1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LỢI ÍCH KINH tế và PHÂN PHỐI CHO TIÊU DÙNG cá NHÂN TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM

16 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 98,5 KB

Nội dung

Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan. Một trong những yêu cầu của nền kinh tế thị trường là phải quan tâm đến lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế, bảo đảm sự công bằng bình đẳng trong xã hội cần thực hiện tốt vấn đề phân phối cho tiêu dùng cá nhân, đây là động lực đòn bẩy của phát triển kinh tế. Để hiểu rõ vấn đề này hôm nay tôi xin giới thiệu với các đồng chí bài: LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI CHO TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

MỞ ĐẦU Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan. Một trong những yêu cầu của nền kinh tế thị trường là phải quan tâm đến lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế, bảo đảm sự công bằng bình đẳng trong xã hội cần thực hiện tốt vấn đề phân phối cho tiêu dùng cá nhân, đây là động lực đòn bẩy của phát triển kinh tế. Để hiểu rõ vấn đề này hôm nay tôi xin giới thiệu với các đồng chí bài: LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI CHO TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Căn cứ biên soạn bài giảng: 1. Giáo trình chính trị (dùng tập huấn cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã liên thông từ TCCN lên CĐ ngành QSCS) 2. Tập đề cương bài giảng môn chính trị, đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ ngành QSCS theo hình thức vừa học vừa làm, Trường Sỹ quan Lục quân 1; Hà Nội 2013. I. LỢI ÍCH KINH TẾ 1. Bản chất, vai trò của lợi ích kinh tế Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều bao gồm một hệ thống phức hợp các lợi ích. Trong đó, lợi ích kinh tế có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất. 1 - Khái niệm Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, phản ánh mục đích và động cơ khách quan của các chủ thể khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định. + Lợi ích kinh tế có liên quan chặt chẽ đến nhu cầu của con người, bắt nguồn từ nhu cầu và là cái để thoả mãn nhu cầu, do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định. + Đây là nhu cầu bất kỳ mà là những nhu cầu vật chất, chỉ có nhu cầu vật chất mới làm nẩy sinh lợi ích kinh tế. + Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, nó xuất hiện gắn với những điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội và con người. Lợi ích kinh tế được biểu hiện ở mức độ của cải vật chất mà mỗi con người có được khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. - Bản chất: Lợi ích kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong các hoạt động kinh tế để tạo ra của cải vật chất. + Những quan hệ đó chính là quan hệ sản xuất trong một xã hội. => Vì vậy, lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất trong mỗi xã hội nhất định, được quy định một cách khách quan bởi phương thức sản xuất, bởi hệ thống quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. + Không có các lợi ích kinh tế nằm ngoài các quan hệ sản xuất, mà nó là sản phẩm của quan hệ sản xuất, là hình thức tồn tại và biểu hiện của quan hệ sản xuất. ( Đăt câu hỏi 3 mặt của QHSX, gồm: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối), trong đó lợi ich kinh tế sẽ thể hiện qua phân phối. + Quan hệ kinh tế quyết định lợi ích kinh tế thông qua vị trí và vai trò của mỗi người, mỗi chủ thể hoạt động kinh tế - xã hội. Mỗi chế độ xã hội đều dựa trên một hệ thống quan hệ sản xuất nhất định, theo đó sẽ có một hệ thống lợi ích kinh tế tương ứng. Giai cấp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất thì cũng có quyền chi phối cả hệ thống lợi ích kinh tế. 2 Ví dụ: trong xã hội CSNT giai cấp chủ nô nắm tư liệu sản xuất, đương nhiên sẽ được hưởng nhiều lợi ích về mặt kinh tế, giai cấp nô lệ chỉ được coi là công cụ biết nói, chủ nô cho bao nhiêu biết bấy nhiêu. + Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất. * Lợi ích kinh tế còn bao hàm trong đó mục đích và sự lựa chọn những phương thức hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu khách quan của cuộc sống. Ví dụ: sản xuất mặt hàng nào đem lại lợi nhuận cao là do con người đặt ra. * Nó cũng thể hiện trong tất cả bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Cần nhận rõ rằng, ở đâu có hoạt động sản xuất - kinh doanh thì ở đó có lợi ích kinh tế và chủ thể sản xuất kinh doanh cũng đồng thời là chủ thể của lợi ích kinh tế. - Vai trò của lợi ích kinh tế + Trong hệ thống lợi ích của con người, lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định nhất, chi phối các lợi ích khác. Đây là một trong những vấn đề rất trọng yếu của sản xuất và đời sống. Trong hệ thống lợi ích của con người nói chung như: lợi ích kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá xã hội thì lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định nhất, chi phối các lợi ích khác. Bởi lẽ, lợi ích kinh tế gắn liền với nhu cầu vật chất, là nhu cầu cơ bản cho con người và xã hội tồn tại và phát triển. Khi lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ là điều kiện thực hiện các lợi ích khác. Ví dụ: các cuộc đấu tranh của các giai câp như nô lệ, nông dân, vô sản bước đầu trước hết là vì mục đích kinh tế. + Lợi ích kinh tế giữ vai trò "động lực kinh tế" thúc đẩy con người và các chủ thể kinh tế quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh. * Nó giúp quan tâm đến kết quả sản xuất - kinh doanh; gắn bó những con người lao và tạo ra động cơ, thôi thúc sự say mê trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ. * Quan điểm duy vật lịch sử cho thấy, mọi động lực, suy đến cùng đều do 3 động lực kinh tế quyết định. => Vì vậy, lợi ích kinh tế nếu được nhận thức và thực hiện đúng thì nó sẽ trở thành động lực cơ bản của sự tiến bộ xã hội nói chung, phát triển sản xuất - kinh doanh nói riêng. + Lợi ích kinh tế củng cố, duy trì các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuất - kinh doanh. * Con người tham gia vào các hoạt động kinh tế đều nhằm đạt tới những lợi ích kinh tế tương xứng với kết quả sản xuất - kinh doanh. * Ngược lại, không mang lại lợi ích, hoặc lợi ích không được thực hiện đầy đủ thì sẽ làm cho các mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế bị xói mòn, thậm chí dẫn đến chỗ rạn nứt, làm phát sinh những tiêu cực trong sản xuất - kinh doanh. Ví dụ: người làm nhiều mà hưởng ít sẽ làm mối quan hệ chủ tớ, người làm thuê theo hướng tiêu cực. * Vai trò động lực của lợi ích kinh tế được thể hiện qua: tiền lương, giá cả, thuế, lợi tức, lợi nhuận v.v… Những phạm trù này được nhà nước vận dụng thông qua việc ban hành các chính sách kinh tế. Những chính sách và quyết định kinh tế đó có liên quan đến lợi ích của cá nhân người lao động, của doanh nghiệp và của nhà nước. Trong các xã hội khác nhau, do quan hệ sản xuất thống trị khác nhau nên vai trò động lực của lợi ích kinh tế cũng được biểu hiện khác nhau. Ví dụ: Trong chủ nghĩa tư bản, động lực trực tiếp thúc đẩy các nhà tư bản là lợi nhuận siêu ngạch. Các nhà tư bản đã đua nhau cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhờ vậy nền sản xuất xã hội có những bước tiến dài. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, do đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nên cũng còn nhiều hình thức lợi ích kinh tế khác nhau và tất yếu cũng xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế đó. Một trong những yêu cầu của nền kinh tế là phải kịp thời phát hiện mâu thuẫn giữa các lợi ích và tìm cách giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn đó, tạo 4 ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. 2. Phương hướng vận dụng hệ thống lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Hệ thống lợi ích kinh tế Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại nhiều chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất (toàn dân, tập thể, tư nhân), nhiều thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh, do đó sẽ tồn tại một hệ thống lợi ích kinh tế phức tạp, đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau. + Từ góc độ khái quát chung nhất, có hệ thống lợi ích kinh tế xã hội - tập thể - cá nhân người lao động. + Từ góc độ các thành phần kinh tế, hệ thống lợi ích kinh tế gồm có các phân hệ lợi ích tương ứng với từng thành phần. ( 4 thành phần kinh tế) + Từ góc độ bốn khâu của quá trình tái sản xuất, có hệ thống lợi ích tương ứng với từng khâu: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. (có lợi ích trong sản xuất, trong phân phối ) => Ba loại lợi ích này có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp. Trong điều kiện lâu dài thì lợi ích toàn xã hội đóng vai trò chủ đạo, bởi vì lợi ích này thể hiện mục đích và nhiệm vụ phát triển của tiến bộ xã hội và nó cũng bao quát những lợi ích kinh tế căn bản của tập thể người lao động cũng như của mỗi thành viên trong xã hội. Quá trình giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế là tạo ra những điều kiện trong đó việc thực hiện các lợi ích sao cho cùng một hướng và đảm bảo tính hàng đầu của lợi ích xã hội, cái có lợi đối với xã hội thì phải có lợi đối với tập thể, cá nhân và mỗi doanh nghiệp. => Đó là nguyên tắc cơ bản của sự kết hợp lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Phương hướng vận dụng các lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 5 + Thứ nhất, nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách nhằm khai thác những tiềm năng to lớn trong xã hội. Thể hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước + Thứ hai, xác định về lượng của các nhóm lợi ích kinh tế và quan hệ tỷ lệ giữa các nhóm thông qua hệ thống công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô. + Thứ ba, kết hợp hài hoà các lợi ích dân tộc và quốc tế trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Nguyên tắc đó là: bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Bởi vì: Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân, doanh nghiệp… chỉ hành động khi họ thấy được lợi ích kinh tế của mình. Nhưng do có nhiều lợi ích kinh tế khác nhau và vì lợi ích riêng của mỗi cá nhân, vì lợi ích cục bộ, trước mắt có thể làm tổn hại đến lợi ích chung của cộng đồng (tập thể và toàn xã hội). Vì vậy, Nhà nước phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế, hướng chúng vào một quỹ đạo chung, tạo động lực lâu bền, mạnh mẽ và vững chắc cho sự phát triển. (với tư cách là người tổ chức quản lý và điều hành nền kinh tế) Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế phải tính đến sự đan cài, chế ước, tác động qua lại giữa các lợi ích kinh tế, đó là lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích bản thân người lao động. Đồng thời, phải tính toán một cách toàn diện, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích toàn cục và bộ phận. Ví dụ: thông qua các hình thức thuế thu nhập cá nhân, phân phối lại, phúc lợi an sinh xã hội. Ở nước ta hiện nay, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đã nói lên sự không đồng nhất về lợi ích kinh tế - xã hội. Tương ứng với nó có nhiều quy luật kinh tế hoạt động. Các quy luật kinh tế phát huy tác dụng trên cơ sở những quan hệ kinh tế tương ứng và trực tiếp quy định, chi phối sự hình thành các lợi kinh tế của từng giai 6 cấp, từng tầng lớp dân cư trong xã hội. => Vì vậy, sự kết hợp các lợi ích kinh tế có ý nghĩa quan trọng, nhằm tạo ra động lực để thúc đẩy mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện vấn đề này, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: “ thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội”. =>Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích toàn cục và bộ phận. II. PHÂN PHỐI CHO TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Các hình thức phân phối cho tiêu dùng cá nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a) Phân phối theo lao động. - Vị trí Là hình thức phân phối cơ bản dưới chủ nghĩa xã hội, được thực hiện trong các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể. - Tính khách quan của phân phối theo lao động. + Do thành phần kinh tế nhà nước và tập thể dựa trên chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ở các cấp khác nhau. Các thành phần kinh tế này đều dựa trên cơ sở chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ở các cấp độ khác nhau. Người lao động làm chủ những tư liệu sản xuất, nên tất yếu cũng làm chủ về phân phối, phân phối phải vì lợi ích của người lao động. Có nhiều cách phân phối vì lợi ích của người lao động: phân phối theo nhu cầu, phân phối bình quân, phân phối theo lao động. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản (chủ nghĩa xã 7 hội) cũng chưa thể thực hiện phân phối theo nhu cầu mà chỉ có thể phân phối theo lao động. Đồng thời, trong thời kỳ này lao động chưa thực sự trở thành nhu cầu của cuộc sống mà vẫn còn là phương tiện để kiếm sống, còn những tàn dư ý thức, tư tưởng của xã hội cũ để lại như: coi khinh lao động, ngại lao động chân tay, chây lười, làm ít muốn hưởng nhiều,v.v Trong điều kiện đó, thực hiện phân phối theo lao động sẽ khuyết khích người lao động tích cực trong lao động, giáo dục kẻ lười biếng, gắn sự hưởng thụ của mỗi người với sự cống hiến của họ. + Do trong thời kỳ quá độ có sự khác biệt về tính chất trình độ lao động dẫn tới sự cống hiến của mỗi người khác nhau. Mặt khác, do sự cống hiến mỗi người khác nhau, do đó phải căn cứ vào lao động đã cống hiến cho xã hội của mỗi người để phân phối, nếu không sẽ rơi vào chủ nghĩa bình quân, kìm hãm sự phát triển sản xuất. + Do lực lượng sản xuất chưa phát triển cao, chưa có đủ sản phẩm để phân phối theo nhu cầu. Vì phân phối