1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị

42 737 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 12,01 MB

Nội dung

Một đô thị có qui mô hợp lí khi các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và thiên nhiên cho phép đảm bảo tốt nhất về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian đô thị, cảnh quan và môi trường đô thị

Chương 3 Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị 3.1. Qui mô, tính chất trong thiết kế quy hoạch đô thị 3.1.1. Qui mô dân số và qui mô đô thị 1/ Qui mô dân số đô thị, mật độ dân số và phương pháp tính toán a/ Qui mô dân số - Qui mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (N 1 ) và số dân tạm trú trên 6 tháng (N 0 ) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nội thành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn - Dân số tạm trú quy về dân số đô thị được tính theo công thức N 0 = Trong đó N 0 - số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người) Nt -Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàng năm (người) m - Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày) b/ Mật độ dân số - Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị. - Mật độ dân số được xác định theo công thức sau D = N S Trong đó D - Mật độ dân số (người / km 2 ) N- Dân sô đô thị (N= N 1 + N 0 ) S - Diện tích đất đô thị (km 2 ) - Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất dành để xây công trình, không bao gồm đất nông nghiệp. 2/ Qui mô hợp lí của một đô thị Một đô thị có qui mô hợp lí khi các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và thiên nhiên cho phép đảm bảo tốt nhất về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian đô thị, cảnh quan và môi trường đô thị với những chi phí xây dựng và quản lí đô thị ít tốn kém nhất. Có thể xây dựng và tìm được những qui mô tối ưu cho từng đơn vị trong đô thị, cho những giai đoạn phát triển như đơn vị tối ưu, đơn vị sản xuất tối ưu, đơn vị đô thị tối ưu. 2Nt x m 365 25 Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị cần chú ý đến yếu tố kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội và chính sách, môi trường sinh thái, an ninh, an toàn xã hội, thẩm mĩ kiến trúc đối với đô thị và đơn vị đô thị. Qui mô đô thị hợp lí chỉ hợp lí trong khoảng không gian nhất định và có phạm vi dao động rất lớn về dân số (từ 50.000 - 350.000 người) Khi nghiên cứu về qui mô đô thị cần chú ý đến các yếu tố chủ yếu sau + Tổ chức sản xuất (sản xuất công nghiệp) + Tổ chức đời sống dân cư + Tổ chức giao thông + Tổ chức mạng lưới công trình kỹ thuật đô thị + Tổ chức bảo vệ môi truờng và cảnh quan + Phân bố về sử dụng đất đai xây dựng + Hoàn thiện kỹ thuật và đất đai xây dựng + Quản lí kinh tế đô thị 3.1.2. Tính chất của đô thị 1/ ý nghĩa của việc xây dựng tính chất đô thị - Tính chất của đô thị nói lên vai trò, nhiệm vụ của đô thị với các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đô thị đó. - Tính chất của đô thị có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nhân khẩu, bố cục đất đai. Tổ chức hệ thống giao thông và công trình phục vụ công cộng .v v và nó còn ảnh hưởng đến hướng phát triển của thành phố. 2/ Cơ sở để xây dựng tính chất của đô thị - Phương hướng phát triển kinh tế của Nhà nước Toàn bộ những yêu cầu và chỉ tiêu đặt ra cho từng vùng chức năng trong phạm vi cả nước dựa trên những số liệu điều tra cơ bản và chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, nhằm tạo điều kiện cho kinh tế phát triển hài hòa và cân đối giữa các vùng với nhau, tận dụng tối đa tiềm năng và sức lao động trên toàn quốc - Vị trí của đô thị quy hoạch trong vùng lãnh thổ Quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm xây dựng mối quan hệ qua lại giữa các đô thị và các vùng lân cận. Chính mối quan hệ về kinh tế, sản xuất, văn hóa và xã hội là nhân tố xây dựng vai trò của đô thị với vùng. - Điều kiện tự nhiên Dựa trên cơ sở đánh giá về những khả năng tài nguyên thiên nhiên, địa lí phong cảnh, điều kiện địa hình, thìthể xác định những yếu tố thuận lợi nhất ảnh hưởng đến phương hướng hoạt động về mọi mặt của thành phố. - Dựa trên tính chất riêng của đô thị vị trí, vai trò và tính chất khai thác ở đô thị về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và môi trường mà có thể phân ra các loại đô thị như đô thị công nghiệp, đô thị giao thông, đô thị hành chính và đô thị du lịch. 26 3.2. Đánh giá hiện trạng đất đai 3.2.1. Tình hình sử dụng đất đô thị ở Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích 331.600 km 2 , đất sản xuất nông nghiệp chiếm 0,11 ha/người và bằng 1/3 mức trung bình của thế giới. - Mật độ dân số ở thành phố Hồ Chí Minh rất cao 1808 người/km, Hà Nội 1373 người/km; Thái Bình 1093 người/km. - Hiệu quả sử dụng đất còn thấp xét về cả 3 mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi truờng. - Cần giải quyết vấn đề sau: +/ Có chính sách hợp lí trên địa bàn toàn quốc và từng địa bàn lãnh thổ nói riêng để đảm bảo việc sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế. +/ Phát triển các đô thị phải có chính sách quản lí và sử dụng đất hợp lí. 3.2.2. Đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng đô thị - Yếu tố điều kiện tự nhiên là Khí hậu, khí tượng, địa chất công trình, địa chất thủy văn . - Yếu tố về giá trị kinh tế đất là thổ nhưỡng, thảm thực vật, năng suất, số lượng, . - Các yếu tố về kinh tế - xã hội: Mật độ dân số, quyền sở hữu về sử dụng đất, vị trí và sức thu hút. - Về hạ tầng xã hội là nhà ở, dịch vụ công cộng, trung tâm thương nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ sở giải trí, cơ sở việc làm. - Về hạ tầng kĩ thuật: nguồn nước, nguồn năng lượng, giao thông vận tải, khả năng cấp thoát nước . - Về sinh thái môi trường: các nguồn ô nhiễm, tệ nạn xã hội, xử lí rác, nghĩa địa . * Trong quy hoạch tổng thểquy hoạch chi tiết, người ta dùng phương pháp kẻ ô vuông trên bản đồ để đánh giá đất đai, ô lớn hoặc ô bé sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ của bản đồ sử dụng và qui mô đất, phạm vi nghiên cứu. * Ứng dụng hệ thống tin học là hệ thống thông tin toàn cầu GPS hệ thống địa lí GIS, POMAP, . dùng cho quy hoạch vùng. Tóm lại Chọn đất có vị trí hợp lí sẽ có tác dụng lớn cho mọi hoạt động và phát triển đô thị về tổ chức đời sống, tổ chức sản xuất, giảm giá thành xây dựng, cải tạo cảnh quan và môi trường đô thị phong phú, hấp dẫn. 3.2.3. Chọn đất đai xây dựng Chọn đất xây dựng đô thị cần bảo đảm các yêu cầu sau: 1/ Địa hình thuận lợi cho xây dựng, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có độ dốc địa hình thích hợp (khoảng 5% - 10%), ở miền núi là < 30%. 2/ Địa chất thủy văn tốt, có khả năng cung cấp đầy đủ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt. 3/ Địa chất công trình bảo đảm để xây dựng các công trình cao tầng, ít phí tổn gia cố nền móng, đất không có hiện tượng trượt, hố ngầm, động đất, núi lửa. 4/ Khu đất xây dựng có điều kiện tự nhiên tốt, có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và đời sống. 27 5/ Vị trí khu đất xây dựng đô thị có liên hệ thuận tiện với hệ thống giao thông, đường ống kỹ thuật điện và hơi đốt của quốc gia. 6/ Đất xây dựng đô thị không được chiếm dụng và hạn chế chiếm dụng đất sản xuất