1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

câu hỏi chủ đề về các đại hội lịch sử 12 dùng cho ôn thi học sinh giỏi khối 12

3 187 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 21,9 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Tên đại hội, thời gian tháng, năm và địa điểm Hoàn cảnh lịch sử Nội dung cơ bản Ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng 3-1935, Ma Kao, Trung Quốc - Hậu quả của

Trang 1

CHỦ ĐỀ: CÁC ĐẠI HỘI

Câu 1 : Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa các đại hội I, II, III,

IV và VI của Đảng (có thể trình bày theo cách lập bảng theo các nội dung: tên đại hội, thời gian, địa điểm; hoàn cảnh lịch sử; nội dung cơ bản và ý nghĩa).

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Tên đại hội,

thời gian (tháng,

năm)

và địa điểm

Hoàn cảnh lịch sử Nội dung cơ bản Ý nghĩa

Đại hội đại

biểu lần

thứ nhất

của Đảng

(3-1935),

Ma Kao,

Trung

Quốc

- Hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam, đế quốc Pháp đang tiến hành khủng bố trắng

- Tổ chức của Đảng và quần chúng dần phục hồi

- Phong trào đấu tranh của quần chúng lao động tiếp tục nổ ra

- Phân tích tình hình quốc tế và Đông Dương

- Thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ, Nghị quyết về đội tự vệ, Cứu

tế đỏ

- Bầu BCHTƯ K I

- Cử Nguyễn Ái Quốc là đại biểu của Đảng bên cạnh QTCS

- Đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng sau một giai đoạn đấu tranh cực kỳ gian khổ

- Là điều kiện đưa cách mạng tiếp tục tiến lên

Đại hội đại

biểu lần

thứ II

(2-1951),

Tuyên

Quang

- Cách mạng thế giới đang phát triển mạnh

- Cuộc kháng chiến đang trên đà thắng lợi, nhất là

từ Thu Đông 1950

- Mỹ can thiệp vào Đông Dương, giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược

- Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là ĐLĐVN

- Thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam , đặc biệt là Chính cương ĐLĐVN, xác định nhiệm

vụ chủ yếu

- Thông qua Điều lệ mới, bầu BCHTƯ mới

- Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng về mọi mặt

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

để đưa kháng chiến mau tới ngày thắng lợi

Trang 2

Đại hội đại

biểu toàn

quốc lần

thứ III của

Đảng

(1,0 điểm)

- CM thế giới phát triển mạnh Phe XHCN giữ được sự thống nhất

Phong trào GPDT lên cao

- Nước VN tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau

- Miền Bắc hoàn thành các kế hoạch 3 năm 1955-1957 và 1958-1960

- Miền Nam đánh thắng chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ với bước phát triển nhảy vọt là phong trào "Đồng khởi"

- Xác định nhiệm vụ chiến lược chung của

CM cả nước; nhiệm vụ chiến lược của CM mỗi miền, vị trí và mối quan

hệ của CM hai miền

- Vạch đường lối CM XHCN ở miền Bắc

- Thông qua phương hướng, nhiệm vụ KH 5 năm lần thứ nhất

- Thông qua Điều lệ mới, bầu BCHTƯ mới

- Đánh dấu sự hình thành về cơ bản đường lối chiến lược của CM VN trong thời kỳ mới

- Là ĐH xây dựng CNXH ở miền Bắc

và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà

Đại hội

đại biểu

toàn quốc

lần thứ IV

của Đảng

12-1976

Hà Nội

(1,0 điểm)

- Cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi, kết thúc 30 năm chiến tranh, hoàn thành cuộc CM DTDCND trong

cả nước

- Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước

- CM VN chuyển sang thời kỳ cả nước quá độ lên CNXH với những thuận lợi và khó khăn mới

- Đổi tên Đảng thành ĐCSVN

- Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ và sự nghiệp CM XHCN ở miền Bắc

- Xác định đường lối CM XHCN, bao gồm đường lối chung và đường lối xây dựng kinh tế

- Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu KH 5 năm lần thứ hai

- Thông qua Điều lệ mới , bầu BCHTƯ mới

- Là ĐH toàn thắng của sự nghiệp chống

Mỹ cứu nước, ĐH thống nhất nước nhà, ĐH cả nước đi lên CNXH,

- Mở đầu một thời

kỳ mới trong lịch sử dân tộc: thời kỳ tiến hành một chiến lược

CM XHCN trong phạm vi cả nước

Đại hội đại

biểu toàn

quốc lần

thứ VI của

Đảng

12-1986

Hà nội

(1,0 điểm)

- Tình hình quốc tế có những diễn biến rất phức tạp

- 10 năm tiến hành CM XHCN trong cả nước (1976-1985), đạt được những thành tựu, tiến bộ đáng kể, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, yếu kém

do có những sai lầm, khuyết điểm Đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng

về kinh tế - xã hội

Đánh giá thực trạng kinh tế

-xã hội và nguyên nhân

- Đề ra đường lối đổi mới, nhằm thực hiện mục tiêu XHCN một cách có hiệu quả;

lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm

- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu của chặng đường đầu tiên

- Xác định mục tiêu trong 5 năm 1986-1990, nhấn

mạnh Ba chương trình kinh

tế

- Khởi xướng và mở đầu sự nghiệp đổi mới, một sự nghiệp

CM lâu dài, toàn diện, sâu sắc và triệt để

Trang 3

- Bầu BCHTƯ mới

Câu 2: Trình bày và nhận xét nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng (1 - 1930), Đại hội Đảng toàn quốc lần II (2 - 1951) và Đại hội Đảng toàn quốc lần III (9 - 1960).

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

a/ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 - 1930) thông qua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo

- Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo

- Nhận xét: Cương lĩnh chính trị đã giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết của cách mạng Việt Nam đó là giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất

b/ Đại hội Đảng toàn quốc lần II vào tháng 2 – 1951

- Nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là CM.DTDCND: đánh đuổi đế quốc, tay sai, giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng cơ

sở cho CNXH ở Việt Nam

- Nhận xét: Đại hội đã quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, đánh đấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, là Đại hội đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi

c/ Đại hội Đảng toàn quốc lần III vào tháng 9 – 1960

- Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền trong kháng chiến chống Mỹ: Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN, là hậu phương lớn, có vai

trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, là tiền tuyến lớn, có vai trò quyết định trực tiếp đối với công cuộc

thống nhất Tổ quốc Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau nhằm

hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống

nhất Tổ quốc

- Nhận xét: Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng hai miền Nam - Bắc, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Là Đại hội đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi

Ngày đăng: 28/10/2018, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w