1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cung mặt và sử dụng cung mặt

11 1,4K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 8,05 MB

Nội dung

một dụng cụ lên giá khớp, môn cắn khớp học,

Trang 1

§ CUNG MẶT

Nội dung tìm hiểu:

1 Định nghĩa, phân loại cung mặt

2 Cấu tạo cung măt đơn giản

1 ĐỊNH NGHĨA

Cung mặt là dụng cụ cho phép ghi lại vị trí tương đối của hàm trên so với trục bản lề của bệnh nhân để chuyển sang giá khớp

2 PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO CUNG MẶT ĐƠN GIẢN

∗ Có 2 loại cung mặt:

- Cung mặt đơn giản

- Cung mặt động

- Phần lớn các loại giá khớp thích ứng có kèm theo cung mặt đơn giản, như một dụng cụ kèm theo

- Có hai loại cung mặt đơn giản thông dụng:

- Loại không có mũ tai

- Loại có mũ tai

∗ Hai loại cung mặt đơn giản thường sử dụng hiện nay ở nước ta:

- cung mặt Hanau không có mũ tai

- cung mặt Quick-Master có mũ tai

Trang 2

2.1 Cung mặt Hanau

1 Cung chữ U:

1a Thanh dọc

1b Thanh ngang

2 Trục bản lề của cung mặt

3 Thước đo

4 Ốc khóa trục bản lề

5 Vòng cố định nĩa cắn

6 Ốc hãm nĩa cắn

7 Ốc nâng đỡ cung

8 Cây chỉ điểm dưới ổ mắt

9 Vòng cố định cây chỉ điểm dưới ổ mắt

10 Cung nĩa cắn

11 Cán nĩa cắn

2.2 Cung mặt Quick-Master

1 Cung chữ U, có khớp ở giữa, gồm: 1a Thanh dọc

1b Thanh ngang

2 Ốc cố định thanh

3 Trục ống tai của cung mặt

4 Mũ tai

5 Bộ phận cố định nĩa cắn

5a Cành đứng

5b Cành ngang

5c Ốc cố định cành cứng

5d Ốc cố định cành ngang

5e Vòng cố định nĩa cắn

5f Ốc hãm nĩa cắn

6 Cây chống mũi

7 Cung nĩa cắn

8 Cán nĩa cắn

Trang 3

LÊN GIÁ KHỚP

MỤC TIÊU:

1 Trình bày được ý nghĩa và các phương pháp xác định trục bản lề tự ý

2 Trình bày được 3 giai đoạn của ghi nhận bằng cung mặt

1 XÁC ĐỊNH TRỤC BẢN LỀ TỰ Ý

Có 2 phương pháp để xác định trục bản lề tự ý:

- phương pháp đo và phương pháp tự động

- Mỗi phương pháp dùng cho một loại cung mặt đơn giản

- Cung mặt không có mũ tai dùng phương pháp đo

- Cung mặt có mũ tai dùng phương pháp tự động: định vị trục bản lề tự ý tự động

Phương pháp đo:

- Đặt một thước nhựa trên đường nối từ điểm giữa bờ sau nắp tai đến góc ngoài của mắt, chọn điểm trước nắp tai 11mm, từ đó hạ vuông góc xuống 1mm Điểm (HV hay điểm “11-1”) này chính là vị trí trục bản lề tự ý

Trang 4

3 GHI DẤU HÀM TRÊN:

Gồm 4 bước:

Bước 1: Chuẩn bị nĩa sáp

- Đối với cung mặt không có mũ tai (Hanau): Hơ nóng một lá sáp và cuốn thành

hình trụ hoặc có thể dùng nhiều lớp sáp lá để đủ độ dày, uốn khối sáp theo hình cung răng trên và đặt lên nĩa cắn, làm nóng nĩa cho sáp dính vào nĩa và làm mềm

sáp

- Đối với cung mặt có mũ tai (Quick-Master): Hơ nóng một lá sáp và gấp lá sáp thành ba lớp, dán sáp vào nĩa cắn (hai lớp trên, một lớp dưới), cán nĩa cắn phải

hướng lên trên, làm mềm sáp

Bước 2 Kiểm soát độ nóng của nĩa bằng nước ấm Đưa nĩa sáp lên miệng bệnh nhân và áp vào cung răng

