Giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường hiện nay đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của học sinh cộng với sự phối hợp quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo và các em thiếu sự quan tâm chăm sóc, động viên, giáo dục gia đình. Theo thống kê của cơ quan công an, số đối tượng thiếu niên bỏ học, sống lang thang, bụi đời đã lên đến gần 20.000, thậm chí việc những đối tượng này thông qua Internet kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây nhiều vụ đánh nhau, cướp tài sản, 3 nữ sinh THPT rủ nhau tự tử... ngày có xu hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hiểu biết về giá trị cuộc sống. Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống để hình thành những kỹ năng sống tốt. Làm thế nào để “dạy” về các giá trị? Làm thế nào để khuyến khích thanh niên – học sinh THPT khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị cũng như những kỹ năng sống, thái độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình? Và làm thế nào để thanh niên biết mình có thể tạo nên sự khác biệt trên thế giới này và cảm thấy bản thân có đủ khả năng tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn? Chương trình Giáo dục các kỹ năng sống, Giá trị sống là một chương trình giáo dục mang tính toàn diện, bởi vì học sinh THPT cần được trang bị nhiều kỹ năng sống khác nhau, thích hợp cho mọi lĩnh vực. Nếu học sinh, thanh niên yêu thích các giá trị, cam kết sống với các giá trị, họ sẽ có đầy đủ kỹ năng xã hội, nhận thức và sự thấu hiểu để ứng dụng các giá trị này vào cuộc sống của mình. Tình hình chung ở các trường phổ thông hiện nay là phần lớn thời gian dạy và học đều dành hết cho các môn chính khóa, còn kỹ năng sống – giá trị sống thường ít được quan tâm, có chăng là đưa vào lồng ghép với hoạt động khác, thường gọi là sinh hoạt ngoại khóa, hay hoạt động ngoài giờ lên lớp, và thường thì ít nhiều có tính hình thức, làm chiếu lệ. Đạo đức, lối sống của học sinh được hình thành từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng, góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Về phía nhà trường thì nội dung chương trình giáo dục đạo đức - công dân có bài còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn xã hội, địa phương, phương pháp giảng dạy của giáo viên chậm đổi mới, chưa cuốn hút được học sinh. So với các trường trung học cơ sở thì công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở các trường trung học phổ thông có phần khó hơn. Ở độ tuổi 15-18, đây là giai đoạn mà các em có nhiều biến chuyển về tâm sinh lý, dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, và có ảnh hưởng ngay đến tâm tư tình cảm, sinh hoạt, học tập của chính bản thân mình. Các em cũng dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu và có nguy cơ sa đà vào các tệ nạn xã hội đang len lõi vào học đường. Môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội đều chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh. Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm khuyên con chăm chỉ học tập để thi đỗ vào đại học, không muốn con em tham gia sinh hoạt xã hội, sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập. Ở nhà trường, chỉ coi trọng môn lý thuyết để thi cử, còn các môn như: Giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng, thể dục, công nghệ… thường bị coi nhẹ. Các hoạt động ngoại khóa cũng bị chưa thực sự được quan tâm và triển khai thực hiện ghiêm túc.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT NGHĨA DÂN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Giáo viên môn: Vật lí
Tài liệu kèm theo: Video, Tranh ảnh, Phụ lục
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Dự kiến đóng góp của đề tài 8
PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 9
1.1 Cơ sở lí luận 9
1.2 Cơ sở thực tiễn 10
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP 14
2.1 Giải pháp 01: Thông qua hoạt động xem video (phim) tư liệu, suy ngẫm – chia sẻ 14
2.2 Giải pháp 02: Thông qua tổ chức các trò chơi vận động, đàm thoại – suy ngẫm – chia sẻ 24
2.3 Giải pháp 03: Thông qua tiểu phẩm tình huống và giải quyết tình huống, đàm thoại – suy ngẫm – chia sẻ 30
