1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại huyện mai sơn tỉnh sơn la

72 309 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 801,14 KB

Nội dung

Tuy nhiên, do thiếu những nghiên cứu cơ bản về hệ thống cấu trúc và tái sinh rừng nên ở nhiều nơi người ta không dám tác động vào rừng bằng bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào hoặc nếu có thì

Trang 1

PHẦN I MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhu cầu gỗ

và lâm sản ngày càng tăng, kéo theo việc khai thác và sử dụng rừng quá mức, công tác quản

lý bảo vệ rừng kém hiệu quả ở nhiều địa phương khiến các khu rừng giảm sút nhanh chóng

cả về số lượng và chất lượng Diễn thế rừng đi theo chiều hướng tiêu cực bởi sự thiếu hụt các loài cây có giá trị, đất đai bị thoái hoá, rừng có sức sản xuất thấp và kém ổn định Sự mất rừng kéo theo sự suy thoái về các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước Hiện nay, nhiều nơi đã xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng Vì vậy, cuộc sống và sự phát triển kinh tế của các cộng đồng dân cư trong khu vực bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác phát triển rừng

Để khắc phục tình trạng trên, Đảng, nhà nước và ngành Lâm nghiệp đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng như: chủ trương hạn chế khai thác tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên nhằm bảo vệ khoanh nuôi phục hồi rừng, chương trình bảo vệ 9,3 triệu ha rừng hiện có, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng Trong quản

lý rừng, tác động lâm sinh là biện pháp kỹ thuật then chốt để cải thiện và làm cho rừng có cấu trúc phù hợp nhất với mục đích quản lý, nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho từng loại hình kinh doanh rừng Tuy nhiên, do thiếu những nghiên cứu cơ bản về hệ thống cấu trúc và tái sinh rừng nên ở nhiều nơi người ta không dám tác động vào rừng bằng bất

kỳ biện pháp kỹ thuật nào hoặc nếu có thì hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật cũng không cao gây nhiều hậu quả tiêu cực tới rừng

Trên quan điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc thể hiện rõ mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng và giữa chúng với môi trường Mỗi khu vực, mỗi điều kiện sinh thái khác nhau sẽ cho những khu rừng có tính đặc thù khác nhau cần được nghiên cứu Khu vực miền núi phía bắc, diện tích rừng tự nhiên nhiều nhưng hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, các biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây chủ yếu là khoanh nuôi, bảo vệ mà ít có biện pháp tác động mang tính đột phá phát huy tối đa sức sản xuất cũng như các chức năng có lợi khác của rừng, đồng thời vẫn bảo tồn nguồn gen và tính

đa dạng sinh học

Thực tiễn đã chứng minh rằng, các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững chỉ có thể giải quyết thoả đáng một khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất quy

Trang 2

luật sống của hệ sinh thái rừng Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ở từng khu vực sẽ giúp cho các nhà Lâm học có thể chủ động trong việc xác lập kế hoạch và các biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng, góp phần quản lý kinh doanh rừng lâu bền

Xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn đó, đề tài: “ Nghiên cứu động thái cấu trúc quần xã rừng tự nhiên tại xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La” được thực hiện nhằm góp

phần bổ sung những hiểu biết mới về cấu trúc quần xã thực vật rừng, tính đa dạng sinh vật

và hướng phát triển bền vững hệ sinh thái rừng tự nhiên

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định được một số đặc điểm và biến đổi cấu trúc rừng lá rộng thường xanh ở xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

- Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

- Tính đa dạng loài và xác định các chỉ số tính đa dạng loài cho các quần xã rừng

+ Chỉ số phong phú của loài

+ Chỉ số tính đa dạng: Hàm số liên kết Shannon – Weiner

+ Chỉ số Simpson

- Phân bố số cây theo đường kính (N/D)

- Phân bố số loài theo đường kính (NL/D)

- Phân bố số cây theo chiều cao (N/H)

3.2 Nghiên cứu động thái tầng cây cao

- Động thái cấu trúc tổ thành

- Động thái phân bố số cây theo đường kính

- Động thái phân bố số cây theo chiều cao

- Động thái phân bố tiết diện ngang trên mặt đất

3.3 Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho phục hồi và phát triển rừng

- Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho phục hồi và phát triển rừng

tự nhiên tại xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

4.1 Phương pháp nghiên cứu

4.4.1 Phương pháp luận

Hệ sinh thái rừng là một thực thể phức tạp tồn tại mối quan hệ qua lại giữa các cá

thể trong quần thể và giữa chúng với môi trường sinh thái tạo thành một thể thống nhất,

có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và luôn vận động theo quy luật tự nhiên và hướng đến sự

đa dạng, tính ổn định và hoàn thiện về chức năng mà trong đó cây rừng luôn giữ vị trí chủ đạo Sự thay đổi về tổ thành tầng cây cao sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong hệ sinh thái rừng

Từ khi hình thành thì giữa cây rừng và các yếu tố hoàn cảnh đã nảy sinh các mối quan hệ phức tạp Ban đầu là sự thích nghi của cây rừng với các điều kiện khí hậu, đất đai Ở giai đoạn này rừng thường có cấu trúc đơn giản và chưa có sự cạnh tranh giữa các cây rừng với nhau Mối quan hệ giữa các cây rừng trong giai đoạn này chủ yếu là mối quan hệ tương hỗ, tạo điều kiện sống tốt hơn cho các loài cây trong hệ sinh thái rừng Theo thời gian cây rừng lớn lên, rừng bước vào giai đoạn khép tán, giữa các cây rừng xảy

ra sự cạnh tranh về không gian sống như cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng, nước… làm xuất hiện hiện tượng phân hóa Những cây thích nghi hơn với điều kiện tự nhiên sẽ sinh trưởng vượt trội chiếm tầng ưu thế, chèn ép các cây khác, ngược lại có những cây do sức

đề kháng yếu, khả năng thích nghi kém hơn sẽ bị chèn ép ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và xảy ra hiện tượng phân hóa giữa các cây rừng Điều này dẫn đến sự biến đổi về thành phần và số lượng loài Quá trình này diễn ra trong một thời gian nhất định cho đến khi rừng đạt được sự ổn định hay còn gọi trạng thái rừng già (rừng cực đỉnh)

Theo tiến trình của chọn lọc tự nhiên thì các thành phần cấu trúc rừng luôn biến đổi không ngừng và các quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi rừng đạt được cấu trúc bền vững với tính đa dạng và độ ổn định cao nhất Với rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy thì quá trình này thường bắt đầu là những loài cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, tuổi thọ ngắn, giá trị thấp được thay thế dần bằng các loài cây

gỗ lớn lâu năm Hệ sinh thái có kết cấu rừng đơn giản, kém ổn định được thay thế bằng hệ sinh thái rừng có kết cấu phức tạp, ổn định hơn Việc nghiên cứu cấu trúc rừng sẽ đánh giá được hiện trạng rừng, giúp các nhà lâm học dự đoán được xu hướng diễn thế của rừng

Trang 4

trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tác động vào rừng nhằm sớm đạt được một hệ sinh

thái rừng mong muốn

4.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

4.4.2.1 Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu về thảm thực vật, thổ nhưỡng, khí hậu, lịch sử sử dụng đất, sử dụng rừng, số liệu ô tiêu chuẩn định vị về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng tại Bắc Yên

- Sơn La tại khu vực nghiên cứu

Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học về thảm thực vật rừng có

liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài đã được công bố

Kế thừa số liệu thu thập của viện điều tra quy hoạch rừng: Số liệu đo đếm thuộc chu kì 3 được đo vào năm 2002, số liệu đo đếm thuộc chu kì 4 được đo vào năm 2007

4.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ngoài hiện trường

Số liệu phục vụ đề tài được kế thừa từ nguồn số liệu điều tra trên các ô định vị nghiên cứu sinh thái (OĐVNCST) của Viện Điều tra - Quy hoạch rừng và điều tra bố sung những thông tin cần thiết trên các ÔTC định vị đó… Dưới đây trình bày sơ lược phương pháp điều tra trên OĐVNCST

a Lập ô đinh vị nghiên cứu sinh thái (ô điều tra cơ bản)

Lập OĐVNCST trên diện tích rừng thuộc phạm vi nghiên cứu Diện tích OĐVNCST là 1 ha (100m x100m) Lấy 1/4 diện tích OĐVNCST phía Đông Bắc (diện tích

25 ha) làm ô điều tra cơ bản (OĐTCB), ranh giới ô được đo đạc bằng địa bàn 3 chân (hình 2.1) Trên đó, tiến hành lập mạng lưới ô vuông (50 x 50m) để phân chia các lô trạng thái rừng (hình 2.2)

Hình 2.2, OĐTCB được phân thành 3 trạng thái (IIA, IIIA1, IIIA2), ranh giới giữa các trạng thái là các đường đứt nét Trong OĐTCB này sự phân chia các trạng thái chỉ mang tính chất minh hoạ, thực tế trên 1 OĐTCB có thể thuộc cùng một trạng thái

Trang 5

3 chân, sai số khép kín cho phép là 1/200

Trong mỗi OĐĐ phân thành 25 phân ô, được đánh số thứ tự từ 1 đến 25 theo nguyên tắc từ trái sang phải từ trên xuống dưới, mỗi phân ô có diện tích 400m2 (20 x 20m) (hình 2.3)

1-IIA

2-IIIA1

3-IIIA2

20 m

Trang 6

c Thu thập số liệu trên hệ thống ô đo đếm

Đối tượng điều tra là các cây gỗ thuộc tầng cây cao (cây có đường kính ngang ngực

từ 6 cm trở lên) Trên hệ thống các OĐĐ (3 ô), ở mỗi ô trong hệ thống các phân ô lẻ (1, 3,

5, , 25) có đánh dấu toạ độ từng cây, tên cây và số hiệu về đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (HVN), chiều cao dưới cành (HDC), đường kính tán (DT) và phân cấp phẩm chất, còn lại ở các phân ô chẵn (2, 4, 6, ., 24) chỉ có số hiệu tên cây, đường kính ngang ngực và phân cấp phẩm chất

+ Đường kính ngang ngực (D1.3): Được đo bằng thước kẹp kính cách mặt đất 1,3 m theo 2 hướng (Đông tây - Nam bắc) của tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên trong

ô tiêu chuẩn, độ chính xác được lấy tròn là 0,2 cm

+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc): Được đo bằng thước đo cao Blumless hay Sun-to của tất cả các cây đã đo D1.3, độ chính xác đến 0,2 m

+ Đường kính tán (DT): Đo đường kính tán của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn bằng cách đo gián tiếp thông qua hình chiếu tán của cây trên mặt đất theo hai hướng (Đông bắc - Tây nam), độ chính xác lấy tròn 0,1 m.`

Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu sau:

Biểu 2.1: Điều tra thống kê tầng cây cao

Số hiệu OĐVNCST:

Số hiệu OĐTCB:

Địa điểm:

Trạng thái rừng: Tàn che:

Tiểu khu:

Vị trí:

Độ cao:

Độ dốc:…………

Tác động:

Ngày điều tra:……

Người điều tra:…

Số hiệu OĐĐ Số hiệu cây Tên cây D 1.3 (cm) H VN (m) H DC (m) D T (m) Phẩm chất Ghi chú ĐT NB ĐT NB

Trang 7

4.4.3 Phương pháp xử lý nội nghiệp

4.4.3.1 Phân loại trạng thái rừng hiện tại

Đề tài sử dụng phương pháp phân loại của Loeschau (1965) được Viện Điều tra Quy hoạch rừng nghiên cứu và bổ sung Căn cứ vào tổng tiết diện ngang (ΣG=m2/ha), trữ lượng (ΣM=m3/ha), độ tàn che và một số thông tin điều tra ngoài thực địa, tiến hành phân chia trạng thái cho từng ô đo đếm

4.4.3.2 Phương pháp xác định cấu trúc tổ thành lâm phần

Tỷ lệ tổ thành của từng loài cây (trên OTC) tính toán theo phương pháp của Daniel Mamillod, Vũ Đình Huề (1984) Đào Công Khanh (1996) thông qua 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ % số cây (N%) và tiết diện ngang (G%) Mỗi loài được xác định tỷ lệ tổ thành IV% (chỉ số quan trọng Important Value):

∑IV% đạt 50%

4.4.3.3 Phương pháp xác định tính đa dạng loài

Mức độ phong phú và đa dạng loài được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng, việc tính toán được thực hiện nhờ phần mềm Excel 2010 và SPSS 17.0

a, Xác định độ phong phú loài

Mức độ phong phú của loài được lượng hóa qua công thức:

N m

Trang 8

m là số loài trong quần xã

b, Mức độ đa dạng loài

+ Chỉ số Shannon – Wiener về tính đa dạng loài:

Đây là chỉ số đa dạng sinh học thường được vận dụng Chỉ số này được hai tác giả

là Shannon và Weiner đưa ra năm 1949 dưới dạng:

+ H = 0 khi quần xã chỉ có một loài duy nhất (N.logN=n log i n i )

+ Hmax = C.logN khi quần xã có số loài cao nhất và mỗi loài chỉ có một cá

n D

1 2

11

Trang 9

4.4.3.4 Nghiên cứu quy luật phân bố lâm phần

Toàn bộ tài liệu đo đếm trước khi đi vào phân tích được loại bỏ các số liệu không đúng trong quá trình đo đếm Với phần mềm SPSS cho phép ta loại bỏ những trị số quá đặc thù (trị số quan sát quá lớn hoặc quá bé) để phân bố thực nghiệm phản ánh khách quan quy luật của tổng thể Sau đó tiến hành chia tổ ghép nhóm các trị số quan sát Đối với đường kính cự ly tổ k = 4 cm, đối với chiều cao cự ly tổ k = 2 m (rừng tự nhiên)

Số liệu đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng trên các ô tiêu chuẩn được nhập vào máy tính nhờ phần mềm Microsoft Excel 2010 và SPSS 17.0 for windows, tính toán các chỉ tiêu sau:

f Q

n i

i i i

n i i x

1

)

*(

S n

X X S

n i i K

 (2.12) Nếu: Sk = 0: Phân bố có dạng đối xứng

Sk > 0: Phân bố lệch trái so với giá trị trung bình

Sk < 0: Phân bố lệch phải so với giá trị trung bình

)(

X X E

n i i

X (2.13)

Trang 10

Ex > 0: Đỉnh đường cong nhọn so với phân bố chuẩn

Ex <0: Đỉnh đường cong bẹt so với phân bố chuẩn

4.4.3.5 Phương pháp mô phỏng động thái

Bằng các mô hình tính toán thích hợp mô phỏng quá trình tăng trưởng và tái sinh trong 1 định kì nhất định, thực hiện trên máy vi tính

Phương pháp nghiên cứu động thái rừng

+ Tính toán số cây phân bố trong từng cỡ đường kính trong mỗi ô tiêu chuẩn trong

2 chu kỳ

+ Qua mỗi năm sẽ có những cây thuộc cấp kính này sẽ được chuyển lên cấp kính khác, vì thế tại mỗi cấp đường kính xác định những cây được chuyển lên cỡ kính trên hoặc số cây chết đi và tính số cây được bổ sung vào ngay cỡ kính chuyển đi đó

5 Đối tượng nghiên cứu

Tầng cây cao rừng tự nhiên thuộc nhóm trạng thái IIA, IIIA1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Đối tượng nghiên cứu

6 Phạm vi nghiên cứu

Phần 2 Nội dung

Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Chương 3 Kết quả đề tài nghiên cứu

Phần 3 Kết luận và kiến nghị

Trang 11

8 Kế hoạch thời gian nghiên cứu

STT Nội dung công việc Kết quả đạt được

Thời gian bắt đầu, kết thúc

Người, Cơ quan thực

hiện

1 Viết đề cương đề tài Lập được đề cương

chi tiết về đề tài

15/5 – 30/52012

Nguyễn Văn Chuyên

2 Làm việc với ủy

ban nhân dân xã

Ủy ban nhân xã cho phép thực hiện đề tài nghiên cứu

1/6 – 5/6/2012 Nguyễn Văn Chuyên

10/6/2012- 15/2/2013

Nguyễn Văn Chuyên

20/2 – 30/4/2013

Nguyễn Văn Chuyên

Trang 12

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Cấu trúc và động thái rừng tự nhiên đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước

đề cập những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về vấn đề này nhằm xây dựng các

cơ sở khoa học phục vụ quản lý, bảo vệ, kinh doanh rừng hợp lý, có hiệu quả cao, đạt yêu cầu về kinh tế lẫn môi trường sinh thái Tuy nhiên, với sự đa dạng và phong phú của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới tại Việt Nam thì vấn đề nghiên cứu cấu trúc và động thái rừng vẫn là một ẩn số đối với các nhà nghiên cứu, có thể điểm qua một số công trình

nghiên cứu trong và ngoài nước như sau

1.1 Trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng

1.1.1.1 Mô tả hình thái cấu trúc rừng

Về cấu trúc rừng là sự biểu hiện bên ngoài những mối quan hệ bên trong giữa thực vật rừng với nhau, giữa chúng với môi trường sống Đặc biệt là đối với rừng mưa nhiệt đới với sự đa dạng và phong phú của nó đã cuốn hút nhiều nhà khoa học với kiến thức sâu rộng như:

Kraft (1984) đã tiến hành phân chia những cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây rừng Phân cấp Kraft phản ánh tình hình phân hóa cây rừng tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài nhiều tuổi

P.W Richads (1952) [43] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới Về mặt hình thái, theo tác giả, đặc điểm nổi bật rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và đều có nhiều tầng

G.N Baur (1964) [30] đã nghiên cứu vấn đề cơ sở sinh thái học nói chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý lâm sinh áp dụng cho rừng mưa

E.P Odum (1971) [29] đã hoàn chỉnh về học thuyết hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái và đã được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng trên quan điểm sinh thái học

Trang 13

1.1.1.2 Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng

Khi chuyển đổi từ định tính sang định lượng thì nhiều tác giả đã dùng hàm toán học để mô hình hóa cấu trúc rừng như:

- Nghiên cứu về phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D 1.3 )

Phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật sắp xếp, tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian Đây là quy luật kết cấu cơ bản nhất của kết cấu lâm phần Khi mô phỏng các quy luật phân bố các tác giả phần lớn đều sử dụng các hàm toán học Một số nghiên cứu tiêu biểu như:

Meyer (1934) [40] đã miêu tả phân bố N/D1.3 bằng phương trình toán học có dạng đường cong giảm liên tục và được gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer:

