1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN xét xử các tội PHẠM về MA túy THEO bộ LUẬT HÌNH sự năm 1999 PHỤC vụ TRIỂN KHAI áp DỤNG bộ LUẬT HÌNH sự năm 2015

224 249 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 9,12 MB

Nội dung

Chuyên đề 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LẬP PHÁP CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY Ở VIỆT NAM 80 Chuyên đề 2: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT TRONG XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY Ở V

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 PHỤC VỤ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG BỘ LUẬT

HÌNH SỰ NĂM 2015

Hà Nội, tháng 08 năm 2017

MÃ SỐ: LH – 2016 – 13/ĐHL – HN

Trang 2

THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

* Ban chủ nghiệm đề tài:

- TS Nguyễn Tuyết Mai - ĐH Luật Hà Nội, chủ nhiệm đề tài

- ThS Đào Phương Thanh - ĐH Luật Hà Nội, thư kí đề tài

* Các thành viên tham gia thực hiện đề tài:

- ThS Nguyễn Xuân Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Giám đốc - Kiểm tra I Tòa án nhân dân tối cao

- ThS Nguyễn Thị Bình, Thẩm tra viên Vụ Giám đốc - Kiểm tra I Tòa án nhân dân tối cao

- ThS Lưu Hải Yến, ĐH Luật Hà Nội

Trang 4

Trang

1 MỘT SỐ NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN THỰC

TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

2 ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ

MA TÚY THEO BLHS NĂM 1999

29

2.1 Thực tiễn định tội và định tội danh đối với các tội

phạm về ma túy theo BLHS năm 1999

30

2.2 Thực tiễn định khung hình phạt và quyết định hình

phạt đối với các tội phạm về ma túy theo BLHS năm 1999

43

2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong

thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy

53

3 TRIỂN KHAI ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BLHS NĂM

2015 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017 TRONG THỰC TIỄN

XÉT XỬ VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

65

3.1 Cần thống nhất nhận thức về quy định mới của BLHS

năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) khắc phục một số

bất cập của BLHS năm 1999, tháo gỡ một số vướng mắc

trong thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy

65

3.2 Một số nội dung cần lưu ý khi triển khai áp dụng

BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 trong thực

tiễn xét xử các tội phạm về ma túy

71

Trang 5

Chuyên đề 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LẬP PHÁP CÁC TỘI

PHẠM VỀ MA TÚY Ở VIỆT NAM

80

Chuyên đề 2: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN

CHẤT TRONG XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

Ở VIỆT NAM

111

Chuyên đề 3: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI VÀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI

CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY Ở VIỆT NAM

141

Chuyên đề 4: THỰC TIỄN ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT VÀ QUYẾT

ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY Ở VIỆT NAM

172

DANH MỤC THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢN ÁN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

Trang 6

PHẦN I BÁO CÁO TỔNG THUẬT

Trang 7

I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ nhiều thế kỷ nay, ma tuý đã trở thành vấn đề nhức nhối của toàn cầu, tội phạm về ma túy là một trong những thách thức lớn đối với nhân loại Ngày 26/6/1988, tại trụ sở của Liên hợp quốc, Ủy ban quốc tế về phòng chống ma túy

và tội phạm (UNODC) đã tổ chức một cuộc mít tinh kéo dài trong hơn 2 giờ để kêu gọi mọi người tích cực phòng, chống ma túy Kể từ đó, ngày 26/6 hàng năm được Liên hợp quốc chọn làm “Ngày thế giới phòng, chống ma túy” Năm 1998, nhận thức được hiểm họa ma túy đang diễn ra nghiêm trọng trên thế giới, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức kỳ họp đặc biệt về vấn đề ma túy toàn cầu (UNGASS 1998), thông qua Tuyên bố chính trị và các biện pháp phòng, chống

ma túy Trong diễn văn khai mạc, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã nhấn mạnh “Ma

túy hủy hoại cuộc sống và cộng đồng, làm xói mòn sự tồn tại và phát triển của loài người và là nguồn phát sinh tội phạm Ma túy là mối đe dọa lớn đến độc lập, dân chủ và ổn định của các Nhà nước và các dân tộc, đến cấu trúc xã hội, nhân phẩm và hy vọng của hàng triệu triệu người và gia đình họ Ma túy đã trở thành hiểm họa chung của cả nhân loại Không một quốc gia, dân tộc nào thoát

ra ngoài vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh những hậu quả do nghiện hút

và buôn lậu ma túy gây ra…” Rất nhiều nghiên cứu đã tổng kết thực trạng ma

túy trên thế giới và Việt Nam Hậu quả do lạm dụng ma túy và tội phạm về ma túy gây ra vô cùng nghiêm trọng: Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm

no, hạnh phúc cho mọi người Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý… Ma túy và sự lạm dụng ma túy đã ảnh hưởng tới tự do và phát triển của lớp trẻ, một giá trị của nhân loại Ma túy là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển, là một đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự tồn tại của con người

Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay ghi nhận 03 lần pháp điển hóa mà thành tựu là Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985, BLHS năm

1999 và BLHS năm 2015; 06 lần sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, bao gồm 04 lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 (vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997), 01 lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 (vào năm 2009) và 01 lần sửa

Trang 8

đổi bổ sung BLHS năm 2015 (vào năm 2017) Ngoài lần pháp điển hóa đầu tiên BLHS năm 1985 thì có 6 trong 9 lần nêu trên, nhà làm luật đã xem xét điều chỉnh quy định về các tội phạm về ma túy (vào năm 1989, 1997, 1999, 2009,

2015 và 2017) Đáng kể là, ngay sau khi trở thành thành viên của các công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy, Việt Nam đã nỗ lực sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm ma túy Năm 1997, BLHS đã bổ sung một chương riêng quy định 10 tội danh về các tội phạm ma túy Từ đó đến nay, trong tất cả các lần sửa đổi, bổ sung tiếp theo của BLHS (bao gồm lần pháp điển hóa thứ hai BLHS 1999, lần sửa đổi bổ sung BLHS vào năm 2009, lần pháp điển hóa thứ 3 BLHS năm 2015, lần sửa đổi bổ sung BLHS vào năm 2017) quy định về các tội phạm về ma túy đều được coi là trọng tâm sửa đổi, bổ sung của BLHS

Trên bình diện thực tiễn tội phạm và xét xử tội phạm, các tội phạm về

ma túy là một trong các nhóm tội phạm diễn ra phổ biến, tốc độ gia tăng nhanh chóng, tính chất và mức độ nguy hiểm đặc biệt cao, hậu quả gây ra đặc biệt nghiêm trọng Các công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học đều chỉ ra rằng tội phạm về ma túy luôn ở tốp ba các tội phạm bị xét xử nhiều nhất trên phạm vi toàn quốc và ở các địa phương Các hình phạt nghiêm khắc nhất đã tuyên đều tập trung ở các bị cáo phạm các tội phạm về ma túy

Hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các tội phạm về ma túy diễn ra thường xuyên nhất, ở phạm vi lớn nhất, với nhiều nội dung nhất… trong số các hoạt động áp dụng pháp luật xét xử các tội phạm cụ thể Hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các tội phạm về ma túy có liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm sự điều chỉnh của pháp luật thực định, sự dự liệu của pháp luật, diễn biến của tội phạm, trình độ, năng lực, ý thức của cán bộ áp dụng pháp luật,… Hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các tội phạm về ma túy là môi trường phát huy hiệu quả quy định của pháp luật, đồng thời cũng là môi trường đánh giá tính phù hợp của pháp luật, từ đó có sự điều chỉnh tương ứng Bên cạnh những đóng góp đáng kể vào công cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, hoạt động

áp dụng pháp luật trong xét xử các tội phạm về ma túy cũng đã chỉ ra khá nhiều điểm chưa hoàn thiện của pháp luật, cũng như bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình xét xử tội phạm Quy định về các tội phạm về ma túy trong BLHS năm 1999, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, nhưng vẫn chưa

Trang 9

đáp ứng được yêu cầu là căn cứ pháp lý đầy đủ, vững chắc để đấu tranh chống các tội phạm về ma túy Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm phụ thuộc nhiều vào các văn bản hướng dẫn trong khi các văn bản hướng dẫn lại chậm được ban hành, nội dung hướng dẫn còn chồng chéo, thiếu hụt do thiếu thống nhất giữa các bộ, ngành chức năng về yêu cầu và năng lực chứng minh tội phạm, nhiều diễn biến mới của tội phạm chưa được dự liệu và điều chỉnh

Các tội phạm về ma túy quốc tế và Việt Nam vẫn đang và được dự đoán

có diễn biến gia tăng, phức tạp Theo báo cáo của Liên hợp quốc, năm 2015 khu vực Đông Nam Á có trên 760 tấn thuốc phiện (tương đương 76 tấn heroin), 20 tấn Methamphetamine dạng tinh thể (ma túy đá) và 500 triệu viên ma túy tổng hợp được sản xuất và lưu hành bất hợp pháp Tình trạng mua bán, vận chuyển và lạm dụng các chất hướng thần mới vẫn diễn ra rất nghiêm trọng Trong số gần

