1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cấu trúc Lô X, bể Rakhine dựa vào tài liệu địa chấn 3D

70 112 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 23,03 MB

Nội dung

Xác định được 3 ranh giới phản xạ địa chấn là H1, H2, H3. Trong các ranh giới này có H1 là ranh giới phản xạ nóc Eocen, H2 là đáy của ranh giới đáy Miocen dưới (nóc Carbornat) liên quan đến những tầng chứa chính trong Miocen của khu vực nghiên cứu, ranh giới còn lại liên quan đến tầng chắn tiềm năng. Xây dựng bản đồ đẳng sâu cho ranh giới các tầng nóc Eocen, đáy Miocen dưới (nóc Carbonat), nóc Miocen. Dựa trên kết quả minh giải tài liệu địa chấn 3D kết hợp với các nghiên cứu địa chất, địa vật lý giếng khoan làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất và xác định cấu tạo triển vọng của khu vực nghiên cứu. Khu vực phía bắc lô x phát hiện một cấu tạo có tiềm năng đá chứa dầu khí tốt, cần tập trung nghiên cứu.

Trang 1

1.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực phía nam bể Y lô X 3

1.3 Lịch sử nghiên cứu thăm dò và khai thác dầu khí 3

1.4 Đặc điểm địa chất khu vực 5

1.4.1 Hoạt động kiến tạo khu vực 5

2.4 Cơ sở lý thuyết minh giải địa chấn cấu trúc 27

2.4.1 Xây dựng băng địa chấn tổng hợp 29

Trang 2

2.5.3 Xây dựng bản đồ đẳng dày 40

2.6 Minh giải tài liệu địa chấn trên workstation 40

2.6.1 Trang thiết bị phần cứng 40

2.6.2 Phần mềm sử dụng trong minh giải tài liệu địa chấn 41

Chương 3: Minh giải tài liệu địa chấn 3D và đánh giá tiềm năng lô X bểRaikhine 45

3.1 Cơ sở tài liệu vùng nghiên cứu 45

3.1.1 Tài liệu địa chấn 45

3.1.2 Tài liệu giếng khoan 46

3.1.3 Chất lượng tài liệu 49

3.2 Quy trình minh giải tài liệu địa chấn trên phần mềm kingdom 50

3.2.1 Liên kết giếng khoan 50

3.2.2 Minh giải đứt gãy 50

3.2.3 Minh giải các ranh giới địa chấn 51

3.2.4 Xây dựng bản đồ đẳng sâu 55

3.3 Kết quả minh giải tài liệu địa chấn 3D khu vực phía bắc lô X 56

3.4 Đánh giá cấu tạo triển vọng trong khu vực: 58

Kết luận và kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Vị trí khu vực nghiên cứu [1] 4

Hình 1.2 Vị trí của 2 giếng khoan SYT-1X và SP-1X so với khu vực nghiên cứu[4] 5

Hình 1.3 Sơ đồ cấu – kiến tạo bể trầm tích Adaman [3] 6

Hình 1.4 Mô hình cung bồi kết trẻ dần từ Đông sang Tây (từ vĩ tuyến 21º đến17º30) [3] 7

Hình 1.5 Mô hình cung bồi kết trẻ dần từ Đông sang Tây (từ vĩ tuyến 16º45 đếngiữa lô M2) [3] 7

Hình 1.6 Mặt cắt địa chất - địa vật lý hướng Đông – Tây qua lô X [4] 8

Hình 1.7 Sơ đồ dị thường trọng lực Bouguer khu vực Lô X và lân cận [1] 8

Hình 1.8 Hệ thống đứt gãy Eocene/Oligocene [3] 10

Hình 1 9 Hệ thống đứt gãy Miocene dưới [3] 10

Hình 1.10 Hệ thống đứt gãy Eocene/Oligocene [3] 10

Hình 1.11 Đứt gãy trượt bằng ngang (strike slip fault) 11

Hình 1.12 đứt gãy đồng trầm tích (growth fault) 11

Hình 1.13 Đứt gãy chờm nghịch có liên quan đến mud diaper 12

Hình 1.14 Cột địa tầng tổng hợp Lô X [4] 13

Hình 1.15 Phát hiện dầu khí và dấu hiệu Hydrocarbon ở các Lô lân cận Lô X[4] 15

Hình 1.16 Hệ thống dầu khí phía Tây lô X [1] 16

Hình 1.17 Bản đồ mức độ trưởng thành của đá mẹ Eocen (a), Miocen sớm (b),Miocen trung (c), Miocen muộn (d) [3] 17

Hình 1.18 Mối quan hệ rỗng thấm mỏ Shwe&Shwe Phyu lô A1-A3 [3] 18

Hình 1.19 Độ rỗng và độ bão hòa nước mỏ Shwe&Shwe Phyu lô A1-A3 [3] 19Hình 1.20 Kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan tầng đá vôi Oligoxen chứakhí giếng SP-1X [4] 19

Hình 1.21 Kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan tầng Volcanic tuff giếngSP-1X [4] 20

Hình 1.22 Kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan tầng cát kết Eoxen chứakhí giếng SP-1X [4] 21

Trang 4

Hình 1.23 Mô hình di dịch dầu khí từ đá mẹ Eoxen [3] 23

Hình 2.1 Thu nổ địa chấn 3D trên biển [4] 26

Hình 2.2 Chu trình xử lý địa chấn [2] 27

Hình 2 3 Cách xây dựng đường cong synthetic [2] 30

Hình 2 4 Băng địa chấn tổng hợp trong giếng khoan X [3] 32

Hình 2.5 Minh họa sự lệch nhau giữa đường synthetic và các mặt phản xạ trênlát cắt địa chấn [2] 33

Hình 2 6 Hình ảnh mô tả bản chất của việc chọn pha dương hay âm khi minhgiải địa chấn cấu trúc theo Marker [3] 34