nông nghiệp và tránh các khu vực có các tài nguyên về khoáng sản, nguồn nước, khu khai quật di tích cổ, các di tích lịch sử và di sản văn hóa khác. 7/ Nên chọn vị trí hiện có của điểm dân cư để cải tạo và mở rộng, hạn chế lựa chọn đất hoàn toàn mới, thiếu các trang thiết bị kĩ thuật đô thị, phải đảm bảo điều kiện phát triển và mở rộng của đô thị. 3.3. Các thành phần đất đai trong quy hoạch xây dựng đô thị 3.3.1. Khu đất dân dụng đô thị - Là bao gồm đất xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ công cộng, đường phố, quảng trường . - Nhiệm vụ là phục vụ nhu cầu về nhà ở, nghỉ ngơi, giải trí của người dân đô thị - Phân theo tính chất sử dụng có 4 loại chính đó là: + Đất xây dựng nhà ở gồm các loại đất xây dựng từng nhà ở, đường giao thông, chỗ đỗ xe, hệ thống công trình phục vụ công cộng, cây xanh trong từng tiểu khu nhà ở + Đất xây dựng thành phố và các công trình phục vụ công cộng bao gồm đất xây dựng các công trình phục vụ về thương nghiệp, văn hóa, y tế, giáo dục ngoài phạm vi khu nhà ở, các công trình đó, do tính chất và yêu cầu phục vụ riêng mà có thể có vị trí quy hoạch khác nhau hoặc tập trung tại trung tâm thành phố hay trung tâm nhà ở, hoặc ở bên ngoài thành phố. + Đất đường và quảng trường (hay còn gọi là đất giao thông đối nội) Bao gồm đất xây dựng mạng lưới đường phố, phục vụ yêu cầu đi lại bên trong thành phố kể cả các quảng trường lớn của thành phố. + Đất cây xanh đô thị Bao gồm đất xây dựng các công viên, vườn hoa của thành phố và cây xanh trong khu nhà ở. Mặt nước cũng tính vào đất công trình thành phố (nếu diện tích mặt nước lớn thì được tính 30% cho đất cây xanh). 3.3.2. Khu đất công nghiệp và kho tàng - Bao gồm đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, được bố trí tập trung thành từng khu vực, đất giao thông nội bộ, đất bến bãi, công trình quản lí phục vụ cho xí nghiệp công nghiệp cũng tính vào đất công nghiệp. - Yêu cầu bố trí xí nghiệp công nghiệp cần chú ý đến bảo vệ môi trường sống, tránh những ảnh hưởng độc hại của sản xuất công nghiệp đến khu lân cận trong thành phố. Theo tính chất độc hại có thể bố trí các cơ sở sản xuất ra ngoài thành phố và có giải cách li với các khu vực khác. Đối với các cơ sở sản xuất không độc hại hoặc ít độc hại có thể bố trí trong thành phố . - Đất kho tàng là đất kho tàng trực thuộc thành phố hoặc không trực thuộc của thành phố và đất xây dựng các trang thiết bị kĩ thuật hành chính phục vụ, đất cách li, bảo vệ của các kho tàng. 28 3.3.3. Đất giao thông đối ngoại - Đất giao thông đường sắt (chỉ trừ đường sắt trong các khu công nghiệp) Bao gồm các tuyến đường sắt, nhà ga, kho tàng, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho hoạt động giao thông của đời sống. - Đất giao thông đường bộ Bao gồm đất xây dựng tuyến đường, bến xe, các trạm tiếp xăng dầu, bãi đổ xe, gara ô tô của thành phố và cơ sở phục vụ cho giao thông đường bộ - Đất giao thông đường thủy Bao gồm đất xây dựng các bến cảng hành khách và hàng hóa và cả các kho tàng, bến bãi, công tình phục vụ và trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho hoạt động vận chuyển của thành phố với bên ngoài. - Đất giao thông hàng không Bao gồm các sân bay dân dụng của thành phố, nhà ga hàng không và hệ thống công trình thiết bị kĩ thuật khác của các sân bay. 3.3.4. Khu đất đặc biệt Bao gồm đất phục vụ cho yêu cầu riêng như doanh trại quân đội, các cơ sở hành chính không thuộc thành phố, các cơ quan ngoại giao, nghĩa trang và các công trình kĩ thuật xử lí nước và rác . Tóm lại 4 loại đất này dùng cho các đô thị có qui mô trung bình trở lên, ở các đô thị lớn