I. Xây dựng chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay1. Bản chất, đặc trưng của chế độ dân chủ XHCN2. Thực trạng chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam3. Phương hướng xây dựng dân chủ XHCN ở Việt NamII. Đổi mới hệ thống chính trị XHCN ở Việt Nam hiện nay1. Khái niệm, đặc điểm HTCT ở Việt Nam2. Thực trạng HTCT ở Việt Nam hiện nay3. Phương hướng đổi mới HTCT ở Việt Nam hiện nay
Trang 1Chuyên đề:4 – Phần: NGUYÊN LÝ CNXHKH XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Nắm được bản chất tốt đẹp của chế độ dân chủ XHCN và HTCT
XHCN; tính tất yếu khách quan của việc dân chủ hoá, xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN và việc đổi mới, hoàn thiện HTCT XHCN thực hiện và phát huy QDC của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH phát triển đất nước ta hiện nay
- Trên cơ sở đó phê phán các quan điểm, hành vi sai trái về dân chủ và thực hiện dân chủ XHCN và đổi mới HTCT XHCN ở Việt Nam hiện nay
- Vận dụng vào thực tiễn dân chủ hoá đời sống xã hội ở nước ta và nhất
là việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện nay.
KẾT CẤU NỘI DUNG
I Xây dựng chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay
1 Bản chất, đặc trưng của chế độ dân chủ XHCN
2 Thực trạng chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam
3 Phương hướng xây dựng dân chủ XHCN ở Việt Nam
II Đổi mới hệ thống chính trị XHCN ở Việt Nam hiện nay
1 Khái niệm, đặc điểm HTCT ở Việt Nam
2 Thực trạng HTCT ở Việt Nam hiện nay
3 Phương hướng đổi mới HTCT ở Việt Nam hiện nay
THỜI GIAN: 8 tiết; PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Mác-Ăngghen, Toàn tập, t1, Nxb ST, H.1995; t38, H.1998
2 Lênin, Toàn tập, t31, 33, 36, 38, 39, Nxb Matxcơva, H, 1998
3 Văn kiện đại hội Đảng VII, VIII, IX, X; Hội nghị TW 3/khoá VIII
4 Giáo trình CNXHKH, Nxb CTQG, H, 2002
5 Hoàng Chí Bảo, Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay,
Nxb CTQG, H, 2005
6 Vũ Hoàng Công, Hệ thống chính trị cơ sở, đặc điểm, xu hướng và
Trang 2giải pháp, Nxb CTQG, H, 2002.
NỘI DUNG
I XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1 Bản chất, đặc trưng của chế độ dân chủ XHCN
a Khái niệm dân chủ, chế độ dân chủ và chế độ dân chủ XHCN
* Khái lược lịch sử của vấn đề dân chủ
Thuật ngữ dân chủ theo tiếng Hylạp cổ đại là Đêmôkratia, ghép của hai
từ Đêmos (nhân dân), Kratos (quyền lực) nghĩa là: quyền lực thuộc về nhân dân hay nhân dân cai trị chính quyền, chính quyền là của nhân dân Ngày
nay, cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm dân chủ được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau trên các phương diện khác nhau
- Dân chủ là một hình thái nhà nước: ở nghĩa này, dân chủ là một phạm trù chính trị, ra đời và phát triển kể từ khi xã hội có giai cấp và nhà nước Dân chủ được hiểu là chế độ dân chủ hay nền dân chủ Dân chủ là phạm trù chính trị - lịch sử
- Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh các quyền cơ bản của công dân
đã đấu tranh giành được và được mọi chế độ thừa nhận như: quyền bình ngang nhau về cơ hội phát triển; quyền bầu cử, ứng cử; quyền kiểm tra và giám sát hoạt động của Nhà nước; nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và đa
số tôn trọng thiểu số
- Dân chủ là giá trị văn hóa, văn minh: sự phát triển của dân chủ là thước đo sự phát triển của xã hội, dân chủ là giá trị vĩnh hằng, tồn tại cả khi
xã hội không còn giai cấp và nhà nước
- Dân chủ là một hình thức tổ chức quản lý và hoạt động của xã hội, cộng đồng dân cư, tập thể, gia đình ở đâu có tổ chức quyền lực thì có hoạt động dân chủ thực tiễn Ở nghĩa này dân chủ được đề cập tới như: dân chủ trong đảng, dân chủ trong hoạt động của cơ quan, trường học, ĐVCS
Tuy nhiên, khái niệm chung nhất, phản ánh bản chất nhân văn cao cả
nhất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, trong xã hội có giai cấp và
nhà nước, dân chủ luôn gắn liền với một chế độ chính trị, một hình thức nhà nước cụ thể Dân chủ là phạm trù chính trị
- Với tư cách là một chế độ chính trị, sự phát triển của dân chủ trải qua
Trang 33 chế độ dân chủ là: dân chủ chủ nô; dân chủ tư sản và dân chủ XHCN
* Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh và ĐCSVN về dân chủ:
- Quan niệm của CNM-LN về dân chủ và dân chủ XHCN:
Dân chủ là quyền lực thuộc về ND, là quyền tự do, bình đẳng của ND trong đời sống XH và quan hệ XH, gắn liền với những điều kiện, hoàn cảnh lịch
sử nhất định.
- Dân chủ là sản phẩm tiến hoá của lịch sử, là một nhu cầu khách quan của
NDLĐ; dân chủ là quyền lực của ND (hay dân chủ là quyền lực thuộc về ND)
- Khi XH có giai cấp và nhà nước, thì không có “dân chủ chung chung,
phi giai cấp, siêu giai cấp, dân chủ thuần tuý” Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị XH
- Dân chủ là một hình thức nhà nước (chế độ dân chủ), trong đó các
quyền dân chủ của nhân dân được quy định thành Hiến pháp và pháp luật, nhà nước thừa nhận “quyền lực thuộc về ND” Quyền dân chủ của công dân, nhân dân chịu sự quy định của PTSX, chế độ XH và giai cấp thống trị XH
- Dân chủ là hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng
đồng XH trong quá trình giải phóng XH, chống áp bức, bóc lột, nô dịch để tiến tới XH tự do, bình đẳng
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ:
+ Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân Chính quyền
từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử ra” [Hồ Chí Minh (1949), “Dân vận”, TT, t5, Nxb CTQG, H, 2000, tr 698].
+ “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ” [Hồ Chí Minh (1952), [“Bài nói tại Hội nghị Cung cấp toàn quân lần thứ nhất”, TT, t6, Nxb CTQG, H, 2000, tr.201.]
+ Dân chủ luôn gắn liền với chuyên chính, kỷ luật, kỷ cương xã hội;
“Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”.
+ Muốn thực hành dân chủ rộng rãi phải đẩy mạnh dân chủ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước, trong cán bộ, đảng viên; phải công khai tài chính và hoạt động của Đảng; phải nâng cao dân trí, năng lực thực hành dân chủ của
Trang 4nhân dân
Đảng, Chính phủ“Phải làm sao cho dân biết quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”.
“Muốn chống tham ô, lãnh phí phải dân chủ”, dân chủ nghĩa là phải biết dựa vào dân, vì dân
- Quan niệm của ĐCS Việt Nam về dân chủ:
Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của
sự phát triển đất nước Nhân dân thực hiện quyền dân chủ thông qua HTCT và dân
chủ trực tiếp, trong đó trước hết và chủ yếu là thực hiện dân chủ ở cơ sở
* Nền dân chủ (hay chế độ dân chủ), chế độ dân chủ XHCN:
- Nền dân chủ: Là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của XH có giai cấp, do giai cấp thống trị đặt ra và được thể chế hoá bằng pháp luật
Lênin viết: “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái nhà nước Cho nên, cũng như mọi nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta Một mặt thì như thế Nhưng mặt khác, chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng, giữa những công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước” (LN (1916), Nhà nước và cách mạng), TT, Nxb TB, M, 1976, Tập 33, tr.123).
- Chế độ dân chủ XHCN: là hình thức chính trị của nhà nước chuyên
chính vô sản- nhà nước XHCN, trong đó toàn bộ những thể chế, thiết chế và cơ chế chính trị thể hiện và bảo đảm các quyền dân chủ, quyền làm chủ của ND trong các lĩnh vực của đời sống XH, bảo đảm quyền lực thuộc về ND
b Bản chất, đặc trưng của chế độ dân chủ XHCN
* Bản chất của chế độ dân chủ XHCN
Bản chất của chế độ dân chủ XHCN là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trong thực tế ở mỗi cấp trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Dân chủ XHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính ND rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
- Cơ sở chính trị của chế độ dân chủ XHCN xuất phát từ bản chất GCCN
Trang 5dưới sự lãnh đạo của ĐCS Sự lãnh đạo của ĐCS không chỉ để thực hiện quyền
và lợi ích của GCCN mà mục đích cao nhất là bảo đảm và phát huy QDC của nhân dân trên thực tế
- Dân chủ XHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính ND rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
- Dân chủ XHCN xét về bản chất là chế độ dân chủ “gấp triệu lần dân chủ
tư sản” [Lênin]
Đó là chế độ mà mọi cơ sở kinh tế, chính trị cũng như các quan hệ xã hội đều dựa trên nguyên tắc là quyền lực thuộc về nhân dân thông qua Nhà nước XHCN và các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS Nhân dân ngày càng được bảo đảm và tham gia ngày càng đầy đủ vào quản lý, giám sát hoạt động của Nhà nước
- Cơ sở kinh tế của chế độ dân chủ XHCN là chế độ công hữu về TLSX (trong thời kỳ quá độ lên CNXH là chế độ công hữu về TLSX chủ yếu) phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX tiên tiến hiện đại
* Đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ XHCN:
- Chế độ dân chủ XHCN là chế độ mà mọi quyền lực thuộc về đại đa số nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực xã hội
Quyền dân chủ của nhân dân được thể chế hoá bằng Hiến pháp và pháp
luật của Nhà nước XHCN; nhân dân thực hiện QDC của mình thông qua HTCT ở các cấp và các hình thức dan chủ trực tiếp khác [Cương lĩnh 2011]
- Quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, cống hiến và hưởng thụ của mọi công dân gắn bó chặt chẽ với nhau, bảo đảm cho công bằng XH và bình đẳng của công dân trước pháp luật
- Thực hiện dân chủ đi đôi với chuyên chính, dân chủ đi đôi với pháp luật,
kỷ luật, kỷ cương xã hội
+ Dân chủ XHCN là một chế độ chính trị
+ Dưới CNXH, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, không thể có bình đẳng hoàn toàn, mà đó là sự bình đẳng về chính trị của mọi công dân trước pháp luật
và mất bình đẳng với bọn bóc lột và ăn bám
+ Dân chủ XHCN đối lập với dân chủ tư sản, với chủ nghĩa tự do vô
Trang 6chính phủ, vô hạn độ và mọi hành vi đi ngược lại với lợi ích và quyền lực của nhân dân, của Tổ quốc
+ Dân chủ XHCN được bảo đảm và phát huy thông qua HTCT, trong tâm
là Nhà nước dưới sự lãnh đạo của ĐCS
- Dân chủ XHCN ngày càng rộng rãi, hoàn thiện và phát triển cùng với
sự hoàn thiện của HTCT XHCN
- Chế độ dân chủ XHCN có sự kế thừa, tiếp thu có phê phán các giá trị dân chủ trước đó, các giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại
+ Dân chủ XHCN phủ định biện chứng dân chủ tư sản; tiếp thu và kế thừa, phát triển các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại
+ Chế độ dân chủ XHCN là nền dân chủ tự tiêu vong trong quá trình phát triển của chính nó
2 Thực trạng xây dựng chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam
Trải qua hơn 64 năm xây dựng và phát triển chế độ dân chủ XHCN, nền dân chủ XHCN ở nước ta ngày càng được củng cố và hoàn thiện Quyền dân chủ của nhân dân từng bước được thực hiện và mở rộng trên thực tế, dân chủ trở thành động lực to lớn của cách mạng nước ta Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, quá trình xây dựng chế độ dân chủ XHCN ở nước ta vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, nó chưa phải là nền dân chủ XHCN hoàn toàn theo đúng bản chất và tính ưu việt của nó Biểu hiện:
- Hoạt động của HTCT chưa thật hiệu quả, bộ máy cồng kềnh; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ; việc chấp hành pháp luật, kỷ luật kỷ cương trong bộ máy công quyền và trong một bộ phận nhân dân còn thấp