Hình 2.7 Dấu hiệu vùng gián đoạn sóng [2] 36

Hình 2.8 Dấu hiệu dịch chuyển các trục đồng pha [2] 36

Hình 2 9 Các pha liên kết khi minh giải mặt ranh giới phản xạ [3] 37

Hình 2.10 Dấu hiệu bất chỉnh hợp ranh giới đáy [2] 38

Hình 2.11 Dấu hiệu bất chỉnh hợp ranh giới nóc [2] 38

Hình 2.12 Giao diện phần mềm kingdom 41

Hình 2.13 Tạo Faults trong phần mềm Kingdom 43

Hình 2.14 Tạo Horizon trong phần mềm Kingdom 44

Hình 3.1 Bản đồ cơ sở của khu vực nghiên cứu 45

Hình 3 2 Vị trí của giếng khoan và vị trí của khu vực nghiên cứu [4] 46

Hình 3.3 Kết quả minh giải tài liệu dvlgk qua tầng eocen của giếng khoan 1X [4] 47

SP-Hình 3.4 Kết quả minh giải tài liệu dvlgk qua tầng Miocen dưới của giếngkhoan SP-1X [4] 48

Hình 3.5 Lát cắt tuyến ngang inline 11538 49

Hình 3.6 Lát cắt địa chấn qua tuyến dọc crossline 3856 49

Hình 3.7 Đứt gãy tuyến inline inline 11421 51

Hình 3 8 Đứt gãy tuyến crossline 3610 51

Hình 3.9 Lát cắt địa chấn qua tuyến ngang inline 11601 53

Hình 3.10 Tầng nóc eocen được minh giải trên lát cắt địa chấn ngang qua tuyếnngang inline 11527 53

Hình 3.11 Tầng nóc Carbonat được minh giải trên lát cắt địa chấn qua tuyếnngang inline 11537 54

Trang 5

Hình 3.12 Tầng nóc Miocen được minh giải trên lát cắt địa chấn qua tuyến

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Các thông số về độ sâu của tầng nóc Eocen ở độ sâu 2968m và đáy ởđộ sâu 2996m ……… 47Bảng 3.2: Các thông số về độ sâu của tầng nóc nằm ở độ sâu 2225m, đây nằm ởđộ sâu 2400m.t ……… 48Bảng 3.3 Pha minh giải địa chấn……….52

Trang 7

TOC: Tổng hàm lượng hydrocarbonTCF: Trữ lượng khí tại chỗ

DVLGK: Địa vật lý giếng khoanTKTD: Tìm kiếm thăm dò

Spin off: Đường bao được vẽ nằm dưới đường đồng mức khép kín cuối cùng đểtính thể tích đất đá của cấu tạo khép kín

Marker: Điểm đánh dấu tầng phản xạ sử dụng để minh giảiServey: Dự án

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành Dầu khí Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước tiếnvượt bậc, từng bước trở thành ngành công nghiệp nòng cốt và chủ lực của nền kinhtế; ngày nay ngành đã trở thành trụ cột, đầu tầu dẫn dắt các nền kinh tế khác pháttriển; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Nhu cầu sửdụng các chế phẩm từ dầu thô ngày một tăng trong khi nguồn cung đang dần cạnkiệt, trong khi đó dầu khí là một nguồn tài nguyên không tái sinh; vì vậy bên cạnhviệc khai thác chúng ta phải tìm kiếm, thăm dò các cấu tạo mới, xác định tiềm năngdầu khí Trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí, minh giải địa chấn là một bướcrất quan trọng nhằm giải thích ý nghĩa địa chất của tài liệu địa chấn sau quá trìnhthu phát ngoài thực địa và xử lý số liệu tại các trung tâm xử lý, việc sử dụng các kếtquả minh giải tài liệu địa chấn giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề từ xác định và liên kếtcác ranh giới địa tầng, phân tích các đặc điểm cấu kiến tạo, đặc điểm phân bố thạchhọc trầm tích đến lịch sử phát triển địa chất và đặc điểm liên quan đến tiềm năngdầu khí.

Được sự phân công của Bộ môn Địa Vật Lý, Khoa Dầu Khí, Trường Đại học Mỏ- Địa Chất và được sự đồng ý của Tổng Công Ty Thăm dò Khai thác dầu khí Việt Nam(PVEP), tôi đã được phân công về thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Một Thànhviên Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí nước ngoài (PVEP Overseas) Trên cơsở kiến thức đã học và tài liệu thu thập được, cùng với sự giúp đỡ của KS.Phạm QuốcHưng và KS Tô Xuân Hòa các cán bộ trong Công ty TNHH Một Thành viên Điềuhành Thăm dò Khai thác Dầu khí nước ngoài (PVEP Overseas), đặc biệt với sựhướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS.Phan Thiên Hương cùng các thầy cô giáotrong bộ môn Địa vật lý Trường Đại học Mỏ - Địa chất, tôi đã hoàn thành đồ án tốt

nghiệp của mình với đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc Lô X, bể Rakhine dựa vào tài

liệu địa chấn 3D”.

Đồ án tốt nghiệp được hoàn thành với với nội dung như sau:Mở đầu

Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.

Chương 2: Phương pháp minh giải tài liệu địa chấn 3D.

Chương 3: Kết quả minh giải địa chấn 3D Khu vực Lô X, Bể Y.Kết luận và kiến nghị

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS.Phan Thiên Hương,

Trang 9

KS.Phạm Quốc Hưng, KS.Tô Xuân Hòa và các thầy cô giáo trong bộ môn Địa vậtlý, các cán bộ trong Công ty TNHH Một Thành viên Điều hành Thăm dò Khai thácDầu khí nước ngoài (PVEP Overseas) đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này.

Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những sai sót trong quátrình viết và trình bày đồ án này, tôi rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ýkiến của toàn thể các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các bạn đọc nhằm xâydựng, chỉnh sửa đề tài này được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017Sinh viên thực hiện:

Bùi Đức Liên

Trang 10

Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu1.1 Vị trí địa lý:

Myanmar nằm về phía Tây Bắc của lục địa Đông Nam Á, có tọa độ từ 09˚32’đến 28˚31’ vĩ độ Bắc và 92˚15’ đến 101˚11’ kinh độ Đông, là quốc gia có diện tíchlớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, với tổng diện tích 676.500 km2 Myanmar cóđường biên giới dài nhất với Trung Quốc ở phía Đông Bắc với tổng chiều dài2.185km, giáp biên giới Lào (235 km) và Thái Lan (1.800 km) ở phía Đông Nam,giáp Ấn Độ (1.463 km), Banglades (193 km) về phía Tây, Tây Bắc, có đường bờbiển dài 1.930km dọc theo vịnh Bengal và biển Andaman ở phía Tây Nam và phíaNam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới (hình 1.1).

