1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp lưu vực sông truồi, tỉnh thừa thiên huế (tt)

14 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 5,5 MB

Nội dung

i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HOA ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG -LÂM NGHIỆP LƯU VỰC SÔNG TRUỒI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ng

Trang 1

i

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG -LÂM NGHIỆP

LƯU VỰC SÔNG TRUỒI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên

Mã số: 84 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THÁM

Huế - 2018 Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng

và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả

Lê Thị Hoa

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

iii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:

Thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thám

Các thầy, cô giáo trong khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học và các phòng ban trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lộc, Phòng Thống Kê huyện Phú Lộc

Đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả

Lê Thị Hoa

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 11

6 Cấu trúc luận văn 11

NỘI DUNG 12

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP 12

1.1 Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên có liên quan đến đề tài 12

1.1.1 Trên thế giới 12

1.1.2 Ở Việt Nam 13

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp có liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế và lưu vực sông Truồi 16

1.2 Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài 17

1.2.1 Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên 17

1.2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 18

1.2.3 Cảnh quan, sinh thái cảnh quan 19

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

2

1.2.4 Phát triển, phát triển bền vững 21 1.2.5 Lưu vực sông, quản lý lưu vực sông 21 1.3 Mối liên hệ giữa đánh giá cảnh quan và phát triển nông - lâm nghiệp bền vững 24 1.3.1 Mối liên hệ giữa cảnh quan và phát triển nông - lâm nghiệp 24 1.3.2 Phát triển nông – lâm nghiệp bền vững 25 1.4 Quan điểm và phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi 26 1.4.1 Quan điểm tiếp cận 26 1.4.2 Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi 28 1.5 Quy trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông- lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế 30 1.6 Tiểu kết chương 1 32

Chương 2 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHUC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP LƯU VỰC SÔNG TRUỒI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 33

2.1 Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị cảnh quan lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế 33 2.1.1 Các nhân tố sinh thái tự nhiên 33 2.1.2 Các nhân tố sinh thái nhân văn 48 2.1.3 Sự phân hóa tự nhiên và sự hình thành các đơn vị cảnh quan ở lãnh thổ nghiên cứu 52 2.1.4 Phân vùng sinh thái cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu 60 2.2 Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông- lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế 62 2.2.1 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo đơn vị cảnh quan lưu vực sông Truồi 62 2.2.2 Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi các loại sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông –lâm nghiệp lưu vực sông Truồi 71 2.3 Tiểu kết chương 2 82

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG – LÂM NGHIỆP

LƯU VỰC SÔNG TRUỒI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 83

3.1 Cơ sở khoa học của việc đề xuất 83

3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất 83

3.1.2 Hiện trạng phát triển nông- lâm nghiệp lưu vực sông Truồi 84

3.1.3 Định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi đến năm 2020 85

3.1.4 Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng nông- lâm nghiệp chủ yếu 85

3.3.2 Đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở lưu vực sông Truồi 89

3.3 Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững ở lưu vực sông Truồi 93

3.3.1 Giải pháp về khoa học công nghệ 93

3.3.2 Giải pháp về vốn 94

3.3.3 Giải pháp về chính sách 94

3.3.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường 95

Tiểu kết chương 3 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Geographic information system

(Hệ thống thông tin địa lý)

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp 24

Bảng 2.1 Diện tích và cơ cấu diện tích các loại đất ở lưu vực sông Truồi 45

Bảng 2.2 Giá trị sản xuất của các xã thuộc lưu vực sông Truồi năm 2017 48

Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế của các xã thuộc lưu vực sông Truồi(%) 49

Bảng 2.4 Quy mô diện tích và dân số lưu vực sông Truồi năm 2017 50

Bảng 2.5 Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lưu vực sông Truồi 55

Bảng 2.6 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp ở lưu vực sông Truồi 64

Bảng 2.7 Nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở lưu vực sông Truồi 72

Bảng 2.8 Kết quả đánh giá và phân hạng thích nhi theo loại hình sử dụng ở lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế 75

Bảng 3.1 Bảng diện tích các loại hình sử dụng đất 83

Bảng 3.2 Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế 87

Bảng 3.3 Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chủ yếu 87

Bảng 3.4 Đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo loại hình STCQ ở lưu vực sông Truồi 89