do sản xuất quyết định, cho nên làm nhiều, hưởng nhiều; làm xấu, làm ít hưởng ít, có khi phải bồi thường lại cho nhà nước. - Nội dung của phân phối theo lao động Xã hội dành một phần tư liệu tiêu dùng phân phối cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng hay kết quả lao động mà họ đã cống hiến, không phân biệt giới tính, chủng tộc và dân tộc. (trên cơ sở bảo đảm người có sức lao động được quyền lao động) - Căn cứ để phân phối theo lao động + Dựa vào số lượng lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra. Số lượng lao động: được đo bằng thời gian lao động (giờ, ngày, tuần, tháng), hoặc số lượng sản phẩm làm ra. + Trình độ thành thạo lao động hoặc chất lượng sản phẩm làm ra. + Hiệu quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. 8 + Điều kiện và môi trường lao động Như: nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm lao động ở những vùng có nhiều khó khăn, xa xôi, hẻo lánh như miền núi, hải đảo… Hình thức cụ thể như: tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp Tiền công trong các đơn vị sản xuất kinh doanh; tiền lương trong các đơn vị sự nghiệp, hành chính; tiền thưởng; tiền phụ cấp. - Tác dụng và hạn chế của phân phối theo lao động + Tác dụng * Phân phối theo lao động là phương thức phân phối hợp lý, có tác dụng thúc đẩy mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ lao động, củng cố kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động. * Phân phối theo lao động còn kích thích mọi người học tập, nâng cao trình độ văn hoá, tích cực rèn luyện tay nghề, nâng cao hiệu quả lao động. * Trên cơ sở đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người lao động, vừa bảo đảm tái sản xuất sức lao động, vừa tạo mọi điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện. * Hình thức phân phối theo lao động là hình thức phân phối tiến bộ, công bằng nhất. + Hạn chế Phân phối theo lao động, về nguyên tắc vẫn là sự bình đẳng trong khuôn khổ pháp quyền tư sản, tức là sự bình đẳng trong xã hội sản xuất hàng hoá theo nguyên tắc sự trao đổi ngang giá. Hạn chế của phân phối theo lao động là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chỉ khi nào, cùng với sự phát triển toàn diện của cá nhân, năng suất lao động của họ ngày càng cao và tất cả các nguồn của cải của xã hội đều tuôn ra dồi dào, người ta mới có thể vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của cái pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể thực hiện phân phối theo nhu cầu. Chỉ khi đó mới có sự bình 9 đẳng thực sự. b) Các hình thức phân phối trong các thành phần kinh tế khác. - Trong đơn vị kinh tế hợp tác bậc thấp, phân phối dựa kết quả lao động và theo góp vốn cổ phần. Ví dụ: trong sản xuất của một doanh nghiệp tư nhân: người công nhân sẽ được hưởng tiền lương từ kết quả lao động đồng thời cũng được hưởng tiền từ số vốn anh ta góp vào trong sản xuất. - Trong các đơn vị kinh tế cá thể, tiểu chủ, thu nhập của người lao động phụ thuộc vào sở hữu tư liệu sản xuất, vốn đầu tư và khả năng sản xuất kinh doanh. Đó là tài năng sản xuất kinh doanh của chính bản thân họ. Ví dụ: trong kinh doanh cá thể: sự phân phối đó phụ thuộc vào khả năng kinh doanh, tiếp thị sản phẩm. - Trong các đơn vị kinh tế tư bản tư nhân phân phối dựa trên sở hữu vốn cổ phần, sở hữu tư bản, giá cả sức lao động, v.v Ví dụ: trong công ty nước ngoài việc phân phối đó do giá cả sức lao động, do đóng góp cổ phần ( người đóng góp là những cổ đông). Nhiều người lao động tìm việc sẽ trả tiền công ít đi, ít người lao động hoặc ngành nghề đó đòi hỏi kỹ thuật cao nên phải trả tiền cao hơn ) c) Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội - Vị trí Đây là hình thức phân phối bổ sung cho phân phối theo lao động. Phân phối thu nhập cá nhân thông qua quỹ phúc lợi tập thể và phúc lợi xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Sự phân phối này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó góp phần: Phát huy tính tích cực lao động của mọi thành viên trong xã hội. Nâng cao thêm mức sống của toàn dân. Có ý nghĩa quan trọng đối với những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Làm giảm sự chênh lệch quá đáng về thu nhập giữa các thành viên trong 10 [...]... thức phân phối khác nhau, để phát huy sức mạnh trọng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU 1 Làm rõ hệ thống lợi ích kinh tế và phương hướng vận dụng các lợi ích 15 kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ? 