Với thị trường tiêu thụ Hồ Tiêu trên thế giới rộng lớn và đầy tiềm năng, ngành công nghiệp chế biến Hồ Tiêu sẽ phát triển song song với sự phát triển của ngành sản xuất Tiêu.. nhiều hạn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
HỒ TIÊU TẠI XÃ ĐĂKBUKSO, HUYỆN TUY ĐỨC,
TỈNH ĐĂK NÔNG
HOÀNG VĂN DƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh tế và hướng phát triển hồ tiêu tại xã ĐăkBukSo huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông”
do Hoàng Văn Dương, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước Hội đồng vào ngày: _
Giảng viên hướng dẫn
Trần Đức Luân
Ngày tháng năm 2010
Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo Thư ký Hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2010 Ngày tháng năm 2010
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Bốn năm đại học trôi qua thật nhanh và như vậy là chỉ còn một thời gian ngắn nữa là tôi sẽ rời giảng đường đại học để bước vào đời với những điều mới mẽ thú vị nhưng cũng không ít khó khăn Với những kiến thức đã được học trong suốt bốn năm
ở giảng đường, ở thây cô, bạn bè và gia đình… đó là vốn liếng quý báu tôi sẽ luôn mang theo bên mình và sẽ là hành trang tôi mang vào đời
Lời đầu tiên tôi xin gửi đến Bố, Mẹ và những người thân trong gia đình đã sinh thành, dạy dỗ tôi nên người và luôn động viên tôi trên mọi nẻo đường đời
Xin cảm ơn tất cả các thầy cô khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích cho tôi trong suốt bốn năm đại học Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Đức Luân, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên xã ĐăkBukSo, đặc biệt là chú Nguyễn Ngọc Quyền trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn !
TP HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2010 Sinh viên
Hoàng Văn Dương
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG VĂN DƯƠNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh Tháng 07 năm 2010 Đánh Gía Hiệu Qủa Kinh Tế Và Hướng Phát Triển
Hồ Tiêu Tại Xã ĐăkBukSo Huyện Tuy Đức Tỉnh Đăk Nông
HOANG VAN DUONG, Faculty of Economics, Nong Lam University, HCM
City July 2010 Economic Efficiency Appraisal of Black Pepper Production and
there are too many spelling errors of Households at DakBukSo Commune, Tuy Duc District, DakNong Province
Đề tài tìm hiểu thực trạng sản xuất tiêu của nông hộ ở xã ĐăkBukSo Với sự hỗ trợ của các phần mềm Word, Excel, để tổng hợp và phân tích số liệu từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cây tiêu ở địa phương và đưa ra kết luận Nhưng năng suất tiêu ở đây còn thấp, để đáp ứng được nhu cầu về điều nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
và cải thiện cuộc sống của người sản xuất thì việc nâng cao năng suất tiêu là cần thiết
và quan trọng Bằng cách phân tích tính toán chi phí, lợi nhuận, doanh thu, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất Để đánh giá việc trồng tiêu của người sản xuất
có đạt hiệu quả kinh tế không, từ đó đưa ra những các biện pháp nhằm nâng cao năng suất tiêu và hiệu quả Cuối cùng là đưa ra một số kiến nghị đối với người sản xuất, nhà nước, các doanh nghiệp chế biến và suất khẩu để việc nâng cao năng suất tiêu có tính khả thi
Trang 5MỤC LỤC
Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIII DANH MỤC CÁC BẢNG X DANH MỤC CÁC HÌNH XI DANH MỤC PHỤ LỤC XII
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1.ĐẶTVẤNĐỀ 1
1.2.MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3.PHẠMVINGHIÊNCỨU 2
1.4.CẤUTRÚCLUẬNVĂN 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1.ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN 4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Địa hình 4
2.1.3 Các đơn vị hành chính 4
2.1.4 Khí hậu 5
2.1.5 Kinh tế, nông nghiệp 5
2.1.6 Văn hoá 5
2.1.7 Tài nguyên thiên nhiên 6
2.2.ĐIỀUKIỆNKINHTẾ-XÃHỘI 6
2.2.1 Thuận lợi và khó khăn 6
2.2.2 Những kết quả đạt được năm 2009 7
2.2.3 Công tác chính sách – văn hóa xã hội: 12
2.2.4 Công tác nội chính: 15
2.2.5 Những tồn tại và giải pháp trong thời gian tới: 17
Trang 62.2.6 Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội và an
ninh quốc phòng năm 2010: 18
2.2.7 Về phát triển kinh tế: 18
2.2.8 Văn hóa – xã hội: 20
2.3.THỊTRƯỜNGHỒTIÊUTHẾGIỚI 22
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1.NỘIDUNGNGHIÊNCỨU 25
3.1.1 Đặc điểm kinh tế nông hộ ở Việt Nam 25
3.1.2 Vai trò của kinh tế nông hộ 25
3.1.3 Giới thiệu sơ lược về ngành Tiêu 25
3.1.3.1 Tầm quan trọng và nguồn gốc của cây Tiêu 25
3.1.3.2 Đặc điểm kỹ thuật và điều kiện phát triển cây Tiêu ở Việt Nam 26
3.1.3.3 Ý nghĩa kinh tế của cây Tiêu 29
3.1.4 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 30
3.1.4.1 Khái niệm 30
3.1.4.2 Chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế 30
3.1.5 Khái niệm về thị trường và giá cả 33
3.1.5.1 Thị trường 33
3.1.5.2 Giá cả 33
3.2.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 33
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu từ nông hộ 33
3.2.2 Thu thập thông tin thứ cấp 33
3.2.3 Phương pháp mô tả 34
3.2.4 Phương pháp khảo sát thực địa 34
3.2.3 Phương pháp phân tích 34
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1.TÌNHHÌNHCHUNGVỀĐẶCĐIỂMCỦACÁCNÔNGHỘTRỒNGTIÊU 35 4.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động ở các hộ điều tra 35