N i = ke -di

Trong đó Ni, di là trị số giữa số cây của cỡ đường kính thứ i; k là tham số

Podan và Patatscase (1964), Bill và kem K.A (1964) đã biểu thị phân số N/D bằng phương trình logarit

Balley (1973) sử dụng hàm Weibull để mô hình hóa cấu trúc đường kính loài Thông theo mô hình của Schumacher và Coile Loestchau (1973) dùng hàm Bê ta để nắn các phân bố thực nghiệm Ngoài ra một số tác giả còn dùng các hàm Hyperbol, Poisson…

để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực

- Về phân bố số cây theo chiều cao (N/H vn )

Phương pháp này đã được nhiều nhà nghiên cứu rừng nhiệt đới áp dụng mà điển hình là các công trình của các tác giả P.W Richards (1952) [43] Đây là quy luật kết cấu lâm phần theo chiều thẳng đứng, phản ánh sự phân tầng của các cây trong lâm phần theo chiều cao

- Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây

Chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực của các cây trong lâm phần luôn tồn tại mối quan hệ chặt Với mỗi loài cây thì mối quan hệ này phụ thuộc vào tuổi cây và cấp đất Các tác giả đã sử dụng các hàm toán học khác nhau để biểu thị mối quan hệ này

Có thể kể đến một số tác giả như Tovstolesse, DI (1930) đã nghiên cứu mối quan hệ

Hvn/D1.3 cho các cấp đất khác nhau Mỗi cấp đất ứng với mỗi cỡ đường kính lập một

Trang 14

bình quân sau đó dùng biểu đồ để nắn tương quan theo dạng đường thẳng Krauter, G (1958) và Tiurin, A V (1931) khi nghiên cứu tương quan Hvn/D1.3 trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi đã rút ra nhận xét mối quan hệ chiều cao vút ngọn và đường kính không phụ thuộc vào cấp đất, cấp tuổi và cũng không cần xét đến tác động của hoàn cảnh và tuổi đến sinh trưởng của cây rừng Hay nói cách khác quan hệ đường kính và chiều cao đã bao hàm tác động của hoàn cảnh và tuổi

- Quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực

Tán cây là chỉ tiêu biểu thị không gian dinh dưỡng của cây và là thông số để xác định mật độ tối ưu của lâm phần Giữa tán cây và đường kính luôn tồn tại mối quan hệ Qua nghiên cứu nhiều tác giả như: Zieger, Erich (1928): Ahken J.D, Wiling J.W (1948); Hollernoger F (1954) đã đi đến kết luận: Giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực

có mối quan hệ mật thiết với nhau Đối với mỗi loài cây khác nhau thì mối quan hệ này cũng khác nhau nhưng phổ biến là dạng phương trình đường thẳng: Dt = a + bD1.3

Tóm lại: Các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới là rất phong phú

và đa dạng Có nhiều công trình nghiên cứu công phu đóng góp không chỉ cơ sở lý luận

mà còn đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng

1.1.2 Nghiên cứu về động thái rừng

Nghiên cứu về động thái rừng trên thế giới tập trung vào ba hướng chính: nghiên cứu quá trình tái sinh rừng, nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng và nghiên cứu về diễn thế rừng

Jeanine Maria Felfili (1997) [38] đã nghiên cứu trong vòng 6 năm trong khoảng 64

ha rừng hành lang nguyên sinh dọc theo dòng sông Gama tại quận Federal, Brazil Các cây có chu vi từ 31 cm trở lên tại vị trí 1,3m (tương ứng với D1.3 > 10cm) được đo 3 năm

1 lần kể từ năm 1985 trong 151 ô định vị (10x 20 m) Tái sinh tự nhiên (của cây riêng lẻ

có gbh < 31cm) được đo vào năm 1986, 1989 và 1991 trong các ô dạng bản Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số cây (gbh ≥ 31 cm) gồm 93 loài, 81 chi và 44 họ vào thời điểm năm 1985 Hầu hết các loài, hiện tại là cây, đã có cây tái sinh vài lần trong suốt thời gian theo dõi, nhưng đối với phần lớn các loài đã bị thiếu hụt trong một số thời điểm nhất định Tăng trưởng đường kính hàng năm của lớp cây có D1.3 > 10cm là 0,25cm/năm

Trang 15

Những loài ưa sáng và những loài cây tầng trên sinh trưởng nhanh hơn những loài chịu bóng và những loài ở tầng dưới

Tỉ lệ tử vong chung cho quần xã là 3,5%/năm, trong khi tỉ lệ bổ sung là 2,7% Không có sự khác biệt giữa tỉ lệ bổ sung và tỉ lệ tử vong của 55 loài Tỉ lệ bổ sung đủ bù đắp cho tỉ lệ chết của các loài ưu thế

Quá trình tái sinh khoảng 80% số loài xuất hiện trong giai đoạn mới hình thành Cấu trúc mật độ cây và tái sinh tự nhiên tương tự như nhau với hơn 80% số loài xuất hiện với mật độ thấp Tỷ lệ giảm giữa các lớp chiều cao kế tiếp là 50%, cho thấy số lượng cây ở mức độ thấp tiêu biểu cho lớp cây non tại các khu rừng nhiệt đới Các loài phổ biến nhất là cây cũng đó tái sinh nhiều, ngoại trừ vài trường hợp ngoại lệ Vì vậy, khu rừng ở đây dường như đủ mạnh mẽ để duy trì một sự đa dạng các loài và cấu trúc trong điều kiện không bị xáo trộn

Koichi Takahashi và các cộng sự (2003) [39] đã nghiên cứu về Cấu trúc đứng và động thái tái sinh của những cây có chiều cao > 2m thời kỳ từ 1982 – 1998 trong một ô thí nghiệm có diện tích 1ha tại rừng thực vật hạt trần gỗ cứng ở miền Bắc Nhật Bản với thảm thực vật tre lùn dày đặc phía dưới tán Các tác giả tập trung nghiên cứu tỉ lệ tử vong của các loài, tỉ lệ bổ sung vào tầng cây cao của các loài và chỉ ra nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quá trình đó Kết quả nghiên cứ chỉ ra rằng rừng có mật độ rất thấp so với các

khu rừng khác (chỉ 651 cây/ha), loài Quercus crispula chiếm ưu thế ở tầng tán nhưng cây

tái sinh rất ít Trong khi Acer mono, Acer japonicum và Abies sachalinensis chiếm ưu thế trong tầng phụ nhưng ở tầng dưới có rất nhiều cây tái sinh Tỉ lệ tử vong của mỗi loài rất thấp trong suốt quá trình điều tra (trung bình 0,57%/năm) và không có sự khác biệt rõ

ràng giữa bốn loài Cấu trúc tuổi của Q crispula có dạng hình chuông với một đỉnh tại

tuổi 200, trong khi các loài còn lại có dạng ngược lại: giảm theo hình chữ J hoặc dạng bất

ổn định hình răng cưa Kết quả quan sát cho thấy việc bổ sung của loài Q crispula không

có, trong khi đó 3 loài còn lại được bổ sung rất nhiều Có thể giải thích rằng Q crispula

phụ thuộc vào sự tồn tại dai dẳng của quần thể Sự bổ sung của 3 loài không tập trung ở những lỗ trống của tầng tán bởi vì tre lùn che phủ rất dày đặc Họ chỉ ra rằng có sự quần hợp theo hướng tiêu cực giữa các cây trong tầng tán, nhưng sự quần hợp giữa các cá thể

Trang 16

Q crispula Sự liên kết không gian giữa các quá trình bổ sung với tầng tán chính đã đem lại hiệu quả trong quá trình cạnh tranh cho loài Q crispula trên tỉ lệ tăng trưởng của ba

loài kia và của chính nó Tuy nhiên tỉ lệ tử vong thấp của những cây cao hơn 2m đã chỉ ra rằng sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài và giữa các loài không mạnh mẽ trong quần

xã cây rừng Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nhân tố ảnh hưởng đến sự bổ sung cây (sự thống trị, sự che phủ của tre lùn phía dưới mặt đất) là quan trọng hơn đối với sự tồn tại của các loài so với quá trình cạnh tranh giữa các cá thể có chiều cao lớn hơn 2m

JIN Yong-huan và các cộng sự (2003) [35] đã Nghiên cứu sự thay đổi các chỉ số đa dạng sinh học ở rừng thứ sinh sau khai thác chọn tại vùng núi trường Bạch, phía Đông Bắc trung quốc Đối tượng nghiên cứu là các lâm phần sau khai thác chọn đã có thời gian phục hồi khác nhau (5 năm, 10 năm, 15 năm, 19 năm và 28 năm) với các cường độ khai thác chọn tương ứng (36%, 33%, 45%, 43% và 42%) Việc lựa chọn những lâm phần trong cùng một khu vực nhằm hạn chế sự khác nhau về điều kiện tự nhiên Chỉ số đa dạng được lựa chọn để nghiên cứu đó là: chỉ số về độ giàu có (S), Simpson, Shannon-Wiener Kết quả nghiên cứu sự thay đổi chỉ số S cho thấy: đối với tầng tán chính chỉ số S tăng từ

15 – 25% so với rừng nguyên sinh Đối với lớp cây tái sinh chỉ số này giảm dần, mức giảm lớn nhất là đối tượng rừng sau 10 đến 15 năm sau khi khai thác (giảm tới 55% so với rừng nguyên sinh), sau đó lại tăng dần về mức ban đầu (đối tượng sau khai thác chọn

