THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MAI THỊ THU HIỀN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MAI THỊ THU HIỀN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY
NGÀNH: LUẬT
NIÊN KHÓA: 2014 – 2018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S PHÙNG THỊ LOAN
Quảng Bình, năm 2018
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
6 Bố cục của đề tài 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ PHÒNG CHỐNG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 6
1.1 Lý luận chung về tội trộm cắp tài sản 6
1.1.1 Khái niệm tội trộm cắp tài sản 6
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản 8
1.1.3 Hình phạt của tội trộm cắp tài sản theo BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) 19 1.2 Lý luận chung về phòng chống tội trộm cắp tài sản 21
1.2.1 Khái niệm về phòng chống tội trộm cắp tài sản 21
1.2.2 Chủ thể của hoạt động phòng, chống tội trộm cắp tài sản 24
1.2.3 Ý nghĩa của hoạt động phòng, chống tội Trộm cắp tài sản 25
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 28
2.1 Thực trạng tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 28
2.1.1 Đặc điểm của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 32
2.1.1.1 Đặc điểm về địa điểm gây án 32
2.1.1.2 Đặc điểm về thời gian gây án 35
2.1.1.3 Đặc điểm về nhân thân của người phạm tội 37
2.1.1.4 Đặc điểm về phương thức thủ đoạn, công cụ thực hiện phạm tội trộm cắp tài sản 44
2.1.1.5 Tính chất nguy hiểm của tội phạm 47
2.1.2 Nguyên nhân về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 50
2.1.2.1 Nguyên nhân về điều kiện về địa lý, kinh tế, dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 50
2.1.2.2 Nguyên nhân về điều kiện tâm lý – văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 52
2.1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện từ hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của các cơ quan bảo vệ pháp luật 55
2.1.2.4 Nguyên nhân từ phía người phạm tội và phía nạn nhận tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 59
2.2 Thực trạng phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 63
2.2.1 Những kết quả đạt được của công tác phòng ngừa đấu tranh tội trộm cắp tài
Trang 52.2.2 Những khó khăn trong công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình 66
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH .68
3.1 Giải pháp khách quan về phòng chống tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 69
3.1.1 Giải pháp kinh tế xã hội 69
3.1.2 Giải pháp văn hóa - tâm lý xã hội 70
3.1.3 Giải pháp tổ chức, quản lý xã hội 73
3.2 Giải pháp chủ quan về phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 78
3.2.1 Chủ động nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản 78
3.2.2 Xây dựng hệ thống các đội thanh niên xung kích, dân phòng tại xã, phường, thị trấn là lực lượng đắc lực trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm 80
3.2.3 Xây dựng các giả thuyết phòng chống tội phạm tội trộm cắp tài sản giúp người dân nhận thức đẩy lùi tội phạm 80
PHẦN KẾT LUẬN 83
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tội xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác
NGƯỜI THỰC HIỆN
Mai Thị Thu Hiền
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Khóa luận là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả trong một thời gian dài, bằng nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của Th.s Phùng Thị Loan và sự góp ý của thầy cô trong Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Quảng Bình cùng toàn thể sinh viên lớp Luật A K56
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Ths Phùng Thị Loan đã hướng dẫn, định hướng, ủng hộ và động viên tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy cô giáo Khoa Lý luận chính trị, người đã đem lại cho tác giả những kiến thức bổ trợ, tạo nền tảng lý luận cần thiết để nghiên cứu đề tài này Đặc biệt là sự đóng góp và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô trường Đại học Quảng Bình
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ để tác giả hoàn thiện hồ sơ bảo vệ khóa luận
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng
hộ, động viên và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành công trình này
Đồng Hới, ngày 16 tháng 5 năm 2018
NGƯỜI THỰC HIỆN
Mai Thị Thu Hiền
Trang 8BẢNG THỐNG KÊ TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
khoá luận
Tần suất trích dẫn
1
GS TS Nguyễn Ngọc Hoà, Giáo trình Luật
Hình sự tập 2 trường Đại học Luật Hà Nội
(2014)
2 TS Võ Thị Kim Oanh, Giáo trình Tội phạm
3
TS.Trần Thị Quang Vinh - ThS Cao Văn Hào
- TS Nguyễn Thị Phương Hoa, trường Đại học
Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Luật Hình sự
Việt Nam (Phần các tội phạm – Quyển 1),
NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP
tội xâm phạm quyền sở hữu trong Bộ luật hình
sự Việt Nam”, Nxb TP Hồ Chí Minh, TP Hồ
Chí Minh
5
GS.TSKH Lê Cảm, (2005), "Những vấn đề cơ
bản trong khoa học Luật hình sự"
(Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
7 Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2015
8
Bộ luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2000
21, 22, 23 03
9
Bộ luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
Trang 9TTATXH:
Cảnh sát nhân dân Trật tự an toàn xã hội
VKSND:
XHCN:
Viện kiểm sát nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1 Bảng 2.1: Tình hình các vụ án xảy ra trên địa bàn Quảng Bình từ năm 2013-2017
2 Bảng 2.2: Bảng thống kê tội phạm trộm cắp tài sản ở Quảng Bình từ năm 2013
7 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của người phạm tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ 2013-2017
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã có những bước thay đổi đáng
kể và đạt được những thành tựu nhất định trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế và gia tăng một cách phức tạp Trong những năm gần đây, trật tự an toàn xã hội cũng như tình hình tội phạm diễn ra với mức độ nguy hiểm ngày càng tăng, có nhiều thủ đoạn xảo quyệt hơn, trong đó, tội phạm trộm cắp tài sản là loại tội phạm chiếm đa số, ngày càng tinh vi về thủ đoạn gây án và cả mức độ nguy hiểm nhằm đối phó với lực lượng và cơ quan chức năng
Hiện nay, ở nước ta thực tiễn cho thấy tội phạm trộm cắp xảy ra là một vấn nạn lớn, ăn sâu vào tiềm thức người dân, gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội tại địa phương cũng như hình ảnh của người Việt Nam ở một số nước
Tình hình tệ nạn xã hội ở miền Trung nước ta nói chung và tại tỉnh Quảng Bình nói riêng xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau Xã hội ngày càng phát triển, sự phân hoá giàu nghèo dần hình thành, ở góc độ nào đó đồng tiền siêu lợi nhuận bất chính từ vi phạm pháp luật mà có được nó làm tăng các loại tệ nạn xã hội vô cùng nguy hiểm Tội phạm tăng, tính chất, mức độ tinh vi ngày càng nguy hiểm trong đó
có các loại tội phạm như tội cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng
sự tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tình hình tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu của con người diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng gây mất trật tự an ninh xã hội, làm nhức nhối toàn thể cộng đồng Đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực cần sớm được ngăn chặn Đặc biệt, đối với tỉnh Quảng Bình nơi hẹp nhất của dải đất chữ S của Việt Nam, một trong những tỉnh chịu nhiều thiên tai, lũ lụt, là tỉnh nghèo của miền Trung đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế, mở cửa nền kinh tế thu hút các nhà đầu tư, và một trong những tỉnh có cửa khẩu quốc tế giáp Lào Do đó, một số loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác cũng phát triển như ma tuý, mại dâm, trộm cắp tài
Trang 12sản, cướp giật tài sản Cùng với sự phát triển của các loại tội và tệ nạn xã hội này tội trộm cắp tài sản cũng có chiều hướng gia tăng về số lượng
Cũng như các tỉnh thành khác của Việt Nam, tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là loại tội phạm chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu các loại tội phạm Theo báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản từ năm