4.1.2 Loại tiêu chủ yếu của các nông hộ trồng 37
4.1.3 Tình hình đất nông nghiệp trồng tiêu tại xã 37
4.1.4.Tình hình vay vốn của các nông hộ 38
Trang 74.1.5 Thực trạng tiêu thụ tiêu tại xã 40
4.1.5.1 Về hình thức tiêu thụ tiêu của xã 40
4.1.5.2 Về giá cả 40
4.2.TỔNGHỢPCHIPHÍ,LỢINHUẬN,THUNHẬP 40
4.2.1 Chi phí đầu tư cho giai đoạn cơ bản 40
4.2.2 Chi phí đầu tư cho năm kinh doanh: 42
4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ (1.000 M2) CỦA TIÊU TRÊNĐỊABÀNXÃ 43
4.3.1 Kết quả và hiệu quả cho 1000 m2 hồ tiêu của nông hộ 43
4.3.2 Thẩm định dự án trồng Hồ tiêu vòng đời 20 năm 45
4.3.3 Thời gian hoàn vốn 47
4.3.4 Phân tích độ nhạy 48
4.3.4.1 Độ nhạy một chiều 48
4.3.4.2 Độ nhạy hai chiều 48
4.3.4.3 Độ nhạy ba chiều 49
4.4.PHÂNTÍCHMATRẬNSWOT 51
4.4.1 Điểm mạnh (Strength) 51
4.4.2 Điểm yếu (Weakness) 51
4.4.3 Cơ hội (Opportunity) 51
4.4.4 Thách thức (Threat) 52
4.5.GIẢIPHÁPPHÁTTRIỂNCÂYTIÊUTẠIXÃĐĂKBUKSO 54
4.5.1 Giải pháp về giống 54
4.5.2.Giải pháp về vốn 55
4.5.3.Giải pháp về kỹ thuật 56
4.5.4.Giải pháp về thị trường 56
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59
5.1. KẾTLUẬN 59
5.2. ĐỀ NGHỊ 60
5.2.1 Đối với người dân 60
5.2.2 Đối với chính quyền 61
Trang 8TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANQP An ninh quốc phòng
DT Doanh thu
ĐVT Đơn vị tính
GDP Tổng thu nhập quốc dân
IRR Suất nội hoàn (Internal Rate of Return)
IPC Uỷ ban hạt tiêu thế giới
KT – VHXH Kinh tế văn hóa xã hội
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1: Sản Lượng Thủy Sản Và Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Huyện Tuy Đức 9
Bảng 2.2: Diện Tích Và Tình Hình Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện 11 Bảng 2.3: Sản Lượng Hạt Tiêu Thế Giới Năm 2009 Và Dự Báo 2010 22
Bảng 2.4: Diễn biến giá hạt tiêu thế giới năm 2009 (USD/tấn) 24
Bảng 4.1: Tình Hình Nhân Khẩu Và Lao Động 35
Bảng 4.2: Số Lao Động Trồng Tiêu Trong Hộ 36
Bảng 4.3: Loại Tiêu Nông Hộ Trồng 37
Bảng 4.4: Diện Tích Đất Trồng Tiêu Của Các Hộ Điều Tra 37
Bảng 4.5: Tình Hình Tín Dụng Của Các Hộ Điều Tra 38
Bảng 4.6: Hình Thức Vay Vốn Của Các Nông Hộ 39
Bảng 4.7: Chi Phí Cho 1.000 m2 Giai Đoạn Cơ Bản 41
Bảng 4.8 Chi Phí Cho 1000 m2 Năm Kinh Doanh 42
Bảng 4.9 Kết Quả Và Hiệu Quả Của 1.000 m2 44
Bảng 4.10: Chiết Tính Lời Lỗ Của Vườn Tiêu Theo Độ Tuổi 45
Bảng 4.11: Báo Cáo Ngân Lưu Tài Chính 46
Bảng 4.12: Độ Nhạy Một Chiều Của NPV Và IRR Theo Giá Bán 48
Bảng 4.13: Độ Nhạy Hai Chiều Của NPV Khi Giá Bán Và Suất Chiết Khấu Thay Đổi 48
Bảng 4.14: Độ Nhạy Hai Chiều Của IRR Khi Giá Bán Và Suất Chiết Khấu Thay Đổi 49
Bảng 4.15 Phân Tích Độ Nhạy Ba Chiều Khi Cho Các Trường Hợp Khác Nhau 49
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Tình Hình Nhân Khẩu Của Nông Hộ 35
Hình 4.2: Tỷ Lệ Lao Động Trong Ngành Tiêu 36
Hình 4.3: Tỷ Lệ Diện Tích Đất Trồng Tiêu Của Các Nông Hộ 37
Hình 4.4: Tình Hình Tín Dụng Tại Xã 38
Hình 4.5: Tình Hình Vay Vốn Của Các Nông Hộ Trồng Tiêu 39
Hình 4.6: Độ Nhạy Ba Chiều Của NPV 50
Hình 4.7: Độ Nhạy Ba Chiều Của IRR 50
Hình 4.8: Quan Hệ Giữa Các Bên Trên Thị Trường Hồ Tiêu Huyện Tuy Đức 57
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Chi Phí Cho 1.000 m2 Giai Đoạn Cơ Bản
Phụ Lục 2 Chi Phí Cho 1.000 m2 Giai Đoạn kinh doanh
Phụ Lục 3 Phân Tích Kịch Bản Ba Chiều Của NPV
Phụ Lục 4 Phân Tích Kịch Bản Ba Chiều Của IRR
Phụ Lục 5 Bảng câu hỏi điều tra nông hộ
Trang 13lượng lao động tại các vùng nông thôn
Cây Tiêu là một trong những cây công nghiệp xuất khẩu mang lại lợi nhuận
cao cho nước ta và còn là loại cây xóa đói giảm nghèo cho người nông dân
Với thị trường tiêu thụ Hồ Tiêu trên thế giới rộng lớn và đầy tiềm năng, ngành công nghiệp chế biến Hồ Tiêu sẽ phát triển song song với sự phát triển của ngành sản xuất Tiêu Qua đó gián tiếp giải quyết được một lượng lớn lao động dư thừa làm việc tại các cơ sở chế biến tăng thu nhập tăng giá trị kim ngạch của địa phương Đồng thời
giảm bớt áp lực lao động nông thôn vào thành thị
Trong những năm gần đây, hạt Tiêu Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới về sản lượng và tổng lượng xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam hiện chiếm vị trí số 1 về sản xuất và xuất khẩu, chiếm trên 40% sản lượng và 50% thị phần thương mại toàn cầu Xu hướng trên thị trường thế giới đang tiếp tục có những thuận lợi cho Tiêu Việt Nam, Tiêu của Việt Nam đã xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.Trong quí 1-2009, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam xuất khẩu 27.075 tấn hạt tiêu, giá trị đạt 258 triệu USD Trong đó, tiêu đen đạt 23.149 tấn, tiêu trắng đạt 3.926 tấn Tuy nhiên cho đến nay việc phát triển diện tích Hồ Tiêu chưa theo quy
Trang 14nhiều hạn chế, đa số diện tích trồng tiêu được trồng bằng các giống cũ, năng suất, chất lượng chưa cao, một số giống đã thoái hóa, tập quán canh tác và tình trạng thiếu vốn sản xuất của nông dân khiến hiệu quả kinh tế của cây tiêu mang lại chưa cao
Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của đề tài này là nguồn tham khảo cho mọi người quan tâm đến cây Hồ Tiêu, đặc biệt là những hộ nông dân sản xuất Tiêu trong Xã ĐăkBukSo huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông nhận biết được thực trạng sản xuất và tiêu thụ Tiêu tại địa phương Từ đó làm cơ sở để nông dân quyết định trong việc đầu tư vào ngành Tiêu như thế nào để đạt hiệu quả cao Ngoài ra đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giúp địa phương có giải pháp phát triển bền vững ngành Tiêu trong thời gian tới Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thực hiện đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỒ TIÊU TẠI XÃ ĐĂKBUKSO HUYỆN TUY ĐỨC TỈNH ĐĂK NÔNG”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Khoá luận thu thập điều tra số liệu, phân tích đánh giá các số liệu, thông tin liên quan nhằm mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế và xác định hướng phát triển Hồ Tiêu tại Xã ĐăkBukSo huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân trong tỉnh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất, những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ Tiêu tại địa phương
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây tiêu tại Xã ĐăkBukSo huyện Tuy Đức
- Xác định phương hướng sản xuất Hồ Tiêu trong tương lai
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để tăng hiệu quả sản xuất Hồ Tiêu
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu thu thập số liệu 60 hộ nông dân trồng tiêu tại Xã ĐăkBukSo huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông trong khoảng thời gian từ 25/3/2010 đến 7/6/2010
Trang 151.4 Cấu trúc luận văn
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu sơ lược về cây Tiêu, những cơ sở luận phục vụ cho cho nghiên cứu,
và các chỉ tiêu nhằm xác định hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng Tiêu trên địa bàn xã
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đề tài tập trung nghiên cứu vào những vấn đề chính như: đánh giá thực trạng về việc sản xuất và tiêu thụ tiêu tại Xã ĐăkBukSo huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông đồng thời xác định hiệu quả kinh tế do cây Tiêu mang lại Qua đó đưa ra những định hướng
và giải pháp nhằm phát triển ngành Tiêu tại địa phương
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm phát triển cây Tiêu tại Xã ĐăkBukSo huyện Tuy Đức nói riêng và ngành Tiêu Việt Nam nói chung
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Đắk Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên được thành lập từ năm 2004 Phía Bắc tỉnh Đắk Nông giáp Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và Campuchia
Trang 17Mil và thị xã Buôn Ma Thuột)
Huyện Đắk Glong (tên cũ trước tháng 6 năm 2005 là huyện Đắk Nông) Huyện Đắk Mil (có từ năm 1975)
Huyện Đắk R'Lấp (còn gọi là Kiến Đức, thành lập ngày 22 tháng 2 năm
1986, tách ra từ huyện Đắk Nông cũ)
Huyện Đắk Song (tách từ huyện Đắk Nông cũ và Đắk Mil)
Huyện Krông Nô
Huyện Tuy Đức (thành lập trên cơ sở xã Đăk Buk So tách ra từ huyện Đắk R'lấp cũ (1-2007))
2.1.4 Khí hậu
Khí hậu vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24°C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5°C Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông
2.1.5 Kinh tế, nông nghiệp
Đắk Nông có diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê, cao su, hạt tiêu Tỉnh cũng rất giàu trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là quặng bô-xít dùng để sản xuất nhôm
Năm 2005 GDP bình quân đầu người ở Đăk Nông là $370 Tỷ trọng công nghiệp chiếm 17,8% GDP năm 2005, từ 6,9% năm 2000 (trước khi tách tỉnh); dịch vụ tăng lên 24,4% từ 14,2% Trong khi đó nông nghiệp giảm xuống 57,8% từ 78,9%
Đắk Nông là một trong những tỉnh liên tục đứng ở cuối bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm
Trang 18Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: Bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lăk - Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng, đàn K'lông pút, đàn nước, kèn, sáo Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian Trong lễ hội,
cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng
2.1.7 Tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh Đắk Nông có nguồn tài nguyên rừng phong phú với trữ lượng gỗ lớn, nhiều loài cây cho giá trị kinh tế cao như hương, sao…, có hệ thống sông suối lớn như suối Đắk Nông, Đắk R’Tik, sông Đồng Nai, sông Srêpôk…, nhiều thác nước như thác Gia Long, Đray Sáp, Đray Nu, Diệu Thanh…và thắng cảnh đẹp tạo nên một hệ thống tài nguyên vô giá cho phát triển thuỷ điện và du lịch văn hoá sinh thái
Tài nguyên khoáng sản nhiều nhất ở Đăk Nông là quặng bôxit dùng để sản xuất nhôm (trữ lượng khai thác khoảng 5 tỷ tấn – được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á), ngoài ra còn có mỏ đá quý Safia, mỏ vàng với trữ lượng có khả năng khai thác lâu dài, tạo cho ngành công nghiệp năng lượng và khai khoáng của tỉnh một lợi thế thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1 Thuận lợi và khó khăn
Xã ĐăkBukSo là một xã biên giới với 4,5 km đường biên giới Việt Nam giáp với CamPuChia và cũng là xã trung tâm của huyện Tuy Đức có điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế, xã có diện tích tự nhiên là 4.36 ha với tổng số dân là 2.1990 hộ, 7.880 khẩu trên địa bàn xã có 11 dân tộc anh em chung sống Trên địa bàn xã có 2 dòng tôn giáo chính đó là đạo tin lành và đạo công giáo Trong đó: đạo tin lành có 86
hộ, 473 khẩu chiếm 3,9% dân số, đạo công giáo có 82 hộ, 456 khẩu chiếm 3,7% dân
số cả xã