2.4 Giải pháp 04: Thông qua việc tổ chức cho học sinh viết báo, phóng sự, báo cáo… 36
2.5 Giải pháp 05: Thông qua bài tập mường tượng, đàm thoại – tương tác – chia sẻ 46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 54
3.1 Kết quả từ thang đo thái độ 55
3.2 Kết quả từ kênh thông tin phỏng vấn học sinh 59
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 61
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
2 Phần nội dung: Chương 1 – Cơ sở nghiên cứu Đ/c Thiết
3 Phần nội dung: Chương 2 – Giải pháp Đ/c Thiết, Đ/c Huế
4 Phần nội dung : Chương 2 – Kết quả thực nghiệm Đ/c Huế
5 Phần nội dung: chương 4 – Kết luận Đ/c Thiết
6 Phần nội dung:chương 5 – Kiến nghị Đ/c Thiết
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 41 Lý do chọn đề tài
Giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường hiện nay đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển mạnh
mẽ kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ
và hành động của học sinh cộng với sự phối hợp quản lý của các cơ quan chứcnăng còn lỏng lẻo và các em thiếu sự quan tâm chăm sóc, động viên, giáo dục giađình
Theo thống kê của cơ quan công an, số đối tượng thiếu niên bỏ học, sốnglang thang, bụi đời đã lên đến gần 20.000, thậm chí việc những đối tượng nàythông qua Internet kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây nhiều vụ đánhnhau, cướp tài sản, 3 nữ sinh THPT rủ nhau tự tử ngày có xu hướng gia tăng
Có nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và tiếntrình hội nhập quốc tế, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa
là do các em thiếu hiểu biết về giá trị cuộc sống Các em không được dạy đểhiểu về giá trị của cuộc sống để hình thành những kỹ năng sống tốt
Làm thế nào để “dạy” về các giá trị? Làm thế nào để khuyến khíchthanh niên – học sinh THPT khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị cũngnhư những kỹ năng sống, thái độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năngsẵn có của mình? Và làm thế nào để thanh niên biết mình có thể tạo nên sựkhác biệt trên thế giới này và cảm thấy bản thân có đủ khả năng tạo dựng mộtthế giới tốt đẹp hơn?
Chương trình Giáo dục các kỹ năng sống, Giá trị sống là một chương
trình giáo dục mang tính toàn diện, bởi vì học sinh THPT cần được trang bịnhiều kỹ năng sống khác nhau, thích hợp cho mọi lĩnh vực Nếu học sinh, thanhniên yêu thích các giá trị, cam kết sống với các giá trị, họ sẽ có đầy đủ kỹ năng
xã hội, nhận thức và sự thấu hiểu để ứng dụng các giá trị này vào cuộc sống củamình
Tình hình chung ở các trường phổ thông hiện nay là phần lớn thời gian dạy
và học đều dành hết cho các môn chính khóa, còn kỹ năng sống – giá trị sống
Trang 5thường ít được quan tâm, có chăng là đưa vào lồng ghép với hoạt động khác,thường gọi là sinh hoạt ngoại khóa, hay hoạt động ngoài giờ lên lớp, và thường thì
ít nhiều có tính hình thức, làm chiếu lệ
Đạo đức, lối sống của học sinh được hình thành từ môi trường gia đình,nhà trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục của nhà trường đóng vai tròquan trọng, góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Về phíanhà trường thì nội dung chương trình giáo dục đạo đức - công dân có bài cònnặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn xã hội, địa phương, phương pháp giảngdạy của giáo viên chậm đổi mới, chưa cuốn hút được học sinh
So với các trường trung học cơ sở thì công tác giáo dục giá trị sống, kỹnăng sống ở các trường trung học phổ thông có phần khó hơn Ở độ tuổi 15-18,đây là giai đoạn mà các em có nhiều biến chuyển về tâm sinh lý, dễ bị tác độngbởi môi trường bên ngoài, và có ảnh hưởng ngay đến tâm tư tình cảm, sinh hoạt,học tập của chính bản thân mình Các em cũng dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tậtxấu và có nguy cơ sa đà vào các tệ nạn xã hội đang len lõi vào học đường
Môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội đều chưa quan tâmđúng mức đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh Nhiều phụ huynh chỉ quantâm khuyên con chăm chỉ học tập để thi đỗ vào đại học, không muốn con emtham gia sinh hoạt xã hội, sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập Ở nhà trường,chỉ coi trọng môn lý thuyết để thi cử, còn các môn như: Giáo dục công dân, giáodục quốc phòng, thể dục, công nghệ… thường bị coi nhẹ Các hoạt động ngoạikhóa cũng bị chưa thực sự được quan tâm và triển khai thực hiện ghiêm túc
Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản chỉ đạo cùng các tài liệu hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục
kỹ năng sống vào các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở phổ thông Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra hoạt động này chưa thực sự hiệu quả cả trong nhà trường
Bản thân là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc họctập, rèn luyện của học sinh trong lớp, có nhiều thuận lợi hiểu được tâm tư, tình cảm của học sinh Nhận thấy, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục
Trang 6giá trị sống cho học sinh hiện nay, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và vận dụng hoạt động giáo dục giá trị sống kết hợp trong hoạt động chủ nhiệm của mình Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu
KHSP ứng dụng “ Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động giờ sinh hoạt tại lớp 10A6 trường THPT Nghĩa Dân”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu đến nay, chưa có một công trình chuyênluận nào được công bố, nhưng đã có nhiều công trình liên quan được công bố
Có thể phân chia các công trình nghiên cứu thành các nhóm như sau:
Nhóm những cuốn sách đề cập trực tiếp đến giáo dục giá trị sống Nhóm những bài viết, hoạt động liên quan đến giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh
Những vấn đề chưa được làm sáng tỏ:
- Nhóm cuốn sách đề cập trực tiếp đến giáo dục giá trị sống trình bày hệthống kiến thức tổng hợp giáo dục giá trị sống cho học viên và các giáo dục viênnói chung Tuy nhiên, để đưa vào vận dụng cho học sinh THPT trong thực tiễncòn cần được nghiên cứu
- Nhóm những bài viết, hoạt động liên quan đến giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh, chỉ dừng ở những bài viết rời rạc, tình huống cụ thể của học sinhtiểu học và THCS, rất khó vận dụng cho học sinh THPT trong thực tiễn
Những vấn đề đề tài nghiên cứu cần triển khai
- Đối với những tài liệu đề cập giáo dục giá trị sống cho học sinh: là cơ sởgiúp đề tài triển khai tìm hiểu những hoạt động cần thiết cho giáo dục giá trịsống, kỹ năng sống cho học sinh ở cấp bậc THPT
- Đối với tài liệu liên quan đến giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống: là cơ
sở, bài học cụ thể giúp đề tài tổng hợp, phân tích và vận dụng vào thực tiễn củacông tác giáo viên chủ nhiệm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu.
Trang 7Mục đích của đề tài là hệ thống hóa, khái quát hóa những tư liệu đã có, bổ
sung tư liệu mới góp phần xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh THPT thông qua các hoạt động giờ sinh hoạt lớp.
Nêu lên những thành tựu, hạn chế của chương trình đó Trên cơ sở đó rút
ra một số kinh nghiệm phục vụ hiện tại
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu nêu trên, trên cơ
sở kế thừa những kết quả của những người đi trước, đồng thời thu thập, xử lý tưliệu mới, đề tài có nhiệm vụ sau:
- Đi sâu phân tích, làm rõ những hoạt động liên quan đến giáo dục kỹnăng sống, giá trị sống của học sinh THPT
- Làm rõ tiến trình xây dựng chương trình giáo dục giá trị sống cho họcsinh THPT và phát triển thành tài liệu giáo dục giá trị sống cụ thể của giáo viênchủ nhiệm ở trường THPT thông qua tổ chức các hoạt động giờ sinh hoạt lớp
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế, triển vọng của đề tài nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 10A6 (năm học 2017), trường THPT Nghĩa Dân - Kim Động - Hưng Yên
2016-Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn về giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh THPTthông qua các hoạt động giờ sinh hoạt lớp
5 Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp phổ biến như: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống
kê, so sánh, hệ thống hóa
- Phương pháp trọng tâm: thực nghiệm
6 Dự kiến đóng góp của đề tài
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung, xử lý nguồn tư liệu một cáchkhoa học, dự kiến đóng góp của đề tài các vấn đề sau:
Trang 8- Làm rõ một cách hệ thống những giá trị sống cần thiết cho học sinhTHPT.
