1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

bài tập tài chính công

8 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 42,65 KB

Nội dung

fgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhdfgfffgfdgdfgdfgfyyrthtryhd

Trang 1

Họ Và Tên: Tạ Thị Phương Huệ

Lớp: CV62

Bài Tập Cá Nhân

(Môn quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước)

Câu 1: Nội dung cơ bản về quản lý tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước

Quản lý tài chính trong cơ quan Hành chính nhà nước là quá trình áp dụng các công

cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong các

cơ quan HCNN để đạt những mục tiêu đã định

Để Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị; cơ quan, đơn vị sử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau nhưng mục đích hướng đến của quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị cũng là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đến những mục tiêu đã định

Xác định nguồn lực tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước.

Trước tiên: Xác định nhiệm vụi chi tài chính trong cơ quan Hành chính Nhà nước

- Các khoản chi thường xuyên:

Chi thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị là khoản chi để duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị này, thường ít có biến động lớn qua các năm, các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận của cơ quan, đơn

vị phải thực hiện

- Các khoản chi không thường xuyên:

gồm những khoản chi để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các khoản chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức, các khoản chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các khoản chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án

có nguồn vốn nước ngoài theo quy định, chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định, chi

Trang 2

đầu tư phát triển bao gồm: chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài, chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết và các khoản chi khác theo quy định

Thứ 2: Cấp dự toán và quản lý tài chính theo cấp dự toán

Các cơ quan HCNN trong cùng một ngành theo một hệ thống dọc được thống nhất tổ chức thành các đơn vị dự toán các cấp: Đơn vị dự toán cấp I, Đơn vị dự toán cấp II, Đơn

vị dự toán cấp III

Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị nhận trực tiếp ngân sách năm do cấp chính quyền tương

ứng giao và chịu trách nhiệm phân bổ dự toán ngân sách năm xuống cho đơn vị cấp dưới, quản lý điều hành ngân sách năm của cấp mình và cấp dưới trực thuộc

Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, có nhiệm vụ nhận dự

toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp III, có trách nhiệm tổ chức điều hành quản lý kinh phí của cấp mình và đơn vị dự toán cấp dưới

Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí từ đơn vị cấp II hoặc

đơn vị dự toán cấp I nếu không có cấp II, có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý kinh phí của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp dưới

Thứ 3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước

Việc quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị, trước hết phải phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể tại mỗi cơ quan, đơn vị Nhưng dù cơ quan, đơn vị, đó thuộc loại hình nào thì việc quản lý tài chính cũng phải tuân thủ theo một số nguyên tắc quản lý tài chính như sau:

- Đảm bảo các khoản chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị phải tuân theo chế độ, định mức tiêu chuẩn của Nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu nội bộ đã được duyệt để cơ quan, đơn vị đó hoạt động liên tục và hiệu quả

- Trách nhiệm quản lý tài chính của các cơ quan, đơn vị thuộc về cơ quan, đơn vị mà người đứng đầu chịu trách nhiệm ở đây chính là người lãnh đạo của cơ quan, đơn vị

Trang 3

- Trong quá trình quản lý tài chính tại các cơ quan, đơn vị cần phải tôn trọng dự toán năm được duyệt Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán cần được cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh để đảm bảo cho cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụ của mình

Tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị bao

gồm: Lãnh đạo tổ chức công, Trưởng Phòng tài chính kế toán, Phòng tài chính

kế toán, Trưởng các phòng bộ phận trong tổ chức.

Thứ 4: Phân cấp trách nhiệm và kiểm soát tài chính trong đơn vị

Như đã nêu ở trên, nguồn kinh phí để các cơ quan nhà nước hoạt động, có thể là hoàn toàn từ ngân sách nhà nước hoặc một phần từ ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, lâu nay luôn xảy ra mâu thuẫn giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi Để giảm thiểu mâu thuẫn này, cũng đồng thời trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương, cho các cơ quan nhà nước, Chính phủ

đã tiến hành phân cấp ngân sách, tạo điều kiện cho địa phương phát huy tính chủ động sáng tạo của mình, góp phần thiết thực trong việc lành mạnh hóa ngân sách nhà nước Còn đối với các cơ quan nhà nước, Nhà nước phân cấp trách nhiệm và quyền kiểm soát hoạt động tài chính trong cơ quan, đơn vị cho chính cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, mỗi cơ quan, đơn vị tự xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ Chính phủ cũng quy định rất rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cụ thể ở các Nghị định 130 (đối với cơ quan hành chính) và Nghị định 43 (đối với đơn vị sự nghiệp) Đây được xem là hình thức phân cấp trách nhiệm và quyền kiểm soát

Trang 4

hoạt động tài chính cho cơ quan nhà nước tiên tiến hiện nay của nhà nước, và người chịu trách nhiệm chính là thủ trưởng đơn vị

Thứ 5 Quy trình quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước

Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị được tiến hành theo chu trình bao gồm ba bước: bắt đầu từ việc quản lý việc lập dự toán thu chi tài chính, sau đó là quản lý việc chấp hành dự toán và cuối cùng là việc quyết toán thu chi tài chính

- Lập dự toán

Lập dự toán thu chi tài chính trong mỗi cơ quan, đơn vị là khâu mở đường quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toán bộ quá trình quản lý tài chính trong tổ chức Bởi nó là

cơ sở thực hiện và dẫn dắt toàn bộ quá trình thực hiện quản lý tài chính sau này của cơ quan, đơn vị Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ tài chính

và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch; căn cứ vào các định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước quy định cơ quan, đơn vị lập dự toán thu và dự toán chi tài chính theo đúng chế độ quy định

- Thực hiện dự toán

Trong quá trình thực hiện dự toán, các cơ quan, đơn vị tuyệt đối chấp hành dự toán thu chi tài chính hành năm đã được duyệt theo chế độ chính sách của Nhà nước và toàn bộ các khoản thu chi trên thực tế phải được căn cứ trên các văn bản quy định pháp luật có liên quan và dựa trên cơ sở cân đối giữa thu và chi Các cơ quan, đơn vị phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện chi qua kho bạc nhà nước đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN và được mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu thi của các hoạt động khác của đơn vị như hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ

- Quyết toán

Đây là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý tài chính của các cơ quan, đơn vị Cuối

Trang 5

quý, cuối năm các cơ quan, đơn vị phải tiến hành lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thu chi tài chính về tình hình sử dụng nguồn tài chính để gửi đến các cơ quan chức năng theo quy định Báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị phản ánh tổng hợp tính hình tài sản, thu chi và kết quả sử dụng nguồn lực tài chính tại cơ quan, đơn vị nhằm cung cấp thông tin tài chính của đơn vị giúp cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của

cơ quan, đơn vị

Câu 2: Thực trạng quản lý tài chính trong cơ quan HCNN ở các đơn vị, địa phương tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đứng đầu cả nước về tỉ lệ đóng góp vào ngân sách quốc gia và là mũi nhọn kinh tế của cả nước Trong hơn ba trăm năm hình thành và phát triển TP.HCM ngày càng lớn mạnh và phát huy vị thế kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội lớn nhất đất nước

2.1 Thực trạng quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp tại TP.HCM

Hiện nay các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp tại TP.HCM nói riêng nguồn thu thường được hình thành từ các nguồn:

- Nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp,

tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị Ví dụ trong sự nghiệp y tế, các khoản thu sự nghiệp gồm thu viện phí, thu dịch vụ khám chữa bệnh, thu từ thực hiện các biện pháp tránh thai, thu bán các sản phẩm vắc xin phòng bệnh… Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu hướng ngày càng tăng Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị

Trang 6

- Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách theo chế độ Đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được chính xác nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

- Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

Theo nghị định Số: 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Các nguồn chi của đơn vị sự nghiệp:

* Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ

- Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị (ngân sách nhà nước không cấp bổ sung)

- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn

vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;

Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình

- Trích khấu hao tài sản cố định theo quy định Tiền trích khấu hao tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

* Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí)…

Trang 7

* Đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về mức chi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam

Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đẩy mạnh việc thực hiện tự thu tự chi đối với các đơn vị sự nghiệp

2.2 Thực trạng quản lý tài chính HCNN ở các địa phương tại TP.HCM

Hiện nay việc quản lý tàu chính công ở các cơ quan HCNN ở địa phương nói chung và các địa phương tại Thành Phố HCM nổi cộm nên vấn để sử dụng lãng phí tài sản công vì

thế chính phủ đã đưa ra cơ chế tài chính trong lĩnh vực quản lý tài sản công: Cơ chế

này đã được hoàn thiện nhằm tăng cường huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế – xã hội Bước đầu đã hình thành hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước, bao gồm các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, vừa tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng, vừa có tác dụng nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, các đơn vị trong quản lý và sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản nhà nước, từng bước xác lập chủ sở hữu đích thực về tài sản nhà nước Hình thành thống nhất tổ chức quản lý tài sản nhà nước từ trung ương đến địa phương

Câu 3: Để quản lý tài chính công hiệu quả, theo tôi cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất: tăng cường việc kiểm tra giám sát thực trạng quản lý tài chính công tại các cơ quan hành chính Nhà nước

Thứ 2: Công khai minh bạch thực trạng quản lý tài chính công tại các cơ quan hành chính Nhà nước

Thứ 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính

Thứ 4: Đẩy mạnh việc tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp

Thứ 5: Đào tạo để năng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng trong các cơ quan hành chính Nhà nước

Thứ 6: Hạn chế cơ chế xin – cho Chi đúng người, đúng việc đúng nhu cầu sử dụng tài chính công của từng địa phương riêng biệt

Trang 8

Thứ 7: Sử dụng tài sản công cần được kiểm tra và phân bổ hiệu quả để chống lãng phí, sử dụng của công cho việc tư

Ngày đăng: 27/10/2018, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w