Năm 2009 là năm thứ hai thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Tuy Đức lần thứ nhất nhiệm kì 2008-2013 và là năm thứ 5 thực hiện nghị quyết HDND xã nhiệm kì 2004-2011 về xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa xã hội và ANQP của địa phương Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ UBND xã đã gặp nhưng thuận lợi
và khó khăn sau:
Trang 19Về tình hình an ninh chính trị: Trong công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chưa thật sự sâu rộng làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển KT- VHXH & ANQP của địa phương Từ nhưng khó khăn thuận lợi trên được sự đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cán bộ và nhân dân tích cực sản xuất từ đó đã tạo ra đà cho phát triển KT-VHXH & ANQP trong năm 2009 như sau:
2.2.2 Những kết quả đạt được năm 2009
Về kinh tế:
Về sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hoa màu và cây lương
thực vụ đông xuân và vụ hè thu là 1.094 ha Trong đó:
Diện tích lúa nước là 35 ha, năng suất đạt 4 tấn/ha, sản lượng đạt 140 tấn x 2.800 đ/kg = 532 triệu đồng, đạt 77,8% kế hoạch (tăng 26,9% so với năm 2008)
Diện tích cây ngô là 120 ha, năng suất 03 tấn/ ha, sản lượng đạt 360 tấn x 4.000 đ/kg =1.440 triệu đồng, đạt 60% so với kế hoạch (giảm 40% so với năm 2008, do diện tích trồng ngô lâu năm nên một số hộ chuyển sang trồng cà phê)
Diện tích cây mì 214 ha, năng suất 15 tấn/ ha, sản lượng đạt 3.210 tấn x 900 đ/kg = 2.889 triệu đồng, (giảm 186 ha so với năm 2008 do chuyển dịch cơ cấu cây
Trang 20Diện tích khoai lang 820 ha năng suất đạt 12 tấn/ha, sản lượng đạt 9.840 x 4000 đ/kg = 29.520 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch
Diện tích rau đậu các loại 25 ha, năng suất ước đạt 20 tấn quy thành tiền = 600 triệu đồng, đạt 88,8% kế hoạch
Tổng diện tích cây lương thực theo kế hoạch đầu năm là 1.103 ha, thực hiện là 1,094 ha, đạt 99,2% kế hoạch (một số cây lương thực đã canh tác nhiều năm đã bị hoang hóa bạc màu nên các hộ chuyển sang trồng mới cà phê, tiêu)
Cây công nghiệp: Tổng diện tích = 2.603,8 ha
Trong đó: Diện tích cà phê kinh doanh = 1.457 ha, năng suất đạt 02 tấn/ha, sản lượng 2.914 tấn x 22.000 đ/ kg = 64.108 triệu đồng, đạt 116% kế hoạch (tăng 21% so với năm 2008)
Diện tích cà phê trồng mới = 108 ha
Diện tích cây tiêu = 132 ha, năng suất 03 tấn/ha, sản lượng đạt 396 tấn x 50.000 đ/kg = 1980 triêu đồng, đạt 110% kế hoạch (tăng 11% so với năm 2008) Diện tích tiêu trồng mới = 16 ha
Diện tích cao su tiểu điền 876,3 ha.Trong đó diên tích bắt đầu cho thu hoạch là
10 ha, giá trị ước tính thành tiền = 40 triệu đồng, đạt 98,5% kế hoạch
Diện tích tre lấy măng cho thu hoạch 2,5 ha, năng suất = 02 tấn/ha, giá trị ước tính thành tiền 10 triệu đồng, đạt 116% kế hoạch
Diện tích cây ăn trái là 25 ha, cho thu hoạch khoảng 20 ha ước tính đạt 15 triệu đồng, đạt 845 kế hoạch
Cây mít nghệ khoảng 14 ha chủ yếu trồng xen kẽ với cây công nghiệp khác Tổng diện tích cây công nghiệp kế hoạch đầu năm là 2.292 ha, thực hiện là 2.630,8 ha, đạt 112% kế hoạch (do diện tích cây cà phê kinh doanh tăng)
Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò trong xã có 250 con Trong đó các đơn vị
quân đội đứng chân trên địa bàn có 232 con, các hộ dân trong xã có 18 con giá trị = 45
triệu đồng
Đàn heo thịt = 2.500 con, ước tính đạt 75 tấn, giá trị khoảng 1.900 triệu đồng Đàn heo nái có 180 con, phát triển tốt phục vụ cho việc phát triển đàn heo nuôi tại địa phương
Đàn gia cầm có khoảng 30.000 con, giá trị quy thành tiền = 800 triệu đồng
Trang 21Bảng 2.1: Sản Lượng Thủy Sản Và Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Huyện Tuy Đức
Nguồn: Phòng kinh tế huyện
Dịch vụ thương mại: Tổng số hộ kinh doanh các nghành nghề trong toàn xã là
205 hộ Trong đó:
Nghành dịch vụ có: 51 hộ
Nghành thương nghiệp có: 118 hộ
Nghành sản xuất có: 13 hộ
Nghành ăn uống, giải khát có: 13 hộ
Tổng giá trị ước tính thu nhập từ các hộ kinh doanh trong toàn xã đạt 2,5 ti
đồng
Thu nhập bình quân đầu người ước tinh khoảng 14 triệu đồng/người/năm chưa
trừ chi phí đầu tư sản xuất
Trang 22Xây dựng cơ bản: Năm 2009 UBND xã đã tiếp nhận và đưa vào sử dụng 03
phòng làm việc bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước, xây dựng và sửa chữa nhà mẫu giáo bon BuNDRung với số tiền là 11.500.000 đồng, sửa chữa đường liên thôn với số tiền là 25 triệu đồng, sửa chữa trường học lòa 38 triệu đồng
Công tác giao thông – thủy lợi:
Về giao thông: Mạng lưới giao thông trên toàn xã là 68 km Trong đó có 18 km đường nhựa hóa, đường cấp phối là 12 km, hệ thống đường giao thông nông thôn có
38 km qua quá trình sử dụng hiện nay hệ thống giao thông trên địa bàn xã đã bị xuống cấp do mưa bão kéo dài, phương tiên chở hàng hóa của nông dân làm nhiều đoạn đường lún sạt và hư hỏng nặng trên các khu đường nông thôn
UBND xã chỉ đạo cho cán bộ giao thông thủy lợi phối hợp với nhân dân các thôn, bon vận động nhân dân đóng góp ngày công để tu sửa Tổng số được 300 ngày công, UBND xã đã chi hỗ trợ 25 triệu đồng để mua đá tu sửa những đoạn đường chính
bị hư hỏng
Về thủy lợi: Trên địa bàn xã có 07 hệ thống kênh mương Trong đó có 06 hệ thống kênh mương đang hoạt động, 01 hệ thống đập đang thi công Vận động nhân dân phát quang và dọn vệ sinh trên hệ thống kênh mương đảm bảo thoát nước trong mùa mưa bão
Công tác địa chính: Năm 2009 UBND xã chỉ đạo cho ban địa chính xã lập kế
hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn xã, quản lý và bố trí sử dụng đúng theo quy hoạch chung của huyện
Triển khai công tác đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chương trình kế hoạch huyện giao và giải quyết các vướng mắc của nhân dân trong công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa phương
Trang 23Công tác lâm nghiệp:
Bảng 2.2: Diện Tích Và Tình Hình Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn
lâm tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, xây dựng
kế hoạch phát triển trồng rừng,lập kế hoạch phòng chống cháy rừng trong mùa khô
Thực hiện kiểm tra rà soát diện tích rừng đã giao cho địa phương, lập kế hoạch
đề nghị giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng
Công tác quản lý tài chính:
Chỉ đạo cho kế toán ngân sách xã lập dự toán thu chi ngân sách năm 2008, đảm
bảo cho các hoạt động quản lý và chi thường xuyên theo đúng nguyên tắc quản lý tiết
kiệm chi theo quy định
Trang 242.2.3 Công tác chính sách – văn hóa xã hội:
Công tác giáo dục: Phối hợp sửa chữa và xây dựng mới các phòng học bằng
nguồn vốn nhà nước đầu tư đảm bảo tốt về cơ sở vật chất cho năm học và công tác giảng dạy của thầy cô giáo và công tác học tập của các cháu học sinh
Về cơ sở vật chất: Toàn xã có 04 trường, tổng số có 68 lớp Trong đó trường THSC ĐăkBukSo có 16 lớp, trường tiểu học La Văn Cầu có 16 lớp, trường tiểu học
Lý Tự Trọng có 21 lớp, trường mầm non Hoa Pơ Lang có 15 lớp
Về đội ngũ giáo viên, công nhân viên chức: Đội ngũ giáo viên, công nhân viên chức của các trường đều có tư tưởng vững vàng tin tưởng và thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, có lối sống lành mạnh, đoàn kết nội bộ, cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị mình
Tổng số cán bộ công nhân viên của các trường trên địa bàn xã là 108 thầy cô Trong đó: Trường THCS ĐăkBukSo có 34 thầy cô, trường tiểu học Lý Tự Trọng có 23 thầy cô, trường tiểu học La Văn Cầu có 25 thầy cô, trường mầm non Hoa Pơ Lang có
26 thầy cô
Sĩ số học sinh: Năm học 2009-2010 tổng số học sinh trong toàn xã là 1965 em, tăng so với năm học 2008-2009 là 272 em Trong đó học sinh người dân tộc thiểu số là
439 em, chiếm 22,3%
Xếp loại đạo đức và kết quả học tập năm học 2008-2009:
Trường THSC ĐăkBukSo năm học 2008-2009 có 573 em
Xếp loại đạo đức như sau: đạt hạnh kiểm tốt có 321 em đat 52%, khá là 202 em đạt 35%, trung bình là 50 em chiếm 8,7%
Kết quả học tập: giỏi là 01 em đạt 0,16%, khá là 93 em chiếm 16,3%, trung bình là 379 em chiếm 66,2%, yếu có 115 em chiếm 20,1%
Trường tiểu học La Văn Cầu:
Về hạnh kiểm: Thực hiện đủ là 441 em đạt 99,3%, thực hiện chưa đầy đủ có 03
em chiếm 0,7%
Kết quả học tập: Học sinh giỏi là 50 em đạt 11,3%, tiên tiến là 89 em đạt 20,1%, lưu ban là 16 em chiếm 3,6%
Trường tiểu học Lý Tự Trọng:
Trang 25Về hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ là 433 em đạt 93%, thực hiện chưa đầy đủ là
31 em chiếm 7%
Kết quả học tập: Học sinh giỏi 28 em đạt 6%, Khá 104 em đạt 22,4%, trung bình 277 em đạt 59,7%, yếu 55 em chiếm 11,9%
Công tác y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình:
Y tế: Trong năm 2009 trạm y tế xã thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
nhân dân, phòng chống tốt các loại dịch bệnh có thể phát sinh trên địa bàn xã tăng cường tốt việc hoạt động y tế thôn Tổng số y bác sĩ của trạm có 7 đồng chí Trong năm trạm y tế đã tham mưu cho UBND xã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm A H5N1 và lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh
có thể xảy ra
Tổng số khám chữa bệnh là 1.253 ca Trong đó số bệnh nhân điều trị tại trạm là
953 ca, số bệnh nhân chuyển tuyến trên là 100 ca, khám khác là 200 ca
Tổng số trẻ em được tiêm sởi là 1.079 cháu, số trẻ em trong diện tiêm chủng là
236 cháu, Số trẻ em tiêm chủng đầy đủ là 243 cháu
Tổng số tiền chi phí khám chữa bệnh là 18.857.045 đồng, Số thuốc tồn kho quy ra tiền là 15.925.224 đồng
Tổ chức phối hợp khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đối với công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự là 44 công dân
Dân số, kế hoạch hóa gia đình: Trong năm 2009 ban dân số xã đã tích cực phối
hợp với các ban nghành có liên quan thường xuyên tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ dùng các biện pháp tránh thai hiện đại, giảm tỷ lệ sinhh con thứ ba Tăng cường tuyên truyền phòng chống tai nạn gây thương tích trong trẻ em, thực hiện tốt về luật bảo vệ chăm sóc giáo dục bảo vệ trẻ em
Về dân số: Tích cực tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ dùng các biện pháp tránh thai hiện đại, giảm tỷ lệ sinh tự nhiên Trong năm 2009 số sinh là 147 cháu tỷ lệ 0,168%/năm, tỷ lệ sinh con thứ ba là 20 cháu = 0,002%/năm
Kế hoạch hóa gia đình: trong năm toàn xã có 1.122 cặp vợ chồng đã sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại Thường xuyên tuyên truyền các thông tin đại chúng
và truyền thông tư vấn trực tiếp qua đội ngũ công tác viên trong năm 2009 đã có 467
Trang 26chị em tham gia vào dịch vụ chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đạt và vượt chỉ tiêu trên giao
Năm 2009 tiếp nhận vốn của nhà nước theo chương trình xoá nhà tạm, dột nát giai đoạn (2008-2010) cho 06 hộ gia đình thuộc chương trình hỗ trợ với số tiền là 120 triệu đồng
Trong năm Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Đắk Nông và bộ chỉ huy đồn biên phòng 767 Tuy Đức làm 04 căn nhà mái ấm tình thương cho 06 hộ Trong đó có 02 hộ đồng bào dân tộc thiểu số
Rà soát lập hồ sơ cho 18 đối tượng được hưởng chính sách xã hội theo quyết định số 142/2008/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần
Rà soát, lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, người già cô đơn không nơi lương tựa và người trên 85 tuổi cho 28 đối tượng
Cấp quà cho đối tượng chính sách, người có công, gia đình chính sách trong dịp tết nguyên đán và ngày 27/7 cho 14 đối tượng với số tiền là 2 triệu đồng
Phối hợp với ban dân số - kế hoạch hóa gia đình trong năm tổ chức tặng quà cho các cháu mồ côi, tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp ngày 1/6 và tết trung thu với số quà là 70 phần quà tổng số tiền là 1.600.000 đồng
Tuyên truyền thông tin: Tập trung tuyên truyền tốt các chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của địa phương theo các chương trình lồng ghép
Về văn nghệ - thể dục thể thao:
Văn nghệ: trong năm ban văn hóa xã phối hợp tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân nhân dịp tết nguyên đán Phối hợp tổ chức biểu diễn giao lưu văn nghệ chào mừng đại hội do cấp huyện tổ chức, duy trì tốt mọi hoạt động của đội văn nghệ dân gian
Trang 27Thể thao: phối hợp với đoàn xã tổ chức giao lưu bóng đá, bóng truyền và các môn thể thao nhân dịp ngày 25/3 ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức và tham gia giải bóng đá thiếu niên và nhi đồng do huyên tổ chức Trong năm ban văn hóa xã hội phối hợp tổ chức đại hội thể dục thể thao xã ĐăkBukSo lần thứ nhất năm 2009, tham gia giải bóng chuyền nhân ngày 22/12 do ban chấp hành quân sự huyện tổ chức
Về xây dựng đời sống văn hóa: Trong năm tập trung tuyên truyền sâu rộng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng gia đình, thôn văn hóa Kết quả có 4/10 thôn văn hóa đạt 40% thôn trên địa bàn xã, hộ gia đình văn hóa có 1320 hộ đạt khoảng 60,3% tổng số hộ trên địa bàn xã
2.2.4 Công tác nội chính:
Quốc phòng:
Công tác quân sự: Duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực sãn sàng chiến đấu tại UBND xã, chủ động phối hợp với các lực lương công an, bộ đội biên phòng, các đơn vị đứng chân trên địa bàn xã, làm tốt công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
Công tác xây dựng lực lượng: thường xuyên rà soát củng cố nâng cao chất lượng và độ tin cậy trong lực lượng dân quân xã theo chỉ tiêu trên giao, toàn xã có 120 đồng chí dân quân đạt tỷ lệ 1,9% so với tổng dân số Trong đó dân quân cơ động là 25 đồng chí, binh chủng chiến đấu là 15 đồng chí, 01 khẩu đội cối 60 ly là 06 đồng chí, lực lượng tại chỗ là 80 đồng chí dưới sự chỉ huy thôn đội trưởng, lực lượng thường trực là 10 đồng chí
Công tác huấn luyện: Tổng số tham gia huấn luyện năm 2009 là 80 đồng chí, kết quả huấn luyện như sau
Học chính trị: kiểm tra tổng số quân là 80 đồng chí, giỏi là 10 đồng chí đạt 13%, khá 50 đồng chí đạt 63%, đạt yêu cầu là 20 đồng chí đạt 25%
Huấn luyện quân sự kỹ chiến thuật, chiến đấu: Tổng số tham gia là 80 đồng chí qua kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu 100% Trong đó giỏi là 10 đồng chí đạt 13%, khá
là 50 đồng chí đạt 63%
Công tác tuyển quân: Thường xuyên rà soát, đăng kí thanh niên trong độ tuổi sãn sàng nhập ngũ, đăng kí vào sổ theo dõi làm nguồn bổ xung cho quân đội
Trang 28Ban chỉ huy quân sự xã phối hợp với các ban nghành đoàn thể tổ chức vận động, tuyên truyền tốt về luật nghĩa vụ quân sự Tổ chức tham gia khám sơ tuyển 44 công dân, kết quả khảm tuyển đạt 27 công dân đảm bảo sức khỏe phục vụ quân đội
Thực hiện tốt công tác tuyển quân năm 2009, tổng số công dân được gọi là 19 công dân Trong đó 04 công dân dự phòng, tuyển chọn lấy 15 công dân đủ điều kiện lên đường nhập ngũ đạt chỉ tiêu trên giao
Công tác hậu cần - kỹ thuật:
Hậu cần: đảm bảo đúng chế độ nhận trên cấp dưới cho lực lượng quân dân thường trực, đảm bảo chế độ cho lực lượng quân dân tại chỗ trong thời gian huấn luyện Hội phụ nữ xã đã phân công cho chị em tham gia nấu ăn phục vụ lực lượng dân quân huấn luyện được 20 ngày công
Kỹ thuật: thực hiện tốt chế độ bảo quản vũ khí tại kho vũ khí của ban chỉ huy quân sự xã, đảm bảo chế độ lau chùi theo định kỳ không để mất mát hao hụt
An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội:
Tình hình chính trị: trong năm trên địa bàn xã không xảy ra điểm nóng về an ninh chính trị Công an xã chủ động tham mưu cho Đảng ủy – UBND xã chỉ đạo phối hợp với các ban nghành, đoàn thể có liên quan tổ chức lồng ghép các buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân hiểu và tự giác chấp hành pháp luật góp phần bảo vệ tốt an ninh chính trị trên địa bàn xã
Trật tự an toàn xã hội: năm 2009 trên địa bàn toàn xã đã xảy ra 44 vụ Trong đó trộm cắp tài sản là 22 vụ, trộm cắp xe máy là 05 vụ, 17 vụ còn lại không phát hiện đối tượng Hiếp dâm 01 vụ, mua bán dâm 01 vụ gồm 4 đối tượng Đánh người gây thương tích 08 vụ gồm 14 đối tượng Tai nạn giao thông là 10 vụ chết 03 người bị thương 08 người, hư hỏng 12 phương tiện, trong đó 10 vụ công an xã đã hòa giải thành 6 vụ Gây rối trật tự công cộng 15 vụ gồm 27 đối tượng Tàng trữ và sử dụng chất ma túy 01 vụ Đánh bạc 03 vụ chuyển công an huyện xử lý theo quy định Liên quan đến tranh chấp đất đai 05 vụ, hòa giải 1 vụ chuyển 4 vụ Hỏa hoạn 01 vụ làm cháy 02 nhà Tình hình trật tự an toàn xã hội giảm so với năm 2008 là 16 vụ