ngoài đất nội thành, còn có đất ngoại thành nối các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất . xung quanh thành phố và đất phục vụ tổ chức các khu công nghiệp, tổ chức các cơ sở nghỉ ngơi, giải trí, hệ thống trang thiết bị của thành phố. 3.4. Định hướng phát triển đô thị 3.4.1. Những nguyên tắc cơ bản của sơ đồ định hướng phát triển đô thị 1/ Tuân thủ hướng chỉ đạo của quy hoạch vùng - Quy hoạch vùng là quy hoạch các điểm dân cư đô thị và nông thôn, các mục tiêu phát triển của quốc gia miền hay bang được cụ thể hóa phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của vùng. - Quy hoạch vùng là dự kiến cơ sở cho quy hoạch điểm dân cư đô thị hoặc nông thôn. - Tuân thủ theo quy hoạch vùng là vì mỗi một đô thị phát triển phải có sự gắn bó và quan hệ mật thiết với nhau. 2/ Triệt để khai thác các điều kiện tự nhiên - Việc khai thác điều kiện địa hình, khí hậu, môi trường là nhiệm vụ hàng đầu đối với đô thị - Dựa vào những đặc trung riêng của cảnh quan thiên nhiên để hình thành cấu trúc không gian đô thị, các giải pháp quy hoạch và đặc biệt trong cơ cấu chức năng cần phải tận dụng triệt để các điều kiện tự nhiên nhằm cải thiện nâng cao hiệu quả của cảnh quan môi trường đô thị và hình thành cho đô thị một đặc thù riêng. 3/ Phù hợp với tập quán sinh hoạt truyền thống của địa phương và dân tộc - Tập quán, cách sống, quan niệm sống của mỗi một địa phương đều khác nhau trong quan hệ giao tiếp và trong sinh hoạt. Đó là vốn quí của mỗi địa phương và mỗi dân tộc. 29 - Hình ảnh của một đô thị tương lai là phải thuận tiện hợp lí dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày ở đô thị và không nên giống nhau về ý niệm về niềm vui hạnh phúc. - Một đô thị được nhiều người ngưỡng mộ, chính là đô thị giữ được nhiều sắc thái của dân tộc mình. - Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị đặc biệt lưu ý đến cơ cấu tổ chức sinh hoạt của các khu ở, khu trung tâm thành phố và các khu di tích và danh lam thắng cảnh, khu tín ngưỡng. 4/ Kế thừa và phát huy thế mạnh của hiện trạng - Cần tận dụng hiện trạng các khu ở, các công trình công cộng, hệ thống trang thiết bị kĩ thuật đô thị, danh lam thắng cảnh, các di sản văn hóa và lịch sử có giá trị, các khu phố cổ truyền thống. 5/ Phát huy khoa học kĩ thuật tiên tiến - Đảm bảo phát huy tốt các mặt về kĩ thuật đô thị, trang thiết bị đô thị và đặc biệt là giao thông đô thị - Do khoa học kĩ thuật phát triển nhanh nên quy hoạch xây dựng đô thị phải có những dự phòng thích đáng về kĩ thuật và đất đai, nhằm đáp ứng kịp thời những biến đổi trong quá trình phát triển đô thị. 6/ Tính thực tiễn của đồ án quy hoạch xây dựng đô thị Đồ án phải xác định được các vấn đề định hướng về phát triển tương lai cho đô thị. Muốn thực hiện được ý đồ phát triển thì đồ án phải có tính cơ động (là dự báo về dân số về phát triển kinh tế - xã hội) và phải đề xuất được những chủ trương và chính sách mới để cho đô thị phát triển cơ bản, bền vững và lâu dài. 3.4.2. Cơ cấu chức năng đất đai phát tiển đô thị 1/ Chọn đất đai định hướng phát triển - Đất dành cho xây dựng đô thị có 6 loại chính là +/ Đất dân dụng +/ Đất công nghiệp và các khu vực sản xuất +/ Đất kho tàng bến bãi +/ Đất giao thông đối ngoại +/ Đất cây xanh và thể dục thể thao +/ Đất đặc biệt - Cần lưu ý đến mối quan hệ giữa 4 loại đất chính sau +/ Khu đất dân dụng +/ Khu đất sản xuất công nghiệp +/ Khu đất cây xanh nghỉ ngơi, giải trí +/ Khu đất giao thông đối ngoại - Yêu cầu của mối quan hệ của 4 loại đất Cần tạo thành một cơ cấu thống nhất, hài hoà và hỗ trợ cho nhau 2/ Chọn mô hình phát triển đô thị - Dạng tuyến