- Trình độ kinh tế - xã hội còn thấp, tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước còn rất nặng nề; quyền lực được nhân dân uỷ quyền bị biến dạng trở thành quyền lực cá nhân
- Tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ để sách nhiễu nhân dân còn khá phổ biến ở nhiều cơ quan, địa phương
- Trình độ dân trí, ý thức và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân thấp
Trang 7- Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và nhất là quyền dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa thật sự đi vào cuộc sống, còn mang nặng tính hình thức
3 Phương hướng và giải pháp xây dựng chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay
a Phương hướng chung
Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới xây dựng và phát triển đất nước Đổi mới và hoàn thiện HTCT là quy luật hình thành và phát triển nền dân chủ XHCN, bảo đảm và phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân [Cương lĩnh 91]
“Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng,
Nhà nước và nhân dân” [ Văn kiện Nghị quyết đại hội X của Đảng, Nxb CTQG, H,
2006, tr.44].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2010-tr.14) chỉ rõ:
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền DC XHCN;
- Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của HTCT do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp
- Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm
- Nhà nước quy định và bảo vệ các quyền công dân, quyền con người đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người
b Giải pháp cơ bản xây dựng chế độ dân chủ XHCN ở nước ta
* Xây dựng, đổi mới và hoàn thiện HTCT XHCN
- Đổi mới và hoàn thiện HTCT, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, các đoàn thể nhân dân là
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo QLC của nhân dân; thực hiện quản lý
xã hội theo pháp luật, bằng pháp luật; bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật
Trang 8“Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân” [Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2010-tr.14), tr.15]
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ quyền lực giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân; hoàn thiện hệ thống thiết chế, cơ chế, chế tài thực hiện dân chủ, nhất là cơ chế, chế tài, phương thức thực hiện dân chủ ở cơ sở
* Nâng cao ý thức và năng lực thực hành dân chủ cho nhân dân
- Ý thức dân chủ là điều kiện, tiền đề để xây dựng chế độ dân chủ XHCN và thực hiện QDC của nhân dân
Hồ Chí Minh chỉ rõ: quan tham vì dân dại [ ] Để dân là chủ và dân
thực sự làm chủ phải làm sao cho “dân biết quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” [Hồ Chí Minh (1967), “Bài nói với cán bộ tỉnh Hà Tây”, Nxb CTQG, H, 2000, tr.221].
- Năng lực thực hành là khả năng vận dụng, sử dụng các QDC của cán bộ, công chức nhà nước, của công dân trong thực tiễn cuộc sống cũng như trong tham gia vào hoạt động chính trị của đất nước phù hợp với quy định pháp luật
Biểu hiện cụ thể nhất là thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết hài hoà các lợi ích cá nhân - tập thể - cộng đồng - xã hội
* Đổi mới phương thức, cơ chế tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện
và phát huy quyền dân chủ
- Hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện dân chủ: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân được hưởng thụ thành quả đổi mới
- Tiếp tục thể chế hoá chức năng, quyền hạn của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội do dân lập nên; thực hiện dân chủ về tư tưởng, văn hoá, thông tin, báo chí
- Đẩy mạnh thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
* Phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Trang 9Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân là điều kiện suy cho cùng quyết định sự thành công của chế độ dân chủ XHCN
Hồ Chí Minh: “Nước nhà được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì”
ĐCSVN: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
* Kiên quyết đấu tranh chống và đẩy lùi nạn quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi và các hành vi tiêu cực, phi dân chủ XHCN.