28 năm) Đối với lớp cây dưới tán chỉ số này đều giảm theo các năm và sau khi khai thác

28 năm chỉ số này chỉ còn 74% so với rừng nguyên sinh

Đối với chỉ số Simpson: Lớp cây tái sinh có chỉ số giữ nguyên sau 5 năm khai thác (so với rừng nguyên sinh) còn đối với tầng cây cao chỉ số này tăng với đối tượng sau 10

và 15 năm khai thác nhưng sau 28 năm khai thác chỉ số này lại giảm đến mức nhỏ hơn so với đối tượng rừng nguyên sinh Với lớp cây tầng dưới tán sau khi khai thác 5 năm, chỉ số này giảm mạnh, giai đoạn sau khai thác 10 – 15 năm chỉ số D tăng nhanh, sau đó giảm dần đến giai đoạn sau khai thác 28 năm thì chỉ số này thấp hơn so với rừng nguyên sinh

Khác với sự biến đổi của hai chỉ số trên, chỉ số Shannon-Wiener có sự biến động không nhiều giữa các đối tượng (trong phạm vi +-10% so với rừng nguyên sinh) Chỉ số này tại khu vực nghiên cứu biến động từ 1,91 đến 2,26 chứng tỏ rừng tại khu vực có tính

đa dạng loài tương đối cao

Trang 17

Nguyên nhân của sự thay đổi khác nhau như vậy được giải thích: Khi con người tác động vào hệ sinh thái tự nhiên sẽ làm cho hệ sinh thái bị biến đổi, đặc biệt là về cấu trúc rừng Trong rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên, sự phản ứng của các loài cây và các lớp cây là rất khác nhau Sau 10 năm khai thác, lớp cây tầng dưới thay đổi mạnh mẽ nhờ sự phát triển rất nhanh của cây tái sinh ở những lỗ trống tạo ra trong quá trình khai thác Do mức độ tác động ban đầu khác nhau, trong quá trình phục hồi lại rừng, cấu trúc, chức năng và mức độ đa dạng của các đối tượng là khác nhau Sau khi khai thác chọn tạo ra các

lỗ trống trong rừng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống nảy mầm, sinh trưởng mạnh

mẽ của cây tầng dưới và lớp cây tái sinh Vì vậy chỉ số D (Simpson) tăng lên nhanh chóng Sau khai thác 10 - 15 năm, sự phát triển mạnh mẽ của cây bụi, thảm tươi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cây tái sinh dẫn tới chỉ số D giảm xuống

Từ động thái thay đổi của chỉ số Shannon-Wiener có thể kết luận rằng: sự phát triển của cây tái sinh một cách nhanh chóng trong phương thức khai thác chọn cường độ thấp sẽ làm cho chỉ số Shannon-Wiener tăng từ từ trong suốt quá trình tái sinh Như vậy, việc hình thành bức khảm từ các lỗ trống rải rác được tạo ra trong quá trình khai thác chọn sẽ giúp duy trì tính đa dạng trong quá trình khai thác rừng Nghiên cứu này cũng chỉ

ra rằng cường độ và chu kỳ khai thác chọn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tính đa dạng và động thái của nó Đồng thời các tác giả cũng đề nghị xem xét lại chu kỳ khai thác hiện tại, cần tiếp tục nghiên cứu mô hình động thái biến đổi của không gian, tính đa dạng sinh học trong các lớp cây khác nhau và sự biến đổi của các thành phần cấu trúc rừng trong suốt quá trình tái sinh rừng sau khai thác chọn

1.2 Ở Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu về phân loại rừng

Loestchau (1960) đã đưa hệ thống phân loại rừng theo trạng thái hiện tại để đáp ứng nhu cầu kinh doanh rừng, điều tra rừng gỗ nhỏ ở Quảng Ninh Đến năm 1966 công trình này được bổ sung và được sử dụng rộng rãi với tên gọi: “Phân chia kiểu trạng thái

và phương hướng kinh doanh rừng hỗn giao thường xanh lá rộng nhiệt đới Công trình này sau đó được Viện Điều tra Quy hoạch rừng cải tiến cho phù hợp với đặc điểm nước

ta Thái Văn Trừng (1978) [23] đã dựa vào 4 tiêu chuẩn đó là: Dạng sống, ưu thế của

Trang 18

tán lá để phân chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật Nguyễn Hồng Quân, Trương Hồ Tố, Hồ Viết Sắc đã dựa vào các chỉ tiêu như trạng thái hiện tại, mức độ bị tác động, cấp sản xuất, khả năng tái sinh tự nhiên tình trạng đất đai để tiến hành phân loại rừng thưa lá rộng rụng lá (rừng khộp) nhằm phục vụ cho công tác điều chế loại rừng này

Vũ Đình Huề (1969) [14] đề nghị phân loại rừng theo kiểu rừng với các chỉ tiêu là khả năng tái sinh tự nhiên, tình hình đất đai, trạng thái rừng và loại hình xã hợp thực vật

Vũ Biệt Linh (1984) [13] lại đề xuất hướng phân chia trạng thái rừng theo mục đích, nội dung, phương thức, biện pháp kinh doanh để tạo điều kiện kinh doanh rừng hiệu quả Huy (1993) [7] đã dùng hệ thống phân loại của Loestchau để phân chia trạng thái rừng Bằng lăng ở Tây Nguyên

Như vậy việc phân chia loại rừng là cần thiết đối với sản xuất, nghiên cứu khoa học cũng như bảo tồn rừng Cấu trúc của thảm thực vật rừng chính là cơ sở của việc phân chia Tùy từng mục tiêu cụ thể mà việc phân loại cũng sử dụng các phương pháp khác nhau, với những yêu cầu đòi hỏi khác nhau cho phù hợp với mục đích và đối tượng sử dụng

1.2.2 Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng

- Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D 1.3 )

Với rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi, Đồng Sỹ Hiền (1974) [8] chỉ ra rằng dạng phân bố N/D1.3 là dạng phân bố giảm nhưng do trong quá trình khai thác chọn thô không theo nguyên tắc, nên đường thực nghiệm có dạng hình răng cưa và ông đã chọn hàm Meyer để nắn phân bố N/D1.3 ở rừng tự nhiên lá rộng nước ta và dùng họ đường cong Poisson để nắn phân bố thực nghiệm cho rừng tự nhiên miền Bắc nước ta

Nguyễn Hải Tuất (1996) [22] sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân bố thực nghiệm dạng hình “j” với điểm cực đại nằm ở giữa cỡ đường kính thứ hai Ông cũng sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và sử dụng hàm Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể

Lê Sáu (1996) [19] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên đã khẳng định sự phù hợp hơn hẳn của phân bố Weibull trong việc mô tả quy luật phân bố N/D cho tất cả mọi trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực nghiệm đó ở dạng nào đi nữa

Trang 19

Vũ Tiến Hinh (1988, 1991) [10] [11] đã thử nghiệm một số phân bố lý thuyết để nắn phân bố N-D1.3 rừng trồng một số loài cây và kết luận phân bố Weibull là phân bố thích hợp nhất

- Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H vn )

Đối với rừng tự nhiên lá rộng nước ta, Đồng Sỹ Hiền (1974) [8] phân bố N/Hvntrong từng loài lâm phần thường có nhiều đỉnh, phản ánh mức độ phức tạp của rừng chặt chọn Phạm vi biến động về chiều cao từ (0,3 -2,5) H trong từng loài có thể hẹp hơn Hệ

số biến động chiều cao với lâm phần tự nhiên 24 - 40%, trong phạm vi loài ưu thế 12 – 34% Một số tác giả như Huy (1993) [7], Đào Công Khanh (1996) [12] đã nghiên cứu phân bố N-Hvn để tìm ra tầng tích tụ tán cây và thấy rằng phân bố N-Hvn là phân bố một đỉnh, nhiều đỉnh phụ hình răng cưa và thích hợp với hàm Weibull Nguyễn Thành Mến (2005) [15] sử dụng hàm Weibull, Meyer, khoảng cách để mô phỏng quy luật phân bố N-

Hvn ở các khu rừng lá rộng thường xanh sau khai thác ở Phú Yên và thấy rằng hàm Meyer

và hàm khoảng cách là không phù hợp, chỉ có hàm Weibull là có khả năng mô phỏng tốt quy luật phân bố này

- Tương quan chiều cao với đường kính (H/D 1.3 )

Đồng Sỹ Hiền đã sử dụng phương trình logarit hai chiều hoặc hàm mũ để mô tả quan hệ H/D đồng thời cho thấy khả năng sử dụng một phương trình chung cho cả nhóm cây có tương quan H/D thuần nhất với nhau Theo Vũ Đình Phương (1987) [18] thì có thể lập biểu chiều cao lâm phần Bồ đề tự nhiên theo phương trình bậc 2 dạng parabol mà không cần phân biệt cấp đất và tuổi Đối với lâm phần Thông đuôi ngựa có thể dùng phương trình logarit một chiều để xác lập quan hệ H/D1.3 Đào Công Khanh (1996) [12], Trần Cẩm Tú (1999) [25] đã chọn phương trình: log Hvn = a+ blogD1.3 để biểu diễn mối quan hệ chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực cho rừng tự nhiên hỗn loài ở Hương Sơn- Hà Tĩnh

Trang 20

Tất cả những công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới và ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, được tiến hành trên nhiều đối tượng nghiên cứu là những định hướng, cơ sở lý luận rất rõ nét cho nghiên cứu của luận văn