Công tác giao thông: Trong năm ban công an xã lập kế hoạch tuần tra và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông, có 235 trường hợp vi phạm và nộp phạt vào kho bạc nhà nước là 52 triệu đồng
Trang 29Trong năm ban công an xã đã phối hợp với các ban nghành có liên quan thường xuyên tuyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn về luật an toàn giao thông đường bộ cho cán bộ nhân dân trong xã tích cực tham gia an toàn giao thông
Công tác quản lý nhân khẩu: ban công an xã tổ chức và triển khai tốt luật cư trú tại địa phương Tổng số nhân khẩu trong toàn xã hiện nay là 2190 hộ với 7880 khẩu Trong đó dân tộc kinh là: 1912 hộ = 6449 khẩu
Dân tộc Mnông: 141 hộ = 830 khẩu
Dân tộc tày là: 85 hộ = 353 khẩu
Dân tộc Nùng: 31 hộ = 167 khẩu
Dân tộc thái: 01 hộ = 05 khẩu
Dân tộc Dao: 07 hộ = 29 khẩu
Dân tộc Ê Đê: 01 hộ = 01 khẩu
Dân tộc Mường: 07 hộ = 28 khẩu
Dân tộc Thổ: 01 hộ = 04 khẩu
Dân tộc Pà Thẻn: 01 hộ = 04 khẩu
Dân tộc Sán Chỉ: 03 hộ = 13 khẩu
2.2.5 Những tồn tại và giải pháp trong thời gian tới:
Nguyên nhân tồn tại:
Trình độ dân trí không đồng đều việc tuyên truyền vận động nhân dân tích cực
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất chưa được sâu rộng và kịp thời làm ảnh hưởng đến việc phát triển KT-VHXH trên địa bàn xã
Do giá cả nông sản và một số mặt hàng không ổn định ảnh hưởng đến tâm lý của nhân dân về sản xuất nông nghiệp và các loại cây công nghiệp
Do ảnh hưởng của thời tiết năm 2009 đại đa số các hộ sản xuất cà phê bị mất mùa chung, diện tích có tăng nhưng sản lượng cà phê giảm hơn so với năm 2008
Các giải pháp:
Cần có biện pháp và cơ chế mới sát với tình hình thực tế của địa phương, kết hợp giữa phát triển kinh tế, văn hóa xã hội gắn với an ninh quốc phòng, ngăn chăn các
tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp…
Trang 30Đề nghị mở các lớp tập huấn cho nông dân về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho cây trồng và vật nuôi, đưa giống có chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và các nghị quyết của địa phương về phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng
2.2.6 Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng năm 2010:
Năm 2010 là năm thứ 3 thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Đức lần thứ nhất và là năm thứ 6 thực hiện nghị quyết HDND xã nhiệm kỳ 2004 – 2011 về xây dựng những mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương Trong đó quá trình thực hiện có những thuận lợi và khó khăn sau:
Về thuận lợi: xã ĐăkBukSo nằm ở vị trí trung tâm của huyện Tuy Đức, được
sự chỉ đạo quan tâm kịp thời của Huyện Uỷ, UBND huyện và các phòng ban chuyên môn của huyện và nhất là sự chỉ đạo trực tiếp của đảng ủy xã, sự giám sát chặt chẽ của HDND xã cùng phối hợp chặt chẽ với các ban nghành đoàn thể của xã vận động, tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về triển khai thực hiện Nghị quyết về mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương năm
2.2.7 Về phát triển kinh tế:
Sản xuất nông nghiệp:
Kế hoạch phát triển diện tích lúa nước năm 2009 từ 30 – 35 ha bảo đảm sản xuất hai vụ, năng suất ước đạt 4 tấn/ha
Trang 31Diện tích khoai lang từ 650 - 700 ha/2vụ, năng suất ước đạt 10 tấn/ha
Diện tích cây mì từ 200 - 250 ha, năng suất ước đạt 15 tấn/ha
Diện tích cây ngô từ 100 - 250 ha, năng suất ước đạt 04 tấn/ha
Diện tích râu các loại từ 20 – 25 ha, năng suất ước đạt 10 tấn/ha
Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp theo quy định của cấp trên
Tổ chức các biện pháp ứng dụng khoa học, kỹ thuật để phát triển sản xuất, hướng dẫn nhân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch Phòng trừ các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi
Tạo điều kiện và môi trường sản xuất kinh doanh cho các đơn vị, tổ chức kinh
Kế hoạch phát triển cây công nghiệp năm 2010:
Chăm sóc tốt diện tích cây cà phê hiện có là 1564 ha, năng suất ước đạt 2,5-3 tấn/ha Diện tích trồng mới là 50 ha
Diện tích cây tiêu từ 132 - 160 ha, năng suất ước đạt 2,5 - 3 tấn/ha
Diện tích cây mít nghệ là 11 ha, diện tích cây cao su trồng mới là 876 ha
Thương mại - dịch vụ:
Triển khai, làm tốt công tác quản lý chợ trung tâm cụm xã ĐăkBukSo, đảm bảo cho các hộ sản xuất kinhh doanh thuận lợi và hợp vệ sinh môi trường
Quản lý các hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ tại địa phương, phối hợp với các
cơ quan chống buôn lậu, trốn thuế, sản xuất và lưu hành hàng giả tại địa phương
Công tác xây dụng cơ bản: Tiếp nhận các nguồn vốn của nhà nước đầu tư vào
địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư vào đầu tư tại địa bàn Huy động và vận động nguồn vốn đóng góp của nhân dân và nhà nước hỗ trợ vốn cho các kết cấu hạ tầng nông thôn
Trang 32Công tác tài chính: Xây dựng dự toán, lập kế hoạch ngân sách trình HDND xã
và UBND huyện phê duyệt, đảm bảo thu chi đúng luật ngân sách theo quy định, tổ chức thu thuế các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức sản xuất dịch vụ, cá nhân theo quy định
Phối hợp với đội thuế liên xã đảm bảo thu đúng và nộp đủ, kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật Huy động các nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trên nguyên tắc tự nguyện theo quy định của pháp luật