2 Trình bày nguyên tắc phân phối theo lao động và các giải pháp định hướng xã hội chủ nghĩa trong phân phối cho tiêu dùng cá nhân trong thời kỳ quá. .. người lao động Việc sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và phúc lợi xã hội phải có hiệu quả, thiết thực, phù hợp với lợi ích và nhu cầu bức thiết của quần chúng, phát huy cao nhất tác dụng của nó 2 Các giải pháp định hướng xã hội chủ nghĩa trong phân phối cho tiêu dùng cá nhân thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam - Phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, tăng năng suất lao động xã hội Phát... với nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần thực hiện đa dạng nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế Xuất phát từ mô hình chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng, đó là một xã hội vì con người,bảo đảm công bằng, việc phân phối theo tiêu dùng là một điều kiện quan trọng nhằm bảo đảm cho các đối tượng trong xã hội được hưởng những thành quả tốt đẹp nhất trong xã hội Do đó cần... lao động được hưởng các nhu cầu vật chất,tinh thần thông qua các quỹ phúc lợi xã hội Như: quỹ phúc lợi công cộng, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ hõ trợ người nghèo, học tập chữa bệnh - Tính hợp lý của quỹ phúc lợi xã hội hiện nay( Yêu cầu) ` Phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa Quỹ phúc lợi tập thể và phúc lợi xã hội là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình phân phối thu nhập cho cá. .. cho cá nhân trong cộng đồng, song quỹ đó chỉ có ý nghĩa tích cực khi được quy định và sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu và điều kiện khách quan, cụ thể là: + Quỹ phúc lợi xã hội không vượt quá khả năng của nền kinh tế + Tốc độ tăng thu nhập trực tiếp của người lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng phúc lợi xã hội + Phúc lợi xã hội phải được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa vì lợi ích của... khích lợi ích vật chất đối với người lao động, phải coi 14 trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho họ Con người có nhu cầu vật chất và văn hoá, nên chịu sự thúc đẩy của những động lực kinh tế và tinh thần Động lực kinh tế không thể tách rời động lực tinh thần Do đó, Trước mắt, cần làm rõ nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, động viên mọi người tích... lao động sản xuất, đấu tranh đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực như làm bừa, làm ẩu, làm hàng giả, gian lận, chạy theo lợi ích cục bộ Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức cần kiệm, tôn trọng pháp luật, … để xây dựng và phát triển đất nước KẾT LUẬN Lợi ích kinh tế và phân phối cho tiêu dùng cá nhân là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế ở mọi nền kinh tế nói... hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, vươn lên thoát đói nghèo vững chắc ở các vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo * Khắc phục tình trạng bao cấp, ỷ lại Phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tạo điều kiện cho mọi người lao động tự tạo việc làm, tự tìm việc làm phù hợp + Thực hiện xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động nhân. .. ta, mục ích của điều tiết giảm thu nhập là để thực hiện từng bước sự công bằng xã hội, đồng thời không triệt tiêu động lực tăng thu nhập hơn nữa của các bộ phận dân cư có thu nhập cao Để giải quyết tốt việc này, cần nắm vững thu nhập cá nhân trên cơ sở phân biệt được chính xác các nguồn thu nhập cá nhân, bằng các biện pháp giáo dục, hành chính và kinh tế * Điều tiết làm tăng thu nhập cá nhân được... điều kiện nhằm bảo đảm tốt cho tiêu dùng cá nhân + Phương thức phân phối còn do số lượng sản phẩm có thể phân phối quyết định Do vậy, muốn thực hiện được ngày càng đầy đủ sự công bằng xã hội trong 11 phân phối cho tiêu dùng cá nhân thì phải sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm + Để tạo ra được nhiều sản phẩm, phải phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại Phải khơi dậy và phát huy được mọi tiềm . và lâu dài, lợi ích toàn cục và bộ phận. II. PHÂN PHỐI CHO TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Các hình thức phân phối cho tiêu dùng cá nhân trong thời kỳ. tiến bộ xã hội. 2. Phương hướng vận dụng hệ thống lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Hệ thống lợi ích kinh tế Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước. ích 15 kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ? 2. Trình bày nguyên tắc phân phối theo lao động và các giải pháp định hướng xã hội chủ nghĩa trong phân phối cho tiêu dùng cá nhân trong

Ngày đăng: 30/10/2014, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w