1.2.3 Nghiên cứu về động thái cấu trúc rừng

Các công trình nghiên cứu về động thái rừng ở Việt Nam đó được nghiên cứu từ lâu Trần Ngũ Phương (1970) [16] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đó có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dó tự nú phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cá sẽ chuyển dần lờn những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”

Thái Văn Trừng (1978, 2000) [23] [24] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, đó kết luận: ỏnh sỏng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng Nếu các điều kiện khác của môi trường như đất rừng, nhiệt

độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theo những phương thức tái sinh có qui luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường

Đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền Bắc, Trần Xuân Thiệp (1995) [27] nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi Qua đó, tác giả kết luận: Rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có, lớn nhất so với các vùng khác Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn, trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác: Lê Đồng Tấn (1999) [21] nghiên cứu quá

trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La đã kết luận: mật

độ cây tái sinh giảm dần từ chân đồi lên đỉnh đồi Tổ hợp loài cây ưu thế trên ba vị trí địa hình và 3 cấp độ dốc là giống nhau Sự khác nhau chính là hệ số tổ thành các loài trong tổ

Trang 21

hợp đó Lê Đồng Tấn - Đỗ Hữu Thư (1998) [20] nghiên cứu thảm thực vật tái sinh trên

đất sau nương rẫy tại Sơn La qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn I (tuổi từ 4 đến 5), giai đoạn II (tuổi 9 đến 10), giai đoạn III (tuổi 14 đến 15) và nhận xét: Trong 15 năm đầu, thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy có số lượng loài đều tăng lên qua các giai đoạn phát triển Sau 3 giai đoạn phát triển thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy thể hiện một quá trình thay thế tổ thành rất rõ ràng, lượng tăng trưởng của thảm thực vật không cao

Trần Ngũ Phương (1970) [16] nghiên cứu về diễn thế thứ sinh đó chỉ ra quá trình diễn thế đặc trưng của rừng Lim xanh tại hai vùng: Phú Thọ - Tuyên Quang và vùng Hữu Lũng, Lạng Sơn Nghiên cứu hai quá trình diễn thế trên còn cho thấy: mặc dự cùng một loại rừng gần như nhau, tác động của con người về cơ bản giống nhau, nhưng ở những vùng khí hậu đất đai khác nhau, quá trình diễn thế diễn ra không như nhau Vi vậy, diễn thế của các quần lạc thực vật rừng cụ thể đều mang tính địa phương Nắm được qui luật diễn thế của các loại rừng cụ thể là cơ sở khoa học quan trọng để điều tiết phương hướng phát triển của rừng trong công tác khoanh nuôi rừng nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh rừng

Ngoài ra tác giả đã sử dụng mô hình ma trận quần thể biến đổi để xem xét ảnh hưởng của các biến động môi trường và của quần thể tới sự tồn tại và phát triển của 6 loài cây nghiên cứu Kết quả thu được từ mô hình cũng chỉ ra rằng: những biến động của môi trường làm giảm số lượng cá thể của quần thể, do đó làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của quần thể Biến động về không gian (biến động giữa các cá thể) có ảnh hưởng lớn hơn tới

sự suy thoái của quần thể so với biến động về thời gian Nguy cơ tuyệt chủng của quần thể bị ảnh hưởng rất lớn bởi các tham số: tỉ lệ sống (đặc biệt là đối với các cây nhỡ và cây trưởng thành), tốc độ sinh trưởng và tái sinh của các cá thể Qua kết quả nghiên cứu tác giả cũng đã đề xuất biệp pháp tổng hợp để bảo tồn hiệu quả các loài cây bị đe dọa, có thể

áp dụng kết quả nghiên cứu này cho các loài cây bị đe dọa khác với lịch sử phát triển quần thể tương đồng và có sự giống nhau về hiện trạng các quần thể hiện có Đồng thời tác giả cũng khuyến nghị cần thực hiện các biện pháp bảo tồn hiệu quả trước khi quần thể suy giảm tới mức báo động

Trang 22

Trương Quang Bích (2008) [1] đã nghiên cứu động thái phục hồi rừng sau nương rẫy trên 4 ô định vị (diện tích 1ha/ô) tại vườn quốc gia cúc phương Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra rằng số lượng loài cây gỗ tăng mạnh tà khi rừng còn non đến khoảng 15 tuổi, sau đó tốc độ tăng thấp hơn Tốc độ tăng trưởng thường xuyên hàng năm của độ tàn che, đường kính, chiều cao bình quân tổng tiết diện ngang trong giai đoạn rừng mới phục hồi đến 10 – 12 năm là khá cao Giai đoạn từ 12 – 16 năm tốc độ tăng trưởng chậm lại Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm lại là do cây trong rừng phục hồi bị chết nhiều Tác giả cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi rừng lượng cây bổ sung cho tầng cây cao là nhiều nhất và số cây chết là ít nhất Trong các giai đoạn tiếp theo tỉ lệ bổ sung giảm dần, tỉ lệ chết tăng lên Tỉ lệ chết nhiều nhất trong giai đoạn sau khi phục hồi 13-19 năm Điều này được giải thích là do rừng phục hồi sau nương rẫy, những loài tiên phong ưa sáng chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu Đến thời điểm sau khi phục hồi 13-19 năm những loài này bước sang giai đoạn già cỗi và chết đi

Số lượng loài cây biến động theo chiều hướng tăng dần Đến giai đoạn 13 đến 19 năm số lượng loài có mức biến động nhỏ và dần ổn định Về tổ thành loài ít có sự biến động đối với những loài chiếm ưu thế Sự biến động chỉ rừng lại ở việc thay đổi mức độ ưu thế giữa các loài chiếm ưu thế trong quần xã, hầu như không có sự xuất hiện các loài mới trong công thức tổ thành theo thời gian

Nghiên cứu động thái cấu trúc và tái sinh quần xã thực vật rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam đã rút ra một số kết luận đáng chú ý.Tại các khu vực nghiên cứu đều có mức độ đa dạng về loài cây gỗ khá cao Có sự biến đổi đáng kể trong tổ thành rừng theo thời gian Thời gian phục hồi rừng tăng thì tổ thành loài cây gỗ có xu hướng tiến dần tới sự ổn định để tạo lập một hoàn cảnh rừng mới Sự biến động về sinh trưởng chiều cao, sinh trưởng đường kính giữa các năm là không lớn, một số khu vực rừng bị tác động mạnh thậm chí đường kính bình quân còn giảm đi Tác giả cũng

đã đưa ra dự đoán xu hướng biến đổi của tổ thành cũng như phân bố N/D1.3. tại một số khu vực, dự báo về số cây tái sinh tham gia vào tầng tán chính của lâm phần tại 4 khu vực nghiên cứu Đồng thời tác giả đưa ra mô hình cấu trúc mẫu định hướng cho từng trạng thái ở mỗi khu vực

Trang 23

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Bắc Yên

2.1.1 Vị trí địa lý

Bắc Yên là một Huyện vùng cao của tỉnh Sơn La nằm cách trung tâm Thành phố Sơn La 95 km về phía Đông Bắc Có diện tích tự nhiên là: 109.936 ha, chiếm 7,78% diện tích tự nhiên của tỉnh

Toạ độ địa lý: 21023'23" Vĩ độ Bắc 104010'15" Kinh độ Đông

- Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái và huyện Mường La

- Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Yên Châu và huyện Mộc Châu

- Phía Đông giáp huyện Phù Yên

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Mai Sơn

Bắc Yên có 14 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 13 xã) với 53.136 người Năm 2009 mật độ dân số trên 48,3 người/km2, có 7 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn

Huyện Bắc Yên nằm trên trục đường quốc lộ 37, có cầu Tạ Khoa, sông Đà là tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Yên cũng là huyện có diện tích lòng hồ sông Đà lớn có ý nghĩa về sinh thái, giữ nước và điều tiết nước phòng hộ đầu nguồn sông Đà Với những đặc điểm trên về mặt địa lý và địa hình có thể khẳng định huyện Bắc Yên có những khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội

do địa hình kém ưu đãi là độ dốc lớn, chia cắt mạnh và phức tạp, nhiều núi cao, khe sâu song cũng có những ưu thế về mặt vị trí địa lý do nằm trên trục quốc lộ 37 vừa có tuyến đường sông vừa có tuyến đường bộ để lưu thông, phát triển kinh tê – xã hội của huyện nói

Trang 24

2.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng

Trên địa bàn huyện Bắc Yên có một số loại đất chính:

- Đất phù sa ngòi suối (Py): diện tích khoảng 220 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ 0,2% diện tích tự nhiên, nằm ở địa hình thấp dọc theo ven sông, suối Hàm lượng dinh dưỡng đất ở mức trung bình Loại đất này thích hợp với cho lúa nước và một số loại hoa màu (ngô, đậu đỗ, )

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): diện tích khoảng 32.980 ha, chiếm 30% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi cao Độ dốc phổ biến từ 20-30%, tầng đất dầy thường 50-100 cm Hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình đến khá Độ chua của đất: PHKcl từ 3,8-4,5 Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao như: Chè, cây ăn quả,

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích 31.880 ha, chiếm khoảng 29% diện tích

tự nhiên, phân bố trên địa hình đồi núi cao từ 600 – 1000 m Độ dốc thường trên 25% Tầng đất mỏng, phổ biến từ 30- 50 cm, Hàm lượng dinh dưỡng nghèo, đất chua PHKcl từ 3,5-4,2