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình đánh giá tự nhiên đối với hoạt động kinh tế [31] 13

Hình 1.2 Mô hình địa - hệ sinh thái [5] 20

Hình 2.1 Bản đồ vị trí lưu vực sông Truồi trong tỉnh Thừa Thiên Huế 34

Hình 2.2 Bản đồ địa hình lưu vực sông Truồi 37

Hình 2.3 Bản đồ nhiệt độ trung bình năm lưu vực sông Truồi 40

Hình 2.4 Bản đồ lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Truồi 42

Hình 2.5 Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Truồi 44

Hình 2.6 Bản đồ các đơn vị cảnh quan lưu vực sông Truồi 59

Hình 2.7 Bản đồ tầng dày đất lưu vực sông Truồi 67

Hình 2.8 Bản đồ thành phần cơ giới đất lưu vực sông Truồi 69

Hình 2.9 Phân hạng thích nghi cho cây lúa nước 2 vụ có tưới ở lưu vực sông Truồi 77 Hình 2.10 Phân hạng thích nghi cho cây trồng cạn ngắn ngày ở lưu vực sông Truồi 78 Hình 2.11 Phân hạng thích nghi cho cây công nghiệp và cây ăn quả ở lưu vực sông Truồi 79

Hình 2.12 Phân hạng thích nghi cho nông - lâm kết hợp ở lưu vực sông Truồi 80

Hình 2.13 Phân hạng thích nghi cho trồng rừng ở lưu vực sông Truồi 81

Hình 3.1 Bản đồ đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo loại hình sinh thái cảnh quan ở lưu vực sông Truồi 90

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng tự nhiên theo lưu vực sông làm tiền đề phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp cho các nhà quản lý đưa ra những định hướng khai thác tài nguyên theo hướng bền vững là vấn đề đang được quan tâm hiện nay

Sông Truồi là một trong mười con sông chính ở Thừa Thiên Huế, sông có chiều dài dòng chính là 24 km, diện tích lưu vực là 64.467 ha Lưu vực sông Truồi nằm ở trên địa bàn huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, chính xác là nó nằm ở vùng Truồi chảy qua ba xã: Xã Lộc Hòa, Lộc Điền và Lộc An Theo Đại Nam Nhất Thống Chí do nhà Nguyễn ghi chép thì sông Truồi có tên là sông ”Hưng Bình” thượng nguồn sông Truồi bắt đầu từ Bạch Mã và núi Truồi “ Ứng Đôi” và hạ nguồn

ở làng Bàn Môn chảy ra phá Tam Giang Hiện nay thì nước sông Truồi chịu sự chi phối của đập thủy lợi hồ Truồi và sự ô nhiễm do gia tăng dân số mà chủ yếu là ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém kiến dòng sông không còn trong xanh nữa Hiện nay sông Truồi đang trở thành”bể chứa” của các chất thải độc hại, nhất là do hoạt động sản xuất của người dân ở hai bên lưu vực như khai thác cát sạn bừa bãi, sản xuất tinh bột sắn, nuôi thả thủy sản Đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển nông - lâm nghiệp Tuy nhiên, các điều kiện sinh thái tự nhiên của lãnh thổ có sự phân hoá đa dạng và phức tạp Do đó, việc đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững

là vấn đề mang tính cấp thiết

Do quá trình khai thác lâu dài và ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất nên hiện nay dòng sông Truồi đang tiếp tục bị “rút ruột”, hai bên bờ bị sạt lở nặng nề, kéo theo nhiều hệ lụy khác, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông –lâm nghiệp Đây là biểu hiện của sự mất cân bằng sinh thái Vì vậy, việc tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp cần được định hướng có cơ sở khoa học nhằm bố trí các loại hình sử dụng theo mục tiêu phát triển bền vững Mặt khác, hơn 80% cư dân lưu vực hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động này chưa tương xứng với tiềm năng sinh thái tự nhiên của lãnh thổ,

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 11

8

việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn nhiều vướng mắc, đời sống người dân nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ và các

mô hình nông - lâm nghiệp phù hợp với sự phân hoá của tự nhiên nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường lưu vực