Bể Rakhine nằm ở ngoài khơi bờ biển Myanmar, có chiều dài khoảng 850km vàrộng 200km, diện tích bể khoảng 29.546 km2 Phía Đông tiếp giáp với đai ophioliteIndo-Burma, phía Bắc với các đai uốn nếp Chittagong ở Bangladesh, đai uốn nếpTripuara-Cachar và dải flysh Disang ở Ấn Độ Phía Nam nối với hệ các bể trướccung đảo Andaman-Nicobar-Sunda-Java Bể Rakhine nằm ở phía Đông của biểnthẳm Vịnh Bengal và phần nêm bồi kết trẻ được tạo do sự húc chìm xiên (obliquesubduction) của mảng đại dương Ấn Độ bên dưới mảng Burma với đai hoạt độngcác tâm chấn hiện đại và núi lửa bùn.

Lô X có diện tích 9.652 km2 nằm ngoài khơi Myanmar, trong khu vực có mựcnước biển từ 20-1000m, phía Bắc giáp với Lô A7, phía Đông giáp với Lô M3 (cómỏ 3CA với trữ lượng khoảng 1TCF) và phía Nam giáp với Lô M5 (có cụm mỏYadana với trữ lượng khoảng 6,5TCF) Lô M2 nằm cách cố đô Rangoon khoảnghơn 200 km về phía Tây Nam.

1.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực phía nam bể Y lô X

Đa phần diện tích Myanmar nằm giữa hạ chí tuyến và Xích đạo.Myanmar nằmtrong vùng gió mùa Châu Á, với vùng bờ biển của nó nhận lượng mưa trung bình5.000 mm hàng năm.

1.3 Lịch sử nghiên cứu thăm dò và khai thác dầu khí

Các hoạt động thăm dò dầu khí được bắt đầu từ 1965-1967, chủ yếu do công tydầu khí quốc gia Myanmar (MOGE) thực hiện Từ năm 1967-1974, bể Rakhine bắtđầu có các nhà thầu tham gia tìm kiếm dầu khí như AODC: Lô A2-A3-A4; CFP: LôA1-A5 và MCSI: Lô A6-A7 Hiện tại, bể Rakhine được chia thành 25 lô gồm 7 lônước nông và 18 lô nước sâu, trong đó 8 lô đã có nhà điều hành Khối lượng các

Trang 11

công tác thăm dò toàn bể cho đến nay bao gồm: trọng lực khoảng 15.000 km, địachấn 2D hơn 30.000 km, địa chấn 3D hơn 8.400km2 , đã khoan 30 giếng thăm dò,thẩm lượng và 15 giếng khoan khai thác.

Các hoạt động tìm kiếm thăm dò (TKTD) dầu khí trước đây chủ yếu đánh giátiềm năng dầu khí của các tầng chứa lục nguyên tuổi Pliocen muộn (tầng chứaShwe, Shwe Phyu và Mya) đều có phát hiện dầu khí đáng kể (Mỏ khí Shwe, Mya lôA1, A3 với trữ lượng khoảng 10TCF, lô A7 giếng khoan A7-1X có biểu hiện khítrong tầng Pliocen, lô A6 có phát hiện khí trong tầng chứa cát kết Miocen và lô Xmới có phát hiện khí trong tầng đá vôi tuổi Miocen).

Hình 1 1 Vị trí khu vực nghiên cứu [1]

X

Trang 12

Lô X nằm ở phía Nam bể Rakhine, thuộc quyền điều hành của PVEP Overseas.Trong năm 2010, PVEP Overseas thu nổ được 40 tuyến địa chấn 2D với tổng chiềudài 2028km, được thiết kế mạng lưới 3x4, 4.5x5, 5x6 km trong phần phía Tây củalô X Các tuyến có quan hệ theo các hướng Bắc – Nam, Đông – Tây và Đông Bắc –Tây Nam, Tây Bắc – Đông Nam Dựa trên kết quả minh giải tài liệu địa chấn 2D,PVEP Overseas đã tiến hành thu nổ địa chấn 3D với diện tích 1031km2 (hình 1.2).

Hình 1.2 Vị trí của 2 giếng khoan SYT-1X và SP-1X so với khu vực nghiên cứu[4]

Từ các kết quả minh giải tài liệu địa chấn, PVEP Overseas đã khoan 02 giếngkhoan thăm dò SYT-1X và SP-1X lần lượt nằm ở phía Đông Nam và phía Nam củalô vào các năm 2011 và 2013; tại cả hai giếng khoan đều cho kết quả có biểu hiệndầu khí.

1.4 Đặc điểm địa chất khu vực

1.4.1 Hoạt động kiến tạo khu vực

Cấu trúc địa chất Myanmar được chia làm 4 khu vực chính từ phía Đông sangTây là: cao nguyên Shan; dãy Sino-Burma; bồn trung tâm Burma và dãy Indo-Burman (hình 1.3)

Myanmar nằm trên đới hút chìm phía Đông Ấn Độ Dương kéo dài từ Indonesialên Rãnh nước sâu JAVA có thể quan sát thấy kéo dài lên phía Bắc - Tây Bắc cắtqua biển Adaman và quần đảo Nicobar Đới hút chìm có thể kéo dài đến khu vực

Trang 13

Arakan, nó được hình thành giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu-Á từ Eoxen sớm (thờikỳ tạo núi Himalaya lần thứ nhất) Sau thời kỳ tạo núi Himalaya thứ hai, dãy Indo-Burma bị nâng lên Sự hút chìm xiên chéo và đứt gẫy trượt bằng ngang phải pháttriển mạnh từ cuối Mioxen đến nay (thời kỳ tạo núi Himalaya lần thứ 3).