Bước 3 Lấy nĩa ra khỏi miệng và kiểm tra sáp ghi dấu

Chờ cho sáp nguội, lấy nĩa cắn ra khỏi miệng, làm lạnh cho sáp cứng Kiểm tra sáp ghi dấu hàm trên: Các đỉnh múi và rìa cắn không được làm lủng sáp, lộ kim loại Sáp không được chạm đến mô mềm Nếu bị lộ kim loại, cần làm lại (Không phải tất cả các đỉnh múi phải in dấu và các đỉnh múi không cần in dấu thật sâu trên sáp)

Trang 5

Bước 4: Đặt lại nĩa sáp vào miệng

Đặt lại nĩa sáp vào miệng, bệnh nhân có thể tự giữ hoặc đặt 2 miếng bông cuộn hai bên cung răng, cho cắn nhẹ lại, chỉ để vừa đủ giữ nĩa sáp

3 GHI NHẬN TƯƠNG QUAN HÀM TRÊN – TRỤC BẢN LỀ BẰNG CUNG MẶT

3.1 Với cung mặt không có mũ tai

- Lồng các nĩa vào vòng cố định nĩa trên cung mặt

- Đặt 2 đầu trục của bản lề của cung mặt lên các điểm đã đánh dấu trên bệnh nhân, điều chỉnh cho cung mặt cân đối

- Điều chỉnh và hãm vòng cố định nĩa

Nếu cung mặt và giá khớp không có cây chỉ điểm dưới ổ mắt, điều chỉnh cho đầu cây chỉ tới ổ mắt, đây là điểm tham chiếu thứ 3

- Lấy cung mặt với nĩa sáp đã được hãm ra khỏi bệnh nhân để chuẩn bị lên giá khớp

Trang 6

3.2 Với cung mặt có mũ tai

- Lồng cán nĩa vào vòng cố định

- Nới lỏng các ốc để làm tăng khoảng cách hai đầu mũ tai bằng nhựa

- Đưa cung mặt vào vị trí: hai mũ tai ở trong ống tai ngoài, điều chỉnh cho hai bên cân đối và siết ốc cố định thanh

- Lắp chống mũi vào vị trí trên cung mặt

- Giữ phần trước của cung mặt, đồng thời siết các ốc để hãm nĩa cắn

- Nới lỏng 2 ốc cố định thanh, tháo các mũ tai ra khỏi tai bệnh nhân để chuẩn bị chuyển lên giá khớp

Chú ý chung:

- Cung mặt cần đặt cân đối, nhất là đối với cung mặt không có mũ tai

- Cần kiểm tra để mặt phẳng cung mặt trùng với phương nằm ngang (thường lấy đường nối 2 đồng tử làm mốc đối chiếu)

- Các thanh cố định nĩa phải được nới lỏng và dịch chuyển tự do cho đến khi cung mặt

đã được định vị xong (sau đó mới siết các ốc hãm nĩa cắn)

Trang 7

4 CHUYỂN THÔNG TIN TỪ CUNG MẶT SANG GIÁ KHỚP VÀ LÊN GIÁ KHỚP

ND: Khóa cố định cung mặt theo vị trí trên bản ghi sáp hàm trên, định tâm cung mặt

để chuyển lên giá khớp

Trọng tâm tìm hiểu: Phương pháp chuyển thông tin từ cung mặt sang giá khớp

* Đối với cung mặt không có mũ tai

- Điều chỉnh độ nghiêng của khe hướng dẫn lồi cầu về 0 độ

- Điều chỉnh góc Bennett về 0 độ

- Kiểm tra các bộ phận khác để chắc chắn giá khớp ở điểm xuất phát đúng

- Hãm các bi lồi cầu bằng vít hãm

- Đặt hai đầu trục bản lề của cung mặt vào các đầu trục bản lề của giá khớp, điều chỉnh trục bản lề hai bên cung mặt sao cho cân đối,