và dải 30 Dựa trên cơ sở lí luận chuỗi, dãi của Soria Y Mata, Le-corbusier và Milutin có nghĩa là đô thị phát triển dọc theo các trụ giao thông theo nhiều hình thái khác nhau. - Dạng hướng tâm vành đai Phát triển theo dạng hướng tâm và mở rộng nhiều hướng có các vành đai chạy theo các trung tâm và nối liền các tuyến giao thông lại với nhau. Hình 22: Cơ cấu hướng tâm TP Maskva Hình 23: Sơ đồ dạng tập trung và mở rộng nhiều nhánh Hình 24: Dạng điểm Hình 25: Dạng tập trung Hình 26: Dạng theo tuyến Hình 27: Dạng chuỗi điểm Hình 28: Dạng tuyến đơn giản Hình 29: Dạng giao tuyến hở 31 Hình 30: Dạng chuỗi điểm hướng tâm Hình 31: Dạng vệ tinh Hình 32: Dạng phân tán Hình 33: M ặt bằng cơ cấu thành phố Canberra (Úc) 3.5. Quy hoạch sử dụng đất đai đô thị 3.5.1. Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp 1/ Các loại hình khu công nghiệp Tổ hợp công nghiệp hoàn chỉnh dưới hình thức liên hợp hoá dây chuyền công nghệ - Khu công nghiệp hỗn hợp đa ngành là khu công nghiệp tập trung hình thành trên cơ sở 1 –2 xí nghiệp chế tạo máy lớn và các nhà máy chuyên môn hoá có kèm theo các công trình phụ trợ khác bên cạnh. - Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành bao gồm các xí nghiệp công nghiệp nhẹ và thực phẩm cùng các công trình phụ trợ. - Khu công nghiệp tập trung hàng xuất khẩu (gọi tắt là khu chế xuất) - Khu công nghiệp kĩ thuật cao là khu công nghiệp tạo ra sản phẩm kĩ thuật cao tiêu thụ trên toàn thế giới (sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế) - Khu công nghệ cao + Đào tạo, triển dụng, khai thác năng lực + Chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao + Ươm tạo các ngành công nghệ mới, triển khai mở rộng 32 - Nghiên cứu triển khai, ứng dụng với thời gian ngắn - Trung tâm công nghệ + Hình thành các xí nghiệp nhỏ, mới hoàn thành, nhằm giúp cho các xí nghiệp này hình thành và phát triển. + Tiếp nhận công nghệ mới - Công viên khoa học riêng biệt + Nghiên cứu theo từng chuyên ngành một hoặc nghiên cứu sản phẩm cho một thị trường nào đó. + Liên hợp các xí nghiệp hàng đầu. - Ngoài ra còn có các công nghệ chế biến địa phương, các xí nghiệp thủ công đặc sản, các cơ sở sản xuất dịch vụ, giao thông vận tải, cơ khí sửa chữa… các cơ sở sản xuất này có thể xây dựng tập trung vào một khu vực, nhưng cũng có thể phân tán với điều kiện không làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sự phát triển của thành phố. 2/ Nguyên tắc bố trí khu công nghiệp trong đô thị a/ Các yêu cầu khi bố trí - Các xí nghiệp công nghệ cần xây dựng tập trung thành từng mục khu công nghệ và bố trí ở ngoài khu dân dụng thành phố - Khu công nghiệp phải đặt ở cuối hướng gió và cuối nguồn nước (nếu đặt ở gần sông) - Vị trí của khu công nghiệp phải bảo đảm yêu cầu về giao thông, yêu cầu về cung cấp nước, điện và các dịch vụ khác. - Diện tích đất của khu công nghiệp - Đất xây dựng khu công nghiệp phụ thuộc vào tính chất và qui mô của các xí nghiệp công nghiệp được tính toán theo nhiệm vụ thừa kế của các xí nghiệp công nghiệp - Có thể căn cứ vào loại hình công nghiệp và loại đô thị để tính theo tiêu chuẩn sau + Đối với đô thị loại I: 35 – 40m 2 / người + Đối với đô thị loại II: 30 – 350m 2 / người + Đối với đô thị loại III: 25 – 30m 2 / người + Đối với đô thị loại IV: 20 – 25m 2 / người - Đối với các cụm xí nghiệp nhỏ: lấy trung bình là 10 – 25 ha; các khu công nghiệp tập trung ở mức là 100ha phù hợp với điều kiện Việt Nam. b/ Các thành phần chức năng đất trong khu công nghiệp - Các khu đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và các công trình phụ trợ của xã hội. - Khu vực trung tâm