1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP

25 453 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 436 KB

Nội dung

- Tên đầy đủ: công ty cổ phần dệt may- đầu tư- thương mại Thành Công(theo chứng nhận thay đổi tại giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103004932. sở KH&ĐT TP. HCM cấp lần đầu ngày23/6/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 26/5/2008) - Tên viết tắt: TCG - Tên tiếng anh: Thanh Cong textile garment- investment- trading joint stock company - Tên giao dịch: công ty cổ phần dệt may- đầu tư- thương mại Thành Công. - Ngày thành lập: 16/08/1976 - Trụ sở: 36 Tây Thạnh- phường Tây Thạnh- quận Tân Phú- thành phố Hồ Chí Minh.( điện thoại: 08 815 3962- 08 815 3968) - Website: http:// www.thanhcong.com.vn - Email : tcm@thanhcong.net - Vốn điều lệ: 189 824 970 000VND (từ ngày 19/01/2009 vốn điều lệ là 241.839.200.000 VND) - Doanh số hàng năm hơn 1000 tỷ VND/ năm trong đó xuất khẩu chiếm 65%, thị trường nội địa là 35%) - Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Sản xuất, mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép và máy móc. thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may… … - Các đơn vị kinh doanh chiến lược của công ty: + TCM: thời trang dành cho người năng động + GENX: thời trang cao cấp, phong cách thể thao + NAM&MAN: thời trang dành riêng cho phái mạnh + F.O.C: thời trang mẹ và bé - Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:

PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP PHẦN I: GIỚI THIỆU I- khái quát về công ty: - Tên đầy đủ: công ty cổ phần dệt may- đầu tư- thương mại Thành Công(theo chứng nhận thay đổi tại giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103004932. sở KH&ĐT TP. HCM cấp lần đầu ngày23/6/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 26/5/2008) - Tên viết tắt: TCG - Tên tiếng anh: Thanh Cong textile garment- investment- trading joint stock company - Tên giao dịch: công ty cổ phần dệt may- đầu tư- thương mại Thành Công. - Ngày thành lập: 16/08/1976 - Trụ sở: 36 Tây Thạnh- phường Tây Thạnh- quận Tân Phú- thành phố Hồ Chí Minh.( điện thoại: 08 815 3962- 08 815 3968) - Website: http:// www.thanhcong.com.vn - Email : tcm@thanhcong.net - Vốn điều lệ: 189 824 970 000VND (từ ngày 19/01/2009 vốn điều lệ là 241.839.200.000 VND) - Doanh số hàng năm hơn 1000 tỷ VND/ năm trong đó xuất khẩu chiếm 65%, thị trường nội địa là 35%) - Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Sản xuất, mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép và máy móc. thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may… … - Các đơn vị kinh doanh chiến lược của công ty: + TCM: thời trang dành cho người năng động + GENX: thời trang cao cấp, phong cách thể thao + NAM&MAN: thời trang dành riêng cho phái mạnh + F.O.C: thời trang mẹ và bé - Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: Đơn vị: VNĐ, % chỉ tiêu Năm 2006 Năm2007 Năm 2008 tổng doanh thu 526.928.834.755 1.042.235.265.642 964.605.748.857 Doanh thu thuần 523.474.640.947 1.032.466.807.093 960.317.226.935 lợi nhuận trước thuế 34.280.691.278 71.283.851.684 3.744.819.949 lợi nhuận sau thuế 19.212.038.715 71.283.851.684 3.370.337.954 tổng tài sản 160.000.000.000 1.070.672.317.296 1.192.197.523.400 tổng nguồn vốn 160.000.000.000 1.070.672.317.296 1.192.197.523.400 tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu 1,68% 6,9% 0,39% thuần tỉ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần 2,46% 6,9% 0,35% tỉ suất lợi nhuận/ tổng tài sản 6,66%% 0,31% tỉ suất lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản 3,4% 6,66% 0,28% tỉ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu 13,84% 24,03% 0,97% II- Tầm nhìn chiến lược: Ngoài việc trở thành nhà sản xuất sản phẩm dệt may hang đầu khu vực, Thành Công sẽ xây dựng và phát triển công ty trở thành tập đoàn Thành Công trong hoạt động đa nghành. III- Sứ mạng kinh doanh: Thành Công cam kết sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho các cổ đồng và cán bộ công nhân viên của công ty, đồng thời Thành Công cũng cam kết chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. IV- Mục tiêu chiến lược: 1- Mục tiêu dài hạn: (năm 2007- 2015) - Nâng cao uy tín, luôn không ngừng đổi mới để phát triển, tất cả hướng tới mục tiêu thoả mãn cao nhất yêu cầu của khách hang và “ sẵn sàng hội nhập cùng thế giới” - Gĩư vững danh hiệu “doanh nghiệp tiêu biểu nghành dệt may 2008” - Định vị và phát triển doanh nghiệp, duy trì tốt thị trường xuất khẩu và mở ra những thị trường mới như Úc, Canada…phấn đấu mức tăng trưởng thị trường Mỹ khoảng 15%. - Tích cực cải tiến và sáng tạo các mẫu mã, mốt mới, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dung - Đổi mới công nghệ đi đôi với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. - Nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, phẩm chất, đảm đương nhiệm vụ mới, tuyển dụng các nhân sự cấp cao, đưa nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài để nâng cao tay nghề. - Áp dụng đầy đủ, duy trì thường xuyên, cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội và các quy định khác mà công ty thừa nhận. 2. Mục tiêu ngắn hạn: Kế hoạch phát triển sản xuất đến năm 2015 chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2012 2015 loại sản phẩm sợi tấn 6.200 6.300 6.400 6.600 6.700 vải triệu m2 42 48 54 62 105 sản phẩm may triệu sản phẩm 20 25 27 30 55 Doanh thu nội địa tỷ đồng 400 430 500 550 645 xuất khẩu triệu USD 60 80 95 130 180 ( nguồn: ban kế hoạch) PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI I- Các ngành kinh doanh của doanh nghiệp: - Ngành sợi - Ngành dệt - Ngành nhuộm - Ngành may - Tốc độ tăng trưởng năm 2004: 1tỷ 687 triệu - Tốc độ tăng trưởng năm 2005: 6 tỷ tăng 255% so với năm 2004 - Tốc độ tăng trưởng năm 2006: 25.36 tỷ tăng 322% so với năm 2005 II- Giai đoạn trong chu kỳ phát triển ngành dệt may Việt Nam Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ trưởng dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2008 đạt 9.1 tỷ USD tăng 17% so với năm 2007. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%; vải lụa thành phẩm tăng 8,9%; sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%. Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu chiếm kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thuỷ sản v.v. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, tăng 33,4% so với năm 2006 và bằng khoảng 16% giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2007. Hơn nữa, trong năm 2007, dệt may đã vượt qua dầu thô và trở thành mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Triển vọng xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam cũng rất lớn. Trong năm 2009 phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu 10- 10.5 tỷ USD, kế hoạch đến năm 2020 đạt doanh thu xuất khẩu 25 tỷ USD và giải quyết việc làm cho 5 triệu lao động. Với thị trường Mỹ, mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu hàng may mặc tính bằng USD lớn thứ ba sau Trung Quốc và Mexico, nhưng thị phần của Việt Nam trên thị trường Mỹ chỉ chiếm 5,9%, so với thị phần Trung Quốc là 31%. Bên cạnh đó, việc Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch cũng như không áp dụng thuế chống bán phá giá với hàng may mặc của Việt Nam sẽ tạo cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị phần. Một yếu tố có thể ảnh hưởng đến triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Trong năm 2008 và 2009, Trung Quốc cũng sẽ được dỡ bỏ hạn ngạch vào các thị trường Mỹ và EU. Khi đó, áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực may xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên. Không những thế, sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa cũng rất lớn, do Việt Nam đã là thành viên của WTO nên sẽ phải thực hiện những cam kết của WTO, trong đó có cam kết về thuế suất đối với hàng hóa may mặc của nước ngoài. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức được và có những biện pháp chuẩn bị phù hợp để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp của Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh… Như vậy ta có thể thấy ngành dệt may Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ ở thị trường XK, nhưng ở thị trường nội địa, tỉ trọng tiêu thụ của các DN còn thấp, chỉ chiếm khoảng 20%. Cần phải dịch chuyển sản xuất từ gia công sang làm hàng thời trang, mà muốn sản xuất hàng thành phẩm thì phải sản xuất được nguyên phụ liệu ở Việt Nam. = > dệt may Việt Nam đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú trọng đến thị trường nội địa còn bỏ ngỏ với nhu cầu tiêu dùng lớn , cần tập trung xây dựng vùng nguyên liệu xơ sợi cao cấp phục vụ cho ngành dệt may. nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam, và tránh được việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. III- Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô 1- Tình hình kinh tế Việt Nam: Trong năm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%), tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 ngay trong năm 2008. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn vươn lên đạt được kế khoạch. Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tăng thêm tỷ trọng công nghiệp chế biến. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao (20,5%) trong năm đầu gia nhập WTO. Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản được bảo đảm. Tổng thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ huy động từ thuế và phí vào ngân sách nhà nước đạt 23,4% GDP. Cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư khá, dự trữ ngoại tệ tăng từ gần 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 lên gần 20 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2007, đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ và bình ổn thị trường ngoại hối. Tuy nhiên Sáu tháng đầu năm 2008, tình hình thị trường có nhiều biến động bất thường: giá nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng nhanh, giá lương thực, thực phẩm có những diễn biến phức tạp, thời tiết khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế gia tăng kéo theo thu nhập bình quân đầu người trong cả nước nâng cao dần. Những điều này dẫn đến nhu cầu cần thiết trong đời sống kinh tế-xã hội ngày càng gia tăng. Nhu cầu này tạo cơ hội kinh doanh cho nhiều ngành, nhiều đơn vị kinh tế trong cả nước, trong đó nhu cầu hàng tiêu dùng tăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt hàng may mặc các tầng lớp nhân dân. Thị trường nội địa rộng lớn hơn. Sức cầu về hàng hóa cao là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao sức sản xuất, tung sản phẩm ra thị trường. Thị trường nước ngoài đang rộng mở cho các doanh nghiệp. Sản phẩm dệt may có tiềm năng lớn về xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Mức tiêu thụ của người dân Mỹ rất lớn. Đây là thị trường đầy tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2007 đạt 4,4 tỉ USD; EU đạt 1,5 Nhật Bản đạt 700 triệu USD còn lại là các thị trường khác. Tình hình suy thoái kinh tế tại Mỹ, châu Âu và các nước khác đã gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may từ quý 4-2008. Bước sang quý 1/2009, ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế thế giới lên xuất khẩu của ngành ngày càng xấu hơn, đơn hàng xuất khẩu hàng dệt may, da giày năm nay sẽ giảm 30-50% so với 2008, từ đầu năm 2009, nhiều doanh nghiệp ngành này đã phải đối mặt với không ít khó khăn: thiếu vốn, khó tìm nguyên liệu, khách hàng lại không cam kết hợp đồng dài hạn nên buộc phải tìm thị trường mới. Doanh nghiệp dệt may trong nước ít bị ảnh hưởng hơn do không phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, nhưng ước đoán kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm cũng chỉ xấp xỉ năm ngoái. Như vậy tình hình kinh tế bất ổn ảnh hưởng trực tiếp tới ngành may mặc và đời sống nhân dân , đặc biệt là công nhân may… 2- Tình hình chính trị pháp luật: Tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định, nhân dân tin tưởng vào đường lối chính sách của đảng và nhà nước, yên tâm phấn khởi đầu tư phát triển sản xuất. Công tác cải cách hành chính tại nhiều lĩnh vực như đăng ký kinh doanh, thủ tục hải quan…đã có những bước tiến mới rút ngắn thời gian, tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Nhà nước có những