Hình 1.3 Sơ đồ cấu – kiến tạo bể trầm tích Adaman [3]

Trang 14

Kết quả nghiên cứu địa chất khu vực và khảo sát thực địa của PVEP –MEKONG năm 2009 cho thấy cung bồi kết dịch chuyển dần từ phía Đông sangphía Tây, tuổi của các nêm bồi kết vì vậy cũng trẻ dần từ Đông sang Tây và từ Bắcxuống Nam (hình 1.4 và 1.5)

Hình 1.4 Mô hình cung bồi kết trẻ dần từ Đông sang Tây (từ vĩ tuyến 21º đến17º30) [3]

Trang 15

Hình 1.5 Mô hình cung bồi kết trẻ dần từ Đông sang Tây (từ vĩ tuyến 16º45 đếngiữa lô M2) [3]

Kết quả nghiên cứu địa chất khu vực và minh giải lại tài liệu địa chấn 2D chothấy Lô X nằm trong khu vực bồn trước cung (về mặt kiến tạo) và nằm trên hai bểtrầm tích: Moattama ở phía Đông và Rakhine ở phía Tây Ranh giới của hai bể trầmtích này là cung bồi kết kéo dài từ phía Bắc xuống (đai Indo-Burma rìa phía TâyMyanmar nối liền với các đảo Priperis, Coco và Nicoba ở phía Nam Lô X) TrongLô X cung bồi kết này chính là vùng nâng cao trung tâm Lô X - Central Uplift (hình1.6)

Hình 1.6 Mặt cắt địa chất - địa vật lý hướng Đông – Tây qua lô X [4]Kết quả minh giải tài liệu địa chấn 2D cho thấy cho thấy đến Oligoxen/Eoxen,Lô X chưa bị phân chia, sự phân chia chỉ bắt đầu từ Oligoxen cho đến Plioxen Sựtrồi nguội từ từ của cung bồi kết (vùng nâng cao trung tâm) xảy ra từ Oligoxen đến

Trang 16

đầu Plioxen đã phân chia Lô ra 2 phần phía Đông và phía Tây với cấu trúc địa chấtkhác nhau (hình 1.6)

Hình 1.7 Sơ đồ dị thường trọng lực Bouguer khu vực Lô X và lân cận [1]Tầng sâu nhất liên kết ở phần phía Tây Lô X là tầng gần nóc Oligoxen (?), phíadưới nó có thể là trầm tích Oligoxen/Eoxen Kết quả khảo sát thực địa cho thấy ởkhu vực Đảo

Coco, Priperis phía Tây Nam Lô X trầm tích Eoxen- Oligoxen đã bị lộ và bàomòn khoảng 3.000m Khu vực phía Tây Lô X là trũng trầm tích sụt lún khá liêntục Đến gần cuối Mioxen khu vực này bắt đầu bị nâng lên và nghịch đảo, sau đóvào đầu Plioxen nó bị nén ép và tiếp tục bị nghịch đảo Trục của dải trũng có hướngBắc Đông Bắc-Nam Tây Nam gần trung tâm của phần phía Tây Lô X Dải trũngnày có độ sâu từ 4.500m đến trên 5.200m, trũng lớn và sâu nhất có lẽ mở rộng vềphía Bắc (Lô A7) Kết quả minh giải tài liệu địa chấn khá phù hợp với tài liệu tronglực do Myanmar khảo sát trước đây ( hình 1.7) Cũng theo tài liệu trọng lực, phíaNam Lô X là trũng Pre-peris, có thể có chiều sâu tương đương như trũng trong phầnphía Tây Lô X Kết quả minh giải cũng cho thấy trong phần phía Tây Lô X tồn tạimột số các cấu tạo lồi khép kín 4 hoặc 3 chiều, phần lớn các cấu tạo đều phân bốdọc hoặc gần trũng trung tâm phía Tây Lô.

a Hệ thống đứt gãy

Trên cơ sở minh giải tài liệu địa chấn 2D và mô hình địa chất chung của khuvực, các nhà địa chất – địa vật lý tại PVEP Overseas cho rằng khu vực nghiên cứuvà khu vực xung quanh tồn tại 2 hệ thống đứt gãy chính bao gồm:

Trang 17

- Hệ thống đứt gãy thuận, trượt bằng phải chủ yếu theo hướng Đông Bắc - TâyNam phát triển tại khu vực phía Tây (hình 1.8 -1.11).

- Một số đứt gãy ở phía tây lô X có hướng Đông Bắc –Tây Nam chủ yếu là đứtgãy đồng trầm tích (hình 1.12)

- Hệ thống đứt gãy chờm nghịch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam tại khu vựcphía rìa Tây của lô phân chia ranh giới giữa hai khu vực nước sâu và bồn trũngtrung tâm lô, đứt gãy liên quan trực tiếp đến hoạt động của đới hút chìm khu vực.

- Hệ thống vòm sét phân bố chủ yếu tại khu vực phía Tây lô theo hướng TâyBắc - Đông Nam, diapir có thể được hình thành như là kết quả của quá trình quá tảitrầm tích nhanh chóng ở phía tây lô X và thường liên quan đến đứt gẫy thuận vàtrượt bằng (hình 1.13)

Hình 1.8 Hệ thống đứt gãy Eocene/Oligocene [3]

Hình 1 9 Hệ thống đứt gãy Miocene dưới [3]

Trang 18

Hình 1.10 Hệ thống đứt gãy Eocene/Oligocene [3]

Hình 1.11 Đứt gãy trượt bằng ngang (strike slip fault)

Trang 19

Hình 1.12 đứt gãy đồng trầm tích (growth fault)

Hình 1.13 Đứt gãy chờm nghịch có liên quan đến mud diaperb Sự tiến hóa địa tầng kiến tạo

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu địa chất khu vực, kết quả minh giải tài liệu địachấn và kết quả giếng khoan SYT-1X và SP-1X, trầm tích Kainozoi trong Lô có bề

Trang 20

dày lớn nhất nhận thấy được trên mặt cắt địa chấn khoảng 7500 m, bề dầy trầm tíchmỏng nhất ở vùng trung tâm của Lô (đới nâng trung tâm), dày dần về phía đông vềphía trung tâm của bể trầm tích Moattama và dày ở phía tây lô thuộc bể trầm tíchRakhine Offshore Các giếng khoan trong khu vực đã gặp các thành tạo từ Eoxenđến Đệ Tứ Đặc điểm trầm tích, môi trường thành tạo cũng có xu hướng thay đổi từTây sang Đông của Lô Đặc điểm địa tầng trầm tích của Lô (Hình 1.14) được mô tảtheo thứ tự từ dưới lên trên như sau:

- Eoxen: Tầng này mới chỉ được khoan qua một phần nhỏ trên cùng ở giếng

SP-1X (dày 472m từ 2548mMD tới 3020mMD) Ở đây, phần trên của Eoxenbao gồm chủ yếu sét kết màu đen-xám xen kẹp một số tập cát kết, thành tạotrong môi trường biển

