TRẦN THỊ KIM HOA ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI DÀI NGÀY HUYỆN THỐNG NHẤT,TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
………
TRẦN THỊ KIM HOA
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CÂY
CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI DÀI NGÀY HUYỆN
THỐNG NHẤT,TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Huế, Năm 2014
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ KIM HOA
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI DÀI NGÀY HUYỆN
THỐNG NHẤT,TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 60 44 0217
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ VĂN ÂN
Huế, Năm 2014
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả
Trần Thị Kim Hoa
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4LỜI CẢM ƠN !
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học - TS Lê Văn Ân – Giảng viên chuyên ngành Địa
Lý tự nhiên – Trường ĐHSP Huế - người đã nhiệt tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo giảng dạy môn Địa lí tại các trường ĐHKH, ĐHSP thuộc ĐH Huế - đã đọc và có những ý kiến rất quan trọng đóng góp cho đề tài
Xin cảm ơn các cơ quan: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thống Nhất, Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất, Chi cục thống kê huyện Thống Nhất đã cung cấp số liệu
và các thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn một cách tốt đẹp
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 51
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 5
Danh mục các bảng 5
Danh mục các sơ đồ 6
Danh mục các biểu đồ 6
Danh mục các bản đồ 6
MỞ ĐẦU 7
1 Tính cấp thiết của đề tài 7
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
2.1 Mục tiêu 7
2.2 Nhiệm vụ 8
3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 8
3.1 Lãnh thổ nghiên cứu 8
3.2 Nội dung nghiên cứu 8
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8
4.1 Ý nghĩa khoa học 8
4.2 Ý nghĩa thực tiễn 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
5.1 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu 9
5.2 Phương pháp bản đồ - GIS 10
5.3 Phương pháp khảo sát thực địa 10
5.4 Phương pháp đánh giá, so sánh địa lý 11
5.5 Phương pháp chuyên gia 11
6 Cấu trúc luận văn 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI DÀI NGÀY 12
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 62
1.1.Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu 12
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 12
1.1.2 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam 13
1.1.3 Các công trình nghiên cứu tại Đồng Nai và huyện Thống Nhất 15
1.2.Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 16
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 16
1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 16
1.2.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên và tổng hợp điều kiện tự nhiên 16
1.2.4 Cảnh quan và sinh thái cảnh quan 17
1.2.5 Mối liên hệ giữa ĐKTN và TNTN với cấu trúc cảnh quan 20
1.2.6 Mối liên hệ giữa cảnh quan với sản xuất cây CN dài ngày 21
1.2.7 Phát triển và phát triển bền vững 22
1.3.Phương pháp luận và phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch và phát triển cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 22
1.3.1 Phương pháp luận 22
1.3.2 Phương pháp và quy trình đánh giá phân hạng thích nghi 25
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI 31
2.1 Các nhân tố tự nhiên 31
2.1.1 Vị trí địa lý 31
2.1.2 Địa chất 32
2.1.3 Địa hình 36
2.1.4 Khí hậu 37
2.1.5 Thuỷ văn 39
2.1.6 Thổ nhưỡng 41
2.1.7 Thảm thực vật 42
2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội 43
2.2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Thống Nhất 43
2.2.2 Dân cư và nguồn lao động 45
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 73
2.2.3 Cơ sở hạ tầng có liên quan đến sản xuất nông nghiệp 48
2.3 Sự phân hóa lãnh thổ 50
2.3.1 Sự phân hóa các cấu trúc thành phần tự nhiên huyện Thống Nhất, cơ sở của sự phân hóa lãnh thổ 50