- Siết ốc để cố định cung mặt vào giá khớp

- Kiểm tra điểm tham chiếu phía trước (điểm tham chiếu thứ 3)

* Đối với cung mặt có mũ tai

- Kiểm tra việc chuẩn hóa giá khớp

- Điều chỉnh độ nghiêng của hướng dẫn lồi cầu ở 0 độ

- Góc Bennett ở 0 độ

- Siết các vít hãm của hộp lồi cầu để giá khớp chỉ còn động tác mở-đóng

- Tháo tấm lên mẫu hàm ở cành dưới, thay bằng bộ phận nâng đỡ nĩa cắn và chỉnh độ cao ở mức thấp nhất

- Lắp cây nâng đỡ cành trên Tháo bộ phận giữ cây răng cửa ra khỏi cành trên và mở cành trên ngửa về phía sau

- Đặt hai mũ tai của cung mặt vào các nút mũ tai trên giá khớp và siết các ốc cố định cung mặt vào giá khớp

- Cành đứng của bộ phận cố định nĩa cắn được tựa trên mặt bàn (cùng với giá khớp) Khi đó, mặt phẳng chuẩn của giá khớp đã được xác định Đóng cành trên của giá khớp cho đầu trước của cành trên chạm thanh ngang của cung mặt

- Điều chỉnh phần nâng đỡ nĩa cắn sao cho đạt được hai điểm chạm bên dưới nĩa cắn

Trang 8

* Lên giá khớp mẫu hàm hàm trên

4.2 Lên giá khớp mẫu hàm hàm dưới

Hai tư thế thường dùng để lên giá khớp mẫu hàm hàm dưới là:

- Tương quan trung tâm

- Khớp cắn trung tâm

- Người ta có thể ghi lại tương quan giữa hai hàm ở các vị trí này bằng nhiều vật liệu khác nhau như sáp, silicone ghi dấu cắn

- Phần dưới đây trình bày kĩ thuật thực hiện khóa cắn khớp bằng sáp (sáp/khóa liên hàm) ở tương quan trung tâm và lên mẫu hàm dưới ở tương quan trung tâm

Trang 9

Thực hiện khoá cắn khớp ở tương quan trung tâm

Lên mẫu hàm dưới ở tương quan trung tâm

Trang 11

5 GHI VẬN ĐỘNG CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU CHỈNH GIÁ KHỚP

ND: Định tâm cung mặt trên giá khớp và điều chỉnh mặt phẳng cắn cho đến khi phù hợp với điểm tham chiếu thứ ba Cố định mẫu hàm trên vào tấm lên mẫu hàm bằng thạch cao

Bao gồm 2 bước:

- Thực hiện bản ghi sáp cắn tới trước (khóa cắn tới trước)

- Điều chỉnh độ dốc lồi cầu và góc Bennet

- Điều chỉnh độ dốc lồi cầu khi không làm sáp cắn tới trước

TÓM TẮT CÁC BƯỚC THỰC HiỆN VIỆC LÊN GIÁ KHỚP

1 Chuẩn bị mẫu hàm

2 Lên giá khớp mẫu hàm trên:

- Dùng cung mặt ghi nhận tương quan giữa hàm trên và trục bản lề của bệnh nhân

- Chuyển thông tin từ cung mặt sang giá khớp

- Cố định mẫu hàm trên trên giá khớp theo tương quan với trục bản lề

3 Lên giá khớp mẫu hàm dưới:

-Ghi tương quan giữa 2 hàm (ở tương quan trung tâm hoặc khớp cắn trung tâm) nhờ khóa liên hàm

-Cố định mẫu hàm dưới theo tương quan với mẫu hàm trên thông qua khóa liên hàm

4 Ghi nhận vận động chức năng và điều chỉnh trênn giá khớp (điều chỉnh độ dốc lồi cầu, góc Bennett)

Ngày đăng: 14/08/2013, 12:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w