1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TỔNG QUAN về KINH tế vĩ mô

11 802 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 112,5 KB

Nội dung

Kinh tế học hiện đại được phân thành hai nhánh – kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Cả hai phân môn đều nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, tìm hiểu các nội dung kinh tế để đưa ra những giải pháp hợp lý ở hai cấp độ. Kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở cấp độ đơn vị sản xuất hay người tiêu dùng trong khi kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề này ở cấp độ tổng thể - ở cấp quốc gia hay quốc tế. Môn học này nhằm giới thiệu đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô, mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như một số công cụ chủ yếu được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô, mô hình tổng cung và tổng cầu.

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ Kinh tế học hiện đại được phân thành hai nhánh – kinh tế học vi kinh tế học mô. Cả hai phân môn đều nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, tìm hiểu các nội dung kinh tế để đưa ra những giải pháp hợp lý ở hai cấp độ. Kinh tế học vi nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở cấp độ đơn vị sản xuất hay người tiêu dùng trong khi kinh tế học nghiên cứu các vấn đề này ở cấp độ tổng thể - ở cấp quốc gia hay quốc tế. Môn học này nhằm giới thiệu đối tượng nghiên cứu của kinh tế mô, mục tiêu và các chính sách kinh tế mô, cũng như một số công cụ chủ yếu được sử dụng trong phân tích kinh tế mô, hình tổng cung và tổng cầu. 1. KINH TẾ HỌC LÀ GÌ? Kinh tế học là môn học nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xã hội về cách thức sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Những lựa chọn của cá nhân và xã hội được biểu hiện bằng những hiện tượng và các hoạt động dưới hai góc độ: góc độ bộ phận, kinh tế vi nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và sự tương tác giữa chúng trên các thị trường từng ngành hàng. Ở góc độ toàn bộ nền kinh tế gọi là kinh tế mô. Trong kinh tế chúng ta tìm cách giải quyết hai vấn đề: (1) tìm hiểu sự tương tác giữa các bộ phận trong nền kinh tế tức là nghiên cứu về hoạt động của tổng thể nền kinh tế và (2) chính phủ sẽ tham gia cải thiện thành tựu chung của nền kinh tế như thế nào? Hành vi của một nền kinh tế được nghiên cứu dưới bốn phạm vi cơ bản: 1. sản lượng và tăng trưởng kinh tế; 2. việc làm và thất nghiệp; 3. sự biến động của mặt bằng giá cả; 4. và thu nhập ròng thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài. Kinh tế tìm cách giải thích điều gì qui định các biến số đó, tại sao chúng lại biến động theo thời gian và mối quan hệ giữa chúng. Tại sao cần phải học kinh tế mô? Tầm quan trọng và sự quan tâm đến kinh tế đã tăng rất nhanh trong vòng 30 năm qua xuất phát từ lý do thực tế cũng như lý thuyết. Trên lãnh vực thực nghiệm, các nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển đều phải đối phó với các vấn đề kinh tế mô: trì trệ hay chậm phát triển, thất nghiệp, lạm phát, cán cân thương mãi thâm hụt, thất thóat vốn, gia tăng nợ quốc gia. Để có thể tìm câu trả lời cho các vấn đề trên, cần phải hiểu nguyên lý họat động của nền kinh tế. Nghĩa là chúng ta cần phải tìm lời giải cho các câu hỏi lý thuyết như:  Điều gì xác định mức độ của họat động kinh tế và nhân dụng trong một nước?  Mức thu nhập quốc dân cân bằng được xác định như thế nào?  Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động của sản lượng quốc gia?  Mức giá cả chung của một nước được xác định như thế nào? 1  Điều gì gây ra lạm phát và thất nghiệp?  Điều gì ảnh hưởng đến mức độ mua bán ngoại thương và cán cân thương mại?  Nhân tố nào ảnh hưởng đến thâm hụt ngoại thương và mất cân bằng trong cán cân thương mại của một nước.  