công cộng, hành chính, nghiên cứu khoa học dịch vụ kĩ thuật, vườn hoa cây xanh bến bãi. - Hệ thống đường giao thông (đường ô tô, quảng trường giao thông, bến bãi xe công cộng và xe tư nhân…v .v các công trình giao thông vận chuyển hàng hoá, 33 nguyên vật liệu, đưa đón công nhân, có thể có đường sắt chuyên dùng hoặc các bến cảng. - Các công trình kĩ thuật hạ tầng cơ sở: cấp thoát nước, điện, hơi đốt, thông tin, phục vụ cho các cụm công nghiệp. - Khu vực thu gom rác, xử lí chất thải, cây xanh cách li và đất dự trữ phát triển. c/ Dải cách li tối thiểu đối với các xí nghiệp công nghiệp, khu cụm công nghiệp có thải chất độc đối với khu ở và các khu vực xung quanh. - Chiều rộng dải cách li phụ thuộc vào phân cấp độc hại của các xí nghiệp công nghiệp như sau + Loại công nghiệp độc hại cấp I: chiều rộng dải cách li tối thiểu là 1000m + Loại công nghiệp độc hại cấp II: chiều rộng dải cách li tối thiểu là 300m + Loại công nghiệp độc hại cấp III: chiều rộng dải cách li tối thiểu là 100m + Loại công nghiệp độc hại cấp IV: chiều rộng dải cách li tối thiểu là 50m - Bố trí các khu công nghiệp phải bảo đảm điều kiện liên hệ thuận tiện với nơi ở để người đi làm đến khu công nghiệp không vượt quá 40 km bằng các loại phương tiện giao thông của thành phố. 3/ Một số hình thức bố trí khu công nghiệp - Bố trí khu công nghiệp về một phía với khu dân dụng. Hình thức này khu công nghiệp và khu dân dụng phát triển song song theo kiểu dải nhưng theo hướng ngược chiều nhau. Phát triển cách này không hợp lý vì ngày càng xa nhau giữa hai khu Hình 34: Sơ đồ song song theo dải Hình 35: Sơ đồ song song ngược chiều 34 . 3 Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị 3.1. Qui mô, tính chất trong thiết kế quy hoạch đô thị 3.1.1. Qui mô dân số và qui mô đô thị 1/ Qui mô dân số đô thị, . về kĩ thuật đô thị, trang thiết bị đô thị và đặc biệt là giao thông đô thị - Do khoa học kĩ thuật phát triển nhanh nên quy hoạch xây dựng đô thị phải có

Ngày đăng: 14/08/2013, 15:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 22: Cơ cấu hướng tâm TP Maskva - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 22 Cơ cấu hướng tâm TP Maskva (Trang 7)
Hình 30: Dạng chuỗi điểm hướng tâm Hình 31: Dạng vệ tinh Hình 32: Dạng phân tán - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 30 Dạng chuỗi điểm hướng tâm Hình 31: Dạng vệ tinh Hình 32: Dạng phân tán (Trang 8)
Hình 36: Sơ đồ theo từng đơn vị công nghiệp - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 36 Sơ đồ theo từng đơn vị công nghiệp (Trang 11)
Hình 37: Sơ đồ bố trí khu công nghiệp xen kẽ trong khu dân dụng - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 37 Sơ đồ bố trí khu công nghiệp xen kẽ trong khu dân dụng (Trang 11)
Bảng cấu trúc hệ thống phục vụ kiểu tầng bậc của các cấp ở trong khu dân dụng - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Bảng c ấu trúc hệ thống phục vụ kiểu tầng bậc của các cấp ở trong khu dân dụng (Trang 14)
Hình 3 8: Sơ đồ phân cấp trong khu ở - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 3 8: Sơ đồ phân cấp trong khu ở (Trang 15)
Bảng chỉ tiêu đất chung cho khu dân dụng - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Bảng ch ỉ tiêu đất chung cho khu dân dụng (Trang 17)
Hình 40: Mặt bằng bố trí nhà ở theo hình thức song song - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 40 Mặt bằng bố trí nhà ở theo hình thức song song (Trang 19)
Hình 41: Sơ đồ phân tích mối liên hệ Hình 42: Mặt bằng bố trí nhóm nhà ở - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 41 Sơ đồ phân tích mối liên hệ Hình 42: Mặt bằng bố trí nhóm nhà ở (Trang 20)