2.3.2 Các đơn vị cảnh quan lãnh thổ huyện Thống Nhất 52
Chương 3 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI DÀI NGÀY HUYỆN THỐNG NHẤT 61
3.1 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên 1 số loại cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày huyện Thống Nhất 61
3.1.1 Lựa chọn 1 số loại cây CNDN phục vụ mục tiêu đánh giá 61
3.1.2 Lựa chọn đơn vị đánh giá 61
3.1.3 Nguyên tắc và phương pháp lựa chọn chỉ tiêu đánh giá 62
3.1.4 Chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu lựa chọn đưa vào đánh giá 63
3.2 Đánh giá, phân hạng thích nghi điều kiện tự nhiên của một số loại cây công nghiệp phục vụ quy hoạch và phát triển sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày huyện Thống Nhất 65
3.2.1 Xác định nhu cầu sinh thái một số loại cây CNDN chủ yếu ở huyện Thống Nhất 65
3.2.2 Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi 69
Chương 4 ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI DÀI NGÀY HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI HIỆU QUẢ ĐỊNH HƯỚNG 72
4.1 Cơ sở khoa học của việc đề xuất 72
4.1.1 Kết quả đánh giá 72
4.1.2 Hiệu quả KT - XH và môi trường của một số loại hình sản xuất cây CNDN 72
4.2 Hiện trạng sử dụng đất 78
4.2.1 Đất nông nghiệp 78
4.2.2 Đất phi nông nghiệp 79
4.2.3 Đất chưa sử dụng 79
4.3 Hiện trạng sản xuất cây CNDN huyện Thống Nhất 81
4.3.1.Hiện trạng sản xuất và tình hình biến động diện tích và cơ cấu cây CNDN giai đoạn
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 84
2005 – 2013 81
4.3.2 Định hướng phát triển CNDN ở huyện Thống Nhất đến năm 2020 85
4.4 Đề xuất quy hoạch phát triển cây CNDN ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 88
4.4.1 Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo các loại STCQ 88
4.4.2 Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo các tiểu vùng STCQ 88
4.5 Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm thực thi hiệu quả quy hoạch 89
4.5.1 Giải pháp về khoa học công nghệ 89
4.5.2 Giải pháp về vốn 90
4.5.3 Giải pháp về chính sách 91
4.5.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 95
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐKTN Điều kiện tự nhiên TNTN Tài nguyên thiên nhiên
KTXH Kinh tế - xã hội
NS Năng suất
SL Sản lượng CNNN Công nghiệp ngắn ngày
CNDN Công nghiệp dài ngày
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan 20
Bảng 1.2.Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp 21
Bảng 2.1.Địa hình huyện Thống Nhất phân theo cấp độ dốc 36
Bảng 2.2.Các chỉ tiêu về khí hậu huyện Thống Nhất 38
Bảng 2.3.Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Thống Nhất 41
Bảng 2.4.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thống Nhất từ năm 2005 đến năm 2012 44
Bảng 2.5.Dân số và lao động huyện Thống Nhất giai đoạn 2005 – 2012 45
Bảng 2.6.Hệ thống phân vị và chỉ tiêu chẩn đoán phân loại cảnh quan lãnh thổ huyện Thống Nhất 56
Bảng 2.7.Chú giải ma trận sơ đồ STCQ lãnh thổ huyện Thống Nhất 58
Bảng 3.1.Phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ĐKTN lãnh thổ huyện Thống Nhất 64
Bảng 3.2.Nhu cầu sinh thái của 1 số loại cây CNDN chủ lực ở huyện Thống Nhất 68
Bảng 3.3.Tổng hợp diện tích các hạng thích nghi theo loại hình sử dụng 70
Bảng 3.4 Kết quả phân hạng tiềm năng tự nhiên lãnh thổ huyện Thống Nhất 71
Bảng 4.1.Phân cấp 1 số chỉ tiêu về đánh giá kinh tế 74 Bảng 4.2.Diện tích và sản lượng cây CNDN chủ lực huyện Thống Nhất qua 1 số
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 106
năm 75
Bảng 4.3.Hiệu quả kinh tế của các cây CNDN ở huyện Thống Nhất 75
Bảng 4.4.Giá thành sản phẩm cây CNDN ở huyện Thống Nhất 76
Bảng 4.5.Hiện trạng sử dụng các loại đất chính huyện Thống Nhất 80
Bảng 4.6.Diện tích - NS - SL cây CNDN chủ lực huyện Thống Nhất 81
Bảng 4.7.Tình hình biến động diện tích và cơ cấu cây CNDN chủ lực huyện Thống Nhất 82
Bảng 4.8.Diện tích cây CNDN chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2011-2013 84
Bảng 4.9 Chỉ tiêu phát triển cây CNDN chủ lực huyện Thống Nhất 87