- Thông qua các hoạt động cụ thể trong giờ sinh hoạt lớp, giáo dục kỹnăng sống, giá trị sống cho học sinh một cách có hiệu quả
- Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách khoa học về thànhtựu, những vấn đề tồn tại của đề tài
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ công tác nghiêncứu, giảng dạy những môn học liên quan
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lí luận
Mục tiêu của giáo dục phổ thông: giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
Trang 9cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho họcsinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Luật Giáo dục (2005)
Để đến được cái đích cuối cùng đó, con đường ngắn nhất và nhanh nhất
là trang bị cho các em hành trang “kỹ năng sống, giá trị sống” để các em bướcvào đời mà không bỡ ngỡ, có đủ sức đề kháng với sóng gió cuộc sống
Chương trình Giáo dục Giá trị Sống là một chương trình giáo dục về
các Giá trị, đưa ra một loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm và cácphương pháp thực hành dành cho giáo viên và học sinh nhằm giúp các em có
điều kiện khám phá và phát triển 12 Giá trị căn bản của cá nhân như: Hợp tác,
Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, và Đoàn kết Sau khi học về Giá trị, học
sinh có vẻ thoải mái, tự tin hơn, biết tôn trọng người khác hơn, suy nghĩ tíchcực hơn, kỹ năng ứng xử cũng được nâng cao hơn, và trở nên nhanh nhạy hơntrong cuộc sống
Chúng ta có thể hiểu vai trò quan trọng của giá trị sống trong việc hìnhthành nhân cách, phẩm chất, năng lực của học sinh Các giá trị sống chính làgốc của sự phát triển cho một cá nhân, để họ có thể hoạt động một cách độc lập,giúp họ tránh được những khó khăn trong quá trình sống và làm việc Từ giá trịsống có thể hình thành các kĩ năng sống, thể hiện thành những hành động cánhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người kháccũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh,giúp nó trở nên lành mạnh
Trang 10Hình minh hoạ giá trị sống - kĩ năng sống
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi,thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực, mặt tráicủa kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếu lànhmạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiệnnhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình trạng bạolực học đường có tổ chức ngày một gia tăng
Nội dung giáo dục giá trị sống (GTS) đang được xem là giải pháp tối ưu
để nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông đã và đang đượcđổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, Học đểlàm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống Mục tiêu của giáodục phổ thông đang được chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị nănglực cần thiết cho các em học sinh Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đangđược đổi theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo củangười học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận
Trang 11dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo dục giá trị sống cho học sinh được xác định là một trong những nộidung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” trong trường trung học phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáodục và Đào tạo phát động
Tình hình chung ở các trường phổ thông hiện nay là phần lớn thời gian dạy
và học đều dành hết cho các môn chính khóa, còn kỹ năng sống – giá trị sốngthường ít được quan tâm, có chăng là đưa vào lồng ghép với hoạt động khác,thường gọi là sinh hoạt ngoại khóa, hay hoạt động ngoài giờ lên lớp, và thường thì
ít nhiều có tính hình thức, làm chiếu lệ Còn với giờ sinh hoạt lớp thì thời lượngdành cho việc kiểm điểm các cá nhân vi phạm, đánh giá xếp loại hạnh kiểm củacác học sinh, phổ biến kế hoạch tuần tới là chủ yếu, giáo viên chủ nhiệm cũnglồng ghép giáo dục giá trị và kỹ năng nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thu hút đượchứng thú từ học sinh Do đó học sinh luôn thấy chán nản, không hứng thú với cáchoạt động trong giờ sinh hoạt lớp Điều này đã được khẳng định thông qua phiếuhỏi (phụ lục 1) (tiến hành vào tuần 1 tháng 9 năm 2016)
Sau khi phát đi 90 phiếu hỏi đến học sinh 18 lớp trong trường THPTNghĩa Dân, nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận được kết quả như sau:
Câu 1: Nội dung giờ sinh hoạt lớp hiện tại ở lớp bạn đang học là để
Nội dung
Mức độ Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Rất ít khi
Đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các bạn trong lớp 52 33 5
Thầy/ cô chủ nhiệm phổ biến kế hoạch tuần tới 85 5 0
Câu 2: Bạn có hứng thú với nội dung giờ sinh hoạt lớp hiện tại ở lớp học của bạn không?
Trang 12
Câu 3: Bạn có thích cách tổ chức giờ sinh hoạt hiện tại lớp học của bạn không?
Câu 6: Bạn muốn được làm gì trong giờ sinh hoạt lớp? Lí do?