600 chất hướng thần mới thì có trên 100 chất bị lạm dụng ở nhiều nước, song hầu hết các nước vẫn còn lúng túng trong biện pháp đối phó, từ khâu xây dựng văn bản pháp luật để kiểm soát, giám định… Do chịu tác động trực tiếp từ diễn biến tội phạm và tệ nạn ma túy trong khu vực, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm Dự báo các tổ chức tội phạm ma túy quốc tế sẽ lợi dụng quá trình hình thành cộng đồng ASEAN để tăng cường tổ chức sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép các chất

2014, các lực lượng chức năng Việt Nam đã bắt giữ hơn 19.000 vụ, 28.000 đối tượng liên quan đến ma túy Tội phạm ma túy gia tăng trên tất cả các tuyến đường bộ, đường hàng không, đường biển Hàng loạt các ổ, nhóm sản xuất ma túy tổng hợp quy mô lớn đã bị phát hiện và triệt phá trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam

BLHS năm 2015 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 Ngoài nhiệm vụ khắc phục những hạn chế trong các quy định của BLHS năm 1999, bổ sung các quy định mới nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa căn cứ pháp lý xử lý tội phạm, BLHS năm 2015 còn có nhiệm vụ thể hiện chủ trương hoàn thiện pháp luật hình sự bảo đảm các quyền

1 Dẫn theo Tình hình tội phạm ma túy khu vực ASEAN và Việt Nam năm 2015

ma-t%C3%BAy-khu-v%E1%BB%B1c-asean-v%C3%A0-vi%E1%BB%87t-nam-n%C4%83m-2015.aspx truy cập ngày 1/8/2017

Trang 10

http://www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn/t%C3%ACnh-h%C3%ACnh-t%E1%BB%99i-ph%E1%BA%A1m-con người, nhân đạo hóa các biện pháp trừng trị hình sự, phù hợp với điều kiện

ban hành, BLHS năm 2015 đã bộc lộ một số sai sót Ngày 29/6/2016, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của BLHS năm 2015 và một số văn bản luật có liên quan Ngày 20/6/2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (Luật

số 12/2017/QH14) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua, nhằm khắc phục những sai sót của BLHS năm 2015, bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của BLHS, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo đảm tốt hơn quyền của người phạm tội

Có thể thấy rằng, rà soát, sửa đổi hoàn thiện BLHS là yêu cầu cấp thiết,

liên tục và cần có thái độ nghiêm túc Trên tinh thần đó, nghiên cứu đề tài Đánh

giá thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy theo BLHS năm 1999 phục vụ triển khai áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 là cần thiết để có cơ sở đánh giá tính

phù hợp của pháp luật về các tội phạm này và kiến nghị liên quan đến triển khai

áp dụng các quy định mới của pháp luật, nâng cao chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật về các tội phạm về ma túy, hướng tới hiệu quả chung đấu tranh,

phòng ngừa loại tội phạm này

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xét xử các tội phạm về ma túy về bản chất là hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các tội phạm về ma túy Áp dụng pháp luật hình sự xét xử các tội phạm về ma túy nói riêng trên cơ sở và bị chi phối bởi nội dung và chất lượng các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật về các tội phạm về ma túy; chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan của người áp dụng (nhận thức, thái độ, kĩ năng…) Đánh giá thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy là đánh giá hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các tội phạm về ma túy, cụ thể và cơ bản là hoạt động định tội, định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt Đánh giá thực tiễn xét xử các tội phạm

về ma túy hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong xét xử

Trang 11

tội phạm Trên bình diện khoa học, các nội dung nói trên đều đã được nghiên cứu, đề cập đến ở các góc độ và mức độ khác nhau Cụ thể là:

(1) Những vấn đề lý luận chung về quy định tội phạm, định tội, định tội danh và quyết định hình phạt được tổng kết, phân tích trong:

- Các giáo trình luật hình sự Việt Nam như Giáo trình luật hình sự Việt

Nam - phần các tội phạm (PGS TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an

nhân dân, 2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 2 (Trường Đại học Luật

Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009) …;

- Các sách chuyên khảo có nội dung lý luận liên quan bao gồm: Luật hình

sự Việt Nam – quyển 1 Những vấn đề chung (Đào Trí Úc, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội, 2000, trang 376 – 391); Trách nhiệm hình sự và hình phạt (PGS TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001); Định tội

danh: lí luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành (PGS TSKH Lê Cảm –

PGS TS Trịnh Quốc Toản, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004); Định tội danh

và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (Lê Văn Đệ, Nxb Công an

nhân dân, 2004); Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần

chung) (TSKH PGS Lê Văn Cảm, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005, trang

186 – 198); Định tội danh và quyết định hình phạt (TS Dương Tuyết Miên, Nxb Lao động-xã hội, 2007); Sửa đổi Bộ luật hình sự - những nhận thức cần thay

đổi? (GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2015, trang

160 - 195) …;

- Luận văn thạc sĩ như Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy của

tác giả Nguyễn Thanh Dung (Đại học quốc gia Hà Nội, năm bảo vệ 2012) …;

- Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành như Một số vấn đề về định

tội theo BLHS năm 1999 (Phạm Mạnh Hùng, Tạp chí Kiểm sát, số 8/2001, trang

13) …

(2) Các quy định của pháp luật hình sự hiện hành và các văn bản hướng dẫn về các tội phạm ma túy đều được tổng kết, trích dẫn trong các giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam;

(3) Đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật và các văn bản pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy trong:

Trang 12

- Đề án khoa học cấp Bộ Phân tích, đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn

thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự phục vụ nhiệm vụ sửa đổi BLHS năm 1999 (Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Văn Dũng,

nghiệm thu 2015)…;

- Các bài tham luận trong các hội thảo khoa học về hoàn thiện pháp luật

hình sự như Hoàn thiện quy định của BLHS về các tội phạm ma túy của TS

Nguyễn Tuyết Mai trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hoàn thiện các quy định trong phần các tội phạm của BLHS” (2009, trường Đại học Luật Hà Nội); Bài

tham luận Quy định mới về các tội phạm về ma túy trong BLHS năm 2015 và

một số vấn đề cần chú ý khi triển khai áp dụng của TS Nguyễn Tuyết Mai trong

Kỷ yếu hội thảo “Những quy định mới trong phần các tội phạm của BLHS năm

2015 (2016, trường Đại học Luật Hà Nội) …;

(4) Kết quả và tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy liên tục được các bộ, ngành tổng kết, rút kinh nghiệm cũng như thu hút được nhiều ý kiến bình luận tham gia góp ý của các nhà khoa học, các cán bộ làm công tác thực tiễn Đó là:

- Báo cáo tổng kết các năm của ngành Tòa án;

- Tham luận của các Tòa hình sự, Tòa phúc thẩm liên quan đến xét xử các tội phạm;

- Các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như Bài tổng hợp

Cần sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 17 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII – “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm

1999 đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 20 (tháng 10/2011, trang 29-37) số chuyên

đề Kinh nghiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án về tội

phạm ma túy; Bài viết Những khó khăn, vướng mắc văn bản 234 ngày 17/9/2014

của TANDTC được tháo gỡ góp phần tích cực đấu tranh với tội phạm ma túy,

Đại tá Phạm Văn Chình (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) đăng trên chuyên trang thông tin điện tử của Cục cảnh sát điều tra tội phạm

về ma túy [3] ; Bài viết Pháp luật về ma túy và thực tiễn của tác giả Bùi Thị

3

vuong-mac-van-ban-234-ngay-1792014-cua-TANDTC-uoc-thao-go-gop-phan-tich-cuc-au-tranh-voi-toi-pham- ma-tuy.aspx

Trang 13

http://pcmatuy.canhsat.vn/tin-chuyen-nganh/tabid/85/articleType/ArticleView/articleId/589/Nhung-kho-khan-Phương Quỳnh đăng trên trang điện tử của Khoa luật trường Đại học Vinh [4]

;

Bài viết Quy định của pháp luật về tội phạm ma túy, thực tiễn và kiến nghị của

Các công trình nghiên cứu trên hướng tới các mục đích nghiên cứu khác nhau, với các thời điểm nghiên cứu khác nhau Ở các góc độ và mức độ khác nhau, các nghiên cứu trên đều đã chỉ ra được một số vướng mắc, bất cập, khó khăn trong thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy, có liên quan đến hạn chế trong quy định của pháp luật thực định về các tội phạm về ma túy, và đề xuất hoàn thiện quy định của chương Các tội phạm về ma túy trong BLHS năm 1999

và BLHS năm 2015 Nhìn chung, có thể nhận xét tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như sau:

