Kế hoạch kinh doanh là sự khác biệt giữa một công ty phát đạt và một công ty loạng choạng. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt có thể đem lại sự chính xác, đáng tin và tạo ra sự thúc đẩy cho công việc kinh doanh của bạn. Bản kế hoạch
Trang 1Để viết một bản kế hoạch kinh doanh
thành công
Kế hoạch kinh doanh là sự khác biệt giữa một công ty phát đạt và một công ty loạng choạng Một bản kế hoạch kinh doanh tốt có thể đem lại sự chính xác, đáng tin
và tạo ra sự thúc đẩy cho công việc kinh doanh của bạn Bản kế hoạch của bạn nên trọn vẹn, chuyên nghiệp và có tính thực tế
Trang 2Nguyên tắc chung
Đây là những điều quan trọng nên nhớ khi viết một bản kế hoạch kinh doanh:
• Bản kế hoạch phải súc tích (khoảng 30 đến 40 trang, không tính phần phụ lục)
• Bản kế hoạch của bản phải dễ đọc, dễ hiểu và không có những lỗi in ấn hay lỗi ngữ pháp
• Bản kế hoạch nên trình bày những cơ hội thị trường lớn và sinh lãi cho công việc kinh doanh
• Bản kế hoạch nên trình bày sức mạnh và trình độ của e-kíp quản lý
Bản kế hoạch kinh doanh không nên
Đây là một số điều không nên làm khi viết nháp bản kế hoạch kinh doanh:
• Đừng đưa ra những giả định không thực tế
• Đừng đánh giá thấp những khó khắn trong việc phát triển công việc kinh doanh
• Đừng đánh giá thấp đối thủ
• Đừng thừa nhận người đọc biết các biệt ngữ
• Đừng đưa ra những thông tin kỹ thuật dài dòng, chán ngắt hay thái quá
• Đừng đưa ra những thông tin mật hay độc quyền
Trang 3• Đừng tránh việc bàn luận về những rủi ro đối với công việc kinh doanh Điều này có thể làm giảm sự đáng tin của bản kế hoạch
Dạng một bản kế hoạch chuẩn
Trang bìa Trang bìa nên chuyên nghiệp, cung cấp nhiều tin tức và nên bao
gồm lời chú giải hợp lý
Tóm tắt (Executive Summary): Phần tóm tắt là phần giới thiệu kế hoạch kinh
doanh của bạn và là phần quan trọng nhất Mặc dù nó được đọc trước tiên, nhưng bạn thường viết nó cuối cùng vì nó tóm lược lại toàn bộ bản kế hoạch Một phần tóm tắt hiệu quả thường bao gồm:
• Lai lịch của công ty
• Sản phẩm, dịch vụ và những lợi thế cạnh tranh
• Mục tiêu của công ty
• Tiềm năng thị trường đối với sản phẩm và dịch vụ
• Dự báo tài chính cho các yếu tố chính trong khoảng 3 đến 5 năm, đặc biệt là việc bán hàng, lợi nhuận/thua lỗ Đối với các công việc kinh doanh mới, nên nghiên cứu thị trường và đưa ra một số giả định thực tế về làm thế nào để công việc kinh doanh của bạn có thể cạnh tranh
• Ê-kíp quản lý và thành tích trong quá khứ của từng người
• Nguồn vốn yêu cầu để phát triển công việc kinh doanh
Trang 4• Đưa ra chiến lược
Mô tả về công ty (The company description): Phần này nên mô tả lịch sử của
công ty cũng như mục tiêu của nó Bạn cũng nên tóm tắt những mục tiêu chủ yếu của công ty – cả những mục tiêu dài hạn lẫn những mục tiêu tạm thời
Quản lý (Management): phần quản lý trong bản kế hoạch xác định rõ các
thành viên chủ chốt của ê-kíp quản lý, mô tả những trách nhiệm cá nhân, những kinh nghiệm cũng như như thành tựu của họ Đưa ra lý lịch mà nó nhấn mạnh đến những thành tựu cũng như những thành tích trong quá khứ trong phần phụ lục
Sản phẩm (The product): Nếu công ty đang bán sản phẩm, phần này mô tả sản
phẩm là gì hoặc sẽ là gì và chỉ rõ tại sao nó có thể thâm nhập vào thị trường Nếu sản phẩm vẫn đang được phát triển, bàn luận một cách chi tiết dự án đang dừng ở đâu, những gì còn lại để đưa sản phẩm ra thị trường
Các nhà đầu tư thường không thích các công ty chỉ có 1 sản phẩm, bởi vậy bạn nên bàn luận về sự mở rộng của mặt hàng sản phẩm của công ty và sự phát triển trong tương lai trong phần sản phẩm
Thị trường (The market): Bạn phải thuyết phục các nhà đầu tư tương lai rằng
thị trường của công ty rộng lớn, đang tăng trưởng và dễ dàng đón nhân sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn Nếu thị trường nhỏ hoặc đình trệ, các nhà đầu tư sẽ không muốn đầu
tư Phần phụ lục có thể bao gồm các thông tin chi tiết hơn về thị trường
Trang 5Đối thủ (Competition): Phần này xác định các sản phẩm và công nghệ cạnh
tranh So sánh sản phẩm hoặc dịch vụ của bản với đối thủ Mức giá hoặc chất lượng sẽ khác như thế nào? Điều gì sẽ tạo nên sự thành công?
Tiếp thị (Marketing): Mục marketing trong bản kế hoạch nên mô tả kế hoạch
và chiến lược tiếp thị một cách chi tiết nhất
Báo cáo tài chính và kế hoạch tài chính (Financial statements and projections): Phần thân của bản kế hoạch nên đưa ra bản tóm tắt dự báo tài chính
(phần này được viết chi tiết hơn trong phần phụ lục) Nó có thể bao gồm tổng lượng tiền mặt cần thiết, khung thời gian cho vòng quay tiền mặt và dự báo tăng trưởng trong việc bán sản phẩm và lợi nhuận Bảng dự báo tài chính nên chi tiết hơn: Bảng cân đối tài chính, báo cáo thu nhập và dự báo vòng quay tiền mặt cho giai đoạn trong 3 đến 5 năm tới, với thông tin đưa ra hàng tháng trong năm đầu tiên và hàng quý trong những năm tiếp sau Báo cáo dự báo thu nhập có thể là phần dự báo quan trọng nhất
Những dự báo quan trọng nhất là một chuỗi những giả định hỗ trợ cho những con số của bạn Hãy chắc chắn rằng sự bàn luận của bạn phải truyền đạt đầy đủ những giả định cơ bản của bạn – chúng phải thực tế, logic và có thể đạt tới được
Nếu bạn không phải là chuyên viên báo cáo tài chính giỏi, hãy nhờ sự giúp đỡ Những dự báo tài chính đáng tin rất quan trọng – nếu bạn không quen với việc báo cáo tài chính thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ kế toán viên hoặc những nguồn đáng tin cậy khác
Viết một bản kế hoạch kinh doanh nhỏ: một bản kế hoạch kinh doanh khoảng
2 cho đến 3 trang đôi khi rất hữu ích Bản kế hoạch súc tích này giúp giới thiệu công ty
Trang 6đến các nhà đầu tư tương lai, những người cho vay hoặc những người lao động Nếu
họ quan tâm đến bản kế hoạch thì bạn có thể tiếp tục làm bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh