1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Sinh học 6 bài 40: Hạt trần cây thông

3 168 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 43 KB

Nội dung

Kiến thức - Biết được cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của thông.. Nêu được khác nhau giữa hạt trần và cây có hoa.. 2 Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bản

Trang 1

Bài 40:

I/ MỤC TIÊU:

1 Kiến thức

- Biết được cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của thông

- Phân biệt được nón và hoa Nêu được khác nhau giữa hạt trần và cây có hoa

2 Kỹ năng

- Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh, hình và mẫu vật

+ Tư duy logic và trừu tượng

+ Liên hệ thực tế

3 Thái độ.

- Có ý thức yêu thích bộ môn

- Nghiêm túc tự giác trong học tập

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật

II/ CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên:

- Hình 40.1 -> 40.3

2) Học sinh:

- Đọc trước bài 40

- Chuẩn bị mẫu vật

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1) Kiểm tra bài cũ:

- Sửa bài kiểm tra

2) Nội dung bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng

Hoạt động 1:Tìm hiểu cơ quan sinh dưỡng của thông.

HẠT TRẦN – CÂY THÔNG

Trang 2

1) Cơ quan sinh dưỡng của thông:

- Thân cành màu nâu,

xù xì

- Lá nhỏ, hình kim, mọc từ 2 – 3 lá trên 1 cành con rất ngắn

- Yêu cầu HS quan sát hình

40.1 trả lời câu hỏi về cơ

quan sinh dưỡng của thông:

+ Đặc điểm thân, cành,

màu sắc?

+ Hình dạng lá, số lượng lá

trên 1 cành?

- Yêu cầu HS trả lời

- Yêu cầu HS kết luận

- HS quan sát và thảo luận trả lời

- HS trả lời và bổ sung

- HS kết luận

Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ quan sinh sản của thông.

2) Cơ quan sinh sản (nón):

- Nón đực: nhỏ, mọc thành cụm, vảy (nhị) mang túi phấn chứa hạt phấn

- Nón cái: lớn, mọc riêng lẻ, vảy (lá noãn) mang noãn

- Hạt nằm trên lá noãn

hở (hạt trần), chưa có quả thật sự

- Yêu cầu HS quan sát hình

40.2, trả lời câu hỏi:

+ Vị trí nón đực và nón cái

trên cây thông?

+ Đặc điểm của nón, kích

thước, số lượng, màu sắc?

- Yêu cầu HS quan sát hình

40.3, trả lời câu hỏi:

+ Cấu tạo nón đực?

+ Cấu tạo nón cái?

- Yêu cầu HS trả lời phần

bảng SGK trang 133 -> trả

lời câu hỏi cuối bảng

- Yêu cầu HS trả lời

- Yêu cầu HS kết luận

- HS thảo luận trả lời

- HS trả lời

- HS thảo luận trả lời

- HS trả lời và bổ sung

- HS kết luận

Hoạt động 3:Tìm hiểu giá trị của Hạt trần.

Trang 3

3) Giá trị của Hạt trần:

- Cho gỗ tốt và thơm: thông, pơmu

- Làm cảnh: trắc bách diệp, tuế

- Yêu cầu HS đọc thông tin

SGK và trả lời câu hỏi:

+ Hạt trần có vai trò gì

trong cuộc sống?

+ Nêu ví dụ?

- Yêu cầu HS kết luận

- HS trả lời và bổ sung

- HS kết luận

3.Củng cố

- Đọc ghi nhớ SGK

- Trả lơi câu hỏi 1,2

- Đọc mục: Em có biết

4.Dặn dò

- Học bài cũ

- Đọc trước bài 41 “Hạt kín – Đặc điểm của thực vật hạt kín”

- Mang 1 số mẫu cây có hoa

Ngày đăng: 13/10/2018, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w