Bảng 4.10 Đề xuất quy hoạch sử dụng lãnh thổ theo các loại STCQ 88
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Hình 1.1.Mô hình đánh giá tự nhiên đối với hoạt động kinh tế 13
Hình 1.2.Mô hình địa - hệ sinh thái 20
Hình 1.3.Các bước đánh giá tổng hợp ĐKTN ở huyện Thống Nhất 29
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 4.1.Thể hiện cơ cấu sử dụng đất huyện Thống Nhất năm 2012 80
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Hình 2.1.Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất
Hình 2.2.Sơ đồ phân bố các loại thành tạo đá trên mặt huyện Thống Nhất
Hình 2.3.Bản đồ địa hình huyện Thống Nhất
Hình 2.4.Bản đồ phân bố độ dốc huyện Thống Nhất
Hình 2.5.Sơ đồ phân vùng khí hậu huyện Thống Nhất
Hình 2.6.Bản đồ các loại đất chính huyện Thống Nhất
Hình 2.7.Sơ đồ phân bố thảm thực vật huyện Thống Nhất
Hình 2.8 Bản đồ STCQ huyện Thống Nhất
Hình 2.9.Bản đồ phân vùng STCQ huyện Thống Nhất
Hình 3.1.Bản đồ phân hạng thích nghi cho cây Cao su
Hình 3.2.Bản đồ phân hạng thích nghi cho cây Cà phê
Hình 3.3.Bản đồ phân hạng thích nghi cho cây Hồ tiêu
Hình 3.4.Bản đồ phân hạng thích nghi cho cây Điều
Hình 4.1.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thống Nhất
Hình 4.2.Bản đồ đề xuất quy hoạch phát triển cây CNDN huyện Thống Nhất
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 117
MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ hoạt động sống và sản xuất theo hướng bền vững vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của bất kì một quốc gia nào trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay
Tỉnh Đồng Nai trong đó có huyện Thống Nhất là địa phương có ưu thế vượt trội
về điều kiện, tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày Với điều kiện tiềm năng, trong những thập niên gần đây ngành chuyên canh cây công nghiệp dài ngày huyện Thống Nhất đã phát triển nhanh chóng chiếm vị trí cao về diện tích, sản lượng, thị phần so với toàn quốc và thế giới Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành sản xuất cây công nghiệp dài ngày thuộc khu vực đã khẳng định sự phát triển sản xuất đúng hướng Tuy nhiên, do ảnh hưởng sâu sắc của thị trường thế giới, ngành sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày ở địa phương luôn biến động không ngừng theo thời gian một cách tự phát và biến động quá nhanh so với hiệu quả kinh tế về mặt thời gian của đối tượng sản xuất Sự biến động sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày của huyện Thống Nhất như vậy, một mặt hiệu quả kinh tế không cao, đầu tư lớn, sự hoàn vốn hạn chế Mặt khác còn gây suy thoái tài nguyên nghiêm trọng Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, trên cơ sở đó quy hoạch sản xuất chuyên canh cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày mang tính ổn định đang là vấn đề đặt ra cần thiết trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế - xã hội bền vững tại địa phương Xuất phát từ lý do trên cùng với nguyện vọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân ở địa phương đã thúc đẩy tác giả
chọn vấn đề “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch và phát triển cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
2.MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu
Phát hiện khoanh vi các đơn vị địa lý tự nhiên đến cấp loại sinh thái cảnh quan Đánh giá mức độ phù hợp các loại sinh thái cảnh quan đối với một số đối tượng cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày.Trên cơ sở đó đề xuất quy hoạch phân bố hợp lý cây
công nghiệp nhiệt đới dài ngày tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 128
2.2.Nhiệm vụ
- Xây dựng cơ sở lý luận về đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày
- Nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên khu vực nghiên cứu: phát hiện, phân chia các đơn vị địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu và cụ thể hóa bằng bản đồ cảnh quan
- Đánh giá mức độ phù hợp các đơn vị địa lý tự nhiên cho các đối tượng cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày điển hình được lựa chọn
- Trên cơ sở kết quả đánh giá, kết hợp với các điều kiện địa lý địa phương đề xuất quy hoạch sản xuất hợp lý chuyên canh các đối tượng sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày đồng thời đề xuất các giải pháp thực thi hiệu quả quy hoạch
3.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Lãnh thổ nghiên cứu
Lãnh thổ huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai theo ranh giới hành chính
3.2.Nội dung nghiên cứu
Tiếp cận đối tượng theo quan điểm cảnh quan và đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ mục tiêu quy hoạch sản xuất nông nghiệp hợp lý, cụ thể sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày tại địa phương (đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích ứng dụng) Nội dung chủ yếu của đề tài:
- Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ về mặt tự nhiên để thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan tỷ lệ 1:50000
- Đánh giá mức độ thích nghi của từng loại hình sinh thái cảnh quan đối với một số đối tượng sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày điển hình (sản xuất phổ biến, có hiệu quả: cây cao su, cây điều, cây hồ tiêu, cây cà phê) tại địa bàn cụ thể huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
- Đề xuất quy hoạch các đối tượng sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên tiềm năng của địa bàn
- Các giải pháp đề xuất thực thi hiệu quả quy hoạch chỉ dừng lại ở mức định hướng chung
4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
4.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần khẳng định quy luật phân hóa khách quan của tự nhiên với sự hình thành, tồn tại tất yếu của các địa tổng thể tự nhiên
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 139
Kết quả nghiên cứu còn là những luận cứ góp phần khẳng định mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hai địa hệ (địa hệ tự nhiên, địa hệ sản xuất) đặc biệt mối quan
hệ phụ thuộc của ngành sản xuất nông - lâm nghiệp với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Kết quả nghiên cứu còn góp phần làm phong phú thêm cơ sở khoa học đối với vấn đề nghiên cứu đồng thời khẳng định tính khả thi của quy trình phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích ứng dụng mà các nhà khoa học trong và ngoài nước xây dựng
4.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin dữ liệu cần thiết cho các nhà
hoạch định chính sách ở địa phương trong việc xây dựng các luận chứng đối với việc quy hoạch sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm tư liệu cho việc giảng dạy địa lý địa phương và là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng hướng
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình thực hiện tác giả đã
sử dụng các phương pháp sau:
5.1 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu
Việc thu thập tài liệu nghiên cứu liên quan của các tác giả trong và ngoài nước vừa làm các dữ liệu cần thiết cho việc xây dựng cơ sở khoa học vừa là cứ liệu quan trọng cho các kết luận khoa học về vấn đề nghiên cứu.Vận dụng phương pháp này,
đề tài đã kế thừa, sử dụng các thông tin (số liệu, tư liệu, hệ thống bản đồ ) đã được kiểm nghiệm nhằm tiết kiệm thời gian cũng như các đầu tư phục vụ nghiên cứu Phương pháp này, tác giả thực thi như sau:
- Định hướng nguồn tư liệu: Dựa vào đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ đề tài xác định các cơ quan thụ lý lưu trữ tư liệu (Sở Khoa học công nghệ; sở Tài nguyên và Môi trường; sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trạm khí tượng, thủy văn; các công trình nghiên cứu cùng hướng; sách tạp chí chuyên sâu; hệ thống các báo cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương )
- Hệ thống thu thập: Thống kê hệ thống tư liệu, ghi chép, photocopy tư liệu cần thiết
- Xử lý tư liệu: Phân tích, đánh giá, hệ thống hóa và thư mục hóa tư liệu theo các chương mục nội dung, xử lý các sai biệt về thông tin thu thập
Demo Version - Select.Pdf SDK