chính sách ưu đãi để phát triển ngành dệt may : tích luỹ vốn, giảm thuế xuất nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước bằng hạn ngạch…tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may. Chính phủ có một số cơ chế ,chính sách nhằm hổ trợ và tăng tốc ngành dệt may từ năm 2001-2005.Quỹ hỗ trợ đã cho doanh nghiệp vay 118 triệu USD ,khoảng 5% tổng số vốn đầu tư theo kế hoạch cần phải huy động của ngành. Tuy nhiên chính sách mở cửa buộc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chống đỡ nạn hàng giả, hàng nhái, cạnh tranh nội địa gay gắt với sản phẩm, mẫu mã đa dạng, chất lượng cao, giá rẻ hơn => đây cũng là áp lực cho Thành Công. Từ năm 2007 Mỹ đã trao quy chế PNRT cho Việt Nam ,hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam không bị khống chế về hạn ngạch nhưng nếu không quản lí được giá cả và duy trì hệ thống cấp phép tự động (nhằm ngăn chặn việc chuyển tải hàng cho một nước thứ ba ) thì chúng ta rất dễ dàng mắc sai lầm về giá bán .Ngoài ra còn có sự đe dọa về việc Mỹ sẽ thiết lập chương trình giám sát toàn diện đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt nam. Hiện nay các chính sách hỗ trợ của nhà nước không còn , các công ty dệt may phải tự mình đối mặt với các biến động của thị trường trong và ngoài nước. 3. Môi trường văn hoá, xã hội: Các lĩnh vực văn hoá xã hội có những chuyển biến tiến bộ. Ngành dệt may bị ảnh hưởng bởi yếu tố dân số ở mỗi khu vực địa lý khá lớn. Dân số vừa là yếu tố cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp dệt may vừa là yếu tố quyết định quy mô nhu cầu hàng dệt may. Đến cuối năm 2005 dân số Việt Nam là 83.12 triệu người, năm 2006 dân số Việt Nam là 84.16 trong khi dự báo mục tiêu chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 là 82.49 triệu người. Đây là nguồn cung cấp lực lượng lao động khá lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Thế nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành thiếu lao động có trình độ chuyên môn, chưa có 1 quy hoạch cụ thể nào cho việc đào tạo cải thiện đội ngũ lao động trẻ chưa có tay nghề => đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách đào tạo lại nguồn nhân lực phong phú này. Mặt khác dân số Việt Nam là dân số trẻ do đó tác động rất nhiều tới sức mua. Người tiêu dùng là trẻ tuổi thường có nhu cầu mua sắm nhiều hơn và cũng có những yêu cầu cao hơn trong phong cách ăn mặc, buộc các nhà sản xuất phải luôn luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng đó. Như vậy dân số lớn cũng cung cấp một sức mua lớn. 4- Nhóm lực lượng công nghệ: Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, có những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại gía trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được. Vì thế, nếu được đầu tư đúng mức về công nghệ thì ngành may Việt Nam có thể phát huy hết được tiềm năng về lao động và chất lượng. Giải pháp về khoa học công nghệ để thực hiện chiến lược phát triển nghành dệt may nêu ra những việc cần thực hiện : triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý chất lượng sản phẩm dệt may. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Tổ chức lại các viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, xây phòng thí nghiệm sinh thái dệt may và trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010 => tạo điều kiện tốt nhất cho ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa không chỉ ở thị trường nội địa mà còn vươn rộng ra khắp thế giới. IV- Đánh giá cường độ cạnh tranh: 1- Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng Do một số tính chất đặc thù của sản phẩm buộc Thành Công phải nhập khẩu từ nước ngoài vì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nên chi phí rất cao: 80% nguyên liệu bông xơ mua trong nước và 20% còn lại phải nhập từ Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Châu Phi…Ngoài ra công ty còn phải nhập khẩu gần 100% hoá chất, thuốc nhuộm, chất hoàn tất,…từ Nhật, Trung Quốc, Singapore… chính vì vậy hầu như Thành Công phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung ứng nước ngoài. Khi có biến động thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty như: nhà cung cấp đột ngột tăng giá, biến động giá cả thế giới, bất ổn chính trị, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt, hay công ty nhập về để dự trữ nhiều sẽ ứ động vốn đôi khi giá giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các nhà cung cấp trong nước: nguyên liệu các nhà cung cấp phụ liệu may công ty TNHHSXKD Bao Bì Nhựa Thanh Sang, Công ty CPTNHH Việt Nam PaiHo, công ty TNHH YKK Việt Nam, Công ty TNHH TM Đại Thành… đối với bông xơ 80% mua trong nước từ các công ty: công ty Prosd Hodding, công ty Lợi Phát, công ty Pasa, công ty Jyemay… các nguyên liệu khác như xăng dầu, linh kiện, máy móc… công ty xăng dầu khu vực II, công ty TM Dệt may TPHCM, công ty Than Đất Cát, công ty TNHH Yêu Công Nghệ… - Đối với phụ liệu may: phần lớn là công ty mua các loại phụ liệu may: dây kéo, nút, giấy lót, keo dựng, móc áo, nhãn các loại, thùng carton,…được cung cấp từ rất nhiều nhà cung cấp lơn và nhỏ như : Cty TNHHSXKD Bao Bì Nhựa Thanh Sang; Cty CNCP TNHH Việt Nam PaiHo, Cty TNHH YKK Việt Nam , công ty TNHH TM Tân Đại Thành,…lợi thế từ các nhà cung cấp này là tương đối ổn định và tiến độ cung cấp nhanh và theo sát những nhu cầu của công ty, thời gian thanh toán chậm. Tuy nhiên các nhà cung cấp này cũng chỉ ở qui mô nhỏ và số lượng cung cấp bị hạn chế có một số nguyên phụ liệu không có ngay, phải chờ thời gian họ đi mua lại nơi khác và nhập khẩu. Hiện tại công ty đang tìm kiếm các nhà cumg cấp mới ổn định hơn để thay thế những nhà cung cấp cũ không đạt yêu cầu. Phân tích, đánh giá lại toàn bộ hệ thống nhà cung cấp ký các hợp đồng cung cấp dài hạn đối với các nhà cung cấp có năng lực ổn định để giảm bớt rủi ro và giảm chi phí sản xuất khi có biến động về giá cả và khan hiếm hàng trên thị trường 2- Quyền thương lượng từ phía khách hàng: - Đối với khách hàng l à ng ười tiêu dùng cuối cùng: Nhu cầu may mặc trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, thị hiếu của họ luôn thay đổi theo sự phát triển của thế giới. Nếu như công ty không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp khác tốt hơn. Hiện nay, nhiều công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, giá cả rất cạnh tranh, chính sách tín dụng hấp dẫn. Khách hàng có khả năng lựa chọn các sản phẩm khác nhau và gây áp lực cho công ty. Đối với người tiêu dùng cuối cùng , khi đươc lựa chọn hàng hoá , dịch vụ thích hợp từ vô số nhà cung cấp khác nhau, họ đã tạo ra sức ép rất mạnh buộc Thành Công phải tuân thủ quy luật cạnh tranh kinh tế , đặc biệt về gía cả ,chất lượng , dịch vụ. Họ luôn đòi hỏi Thành Công đưa ra sản phẩm có chất lượng tương đương hàng ngoại với giá cả thấp đã tạo nhiều bất lợi cho hoạt động của công ty. Công ty cố gắng xây dựng thương hiệu cho mình và hệ thống phân phối thuận lợi cho khách hàng để có thể thu hút được đông đảo khách hàng trong nước. - Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức: Chủ yếu là khách hàng truyền thống, các tập đoàn bán lẻ như J.C Penney, Sanmar, Tonix, Sumitomo, Melcosa, Maytex, …Do vậy, hoạt động sản xuất của công ty lệ thuộc quá nhiều vào các đơn đặt hàng của khách, họ luôn gây sức ép đối với công ty như: ép giảm giá, thay đổi mẫu mã, chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá cao, hay nhà cung cấp xa nhà máy của công ty, không thực hiện đúng hợp đồng, đưa ra những lý do về chất lượng, an toàn lao động để trì hoãn không thanh toán tiền hàng hoặc yêu cầu giao hàng sớm, .bởi vì doanh thu xuất khẩu của công ty quá phụ thuộc vào các khách hàng này cũng như công ty chưa tổ chức được kênh phân phối rộng khắp. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và các nước, sẽ tạo cơ hội cho công ty tìm kiếm và phát triển nhiều thị trường mới trên thế giới. Như vậy, để duy trì được khách hàng, công ty cần phải tổ chức nghiên cứu và theo dõi chặt chẽ thị trường để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và người tiêu dùng cần. 3- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: Phân nhóm chiến lược ngành dệt may: Nhóm A( những doanh nghiệp có mức tăng trưởng xuất khẩu cao) Công ty may Việt Tiến, công ty may Nhà Bè, công ty Hansoll Vina,… Nhóm B Công ty may 10, công ty may Phương Đông, công ty may Việt Thắng, công ty cổ phần dệt may Thành Công, công ty cổ phần dệt may 10/10, công ty dệt may Hà Nội, công ty dệt may Phong Phú… Đối thủ cạnh tranh của Thành Công rất nhiều nhưng đối thủ chính có cùng nhóm chiến lược với công ty có thể kể đến như công ty cổ phần May Phương Đông, công ty cổ phần May Việt Thắng… * Công ty cổ phần May Phương Đông: - Đánh giá điểm mạnh: Là một công ty có bề dày lịch sử, chuyên sản xuất các sản phẩm T-shirt, Poloshirt, quần áo thời trang nữ, ưu thế của công ty hiện nay trên thị trường trong v à ngoài nước là rất lớn. Với các nhãn hiệu nổi tiếng như F.House và Wrap-U, thị trường xuất khẩu chính của công ty là Mỹ, EU,…doanh thu năm 2007 đạt 514,8 tỷ đồng cùng đội ngũ cán bộ công nhân tính đến 31/12/2007 l à 2.894 người. Lực lượng lao động trẻ, có tay nghề. Số lượng và trình độ lực lượng lao động của công ty may Phương Đông stt Phân theo trình độ số lượng tỉ lệ 1 Cán bộ có trình độ đại học và trên ĐH 107 3,7% 2 Cán bộ có trình độ CĐ và TC 184 6,4% 3 Lao động có tay nghề thấp, sơ cấp nghiệp vụ 2.539 87,7% 4 Lao động khác 64 2,2% tổng cộng 2.894 100% ( nguồn báo cáo thường niên công ty cổ phần may Phương Đông) Khách hàng chủ lực như JC Penney, Perry, Otto…Otto,…Với cơ cấu mặt hàng đa dạng, thị phần trong và ngoài nước khá rộng lớn, công ty có rất nhiều thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh.Và hệ thống quản lý chất lượng cao như ISO 9001, SA 8000, WRAP. - Điểm yếu: Công ty hiện chưa có một sản phẩm chủ lực làm thế mạnh cho riêng mình, doanh thu vẫn dựa chủ yếu vào các đơn đặt hàng của khách, thiếu quy trình sản xuất khép kín, lệ thuộc vào các loại vải nhập mua từ các công ty trong nước giá cao, có quá nhiều đơn đặt hàng theo hình thức gia công, chưa có thương hiệu nổi tiếng, chưa có bộ phận marketing được đào tạo chuyên trách về M arketing. - Mục tiêu: Huy động vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh may mặc và các lĩnh vực khác , nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng cổ tức cho các công ty thành viên trong nước. - Chiến lược phát triển: Giữ vững và phát triển doanh thu xuất khẩu , tập trung phát triển thị trường nội địa, đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh . Trong dài hạn công ty thực hiện chuyên môn hoá các nhà máy, xây dựng mặt hàng chủ lực, trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành nghề. 4- Đe doạ từ các ra nhập mới: Chủ yếu đến từ các doanh nghiệp đã và đang có ý định gia nhập vào ngành dệt may và tác động tức thì của việc gia nhập mới là sự giảm sút thị phần của các doanh nghiệp hiện tại trong ngành từ đó làm tăng cường độ cạnh tranh trong ngành. Mỹ, EU là thị trường xuất khẩu chính của Thành Công, khi Việt Nam đã là thành công của WTO, doanh nghiệp cũng hội nhập cùng với những lợi thế cạnh tranh và cả những thách thức. Hiện nay sản phẩm dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ đang chiếm lĩnh thị trường Mỹ => thị phần dệt may của Thành Công tại thị trường này giảm sút do Trung Quốc v à Ấn Độ có những ưu thế đặc biệt. Trung Quốc là một quốc gia có sản lượng xuất khẩu các loại hàng dệt may rất cao. Ngành dệt may Trung Quốc cũng phát triển lĩnh vực công nghiệp sản xuất nguyên liệu, chủ động hoàn toàn được sợi bông, sợi hóa học, tơ lụa, vải nguyên liệu, hóa chất, thuốc nhuộm. Đồng thời, ngành cơ khí dệt của Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua, sản xuất hoàn chỉnh dây chuyền kéo sợi, máy dệt hiện đại theo chuyển giao công nghệ từ các nước châu Âu với giá thành rẻ. Ấn độ đang nhắm vào thị trường dệt và quần áo may sẵn Mỹ. Năm 2003, mặc dù chính sách hạn ngạch vẫn tồn tại, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ của Ấn Độ tăng 46,9% đạt 458 triệu USD, trong khi tổng giá trị xuất khẩu dệt may vào Mỹ của các nước này có khoảng 1,13 tỷ USD, kim ngạch dệt may nước này sẽ đạt 15 tỷ USD; và với tốc độ tăng trưởng 40-42%/năm, Ấn Độ hoàn toàn có thể trở thành nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Những đe doạ gia nhập mới của các doanh nghiệp tại các quốc gia có tiềm lực về dệt may như Trung Qu ốc, Ấn Độ hay Pakistan, Malaysia, Philippines…sẽ tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa cho ngành dệt may Việt Nam cũng như Thành Công nói riêng. 