(Trên 60% các em trả lời là muốn được tổ chức các hoạt động chơi mà học, học
mà chơi để giờ sinh hoạt trở thành giờ học vui vẻ, bổ ích)
Từ kết quả phiếu điều tra cho thấy: ở giờ sinh hoạt lớp thì nội dung thườngxuyên thực hiện dành cho việc kiểm điểm các cá nhân vi phạm (81,1%), đánh giáxếp loại hạnh kiểm của các học sinh (57,7%), phổ biến kế hoạch tuần tới là chủyếu(94,4%); giáo huấn học sinh (38,8%), giáo dục giá trị và kỹ năng sống (10%),
tổ chức các hoạt động vui chơi (14,4%) Do đó học sinh luôn thấy chán nản,không hứng thú ( 91,1%) với giờ sinh hoạt lớp Kết quả cũng cho thấy có 97,7%học sinh cảm thấy cần giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THPT
và 60% cho rằng nên tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp
Năm học 2016 – 2017, tôi – Nguyễn Thị Thiết – được phân công làmgiáo viên chủ nhiệm lớp 10A6, lớp gồm 37 học sinh (13 nam, 24 nữ) và đa số làcon em nông dân nên rất nhút nhát, thiếu kỹ năng sống, chưa xác định được giátrị sống đúng đắn cho bản thân Từ thực tế đó, chúng tôi chọn lớp 10A6 trườngTHPT Nghĩa Dân năm học 2016 - 2017 để nghiên cứu
Hy vọng với giải pháp giáo dục kỹ năng sống – giá trị sống cho học sinhthông qua các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, sẽ góp một phần nhỏ vào công tác
Trang 13giáo dục học sinh của nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn đạo đức của học sinhhiện nay đang ở mức báo động, có nguy cơ phá vỡ các chuẩn mực đạo đức cơbản của người Việt Nam
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP
Để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinhthông qua tổ chức các hoạt động giờ sinh hoạt tại lớp 10A6 trường THPT NghĩaDân, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện 05 giải pháp như sau:
2.1 Giải pháp 01: Thông qua hoạt động xem video (phim) tư liệu, suy ngẫm – chia sẻ
Việc xem video sẽ dễ dàng thu hút học sinh vào hoạt động, hạn chế đếnmức tối thiểu thái độ chối bỏ, kháng cự Chẳng hạn, việc giảng giải cho họcsinh rằng không nên gây gổ, đánh nhau trong trường không chỉ không mấyhiệu quả, mà nó còn khiến cho những học sinh “cá biệt” thêm thờ ơ, bực bội,thậm chí muốn chống đối lại Thông qua hoạt động này sẽ giúp khơi dậy khảnăng tư duy vốn có của tất cả học sinh, làm cho học sinh cảm thấy những giátrị này thật sự có liên quan đến bản thân và mang lại lợi ích cho mình, giúp các
em phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, cảm thấy bình an, từ
Trang 14đó sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục thảo luận về kết quả của các giá trị.
Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 02 tiết dạy về giá trị sống “Hòa bình” và giá trị sống “Yêu thương” với nội dung giáo án và sản phẩm thuđược như sau:
GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP SỐ 01 CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ HÒA BÌNH
- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực tham gia hoạt động của lớp, các phong trào đoàn thể
II Chuẩn bị
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Sổ chủ nhiệm
- Giáo án sinh hoạt
- Video “ Việt Nam chiến tranh và hòa bình”
(https://www.youtube.com/watch?v=cTz1HMy-qE4)
2 Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị tốt để tham gia các hoạt động, giấy bút màu để vẽ
III Phương pháp:
- Động não, hoạt động nhóm: thảo luận – đàm thoại
IV Tiến trình cụ thể:
Trang 15GV: đề nghị học sinh viết ra suy nghĩ
của các về một thế giới Hòa bình
GV hỏi: Liệt kê những điểm khác biệt về
một thế giới hòa bình và một thế giới
+ kĩ năng giao tiếp
+ kĩ năng hợp tác, tư duy sáng tạo
+ HS xem vi deo, suy ngẫm, viết ra suy nghĩ của các bạn vềmột thế giới Hòa bình
+ Liệt kê điểm khác biệt giữa thế giới hòa bình và bất hòa.(Mỗi nhóm 01 ý kiến)
Hoạt động 2: Suy nghĩ về “ Trường học, lớp học bình yên”
Trang 16định môi trường học đường, nói cách
- Bạn muốn thử làm điều gì để đem lại
không khí hòa đồng trong lớp?
GV chia lớp thành các nhóm để cùng
thảo luận, đàm thoại, lắng nghe, phân
tích, đánh giá
- GV tổng kết các ý kiến
Mục tiêu : thông qua thảo luận – đàm
thoại, học sinh rèn luyện được :
+ kĩ năng lắng nghe
+ kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng phân tích, đánh giá
+ kĩ năng hợp tác
lập + cùng thảo luận, đàm thoại, lắng nghe, phân tích, đánh giá
về sự khác biệt giữa một trường (lớp) học bình yên và một trường (lớp) học có xung đột?
- Các nhóm tiến hành thảo luận và trả lời câu hỏi
- Đại diện từng nhóm trình bàykết quả thảo luận của nhóm Các nhóm khác lắng nghe, chấp vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến
Hoạt động 3: Trò chơi “ Viết châm ngôn về Hòa bình” - Tổng kết giá trị sống “ Hòa bình”
Thời
gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
10
phút
- Yêu cầu: mỗi nhóm học
sinh viết 01 câu châm ngôn
về Hòa bình theo từ khóa
- Viết 01 câu châm ngôn về Hòa bình
theo từ khóa “Bàn tay…”
- Rút ra kết luận về giá trị sống “ Hòa bình:
+ Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau
+ Nếu mỗi người trong thế giới được yên
Trang 17…
3 Hướng dẫn tìm tòi, khám phá
Mỗi học sinh vẽ và trang trí một tấm áp phích về Hòa bình Ví dụ: hình ảnh
những bàn tay nắm chặt thể hiện tình thân ái, một khẩu súng biến thành chim
bồ câu, hoặc hình ảnh những bàn tay bao quanh hình ảnh đất nước v.v…
* Sản phẩm thu được từ tiết dạy:
+ Các bạn đưa ra những câu châm ngôn khác về đôi tay: “Bàn tay dùng
để trao tặng, không phải để chiếm đoạt”; “Bàn tay được sử dụng vì mục đích tốt, không phải để ngược đãi, gây tổn hại nhau”; “Bàn tay dùng để nắm lấy nhau, chứ không phải để làm đau”…
+ Tranh vẽ của học sinh:
Trang 18Hình 2.1.1: Tranh vẽ về hòa bình của học sinh 10A6
***********
GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP SỐ 02 CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ “ SỰ YÊU THƯƠNG”
I Mục tiêu
Trang 191 Kiến thức:
- Học sinh nhận thức và cảm nhận được những giá trị của sự yêu thương, các mối quan hệ dựa trên sự yêu thương, ý nghĩa của tình yêu thương trong quan hệ của con người
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng kiềm chế cảm xúc…
- Giáo án sinh hoạt
- Các trò chơi rèn luyện kĩ năng sống, video
2 Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị tốt tinh thần để tham gia các trò chơi
Trang 20Trò chơi cần có hai người, một người
diễn tả ngôn ngữ ( không lặp từ trong từ
khóa), một người đoán từ khóa đó
+ kĩ năng giải quyết vấn đề…
Hai học sinh tham gia chơi
THƯƠNG”
Sau khi có từ khóa “ YÊU THƯƠNG” người dẫn chương trình giới thiệu
về tình yêu thương con người, về tình cảm gia đình, về tình mẫu tử,
chuyển tiếp sang hoạt động tiếp theo
Hoạt động 2: Suy ngẫm – trải nghiệm
Thời
gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Trang 21phút
GV cho học sinh xem video
“ Bữa ăn của mẹ”
Học sinh xem video
“ BỮA ĂN CỦA MẸ”
Học sinh xem video, suy ngẫm về tình cảm của mẹ dành cho con
Sau khi xem video học sinh suy ngẫm về tình yêu thương mẹ dành cho con
Mỗi học sinh viết lại cảm xúc của mình, những tình cảm sâu lắng nhất mà mình không dám nói
"Tình yêu thương là sức mạnh duy nhất
có thể biến một kẻ thù thành một người bạn" (Mortin Luther King)
Yêu thương là cảm xúc thiêng liêng và gần gũi nhất trong cuộc sống của chúng
ta Không một ai có thể sống trên đời mà thiếu tình yêu thương Cuộc sống của bạn
sẽ ý nghĩa hơn nhiều khi bạn biết dành tình yêu thương để làm cho cuộc sống củanhững người xung quanh và của mình ấm
áp, hạnh phúc hơn…
3 Hướng dẫn tìm tòi, khám phá
Trang 22Về nhà hãy thể hiện sự yêu thương với mẹ bàng một hành vi thật thân thiện, gần gũi Thường xuyên thể hiện tình cảm của mình trong cuộc sống với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh mình
* Sản phẩm thu được từ tiết dạy:
(Ảnh chụp phần chia sẻ cảm xúc của học sinh)
Trang 24Sau khi thực hiện giải pháp 01, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạtđộng xem video đã chạm tới trái tim và cảm xúc của học sinh, giúp học sinh tiếpnhận và nhận thức về giá trị một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả Qua giáo dục giátrị theo giải pháp này, giúp các em phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ nănglắng nghe, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng kiềm chế cảmxúc, cảm thấy bình an, từ đó sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục tìm hiểu vềcác giá trị.
2.2 Giải pháp 02: Thông qua tổ chức các trò chơi vận động, đàm thoại – suy ngẫm – chia sẻ
Việc tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi vận động cũng dễdàng thu hút học sinh vào hoạt động Điều này sẽ giúp các em hào hứng thamgia, từ đó sẽ cổ vũ, khích lệ để các em tiếp tục thảo luận về các giá trị
Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 01 tiết dạy về giá trị sống
“Đoàn kết ” với nội dung giáo án và một số hình ảnh thu được như sau:
GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP SỐ 03 CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ ĐOÀN KẾT
I Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của giá trị sống đoàn kết
2 Kĩ năng:
Trang 25- Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, có tinh thần đoàn kết.
- Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản ứng, kĩ năng hợp tác, tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa tập thể
3 Thái độ
- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực tham gia hoạt động của lớp, các phong trào đoàn thể
II Chuẩn bị
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Sổ chủ nhiệm
- Giáo án sinh hoạt
- Các trò chơi rèn luyện kĩ năng sống
2 Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị tốt để tham gia các trò chơi
Mục tiêu : thông qua trò chơi
+ Lớp chia thành 2 đội chơi:
Đội 1: gồm 5 nam, 5 nữ của dãy 1,2 Đội 2: gồm 5 nam, 5 nữ của dãy 3,4+ Các đội sẵn sàng tham gia chơi+ Luật chơi:
GV chia lớp thành hai đội chơi, mỗi đội
Trang 26học sinh rèn luyện được :
Kết quả đội nào hết ít thời gian nhất đội đó
phút GV: Qua trò chơi vừa rồi các
bạn hãy chia sẻ xem bí quyết
nào giúp các bạn chiến
Mục tiêu : thông qua thảo
luận – đàm thoại, học sinh
rèn luyện được :
05 học sinh chia sẻ:
+ Cần tinh thần đoàn kết+ Biết lắng nghe, hợp tác+ Cần sự khéo léo…
* Lớp chia thành 5 nhóm độc lập + cùng thảo luận, đàm thoại, lắng nghe, phân tích, đánh giá về giá trị sống đoàn kết
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm Các nhóm khác lắng nghe, chấp vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến
Trang 27+ kĩ năng lắng nghe
+ kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng phân tích, đánh giá
- Đoàn kết được xây dựng qua việc chia sẻ các mục tiêu, niềm hy vọng và viễn tượng tương lai Khi các bạn đoàn kết, nhiệm vụ lớn dường như trở nên dễ dàng thực hiện
- Đoàn kết tạo nên kinh nghiệm về sự hợp tác,làm gia tăng sự hăng hái trong nhiệm vụ và tạo ra một bầu khí thân thiện Đoàn kết tạo ra cảm giác hạnh phúc êm ái và gia tăng sức mạnh cho mọi người
Hoạt động 4: Trò chơi : “ kéo co ”
- Một sợi dây thừng dài
+ Lớp chia thành 3 đội chơi:
Đội 1: gồm 5 nam, 5 nữ của dãy 1,2Đội 2: gồm 5 nam, 5 nữ của dãy 3,4+ Các đội sẵn sàng tham gia chơi
Trang 28khoảng 7m, dùng một dây
vải màu đỏ buộc ở giữa dây
thừng làm ranh giới giữa 2
đội để dễ phân biệt thắng
thua
- Vẽ 1 đường chỉ vạch làm
ranh giới giữa 2 đội
HS : cử một người quản trò
Mục tiêu : thông qua trò chơi
học sinh rèn luyện được :
3 Hướng dẫn tìm tòi, khám phá
Gợi ý cho các bạn tìm hiểu và tổ chức một số trò chơi dân gian khác cho các
bạn trong lớp ở các giờ sinh hoạt, để học sinh có cơ hội hiểu rõ nhau hơn, phát
huy tinh thần đoàn kết
* Hình ảnh thu được từ tiết dạy:
(Ảnh chụp phần chơi của học sinh)
Trang 29Hình 2.2.1: Trò chơi “ Truyền vòng” - Đội 1
Hình 2.2.2: Trò chơi “ Truyền vòng” - Đội 2
Trang 30Sau khi thực hiện giải pháp 02, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạtđộng trò chơi vận động đã kích thích sự hứng thú, tích cực tham gia các trò chơicủa các em, từ đó cuốn hút các em thảo luận về giá trị một cách tự nhiên màchân thực nhất Qua giáo dục giá trị theo giải pháp này, giúp các em phát triểnđược kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ nănghợp tác, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, từ đó sẽ càng được cổ vũ, khích lệ
để tiếp tục tìm hiểu về các giá trị
2.3 Giải pháp 03: Thông qua tiểu phẩm tình huống và giải quyết tình huống, đàm thoại – suy ngẫm – chia sẻ
Việc tổ chức cho học sinh tham gia đóng tiểu phẩm cũng dễ dàng thuhút học sinh vào hoạt động, kích thích khả năng tư duy sáng tạo Điều này sẽgiúp khơi dậy khả năng sáng tạo vốn có của tất cả học sinh, giúp các em hàohứng tham gia Từ đó sẽ cổ vũ, khích lệ để các em tiếp tục thảo luận về cácgiá trị
Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 01 tiết dạy về giá trị sống
“Trách nhiệm” với nội dung giáo án và một số hình ảnh thu được như sau:
GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ SỰ TRUNG THỰC
I Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của giá trị sống “ sự trung thực”
- Học sinh nhận ra được các khía cạnh của sự trung thực: trung thực với bản thân, trung thực với bạn bè, với những người xung quanh; trung thực không có nghĩa là mâu thuẫn và trái ngược với lời nói và hành động
- Học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của sự trung thực và thiếu trung thực trong quan hệ xã hội Nhận thấy sự trung thực là cách ứng xử tốt nhất đem lị sự hòa thuận, bền lâu trong các mối quan hệ
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, có tinh thần đoàn kết
Trang 31- Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản ứng, kĩ năng hợp tác, tư duy sáng tạo, kĩ
năng tổ chức hoạt động ngoại khóa tập thể, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng phân tích, đánh giá
3 Thái độ
- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện bản thân, rèn
luyện sự trung thực cho chính mình, cho bạn bè xung quanh
II Chuẩn bị
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Sổ chủ nhiệm
- Giáo án sinh hoạt
- Tiểu phẩn tình huống đặt ra cho học sinh
2 Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị tốt để tham gia các hoạt động trải nghiệm
GV giao cho một nhóm học sinh
biểu diễn một tiểu phẩm
Nội dung tiểu phẩm ở phần phụ
Trang 32giá tình huống có trong tiểu
phâm
+ kĩ năng giao tiếp+ Kĩ năng phân tích, đánh giáNgười dẫn tiểu phẩm sẽ đặt ra tình huống thông qua câu chuyện trong tiểu phẩm
Hoạt động 2: Giải quyết tình huống
giải quyết mâu thuẫn xuất hiện
trong tiểu phẩm theo cách riêng
của mỗi nhóm
Nhóm bài tập tình huống sẽ đưa
ra một cách giải quyết tình
huống của lớp
Mục tiêu : thông qua tiểu phẩm
học sinh rèn luyện được :
+ kĩ năng tổ chức hoạt động tập
thể
+ kĩ năng lắng nghe
+ kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng phân tích, đánh giá
+ kĩ năng hợp tác
Lớp chia thành 5 nhóm độc lậpMỗi nhóm sau khi xem xong tình huống đặt ra, các nhóm sẽ hóa thân thành các nhân vật trong câu chuyện để giải quyết tình huống đặt ra
Nhóm bài tập tình huống sẽ đưa ra một cách giải quyết tình huống của lớp
Hoạt động 3: Tổng kết giá trị sống “ trung thực”
Thời
gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Trang 33phút
Nhóm diễn tình huống đưa ra
một cách giải quyết riêng của
nhóm cùng với các nhóm khác
Người dẫn chương trình xuất
phát từ câu chuyện trong tiểu
phẩm đúc rút những điều quý
báu học được từ sự trung thực
- Nói ngắn gọn: Trung thực là nói sự thật Khi trung thực tôi cảm thấy tâm hồn trongsáng và nhẹ nhàng Một người trung thực
và chân chính thì xứng đáng được tin cậy
- Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động thì đem lại sự hòa thuận Trung thực là sử dụng tốt những gì được ủy thác cho bạn Trung thực là cách
xử sự tốt nhất Đó là một mối quan hệ sâu
xa giữa sự lương thiện và tình bạn
3 Hướng dẫn tìm tòi, khám phá
Hướng dẫn học sinh rèn luyện về tính trung thực trong học tập và cuộc sống,trong các mối quan hệ
* Hình ảnh thu được từ tiết dạy:
(Ảnh chụp phần học sinh tham gia đóng tiểu phẩm)
Hình 2.3.1: Ảnh chụp tiểu phẩm tình huống
Trang 34Hình 2.3.2: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 2
Hình 2.3.3: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 3
Trang 35Hình 2.3.4: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 3
Hình 2.3.5: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 4