Xuất phát từ thực tiễn trên, với lòng mong muốn được góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và của huyện Phú Lộc nói riêng theo hướng sử dụng hợp lí điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, góp phần

phát triển bền vững đã thúc đẩy việc chọn đề tài nghiên cứu: "Đánh giá tổng hợp

điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế"

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác lập cơ sở khoa học và quy trình nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển bền vững nông - lâm nghiệp

- Xác định các tính chất đặc thù của lãnh thổ, nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên theo các đơn vị sinh thái cảnh quan, xây dựng bản đồ cảnh quan lưu vực sông Truồi phục vụ mục tiêu đánh giá

- Đánh giá tổng hợp các điều tự nhiên phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi theo hướng bền vững

- Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp

- Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo đơn vị cảnh quan và theo tiểu vùng sinh thái cảnh quan; kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở địa bàn nghiên cứu

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 12

3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3.1 Giới hạn phạm vi lãnh thổ

Lưu vực sông Truồi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên địa phận huyện Phú Lộc

Đề tài thực hiện nghiên cứu nội dung từ giai đoạn 2010 – 2020

3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu

- Đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng tự nhiên lãnh thổ, trong đó chú trọng các yếu tố mang tính đặc thù của khu vực nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông - lâm nghiệp

- Nội dung đánh giá phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp được xét trên quan điểm địa lý ứng dụng

- Loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp mang tính đa dạng và phong phú; dựa vào đặc điểm đặc thù của địa phương, đề tài chỉ chọn một số cây mang tính phổ biến ở khu vực nghiên cứu: Keo, tràm, các loại cây ăn quả lâu năm như mít, dâu,thanh trà, và các cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, sắn…

- Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp khu vực,

đề tài chú trọng đến các nhân tố sinh thái tự nhiên; vấn đề kinh tế và kỹ thuật canh tác chỉ được đề cập một cách khái quát

- Đề tài chú trọng các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp; các loại hình sử dụng khác không được đề cập đến

- Trên cơ sở khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, đề tài đề xuất một số mô hình đặc trưng cho từng tiểu vùng nhằm góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu

Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên như: địa chất - địa mạo, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật Các thông tin về dân cư, KT

- XH của huyện trong địa bàn nghiên cứu (dân số, lao động, tập quán canh tác, sản xuất nông - lâm nghiệp )

4.2 Phương pháp bản đồ và GIS

Phương pháp bản đồ được áp dụng trong việc xây dựng các bản đồ thành phần

tự nhiên đơn tính, bản đồ cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan, bản đồ đánh giá

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 13

10

tiềm năng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình nông - lâm nghiệp, bản đồ đề xuất quy hoạch nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề tài sử dụng công nghệ GIS để chồng xếp bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu,

xử lý, phân tích các bản đồ Phần mềm được sử dụng chủ yếu là Mapinfo, ArcView

4.3 Phương pháp ma trận

Được áp dụng trong việc xây dựng bản chú giải ma trận cho bản đồ cảnh quan lưu vực sông Truồi tỉ lệ 1: 50.000 Đồng thời, phương pháp ma trận còn được sử dụng trong việc phân hạng thích nghi cho các đơn vị sinh thái cảnh quan

4.4 Phương pháp so sánh địa lý

Vận dụng trong đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các loại sinh thái cảnh quan phục vụ quy hoạch một số loại hình nông - lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu

4.5 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp truyền thống và không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lý học hiện đại, thực địa giúp kiểm tra và điều chỉnh những giá trị đã nghiên cứu, thu thập được Quá trình nghiên cứu thực địa được tiến hành dựa trên phương pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra.Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa ở 12 điểm dọc theo lưu vực sông Truồi khi đi từ Nam sang Bắc (từ thượng nguồn xuống ven biển) Bao gồm các địa điểm sau đây:

- Vùng thượng nguồn: Thôn Nam Khe Dài, Bắc Khe Dài, La Phú, An Hà

- Vùng trung du: Thôn Nam Phước, Thôn Nam, Thôn Đông, An Lại

- Vùng hạ du: Thôn Lương Điền Thượng, Đông An, Đồng Xuân, Miêu Nha Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc xác định chỉ tiêu trong đánh giá và đề xuất qui hoạch bố trí CCNDN hợp lý ở khu vực nghiên cứu

4.6 Phương pháp chuyên gia

Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc lựa chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan trong quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý của các ban ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 18/01/2019, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w