2013 - 2017 của phòng cảnh sát hình sự công an tỉnh Quảng Bình, từ năm 2013 đến hết năm 2017 xảy ra: 1.442 vụ trộm cắp tài sản trên (TCTS) tổng số 2.852 vụ phạm pháp hình sự, chiếm tỉ lệ 50,6%, đã kết luận được 1.134 vụ đạt 78,6% Mặc dù chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu các loại tội phạm trên địa bàn, tuy nhiên, đối với các vụ án trộm cắp tài sản, tỉ lệ kết luận điều tra chỉ đạt 78,6% trong tổng số vụ trộm cắp tài sản xảy ra Nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận về tội trộm cắp tài sản cũng như đề ra giải pháp để tuyên truyền cho người dân nâng cao hiệu quả đấu tranh, đẩy lùi phòng tránh tội trộm cắp tài sản trên địa bàn, tác giả chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội trộm cắp tài sản là tội có tính phổ biến cao trong xã hội, đã chiếm phần lớn trong các tội phạm được đề cập trong một số công trình nghiên cứu khoa học về Luật hình sự và Tội phạm học, trong các bình luận khoa học về luật hình sự các luận văn của một số tác giả đã từng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội trộm cắp tài sản Vấn đề trộm cắp tài sản đã có những đề tài nghiên cứu như:
- Chuyên đề thực tập: “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2010-2014” của tác giả Lê Hải năm 2015 ;
- Chuyên đề thực tập: “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyên Thăng Bình, thực
trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh” của tác giả Trần Hải Lộc năm
2011;
- Chuyên đề thực tập: “Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền
Hải từ năm 2007-2009” của tác giả Vũ Văn Tiến năm 2013;
- Chuyên đề thực tập “Tình hình tội trộm cắp tài sản tại thành phố Hải Dương,
thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm của tác giả Vũ Thị Thảo năm 2013
Trang 13- Luận văn “Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân
Bình, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Văn Hiền năm 2017;
Khoá luận đã tiếp thu kết quả của các công trình đã công bố và đi sâu tìm hiểu toàn diện về tội trộm cắp tài sản, tìm ra dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản, những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự của người phạm tội Với cách tiếp cận riêng, khoá luận tập trung nghiên cứu chi tiết những nội dung lý luận của tội trộm cắp tài sản, dựa trên những thực tiễn của tỉnh Quảng Bình từ năm 2013 đến năm 2017 tác giả làm rõ thêm một số vấn đề trong hoạt động áp dụng Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) đối với loại tội phạm này nhằm tiếp tục góp phần giúp các cơ quan tố tụng thực thi pháp luật hình sự, cơ quan quản lí Nhà nước tại địa phương có được bức tranh toàn cảnh về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với tội tộm cắp tài sản theo quy định của BLHS Việt Nam, để từ đó định hướng và đưa ra những giải pháp tuyền truyền cho nhân dân trong tỉnh nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội trộm cắp tài sản đảm bảo trật tự - an toàn xã hội
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu về tình hình thực trạng và đưa
ra giải pháp, đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm sắp tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong kết quả khảo sát thực tiễn xảy ra
từ năm 2013 đến hết năm 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình về tội phạm trộm cắp tài sản
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Để đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chướng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin;
Trang 14các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa cũng như quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng ngừa của tội phạm trộm cắp tài sản
- Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nguyên cứu phổ biến của khoa học tội phạm học như:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng khi tác giả tổng hợp, phân tích kết quả từ các số liệu thống kê tình hình hình tội phạm tại Chương 2, các bản án có hiệu lực từ kết quả hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm tại Chương 2
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng khi đánh giá nguyên nhân của tình hình tội phạm và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm tại Chương 3
- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc thống
kê số vụ phạm tội, số người phạm tội, thống kê một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội tại Chương 2
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Phương pháp nghiên cứu điển hình được
sử dụng khi nghiên cứu một số địa phương tập trung nhiều tội phạm về trộm cắp tài sản, nghiên cứu đặc điểm nhân thân một số người phạm tội tại Chương 2
- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng khi tác giả so sánh mức độ, cơ cấu của tình hình tội phạm qua các năm tại Chương 2
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được sử dụng khi đánh giá nguyên nhân và điều kiện của tội phạm tại Chương 2, các biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa tội phạm tại Chương 3
Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác của Tội phạm học như phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp mô tả, phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án trong nội dung chương những vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài sản trong Bộ Luật Hình sự, mô tả bức tranh về tình hình tội phạm, mô
tả các đặc điểm nhân thân người phạm tội và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội trộm cắp tại sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong Chương 2
Trang 16NỘI DUNG
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ PHÒNG
CHỐNG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 1.1 Lý luận chung về tội trộm cắp tài sản
1.1.1 Khái niệm tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản (TTCTS) được quy định tại Điều 173, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) như sau:
1 Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; g) Tái phạm nguy hiểm
Trang 173 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp
5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
TTCTS là tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, tội phạm xâm phạm sở hữu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu [2] Do đó, để đấu tranh phòng chống TTCTS có hiệu quả cần làm sáng tỏ khái niệm, dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội này Trước hết, ngành lập pháp của Việt Nam và các nước tồn tại hai khuynh hướng cơ bản quy định về TTCTS trong văn bản pháp luật hình sự Khuynh hướng thứ nhất không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm TTCTS Khuynh hướng thứ hai có quy phạm định nghĩa về khái niệm TTCTS
Một số nước trên thế giới cho thấy, quy định về TTCTS có ý kiến đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm TTCTS như nước Liên Bang Nga quy định tại Điều
158, BLHS Liên Bang Nga 1996 đưa ra định nghĩa khái niệm trộm cắp: “Trộm cắp
là hành vi bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác”[18] Bên cạnh đó, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa theo khuynh hướng không có định nghĩa pháp lý của tội trộm cắp tài sản
Trang 18Giáo trình Đại học Luật Hà Nội đưa ra định nghĩa về TTCTS: “TTCTS là hành
vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ”[2] Bình luận khoa học BLHS phần các tội
phạm, tập 2 - Thạc sĩ Đinh Văn Quế: “TTCTS là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản
của người khác”[8] Khái niệm đã miêu tả dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt, việc chiếm đoạt thực hiện lén lút, tài sản chiếm đoạt là tài sản đang thuộc sở hữu của chủ sở hữu Tuy nhiên, khái niệm trên không thể hiện rõ về TTCTS
Để đưa ra được khái niệm về TTCTS, trước hết cần khẳng định TTCTS phải thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm theo PGS Lê Cảm là phải thể hiện dưới ba bình diện: Bình diện khách quan - tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội; Bình diện pháp lý - tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; Bình diện chủ quan - tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của chủ thể tội phạm [3].