Thứ nhất, một số công trình đã nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề lý luận của việc quy định tội phạm, các hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, mối quan hệ giữa quy định tội phạm và thực tiễn xét xử tội phạm Tuy nhiên, các nghiên cứu đều trên bình diện chung mà chưa gắn trực tiếp và chuyên biệt với các tội phạm cụ thể, trong đó có các tội phạm về ma túy;

Thứ hai, các nghiên cứu đánh giá thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy còn thiếu tổng thể, chỉ gắn với một hoặc một số trong các hoạt động như định tội, định tội danh, định khung hình phạt, quyết định hình phạt Hầu hết các đánh giá đều không đặt trong mối liên hệ với nền tảng lý luận của việc đánh giá

Thứ ba, các đánh giá thực tiễn luôn được xác định và giới hạn ở thời điểm hoặc giai đoạn nghiên cứu nhất định, như vậy một số đề xuất tương ứng có thể không còn có giá trị tham khảo Bối cảnh hiện tại đã ghi nhận hàng loạt diễn biễn rất mới trong hoạt động lập pháp hình sự nói chung, về các tội phạm về ma túy nói riêng Đó là Quốc hội đã thông qua BLHS năm 2015 thay thế BLHS năm 1999; BLHS năm 2015 có một số sai sót nên bị dừng hiệu lực thi hành; BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2017, sẽ có hiệu lực vào ngày 01/08/2018; Trong đó quy định của chương Các tội phạm về ma túy trong BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 liên tục được sửa đổi so với quy định tương ứng trong BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 Vì vậy, nhiệm vụ mới của việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy theo

4 http://khoaluat.vinhuni.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/seo/phap-luat-ve-ma-tuy-va-thuc-tien-71236

5 http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2019

Trang 14

BLHS năm 1999 được đặt ra là nhằm phục vụ triển khai áp dụng BLHS năm

2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Đề tài Đánh giá thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy theo BLHS năm

1999 phục vụ triển khai áp dụng BLHS năm 2015 được thực hiện trên cơ sở

công nhận, kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã công bố như những vấn đề lý luận về quy định tội phạm, định tội, quyết định hình phạt…; những tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy theo BLHS năm 1999;

Trên cơ sở lý luận về tội phạm và áp dụng pháp luật hình sự trong các nghiên cứu khoa học đã công bố, đề tài phát triển các nội dung lý luận này gắn với các tội phạm về ma túy

Đề tài thu thập, nghiên cứu, phân tích các bản án, quyết định của Tòa án, một mặt kiểm nghiệm lại các kết luận về thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy

đã công bố, mặt khác nhằm bảo đảm tính xác thực, tính cập nhật và độc lập của các đánh giá trong đề tài

Điểm mới của đề tài là đối chiếu những vướng mắc, thiếu sót trong thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy theo BLHS năm 1999 với các quy định của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, để nhận định về vai trò của thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy trong việc kiểm tra tính chính xác, khoa học và giá trị của các quy định của pháp luật, đánh giá các quy định sửa đổi trong BLHS năm 2015 trong việc đáp ứng yêu cầu đặt ra từ thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy, đề xuất những nội dung cần chú ý khi triển khai áp dụng quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2017 trong xét xử các tội phạm về ma túy

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Thống nhất nhận thức về các quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017– cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử các tội phạm về ma túy trong tình hình mới; đặc biệt là quy định mới, sửa đổi của BLHS năm 2015 tháo

gỡ những vướng mắc của thực tiễn

- Kiến nghị liên quan đến những bất cập của BLHS năm 1999, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy theo BLHS năm 1999 nhưng chưa được khắc phục trong BLHS năm 2015;

Trang 15

- Kiến nghị liên quan đến những vấn đề mới phát sinh của BLHS năm

2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 …

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Làm rõ nhận thức lý luận cơ bản về thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy, bao gồm: lý luận về định tội, định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt; cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý của quy định tội phạm và xét

xử tội phạm, vai trò của thực tiễn xét xử trong hoàn thiện pháp luật;

- Đánh giá thực tiễn lập pháp hình sự về các tội phạm về ma túy ở Việt Nam, đối chiếu với cơ sở lý luận của việc quy định tội phạm và kiểm nghiệm của thực tiễn;

- Đánh giá hoạt động định tội, định tội danh, định khung, quyết định hình phạt đối với các tội phạm về ma túy theo BLHS năm 1999, trong đó cần chỉ ra những thiếu sót, vướng mắc;

- Chỉ ra các nguyên nhân của thiếu sót, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy: do quy định của luật còn thiếu hay bất cập; do giải thích, hướng dẫn chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lý; do chuyển biến mới của tình hình tội phạm; do trình độ, năng lực, thái độ của cán bộ áp dụng pháp luật…

- Phân tích những nội dung sửa đổi, bổ sung quy định về các tội phạm về

ma túy trong BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; đánh giá những nội dung đã khắc phục thiếu sót của BLHS năm 1999, vướng mắc của thực tiễn; chỉ

ra những nội dung cần được tiếp tục khắc phục; những hạn chế trong quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; những nội dung cần được được hướng dẫn cụ thể trong triển khai áp dụng, những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu quy định…

- Kiến nghị khắc phục: về hoàn thiện quy định của pháp luật, về giải thích hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật, về bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện ý thức của cán bộ áp dụng…

5 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài

Giới hạn nội dung: Đề tài đánh giá thực tiễn xét xử các tội phạm về ma

túy theo quy định của BLHS năm 1999, tập trung ở một số nội dung như:

Trang 16

- Thực tiễn định tội, định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt đối với các tội phạm về ma túy: Đây là các hoạt động cơ bản, chủ yếu trong

áp dụng pháp luật hình sự xét xử tội phạm

- Thực tiễn xác định loại và định lượng các chất ma túy, tiền chất trong xét

xử các tội phạm về ma túy: Đây là hoạt động đặc thù trong xét xử các tội phạm

về ma túy Quá trình triển khai áp dụng có nhiều vướng mắc và nhiều ý kiến tranh luận

- Thực tiễn xét xử tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy: Đây là tội phạm ma túy diễn ra chiếm tỉ trọng lớn trong các tội phạm về ma túy, có nhiều quan điểm tranh luận về xử lý tội phạm;

Giới hạn thời gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội phạm về ma

túy trong giai đoạn áp dụng BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, cơ bản

là từ năm 2010 đến năm 2015, có cập nhật thực tiễn xét xử đến thời điểm hoàn thành và công bố đề tài (đầu năm 2017)

Giới hạn không gian: Đề tài phân tích thực tiễn xét xử các tội phạm về ma

túy trên phạm vi cả nước, có chú trọng thực tiễn xét xử ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu cơ bản là các bản án sơ

thẩm, phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm về các tội phạm về ma túy được xét

xử trong giai đoạn 2010 – 2015 (số lượng 150 bản án, quyết định)

Về cơ bản, nhóm nghiên cứu thu thập ngẫu nhiên các bản án sơ thẩm, phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm về các tội phạm về ma túy Bên cạnh đó, nhóm tập hợp nghiên cứu các bản án, quyết định được đề xuất thành án lệ, hoặc

có nhiều tranh luận Đối với các bản án, quyết định có nhiều ý kiến trái chiều, nhóm nghiên cứu tiếp tục tập hợp, xem xét cả các quyết định kháng nghị phúc thẩm và giám đốc thẩm về vụ án để có đánh giá tổng thể, chính xác hơn

Các bản án sơ thẩm được thu thập từ Tòa án nhân dân cấp tỉnh một số địa phương có số vụ xét xử tội phạm về ma túy nhiều và phức tạp là Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội, Nghệ An, Đăk Lăk, TP Hồ Chí Minh; các bản

án phúc thẩm được thu thập từ các Tòa phúc thẩm TANDTC (Tòa án nhân dân cấp cao); các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC

Các kết quả nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án được nhóm nghiên

Trang 17

cứu đối chiếu, rà soát với số liệu thống kê chính thức của Tòa án, các báo cáo rút kinh nghiệm, tổng kết hoạt động xét xử các tội phạm về ma túy theo quy định của BLHS năm 1999 của ngành Tòa án

Nhóm nghiên cứu cũng tập hợp, phân tích một số văn bản chỉ đạo hướng dẫn áp dụng quy định về các tội phạm về ma túy của các cơ quan chức năng,

liên quan đến một số vướng mắc, tranh luận của thực tiễn

6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là: Phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê khảo sát, đọc bản án…

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng cơ bản trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, bao gồm phân tích, tổng hợp nhưng nội dung lý luận, phân tích, tổng hợp quy định về các tội phạm ma túy trong các BLHS, phân tích, tổng hợp nội dung cụ thể của việc áp dụng pháp luật hình sự trong định tội, định tội danh, định khung hình phạt, quyết định hình phạt, …

Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều khi nghiên cứu thực tiễn lập pháp hình sự về các tội phạm về ma túy, so sánh các BLHS và các lần sửa đổi,

so sánh pháp luật thực định với cơ sở lý luận của việc quy định, so sánh áp dụng luật với quy định luật, so sánh áp dụng luật trong các trường hợp tương tự…

Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình đọc bản án và số liệu thống kê chính thức của Tòa án

7 Thành viên tham gia thực hiện đề tài

* Ban chủ nhiệm đề tài:

- TS Nguyễn Tuyết Mai, ĐH Luật Hà Nội, chủ nhiệm đề tài

- ThS Đào Phương Thanh, ĐH Luật Hà Nội, thư kí đề tài

* Các thành viên tham gia thực hiện đề tài:

- ThS Nguyễn Xuân Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Giám đốc - Kiểm tra I TANDTC

- ThS Nguyễn Thị Bình, Thẩm tra viên Vụ Giám đốc - Kiểm tra I TANDTC

- ThS Lưu Hải Yến, ĐH Luật Hà Nội

Trang 18

II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 MỘT SỐ NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

1.1 Nhận thức chung về thực tiễn xét xử tội phạm và quy định của

phạm thể hiện chủ yếu ở thực tiễn định tội (bao gồm cả định tội danh), thực tiễn định khung hình phạt và quyết định hình phạt

Định tội là quá trình so sánh, đối chiếu, tìm ra sự đồng nhất giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện với các dấu hiệu pháp lí của một tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS Định tội danh là việc gọi tên của tội phạm đã thực hiện Định tội danh chỉ là một khâu và là khâu cuối của hoạt động định tội nói chung và việc này chỉ được đặt ra khi BLHS có đặt tội danh cho từng loại hành vi phạm tội cụ thể Trong thực tế, “chúng ta thường đồng nhất giữa định tội

Với vai trò xác định hành vi đã thực hiện có phải là hành vi phạm tội hay không, định tội cần dựa vào căn cứ pháp lý là các dấu hiệu đặc trưng tội phạm được phản ánh trong cấu thành tội phạm (cơ bản); tội danh giúp họ gọi tên của tội phạm đã thực hiện (trong trường hợp hành vi đã thực hiện là tội phạm)

Trang 19

Định khung hình phạt là hoạt động tiếp theo sau khi đã xác định xong tội danh Về nguyên tắc, chỉ trên cơ sở định tội danh xong, Tòa án mới xác định khung hình phạt Nếu điều luật về tội phạm chỉ có một khung hình phạt thì khung hình phạt đã được xác định một cách đương nhiên, hay nói cách khác Tòa

án đương nhiên không cần phải xác định khung hình phạt Khung hình phạt là giới hạn tối thiểu và giới hạn tối đa (theo luật định) của hình phạt được phép áp dụng Định khung hình phạt ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định hình phạt Khi định khung hình phạt, Tòa án đối chiếu các tình tiết thực tế với các dấu hiệu được quy định trong CTTP giảm nhẹ hoặc CTTP tăng nặng của tội phạm cụ thể Nếu các tình tiết thực tế thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong CTTP (giảm nhẹ, tăng nặng) nào thì Tòa án sẽ xác định khung hình phạt tương ứng với CTTP đó Trong phạm vi các giới hạn của khung hình phạt, hình phạt cụ thể sẽ được quyết định Có ý kiến cho rằng định khung hình phạt không phải là một

Quyết định hình phạt, theo nghĩa hẹp, là “việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức

Theo nghĩa rộng, quyết định hình phạt – không chỉ bao gồm quyết định hình phạt chính, quyết định hình phạt bổ sung, mà còn bao gồm cả quyết định biện pháp chấp hành hình phạt, quyết định các biện pháp tư pháp với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ cho hình phạt, quyết định miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) [10], quyết định miễn hình phạt Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào các quy định của BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ, tặng nặng TNHS

1.1.2 Quy định tội phạm trong pháp luật hình sự

Quy định tội phạm trong pháp luật hình sự là việc quy định một loại hành

vi này hay một loại hành vi khác là tội phạm và chế tài hình sự đối với hành vi

đó

8 Nguyễn Ngọc Hòa (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, sđd tr.67

9 Nguyễn Ngọc Hòa (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, sđd tr.67

10 Theo GS TSKH Lê Cảm, miễn TNHS là một nội dung của hoạt động quyết định hình phạt nhưng không chỉ thuộc về giai đoạn quyết định hình phạt mà còn có thể thuộc về giai đoạn định tội danh, và có thể được thực hiện bởi các cơ quan tiến hành tố tụng khác Tòa án Xem Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, NXB CAND, tr.753

Trang 20

Quy định tội phạm thuộc về chính sách hình sự, bao gồm tội phạm hóa và phi tội phạm hóa, hình sự hóa và phi hình sự hóa Tội phạm hóa là quy định một hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó là tội phạm Phi tội phạm hóa là việc loại

bỏ các hành vi đang bị coi là tội phạm nhưng tính chất, mức độ nguy hiểm cho

xã hội không còn ở mức đáng kể, không cần thiết phải sử dụng biện pháp chế tài hình sự Hình sự hóa là việc xác định loại hình phạt, khung hình phạt, điều kiện quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này hay tội phạm khác Phi hình sự hóa là việc điều chỉnh loại bỏ bớt khung hình phạt, loại hình phạt, điều kiện áp dụng hình phạt đối với loại tội phạm nhất định

Việc quy định tội phạm trong pháp luật hình sự là kết quả của quá trình đánh giá tổng thể, toàn diện, cân nhắc kĩ lưỡng và trả lời các câu hỏi, bao gồm:

(1) Hành vi được xem xét có tính chất, mức độ nguy hiểm đến mức phải

xử lý bằng các biện pháp hình sự không?

Để trả lời câu hỏi này, cần xem xét hành vi gây thiệt hại đáng kể hay không đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ; thực trạng, diễn biến của hành vi như thế nào, có phổ biến không, gia tăng hay đã được kiềm chế… Kết quả của việc xem xét tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi có ý nghĩa nền tảng cho quyết định tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa, hình sự hóa hay phi hình sự hóa Đặc biệt là trong 3 trường hợp: Hành vi được xem xét là

hành vi mới thể hiện tính nguy hiểm đáng kể và ở mức độ phổ biến; Hành vi

được xem xét đang bị coi là tội phạm, nhưng đã mất đi tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội hoặc không còn phổ biến nữa; Hành vi được xem xét đang bị coi là tội phạm, vẫn thể hiện tính nguy hiểm đáng kể, nhưng mức độ nguy hiểm có chiều hướng tăng hoặc giảm

Trong tất cả các lần quy định, sửa đổi, bổ sung các tội phạm về ma túy, nhà làm luật đều rà soát, cân nhắc tính chất nguy hiểm cho xã hội của các hành

vi về ma túy để đi đến quyết định có điều chỉnh quy định về tội phạm và hình phạt đối với các tội phạm về ma túy hay không Đặc biệt, ở thời điểm sửa đổi,

bổ sung BLHS vào năm 1997, căn cứ vào tính chất nguy hiểm đáng kể và mức

độ phổ biến của các hành vi về ma túy ở Việt Nam, BLHS đã quy định mới 08 tội phạm về ma túy

Trang 21

(2) Chính sách của Nhà nước trong việc xử lý hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội như thế nào?

Trường hợp hành vi được xem xét được khẳng định là đã mất đi tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì được coi là đủ cơ sở để phi tội phạm hóa đối với hành vi đó, các câu hỏi tiếp theo không cần được đặt ra Trường hợp hành vi được xem xét được khẳng định là (vẫn) có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, thì không đương nhiên dẫn đến quyết định tội phạm hóa hay giữ nguyên quy định về tội phạm Trong các trường hợp này, bước tiếp theo phải xét đến chính sách hình sự của Nhà nước trong giai đoạn hiện tại Chính sách hình sự đối với hành vi được xem xét cần được đặt trong tổng thể chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, có cân nhắc quan điểm của quốc tế và phản ứng của người dân (trong nước) đối với việc quy định hành vi được xem xét là tội phạm Chính sách của Nhà nước trong việc xử lý hành vi nguy hiểm cho xã hội bao gồm có

xử lý bằng biện pháp hình sự không và nếu xử lý hình sự thì xử lý ở mức độ nào

Trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS vào năm 2009, khi xem xét hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, mặc dù hành vi này vẫn thể hiện tính chất nguy hiểm đáng kể và mức độ phổ biến, song quan điểm và chính sách pháp luật của Nhà nước có sự điều chỉnh phi tội phạm hóa đối với hành vi sử dụng trái phép chất

ma túy;

(3) Nếu xét thấy cần thiết xử lý hình sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội thì triển khai quy định tội phạm và hình phạt đối với tội phạm đó như thế nào?

Quy định các tội phạm về ma túy phải tuân thủ các nguyên tắc về nguồn quy định tội phạm và kĩ thuật lập pháp hình sự nói chung, đồng thời xét đến cả

1.1.3 Mối quan hệ giữa thực tiễn xét xử tội phạm và quy định về tội phạm

Để quy định tội phạm có tính chính xác về khoa học, tính khả thi và hiệu quả về mặt xã hội, thì quy định tội phạm phải dựa trên các căn cứ khoa học, tổng kết tình hình tội phạm và tham khảo ý kiến của những nhà hoạt động thực tiễn Những quy định của pháp luật không dựa trên thực tiễn tội phạm và xét xử tội

11 Xem Chuyên đề 1 của Đề tài này

Trang 22

phạm chỉ là những quy định chết hoặc không có giá trị xã hội Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật thường liên quan đến sự thiếu chính xác, thiếu hợp lý, thiếu tính dự liệu… trong các quy định của pháp luật Như vậy, thực tiễn xét xử tội phạm giúp kiểm tra “sự chính xác về mặt khoa học, tính khả thi và hiệu quả về mặt xã hội”, cũng như góp phần khẳng định “tính quyết định

và giá trị xã hội” của các quy định của pháp luật Thực tiễn xét xử tội phạm có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và hoàn thiện quy định của pháp luật về tội phạm [12]

Thực tiễn xét xử tội phạm cần là căn cứ thực tiễn cho việc rà soát và hoàn thiện luật Những vướng mắc của thực tiễn xét xử tội có thể có nguyên nhân từ

sự chưa hoàn thiện của pháp luật (luật chưa quy định, quy định không hợp lý, Yêu cầu đặt ra là phải sửa đổi luật khắc phục những vướng mắc này Trong trường hợp vướng mắc của thực tiễn về các vấn đề đã có quy định của luật, nhưng quy định còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể, hoặc đã có hướng dẫn nhưng chưa rõ ràng, thiếu hợp lý dẫn đến thiếu thống nhất trong nhận thức

và áp dụng, thì cần nghiên cứu thêm để có các văn bản giải thích, hướng dẫn có tính chất chỉ đạo Tiến tới, các nội dung giải thích, hướng dẫn có tính chất chỉ đạo này cần được xem xét để luật hóa hoặc ở các hình thức khác là nguồn của luật hình sự

1.2 Quy định các tội phạm về ma túy trong BLHS năm 1999 – căn cứ pháp lý để xét xử tội phạm

1.2.1 BLHS năm 1999 kế thừa và hoàn thiện các quy định của BLHS

1985 về các tội phạm ma tuý, khẳng định cơ sở pháp lý đấu tranh toàn diện các hành vi cung và cầu bất hợp pháp chất ma tuý ở Việt Nam Chương XVIII Các

12 Xem TSKH.PGS Lê Văn Cảm, sđd, trang 187

13 Chương XVIII BLHS 1999 - Các tội phạm về ma túy:

Điều 192 - Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy;

Điều 193 - Tội sản xuất trái phép chất ma túy;

Điều 194 - Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy;

Điều 195 - Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất

ma túy;

Điều 196 - Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc

sử dụng trái phép chất ma túy;

Điều 197 - Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;

Điều 198 - Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy;

Điều 199 - Tội sử dụng trái phép chất ma túy;

Điều 200 - Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

Trang 23

đồng thời có 03 điều chỉnh cơ bản:

- Thứ nhất, quy định gộp các tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội mua bán trái phép chất ma túy và tội chiếm

đoạt chất ma túy trong 01 điều luật ghép (Điều 194);

- Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các khung chế tài (tình tiết định khung hình phạt và hình phạt) đối với các tội phạm cụ thể;

- Thứ ba, quy định hình phạt bổ sung ngay trong điều luật về các tội phạm cụ thể

Hình phạt được quy định cho các tội phạm về ma tuý thể hiện rõ nét đường lối xử lý nghiêm khắc Trong tổng số 32 CTTP các tội phạm về ma tuý trong BLHS năm 1999, hình phạt chính được quy định như sau:

- Tù đến 3 năm: 2 (6,25%)

- Tù trên 3 năm đến 7 năm: 10 (31,25%)

- Tù trên 7 năm đến 15 năm: 8 (25%)

Năm 2009, BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất, trong đó

có 2 sửa đổi quan trọng về các tội phạm về ma túy Đó là: (1) Phi hình sự hoá đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý; và (2) Bãi bỏ hình phạt tử hình đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Tiếp tục hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS về các tội phạm về ma túy, tháo gỡ một số vướng mắc của các văn bản hướng dẫn, Thông tư liên tịch số

Điều 201 - Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác

Trang 24

08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14-11/2015 được ban hành, sửa đổi một số nội dung của Thông tư số 17/2007

1.2.2 Một số nguyên tắc chung quy định các tội phạm về ma túy

- Về nguồn quy định tội phạm: Theo quy định của BLHS, “tội phạm là

hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS…” (Điều 8 BLHS) Như vậy, kết quả của tội phạm hóa, hình sự hóa các hành vi về ma túy (phải) được thể hiện trong BLHS BLHS là nguồn duy nhất của luật hình sự Việt Nam,

là căn cứ pháp lý thống nhất và trực tiếp xác định hành vi có là tội phạm không

và hình phạt áp dụng như thế nào Để cụ thể hóa, giải thích diễn đạt của điều luật quy định tội phạm, TANDTC, VKSNDTC cùng các bộ ngành có liên quan thường phối kết hợp ra các văn bản hướng dẫn ở dạng Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC, Thông tư liên tịch… Từ năm 2005, Nghị quyết số 49/NQ-

TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2010 xác định: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét

xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm” Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định Hội đồng Thẩm phán TANDTC có nhiệm vụ: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ

để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” (Điểm c khoản 2 Điều 22) Từ năm 2016, các án lệ được Hội đồng thẩm phán TANDTC thông qua và Chánh

án TANDTC kí quyết định công bố, là nguồn bổ trợ cho việc định tội danh và quyết định hình phạt

- Về kĩ thuật phân nhóm tội phạm và đặt tên chương tội phạm: Trong

BLHS, các tội phạm cụ thể được quy định trong phần các tội phạm, được phân nhóm và quy định thành các chương Tên chương là tên gọi cho nhóm tội danh, phải bao quát được tất cả các tội danh và ngắn gọn Việc quy định nhóm các tội phạm về ma túy thành một chương được căn cứ vào khách thể loại của bị nhóm

tội phạm xâm hại Một trong các công thức xây dựng tên chương là “Các tội

phạm về + đối tượng bị xâm phạm hoặc đối tượng có liên quan” Tên chương

Các tội phạm về ma túy được xây dựng theo công thức này

- Về điều luật quy định tội phạm: Một điều luật có thể quy định về một tội

phạm độc lập hoặc là điều luật quy định ghép nhiều tội phạm Cơ sở của việc lựa

Trang 25

chọn là tính chất của tội phạm, các dấu hiệu đặc trưng, khả năng chứng minh tội phạm, đường lối xử lý… Các lần sửa đổi, bổ sung BLHS vào năm 1997, năm

1999 và năm 2015 đều cân nhắc đến kĩ thuật này Các ý kiến tranh luận tập trung vào việc cân nhắc quy định các tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội mua bán trái phép chất ma túy và tội chiếm đoạt chất ma túy trong các điều luật độc lập (như quy định trong BLHS năm

1985 sửa đổi lần thứ 4 và BLHS năm 2015) hay trong cùng một điều luật (như quy định trong BLHS năm 1999) Ngoài tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhà làm luật còn xét đến khả năng chứng minh tội phạm trên thực tế

- Về kĩ thuật xây dựng tội danh: Tội danh là tên của tội phạm được luật

hình sự xác định và nhìn chung có sự khác biệt tương đối rõ theo luật hình sự từng quốc gia Tội danh được biểu đạt bằng từ hoặc cụm từ Việc xây dựng tội danh cần đáp ứng yêu cầu về tính chính xác, tính hệ thống, đúng về ngữ học và ngắn gọn Đối với những loại hành vi nguy hiểm cho xã hội đã có sẵn thường ngữ phản ánh các khái niệm tương ứng, nhà làm luật có thể kế thừa các thường ngữ có sẵn đó để đặt tội danh Đối với những loại hành vi nguy hiểm cho xã hội phát sinh trong các ngành, lĩnh vực mới, nhà làm luật phải xây dựng tội danh từ

Các tội danh về ma túy đa số ở dạng liệt kê các hành vi phạm tội

- Về kĩ thuật xây dựng CTTP: CTTP là kết quả phản ánh tội phạm trong

luật có nội dung là sự mô tả tội phạm qua các dấu hiệu thuộc các yếu tố của tội phạm nhằm (1) phân biệt các tội phạm, (2) phân biệt trường hợp bị coi là tội phạm với trường hợp chưa bị coi là tội phạm của cùng loại hành vi vi phạm, (3) phân biệt các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành với trường hợp tội phạm hoàn thành của cùng một tội danh, (4) phân biệt giữa các hành vi đồng phạm với hành vi thực hiện tội phạm của cùng một tội danh, (5) phân biệt các trường hợp phạm tội có tính chất nguy hiểm khác với trường hợp phạm tội thông thường của

CTTP được xây dựng chỉ thể hiện ý nghĩa (1) và (5), riêng Điều 192 BLHS năm

1999 thể hiện cả ý nghĩa (2) Trên thực tế, các nghị quyết, thông tư đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa áp dụng quy định của điều luật để đạt đầy đủ cả 5 ý nghĩa

14

Xem GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Kĩ thuật lập pháp hình sự trong sửa đổi Bộ luật hình sự, trong Sửa đổi Bộ

luật hình sự - Những nhận thức cần thay đổi, NXB Tư pháp, 2015, trang 179 – 183

15 Xem GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, sdd, trang 191, 192

Trang 26

(mục đích) trên BLHS năm 2015 và BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm

2017 đã xây dựng CTTP cho tất cả các trường hợp trên ngay trong điều luật quy định tội phạm

Quy định tội phạm trong CTTP cơ bản thường ở dạng mô tả các dấu hiệu định tội, bao gồm các dấu hiệu pháp lý đặc trưng phân biệt với các tội phạm khác và có thể kèm theo các dấu hiệu phân biệt hành vi là tội phạm (truy cứu TNHS) với hành vi chưa bị coi là tội phạm (các trách nhiệm pháp lý khác) Về nguyên tắc, việc mô tả các dấu hiệu định tội trong điều luật thường được lựa chọn vì nó đáp ứng yêu cầu minh bạch, rõ ràng, thống nhất Tuy nhiên, điều luật cũng có thể chỉ quy định giản đơn ở dạng nhắc lại tội danh hoặc tội danh và điều kiện truy cứu TNHS Việc quy định tội phạm giản đơn trong điều luật chỉ được lựa chọn đối với các tội phạm đã được quy định và đã có các văn bản hướng dẫn thống nhất nhận thức và áp dụng về các dấu hiệu định tội đối với các tội phạm

đó (như đối với các tội giết người, tội trộm cắp tài sản…) Trong BLHS năm

1985 và BLHS năm 1999, đa số các điều luật không mô tả dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về ma túy Các dấu hiệu đặc trưng và phân định TNHS chỉ được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn sau đó BLHS năm 2015 luật hóa các nội dung hướng dẫn, mô tả các dấu hiệu đặc trưng và phân định TNHS trong CTTP

cơ bản

Các tội phạm về ma túy được phân hóa thành CTTP cơ bản và các CTTP tăng nặng Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng phản ánh tính chất nguy hiểm tăng đáng kể thuộc về chất ma túy, hình thức phạm tội, thủ đoạn phạm tội, nhân thân người phạm tội… Hiểu và áp dụng như thế nào quy định của BLHS về định lượng các chất ma túy và giám định các chất ma túy là nội dung gây tranh luận nhiều nhất, cũng là vướng mắc nhất của thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy, đặc biệt từ năm 2004 trở lại đây, vì không chỉ liên quan đến

cơ sở khoa học, cơ sở lý luận, mà còn liên quan đến năng lực giám định và khả năng chứng minh tội phạm

1.2.3 Quy định về các tội phạm về ma túy được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn

Về cơ bản, BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 cùng các văn bản hướng dẫn đã quy định và thống nhất áp dụng một số nội dung sau:

Trang 27

(1) Về đối tượng tác động của các tội phạm về ma túy

Chương XVIII BLHS năm 1999 xác định đối tượng tác động của tội phạm cụ thể ngay tại các điều luật quy định về tội phạm đó Đối tượng chất ma túy được gọi tên theo hình thái tự nhiên của nó là nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, hêrôin, côcain, ma túy tổng hợp hoặc được xác định theo dạng tồn tại của nó là thể rắn, thể lỏng

Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 (gọi tắt là Thông tư số 17/2007) là văn bản hướng dẫn đầy đủ nhất quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm

1999 Liên quan đến nội dung sửa đổi của BLHS năm 1999 và những vấn đề vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định của BLHS, một số nội dung của Thông tư số 17/2007 đã được sửa đổi bởi Thông tư liên tịch số 08/2015/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 (gọi tắt là Thông tư số 08/2015) Hai thông tư đã (i) giải thích một số khái niệm cơ bản được quy định trong BLHS như chất ma túy; tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất

ma túy; và (ii) hướng dẫn một số nội dung như giám định chất ma túy, các dấu hiệu định tội, định tội danh

(i) Một số khái niệm cơ bản:

“Chất ma túy” là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành

Chất gây nghiện, chất hướng thần là chất ma túy; còn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là để chữa bệnh (chỉ chứa một hàm lượng nhất định chất ma túy) và được quản lý theo quy chế quản lý dược phẩm của Bộ Y tế

“Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành

“Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất

ma túy” là những vật được sản xuất ra với chức năng chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hay tuy được sản xuất ra với mục đích khác, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

Trang 28

* Các danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ ban hành:

Nghị định 67/2001/CP ngày 1/10/2001 lần đầu tiên ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và tiếp đó là Nghị định 133/2003/CP ngày 6/11/2003 bổ sung thêm một số chất vào các danh mục này đưa tổng số các chất trong các danh mục chất ma tuý và tiền chất ở Việt Nam thành 228 chất ma túy

và 40 tiền chất ma tuý, chia thành 4 danh mục theo mức độ độc hại và yêu cầu kiểm soát việc sử dụng các chất này Trong quá trình áp dụng, các văn bản hướng dẫn cho thấy một số bất cập, vì vậy, Chính Phủ đã tiếp tục ban hành 2 văn bản là Nghị định 163/2007/ NĐ-CP ngày 12/11/2007 và Nghị định 17/2011/NĐ-CP ngày 22/2/2011 sửa tên chất, tên khoa học, bổ sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ

và Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001

Để thống nhất nhận thức và thuận lợi trong việc áp dụng quy định của văn bản luật, Nghị định 82/2013/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2013 ban hành 4 danh mục các chất ma túy và tiền chất, thay thế tất cả các Nghị định trước đây Theo đó, Danh mục I bao gồm 45 chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền Danh mục II bao gồm 121 chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền Danh mục III bao gồm 69 chất hướng thần được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền Danh mục IV có 41 tiền chất Nghị định

số 126/2015/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về các danh mục chất ma túy và tiền chất đã bổ sung 15 chất ma tuý vào Danh mục II và 02 chất ma túy vào Danh mục IV Như vậy, đến nay có 293 chất ma túy và tiền chất (250 chất ma túy và 43 tiền chất) được đưa vào Danh mục các ma túy và tiền chất được quản lý

(ii) Giám định chất ma túy và tiền chất:

Trang 29

Ngay từ năm 1996, Thông tư liên ngành số 09/TTLN ngày 10/10/1996

của TANDTC đã hướng dẫn “trong trường hợp cần xác định có phải là chất ma

tuý hay không hoặc loại ma tuý gì thì phải trưng cầu giám định” Nội dung này

được nhắc lại và cụ thể hóa trong Thông tư số 17/2007 như sau:

Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch (như dung dịch thuốc phiện, dung dịch hêroin dùng để tiêm, chích) hoặc chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moocphin trong dung dịch để tính trọng lượng của chất ma túy đó Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện

Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy

Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình

sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này

Thông tư số 08/2015 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 17/2007 như sau:

Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch hoặc chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng thì không coi toàn bộ dung dịch hoặc dung dịch pha loãng này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng chất

ma túy trong dung dịch để tính, trọng lượng chất ma túy đó

Trang 30

Ví dụ: Thuốc phiện, hêrôin được hòa thành dung dịch thì không coi toàn

bộ dung dịch này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc phiện hoặc xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của hêrôin để tính trọng lượng hêrôin

Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau:

a, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;

b, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;

c, Xái thuốc phiện;

d, Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

Ngoài 4 trường hợp trên, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật

Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng

có căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội

đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng

(2) Về các dấu hiệu định tội đối với các tội phạm về ma túy:

Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007 hướng dẫn cách hiểu các dấu hiệu định tội đối với các tội phạm cụ thể trong chương XVIII Các tội phạm về

ma túy Trong đó:

- Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép

Trang 31

chất ma túy Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này

- Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng,

để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác

Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm

- Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:

a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác

Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy

Trong BLHS năm 1999, nhà làm luật không quy định mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự đối với các tội phạm này Tuy nhiên, quá trình xét xử tội phạm cho thấy sự cần thiết phải có chính sách phân hóa xử lý hành chính và

Trang 32

hình sự đối với các hành vi này, vì vậy Thông tư số 17/2007 đã hướng dẫn áp dụng mức định lượng tối thiểu để truy cứu TNHS trong trường hợp tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác

(3) Về định tội danh trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội:

Nội dung này được hướng dẫn tại Thông tư số 17/2007 như sau:

- Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều luật khác nhau, từ Điều 192 đến Điều 194 của BLHS mà các hành vi đó

có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) nếu các tội phạm đó không bằng nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội nặng hơn

- Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều luật khác nhau, từ Điều 192 đến Điều 194 của BLHS mà các hành vi đó

có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) nếu các tội phạm đó bằng nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội được thực hiện đầu tiên theo tội danh tương ứng

Đối với người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy để sản xuất trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại Điều 193 BLHS

- Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều từ Điều 192 đến Điều 194 của BLHS mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập theo điều luật tương ứng

- Việc xác định các tội bằng nhau, nặng hơn hoặc nhẹ hơn được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2, mục 2, phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Trang 33

- Trường hợp một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội quy định trong một điều luật (Điều 194, Điều 195 và Điều 196 của BLHS) thì cần phân biệt như sau:

+ Trường hợp một người chỉ thực hiện một trong các hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh về hành vi phạm tội đã thực hiện theo điều luật tương ứng

+ Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc

là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với tất cả các hành vi đã được thực hiện theo điều luật tương ứng và chỉ phải chịu một hình phạt

+ Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 (hoặc Điều 195 hoặc Điều 196) của BLHS mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập mà người

ấy đã thực hiện Khi xét xử, Tòa án áp dụng Điều 50 của BLHS để quyết định hình phạt chung

(4) Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt tăng nặng ở nhiều điều luật trong chương XVIII

Các tình tiết đã được giải thích là:

- Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 2 các điều

193, 194, 195, 196 và 198 của BLHS, được hiểu là người phạm tội đã dựa vào chức vụ, quyền hạn mà mình được đảm nhiệm để thực hiện hành vi phạm tội

- Tình tiết “lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” quy định tại khoản 2 các điều 193, 194, 195 và 196 của BLHS được hiểu là người phạm tội đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc công tác để thực hiện hành vi phạm tội

- Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 các điều 193, 194,

195, 196, 197, 198, 200 và 201 của BLHS được hiểu là đã có từ 02 lần phạm tội trở lên (02 lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, 02 lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên, 02 lần bán trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm

Trang 34

tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu điều luật có quy định về số lượng chất ma túy để định khung hình phạt

Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đối với một người từ 02 lần trở lên cũng bị coi là phạm tội nhiều lần

- Tình tiết “phạm tội đối với nhiều người” quy định tại khoản 2 các điều 197,198 và 200 của BLHS được hiểu là trong một lần phạm tội, người phạm tội

đã thực hiện tội phạm đối với từ 02 người trở lên (ví dụ: Trong một lần phạm tội

tổ chức cho từ 02 người trở lên sử dụng trái phép chất ma túy; trong một lần phạm tội chứa chấp từ 02 người trở lên sử dụng trái phép chất ma túy; trong một lần phạm tội cưỡng bức, lôi kéo từ 02 người trở lên sử dụng trái phép chất ma túy)

- Tình tiết “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng của chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm i khoản 2, điểm e khoản 3, điểm đ khoản 4 Điều 193

hoặc điểm o khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 194 của BLHS

* Định hướng quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng

Nghị quyết số 01/2001/HĐTP-TANDTC lưu ý và định hướng cho Tòa án khi áp dụng khoản 4 Điều 193 BLHS về tội sản xuất trái phép chất ma tuý và khoản 4 Điều 194 BLHS về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không

có tình tiết giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau, thì

xử phạt người phạm tội mức án 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình tương ứng với trọng lượng chất ma tuý theo hướng dẫn

* Xử lý hình sự đối với người chưa thành niên mua bán trái phép chất ma túy nhiều lần

Trang 35

Nghị quyết số 01/2006 ngày 12-5-2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, trong đó có hướng dẫn xác định trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mua bán trái phép chất ma tuý nhiều lần

- Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma tuý của các lần cộng lại dưới mức tối thiểu hoặc không xác định được tổng trọng lượng chất ma tuý của tất cả các lần đã đến mức tối thiểu quy định tại các điểm

g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 của BLHS thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý

- Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma tuý của các lần cộng lại từ mức tối thiểu quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 của BLHS trở lên thì tuỳ thuộc vào trọng lượng chất

ma tuý được xác định trong từng trường hợp cụ thể, mà họ phải bị xét xử theo khoản tương ứng (2, 3 hoặc 4) quy định tại Điều 194 của BLHS Tuy nhiên, cần phân biệt:

a) Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên và trọng lượng chất

ma tuý của mỗi lần thuộc trường hợp quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 của BLHS thì tuỳ thuộc vào loại chất ma tuý mà họ phải bị áp dụng điểm tương ứng và điểm b “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 194 của BLHS

b) Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên và trọng lượng chất

ma tuý của mỗi lần thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều

194 của BLHS thì cùng với việc phải bị xét xử theo khoản tương ứng, họ còn phải bị áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều

48 của BLHS

2 ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY THEO BLHS NĂM 1999

Trang 36

2.1 Thực tiễn định tội và định tội danh đối với các tội phạm về ma túy theo BLHS năm 1999

Trong giai đoạn nghiên cứu 2010 - 2015, Tòa án nhân dân các cấp đã xét

xử 79.024 vụ với 100.222 bị cáo về các tội phạm về ma túy, trong đó có 78.475

vụ với 99.257 bị cáo bị xét xử theo Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy), chiếm tới 99,31% về số vụ, 99,37% về

số bị cáo Con số thống kê tương đối thống nhất với kết quả nghiên cứu các bản

án, quyết định của Tòa án về các tội phạm về ma túy 100% bản án được nhóm nghiên cứu thu thập ngẫu nhiên để đánh giá thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy đều về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194) Như vậy, thực tiễn xét xử các tội phạm về ma túy được thể hiện chủ yếu thông qua thực tiễn xét xử các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

Trong 150 bản án, quyết định giám đốc thẩm được nghiên cứu, có 172 bị cáo bị xét xử theo Điều 194 BLHS; 166 bị cáo bị xét xử về một tội; 06 bị cáo bị xét xử về nhiều tội

Tội danh trong trường hợp bị xét xử về một tội được xác định bao gồm:

- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (54/166 bị cáo, chiếm 32,5%);

- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (28/166 bị cáo, chiếm 16,9%);

- Tội mua bán trái phép chất ma túy (83/166 bị cáo, chiếm 50%);

- Tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy (01 bị cáo, chiếm 0,6%); Trong số 06 bị cáo bị xét xử về nhiều tội, có 05 bị cáo bị xét xử về tội mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy, có 01 bị cáo bị xét xử về tội mua bán trái phép chất ma túy và tội vận chuyển trái phép chất ma túy Như vậy, có tới 52,32% số bị cáo có hành vi mua bán trái phép chất ma túy

Nghiên cứu 150 bản án, các Tòa án định tội và định tội danh đối với các tội phạm theo Điều 194 như sau:

Về định tội, định tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy:

Các bản án định tội tàng trữ trái phép chất ma túy được xem xét đều chú ý xác định mục đích của người phạm tội không nhằm vận chuyển, mua bán hoặc sản xuất trái phép chất ma túy; và đối chiếu với mức định lượng chất ma túy là

Trang 37

ranh giới xử lý hình sự và các biện pháp xử lý khác theo hướng dẫn tại Thông tư 17/2007

Thông tư số 17/2007 không chỉ ra các dạng cụ thể của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy Trong các vụ án và bản án được nghiên cứu, các dạng hành vi sau được xác định là hành vi phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy:

- Cất trữ ma túy để sử dụng dần

Ví dụ: Vụ án Hà Tiến Hiển cất trữ 38,13g heroine (1,96g cất trong tủ quần

áo ở nhà và 36,17g Hiển mang theo trong người) với mục đích là để sử dụng dần Hành vi của Hiển được xác định là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy

[16]

- Mua ma túy để sử dụng

Ví dụ: Vụ án Bùi Thành Nhân là người nghiện chất ma túy loại heroine,

ngày 24/6/2014, khi Nhân vừa mua được 2.000.000đ tiền heroin mang về đến cổng nhà thì bị công an phát hiện thu giữ Hành vi của Nhân được xác định là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy [17]

- Mua hộ ma túy cho người khác để cùng sử dụng bị coi là đồng phạm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Ví dụ: Khoảng 13h30 ngày 05/8/2014, Nguyễn Văn Nhỏ nhờ Đậu Văn

Giáp chở đi mua ma túy để sử dụng, Giáp đồng ý và dùng xe máy chở Nhỏ đi mua ma túy tại Pơng Drang Cùng thời gian này, Nguyễn Văn Thái cũng đón xe buýt đến Pơng Drang để mua ma túy Đến nơi, Thái gặp Nguyễn Đình Khuê đang đứng chơi với Nguyễn Viết Cường, Thái đưa Khuê 495.000đ nhờ Khuê mua giúp ma túy Khuê cầm tiền của Thái rồi đưa cho Cường Cùng thời điểm, Giáp cũng chở Nhỏ đến chỗ Khuê và Cường Nhỏ đưa cho Cường 500.000đ để nhờ Cường mua ma túy giúp Sau khi nhận tiền của Thái và Nhỏ, Cường lấy xe máy chạy đến phòng trọ của Vũ Đức Hùng mua 995.000đ ma túy Sau khi mua được ma túy, Nhỏ, Thái, Giáp, Khuê và Cường cùng nhau sử dụng chung số ma túy, còn lại một ít thì Nhỏ gói lại và cất giấu trong túi quần bên phải Cả nhóm sau đó bị phát hiện, Nhỏ, Thái, Cường bị bắt giữ (Hùng và Khuê chạy thoát) Thu giữ của Nhỏ một gói giấy bạc, bên trong có chứa chất rắn màu trắng Kết quả giám định cho thấy chất rắn màu trắng là heroine, khối lượng 0,0561g Hành