Các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của chính phủ ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? Đây là những câu hỏi mà kinh tế tìm cách trả lời. Nền tảng của kinh tế học hiện đại, như là một ngành khoa học kinh tế riêng biệt, được xây dựng bởi nhà kinh tế người Anh, John Maynard Keynes (1883-1946) trong cuốn sách nổi tiếng The General Theory of Employment, Interest and Money (Lý thuyết tổng quát về nhân dụng, lãi suất và tiền tệ) xuất bản năm 1936. 1.1. Các mục tiêu của Kinh tế mô. 1.1.1. Sản lượng cao và tăng trưởng nhanh. Nhìn chung các nhà kinh tế đánh giá hoạt động kinh tế bằng cách nhìn vào một vài biến số trọng yếu, trong đó biến số quan trọng nhất là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP là thước đo theo giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại một nước trong một năm. Có hai cách tính toán GDP: GDP danh nghĩa được xác định theo giá hiện hành và GDP thực tế được xác định theo giá cố định hay giá gốc. dụ: Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất Lúa và Cà phê thì: GDP danh nghĩa = (giá Lúa x lượng Lúa ) + (giá Cà phê x lượng Cà phê ) GDP tính theo cách này không phản ánh chính xác mức độ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. nếu giá cả tăng gấp đôi nhưng lượng hàng sản xuất ra như cũ, GDP lúc này cũng tăng gấp đôi. Điều này sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn khi kết luận rằng nền kinh tế có khả năng thỏa mãn nhu cầu gấp đôi. Trong dụ nền kinh tế sản xuất Lúa và Cà phê. Năm gốc là năm 1995 và năm hiện hành là năm 2000. Tính GDP thực tế của năm 2000. GDP thực = (giá Lúa 1995 x lượng Lúa 2000 ) + (giá Cà phê 1995 x lượng Cà phê 2000 ) giá không thay đổi nên GDP biến động từ năm này sang năm khác chỉ do sự thay đổi của lượng hàng. Nên khi muốn biết GDP của một quốc gia tăng hoặc giảm qua thời gian, người ta so sánh GDP thực giữa các năm. GDP thực theo xu hướng và những dao động của GDP thực: GDP thực theo xu hướng là xu hướng hoặc khuynh hướng tăng của GDP thực qua thời gian. Những dao động của GDP thực là sự chênh lệch của GDP thực so với xu hướng của nó. Xu hướng tăng của GDP thực qua thời gian bắt nguồn từ những lý do như: sự gia tăng dân số làm gia tăng nguồn nhân lực, sự gia tăng cơ sở vật chất do quá trình tích luỹ vốn, tiến bộ kỹ thuật. Sự biến động của GDP thực tế là một thước đo hiện có tốt nhất về qui và tăng trưởng của mức sản lượng bởi GDP thực tế không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả, nó được xem như mạch đập được giám sát chặt chẽ của nền kinh tế quốc dân. Khi các nhà kinh tế nói về tăng trưởng của nền kinh tế, họ phản ánh tốc độ tăng trưởng bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. 2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) được tính: Mặc dù tốc độ tăng trưởng thường mang giá trị dương trong dài hạn, nhưng sự tăng trưởng này có thể không ổn định giữa các năm. Trên thực tế GDP có thể giảm trong một số trường hợp. Những biến động ngắn hạn của GDP được gọi là chu kỳ kinh doanh. Hiểu biết về chu kỳ kinh doanh là một mục tiêu chính của kinh tế mô. Tại sao các chu kỳ kinh doanh lại xuất hiện? các lực lượng kinh tế nào lại gây ra sự suy giảm tạm thời trong mức sản xuất, các lực lượng nào dẫn đến khôi phục kinh tế? Liệu các chính sách của chính phủ có thể sử dụng để làm dịu hay triệt tiêu những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế hay không? Đây là vấn đề lớn đã được đưa ra và ít nhất đã được giải đáp một phần bởi kinh tế hiện đại. Hình 1.1: GDP thực (theo giá cố định 1994) của kinh tế Việt nam giai đoạn 1986-2004. 1.1.2.Việc làm nhiều và thất nghiệp ít. Mục tiêu quan trọng tiếp theo của kinh tế là việc làm nhiều đồng nghĩa với thất nghiệp thấp. Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích cực tìm việc tính theo tỷ lệ phần trăm so với lực lượng lao động. Biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động theo chu kỳ kinh doanh. Những thời kỳ sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại. 1.1.3. Lạm phát. 3 Biến số then chốt thứ ba mà các nhà kinh tế quan tâm đó là lạm phát. Lạm phát là tình trạng mức giá trung bình (mức giá chung) của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Các nhà kinh tế đo lạm phát bằng Tỷ lệ lạm phát (%). Tỷ lệ lạm phát được đo bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá cả (thường là chỉ số CPI). Chỉ số giá cả là tỷ lệ so sánh giữa số tiền phải trả để mua một giỏ hàng hoá trong một năm hoặc một thời kỳ và số tiền phải trả để mua giỏ hàng hoá đó vào năm gốc hoặc thời kỳ gốc. Trong thời kỳ nền kinh tế có lạm phát, tiền tệ bị mất giá. Giá trị của tiền tệ giảm dần như theo cùng một tỷ lệ với tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ lạm phát cao thì tiền mất giá nhanh, tỷ lệ lạm phát thấp thì tiền mất giá chậm hơn). Lạm phát có tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Nước nào có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền nước đó sẽ bị giảm giá so với đồng tiền nước khác. 1.1.4. Cán cân thương mại. Vấn đề quan trọng thứ tư mà kinh tế xem xét là cán cân thương mại. Tầm quan trọng của cán cân thương mại là gì và điều gì qui định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn? Nhìn chung, khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền nước ngoài, hoặc giảm tài sản quốc tế. Ngược lại, khi một nước có xuất khẩu ròng, thì nước đó sẽ tích tụ tài sản của thế giới bên ngoài. Như vậy, nghiên cứu của chúng ta về mất cân bằng thương mại liên quan chặt với dòng chu chuyển vốn quốc tế. 1.2. Các công cụ chính sách kinh tế mô. Chính phủ có những công cụ nhất định có thể tác động đến kinh tế mô. Công cụ chính sách là một biến số kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ có thể tác động đến một hay nhiều mục tiêu kinh tế mô. Tức là, bằng cách thay đổi chính sách tiền tệ, tài khoá,và các chính sách khác, chính phủ có thể lái nền kinh tế đến một tình trạng tốt hơn về sản lượng, ổn định giá cả và việc làm. Các chính sách chủ yếu:  Chính sách tài khóa : quyết định điều chỉnh thuế và chi tiêu chính phủ nhằm đạt mức sản lượng, việc làm và giá cả mong muốn.  Chính sách tiền tệ : Ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ làm thay đổi mức cung tiền và lãi suất, thông qua các công cụ như: lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở. Nhằm hướng mức sản lượng quốc gia, việc làm và giá cả đạt mức mong muốn.  Chính sách thu nhập : các chính sách nhằm kiểm soát giá và tiền lương trong nền kinh tế.  Chính sách ngoại thương : gồm các chính sách nhằm cân bằng cán cân thương mại để góp phần cân bằng cán cân thanh toán. Chính sách ngoại thương sử dụng các công cụ mà chính phủ có thể sử dụng để tác động đến quan hệ thương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu. 2.TỔNG CẦU, TỔNG CUNG VÀ CÂN BẰNG KINH TẾ MÔ. 4 2.1.Tổng cầu. 2.1.1. Khái niệm. Tổng cầu (AD aggregate demand) là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các tác nhân kinh tế có khả năng và sẵn sàng mua trong một thời kỳ nhất định. Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm bốn nguồn yêu cầu về hàng hoá và dịch vụ:  tiêu dùng của hộ gia đình (C: Consumption),  đầu tư của các doanh nghiệp (I: Investment),  mua hàng hoá chính phủ (G: Government expenditures), và  xuất khẩu ròng (NX: Net Export) là chênh lệch giữa xuất khẩu ( EX: export) và nhập khẩu ( IM: import). AD = C + I + G + NX 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu.  Mức giá trung bình của hàng hoá và dịch vụ (P)  Thu nhập của các chủ thể kinh tế (NI).  Chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ (Tax).  Khối lượng tiền tệ cung ứng (Ms), lãi suất (r)… 2.1.3. Đường biểu diễn tổng cầu. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tổng cầu sẽ thay đổi ngược chiều với giá cả trung bình. Đường AD là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cầu và mức giá chung .AD = F(P) Tính chất của đường tổng cầu. Đường tổng cầu có độ dốc âm phản ánh mức giá chung có ảnh hưởng âm đến tổng cầu. Độ dốc âm của tổng cầu được giải thích bởi các nguyên nhân sau:  Mức giá và tiêu dùng - hiệu ứng của cải : ảnh hưởng tức thì của sự giảm giá là làm tăng giá trị thực tế của số tiền mà dân cư nắm giữ. Nếu như người ta giữ một khối lượng tiền nhất định, khi mức giá chung giảm, họ sẽ có thể mua được nhiều sản phẩm hơn trước.  Mức giá và đầu tư - Hiệu ứng lãi suất : khi giá cả giảm, các hộ gia đình cần giữ ít tiền hơn để mua hàng hoá và dịch vụ mà họ muốn. Do đó họ sẽ giữ ít tiền hơn và cho vay nhiều hơn. Điều này làm giảm lãi suất và có tác động khuyến khích các doanh nghiệp vay tiền để đầu tư nhiều hơn vào máy móc, thiết bị.  Mức giá và xuất khẩu ròng- Hiệu ứng thay thế quốc tế : trong nền kinh tế mở, sự giảm giá của hàng trong nước làm cho hàng nội trở nên rẻ tương đối so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Hìn h 1.2 Đường biểu diễn tổng cầu AD Cả ba hiệu ứng này hàm ý rằng, với mọi yếu tố khác giữ nguyên, có một mối quan hệ ngược chiều giữa mức giá và khối lượng hàng hoá dịch vụ được yêu cầu. Nói cách khác đường tổng cầu có độ dốc âm. Những thay đổi của tổng cầu. 5 Chúng ta vừa thấy GDP thực yêu cầu nghịch biến với mức giá. Những tác động của GDP thực yêu cầu được biểu thị bởi một chuyển động dọc theo đường tổng cầu, không tạo ra một thay đổi nào đối với đường tổng cầu trên đồ thị và biểu tổng cầu. Nhưng trong thực tế biểu tổng cầu và đường cầu không phải là cố định. Có nhiều yếu tố tác động làm thay đổi tổng cầu:  Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng . Bất cứ một sự kiện nào làm thay đổi tiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Một trong những chính sách có ảnh hưởng đến tiêu dùng là mức thuế. Khi chính phủ cắt giảm thuế, mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Khi chính phủ tăng thuế mọi người tiêu dùng ít hơn, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.  Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư . Bất cứ sự kiện nào làm thay đổi đầu tư của các doanh nghiệp tại mỗi mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Nếu các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư lạc quan trong tương lai họ sẽ tăng đầu tư làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Nhưng khi các doanh nghiệp thấy bi quan thì đầu tư sẽ giảm lúc này tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái.  Chính sách thuế cũng có ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua đầu tư. Nếu chính phủ giảm thuế khi các doanh nghiệp chi tiêu đầu tư thì sẽ làm tăng lượng cầu về hàng đầu tư của các doanh nghiệp tại mỗi mức giá. Do đó, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải. Việc hủy bỏ chính sách giảm thuế đầu tư làm giảm đầu tư và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.  Chính sách khác có thể ảnh hưởng đến tổng cầu là cung ứng tiền tệ. Sự gia tăng trong cung ứng tiền tệ sẽ làm cho lãi suất giảm trong ngắn hạn. Chi phí đi vay cho đầu tư giảm đi khiến đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Khi cung ứng tiền tệ giảm, lãi suất tăng lên, làm cho nhu cầu đầu tư giảm xuống và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.  Sự dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu chính phủ . Một trong những cách trực tiếp mà các nhà hoạch định chính sách có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu là thông qua chi tiêu chính phủ. Chính phủ cắt giảm chi tiêu thì tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái. Ngược lại chính phủ tăng chi tiêu thì tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải.  Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng . Bất cứ biến cố nào làm thay đổi xuất khẩu ròng tại một mức giá nhất định đều làm cho đường tổng cầu dịch chuyển. Khi xuất khẩu ròng tăng do bùng nổ kinh tế ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái giảm làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Một biến cố làm giảm xuất khẩu ròng như suy thoái ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng đẩy đường tổng cầu dịch chuyển sang trái Hình 1.3 Sự di chuyển, dịch chuyển của tổng cầu 2.2. Tổng cung. 6 2.2.1. Khái niệm. Tổng cung trong nền kinh tếtổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà các doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng ra thị trường trong một thời kỳ nhất định. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung.  Các nguồn lự c: Lao động; Tài nguyên thiên nhiên; Tư bản (máy móc, thiết bị và các công trình kiến trúc phục vụ cho quá trình sản xuất); và Công nghệ. Các nhà kinh tế sử dụng khái niệm sản lượng tiềm năng để phản ánh mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ.  Mức giá chung .  Chi phí sản xuất : Phụ thuộc vào giá các yếu tố đầu vào như tiền lương, giá nguyên liệu nhập khẩu 2.2.3. Đường tổng cung. Đường tổng cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cung và mức giá của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực và giá cả các yếu tố đầu vào cho trước. Hàm của đường tổng cung biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá chung và đường tổng cung. AS = f ( P ) 2.2.3.1. Đường tổng cung dài hạn (LAS). Theo các nhà kinh tế cổ điển, giá cả các yếu tố sản xuất là linh hoạt cho nên thị trường sẽ tự điều chỉnh để sử dụng hết các yếu tố sản xuất. Do đó, sản lượng không phụ thuộc vào tổng cầu mà chỉ phụ thuộc vào khối lượng tư bản, lao động và công nghệ hiện có (tổng cung). Nền kinh tế luôn cân bằng tại mức sản lượng toàn dụng các nguồn lực. Tổng cầu thay đổi chỉ làm thay đổi giá cả chứ không ảnh hưởng tới sản lượng quốc gia. Đường tổng cung của phái cổ điển là một đường thẳng đứng ứng với một mức sản lượng toàn dụng các nguồn lực gọi là sản lượng tiềm năng (Yp: Potential output). Hình 1.4 Đường tổng cung dài hạn Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà quốc gia đạt được trong tình trạng nền kinh tế toàn dụng các nguồn lực (tồn tại một mức thất nghiệp gọi là thất nghiệp tự nhiên). Đường tổng cung thẳng đứng cho thấy sản lượng không phụ thuộc vào mức giá. Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn Bất kỳ yếu tố nào trong nền kinh tế làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên cũng làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Các yếu tố làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên là:  Lao động : Một nền kinh tế có sự gia tăng làn sóng nhập cư từ nước ngoài, do đó có nhiều lao động hơn, lượng cung về hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Kết quả là đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu nhiều công nhân rời bỏ nến kinh tế để ra nước ngoài, đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái. Ngoài ra thất nghiệp tự nhiên cũng ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng và sản lượng giảm làm cho tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái, và ngược lại. 7  Tư bản : sự gia tăng khối lượng tư bản làm tăng năng suất, do đó làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ. Tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Ngược lại , sự suy giảm trong khối lượng tư bản làm giảm năng suất, giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ, làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.  Tài nguyên thiên nhiên: Nền sản xuất của một quốc gia phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của nó như đất đai, khoáng sản thời tiết…việc khám phá ra một mỏ khoáng sản có thể làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Sự thay đổi thời tiết có thể làm cho hoạt động canh tác khó khăn hơn và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.  