Hình 4 3: Bố trí nhà ở ít tầng - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 4 3: Bố trí nhà ở ít tầng (Trang 21)
Hình 4 4: Sơ đồ một số dạng bố trí nhà ở kết hợp với giao thông - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 4 4: Sơ đồ một số dạng bố trí nhà ở kết hợp với giao thông (Trang 23)
Hình 4 5: Sơ đồ các cấp trung tâm - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 4 5: Sơ đồ các cấp trung tâm (Trang 25)
Hình 46: Sơ đồ một số dạng giao thông khu trung tâm - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 46 Sơ đồ một số dạng giao thông khu trung tâm (Trang 27)
Hình 47: Giao thông và khu trung tâm - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 47 Giao thông và khu trung tâm (Trang 27)
Hình 48: Phân tích các nhân tố hình thái của khu trung tâm - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 48 Phân tích các nhân tố hình thái của khu trung tâm (Trang 28)
Hình 51: Dạng trung tâm bố cục theo tuyến - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 51 Dạng trung tâm bố cục theo tuyến (Trang 29)
Hình 5 2: Sơ đồ bố trí khu trung tâm theo dải - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 5 2: Sơ đồ bố trí khu trung tâm theo dải (Trang 29)
Hình 5 4: Mặt bằng vị trí các quảng trường Harvard - Hoa kỳ - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 5 4: Mặt bằng vị trí các quảng trường Harvard - Hoa kỳ (Trang 30)
Hình 5 5: Quảng trường Havard và đại lộ Massachusetts Hình 5 6: Đường phố B - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 5 5: Quảng trường Havard và đại lộ Massachusetts Hình 5 6: Đường phố B (Trang 30)
Hình 57: Không gian đi bộ khu T.tâm Hình 58: Không gian giao thông chính khu T.tâm - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 57 Không gian đi bộ khu T.tâm Hình 58: Không gian giao thông chính khu T.tâm (Trang 31)
Hình 5 9: Mặt bằng không gian đi bộ khu trung tâm - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 5 9: Mặt bằng không gian đi bộ khu trung tâm (Trang 31)
Hình 6 1: Mặt bằng đường đi bộ (Hà lan) - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 6 1: Mặt bằng đường đi bộ (Hà lan) (Trang 32)
Hình 6 5: Hiệu quả không gian vùng đồng bằng - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 6 5: Hiệu quả không gian vùng đồng bằng (Trang 33)
Hình6 8: Sơ đồ hệ thống giao thông vành đai - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 6 8: Sơ đồ hệ thống giao thông vành đai (Trang 35)
- Hình thức răng lược - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình th ức răng lược (Trang 37)
Hình 7 1: Một số dạng điểm nút giao thông - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 7 1: Một số dạng điểm nút giao thông (Trang 38)
Bảng kích thước góc vạt tại các điểm nút giao lộ (kích thước tối thiểu) - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Bảng k ích thước góc vạt tại các điểm nút giao lộ (kích thước tối thiểu) (Trang 38)
Hình 7 2: Một số dạng điểm nút giao thông khác cốt (nút giao thông lập thể) - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 7 2: Một số dạng điểm nút giao thông khác cốt (nút giao thông lập thể) (Trang 39)
Hình 7 3: Địa hình hiện trạng Hình 7 4: Không sử dụng địa hình hiện trạng - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 7 3: Địa hình hiện trạng Hình 7 4: Không sử dụng địa hình hiện trạng (Trang 41)
Hình 7 8: Sơ đồ phân tích thiết kế cảnh quan đô thị - Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
Hình 7 8: Sơ đồ phân tích thiết kế cảnh quan đô thị (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w