16 Bản án số 08/2017/HSST ngày 18/01/2017 của TAND tỉnh Thái Nguyên

17 Bản án số 142/2015/HSPT ngày 07/5/2015 của TAND tỉnh Đắk Lắk

Trang 38

vi mua giúp ma túy cho người khác của Cường được xác định là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy [18]

- Dùng phương tiện chở người khác đi mua ma túy để cùng sử dụng bị coi là đồng phạm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Ví dụ: Ngày 10/02/2015, Lê Văn Anh, Nguyễn Quốc Tiến và Đinh Xuân

Tài (đều là đối tượng nghiện ma túy, loại heroine) rủ nhau đi mua ma túy để sử dụng và thỏa thuận với nhau là Anh góp 150.000đ, Tài góp 110.000đ, còn Tiến không có tiền thì sử dụng xe máy chở Anh và Tài đi mua heroine Sau khi mua được heroine, Tiến đang chở Anh và Tài đi tìm địa điểm sử dụng thì bị phát hiện

và bắt giữ, thu giữ của các đối tượng 02 gói giấy bạc chứa chất bột màu trắng Kết quả giám định cho thấy chất bột trắng chứa thành phần heroine, khối lượng heroine là 0,14g Tại bản cáo trạng số 189/KSĐT-HS của VKSND thành phố Buôn Ma Thuột, bản án sơ thẩm số 199/2015/HSST của TAND thành phố Buôn

Ma Thuột và bản án phúc thẩm số 355/2015/HSPT của TADN tỉnh Đắk Lắk đều xác định cả ba đối tượng Anh, Tiến và Tài đều phạm tội “tàng trữ trái phép chất

ma túy”

Về định tội và định tội danh vận chuyển trái phép chất ma túy:

Các bản án định tội vận chuyển trái phép chất ma túy được xem xét đều vận dụng đúng giải thích, hướng dẫn tại Thông tư số 17/2007 về xác định hành

vi phạm tội và mục đích không nhằm mua bán, tàng trữ hoặc sản xuất trái phép chất ma túy Đặc biệt, trường hợp hành vi cất giữ, cất giấu nhằm vận chuyển trái phép chất ma túy được xác định bản chất là hành vi vận chuyển trái phép chất

ma túy và định tội danh là vận chuyển trái phép chất ma túy Các bản án cũng chú ý đối chiếu với mức định lượng chất ma túy là ranh giới xử lý hình sự và các biện pháp xử lý khác theo hướng dẫn tại Thông tư 17/2007

Hành vi phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong các bản án được xem xét ở các dạng sau:

- Hành vi chuyển dịch chất ma túy bất hợp pháp từ nơi này đến nơi khác

Ví dụ: vụ án Nguyễn Thị Hương bị bắt quả tang khi vận chuyển trái phép giúp

36 cục bột màu trắng có hình dạng giống bánh xà bông là chế phẩm heroine có

18 Bản án số 534/2015/HSPT ngày 29/12/2015 của TAND tỉnh Đắk Lắk

Trang 39

tổng khối lượng 2799,08g từ thành phố Hồ Chí Minh đi Sydney (Úc) theo

- Hành vi vận chuyển thuê chất ma túy cho người khác để hưởng tiền

công Ví dụ: vụ án Trần Tuyết Lan bị bắt quả tang khi đang trên đường vận

chuyển 997,49g ma túy đá từ Lạng Sơn về Thái Nguyên để hưởng tiền công

Vụ án: Nguyễn Thị Thanh bị bắt quả tang khi đang mang theo

một chiếc ba lô chứa 2989,91g ma túy là chế phẩm heroine đứng trước cửa số nhà 325 đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh để chuẩn bị vận chuyển sang Campuchia cho Đinh Thị Mai Thuy và hưởng tiền công 250USD

[21]

- Hành vi vận chuyển hộ hành lý cho người khác, bên trong có chứa chất

ma túy Ví dụ: Bị cáo Ejiogu Benjamin Ikechukwu (quốc tịch Nigeria) là chủ

một cửa hàng bán quần áo ở Nigeria, có xin thị thực vào Việt Nam để mua quần

áo mang về Nigeria bán Lúc 21 giờ 45 phút ngày 23/6/2012 Ejiogu làm thủ tục nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất Kiểm tra số hàng kí gửi, lực lượng chức năng phát hiện bên trong 16 piston bằng kim loại và 01 vỏ cục sạc pin máy tính có cất giấu 19 túi nilon chứa tinh thể màu trắng, giám định kết luận tinh thể màu trắng có chứa chất ma túy, tổng trọng lượng sau giám định là 1617,968 gam Methamphetamin Ejiogu khai được một người đàn ông tên là Onyekachi nhờ chuyển giúp số hàng này, bao gồm 16 piston bằng kim loại, 01 thùng carton chứa 01 vỏ cục sạc pin máy tính, 09 điện thoại di động và sạc pin

Về định tội và định tội danh mua bán trái phép chất ma túy:

Các bản án định tội mua bán trái phép chất ma túy được xem xét đều vận dụng đúng giải thích, hướng dẫn tại Thông tư số 17/2007 về xác định hành vi phạm tội và mục đích nhằm bán trái phép Định lượng chất ma túy không có ý nghĩa trong định tội

- Hành vi phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trong các bản án được xem xét ở các dạng sau: Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác

19 Bản án số 663/2016/HSPT ngày 21/11/2016 của TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh

20

Bản án số 73/2016/HSST ngày 30/11/2016 của TAND tỉnh Thải Nguyên

21 Bản án số 796/2014/HSPT ngày 02/12/2014 của TAND tối cao

22 Bản án số 82/2016/HS-PT ngày 25/2/2015

Trang 40

Ví dụ: Lưu Thị Hồng Kiên mua 01 cây heroine với giá 26.000.000đ tại

khu vực Gang Thép, thành phố Thái Nguyên mang đến khu vực phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên để chuẩn bị bán cho một đối tượng đã hẹn trước thì bị công an phát hiện bắt giữ Hành vi của Kiên được xác định là hành

vi mua bán trái phép chất ma túy, thuộc trường hợp mua chất ma túy để bán trái phép cho người khác theo hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 3.3, mục 3, phần II Thông tư số 17/2007 [23]

- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác

Ví dụ: Vũ Thị Đạc mua một gói heroine mang về chia thành 11 gói nhỏ

vi cất giấu ma túy sau vườn nhà của Đạc là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy Tuy nhiên, Đạc tàng trữ trái phép chất ma túy với mục đích để bán kiếm lời nên hành vi này được xác định là hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tương ứng với hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 3.3, mục 3, phần II Thông tư số 17/2007

- Giúp sức cho người khác thực hiện việc mua bán trái phép chất ma túy Hành vi giúp sức cho người khác bán ma túy được thực hiện dưới hình thức cụ thể là:

+ Dẫn đường cho người khác đi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất

ma túy Ví dụ: Vàng A Nhà, do không biết đường đi từ Hòa Bình sang Thái

Nguyên nên đã nhờ Lương Mạnh Tiến dẫn đường để đi bán ma túy Tiến biết việc Nhà sang Thái Nguyên là để thực hiện việc mua bán ma túy nhưng vì được Nhà hứa sẽ chia cho một nửa số tiền lãi nên đã dùng xe máy chở Nhà đi [25] Trường hợp này, hành vi của Tiến được xác định là hành vi giúp sức cho người khác thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy theo hướng dẫn tại tiểu mục 3.3, mục 3, phần II Thông tư số 17/2007

+ Môi giới cho người khác thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma

túy Ví dụ: Đàm Văn Phú có quen biết với Quán Thị Hoàng Oanh, biết Oanh có

nhu cầu mua heroine để bán kiếm lời, Phú đã gọi điện cho đối tượng tên Phượng

23 Bản án số 15/2017/HSPT ngày 17/01/2017 của TAND cấp cao tại Hà Nội

24

Bản án số 209/2015/HSPT ngày 08/6/2015 của TAND tỉnh Đăk Lắk

25 Bản án số 24/2016/HSST ngày 24/4/2016 của TAND tỉnh Thái Nguyên

26 Bản án số 03/2017/HSST ngày 10/01/2017 của TAND tỉnh Thái Nguyên

Ngày đăng: 20/10/2018, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w