- Oligoxen: Gồm chủ yếu đá vôi màu trắng, trắng xám xen kẽ sét - bột kết rất

mỏng được thành tạo trong môi trường ven bờ tới biển nông và vật liệu trầmtích núi lửa Chiều dầy trầm tích của hệ tầng khoảng 200 m ở phía Đông chotới 1000 m ở phía Tây Lô Trầm tích khu vực phía Đông nơi giếng khoanSYT-1X gặp gồm sét kết, cát kết, đá vôi và tuff Trong giếng SP-1X ở khuvực phía Tây, tầng này báo gồm chủ yếu là carbonat và tuff núi lửa với mộtít xen kẹp cát, sét

- Mioxen: Gồm chủ yếu các tập sét kết, xen kẹp cát - bột kết mỏng, ở phía

Đông bắt gặp trầm tích chủ yếu là đá vôi xen kẹp cát kết và Marl…, ở phíaTây chủ yếu bao gồm sét kết, bột kết với một số ít lớp kẹp cát mỏng Chiềudầy trầm tích của hệ tầng khoảng 0-2500 m Trầm tích này được hình thànhtrong môi trường biển khơi gần bờ đến biển nông

- Plioxen: Trầm tích trẻ Plioxen tăng dần từ Đông sang Tây, chiều dày thay

đổi từ 200 m cho tới 2500 m Ở phía Tây, tại giếng khoan SP-1X trầm tíchPlioxen có chiều dày 1266m, tại giếng khoan A7-1 trầm tích Plioxen cóchiều dày đến 2233m Thành phần thạch học chủ yếu là bùn kết xen kẽ cátkết hạt mịn gắn kết yếu Trầm tích của hệ tầng được thành tạo chủ yếu trongmôi trường châu thổ cửa sông Ở phía Đông chiều dày trầm tích của hệ tầngbắt gặp trong giếng khoan SYT-1X là 700m, thành phần thạch học gồm cátkết xen kẹp sét kết.

Trang 21

DolomiteLimestoneShale, Claystones, Siltstones

Chủ yếu bột-sét kêt, xen lẫn lớpmỏng cát kết

Chủ yếu bột kết, sét kêt, xenlẫn lớp mỏng cát kết Đôi khicó đá vôi mỏng

Chủ yếu sét, bột kết xen lẫnlớp mỏng cát kết Ở phầndưới là đá vôi màu trắng,trắng xám

Chủ yếu đá vôi màu trắng,trắng xám và trầm tích núilửa màu xám rắn chắc, nứtnẻ.

Chủ yếu sét kết màu xám,đen xen lẫn cát kết hạt mịn

Hình 1.14 Cột địa tầng tổng hợp Lô X [4]1.4.2 Hệ thống dầu khí

Lô X nằm ở ranh giới giữa hai bể Moattama và Rakhine Offshore Phần phíađông của lô nằm ở rìa phía tây của bể Moattama Phần phía tây của lô nằm ở rìaphía đông của bể Rakhine Offshore

Hệ thống dầu khí trong bể Moattama đã được chứng minh với nhiều mỏ khílớn đã được phát hiện ở các lô lân cận với lô X (Hình 1.15): mỏ khí Yadana (Lô M-5, M-6) với trữ lượng 3P = 6,7 nghìn tỷ bộ khối trong đá vôi khối xây Mioxen, mỏkhí 3CA với trữ lượng xác minh P1 = 0,870 nghìn tỷ bộ khối trong cát kết Mioxenvà phát hiện Aungsinkha thử vỉa cho khí condensate trong trầm tích Oligoxen (hỗnhợp đá vụn núi lửa, cát kết, đá vôi) (Lô M3), cụm mỏ khí Zawtika (Lô M9) với trữlượng xác minh P1 = 1,44 nghìn tỷ bộ khối và mỏ khí Yetagun (Lô M12) với trữlượng xác minh P1 = 4,02 nghìn tỷ bộ khối, 3P= 4,5 nghìn tỷ bộ khối

Trang 22

Ở khu vực bể Rakhine đã có 03 mỏ khí (Shwe, Shwe Phyu và Mya) được pháthiện trong cát kết Pliocxen trong Lô A1 và A3 với tổng trữ lượng tại chỗ khoảng 10nghìn tỷ bộ khối Kết quả giếng khoan SP-1X trong lô X có biểu hiện khí tốt trongEoxen và có biểu hiện khí tổng cao trong Oligoxen, Mioxen và Plioxen Cũng ở bểnày, ngay phía Bắc Lô M2, giếng khoan A7-1X trong Lô A7 có biểu hiện khí trongPlioxen và biểu hiện khí tổng cao trong Mioxen Giếng khoan PT-1ST trong lô A6đã phát hiện cột khí với tổng chiều dày khoảng 35m (chiều dày chứa hiệu dụngkhoảng 12m) Do đó có thể khẳng định hệ thống dầu khí trong bể này đã hoạt động.

Như vậy, trong Lô X có khả năng tồn tại hai hệ thống dầu khí riêng biệt: phầnphía Đông của Lô liên quan đến hệ thống dầu khí đã được chứng minh của bểMoattama Hệ thống dầu khí khu vực phía Đông và phía Tây của Lô được thể hiệnchi tiết tại Hình 1.15 và 1.16

a Tầng sinh

Phía Tây Lô X gắn với hệ thống dầu khí của bể Rakhine Offshore Trong bểchưa có các nghiên cứu chuyên sâu về đá mẹ từ tài liệu giếng khoan nên sự hiểubiết về đá mẹ trong khu vực này còn chưa sáng tỏ Tuy nhiên, các giếng khoan SP-1X (lô X), A7-1 (lô A6), PT-1X, PT-1ST (lô A6) đã bắt gặp tập sét/bột dày trongEoxen, Mioxen và Plioxen có khả năng là các tầng sinh tốt cho khu vực lô X Kếtquả nghiên cứu địa hóa giếng khoan SP-1X, các mẫu sét/bột, tuổi Plioxen giàu vậtchất hữu cơ TOC>2%, có khả năng sinh rất tốt (S1>2mg/g, S2>9mg/g) Các mẫusét/bột tuổi Mioxen giàu vật chất hữu cơ TOC>2%, có khả năng sinh rất tốt (trungbình S1>2mg/g, S2>11mg/g), đá mẹ chưa hoặc mới bước vào giai đoạn trưởngthành sớm (Ro: 0.3-0.6, Tmax: 400-4410C) Các mẫu sét/bột tuổi Oligoxen có mứcđộ giàu vật chất hữu cơ TOC>1%, có khả năng sinh tốt (bình S1>0.65mg/g,S2>3.5mg/g) đá mẹ chưa bước vào giai đoạn trưởng thành sớm (Ro: 0.42-0.47,Tmax: 418-4200C), tuy nhiên các tập sét gặp trong giếng khoan có chiều dày khôngđáng kể, thành phần thạch học chủ yếu là đá vôi và vật liệu trầm tích núi lửa (tuff)nên tầng đá mẹ rất khó có khả năng sinh tốt Các mẫu sét/bột tuổi Eoxen có mức độgiàu vật chất hữu cơ TOC>1%, có khả năng sinh tốt (trung bình S1>0.7mg/g,S2>4mg/g) đá mẹ mới bước vào giai đoạn trưởng thành sớm (Ro: 0.4-0.6, Tmax:420-4330C).

Trang 23

Hình 1.15 Phát hiện dầu khí và dấu hiệu Hydrocarbon ở các Lô lân cận Lô X [4]

Trang 24

Tuổi (tr.năm)

QUATERNARYEocene Oligocene Miocene Pliocene PleistoceneĐá mẹ

Đá chứaĐá chắnBẫy

Di dịch và thời gian

HỆ THỐNG DẦU KHÍ

Hình 1.16 Hệ thống dầu khí phía Tây lô X [1]

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mẫu đá thực địa ở đảo Preparis (phía Tây củaLô M5) và đảo CoCo (phía Tây của Lô M8), các mẫu sét lộ tuổi Oligoxen - Mioxencó mức độ giàu vật chất hữu cơ TOC ≤ 1,35%, đã đạt ngưỡng trưởng thành (Ro =0,7, Tmax = 444 - 460oC) Những đá này được kỳ vọng là một trong những nguồnsinh cho bể Rakhine Offshore Khí của các mỏ trong Lô A1 và A3 trong cát kết đáybồn tuổi Plioxen được phân tích có nguồn gốc sinh học (biogenic gas) Như vậy, cáctrầm tích sét tuổi Plioxen-Pleistoxen cũng là một nguồn sinh tốt để thành tạo khísinh học cung cấp cho các tích tụ trong bể Ở các giếng khoan trong các Lô lân cậnvề phía Bắc Lô M2 trong bể Rakhine Offshore, đã có phát hiện và nhiều biểu hiệnkhí trong các tập cát kết Mioxen: giếng Pyi Thar-ST1 (Lô A6) có biểu hiện khí tốt(đạt mức 10%) và kết quả thử MDT đã khẳng định sự tồn tại của khí trong vỉa này,giếng A7-1 (Lô A7) có biểu hiện khí trong cát kết Plioxen (đạt đến 161.000 ppmC1) và khí tổng luôn ở ngưỡng cao (C1 từ 14.000 đến 40.000 ppm) trong cát bột kếtPlioxen-Mioxen.

Kết quả nghiên cứu mô hình địa hóa đá mẹ cho toàn bộ diện tích 3D khu vựcphía Tây lô M2 đã chỉ ra tại các trũng sâu trong khu vực, đá mẹ Eocen, Miocen đãbước vào pha trưởng thành và đang trong giai đoạn sinh dầu (Hình 1.17).Trên cơ sở

Trang 25

các nhận định và phân tích trên, chứng tỏ có sự tồn tại của đá sinh đã hoạt động

Hình 1.17 Bản đồ mức độ trưởng thành của đá mẹ Eocen (a), Miocen sớm (b),Miocen trung (c), Miocen muộn (d) [3]

Trang 26

- Trầm tích hỗn hợp Oligoxen (hỗn hợp giữa trầm tích lục nguyên, tuff, đávôi) (lô M-3, X): độ rỗng tương đối tốt (có chỗ lên đến 28% ở lô M-3) nhưngđộ thấm biến đổi nhanh và khó dự đoán.

- Cát kết Eoxen (lô X), độ rỗng khoảng từ 10-15%

Đá chứa cát kết Plioxen dạng thân cát đáy bồn là tầng chứa chính ở các mỏ khíđã phát hiện ở lô A-1, A-3 có đặc tính chứa tốt với độ rỗng thay đổi từ 18 đến 25%,độ thấm biến đổi rộng từ 1-100mD (hình 1.18 và 1.19) Tại vị trí giếng khoan SP-1X, các tầng Plioxen và Mioxen trên-giữa chủ yếu là sét với một số ít lớp cát xenkẹp Về phía đông của khu vực nơi gần bờ hơn có khả năng các tầng này chứa nhiềucát hơn Có thể các phương pháp nghiên cứu địa chấn đặc biệt sẽ giúp ích trong việcđi tìm các tầng chứa này.

Giếng khoan SP-1X trong lô đã khoan qua các tầng chứa chính là carbonateOligoxen và cát kết Eoxen (Hình 1.20-1.22) Các tầng này có độ rỗng từ trung bìnhđến kém (12-15%) Tuy nhiên, trong chế độ kiến tạo nén ép mạnh do đới hút chìm,rất nhiều khả năng độ rỗng của các tầng chứa này ở đâu đó sẽ được cải thiện do nứtnẻ kiến tạo Theo nghiên cứu gần đây của PVEP Overseas, nứt nẻ kiến tạo xuất hiệnnhiều ở các cấu tạo trong diện tích thu nổ địa chấn 3D phía tây lô Việc nghiên cứunày, áp dụng vào từng cấu tạo có thể sẽ giúp chỉ ra những diện tích có khả năng tồntại các nứt nẻ dạng này nhằm định hướng cho công tác lựa chọn vị trí và thiết kế cácgiếng khoan tiếp theo

Một đối tượng chứa đang quan tâm khác là tầng tuff nứt nẻ ở dưới đáy tậpcarbonate Hình ảnh FMI tại giếng SP-1X cho thấy phần dưới của tập này bị nứt nẻrất mạnh (Hình 1.20 và 1.21) Kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan củaSchlumberger cho tầng tuff tại giếng khoan 3DA-XC trên lô M5 và mỏ khí 3CAcũng chỉ ra rằng độ rỗng của tầng chứa này có thể lên tới 30% Nếu có dạng bẫyphù hợp, tầng này sẽ trở thành một đối tượng chứa rất tốt.