Tri thức công nghệ : Có lẽ lý do quan trọng nhất để hiện nay chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn thế hệ trước là sự tiến bộ trong tri thức công nghệ. Việc phát minh ra máy tính đã giúp chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ với lượng lao động, tư bản và tài nguyên thiên nhiên như cũ kết quả là điều này làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. 2.2.3.2. Đường tổng cung ngắn hạn (SAS) Trong ngắn hạn đường tổng cung có hướng dốc lên. Nghĩa là trong vòng một hay hai năm, sự gia tăng trong mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế và sự giảm sút mức giá có xu hướng làm giảm lượng cung về hàng hoá. Đường tổng cung ngắn hạn là một đường đi lên, song tương đối thoải ở mức sản lượng thấp, và rất dốc khi sản lượng vượt quá mức tiềm năng. Điều này đã đưa đến câu hỏi tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên? Hình 1.5 Đường tổng cung ngắn hạn Khi mức giá vượt quá mức dự kiến, sản lượng sẽ vượt quá mức tự nhiên và khi mức giá thấp hơn mức dự kiến, sản lượng giảm xuống dưới mức tự nhiên của nó. Trong ngắn hạn một sự giảm giá từ P1 xuống P2 làm tổng cung giảm từ Y1 xuống Y2. Mối quan hệ này có thể do nhận thức sai lầm, tiền lương cứng nhắc, hay giá cả cứng nhắc. Theo thời gian, nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh, do đó mối quan hệ thuận này chỉ có tính tạm thời. 8 Lý thuyết nhận thức sai lầm: theo lý thuyết này, sự thay đổi trong mức giá chung có thể tạm thời làm cho các nhà cung cấp nhận thức sai lầm về tình hình diễn ra các thị trường cá biệt mà họ bán sản phẩm của mình. Do nhận thức sai lầm của mình trong ngắn hạn, các nhà cung cấp phản ứng lại những thay đổi trong mức giá bằng cách cắt giảm sản lượng cung hàng hoá và dịch vụ khi thấy giá giảm hay họ sẽ tăng cung hàng hoá và dịch vụ khi thấy giá tăng, phản ứng này dẫn đến đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn. Lý thuyết tiền lương cứng nhắc: cách lý giải thứ hai cho đường tổng cung ngắn hạn dốc lên là lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Lý thuyết này cho rằng đường tổng cung ngắn hạn dốc lên tiền lương danh nghĩa điều chỉnh chậm chạp hay “cứng nhắc” trong ngắn hạn. Sự điều chỉnh chậm chạp của tiền lương là do ràng buộc của các hợp đồng giữa người lao động và doanh nghiệp, do các quy phạm xã hội hay do cảm nhận về sự công bằng. Tất cả những nguyên nhân này ảnh hưởng đến quy định tiền lương và chỉ thay đổi chậm chạp theo thời gian. Do tiền lương không thay đổi ngay theo sự thay đổi của giá, nên mức giá thấp hơn làm cho việc làm và sản xuất đem lại ít lợi nhuận hơn và điều này làm cho các doanh nghiệp giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ.Trái lại, sự gia tăng mức giá làm giảm tiền lương thực tế, làm cho chi phí thuê lao động trở nên rẻ hơn. Tiền lương thực tế thấp hơn làm cho các doanh nghiệp thuê thêm lao động, lao động thuê thêm tạo ra nhiều sản lượng hơn. Lý thuyết giá cả cứng nhắc: Lý thuyết này nhấn mạnh rằng giá cả hàng hoá và dịch vụ cũng chậm điều chỉnh đáp lại các điều kiện kinh tế thay đổi. Sự thay đổi chậm chạp trong giá cả một phần là do chi phí để điều chỉnh giá cả, gọi là chi phí thực đơn (những chi phí này bao gồm chi phí in và phân phối các catalô và thời gian để thay đổi các nhãn giá…) lý do này giá cả và tiền lương có thể cứng nhắc trong ngắn hạn. Do không phải tất cả các loại giá cả đều điều chỉnh ngay lập tức khi điều kiện kinh tế thay đổi, nên sự giảm sút bất ngờ trong mức giá có thể làm cho một số doanh nghiệp có giá bán cao hơn mức mong muốn và điều này làm giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất. Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức giá và sản lượng hàm ý đường tổng cung dốc lên trong khi tiền lương danh nghĩa chưa điều chỉnh. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn. Sự di chuyển dọc đường tổng cung phản ánh sự thay đổi của tổng mức cung do sự thay đổi của mức giá chung.Sự dịch chuyển của đường tổng cung phản ánh sự thay đổi tổng mức cung do sự thay đổi của giá cả các yếu tố đầu vào hay là sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế. Các trường hợp sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung:  Sự dịch chuyển phát sinh từ lao động : Sự gia tăng của lượng lao động hiện có (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm) làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút lượng lao động hiện có (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng ) làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.  Sự dịch chuyển phát sinh từ tư bản: sự tăng khối lượng lao động hiện có hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút khối lượng tư bản hiện vật hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.  Sự dịch chuyển phát sinh từ tài nguyên thiên nhiên : sự gia tăng tài nguyên thiên nhiên có làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên hiện có làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.  Sự dịch chuyển phát sinh từ công nghệ : tiến bộ trong tri thức công nghệ làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Sự giảm sút của công nghệ (do quy định của chính phủ) làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang trái.  Sự dịch chuyển phát sinh từ mức giá dự kiến : sự giảm sút của mức giá dự kiến làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải. Sự gia tăng của mức giá dự kiến làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái. 2.3. Cân bằng kinh tế Cân bằng kinh tế là trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá được xác định tại giao điểm của các đường tổng cung và tổng cầu. Tại đó, chúng ta xác định được mức sản lượng và giá cả cân bằng hay tổng khối lượng hàng hoá yêu cầu bằng tổng khối lượng hàng hoá được cung ứng. Hình 1.6 Cân bằng tổng cung, tổng cầu - Nếu mức giá cao hơn P* thì tổng cung lớn hơn tổng cầu, thặng dư cung. Các xí nghiệp sẽ giảm giá bán cho đến khi thị trường hấp thu hết lượng cung thặng dư. - Nếu mức giá thấp hơn P* thì tổng cung nhỏ hơn tổng cầu, thặng dư cầu. Các xí nghiệp sẽ tăng giá bán cho đến khi thị trường cân bằng lượng cung và cầu. Ba trường hợp cân bằng kinh tế mô: [...]... đến tổng cầu thông qua các chính sách kinh tế mô, do đó chính phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách này để ổn định nền kinh tế Các cú sốc cung: các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc bất lợi (thời tiết xấu, OPEC tăng giá dầu thế giới…) Ngược lại, các cú sốc làm tăng tổng. .. thực nhỏ hơn GDP tiềm năng, nền kinh tế có chênh lệch suy thoái Cân bằng toàn dụng: GDP thực bằng GDP tiềm năng nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng nhân công Cân bằng trên toàn dụng: GDP thực lớn hơn GDP tiềm năng, nền kinh tế có chênh lệch lạm phát Sự thay đổi của trạng thái cân bằng Cú sốc cầu: Khi đường tổng cung có độ đốc dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến tổng cầu sẽ gây ra sự dao động . CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ Kinh tế học hiện đại được phân thành hai nhánh – kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Cả hai phân môn đều nghiên. tế vĩ mô, mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như một số công cụ chủ yếu được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô, mô hình tổng cung và tổng

Ngày đăng: 15/08/2013, 08:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: GDPthực (theo giá cố định 1994) của kinh tế Việt nam giai đoạn 1986-2004. - TỔNG QUAN về KINH tế vĩ mô
Hình 1.1 GDPthực (theo giá cố định 1994) của kinh tế Việt nam giai đoạn 1986-2004 (Trang 3)
Hình 1.3 Sự di chuyển, dịch chuyển của tổng cầu - TỔNG QUAN về KINH tế vĩ mô
Hình 1.3 Sự di chuyển, dịch chuyển của tổng cầu (Trang 6)
Hình 1.5 Đường tổng cung ngắn hạn - TỔNG QUAN về KINH tế vĩ mô
Hình 1.5 Đường tổng cung ngắn hạn (Trang 8)
Hình 1.6 Cân bằng tổng cung, tổng cầu - TỔNG QUAN về KINH tế vĩ mô
Hình 1.6 Cân bằng tổng cung, tổng cầu (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w