1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận bất bình đẳng thu nhập

30 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 353,5 KB

Nội dung

Các thước đo bất bình đẳng thu nhập: Các nhà kinh tế học và các nhà thống kê sử dụng phổ biến hai thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập trong thống kê và phân tích kinh tế là đườn

Trang 1

1.2Khái niệm bất bình đẳng thu nhập:

- Là sự khác nhau trong thu nhập giữa các nhóm dân cư do phânphối thu nhập và tài sản tạo ra

Đây là trọng tâm của vấn đề bất bình đẳng xã hội

2 Các thước đo bất bình đẳng thu nhập:

Các nhà kinh tế học và các nhà thống kê sử dụng phổ biến hai thước

đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập trong thống kê và phân tích kinh tế

là đường Lorenz và hệ số GINI

2.1Đường Lorenz

Conrad Lozen là nhà thống kê người Mỹ năm 1905 đã xây dựng biểu

đồ biểu thị mối quan hệ giữ các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứngcủa họ

+ Biểu diễn hình học của một đường cong Lorenz điển hình

Trang 2

- Trục hoành biểu thị phần trăm cộng dồn của dân số và được sắpxếp theo thứ tự thu nhập tăng dần.

- Trục tung là tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗi phần trăm trongdân số nhận được

- Đường kẻ chéo màu xanh lá cây (đường 450) trong hình chothấy ở bất kì điểm nào trên đường này đều phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhậpnhận được đúng bằng phần trăm của người có thu nhập Đường chéo là đại

diện của sự phân phối thu nhập "hoàn toàn công bằng" hay gọi là đường

bình đẳng tuyệt đối

- Đường màu xanh da trời gọi là đường bất bình đẳng, mỗi điểmtrên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình không có thu nhậphoặc tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình chiếm toàn bộ tổng thu nhập

+ Ý nghĩa của đường Lorenz:

Trang 3

Đường Lozen cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệphần trăm của dân số có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhậpnhận được trong một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn là một năm.

Khoảng cách giữa đường chéo và đường Lozen là một dấu hiệu chobiết mức độ bất bình đẳng Đường Lozen càng xa đường chéo thì mức độ bấtbình đẳng càng lớn, điều đó cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập của ngườinghèo nhận được giảm đi

+ Hạn chế của việc sử dụng đường Lorenz:

Mặc dù biểu hiện trực quan, dễ thấy nhưng bản thân đường Lorenz khôngphải là cách đánh giá định lượng về sự bất bình đẳng trong phân phối thunhập Mặt khác, kể cả khi so sánh đường Lorenz giữa các quốc gia một cáchtrực quan, trong nhiều trường hợp cũng không thể đưa đến kết luận quốc gianào có mức độ bất bình đẳng cao hơn Khi các đường Lorenz không cắt nhauthì đường nào lõm hơn sẽ thể hiện mức độ bất bình đẳng lớn hơn nhưng khichúng cắt nhau thì không thể đưa ra kết luận được Ví dụ như trong hìnhbên, nhìn đường Lorenz của ba quốc gia X, Y, Z ta chỉ có thể biết Y và Z cómức độ bất bình đẳng cao hơn X còn giữa Y và Z thì không biết được quốcgia nào có mức độ bất bình đẳng lớn hơn

Trang 4

Để khắc phục nhược điểm này, nhà kinh tế thường sử dụng hệ sốGINI do nhà thống kê học người Ý Corrado Gini xây dựng.