c Thực hiện và phát huy dân chủ trong QĐNDVN
II ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.Khái niệm, đặc điểm HTCT ở Việt Nam
a Khái niệm, mô hình, quy luật hình thành và mối quan hệ giữa hệ thống chính trị và dân chủ
* Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về HTCT
Các nhà kinh điển của CNM-LN không dùng khái niệm HTCT mà dùng “chuyên chính vô sản”, nhưng các Ông nói về HTCT ở nhiều góc độ khác nhau: hình thức chính trị, thiết chế chính trị, thể chế chính trị và xã hội,
cơ cấu chính trị của xã hội, v.v
* Các ĐCS ở các nước XHCN trước thập kỷ 80 thế kỷ XX (cả nước ta)
cũng chưa dùng khái niệm HTCT mà thường dùng khái niệm chuyên chính vô sản Cho đến những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX, trong các văn kiện của
ĐCS Liên Xô mới chính thức dùng khái niệm HTCT
Ở Việt Nam, lần đầu tiên, khái niệm HTCT được sử dụng trong Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khóa VI (1990) và đến nay được dùng phổ biến
* Khái niệm HTCT: Hiện nay, khái niệm HTCT thường được quan niệm
theo hai cấp độ:
- Quan niệm rộng, coi HTCT không chỉ bao gồm các thiết chế, mà còn bao
gồm cả các quan điểm, tư tưởng, truyền thống chính trị
+ Ví dụ: “HTCT là hệ thống các nhân tố bao gồm nhà nước, các đảng phái, công đoàn, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức và phong trào theo đuổi mục đích chính trị, các chuẩn mực, truyền thống và các chế định”
+ Cũng có quan niệm coi HTCT như một cơ chế chính trị của nhân dân
Trang 10dưới mọi hình thức và như vậy HTCT bao gồm cả thể chế dân chủ trực tiếp và gián tiếp như trưng cầu dân ý, thăm dò dư luận, v.v
Hạn chế của các quan niệm trên là có thể dẫn đến sự lẫn lộn giữa HTCT với kiến trúc thượng tầng chính trị
- Quan niệm hẹp, xuất phát từ góc độ Hiến định hoặc pháp định, nghĩa là
chỉ xem tổ chức, thiết chế nào được HIến pháp, pháp luật quy định rõ ràng thì mới thuộc thành phần của HTCT
Hạn chế của quan niệm này là phủ nhận hoặc không thấy sự tồn tại và ảnh hưởng thực tế về chính trị của nhiều tổ chức, nhiều thiết chế đang tồn tại hiện thực, được xã hội thừa nhận, được nhà nước và bản thân các đảng cầm quyền tạo ra hoặc chấp nhận, mặc
dù không ghi nhận về mặt pháp lý Ví dụ: NGO, ở nước ta là các tổ chức do nhân dân, cộng đồng dân cư sáng lập như: tổ hòa giải, các hương ước dòng họ, bản, làng
- Từ phân tích trên có thể hiểu : HTCT là một bộ phận của cấu trúc thượng
tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp, có quan hệ về mục đích, chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị.
Đặc điểm HTCT:
+ Là tổ chức và thiết chế: nghĩa là tồn tại dưới hình thức vật chất, có bộ
máy, chứa không phải là ý thức, tư tưởng Do đó HTCT chỉ là một bộ phận của KTTT xã hội
+ Có tính hợp pháp: nghĩa là có cả tổ chức được pháp luật thừa nhận và cá
cả những tổ chức không được Hiến định, pháp định song được xã hội thừa nhận
và không đối lập với chế độ hiện hành vẫn có thể tham gia vào HTCT
+ Có mục đích, chức năng thực hiện hoặc tham gia vào thực hiện quyền lực chính trị và có mối liên hệ với nhau tham gia vào việc lãnh đạo, điều hành đất nước.
Như vậy có thể thấy thành phần tham gia vào HTCT không chỉ bao gồm các
bộ phận cơ bản là nhà nước, các đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, mà còn có thể bao gồm cả các tổ chức khác nữa Ví dụ như: các tổ chức của giới quân nhân, các tổ chức tôn giáo tiêu biểu là ở I rắc, Iran, Apganixtan (Hội đồng các thủ lĩnh Hồi giáo), Thái lan, Inđônêxia, Pakixtan (tổ chức của các tướng lĩnh)
* Phân loại và mô hình HTCT trên thế giới:
- Xét về chế độ chính trị, có HTCT XHCN và HTCT TBCN.
- Xét về số lượng đảng chính trị: hiện nay trên thế giới có bốn nhóm HTCT là: