì lẽ đó, qua nhiềunăm triển khai thực hiện Luật thuế GTGT đã đạt được một số thành tựu đáng kể màthành tựu bao trùm nhất là đạt được những mục tiêu yêu cầu đặt ra trong Luật thuế
GTGT Cụ thể là:
Thứ nhất, Luật thuế GTGT đã thể hiện được thái độ của nhà nước đối với tính
trung lập của thuế Điều này được thể hiện ở chỗ những quy định của pháp luậtthuế GTGT đã tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa các đối tượng chịu thuế vàđối tượng chịu thuế Các nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế đã được phân chia mộtcách hợp lý và chịu mức thuế suất như nhau giữa các hàng hóa, dịch vụ có cùngmục đích sử dụng Cụ thể, mức thuế suất phổ biến là 10% áp dụng đối với hànghóa, dịch vụ thông thường, mức thuế suất 5% đối với các loại hàng hóa, dịch vụ ưuđãi, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, các sản phẩm thiết yếu, sản phẩmcông nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ công cộng, thuế suất0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Thứ hai, Luật thuế GTGT đã đảm bảo ở mức độ nhất định nguyên tắc công
bằng và tính hiệu quả của hệ thống pháp luật Tính công bằng có biểu hiện rất rõràng thông qua nhưng quy định mang tính phổ biến về đối tượng nộp thuế, cơ sởtính thuế Việc quy định mức thuế suất thấp đối với các mặt hàng thiết yếu tạo chomọi đối tượng đều có khả năng tiêu dùng Đối với những hàng hóa xa xỉ, Nhà nướckhông khuyến khích tiêu dùng đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lại vẫn tiếp tục phảichịu thuế GTGT, đây đồng thời cũng là nhóm hàng hóa, dịch vụ có đối tượng tiêudùng là những người có thu nhập cao Quy định như vậy là nhằm điều tiết thu nhậpcủa các tầng lớp trong xã hội theo nguyên tắc người có thu nhập thấp điều tiết thuếthấp, người có thu nhập cao điều tiết thuế cao, góp phần đảm bảo công bằng xã hội
Trang 5Với việc thực hiện tiêu chí công bằng, thực tiễn cho thấy sự chấp nhận ngày càng
rõ ràng của xã hội đối với loại thuế tiên tiến này
Thứ ba, hệ thống pháp luật thuế GTGT đã tạo cơ sở pháp lý hình thành nguồn
thu ổn định, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí Việctriển khai thực hiện Luật thuế GTGT bảo đảm động viên số thu cho NSNN khônggiảm hơn so với thuế doanh thu, không làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thuNSNN
Thứ tư, pháp luật thuế GTGT hiện hành mở rộng lưu thông hàng hóa và đẩy
mạnh xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế Theoquy định của Luật thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất0% tức là được hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở đầu vào Điều này giúpcho doanh nghiệp xuất khẩu, tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu
và có điều kiện cạnh tranh được với hàng hóa trên thị trường quốc tế
Đặc biệt, luật thuế GTGT đã bước đầu tác động đến công tác quản lý của doanh
nghiệp, tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bản hàng hóa
có hóa đơn chứng từ ở các doanh nghiệp Thông qua việc chấp hành công tác kếtoán, hóa đơn chứng từ của các doanh nghiệp, qua việc kê khai thuế, hoàn thuế,quyết toán thuế đã giúp cho cơ quan chức năng của Nhà nước và cơ quan thuế từngbước nắm được sát hơn tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tăng cường việckiểm trá giám sát đối với doanh nghiệp
Như vậy, việc ban hành luật thuế GTGT thay cho thuế doanh thu là điều hết
sức cần thiết và hợp lý Việc đưa thuế GTGT vào áp dụng tại Việt Nam là địnhhướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là bước đột phá lớn trong công cuộc cảicách tài chính công Sau hơn 11 năm thực hiện cho thấy thuế GTGT đã đi vào thựctiễn cuộc sống, bước đầu việc điều chỉnh của pháp luật thuế GTGT đã đạt đượcnhững hiệu quả nhất định Đặc biệt, việc thực hiện luật thuế GTGT đã có những tácđộng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta, góp phần hoàn thiện hệ thống phápluật thuế, phù hợp với kinh tế thị trường, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế vớicác nước trong khu vực và trên thế giới
2 Những đánh giá về hệ thống pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam
2.1 Những đánh giá tình hình triển khai thực hiện thuế GTGT (sửa đổi năm 2003) ở Việt Nam.
Luật thuế GTGT năm 1997, trong quá trình triển khai thực hiện đã được sửađổi, bổ sung vào những năm đầu nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phátsinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta Luật thuế GTGT đã đi vàocuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế, xã hội của đất nước và đạt đượcmục tiêu đề ra Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật thuế GTGT cònbộc lộ một số hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới:
Trang 6Thứ nhất, về diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT : Luật quy định
28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT Quy định này là phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn của nước ta thời gian qua, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vàcùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một số hàng hoá, dịch
vụ nếu tiếp tục áp dụng không chịu thuế GTGT sẽ không còn phù hợp, gây bất lợicho sản xuất kinh doanh, bởi vì doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các hàng hoá,dịch vụ không chịu thuế GTGT sẽ không được tính thuế GTGT cho người mua,như vậy, toàn bộ số thuế GTGT đã trả khi mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho sảnxuất kinh doanh sẽ không được khấu trừ mà phải tính vào giá thành sản phẩm, từ
đó làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của những hàng hoá, dịch vụ nàytrên thị trường trong nước và quốc tế Do đó, cần rà soát để chuyển sang đối tượngchịu thuế nhằm đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT và tạo thuận lợi hơn cho cơ
sở sản xuất, kinh doanh
Để phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật thuế GTGT quy định một số dịch vụtài chính cụ thể thuộc diện không chịu thuế GTGT nên trong thực tiễn thi hành,cùng với quá trình hội nhập và sự phát triển của thị trường tài chính đã xuất hiệnngày càng nhiều các dịch vụ tài chính mới chưa được quy định trong Luật, như:dịch vụ hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua,bán ngoại tệ, (gọi chung là các dịch vụ tài chính phái sinh) và các giao dịchchuyển nhượng vốn Vì vậy, các dịch vụ tài chính mới này cần được bổ sung vàoLuật để đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện và phù hợp với thông lệquốc tế
Thứ hai, về thuế suất thuế GTGT: Năm 1997, khi ban hành Luật thuế
GTGT , mức thuế suất 5% là mức thuế suất ưu đãi, được áp dụng đối với hàng hoá,dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu củangười dân Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, trước những khó khăn của nềnkinh tế, Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần để đáp ứng yêu cầucủa thực tiễn trong từng thời kỳ, theo đó, diện áp dụng mức thuế suất 5% cũngđược mở rộng và chưa theo đúng nguyên tắc nêu trên Từ đó dẫn đến doanh nghiệpsản xuất, kinh doanh một số hàng hoá, dịch vụ ở mức thuế suất này không nhữngkhông phải nộp thuế mà còn được hoàn thuế từ NSNN Luật thuế GTGT vừa quyđịnh chi tiết danh mục hàng hoá, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 5%, vừa quy địnhchi tiết danh mục hàng hoá, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 10% Trong thực tế,nhiều hàng hoá, dịch vụ mới phát sinh nhưng chưa có trong danh mục; mặt khác,tiêu chí phân định ranh giới áp dụng mức thuế suất chưa rõ ràng: vừa theo tên hànghoá, dịch vụ, vừa theo công dụng hàng hoá, dịch vụ, vừa theo tính chất của hànghoá, dịch vụ, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất không thống nhất, nảy sinhvướng mắc trong quá trình thực hiện Ví dụ, sản phẩm cơ khí tiêu dùng áp dụngmức thuế suất 10%, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất áp dụng mức thuế suất 5%,trên thực tế có những sản phẩm cơ khí không thể phân định được rõ ràng là dùngcho tiêu dùng hay dùng cho sản xuất
Trang 7Thứ ba, về điều kiện được khấu trừ, được hoàn thuế Khấu trừ, hoàn thuế là
việc doanh nghiệp được trừ hoặc được hoàn lại số thuế đã trả khi mua hàng hoá,dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh Đây là một nội dung cơ bản, đặc thùriêng có, thể hiện tính ưu việt của thuế GTGT, từ đó đã khắc phục việc thu trùngcủa thuế doanh thu trước đây, khuyến khích xuất khẩu Luật thuế GTGT sửa đổi,
bổ sung 2003 quy định căn cứ khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào là hoá đơnGTGT mua hàng hoá, dịch vụ Thực tiễn quản lý thuế cho thấy quy định nêu trênchưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, dễ bị lợi dụng khấu trừ khống hoặc hoàn thuế khốngthông qua việc sử dụng hoá đơn ghi chép không trung thực với thực tế giao dịch vàcác loại hoá đơn bất hợp pháp khác để gian lận trong khấu trừ, làm giảm số thuếGTGT phải nộp hoặc tăng số thuế GTGT được hoàn khống rút tiền ngân sách, gâybất bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các đối tượng nộp thuế, ảnh hưởng đến môitrường đầu tư Làm xuất hiện một loại tội phạm kinh tế mới - tội phạm mua, bán,
sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền thuế GTGT của Nhà nước nhưmột số đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp và quy định
về điều kiện được khấu trừ thuế, được hoàn thuế nêu trên để thành lập doanhnghiệp nhằm mục đích mua, bán hoá đơn kiếm lời bất chính (doanh nghiệpma) Để ngăn chặn tình trạng này, thời gian qua các cơ quan quản lý nhà nước, cơquan bảo vệ pháp luật, cơ quan thuế đã phối hợp để tăng cường các biện pháp quản
lý, như: phối hợp trong việc cung cấp thông tin, điều tra, xử lý các vụ vi phạm,…;riêng cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý hóa đơn, như yêu cầu doanhnghiệp đóng dấu, mã số thuế trên hoá đơn, kiểm tra đối chiếu hoá đơn giữa doanhnghiệp bán với các doanh nghiệp mua và ngược lại, gây tốn kém nhiều thời gian vàchi phí, nhưng mới chỉ hạn chế được phần nào mà chưa thể chặn đứng được tìnhtrạng gian lận nêu trên
Thứ tư, về hình thức văn bản Thuế GTGT được thể hiện tại 3 văn bản Luật
khác nhau là Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật thuế giá trị gia tăng năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng năm 2005 Mặt khác, năm
2006, Luật quản lý thuế (đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 01 tháng 7năm 2007) đã quy định các nội dung về quản lý thuế như đăng ký, kê khai, nộpthuế, xử lý vi phạm để thay thế cho các quy định về quản lý thuế trong các luật,pháp lệnh thuế đã được ban hành trước đây, trong đó có Luật thuế giá trị gia tăng.Với nhiều văn bản Luật cùng quy định về thuế GTGT nên chưa tạo thuận lợi choviệc tra cứu, áp dụng pháp luật
Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc, quanđiểm chỉ đạo như sau:
1 Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hộinhập của Việt Nam trong những năm tới;
Trang 82 Đảm bảo cho chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, minh bạch, khắc phục nhữnghạn chế của Luật hiện hành, nhất là trong việc kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGTđầu vào, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thu thuế, tính tuân thủ pháp luật về thuế và đồng bộ với Luật quản lý thuế;
3 Từng bước thực hiện chương trình cải cách thuế; không gây biến động cho sảnxuất, kinh doanh;
4 Luật hoá những nội dung đã thực hiện ổn định sau 9 năm thi hành; trên cơ sở đó,đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
3 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT THUẾ GTGT NĂM 2008.
Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượngkhông chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ vàhoàn thuế giá trị gia tăng Đây là điều mới được quy định so với Luật thuế giá trịgia tăng năm 1997 Trong đó, Luật đưa ra phạm vi điều chỉnh tương đối rõ ràng,tập trung vào các quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng, các quy định về thủtục quản lý thuế giá trị gia tăng do đã được quy định thống nhất tại Luật quản lýthuế năm 2006 như các sắc thuế khác nên không đưa vào quy định tại Luật
3.1 Về người nộp thuế: Luật quy định người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu GTGT (gọi chung là cơ sở kinh doanh)
và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhậpkhẩu) So với Luật thuế GTGT 2003 thì khái niệm “người nộp thuế” đã được thaythế cho khái niệm “đối tượng nộp thuế” để thống nhất với quy định của Luật Quản
lý thuế và phù hợp với xu hướng của quản lý thuế hiện đại
2.4 Về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Luật thuế GTGT năm 2008, đối tượng không chịu thuế GTGT đã được rà soát, sửađổi, bổ sung, chuyển sang đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo tính liên hoàn củathuế GTGT và tạo thuận lợi hơn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh Theo đó, quy định
25 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế Một số nội dung sửa đổi cơ bản nhưsau:
Tại Khoản 4 Điều 4, Luật thuế GTGT 2003 quy định: “Thiết bị, máy móc, phương
tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; Thiết bị, máy móc, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí”; Tại thời điểm khi ban hành Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997
Trang 9thì quy định này là phù hợp với điều kiện của nước ta Tuy nhiên, trong những nămgần đây, đã có nhiều dự án đầu tư có công nghệ mới vào sản xuất máy móc, thiết
bị, vật tư thay thế hàng nhập khẩu Trên thực tế việc xác định máy móc, thiết bị,phương tiện vận tải, vật tư loại trong nước chưa sản xuất được để làm căn cứ xácđịnh đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thường không kịpthời Để đảm bảo công bằng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chútrọng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu - phát triển, sản xuất ra những máy móc,thiết bị, vật tư mới cung cấp cho nền kinh tế và từng bước chiếm lĩnh thị trườngtrong, ngoài nước, về nguyên tắc cần thiết chuyển nhóm hàng hoá này sang đốitượng chịu thuế giá trị gia tăng Mặc dù vậy, đối với hoạt động nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ vẫn cần phải có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ thông quakhông thu thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu đối với nhóm hàng hoá nêu trên sửdụng trực tiếp cho hoạt động này Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò phát triển
mỏ dầu khí do sử dụng máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tảichuyên dùng có giá trị lớn, trong nước chưa có khả năng sản xuất được, trong khisản phẩm đầu ra là dầu thô xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, doanhnghiệp không được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào nên cần thiết tiếptục duy trì ở diện không chịu thuế
Vì vậy, tại khoản 17, Điều 5 Luật Thuế GTGT năm 2008 đã đưa ra nội dung sửađổi như sau:
“ Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật
tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.”
2.4.2 Đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ là hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục,thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phimnhựa, phim vi-đi-ô tài liệu; điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loạiđiều tra cơ bản của Nhà nước:
Tại Khoản 10, Khoản 17, Điều 4, Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và sửa đổi, bổ
sung quy định: “Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ
thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu”; “Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước” thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng Quy định này là
phù hợp với thực tiễn thời gian qua vì các hoạt động này chủ yếu do các đơn vị sựnghiệp thực hiện bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước Đến nay, thực hiện chủtrương xã hội hoá, Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp chuyển sang hoạtđộng theo mô hình doanh nghiệp, thực hiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo
Trang 10phương thức Nhà nước đặt hàng, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện để cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư Việc tiếp tục
áp dụng không chịu thuế đối với những hàng hoá, dịch vụ này sẽ không còn phùhợp, không khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, ảnh hưởng đến chủ trương
xã hội hoá
Do đó, tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 hai nhóm hàng hoá, dịch vụ nêu trên
đã được chuyển vào diện chịu thuế để đảm bảo tính liên hoàn của thuế giá trị giatăng, doanh nghiệp kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ này được khấu trừ thuế giá trịgia tăng đầu vào, giảm chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh Trường hợpcung cấp hàng hoá, dịch vụ theo phương thức Nhà nước đặt hàng thì Nhà nước bốtrí đủ kinh phí để doanh nghiệp nộp thuế
2.4.3 Đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ là vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ cungứng trực tiếp cho vận tải quốc tế:
Tại Khoản 22 Điều 4, Luật thuế GTGT năm 1997 và sửa đổi, bổ sung quy định:
“Vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế” thuộc
diện không chịu thuế Quy định này là phù hợp với thực tiễn thời gian qua do nănglực vận tải quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế Đến nay, đội tàuvận tải quốc tế của Việt Nam đã phát triển, nếu tiếp tục áp dụng không chịu thuế thìdoanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào mà phải tính vào chi phí làm tănggiá cước vận tải, từ đó, hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải ViệtNam với các hãng vận tải nước ngoài
Vì vậy, tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 đã chuyển “Vận tải quốc tế” sang
đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 0% (quy định tại khoản 1, Điều 8của Luật); hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế sang đối tượngchịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất tương ứng của từng hàng hoá, dịch vụ 2.4.4 Đối với nhóm dịch vụ là chuyển nhượng vốn và các dịch vụ tài chính pháisinh:
Để phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và sửa đổi,
bổ sung đã quy định một số dịch vụ tài chính cụ thể thuộc diện không chịu thuế giátrị gia tăng Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành, cùng với quá trình hội nhập và sựphát triển của thị trường tài chính đã xuất hiện nhiều các dịch vụ tài chính mới chưađược quy định trong Luật, như: dịch vụ hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợpđồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ, (gọi chung là các dịch vụ tài chínhphái sinh) và các giao dịch chuyển nhượng vốn Vì vậy, tại Luật thuế giá trị giatăng năm 2008 đã có quy định bổ sung Chuyển nhượng vốn và các dịch vụ tàichính phái sinh vào diện không chịu thuế giá trị gia tăng để đảm bảo bao quát đượccác dịch vụ mới phát sinh, phù hợp với thông lệ quốc tế Cụ thể tại khoản 8, Điều 5Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 có quy định:
Trang 11“8 Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ
tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật”.
Các dịch vụ chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh khi cung cấp ra nướcngoài cũng không được áp dụng thuế suất 0% (quy định tại khoản 1, Điều 8 Luậtthuế giá trị gia tăng năm 2008)
2.5 Về thuế suất
2.5.1 Mức thuế suất 0%:
Dịch vụ vận tải quốc tế được bổ sung vào đối tượng áp dụng thuế suất 0% đểkhuyến khích phát triển hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam vàphù hợp với thông lệ quốc tế
2.5.2 Mức thuế suất 5%:
Khi ban hành Luật thuế GTGT mức thuế suất 5% chỉ áp dụng đối với các hàng hoá,dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân hoặc là đầu vào của sản xuất nôngnghiệp, như: nước sạch, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, giáo cụ phục vụ giảng dạy
và học tập; các mặt hàng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến ở khâuthương mại; phân bón, thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, câytrồng, thức ăn gia súc và dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp Trong quátrình thực hiện do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, một sốdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng đang áp dụng mức thuế suất10% gặp khó khăn về tiêu thụ hàng hoá do sức mua xã hội giảm sút Để tháo gỡkhó khăn, Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh một số hàng hoá, dịch vụ từ mứcthuế suất 10% xuống mức 5%, như: xây dựng lắp đặt; que hàn, dây cáp điện dùngcho điện áp từ 600V trở lên; sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; khuôn đúc cácloại; ván ép nhân tạo; sản phẩm bê tông công nghiệp gồm dầm cầu bê tông, dầm vàkhung nhà bê tông, cọc bê tông, cột điện bê tông, ống cống tròn bê tông, hộp bêtông các loại, pa-nen và các loại cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn phi tiêu chuẩn,
bê tông thương phẩm; lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900-20 trở lên, ) Đến năm 2003,tình hình kinh tế đã phục hồi và phát triển ổn định, theo đề nghị của Chính phủ,Quốc hội đã quyết định đưa một số hàng hoá, dịch vụ ở mức thuế suất 5% trở lạimức thuế suất 10%, như: xây dựng lắp đặt; que hàn, dây cáp điện dùng cho điện áp
từ 600V trở lên Việc điều chỉnh này là từng bước thực hiện Chương trình cải cáchthuế và phù hợp với thực tiễn nước ta Thực tiễn những năm qua cho thấy: cácdoanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ đã được điều chỉnh thuế suất từ 5% sang10% có tình hình sản xuất, kinh doanh phát triển, hiệu quả kinh doanh tốt, một sốhàng hoá, dịch vụ hiện đang áp dụng thuế suất 5% cũng có kết quả sản xuất, kinhdoanh tốt và cần xem xét để chuyển sang mức thuế suất 10% Việc chuyển trở lạimức thuế suất 10% đối với những hàng hoá, dịch vụ này nhằm đảm bảo tính liên