2.1Hệ số GINI

- Khái quát:

Hệ số GINI (G) là thước đo được sử dụng rộng rãi trong các nghiêncứu thực nghiệm Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọingười đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bìnhđẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọingười khác không có thu nhập)

Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàunghèo Khi sử dụng hệ số Gini trong trường hợp này, điều kiện yêu cầu phảithỏa mãn không tồn tại cá nhân nào có thu nhập ròng âm Hệ số Gini cònđược sử dụng để đo lường sự sai biệt của hệ thống xếp loại trong lĩnh vựcquản lý rủi ro tín dụng

- Cách tính:

Được tính toán dựa vào đường Lozen, hệ số GINI chính là tỷ số giữadiện tích được giới hạn bởi đường cong Lozen và đường chéo 450 với diệntích tam giác nằm bên dưới đường 450

Hệ số GINI(G) = Diện tích (A)/ Diện tích (A+B)

Về lý thuyết hệ số GINI có thể nhận được giá trị từ 0 đến 1

Song thực tế: 0<G<1 Theo Ngân hàng thế giới thì giá trị thực tế chothấy G trong khoảng 0.2 đến 0.6 Cụ thể:

• Với các nước có thu nhập thấp, hệ số GINI biến động từ0.3 đến 0.5

Trang 5

• Với các nước có thu nhập cao từ 0.2 đến 0.4

- Hạn chế:

Tuy hệ số GINI đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về phânphối thu nhập, nhưng các nhà kinh tế nhận thấy rằng hệ số GINI cũng chỉmới phản ánh được mặt tổng quát nhất của sự phân phối, trong một sốtrường hợp chưa đánh giá được những vấn đề cụ thể

3 Lý thuyết liên quan đến bất bình đẳng:

Nghiên cứu vấn đề liên quan đến sự bất bình đẳng và tăng trưởng kinh

tế, có bốn mô hình phổ biến thường hay gặp

3.1

Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets

Simon Kuznets nhà kinh tế học người Mỹ năm 1955 đã đưa ra môhình nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập và tính trạng bất bình đẳng trongphân phối thu nhập

Cách tính: thu nhập của nhóm 20% người giàu nhất so với tỷ trọng thunhập của nhóm 60% nghèo nhất làm thước đo sự bất bình đẳng Nghiên cứu,

so sánh được tiến hành với một số quốc gia phát triển và đang phát triển điểnhình như Anh, Mỹ, Ấn Độ… cho thấy tỷ số này luôn cao ở các nước đangphát triển và thấp ở nhóm các nước phát triển

→ Kuznets đã đưa ra giả thiết : bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn banđầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển được lan tỏa rộngrãi hơn Biểu diễn trên hình có dạng chữ U ngược

Hạn chế của mô hình:

- Không giải thích được nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thayđổi bất bình đẳng trong quá trình phát triển

Trang 6

- Phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trongđiều kiện học sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng vàbất bình đẳng.

3.2

Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A Lewis:

Mô hình về cơ bản nhất trí với Kuznets cho rằng sự bất bình đẳng tănglên ở giai đoạn đầu và giảm bớt khi đã đạt tới một tốc độ nhất định nhưng cónhững bước phát triển hơn khi giải thích nguyên nhân của xu thế này

Với giả thiết lao động có thể sử dụng với số lượng không hạn chế hay

dư thừa ở mức lương thực tế cố định, nó không phải là yếu tố khan hiếm,ông đưa ra lập luận:

- Sự bất bình đẳng tăng trong giai đoạn đầu vì quy mô sản xuất

mở rộng, lao động thu hút nhiều tại mức lương cố định nên thu nhập của chủ

tư bản không ngừng tăng

- Ở giai đoạn sau khi lao động trở nên khan hiếm đòi hỏi tiềnlương tăng dẫn đến thu hẹp bất bình đẳng

Ông cũng giải đáp nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong quá trìnhphát triển, bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng mà là điềukiện cần thiết của tăng trưởng: “ vấn đề trung tâm trong lý thuyết phát triểnkinh tế là việc XH đã tăng tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư từ 4-5% lên 12-15%trong thu nhập quốc dân (hoặc lớn hơn) Việc tăng tỷ lệ tiết kiệm này thựchiện được là do 10% dân số đã nhận được 40% hoặc lớn hơn trong thu nhậpquốc dân ở những nước thừa lao động”

→ Những người thu nhập cao mới là những người sử dụng phần tiếtkiệm của mình tạo ra tích lũy mở rộng sản xuất Và bất bình đẳng là điềukiện để người giàu tăng tích lũy, đầu tư và do đó thúc đẩy tăng trưởng

Qua đó, các nhà kinh tế trong mô hình này cho rằng cố gắng phânphối lại thu nhập ‘hấp tấp, vội vàng” sẽ dẫn đến bóp nghẹt kinh tế

Trang 7

Quan điểm đối lập:

Mức phân phối lại thu nhập hợp lý thực sự có thể tăng cường tiếtkiệm và thúc đẩy tăng trưởng Thực tế tại các nước đang phát triển, có xuhướng khi người giàu tăng thu nhập nhu cầu tiêu dùng hàng hóa xa xỉ cao,

do đó xu hướng tiết kiệm cận biên rất thấp khi thu nhập tăng và tỷ lệ tiếtkiệm cận biên của họ rất thấp so với những người kém giàu hơn Như vậygiảm bất bình đẳng sẽ thúc đẩy tăng trưởng thông qua tiết kiệm và đầu tư và

ta có thể kết hợp giữa công bằng với tăng trưởng kinh tế

3.3

Mô hình tăng trưởng đi đối với bình đẳng của H Oshima:

Một vấn đề được đặt ra là liệu có thể hạn chế vấn đề bất bình đẳng thunhập ngay từ giai đoạn đầu của tăng trưởng được không Oshima đã xâydựng mô hình 2 khu vực để giải quyết vấn đề này

- Làm thế nào để hạn chế bất bình đẳng trong quá trình tăngtrưởng ở thành thị và nông thôn? Tại hầu hết các nước sản xuất nông nghiệp

ở châu Á, sản xuất nông nghiệp cần được sự quan tâm và đầu tư của chínhphủ ngay ở giai đoạn đầu bằng việc trợ giúp về giống, kỹ thuật, mở rộng vàphát triển các ngành nghề đã làm cho thu nhập ở khu vực nông thôn vốn thunhập thấp nhất trong xã hội được tăng dần

- Làm thế nào để cải thiện dần khoảng cách giữa các xí nghiệpquy mô lớn và các xí nghiệp vừa và nhỏ tại thành thị cũng như nông trại lớn

và nông trại nhỏ ở nông thôn? Chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu khoảngcách thu nhập tăng do doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô và kỹ thuật;giai đoạn sau, nhờ cơ sở hạ tầng và khả năng áp dụng kỹ thuật mới tăng ở cơ

sở nhỏ làm khoảng cách chênh lệch giảm

Trang 8

Với mô hình này, Oshima cho rằng tiết kiệm được tăng ở mọi nhómdân cư do họ dần thỏa mãn được nhu cầu và tăng đầu tư cho sản xuất và giáodục cho con em.

- Phân phối lại tài sản

- Phân phối lại từ tăng trưởng

Qua đó những mô hình trên ta có thể khẳng định:

Bất bình đẳng không phải là yếu tố tất yếu buộc phải chấp nhận tạicác nước đang phát triển Vì thế ta hoàn toàn có thể mong chờ vào việc giảmbớt bất bình đẳng nhờ tăng trưởng kinh tế cao cùng với các chính sách hợp

lý của chính phủ để điều tiết nền kinh tế đạt hiệu quả mong muốn

II THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN BẤT BÌNH ĐẲNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC.

1 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam và Trung Quốc.

1.1 Thực trạng bất bình đẳng tại Việt Nam

Xét trên khía cạnh hệ số Gini:

Trang 9

Hệ số Gini của Việt Nam vào thời điểm năm 1998 là 0,35 và năm

2004 là 0,423 , trong khi đối với hầu hết các nước đang phát triển, hệ số Ginichi tiêu hoặc thu nhập nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,6 Như vậy theo cáchtiếp cận này, trong sự so sánh với các nước có điều kiện tương tự trong khuvực và trên thế giới, bất bình đẳng ở Việt Nam ở mức vừa phải Như vậy,cách tiếp cận này cho chúng ta một cái nhìn khá lạc quan về mức độ bìnhđẳng ở Việt Nam

Bảng 1: thống kê hệ số Gini của VN 1993 – 2006

Theo nhận định của WB từ chỉ số Gini tính từ chi tiêu thì bất bìnhđẳng sau khi nhích lên đôi chút thì có xu hướng ổn định còn theo nhưUNDP nhận xét từ chỉ số Gini tính theo thu nhập bất bình đẳng xã hội saukhi tăng nhẹ đang có xu hướng tăng nhanh

Đáng lưu ý là hệ số Gini của Việt Nam chưa tính tới bất bình đẳng bắtnguồn từ chênh lệch về tài sản và thu nhập, từ thừa kế, đầu cơ đất đai, chứngkhoán, tham nhũng… “Do vậy trên thực tế tình trạng bất bình đẳng của ViệtNam có thể cao hơn mức phản ánh của hệ số Ghini” – GS.TS Kenichi Ohno,Giám đốc Diễn đàn VDF bình luận

Trang 10

Bảng 2: hệ số Gini theo thành thị nông thôn và vùng năm 2002,

2004

Hệ số GINI theo thành thị nông thôn và vùng, 2002,2004

Nguồn:TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình 2006

Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam qua phân phối thu nhập

Bảng 3: Phân phối thu nhập và an sinh xã hội ở Việt Nam 2004

Nhó

m 20

% ngh

èo nhất

N hóm 20

% th

ứ hai

N hóm 2 0%

t

hứ ba

N hóm 20%

thứ tư

N hóm 20

% gi

àu nhất Thu nhập

/người/năm

( ngàn đồng)

2000

3400

4900

7300

15800

Trang 11

259%

370

660

16,1%

27%

39,1%

29%

23%

22%

21%

45

%

Bảng trên đây trình bày thu nhập (tính theo đầu người) mà các hộ giađình (xếp theo nhóm ngũ vị phân) nhận, trong đó có thu nhập từ an sinh xãhội, tức các khoản trợ cấp xã hội nhận được từ nhà nước - theo số liệu điềutra mức sống hộ gia đình năm 2004 do UNDP tập hợp trong báo cáo 2008 về

an sinh xã hội Thu nhập bình quân quốc gia là 6,1 triệu đồng, trong đó cáckhoản trợ cấp an sinh xã hội là 264 nghìn đồng (tương đương 4% thu nhập)

và bao gồm: 23% bảo hiểm xã hội cho người đi làm (bảo hiểm y tế); 62%

Trang 12

bảo hiểm cho người hưu trí (lương hưu); 9% phúc lợi xã hội (lương cựuchiến binh, trợ cấp gia đình liệt sĩ); 5% trợ giúp giáo dục; 2% trợ giúp y tế.

Xét theo nhóm ngũ phân, thu nhập trung bình từ 2 triệu đồng/người ởnhóm nghèo nhất lên đến gần 16 triều/người ở nhóm giàu nhất, tức hơn gấp

8 lần Nhóm nghèo nhất nhận 70 nghìn đồng an sinh xã hội, tức 7% tổng trợcấp, trong khi nhóm giàu nhất nhận 660 nghìn đồng, tức 39% tổng trợ cấp.Xét theo từng loại trợ cấp, nhóm giàu nhất hưởng 68% bảo hiểm xã hội chongười đang đi làm, 47% bảo hiểm xã hôi cho người nghĩ hưu, trong khinhóm nghèo nhất chỉ hưởng 1% và 2% Nhóm này nhận 18% phúc lợi xãhội, 15% trợ giúp giáo dục, 7% trợ giúp y tế, trong khi nhóm giàu nhất nhận18%, 35% và 45% Thay vì “lũy tiến”, hệ thống an sinh xã hội Việt Nam cótính “luỹ thoái” Trái với những tuyên bố của ĐCSVN, các chính sách xã hộihiện hành không nhắm đảm bảo bình đẳng, thực hiện công bằng xã hội Nhàkinh tế trưởng của UNDP ở Việt Nam, Johnathan Pincus, còn nhận xét rằng,

“bất cứ lợi ích nào mà người nghèo nhận được từ an sinh xã hội bị lấy lạithông qua các phí và chi tiêu cho giáo dục và y tế Chính phủ trợ cấp cho các

hộ nghèo nhất rồi lấy lại đúng khoản đó”, cho nên “an sinh xã hội cho ngườinghèo là số 0, có khi là âm”

Chênh lệch thu nhập giũa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướnggia tăng (tỷ số Ghini giảm), trong những năm gần đây, chênh lệch về thunhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèonhất từ 12,5 lần năm 2002, tăng lên 13,5 lần năm 2004

So sánh khoảng cách thu nhập giữa 20% nhóm giầu nhất và 20%nhóm nghèo nhất của Việt Nam và một số nước Châu Á cũng cho thấy bấtbình đẳng ở Việt Nam cao hơn nhiều nước, chỉ thấp hơn so với Trung Quốc

Trang 13

và Phillipin Hiện nay, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp ởmức độ trung bình khá so với các nước trên thế giới Tuy nhiên, những lợiích từ tăng trưởng kinh tế không được phân phối đều trong xã hội mà tậptrung nhiều vào nhóm người giàu Thống kê cho thấy, nhóm người nghèo chỉnhận được khỏang 75% mức bình quân lợi ích tăng trưởng kinh tế Ngượclại, nhóm giàu nhận được đến 115% mức bình quân Tình trạng bất bìnhđẳng không chỉ thể hiện ở mức thu nhập, mà còn trong các cơ hội phát triển.

1.2 Thực trạng bất bình đẳng tại Trung Quốc:

Trang 14

tăng từ 0.31 năm 1981 lên 0.447 năm 2001 (Thái Phưởng et al., 2006)2 Theomột tính toán khác, hệ số Gini của Trung Quốc năm 2002 đạt 0.46 (Khan vàRiskin, 2004)

Hệ số Gini cả nước (toàn Trung Quốc) có thể được chia thành: (1) Hệ

số Gini tính riêng của nông thôn với của thành thị (Gr và Gu) và hệ số Ginigiữa thành thị và nông thôn (Gur); hoặc (2) Hệ số Gini của miền Tây, miềnTrung và miền Đông cùng với hệ số Gini giữa 3 vùng này (Gwe)

Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 1978 - 1995, Gwechỉ tăng 3% trong khi hệ số Gini của toàn Trung Quốc tăng 45% Vì thế, cónhiều học giả đã cho rằng, việc nghiên cứu về sự chênh lệch thu nhập thànhthị - nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hiểu biết một cáchsâu sắc về sự chênh lệch giàu nghèo của Trung Quốc Bởi lẽ, đây là nhân tố

có vai trò chính trong việc tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo của cả nước chứkhông phải là chênh lệch vùng hay chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp

cư dân (Riskin, 2001; Lu, 2002; Trần Tông Thắng, Châu Vân Ba, 2002; Fang

Trang 15

et al., 2002)

Chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn: Một quan sáttrực diện

Nhìn vào biểu đồ 1, có thể nhận thấy sau khi tiến hành chuyển đổi,

sự chênh lệch thu nhập trong nội bộ khu vực thành thị hoặc nông thôn đềuphát triển theo chiều hướng tăng lên Xu thế này cũng tiếp tục xuất hiện nếutính toán về mức chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị (Cột 2, Bảng1) Mức chênh lệch này đã tăng từ 0.1629 năm 1986 lên 0.2824 năm 2003,trong khi đó tỉ lệ thu nhập danh nghĩa ở thành thị đã tăng 150% so với ở nôngthôn trong cùng thời kỳ

Bảng 1 Số liệu tương quan về chênh lệch giàu nghèo

Ngày đăng: 31/10/2018, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w