Hình 1.18 Mối quan hệ rỗng thấm mỏ Shwe&Shwe Phyu lô A1-A3 [3]

Trang 27

Hình 1.19 Độ rỗng và độ bão hòa nước mỏ Shwe&Shwe Phyu lô A1-A3 [3]

Hình 1.20 Kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan tầng đá vôi Oligoxen chứakhí giếng SP-1X [4]

Trang 28

Hình 1.21 Kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan tầng Volcanic tuff giếngSP-1X [4]

Trang 29

Hình 1.22 Kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan tầng cát kết Eoxen chứa khígiếng SP-1X [4]

c Tầng chắn

Trong bể Moattama, các mỏ/phát hiện đã chứng minh các loại đá chắn sau:- Mỏ Yadana, Nilar: tầng chắn cho các bẫy chứa đá vôi Mioxen sớm là tập sét

Mioxen trung dày, có khả năng chắn tốt

- Phát hiện Aungsinkha: tầng chắn có khả năng là các tập sét nội tầng tuổiOligoxen để chắn cho bẫy chứa Oligoxen.

- Mỏ Zawtika: tầng chắn là các tập sét tuổi Plioxen chắn cho bẫy chứaPlioxen

- Các mỏ và các phát hiện trong bể Rakhine Offshore cho thấy sự tồn tại củacác loại đá chắn sau:

Trang 30

- Mỏ Shwe, Shwe Phyu và Mya: đá chắn là các tập sét Plioxen chắn cho bẫychứa trong Plioxen

- Phát hiện ở Pyi Thar-1XST: đá chắn là tập sét Mioxen trên và Plioxen.

Tại giếng khoan SP-1X từ Plioxen xuống đến Mioxen giữa bao gồm các tầng sétrất dày Tầng sét nằm ngay bên dưới tập tuff đã bảo tồn hệ thống dị thường áp suấtcao trong tầng cát Oligoxen bên dưới nó cho thấy đây cũng là một tầng chắn rất tốt.Môi trường biển (có khả năng là khá xa bờ do không hề thấy có sự xuất hiện củaGlauconite) cho thấy khả năng phát triển rộng rãi của các tập sét kể trên để trởthành các tầng chắn khu vực là khá cao Ngoài ra, địa tầng giàu sét cũng làm tăngkhả năng chắn cho các đứt gãy như đứt gãy biên ở rìa tây bắc cấu tạo 3 áp vào sườncủa cấu trúc đá vôi và đi lên gần tới bề mặt Trên tài liệu địa chấn không phát hiệnthấy các biểu hiện khí rò rỉ dọc theo đứt gãy và khi khoan qua đứt gãy này cũngkhông thấy có biểu hiện khí Như vậy có thể khẳng định đứt gãy này chắn rất tốt.

Các tầng chứa Eocen – Miocen nằm nông thường được chắn bởi những lớp sétvà diapir sét mang tính chất địa phương Phần lớn chúng tập trung ở cánh các nếplồi – đứt gãy với dạng chắn kề đứt gãy Các đứt gãy cũng thường đóng vai trò chắntốt cho các bẫy chứa dạng hỗn hợp.

d Bẫy và di dịch dầu khí

Nhiều bẫy dạng cấu trúc đã được tìm thấy bằng tài liệu địa chấn 3D hình 1.18 Tài liệu địa chấn liên kết với tài liệu giếng khoan SP-1X đã khẳng định sự tồn tạicủa các cấu trúc dương trong khu vực thu nổ địa chấn 3D ở phía tây lô X Các cấutrúc này được hình thành do quá trình siết ép (transpression) khi mảng Ấn độ hútchìm xuống phía dưới vi mảng Burma Nhưng hoạt động kiến tạo mạnh mẽ nàycũng gây nên sự phân mảnh, phức tạp hóa các cấu tạo cũng như làm lệch đỉnh cáccấu tạo ở các địa tầng từ trên xuống dưới làm cho việc thiết kế giếng khoan sẽ rấtkhó khăn.

Giếng khoan SP-1X đã khẳng định trong khu vực phía Tây lô X tồn tại ít nhất là2 dạng bẫy: cấu trúc và hỗn hợp Bẫy chứa carbonate Mioxen dưới có dạng cấu trúc.Tầng cát Oligoxen có khả năng là dạng bẫy hỗn hợp (có dạng đơn nghiêng, bao bởiđứt gãy ở 3 phía và mặt bất chỉnh hợp ở phía còn lại) Tại vị trí giếng khoan, cáctầng Plioxen và Mioxen trên-giữa chủ yếu là sét với một số ít lớp cát xen kẹp Hìnhthái này gợi ý khả năng tồn tại của các bẫy chứa địa tầng dạng thấu kính.

Kết quả xây dựng lịch sử chôn vùi và biến đổi địa hóa cho toàn bộ phần diệntích đã thu nổ địa chấn 3D phía Tây Lô Hợp đồng cho thấy đá mẹ Eoxen bắt đầu

Trang 31

sinh dầu từ Mioxen sớm và vẫn đang tiếp diễn Cửa sổ di dịch hydrocarbon bắt đầutừ Plioxen sớm đến nay Đá mẹ Mioxen sớm-giữa mới bắt đầu vào ngưỡng trưởngthành sớm Hydrocarbon sinh ra từ và bắt đầu di dịch từ Plioxen sớm theo chiềuthẳng đứng qua các nứt nẻ, đứt gãy phát triển trong các giai đoạn nén và theo chiềungang Khả năng chắn tốt của các tầng sét và đứt gãy cho thấy có lẽ quá trình didịch dọc tầng là chủ yếu, quá trình di dịch xuyên tầng là thứ yếu Tuy nhiên, ởnhững khu vực địa tầng có nhiều cát và có đứt gãy xuyên qua thì vẫn có khả nănghydrocarbon di dịch được dọc theo đứt gãy Như vậy, với các cấu tạo càng xa nguồnsinh thì rủi ro về yếu tố di dịch càng cao.