- Đất vàng đỏ trên đá Mác ma axít (Fa): diện tích 16.500 ha, chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên Phân bố trên địa hình núi cao từ 400-600 m Độ dốc phổ biến từ 20-25%, đất có hàm dinh dưỡng nghèo Tầng dầy mỏng thường từ 30-70 cm Loại đất này thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu đỗ, sắn,

- Đất mùn vàng nhạt trên đá phiến sét (Hs): diện tích khoảng 11.000 ha, chiếm 10% diện tích tự nhiên

- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): diện tích khoảng 7.700 ha, chiếm 7% diện tích tự nhiên Phân bố trên khu vực núi cao trên 1000 m Loại đất này chủ yếu để khoanh nuôi và bảo vệ rừng

Ngoài ra còn một số loại đất có diện tích 9.600 ha, chiếm tỷ lệ 8,7% so với diện tích tích tự nhiên như: đất dốc tụ (D), đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv),…

2.1.4 Khí hậu thuỷ văn

2.1.4.1 Khí hậu

- Chia làm 2 vùng khí hậu:

Trang 25

+ Vùng cao gồm 8 Xã mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đới chiếm 70% số tháng trong năm sương mù bao phủ, thời tiết mát lạnh

+ Vùng dọc sông Đà có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới

- Khí hậu Bắc yên được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Chịu ảnh hưởng của gió Lào, đặc biệt gió Lào khô và nóng (tháng 3,4)

Nhìn chung, khí hậu Bắc Yên có nhiều thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi như: cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và sản xuất lâm nghiệp Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, nên khi thì gây lũ, ngập khi thì khô hạn

ở các xã dọc sông và quốc lộ 37 làm ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp và giao thông của địa phương; các xã vùng cao khí hậu lạnh, mây mù bao phủ gây nhiều khó khăn trong sản xuất nhất là sản xuất cây lương thực

2.1.4.2 Thuỷ văn

Bắc Yên nằm trong lưu vực sông Đà, có hệ thống sông suối khá dày nhưng mật độ không đều, địa hình phức tạp, núi cao, khe sâu, có 8 suối lớn là: suối Sập, suối Cải, suối Chim, suối Lừm, suối Khoa, suối Sập Việt, suối Nhạn và rất nhiều suối nhỏ, các suối này

là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân và nhìn chung các suối có độ dốc dòng chảy lớn, có khả năng xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ (Hiện đang xây dựng các thuỷ điện suối Sập, suối Chim, suối Lừm với công suất trên 100

MW, riêng suối Sập theo khảo sát của Viện thuỷ lợi có thể xây dựng được 5 thuỷ điện ở 5 cao trình khác nhau) Huyện có 72 km Sông Đà chảy qua với diện tích mặt sông và hồ trên sông khoảng 2.510 ha Mực nước trên sông thay đổi lớn qua mùa lũ và mùa kiệt

Trang 26

đánh bắt thuỷ sản, là tiềm năng để phát triển du lịch tham quan thắng cảnh cho khách du thuyền, nghỉ mát và du lịch sinh thái trong thời gian tới Tuy nhiên, ở nhiều nơi mặt nước lại rất thấp so với mặt bằng canh tác và khu dân cư, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong huyện, bên cạnh đó những năm gần đây do chặt phá rừng làm nương và khai thác rừng chưa hiệu quả nên lưu lượng nước giảm, nhất là ở các xã vùng cao, thường xuyên thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa khô

2.1.5 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bắc Yên

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Huyện 109.936 ha, trong đó đất đang được sử dụng vào các mục đích sau (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dựng tài nguyên đất huyện Bắc Yên

Tổng diện tích các loại đất (ha)

Cơ cấu (%)

Trang 27

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 56,20 1,19 2.4 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 3.115,64 65,99

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 28.081,69 97,67

(Nguồn: Báo cáo sử dụng đất huyện Bắc Yên đến năm 2009)

Diện tích đất sử dụng bình quân đầu người 84,9 ha/người, trong nông nghiệp là 90,7 ha/người Như vậy, so với huyện khác trong tỉnh tỷ lệ này khá cao và đặc biệt là gấp

10 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng (360 m2/người), điều đó phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, chủ yếu là so với các huyện khác trong tỉnh diện tích đất canh tác của huyện có độ dốc cao do đó việc tăng trưởng giá trị và sản lượng trong nông nghiệp tỷ lệ thuận với việc tăng nhanh diện tích, mặt khác do diện tích đất bằng phẳng đã được khai thác triệt để để canh tác lúa nước, song rất nhỏ 190 ha, chiếm 0,17 % diện tích đất tự nhiên, còn lại 950 ha diện tích lúa nước là diện tích tận dụng khai thác đất đồi dốc để khai hoang ruộng bậc thang; diện tích rừng và các cây trồng khác đều canh tác trên đất đồi có

độ dốc cao, bên cạch đó việc khai thác sử dụng tài nguyên lãng phí, chưa hiệu quả là một trong những vấn đề bức xúc đặt ra trên quan điểm phát triển bền vững trong thời gian tới

2.1.6 Tài nguyên rừng

Huyện Bắc Yên là huyện có diện tích đất rừng và rừng khá lớn, chiếm 73,02% diện tích Nông nghiệp và chiếm 50,9% diện tích đất tự nhiên; đất đai phù hợp với nhiều loại cây; rừng ở huyện Bắc Yên có vai trò của rừng phòng hộ và có khả năng phát triển rừng các cây có giá trị kinh tế cao (Biểu: 2.2)

Bảng 2.2 : Hiện trạng rừng phân theo chức năng

Trang 28

- Rừng trồng : Với diện tích : 450,97ha, chiếm 0,08% tổng diện tích rừng hiện còn, rừng trồng chủ yếu được trồng từ các Dự án KW7 và dự án 661 Các loài cây trồng là Sơn Tra, Bạch đàn và Thông Mã Vĩ, Tếch Diện tích rừng trồng chủ yếu là trồng phòng hộ, chưa có thu

- Rừng Tự nhiên : Với diện tích 55.383,57ha, chiếm 99,92% diện tích đất có rừng toàn huyện Rừng tự nhiên trên địa bàn huyện chủ yếu là các trạng thái IIa, IIb, IIIa1, IIIa2, IIIa3, các trạng thái rừng IIIa2, IIIa3 chủ yếu nằm trên các địa bàn vùng sâu, vùng

xa, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ

Thực vật rừng trên địa bàn huyện Bắc Yên khá đa dạng về thành phần loài, là nơi giao lưu của nhiều luồng thực vật, trong thành phần loài có những loài cây bản địa có giá trị nhiều mặt như : Pơmu (Fokienia hodginsii (Dunn) A Henry et Thoms); Lát Hoa (Chukrasia tabularis A.Juss); Sơn tra (Docyniaindica(Wall.)Decne); Đẳng Sâm (Codonopsis javanica (Blume)Hook.f) …

Động vật rừng trong vùng là một phần của khu hệ động vật Tây Bắc Bộ, có các loài như: Lợn rừng, Gấu, Khỉ, Nhím, Gà rừng…

Rừng tự nhiên của huyện Bắc Yên đã chịu nhiều tác động của việc chặt phá, khai thác trái phép, cấu trúc rừng thay đổi, chất lượng rừng giảm nghiêm trọng Hiện tại, rừng

tự nhiên của huyện không được khai thác gỗ, thự hiện theo chủ trương đóng cửa rừng của Nhà nước năm 2007

2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trang 29

công tác dân số và KHHGD được nâng lên, đã góp phần quan trọng cải thiện chất lượng dân số, giảm thiểu chất lượng tăng dân số trong những năm gần đây

Về cơ cấu dân số: Năm 2007 dân số Nam là 26.556 người (chiếm 49,8%), Nữ 26.583 người (chiếm 50,2%)

Dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện, giữa thành thị và nông thôn Trong đó vùng dọc sông đà và quốc lộ 37 là 35.955 người, chiếm 67,7% dân số toàn huyện, mật độ dân số trung bình là 64,3 người/ha; vùng cao là 17.181 người, chiếm 32,3%, mật dân số trung bình là 25,5 người/ha Dân số khu vực nông thôn chiếm 92,8%; dân số khu vực thành thị trấn chiếm 7,2% tổng số dân toàn huyện Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các nông thôn, trình độ văn hoá và sản xuất của lực lượng lao động này rất thấp do đó việc nắm bắt và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Huyện Bắc Yên có 7 dân tộc anh em cùng chung sống: Mông, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Kinh, Tày Trong đó dân tộc Mông có số dân lớn nhất, chiếm 42,6%; tiếp đó là các dân tộc Thái chiếm 31,5%, dân tộc Mường chiếm 18,5%, dân tộc Kinh chiếm 4%, các dân tộc Dao, Tày; Khơ Mú chiếm 3,3% Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện đáng kể Bản sắc văn hóa của các dân tộc được bảo tồn và phát huy cùng với việc du nhập các giá trị văn hoá mới, hiện đại Các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan đang dần được xoá bỏ

Lao động trong độ tuổi năm 2007 là 25.879 người, chiếm 48,71% dân số toàn huyện Bình quân hàng năm, lực lượng lao động của huyện tăng thêm khoảng 900 người Lao động thành thị 2.070 người chiếm tỷ lệ 8%, lao động nông thôn 23.809 người chiếm

tỷ lệ 92% tổng số lao động toàn huyện Theo ngành kinh tế, năm 2007 lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm 81,3% tổng số lao động trong các ngành kinh tế; lao động trong ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ chiếm 0,2 %, lao động trong các ngành dịch

vụ trong những năm gần đầy tăng đáng kể, đến năm 2007 là 8,5% Về cơ cấu chất lượng nguồn lao động từng bước được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2007 đạt khoảng 0,3%