Từ trình bày trên có thể khẳng định về TTCTS như sau: TTCTS là hành vi chiếm
đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý
Khái niệm về TTCTS nói trên đã xác định rõ hành vi phạm tội của TTCTS là hành vi thuộc quyền sở hữu của người khác, hình thức chiếm đoạt của người phạm tội là lén lút - đây là dấu hiệu để phân biệt TTCTS với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác, các tội xâm phạm có hành vi chiếm đoạt, nhưng sự chiếm đoạt xảy ra công khai như tội cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản,…Khái niệm trên còn thể hiện rõ người phạm tội phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự Những hành vi lấy tài sản của người khác khi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì không phải là tội phạm Khái niệm này còn chỉ rõ người phạm tội TCTS phải có lỗi cố ý khi thực hiện tội phạm, cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác để thoã mãn nhu cầu của mình khác với cac tội xâm phạm quyền sở hữu với lỗi vô ý
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
Cấu thành cơ bản của TTCTS được quy định tại Khoản 1, Điều 173, BLHS
2015 (sửa đổi bổ sung 2017) như sau: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác
trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
Trang 19nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật”[16].
Mặc dù, Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) không nêu rõ các dấu hiệu thuộc cấu thành cơ bản của TTCTS nhưng qua các quy định của BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), các văn bản hướng dẫn BLHS có liên quan và thực tiễn áp dụng Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), cấu thành cơ bản của TTCTS được xem xét ở các khía cạnh sau:
* Khách thể và đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản
- Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Theo khoa học luật hình sự, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại Đối với TTCTS, theo đa số ý kiến các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tiễn thì khách thể của TTCTS là quan hệ sở hữu Bên
cạnh đó, có ý kiến còn cho rằng: “Khách thể của TTCTS còn có trật tự an toàn xã
hội hoặc là quan hệ về trật tự trị an, an toàn xã hội, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa trong trường hợp tài sản bị mất là tài sản do phạm tội mà có (như tài sản có được do đánh bạc, do trộm cắp, cướp giật, tham ô…), hoặc do chiếm hữu bất hợp pháp (như cố ý mua lại tài sản của kẻ gian, tài sản có được do dùng thủ đoạn gian dối…)”
Tác giả cho rằng, khách thể của TTCTS là trật tự an toàn xã hội là không chính xác Bởi vì, theo khoa học luật hình sự thì khách thể của tội phạm được phân chia thành 03 mức độ khái quát khác nhau là khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp Trong đó, khách thể chung là tổng thể các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ được thể hiện tại Điều 1 và Điều 8, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017); Khách thể loại là nhóm các quan hệ xã hội cùng tính chất được pháp luật hình sự bảo vệ đó là nhóm tội được BLHS chia thành từng chương, mục; Còn khách thể trực tiếp là quan hệ xã hội cụ thể bị tội phạm cụ thể xâm phạm Từ đó,
Trang 20chúng ta thấy rằng, trong nhóm các tội có tính chất chiếm đoạt thuộc Chương XIV BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) (từ Điều 123 đến Điều 156) và Chương XVI BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) ( từ Điều 168 đến Điều 180) thì có một số tội bên cạnh quan hệ sở hữu còn có quan hệ xã hội khác được xác định được pháp luật hình sự bảo vệ như quan hệ nhân thân (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người), xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức Riêng đối với TTCTS thì khách thể chỉ có thể là quan hệ sở hữu mà không thể kèm theo các quan hệ khác như trật tự an toàn xã hội hoặc quan
hệ trị an, an toàn xã hội, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa Bởi vì, khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì người phạm tội chỉ thực hiện lén lút chiếm đoạt tài sản
mà họ không có bất kỳ hành vi nào xâm hại đến các quan hệ hệ xã hội khác Bên cạnh đó, trật tự trị an ngoài việc là khách thể loại, khách thể trực tiếp của một vài nhóm tội, chúng còn được xem là một trong bộ phận tạo thành khách thể chung nên
dù ở mức độ nào thì hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong TTCTS cũng xâm phạm đến khách thể chung này
- Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản
Mỗi tội phạm đều có đối tượng tác động cụ thể, thông qua đối tượng tác động, tội phạm gây thiệt hại cho những khách thể khác nhau TTCTS cũng có đối tượng tác động riêng, nghiên cứu về đối tượng tác động của TTCTS không những làm rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà còn có ý nghĩa hoạt động trong thực tiễn của các cơ quan tư pháp
Trong khoa học hình sự, đối tượng tác động của tội phạm được hiểu là một bộ phận thuộc khách thể của tội phạm Khi tác động đến bộ phận này, người phạm tội gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm [7]
Đối tượng cụ thể của quan hệ sở hữu là những loại tài sản nhất định và trong đời sống xã hội chúng có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản Điều
105, BLDS Việt Nam 2015 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và
các quyền tài sản”[14]
Hình thức đầu tiên của tài sản theo luật dân sự Việt Nam là vật Vật là một phần, một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng nhu cầu nhất định của con người,
Trang 21tồn tại dưới một dạng nhất định nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng giao lưu dân sự
Vật là hình thức tài sản và có thể trở thành đối tượng tác động của TTCTS Khi đối tượng tác động của TTCTS, vật phải nằm trong sự chiếm hữu của con người Những tài sản nhất định của một người nào đó khi đã thoát ra sự quản lí như tài sản
bị bỏ quên, đánh rơi, thất lạc,… thì không còn là đối tượng của TTCTS Trong trường hợp chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình và chuyển tài sản ra khỏi phạm
vi quản lí thì tài sản này được coi là tài sản vô chủ Hành vi lấy loại tài sản này không bị coi là phạm tội nói chung và TTCTS nói riêng
Tài sản là đối tượng tác động của TTCTS ngoài vật còn có thể là tiền, các loại giấy tờ có trị giá bằng tiền Tiền bao gồm tiền Việt Nam và tiền nước ngoài đang được lưu hành trên thị trường
Giấy tờ có giá có nhiều hình thức khác nhau, giấy tờ có giá có thể là: Kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu… Những loại giấy tờ này có tính chất chung là có thể định giá được bằng tiền và khi đưa vào lưu thông dân sự chúng có thể thay thể bằng tiền Với tính chất là một hình thức tài sản đặc thù thì giấy tờ có giá là đối tượng của tội trộm cắp tài sản Giấy tờ có giá bao gồm giấy tờ có giá vô danh và giấy tờ có giá hữu danh Chỉ có giấy tờ có giá vô danh mới là đối tượng của tội trộm cắp tài sản Khi lấy đi loại giấy tờ này người phạm tội có thể thực hiện các quyền sở hữu đối với tài sản được giấy tờ đó xác nhận Họ có thể đem loại giấy tờ này đi chuyển nhượng như mua, bán , tặng, cho…không phải thoã mãn thêm bất kì điều kiện nào Giấy tờ có giá hữu danh tuy có thể đem chuyển nhượng trong giao dịch dân sự nhưng chỉ chủ sở hữu đứng tên trong giấy tờ mới đó mới có khả năng thực hiện sự chuyển nhượng Vì vậy, giấy tờ có giá hữu danh không thể là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản
* Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
- Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm trộm cắp tài sản
Dựa vào bản chất của TTCTS nên thực tiễn cũng như lý luận đều xác định hành
vi thuộc mặt khách quan của TTCTS là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút [16] Trong đó, chiếm đoạt được hiểu là “hành vi cố ý chuyển dịch
trái pháp luật tài sản đang được sự quản lí của chủ sở hữu tài sản thành tài sản của
Trang 22mình” Hành vi chiếm đoạt làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó Tuy nhiên, chủ sở hữu không mất quyền sở hữu của mình mà chỉ mất khả năng thực tế thực hiện các quyền cụ thể Cho nên, hành vi chiếm đoạt trong TTCTS xâm phạm các quyền năng của chủ sở hữu, làm cho chủ sở hữu mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình
Đối với TTCTS thì hành vi chiếm đoạt đã thể hiện mục đích chiếm đoạt của người phạm tội và dấu hiệu chiếm đoạt trong cấu thành cơ bản của TTCTS là chiếm đoạt được Chính vì vậy, TTCTS hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản Việc đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt Nếu tài sản chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi là đã chiếm đoạt được khi người phạm tội đã dấu được tài sản trong người; nếu vật chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt được khi đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản; nếu vật chiếm đoạt là tài sản để ở những nơi không hoàn thành khu vực bảo quản riêng thì coi là đã chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu
Trong trường hợp, người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì hành vi của người phạm tội chuyển hóa từ TTCTS sang tội cướp tài sản
- Về thủ đoạn thuộc mặt khách quan của tội phạm trộm cắp tài sản
Theo khoa học luật hình sự thì “thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành
vi phạm tội” Vì vậy, có thể khẳng định thủ đoạn của TTCTS là thủ đoạn lén lút
Cho nên, không thể chấp nhận ý kiến cho rằng tính lén lút trong TTCTS là hành vi
Để chiếm đoạt được tài sản của người khác thì người phạm tội phải thực hiện hành vi chiếm đoạt Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa hành vi chiếm đoạt của TTCTS với các tội có tính chất chiếm đoạt khác là thủ đoạn lén lút
Theo Từ điển tiếng Việt, lén lút có nghĩa “vụng trộm, không để lộ ra”[4] và lén
là “bí mật, bất ngờ, không để ai thấy, ai biết” Tuy nhiên, trong thực tiễn điều tra,
Trang 23truy tố, xét xử TTCTS thì việc xác định chủ thể mà người phạm tội phải che dấu hành vi phạm tội của mình cũng có nhiều dạng khác nhau Thông thường thủ đoạn lén lút được thể hiện qua các dạng sau:
Che dấu hành vi chiếm đoạt đối với mọi người như: thực hiện hành vi vào lúc đêm khuya khi mọi người đã ngủ; chờ khi nơi giữ tài sản không còn ai trực tiếp trông coi; tìm những chỗ ít hoặc không có người qua lại để thực hiện hành vi phạm tội
Chỉ che dấu hành vi chiếm đoạt đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản nhưng công khai hành vi chiếm đoạt của mình đối với những người khác Việc xác định đối tượng bị người phạm tội che dấu hành vi chiếm đoạt trong trường hợp:
Trường hợp 1: Tương đối đơn giản
Trường hợp 2: Tuy nhiên, việc xác định đối tượng bị người phạm tội che dấu hành vi chiếm đoạt không hề đơn giản, ngược lại còn rất phức tạp
Thông thường việc công khai hành vi chiếm đoạt đối với những người khác thể hiện qua 02 hình thức sau:
Một là, công khai sự vi phạm pháp luật của hành vi Đó là trường hợp, người
phạm tội chỉ thực hiện việc che giấu hành vi chiếm đoạt đối với chủ tài sản; còn những người khác, người phạm tội không che giấu hành vi phạm tội của mình Chẳng hạn, người phạm tội lợi dụng chỗ đông người để chen lấn, xô đẩy rồi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu
Hai là, công khai thực hiện hành vi, nhưng bản chất chiếm đoạt của hành vi đã
được che đậy Đó là trường hợp, người phạm tội đã sử dụng các thủ đoạn khác nhau
để che giấu bản chất tội phạm của hành vi nhưng việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của họ lại công khai như: giả là nhân viên của của các đơn vị mang tính công cộng (như: điện lực, bưu điện, công trình công cộng…) đi bảo trì, sửa chữa tài sản được đặt ở những nơi công cộng rồi chiếm đoạt các tài sản đó; giả vờ xin ngủ nhờ, xin làm thuê để có điều kiện tiếp cận tài sản thực hiện hành vi chiếm đoạt…
Ví dụ: Khoảng 16 giờ ngày 23/3/2015, chị Hoàng Thị Lan, cùng ba người bạn
ngồi uống nước chung một bàn tại căng tin Trường Đại học Quảng Bình thành phố Đồng Hới Một lúc sau, chị Lan đi lên Phòng đào tạo của Nhà trường và có để lại một túi xách màu đen trên chiếc ghế chị vừa ngồi Lúc này, Nguyễn Hoàng Nhi
Trang 24điều khiển xe máy chở Nguyễn Thanh Hiệu chạy ngang qua, nhìn vào căng tin thì thấy túi xách của chị Lan nên quay xe lại dừng phía trước cổng căn tin để Hiệu đi
bộ vào lấy chiếc túi xách trên Khi Hiệu đi bộ vào căn tin thì thấy ba người phụ nữ đang nhìn về phía mình nên Hiệu giả vờ đi thẳng vào quầy hỏi mua thuốc lá Hỏi xong Hiệu đi ngược trở ra Lợi dụng lúc ba người phụ nữ không để ý, Hiệu lấy chiếc túi xách của chị Lan rồi chạy ra xe của Nhi đang chờ sẵn tẩu thoát Nghe tiếng tri hô, anh Nguyễn Hoàng Lam đi cùng chiều với Nhi và Hiệu vừa điều khiển xe ô
tô đuổi theo vừa điện thoại báo cho tổ Cảnh sát giao thông tuần tra đến áp sát, bắt giữ Nhi và Hiệu cùng tang vật Tài sản mà Nhi và Hiệu chiếm đoạt là 01 túi xách màu đen bên trong có 01 máy tính xách tay hiệu Macbook Air trị giá 30.000.000 đồng, 03 tờ 01 USD, 01 tờ 2 USD, 300.000 đồng, 01 USB và một số giấy tờ tùy thân khác
Việc định tội danh đối với hành vi của Hiệu và Nhi có 03 ý kiến khác nhau: Ý
kiến thứ nhất cho rằng, Nhi và Hiệu đã phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Ý kiến thứ hai lại cho rằng, hành vi của Nhi và Hiệu đã cấu thành tội cướp giật tài
sản Ý kiến thứ ba thì xác định, hành vi của Nhi và Hiệu phạm TTCTS Tác giả cho
rằng, hành vi của Nhi và Hiệu phạm TTCTS Bởi vì, khi Hiệu thực hiện hành vi chiếm đoạt chiếc túi xách của chị Lan thì chiếc túi xách vẫn thuộc quyền sở hữu và quản lý của chị Lan, do chị Lan không chuyển giao cho ai trông giữ, quản lý chiếc túi xách này cho chị Như vậy, ba người bạn của chị Lan không ai có trách nhiệm, nghĩa vụ phải trông giữ, quản lý chiếc túi xách Do đó, hành vi chiếm đoạt chiếc túi xách của Hiệu và Nhi không phải là hành vi công nhiên trước mặt chủ sở hữu hay người được ủy quyền quản lý, trông giữ tài sản Hơn nữa, trong trường hợp nếu xác định vì mối quan hệ bạn bè mà 03 người bạn của chị Lan có trách nhiệm quản lý túi xách dùm chị Lan thì hành vi của Nhi và Hiệu vẫn phạm TTCTS vì khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, Hiệu đã lợi dụng lúc ba người phụ nữ không để ý để thực hiện hành vi chiếm đoạt Vì vậy, hành vi của Hiệu vừa lén lút với cả chủ sở hữu và với