Với hoạt động kiến tạo hút chìm mạnh mẽ xảy ra từ khoảng Mioxen đến hiệntại, khả năng bảo tồn của các tích tụ là khá rủi ro do cả khu vực liên tục bị nén ép,thúc trồi Tuy các cấu trúc chưa bị lộ lên trên bề mặt, nhưng hoạt động đứt gãy cóthể dẫn đến di dịch thứ cấp của hydrocarbon Mặc dù vậy, rủi ro này có thể phầnnào được giảm thiểu nhờ các địa tầng giàu sét từ Plioxen xuống đến Mioxen giữa.Chúng làm tăng khả năng chắn nóc cũng như chắn đứt gãy.

Trang 32

Hình 1.23 Mô hình di dịch dầu khí từ đá mẹ Eoxen [3]

Như vậy, hệ thống dầu khí được xác định tồn tại Các trầm tích mịn là nguồnsinh dầu khí tiềm năng và các trầm tích vụn thô tướng rẽ quạt và dòng chảy ngầm làcác tầng chứa có khả năng tích tụ dầu khí Sự có mặt các tầng sét dày tuổi Pliocen làtầng chắn khu vực tốt cho bảo tồn các tích tụ dầu khí Việc nghiên cứu đặc điểm cấutrúc địa chất đóng vai trò quan trọng để xác định các tiềm năng làm tiền đề chocông tác tìm kiếm dầu khí tại đây Và phương pháp địa chấn 3D với những ưu điểmvượt trội có thể giải quyết các vấn đề này Sau đây sinh viên áp dụng phương phápđịa chấn 3D để minh giải cấu trúc địa chất khu vực phía Bắc lô X, bể Rakhine.

Trang 33

Chương 2: Phương pháp minh giải tài liệu địa chấn 3D

Hiện nay trong công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, phương pháp địachấn ngày càng đóng vai trò không thể thiếu sự phát triển của khoa học kỹ thuậtkhiến phương pháp này ngày càng hoàn thiện và giải quyết các vấn đề phức tạptrong thực tế từ giai đoạn thu nổ, xử lý, cho đến minh giải tài liệu Ngoài các yếu tốkhách quan nêu trên, không thể không kể đến vai trò hết sức quan trọng của mỗinhà địa chất – địa vật lý trong việc áp dụng và đưa ra những quan điểm làm sang tỏcấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí.

Trong khuôn khổ của đồ án, sinh viên chỉ tập trung vào phương pháp minh giảitài liệu địa chấn biển 3D nhằm làm sáng tỏ cấu trúc địa chất

2.1 Phương pháp địa chấn 3D

Phương pháp địa chấn 3D là phương pháp địa chấn phản xạ được tiến hành thu

phát sóng đồng thời trên nhiều tuyến khác nhau Khảo sát địa chấn 3D cho kết quả

địa chất rõ ràng, góp phần xác định chính xác và có hiệu quả kinh tế cao, cho phépgiảm bớt các giếng khoan không cần thiết, tăng trữ lượng khai thác trên cơ sở pháthiện các tầng chứa bỏ sót Việc áp dụng phương pháp địa chấn 3D không chỉ đượcquan tâm trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò mà còn cả trong giai đoạn khai thác vàphát triển mỏ.

2.2 Công tác thu nổ địa chấn 3D

Hầu hết các thao tác thực địa của việc thu nhận tài liệu địa chấn 2D đều có thểáp dụng cho địa chấn 3D Các yếu tố như thiết bị hàng hải, thiết bị ghi, độ sâu mựcnước biển, điều kiện thủy triều, dòng chảy, các hoạt động hàng hải, đánh bắt hải sảncũng như các trở ngại khác như hoạt động của các giàn khoan, các công trìnhbiển…đều phải được chú ý và tính toán đầy đủ vì chúng đều ảnh hưởng đến việcthiết kế mạng lưới bố trí nguồn nổ và thu hợp lý (hình 2.1)

Khác với địa chấn 2D chỉ cần thu phát trên cùng tuyến, trong địa chấn 3D cầnthu nổ đồng thời trên nhiều tuyến khác nhau Trong khảo sát địa chấn 3D có thể sửdụng một tàu với một hoặc hai nguồn nổ và một số cáp thu Có thể bố trí đồng thờihai tàu với số nguồn nổ và cáp thu tăng lên

2.3 Xử lý số liệu địa chấn 3D

Sau khi thực hiện công tác thu nổ thực địa, bằng địa chấn được đưa đến cáctrung tâm xử lý Nhiệm vụ của các trung tâm này là áp dụng các thuật toán để làmgiảm tới mức tối đa có thể được của sóng nhiễu để cho ra băng địa chấn tốt nhất

Trang 34

phục vụ cho công tác minh giải Hầu hết các khái niệm xử lý số liệu địa chấn 2Dđược áp dụng

Hình 2.1 Thu nổ địa chấn 3D trên biển [4]

cho xử lý địa chấn 3D, tuy nhiên cần tăng cường các khâu phân tích tốc độ, cộngsóng và dịch chuyển Trong xử lý địa chấn 2D, các mạch được tập hợp theo điểmgiữa chung Còn trong xử lý địa chấn 3D thì lại tập hợp thành ô nhỏ chung chứa tậphợp các điểm giữa chung khi nổ và thu trên các tuyến khác nhau.

Xử lý tài liệu địa chấn 3D có khối lượng tính toán và mức độ tính toán tăng lên rấtnhiều so với 2D Vì vậy trong quá trình xử lý tài liệu địa chấn 3D cần tăng cường cáckhâu phân tích tốc độ, cộng sóng và dịch chuyển Ở giai đoạn tiền xử lý cần loại bỏ cácmạch có mức nhiễu cao, hiệu chỉnh sự lan rộng mặt sóng, lọc ngược và hiệu chỉnh tĩnh.Do trong đồ án chỉ tập trung vào vấn đề minh giải tài liệu nên trong phần này tôi chỉ nêukhái quát một vài nét chính trong quá trình xử lý số liệu như sau:

− Quá trình xử lý số liệu được chia làm ba bước:− Tiền xử lý (Pre-Processing)

− Xử lý (Processing)

Trang 35

Hình 2.2 Chu trình xử lý địa chấn [2]

Ngày đăng: 18/10/2018, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w