Vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Luận văn thạc sĩ)Vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Luận văn thạc sĩ)Vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Luận văn thạc sĩ)Vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Luận văn thạc sĩ)Vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Luận văn thạc sĩ)Vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Luận văn thạc sĩ)Vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG BẮC
VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG BẮC
VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯU NGỌC TRỊNH
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương Bắc
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý - Luật Kinh tế, Phòng đào tạo Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp,
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương Bắc
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Đóng góp của luận văn 4
5 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Khái quát về dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại 6
1.1.2 Nội dung của phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại trên cơ sở vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước 13
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên cơ cơ sở vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước 19
1.2 Cơ sở thực tiễn 24
1.2.1.Kinh nghiệm vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của một số ngân hàng thương mại 24
1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương 28
Trang 6iv
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 29
2.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu 31
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 31
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 32
2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng 32
2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 33
Chương 3: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG 34
3.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương 34
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34
3.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý 36
3.1.3 Chức năng nhiệm vụ 38
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2015-2017 40
3.2 Thực trạng vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2015-2017 40
3.2.1.Thực trạng vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 40
3.2.2 Nội dung vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương 43
Trang 7v
3.2.3 Thực trạng vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 55 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương 58 3.3.1 Các yếu tố khách quan 58
3.3.2 Các yếu tố chủ quan 61 3.4 Đánh giá hoạt động vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV chi nhánh Hùng Vương 62 3.4.1 Kết quả đạt được 62
3.4.2 Hạn chế, nguyên nhân 65
Chương 4: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TỐT HƠN CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG THỜI GIAN TỚI 68
4.1 Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương trên cơ
sở vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước 68 4.1.1 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đến năm 2020 68 4.1.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 69 4.2 Giải pháp vận dụng tốt hơn chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương 70 4.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử 70 4.2.2 Đẩy mạnh công tác truyền thông, tiếp thị, quảng cáo nhằm thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi của khách hàng và các nhóm đối tượng có liên quan 74
Trang 8vi
4.2.3 Lựa chọn và phát triển kênh phân phối 75
4.2.4 Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, chính sách hậu mãi 76
4.2.5 Nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng 76
4.2.6 Xây dựng chiến lược khách hàng 78
4.3 Kiến nghị 79
4.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 79
4.3.2 Đề xuất đối với Chính phủ 81
4.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
Trang 9vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam CNTT : Công nghệ thông tin DVNHĐT : Dịch vụ ngân hàng điện tử NHĐT : Ngân hàng điện tử
NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại SPDV : Sản phẩm dịch vụ TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần
Trang 10Bảng 3.3 Tình hình khách hàng sử dụng thẻ tại BIDV chi nhánh
Hùng Vương giai đoạn 2015-2017 43
Bảng 3.4 Tình hình khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
tại BIDV chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2015-2017 44
Bảng 3.5 Tình hình phát hành thẻ tại BIDV chi nhánh Hùng Vương 47 Bảng 3.6 Số lượng máy POS của BIDV chi nhánh Hùng Vương 48 Bảng 3.7 Hạn mức giao dịch (chuyển khoản/thanh toán) tại BIDV
chi nhánh Hùng Vương 49
Bảng 3.8 So sánh tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV
và các Ngân hàng TMCP 51
Bảng 3.9 Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng
điện tử tại BIDV, chi nhánh Hùng Vương 52
Bảng 3.10 Đánh giá của cán bộ nhân viên vè thực hiện vận dụng
chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển dịch
vụ ngân hàng điện tử 55
Bảng 3.11 Đánh giá của cán bộ công nhân viên ngân hàng về công
tác kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV chi nhánh Hùng Vương 57
Trang 111
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế,
mở ra cơ hội hợp tác toàn diện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ , trao đổi hàng hóa,… Đặc biệt, các ngân hàng thương mại cũng được tạo điều kiện để tham gia vào các lĩnh vực như hoạch định chính sách tiền tệ, thanh tra giám sát, phòng ngừa rủi ro gian lận, lĩnh vực thanh toán, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới Tuy nhiên, các NHTM ở Việt Nam hiện nay còn đang ở mức độ thấp về ứng dụng khoa học công nghệ trong khi đó hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đang ngày càng mở rộng và phát triển với các kinh nghiệm quản trị rủi ro tốt, công nghệ ngân hàng hiện đại Đây sẽ là thách thức rất lớn đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải ngày càng hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng để giữ vững thị trường trong và ngoài nước
Ngoài ra, khoa học công nghệ có tác động đến mọi mặt của hoạt động đời sống, kinh tế xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực ngân hàng Những khái niệm về thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến, mua hàng và thanh toán trên mạng,… đã trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của các NHTM ở Việt Nam Phát triển các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, NHĐT đang là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào cung cấp các dịch vụ ngân hàng đã tạo ra một kênh phân phối sản phẩm mới, giúp các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và mở rộng phạm vi hoạt động của mình Nhờ những tiện ích hiện đại, sẵn có và sự nhanh chóng, chính xác của các giao dịch đã giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và cả chi phí cho khách hàng, cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế
Trang 122
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương đã và đang phấn đấu để phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ truyền thống, song song với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử Tuy nhiên, việc cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn, thực tiễn phát triển DVNHĐT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn Việc tìm ra các giải pháp nhằm triển khai, phát triển thành công DVNHĐT cũng như giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương nâng cao vị thế, thương hiệu của mình trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã và đang là vấn đề cấp thiết hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương nói
riêng, qua thời gian làm việc và nghiên cứu em quyết định chọn đề tài “Vận
dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình
* Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây ngành công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hình thức kinh doanh qua các phương tiện điện tử đang trở thành hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại Ở các nước phát triển công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi vào hầu hết các lĩnh vực Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế các ngành nghề ở Việt Nam đang dần dần phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin triệt để vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Ngành ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ, các Ngân hàng thương mại
Trang 13Luận văn đủ ở file: Luận văn full