cả người quản lý tài sản Cho nên việc xác định Hiệu và Nhi phạm tội trộm cắp tài sản là phù hợp nhất
Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trong TTCTS được thực hiện một cách lén lút nhưng tính lén lút của hành vi có thể che giấu mọi người
Trang 25nhưng có thể chỉ che giấu đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản, còn đối với những người khác thì không cần che giấu
Ngoài dấu hiệu hành vi phạm tội, thủ đoạn phạm tội, trong mặt khách quan của tội phạm còn có công cụ, phương tiện phạm tội Đối với cấu thành cơ bản của TTCTS, công cụ, phương tiện phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc Tuy nhiên, cần lưu ý, trường hợp một người có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản người khác nhưng sử dụng công cụ, phương tiện tinh vi như: mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thì người thực hiện hành vi chiếm đoạt không phạm TTCTS mà phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 172, BLHS 2015 (sửa đổi
Trong trường hợp, ban đầu ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi chiếm đoạt là sẽ chiếm đoạt tài sản có giá trị nhưng khi chiếm đoạt được kiểm tra lại là tài sản giả thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự người đã thực hiện hành vi chiếm đoạt
Ví dụ: Nguyễn Văn Cảnh ở cạnh nhà bà Nguyễn Thị Kiếm Do thường xuyên
sang nhà bà Kiếm chơi nên để ý biết được nơi bà Kiếm cất vàng Vào ngày 01/3/2017, do cần tiền tiêu xài, Cảnh đã lén sang nhà bà Kiếm chiếm đoạt 01 sợi dây chuyền vàng, mang về nhà cất giấu Đến ngày 03/3/2017, Cảnh đưa sợi dây chuyền đến một tiệm để bán Tuy nhiên, khi chủ tiệm vàng tiến hành kiểm tra thì xác định sợi dây chuyền có trọng lượng 05 chỉ nhưng là vàng giả.Việc mất trộm được bà Kiếm báo đến cơ quan chức năng.Qua điều tra, Cảnh đã khai nhận việc chiếm đoạt vàng của bà Kiếm Tại thời điểm xảy ra vụ án, giá vàng được xác định
là 3.200.000 đồng/chỉ Dựa vào hướng dẫn trên, cần xác định giá trị của 5 chỉ vàng
mà Cảnh chiếm đoạt tương đương với giá trị của 5 chỉ vàng thật rồi xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối Cảnh về TTCTS
Trang 26- Về mục đích chiếm đoạt
Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội Theo khoa học luật hình sự, mục đích phạm tội không được phản án trong tất cả các cấu thành tội phạm Thông thường, mục đích phạm tội là yếu tố bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm trong 02 trường hợp
Một là, trường hợp dấu hiệu hậu quả chưa phản ánh được mục đích phạm tội
chính của người phạm tội
Hai là, trường hợp dấu hiệu hành vi khách quan không phản ánh được mục đích
phạm tội
Đối với TTCTS, hiện nay, có 02 quan điểm khác nhau về việc mục đích phạm
tội có phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm hay không Ý kiến thứ nhất
cho rằng, mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là yếu tố bắt buộc trong cấu
thành tội phạm Ý kiến thứ hai lại cho rằng, đúng là người phạm tội có mục đích
chiếm đoạt (vụ lợi, tư lợi) nhưng mục đích chiếm đoạt không là yếu tố bắt buộc trong cấu thành cơ bản của TTCTS
Tác giả thống nhất với quan điểm thứ hai bởi vì, bản chất hành vi trong mặt khách quan của TTCTS là chiếm đoạt được và hành vi chiếm đoạt đã thể hiện được bản chất của tội này (bao hàm cả mục đích chiếm đoạt), đồng thời là căn cứ phân biệt TTCTS với các tội khác, nhất là đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Trong thực tiễn, chính vì cho rằng mục đích chiếm đoạt là yếu tố bắt buộc phải
có trong cấu thành cơ bản của TTCTS mà trong một số trường hợp do không chứng minh được mục đích chiếm đoạt của người phạm tội nên cơ quan tiến hành tố tụng không truy cứu trách nhiệm hình sự mặc dù các yếu tố khác đã đảm bảo
Ví dụ: Ngày 14/9/2012, anh Cùng (thầu xây dựng Trường mẫu giáo Nhân Trạch
tại huyện Bố Trạch) có thuê Hiệp lắp đặt đường dân điện của trường Trong khoảng thời gian thực hiện công việc, Hiệp chưa được trả công nên có yêu cầu anh Cùng cho ứng trước Do anh Cùng không ứng tiền trước nên khuya ngày 05/10/2017 Hiệp lén đột nhập vào kho của Công trình lấy 09 cuộn dây điện có tổng trị giá 20 triệu đồng mang về nhà cất giữ Sáng ngày 06/10/2017, anh Chương (công nhân
Trang 27thực hiện việc khóa kho) phát hiện bị mất tài sản nên báo cho anh Cùng biết Anh Cùng nói lại cho anh Khoa (người làm công) biết việc mất trộm Anh Khoa gọi cho Hiệp thì được Hiệp cho biết Hiệp đã lấy các cuộn dây điện đó nhằm mục đích để anh Cùng trả tiền công cho Hiệp
Cán bộ ở địa phương họp để thống nhất đường lối xử lý và kết quả là không truy cứu trách nhiệm hình sự vì cho rằng khi lấy tài sản Hiệp không có mục đích chiếm đoạt Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự của Hiệp bởi vì tội trộm cắp tài sản không bắt buộc phải chứng minh mục đích chiếm đoạt của người phạm tội do hành vi (chiếm đoạt) và thủ đoạn thực hiện đã phản ánh đầy
đủ bản chất cũng như dấu hiệu cơ bản của tội này và là cơ sở để phân biệt tội trộm cắp tài sản với các tội phạm khác Trong ví dụ trên, Hiệp có hành vi lén lút chiếm đoạt 09 cuộn dây điện và tội phạm đã hoàn thành khi Hiệp mang 09 cuộn dây điện
ra khỏi kho của công trình Rõ ràng hành vi của Hiệp là hành vi chiếm đoạt Một điểm cần lưu ý là, việc đánh giá ý thức chiếm đoạt của người phạm tội phải dựa vào thời điểm họ thực hiện hành vi chiếm đoạt (thông qua hành vi đã thực hiện) chứ không phải theo sự thừa nhận của người phạm tội khi hành vi của họ bị phát hiện Hơn nữa, sau khi lấy tài sản Hiệp không hề cho ai biết Trong trường hợp nếu anh Cùng không báo công an và anh Cùng không trả tiền công cho Hiệp thì liệu Hiệp có trả lại số tài sản đã chiếm đoạt hay không Không những thế nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự của Hiệp thì chẳng khác nào tiếp tay cho những hành vi chiếm đoạt tài sản kiểu này diễn ra trong thực tiễn
Bên cạnh đó, nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành
vi chiếm đoạt như Hiệp sẽ tạo ra sự không công bằng trong việc áp dụng pháp luật Chúng ta thấy rằng, khi chủ nợ đến đòi nợ nhưng con nợ không trả và họ có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực lấy tài sản để trừ nợ thì bị truy cứu về tội cướp tài sản Trong khi đó, hành vi lén lút chiếm đoạt trong ví dụ trên còn dễ làm cho chủ sở hữu mất quyền sở hữu của mình vì họ không có điều kiện giữ lại tài sản của mình như trong trường hợp xác định phạm tội cướp tài sản Tuy nhiên, người thực hiện hành vi chiếm đoạt như ví dụ trên lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, khi xem xét mục đích chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản cần phải lưu
ý trường hợp mặc dù không có mục đích chiếm đoạt nhưng người thực hiện hành vi
Trang 28lén lút vẫn tiếp nhận ý thức chiếm đoạt của đồng phạm khác trong vụ án hoặc vì mục đích khác thì họ vẫn phạm TTCTS
Ví dụ: Nguyễn Văn Thành được Uỷ ban nhân dân xã Thanh Trạch thuê trông
giữ 03 chiếc ghe và tài sản trên ghe (là tài sản bị tạm giữ hành chính) theo hợp đồng
do hai bên ký kết Thành được trả tiền công mỗi ngày 100.000 đồng Ngày 06/9/2017, khi Thành đến nhà gặp Nam để bàn bạc việc lấy tài sản trên 3 chiếc ghe
bị tạm giữ, Nam đã đồng ý và kêu Thành chờ đến tối rồi đến lấy Trong khi đồng bọn lấy tài sản, Nam cùng Thành ngồi trên bờ sông để canh chừng Tổng trị giá tài sản bị chiếm đoạt là 31.800.000 đồng Sau khi lấy được tài sản, Nam lại cho Thành mượn chiếc ghe chở toàn bộ số tài sản trộm cắp được đến chiếc ghe Thành thuê rồi chở về nhà Thành Việc định tội danh của Nam có nhiều ý kiến khác nhau Ý kiến thứ nhất cho rằng, Nam cùng đồng bọn phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Ý kiến thứ hai lại cho rằng, Nam cùng đồng bọn phạm TTCTS Chúng tôi thống nhất với quan điểm thứ hai bởi vì, nếu Nam một mình thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt thì Nam phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, người chủ xướng là Thành và Nam thống nhất với ý kiến của Thành về việc chờ đêm tối chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm trông coi Trong trường hợp này, Nam đã có hành vi giúp sức để Thành thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản Vì vậy, việc định tội danh Nam cùng đồng bọn phạm TTCTS là phù hợp quy định của pháp luật
* Về chủ thể của tội trộm cắp tài sản
Chủ thể thực hiện tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Người từ đủ 14 đến 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Người
từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì chỉ cần xác định người phạm tội đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và
Trang 29Khoản 2, Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì người phạm tội phải đủ
16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự [6]
1.1.3 Hình phạt của tội trộm cắp tài sản theo BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
Hình phạt của tội trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi
bổ sung 2017) gồm 4 khung Khung cơ bản có hình phạt cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật được quy định tại Khoản 1, Điều 173, BLHS
2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
Khung tăng nặng thứ nhất có hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm với tình tiết tăng nặng bao gồm: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; trộm cắp tài sản trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1, Điều 173; Tái phạm nguy hiểm Khung tăng nặng thứ 2 có hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm với tình tiết tăng nặng gồm: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1, Điều 173; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
Khung tăng nặng thứ 3 có hình phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc chung thân với tình tiết tăng nặng gồm: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trởn lên; Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a,
b, c và d Khoản 1, Điều 173; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp
Ngoài ra, người phạm tội trộm cắp tài sản còn có thể kèm hình phạt bổ sung là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng
Trang 30* Những điểm mới của Hình phạt tội trộm cắp tài sản BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) so với BLHS năm 1999
Thứ nhất, về cấu thành cơ bản của tội phạm trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản của BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) đã có những quy định hết sức cụ thể và rõ ràng về các yếu tố cấu thành cơ bản của loại tội này Theo Khoản 1, Điều 138, Bộ luật hình sự 1999, người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm Khoản 1, Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) vẫn giữ nguyên mức hình phạt nhưng
có sửa đổi, bổ sung so với khoản 1 Điều 138 BLHS 1999 như sau:
- Trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng “gây hậu quả nghiêm trọng” được thay bằng “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”
- Quy định rõ hơn, toàn diện hơn về tình tiết định tội khi tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2 triệu đồng Theo đó,
+ Nếu BLHS 1999 quy định “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” thì BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) sửa đổi thành “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản”
+ Nếu BLHS 1999 quy định “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) sửa đổi thành
“đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169,
170, 171, 172, 174, 175 và 290 của bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”
+ Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng “tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại” thì cũng bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản
Thứ hai, quy định về các khung hình phạt tăng nặng
Trang 31Quy định tại Khoản 2, Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) cơ bản vẫn giữ nguyên về mức hình phạt tù, về các tình tiết định khung tăng nặng có tổ chức,
có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm, hành hung để tẩu thoát, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới
200 triệu đồng
Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) đã bỏ tình
tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, đồng thời bổ sung tình tiết mới là “trộm cắp tài
sản trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều này”
Tương tự, Khoản 3, Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) vẫn giữ nguyên mức hình phạt tù và tình tiết định khung tăng nặng chiếm đoạt tài sản trị giá
từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, bỏ tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm
trọng”, bổ sung hai tình tiết hoàn toàn mới “trộm cắp tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 điều này” và “lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”
Khoản 4, Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) đã bỏ hình phạt tù
chung thân, giữ nguyên mức hình phạt tù có thời hạn và tình tiết “chiếm đoạt tài
sản trị giá 500 triệu đồng trở lên” Điều khoản này cũng bổ sung hai tình tiết mới là
“trộm cắp tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 điều này” và
“lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp”
Khoản 5, Điều 173, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) vẫn giữ nguyên như quy
định tại Khoản 5, Điều 138, BLHS hiện hành là “người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng”
1.2 Lý luận chung về phòng chống tội trộm cắp tài sản
1.2.1 Khái niệm về phòng chống tội trộm cắp tài sản
Trong xã hội, nếu thừa nhận tội phạm là hiện tượng tiêu cực của xã hội thì cuộc đấu tranh chống tội phạm được coi là một điều tất yếu khách quan không thể thiếu được của mọi chế độ xã hội Vấn đề ở chỗ, tại sao trong xã hội loài người lại tồn tại những hiện tượng tiêu cực xã hội, đặc biệt là tội phạm; làm thế nào để loại trừ chúng ra khỏi đời sống xã hội Giải quyết vấn đề này liên quan đến nhiều biện pháp
Trang 32khác nhau Nhưng trước tiên, cần nhận thức được rằng, tội phạm là một hiện tượng
xã hội, được sinh ra và tồn tại bởi xã hội mà gải quyết vấn đề tội phạm cũng phải mang tính xã hội Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, tội phạm xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp và hình thành nhà nước Cho nên trong bất
kỳ nhà nước nào (tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa) đều phải tiến hành đấu tranh chống tội phạm Nhà nước XHCN, nếu so sánh với nhà nước tư bản, có nhiều tính ưu viết hơn, nhưng nhà nước XHCN, một mặt, vẫn đang tồn tại với tư cách là một nhà nước đúng nghĩa của nó Mặt khác, trong quá trình xây dựng một nhà nước kiểu mẫu, tiên tiến nhất so với các kiểu nhà nước trước đây, nhà nước XHCN cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm, mà chính những yếu tố này, trong một chừng mực nhất định, là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm trong xã hội Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhà nước XHCN nói chung, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nói riêng đang được coi là một nhiệm
vụ quan trọng của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Phòng, chống tội phạm có hai nội dung cơ bản:
Thứ nhất, phòng ngừa tội phạm là bằng mọi biện pháp ngăn chặn không để cho
tội phạm xảy ra; không để một thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật; xã hội không phải gánh chịu hậu quả của tội phạm; các cơ quan bảo vệ pháp luật không phải tốn kém những khoản chi phí cho việc điều tra, khám phá, xử lý người phạm tội và điều quan trọng hơn là đảm bảo cuộc sống bình thường cho mọi công dân trong xã hội, để từ đó làm cơ sở cho mọi công dân có thể cống hiến sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội
Thứ hai, đấu tranh chống tội phạm có nghĩa phải phát hiện, điều tra khám phá
kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả mỗi khi tội phạm xảy ra, nhằm đảm bảo tội phạm không thể không bị phát hiện và điều tra xử lý, không một người phạm tội nào có thể tránh khỏi hình phạt của pháp luật
Trong hai nội dung này không được coi nhẹ nội dung nào Tội phạm còn tồn tại trong xã hội, cản trở đến cuộc sống bình yên của mỗi người dân, ảnh hưởng đến an ninh - trật tự và sự phát triển của xã hội thì việc điều tra khám phá, xử lý kịp thời mỗi tội phạm xảy ra chính là nhằm đảm bảo sự tồn tại, vững mạnh của nhà nước XHCN [6] Nhưng do bản chất của nhà nước XHCN, cần thiết đảm bảo cuộc sống
Trang 33bình thường cho các thành viên trong xã hội, không muốn để cho bất kỳ người nào phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật do vậy nội dung phòng ngừa tội phạm có vị trí quan trọng phản ánh đặc tính nhân đạo cao cả của nhà nước XHCN
Vì vậy, trong nhiều tài liệu, văn bản, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ đánh giá phòng ngừa tội phạm chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay
Để có thể phòng chống tội phạm có hiệu quả thì phải có sự tham gia của toàn xã hội nói chung, trong đó có các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và tất cả công dân cũng phải tiến hành áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau hướng vào việc thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phát hiện nhanh chóng, kịp thời mỗi khi tội phạm xảy ra nhằm từng bước, ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống xã hội Chỉ có thực hiện được như thế thì mới có thể giải quyết được tình hình tội phạm trong xã hội Chính vì vậy, khi tiến hành thực hiện các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự tham gia, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong hoạt động phòng, chống tội phạm
Như vậy, theo giáo trình tội phạm học: “ phòng chống tội phạm là việc áp dụng
các biện pháp đồng bộ (biện pháp kinh tế, quản lý, tổ chức, pháp luật…) với sự tham gia của toàn xã hội (cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân) vào việc ngăn ngừa không để cho tội phạm xảy ra, cũng như phát hiện nhanh chóng, chính xác, xử
lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội phục vụ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[6]
Phòng chống tội phạm về trộm cắp tài sản là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội Đấu tranh phòng, chống tội phạm về tội trộm cắp tài sản là một bộ phận trong công tác phòng, chống tội phạm nói chung TTCTS chiếm khoảng 70% trong tổng số tội phạm khác, nhưng
do tài sản và tội phạm trộm cắp tài sản đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho xã hội cho nên đấu tranh phòng, chống tội phạm về trộm cắp tài sản có vai trò rất quan trọng và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Trang 341.2.2 Chủ thể của hoạt động phòng, chống tội trộm cắp tài sản
- Đối với lĩnh vực an ninh, trật tự xã hội nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng, Chính phủ đã tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp để củng cố tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ chế độ trật tự an toàn xã hội; Tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội trộm cắp tài sản
- Uỷ ban nhân dân các cấp
Để phòng chống tội trộm cắp tài sản ngày càng hoàn thiện hơn Uỷ ban nhân dân các cấp đã xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, giáo dục ở địa phương để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Từ
đó, có tác dụng phòng chống tội trộm cắp tài sản tốt hơn.Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân các cấp đã xây dựng được chương trình, kế hoạch tuyên truyền pháp luật cho người dân, phát động quần chúng tham gia vào bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương
* Về các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án nhân dân
Đối với ba chủ thể này đều là chủ thể chính của công tác phòng chống tội trộm cắp tài sản nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng
- Cơ quan công an
Theo Điều 4, Luật công an nhân dân năm 2014 quy định: “Công an nhân dân là
lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”[20]
Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân
dân và Công an xã.” Và Điều 14, Luật công an nhân dân 2014 quy định: “Công an
nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật
Trang 35tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”
Như vậy, cơ quan công an là lực lượng nòng cốt trong phòng chống tội phạm Công an là cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng bằng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ như theo dõi, điều tra tội trộm cắp tài sản bảo đảm cho cuộc sống an toàn
xã hội ở địa phương yên bình và mang lại hạnh phúc cho mọi người dân
- Viện kiểm sát nhân dân
Theo Điều 3 và Điều 4, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014 quy
định: “Viện kiểm sát nhân thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”[19] Thông qua thực hành quyền công tố và kiểm sát, Viện kiểm sát đảm bảo mọi hành vi phạm tội trộm cắp tài sản đều bị phát hiện, truy tố để xét xử, góp phần phòng chống tội phạm và phòng ngừa
vi phạm pháp luật của tội phạm trộm cắp tài sản Viện kiểm sát thống kê tội phạm
để từ đó đánh giá đúng thực trạng tình hình tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội phạm
- Toà án nhân dân
Theo Điều 2, Luật toà án nhân dân 2014 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan
xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Tòa
án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”[21]
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với
Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống
xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác” Toà
án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm
1.2.3 Ý nghĩa của hoạt động phòng, chống tội Trộm cắp tài sản
Tình hình tội phạm gây thiệt hại lớn cho các quan hệ xã hội, do đó phòng chống tội phạm là hoạt động mang tính tất yếu và đem lại ý nghĩa nhiều mặt
Trang 36Thứ nhất, là cơ sở để xây dựng pháp luật có hiệu quả đối với từng loại tội phạm cũng
như ngăn chặn những thiệt hại lớn về kinh tế do tội phạm gây ra, tạo điều kiện phát triển tính tích cực của hoạt động sáng tạo và tư duy của Công an, Toà Án, Viện Kiểm Sát trong từng vụ án cụ thể
Thứ hai, những tri thức của điều tra viên, kiểm sát viên về đặc điểm của tội phạm trộm
cắp tài sản sẽ giúp cho kiểm sát viên, công an sáng suốt lựa chọn những biện pháp điều tra, những thủ thuật, chiến thuật phù hợp với từng tình huống cụ thể trong các vụ án trộm cắp tài sản Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của vụ án trong giai đoạn điều tra ban đầu khi có ít thông tin về vụ án và thủ phạm Ở giai đoạn này, những quy định của tội phạm trộm cắp tài sản về những thủ đoạn phổ biến, về đối tượng bị xâm hại, về đối tượng có nhiều khả năng gây ra tội phạm đó và những tài liệu khác sẽ giúp cho những người làm luật xác định chính xác phương hướng của hoạt động điều tra, khám phá loại tội phạm này
Thứ ba, các thông tin, mục đích của tội phạm là cơ sở để phân loại tội phạm theo loại,
nhóm tội phạm cụ thể, đồng thời nó có giúp cho việc xây dựng, hoàn thiện các phương pháp điều tra theo loại, nhóm tội phạm cụ thể
Thứ tư, là cơ sở để Nhà nước sử dụng các biện pháp pháp lý khác nhau cho việc
đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản và các hành vi trộm cắp tài sản, đảm bảo cuộc đấu tranh này đạt hiệu quả, đảm bảo cho pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình
Khi một người thực hiện một tội phạm, họ phải chịu sự xử lý bằng biện pháp hình sự Khi đó bản thân người phạm tội nhận thấy sự phản ứng của xã hội, pháp luật phù hợp với tính nguy hiểm cho xã hội của mình, nhận thấy ở pháp luật tính nghiêm khắc nhưng cũng có tính công bằng, từ đó sẽ có sự tự giác cải tạo giáo dục Khi một người thực hiện một hành vi thực tế bị xác định nhầm là tội phạm và phải chịu sự xử lý của pháp luật hình sự thì họ sẽ chỉ thấy ở pháp luật sự nghiêm khắc, không thấy sự nghiêm minh,công bằng Khi đó họ sẽ không tôn trọng pháp luật, mất niềm tin vào pháp luật Ngược lại một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức đáng kể nhưng lại không bị xác định là tội phạm sẽ có thái độ coi thường, khinh nhờn pháp luật, người như vậy rõ ràng sẽ không tuân thủ pháp luật Đối với những người khác những người không vi phạm pháp luật thì việc sử dụng đúng pháp luật hình sự có tác động rất tích cực tới ý thức pháp luật của họ
Trang 37Như vậy, Chương 1 trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về đề tài được nghiên
cứu, bao gồm:
Khái quát về tội trộm cắp tài sản bằng việc cung cấp các khái niệm, phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và hình phạt của tội phạm này Từ đó đưa đến việc phân biệt tội trộm cắp tài sản với các tội xâm phạm quyền sở hữu nói riêng và tội phạm về hình sự nói chung, xác định đúng hành vi bị coi là tội phạm là yếu tố quan trọng để giúp điều tra, xử lý chính xác tội phạm, đồng thời có giá trị trong việc tìm kiếm thực trạng và phương pháp phù hợp để đấu tranh phòng, chống tội phạm xảy
ra trên thực tế
Khái quát về phòng chống tội trộm cắp tài sản bằng việc xác định chủ thể phòng chống tội phạm là yếu tố quan trọng là cơ sở tìm hiểu tình hình tội phạm và các nguyên nhân - điều kiện của tội phạm trộm cắp tài sản
Nội dung của Chương 1 là cơ sở lý luận làm tiền đề cho quá trình nghiên cứu tiếp theo, tình hình đặc điểm có liên quan, thực trạng phòng chống tội trộm cắp tài sản và đưa ra những dự báo, giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Thực trạng tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
TTCTS trên địa bàn Quảng Bình thời gian qua có sự tăng, giảm không đồng đều, tuy nhiên mức độ, tính chất phức tạp và thiệt hại tài sản có chiều hướng gia tăng Thủ đoạn gây án chủ yếu bằng hình thức lợi dụng sơ hở tại các nhà dân, khu nhà trọ, các cơ quan, trường học, sử dụng các công cụ hỗ trợ mang theo hoặc sẵn có cạy cửa đột nhập vào cạy tủ, két sắt lấy trộm tài sản, lựa chọn những tài sản nhỏ gọn giá trị như tiền, vàng, điện thoại di động….Các đối tượng chủ yếu hoạt động đơn lẻ, lưu động liên huyện, liên tỉnh Tội phạm trộm cắp tài sản tập trung vào trộm cắp vật nuôi, cây cảnh có giá trị, gây mất ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
Theo số liệu báo cáo tổng kết tội phạm TTCTS của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Bình, từ năm 2013-2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xảy
ra 2.248 vụ phạm pháp hình sự, tài sản thiệt hại: 40.531.540.000đ, kết luận 2.479
vụ, (đạt 86,9%)
Trang 39Bảng 2.1 Tình hình các vụ án xảy ra trên địa bàn Quảng Bình từ năm 2013-2017
(Nguồn: Số liệu thống kê Phòng cảnh sát hình sự tỉnh Quảng Bình)
ra
Tỉ lệ phần trăm PPHS Kết luận
Số vụ đạt được
Trang 40* Về tội phạm Trộm cắp tài sản
Bảng 2.2 Bảng thống kê tội phạm trộm cắp tài sản ở Quảng Bình từ năm 2013 đến năm 2017
(Nguồn: Số liệu thống kê Phòng cảnh sát hình sự tỉnh Quảng Bình)
Từ bảng số liệu thống kê trên ta thấy:
Năm 2013 Công an đã bắt được 209 vụ với 289 đối tượng, trong đó bắt được
209 vụ trên 292 vụ xảy ra (Đạt 71,5%)
Năm Số vụ xảy ra Tài sản thiệt hại Kết luận
8.701.141.000đ (Tám tỉ bảy trăm lẻ một triệu một trăm bốn mốt nghìn đồng)
209 vụ/289 đối
tượng
8.681.700.000đ, (Tám tỉ sáu trăm tám mươi mốt triệu bảy trăm ngàn đồng)
205 vụ/283 đối
tượng
7.939.300.000đ (Bảy tỉ chín trăm ba mươi chín triệu ba trăm đồng)
253 vụ/349 đối
tượng
8.976.000đ, (Tám tỉ chín trăm bảy mươi
247 vụ/282 đối
tượng