5- Đe doạ từ sản phẩm thay thế: Chủ yếu đến từ các tiến bộ khoa học công nghệ, sản phẩm dịch vụ thay thế cho phép thay thế những sản phẩm dịch vụ hiện đã tồn tại trong ngành góp phần cải thiện mối quan hệ chất lượng và giá cả. Sự thay thế của các sản phẩm may mặc của Trung Quốc rẻ hơn, mẫu mã đa dạng hơn, chất liệu vải tốt được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại ngày càng đe doạ mạnh mẽ hơn đối với các công ty trong nước như Thành Công. Thành Công là công ty phát triển song song 2 chiến lược vừa phát triển thị trường nội địa vừa phát triển thị trường nội địa. Do đó trong điều kiện hiện nay nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khó khăn các doanh nghiệp dệt may như Thành Công chủ yếu tập trung nguồn lực cho xuất khẩu giờ đây chuyển hướng về thị trường nội địa sẽ gặp rất nhiều khó khăn => cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đòi hỏi Thành Công phải đầu tư hơn nữa cho công nghệ dệt may để có thể dệt ra những loại sợi chất lượng cao hơn phục vụ cho ngành may của công ty, sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn thay thế cho những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh 6- Đánh giá cường độ cạnh tranh của ngành may Việt Nam: Từ đầu năm 2007 đến nay, tăng trưởng toàn ngành dệt may luôn ở mức 31%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay các doanh nghiệp (DN) dệt may không còn được hỗ trợ của Nhà nước, dần dần hội nhập vào cơ chế thị trường thế giới lắm cơ hội và đầy thách thức. Đa số đơn vị trong ngành đã tận dụng cơ hội để phát triển, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp. Đặc biệt, nhiều DN đã củng cố và phát triển các công cụ quản lý nhằm tăng cường sức cạnh tranh dài hạn như: nâng cao trình độ quản lý sản xuất; tăng cường năng lực khoa học công nghệ; tin học hóa hoạt động quản lý và phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối; phát triển nguồn nhân lực và văn hóa doanh nghiệp mới… Điều đó góp phần tạo mức tăng trưởng 22% toàn ngành năm 2006 và 31% năm 2007 này. Việt Nam hiện có khoảng 2.000 DN dệt may thu hút trên 50 vạn lao động. Năm 2009, nhu cầu hàng dệt may của các thị trường lớn sẽ giảm 15% tổng cầu, thị trường hẹp đi khiến sức cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ càng quyết liệt. Tuy nhiên theo Vinatex, hàng dệt may Việt Nam với lợi thế theo các nhà cung cấp nước ngoài đánh giá là chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, quan hệ lao động giữa người lao động và chủ doanh nghiệp tương đối hài hòa, các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ có sức cạnh tranh không thua kém bất cứ một quốc gia nào. xác định mục tiêu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2-9,5 tỷ USD (tăng 5%), doanh thu tăng 5-6%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6%. Đồng thời nỗ lực đảm bảo thực hiện nhiệm vụ điều tiết cân đối vĩ mô về nguồn lao động, hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ thất nghiệp. Nếu không có nội . học chiếm tỷ lệ rất thấp. PHẦN IV: CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP I- Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp: 1- Chiến lược dẫn đạo về chi phí tại thị trường. chóng với yếu tố thời trang. II- Chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp: 1- Chiến lược đa dạng hoá Công ty đã áp dụng chiến lược đa dạng hoá hàng dọc: Phát

Ngày đăng: 15/08/2013, 07:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

V- mô hình PESTEL: - PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
m ô hình PESTEL: (Trang 11)
Tình hình nhân sự của công ty: - PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
nh hình nhân sự của công ty: (Trang 15)
V. Thiết lập mô hình TOWS: - PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
hi ết lập mô hình TOWS: (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w