Việc khai thác và sử dụng hiệu của nguồn nhân lực trong thời gian tới giữ vai trò

Trang 30

2.2.2 Văn hoá – Xã hội

2.2.2.1 Về giáo dục:

Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng giáo dục Mạng lưới trường lớp ngày càng được mở rộng, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày càng cao, cơ sở vật chất trường, lớp học ngày càng khang trang nhờ thực hiện tốt Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học; số lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tăng, tỷ

lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng nhiều; các chương trình mục tiêu quốc gia

về giáo dục & đào tạo đang thực hiện có hiệu quả như: Phổ cập THCS, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi - chống mù chữ…

- Hệ thống các trường lớp được mở rộng trên tất cả các bậc học Nếu năm 1995 toàn huyện có 17 trường, năm 2000 có 33 trường thì đến năm 2006 số trường toàn huyện

là 38 trường Số trường tăng nhanh chủ yếu trong những năm gần đây do tách các trường PTCS ra thành các trường độc lập và do số học sinh bậc THCS, bậc Mầm non tăng lên ( nếu năm 1995 có 4/13 xã có học sinh cấp 2 đến nay 13/13 xã và thị trấn có học sinh cấp 2) Đối với ngành học mầm non trong giai đoạn 1996 - 2000 phát triển chậm, cả huyện chỉ có 1 trường mầm non thị trấn; đến năm học 2002-2003 đã có 3 trường Mầm non; đến nay 7/14 xã, thị trấn có trường Mầm non tách riêng và 100% xã, thị trấn có lớp học mầm non

- Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ năm 2000 ở 14/14 xã và thị trấn Năm 2006 đã có 7/14 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS, 7/14 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; công tác duy trì phổ cập tiểu học và chống tái mù chữ tiếp tục được duy trì Năm học 2005-2006, đã thực hiện xoá mù cho 1.714 người trong đó chủ yếu là người trong độ tuổi lao động thuộc các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa Đến nay không còn bản trắng về giáo dục (năm 2000 còn 12 bản)

2.2.2.2 Y tế:

Tính đến năm 2009 toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 phân viện Làng Chếu và

13 Trạm xá xã với tổng số 70 giường bệnh, 143 bản có y tế hoạt động Công suất sử dụng giường bệnh đạt 85%-91%, đã giảm được nhiều khó khăn cho người bệnh, đặc biệt là người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số Các loại máy móc thiết bị chẩn đoán bệnh đã

Trang 31

được trang bị tương đối tốt đã tăng khả năng chính xác trong chẩn đoán và chữa trị bệnh cho nhân dân

Năm 2009 tổng số cán bộ ngành y là 132 người, tăng 2,59 lần so với năm 1995 và 1,23 lần so với năm 2000, trong đó có 18 Bác sỹ, số Bác sỹ/1.000 dân đã tăng lên từ 0,07 bác sỹ năm 1995 lên 0,28 bác sỹ người năm 2007 và tăng lên 0,34 bác sỹ năm 2007 tỷ lệ

số xã có Bác sỹ đạt 21,4% Tuy nhiên, tỷ lệ này so với tỉnh Sơn La và cả nước là vẫn còn thấp Phân theo tuyến Huyện có 66 cán bộ, tuyến Xã có 62 cán bộ, 960% bản có cán bộ y

hạ tầng các đơn vị y tế còn nhiều thiếu thốn; thiên tai và các bệnh gây dịch còn tiềm ẩn, như: Sốt rét, lỵ, thương hàn, viêm não, Ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt

để Tình trạng tệ nạn ma túy, mại dâm, đại dịch HIV/AIDS có nguy cơ gia tăng Đây chính là những khó khăn tồn tại và thách thức đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian tới

* Đường bộ: Đến nay huyện Bắc Yên 6 tuyến đường với 280 km (trong đó tuyến tỉnh lộ và huyện lộ là 220km), đường ô tô đi được 410 km, 14 /14 xã, thị trấn có đường ô

tô đến trung tâm xã, 96 bản có đường ô đến bản (trong đó có 559 km lòng đường 2,5 – 3 ô

Trang 32

huyện, xã ô tô đi được được đầu tư xây dựng chủ yếu trong những năm gần đây, do đó nhiều tuyến mặt đường chưa ổn định dễ gây ách tắc giao thông vào mùa mưa Cụ thể như sau:

*Đường thuỷ: Cùng với hệ thống đường bộ, huyện Bắc Yên có tuyến đường sông

là Sông Đà dài 72 km Đã và đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá, vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng các công trình trong khu vực và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Sơn La nói chung, trong đó có vai trò quan trọng trong phục vụ xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La

Như vậy, hệ thống giao thông của huyện có 5 trục chính có vị trí, vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, hình thành các vùng kinh tế của huyện Đó là: trục đường quốc lộ 37 đi qua 3 xã và thị trấn hình thành vùng kinh tế dọc quốc lộ 37 (thị trấn, Phiêng Ban, Song

Pe, Mường Khoa); trục đường sông đà đi qua 5 xã (Chiềng Sại, Tạ Khoa, Mương Khoa, Song Pe, Chim Vàn, Pắc Ngà) cùng với tuyến Cao đa Tạ Hộc đi qua 3 xã hình Thành vùng kinh tế dọc Sông đà; trục đường Bắc Yên đi Hang chú đi qua 4 xã vùng cao (Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú) cùng với tuyến Mường Khoa - Tạ Khoa nối, tuyến Phiêng Côn - Chiềng Sại (đi qua 4 xã - dự kiến tách thành lập mới 1 xã thành 5 xã) hình thành vùng kinh tế vùng cao Mặc dù hệ thống các trục đường chính đã hình thành song nhìn chung các tuyến đường bộ vừa mới xây dựng nên mặt đường chưa ổn định cùng với độ dốc lớn, nhiều cua do đó trong mùa mưa đi lại còn gặp nhiều khó khăn cần nâng cấp trong thời gian tới; tuyến đường sông cần quy hoạch bến bãi có hệ thống; bên cạnh đó cần mở mới, nâng cấp các tuyến đường nối, cắt các trục chính để hệ thống giao thông được liên hoàn, thuận tiện cho đi lại và lưu thông hàng hóa như tuyến Làng Chếu – Cao đa, tuyến Xím Vàng – Chim Vàn, Hang Chú - Pắc Ngà, tuyến dọc 2 bờ Sông Đà, nối tuyến Mường Khoa - Tạ Khoa – Phiên Côn - Chiềng Sại, Tuyến quốc lộ 37 đi bản Xuân giàng - Cửa suối sập thông với Chiềng Sại, Tuyến Hang Chú - Trạm Tấu, thông tuyến đến Làng Sáng, Háng đồng để thành lập xã mới

2.2.3.2 Về thuỷ lợi

- Về hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của huyện chủ yếu là các đập, mương phai nước tự chảy từ các suối Trong những năm gần đây, hệ thống thủy lợi đã được đẩy

Trang 33

nhanh kiên cố hóa, cơ bản bảo đảm ổn định lượng nước tưới tiêu cho trên 1000 ha lúa 1

vụ và trên 260 ha lúa 2 vụ; có 9 xã có diện tích lúa 2 vụ tập trung ở Pắc ngà 80 ha, Phiêng Ban 36 ha, Mường Khoa 36 ha, Chim Vàn 45 ha, 13/14 xã và thị trấn có diện tích lúa mùa (trừ Phiêng Côn không có lúa nước) trong đó các xã có diện tích lúa mùa lớn là Xím Vàng

234 ha, Tà Xùa 205 ha, Hang Chú 165 ha, xã có diện tích lúa mùa ít là Song Pe 12 ha, Chiềng Sại 14 ha và Hồng Ngài 18 ha

- Về hệ thống nước sinh hoạt: Bao gồm hệ thống các công trình nước sinh hoạt tự chảy được xây dựng thành các bể, ống dẫn nước, các mó nước từ các suối, khe suối nhỏ Đến nay toàn huyện đã có 126/149 bản có công trình nước sinh hoạt với 85% số hộ được

sử dụng, giai đoạn 1999-2009 đã đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt 208 tỷ đồng

từ các dự án Giảm nghèo, chương trình 134, 135, chương trình nước sinh hoạt -vệ sinh môi trường, dự án 747-1382 Nhờ đó đã giải quyết cơ bản được tình trạng thiếu nước sinh hoạt và an toàn vệ sinh những năm trước đây

2.2.3.3 Điện

Hệ thống điện lưới của huyện phục vụ sản xuất và đời sống gồm các tuyến điên hạ thế được kéo nối từ Phù Yên, Mộc Châu và Yên Châu và được đầu tư nhanh các tuyến xuống xã, bản trong 3 năm 2003-2006, từ 2 xã có điện lưới năm 2000 lên 14/16 xã và thị trấn năm 2005, hiện có 63% dân số được sử dụng điện lưới với điện năng tiêu thụ hàng năm là 2 triệu kw/h Kết quả trên thể hiện sự tăng trưởng đột phá của hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân Tuy nhiên, do đặc thù về địa hình phức tạp, các bản, các hộ nằm giải rác, thưa thớt do đó việc kéo điện đến các bản, các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, tỷ suất đầu tư rất lớn Vì vậy trong thời gian tới cần triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch xắp xếp lại dân cư cũng như huy động tối đa các nguồn vốn để kéo điện về đến các bản, các hộ gia đình để bảo đảm điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Bên cạnh hệ thống điện lưới quốc gia, hiện nay trên địa bàn huyện đang triển khai xây dựng 2 thủy điện nhỏ là thủy điện Suối Sập trên 12 MW và Thủy điện Xím Vàng trên 16 MW

2.2.4 Về sản xuất nông nghiệp

2.2.4.1 Trồng trọt

Trang 34

Sản xuất lương thực có hạt tăng khá cao và ổn định, từ 12.730 tấn năm 1995 tăng lên 15.927 tấn vào năm 2000 và đạt 19.785 tấn vào năm 2005 Giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân là 4,8% Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân đầu người của huyện Bắc Yên đều tăng qua các năm: Từ 311 Kg/người năm 1995 tăng lên 352kg/người vào năm 2000, năm 2005 đạt 392 kg/người/năm Năm 2009, sản lượng lương thực có hạt của huyện đạt 29.399 tấn(đạt kỷ lục), bình quân lương thực bình quân đầu người đạt 553 kg/người, tăng mạnh so với mức năm 2000 So với tỉnh, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của huyện Bắc Yên năm 2009 bằng 86,6% Điều đáng nói là trong sản lượng lương thực có hạt, sản lượng ngô đã chiếm đến 74,8% và chủ yếu là canh tác trên đất đồi dốc nên việc tăng sản lượng đi đôi với khai thác cạn kiện nguồn tài nguyên rừng, đất bị bạc màu và rửa trôi nên năng xuất cây trồng giảm dần

Bắc Yên đã bảo đảm an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá trên cơ

sở tập trung thâm canh tăng năng xuất, tăng vụ đối với diện tích lúa ruộng Tổng diện tích trồng lúa mùa ruộng năm 2005 đạt 963 ha, tăng 1,7 lần so với năm 1995, trong đó diện tích ruộng 2 vụ là 320 ha, tăng 120 ha so với năm 1995 Diện tích lúa nương giảm từ 6700

ha (năm 1995) xuống còn 3.860 ha (năm 2000) và còn 2000 ha năm 2005 Việc giảm diện tích lúa nương đã góp phần làm giảm diện tích trồng lúa từ 7.991 ha năm 2005 xuống còn 3.290 ha năm 2005 (giảm 4.701 ha) Bình quân mỗi năm giảm 400 ha

Đã hình thành các vùng sản xuất cây lương thực hàng hoá tập trung chủ yếu là cây Ngô ở các xã dọc sông và quốc lộ 37, cây đỗ xanh ở xã Pắc Ngà, Chim Vàn theo hướng thâm canh, đưa giống mới vào sản xuất, giảm diện tích cây ngắn ngày kém hiệu quả trên nương đất dốc Diện tích cây ngô năm 2000 đạt 4.060 ha, tăng 2.500 ha so với năm 1995, năm 2007 tăng lên 8.750 ha, tăng 4.690 ha so với năm 2000, sản lượng ngô đạt 21.985 tấn

Cây công nghiệp hàng năm của huyện được trồng với quy mô, diện tích còn nhỏ, lẻ chủ yếu là trồng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tự cung tự cấp và một phần nhỏ thành hàng hóa Năm 2007 diện tích cây công nghiệp hàng năm cây đỗ tương 57 ha, mía 20 ha, bông

38 ha, lanh 30 ha Nguyên nhân cây công nghiệp hàng năm đạt thấp do hiệu quả kinh tế thấp và điều kiện canh tác gặp khó khăn, tuy nhiên trên địa bàn huyên có một số nơi có thể trồng được cây đậu tương để cải tạo đất và đem lại hiệu quả kinh tế cao (theo kết quả

Trang 35

thực hiện mô hình trình diễn khuyến nông, đậu tương giống mới có thể cho thu nhập từ

7-10 triệu/ha), nhưng do canh tác đòi hỏi kỹ thuật, chi phí cao hơn cây ngô nên chưa khuyến khích nhân dân thay thế cây ngô lai hiện nay Cây công nghiệp lâu năm trước năm 2000

có cây chè và cây cà phê, tuy nhiên do cây cà phê không đem lại hiệu quả kinh tế nên hiện nay cây công nghiệp lâu năm chỉ còn cây chè, tập trung chủ yếu ở vùng chè đặc sản Tà Xùa Năm 2006 diện tích cây chè toàn huyện là 180 ha, sản lượng 57,8 tấn; những năm gần đây chất lượng và sản lượng chè đặc sản Tà Xùa có dấu hiệu giảm sút Qua khảo sát, điều tra cho thấy nguyên nhân là việc đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng chè việc quy hoạch chất lượng chưa cao; triển khai thực hiện còn giãn đoạn, mặt bằng dân trí và trình độ kỹ thuật của lao động còn thấp Do đó, hiện nay cơ cấu giống cây chè bị pha tạp từ 4 loại giống khác nhau (giống nguyên bản cho chất lượng chè ngon là giống chè tuyết trồng từ năm 1968), cây trồng do thiếu chăm sóc nên bị nấm và bệnh nên giảm sút chất lượng và sản lượng, trong thời gian tới cần có đề án nghiên cứu để hỗ trợ đầu tư (ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn II và các nguồn vốn khác) để phát triển vùng chè tương xứng với tiềm năng vốn có và yêu cầu nâng cao tỷ trọng giá trị cây công nghiệp lâu năm trong trồng trọt theo quan điểm hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững

Cây chất bột lấy củ những năm gần đây tương đối ổn định, nhân dân trồng để phục

vụ cho nhu cầu chăn nuôi và một phần sản xuất hàng hóa Diện tích cây chất bột lấy củ năm 2007 là 1.700 ha, tăng 597 ha so với năm 2000, trong đó cây sắn là 1.300 ha, Dong giềng 300 ha, khoai sọ 100 ha Những năm tới khi diện tích trồng ngô lai bạc màu cần chuyển đổi sang trồng xen canh cây sắn, cây chất bột lấy củ để cải tạo đất và phục vụ cho phát triển chăn nuôi của huyện

Cây ăn quả được trồng chủ yếu ở các xã dọc sông và quốc lộ 37 với cơ cấu cây trồng chính là Nhãn, Xoài, Chuối ở vùng cao, trong đó diện có diện tích cây nhãn được

hỗ trợ trồng theo chương trình dự án 747 (theo hình thức trồng rừng tập trung và cải tạo vườn tạp) Năm 2009 tổng diện tích cây ăn quả đạt 1.710 ha, sản lượng ăn quả đạt 2.660 tấn, tăng 52,8% so với năm 2000 Do diện tích cây ăn quả của huyện chủ yếu được trồng trên đất dốc thiếu mùn, thiếu nước tưới ẩm, chất lượng giống chưa cao và thiếu kỹ thuật chăm sóc nên hiệu quả kinh tế của các cây trồng còn chưa cao, tỷ trọng giá trị tăng thêm

Trang 36

2.2.4.2 Chăn nuôi

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có sự thay đổi đáng kể Năm 2000, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 8,16 tỷ đồng, đã tăng 13,59 tỷ đồng năm 2005, và đạt 17,65 tỷ đồng năm 2009 Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chủ yếu do gia súc quyết định, chiếm trên 70% giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi Tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong toàn ngành nông nghiệp tăng dần qua các giai đoạn, giai đoạn 1996-2000 nhịp

độ tăng trưởng bình quân đạt 1,2%, tỷ trọng giá trị trong nông nghiệp từ mức 18,6% năm

2000 tăng lên 25% năm 2005 Năm 2009 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 43,92 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 26% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân đạt 13,2% /năm trong cả giai đoạn 2001 – 2005 Điều đó cho thấy sự phát triển ngành chăn nuôi là phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp và trên quan điểm phát triển bền vững, song còn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện

Đàn gia súc, gia cầm trong những năm qua nhìn chung có tốc độ phát triển ổn định, tuy dịch bệnh xảy ra ở một số xã nên đàn gia cầm có biến động giảm ở một số năm đặc biệt ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm từ năm 2004

- Đàn trâu từ 7.375 con năm 1995 tăng lên 8.207con năm 2000 và đ ạt 8.850 con năm 2005 tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 1,6% /năm, năm 2007 đạt 9.694 con

- Đàn bò từ 6.412 con năm 1995 tăng lên 7.252 con năm 2000 và đạt 8.750 con năm 2005 Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 4,1% /năm Năm 2007 đạt 10.748 con

- Đàn lợn từ 22.667 con năm 1995 tăng lên 23.958 con năm 2000 và đ ạt 23.892 con năm 2005 Năm 2007 đạt 22.320 con

- Đàn gia cầm từ 163.662 nghìn con năm 1995 tăng lên 121,532 nghìn con vào năm 2000 và đạt 162,764 nghìn con năm 2005 Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 –

2005 là 6,7% /năm năm 2006 số gia cầm tăng lên 168,727 nghìn con

- Đàn Dê từ 4.710 con năm 1995 tăng lên 5.643 con năm 2000 và đạt 7.852 con năm 2005 Tốc độ tăng bình quân năm 2001 – 2005 là 5,8% /năm Năm 2006 đạt 8.349

Ngày đăng: 01/04/2016, 12:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w