Công tác quản lý đất đai: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình UBND
xã thông qua và trình UBND huyện xét duyệt, đăng ký quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ thể sử dụng đất vào mục đích công cộng và đất chưa giao cho ai sử dụng vào
sổ địa chính, lập văn bản để trình UBND huyện về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân, tổ chức thực hiện khi có nghị quyết của UBND huyện
Công tác lâm nghiệp: Làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng chống
cháy rừng trong mùa khô, thống kê diện tích để giao đất giao rừng cho tổ chức và cá nhân đạt hiệu quả theo chỉ định của chính phủ
Lập kế hoạch để giao đất, giao rừng cho các hộ chăm sóc và bảo vệ rừng, làm cam kết đối với các hộ lấn chiếm đất rừng với diện tích đã giao cho địa phương
Giao thông - thủy lợi: Tổ chức thực hiện xây dựng, tu sửa đường giao thông
trong xã, thường xuyên kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đường giao thông và các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng theo quy định cuả pháp luật Huy động sự đóng góp
tự nguyện trong nhân dân để xây dựng đường giao thông nông thôn trong xã với mục tiêu nhà nước và nhân dân cùng làm theo quy định của pháp luật
2.2.8 Văn hóa – xã hội:
Công tác giáo dục: Tổ chức và điều khiển hoạt động dạy và học nhằm biến
đường lối chính sách thành hiện thực
Tạo điều kiện và tổ chức cho các em trong độ tuổi đến trường học, huy động trẻ
em dưới 2 tuổi vào trường mầm non, từ 3-5 tuổi vào lớp mẫu giáo Chỉ đạo và tổ chức đăng ký trẻ vào lớp 1, tổ chức và quản lý để trẻ hoàn thành giáo dục tiểu học
Trang 33Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em: Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em, tăng cường công tác kiểm tra, phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhân dân, nhất là các điểm kinh doanh ăn uống Bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, thực hiện chương trình tiêm chủng phòng chống các bệnh lưu hành trên địa bàn xã
Quản lý và chỉ đạo cho trạm y tế xã xây dựng kế hoạch phát triển y tế để trình
cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó sau khi đã được phê duyệt, phối hợp cới các ban ngành đoàn thể tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
xã hội nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo trong nhân dân
Công tác quốc phòng an ninh:
Tổ chức huấn luyện quân sự phổ thông, tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng và phát động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh biên giới trên địa bàn xã và khu vực biên giới
Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự, công tác tuyển quân theo đúng kế hoạch, đăng ký quản lý quân nhân dự bị động viên, tổ chức thực hiện xây dựng huấn luyện,
sử dụng các lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương
Thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang tại địa phương
Thường xuyên lập kế hoạch tuần tra xử lý các vụ việc về trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền tốt luật cư trú, hướng dẫn cho nhân dân làm tốt các thủ tục hành chính nhanh gọn theo quy định của pháp luật
Trang 34Thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội,
xây dựng công an xã và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh biên giới vững mạnh
Thực hiện phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương
Đảm bảo trật tự an toàn xã hội, chủ động và liên tục đấu tranh chống bọn tội
phạm, kiên quyết trấn áp tội phạm hình sự chuyên nghiệp nguy hiểm, bọn côn đồ, các
băng nhóm trộm cướp
Quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài vào địa phương, đăng ký và
quản lý thường trú, tạm trú, tạm vắng, bổ xung và thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu trên
địa bàn xã
2.3 Thị trường Hồ Tiêu thế giới
Trong suốt 10 tháng đầu năm 2009, giá Tiêu liên tục tăng Giai đoạn tháng 1-
10/2009, giá hạt tiêu đen Ấn Độ tăng 45%, từ 2.300 USD/tấn lên 3.350 USD/tấn, trong
khi hạt tiêu đen Asta của Việt Nam tăng 26%, từ mức 2.500 USD/tấn lên 3.200- 3.250
USD/tấn Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 11, giá giảm trở lại, với mức giảm trong 2 tháng
cuối năm vào khoảng 12%
Bảng 2.3: Sản Lượng Hạt Tiêu Thế Giới Năm 2009 Và Dự Báo 2010
Nguồn: Reuters, Business Lines
Do lượng dự trữ gối vụ còn rất ít, giá hạt tiêu thế giới trong năm 2010 sẽ ít có
khả năng giảm mạnh khỏi mức cao hiện nay, mặc dù nguồn cung sắp tăng lên khi một
số nước sản xuất lớn như Ấn Độ và Việt Nam bước vào vụ thu hoạch
Trang 35Uỷ ban Hạt tiêu Thế giới (IPC) dự báo sản lượng hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng 3% trong năm 2010, đạt 290.742 tấn, so với 281.974 tấn năm trước Mặc dù sản lượng tăng, nhưng xuất khẩu hạt tiêu thế giới năm nay dự báo sẽ giảm khoảng 11% do lượng
dự trữ gối vụ giảm mạnh Mậu dịch hạt tiêu thế giới năm 2010 dự báo đạt 218.074 tấn, giảm so với 243.800 tấn năm 2009 Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế khiến nhiều khách hàng lớn phải cắt giảm lượng dự dữ trữ và giảm mua những hợp đồng dài hạn
Dự trữ hạt tiêu thế giới được IPC dự báo là sẽ giảm 32% trong năm 2010, xuống 79.124 tấn, so với 116.325 tấn năm 2009 Tiêu thụ ở các nước sản xuất dự báo sẽ khoảng 110.000 tấn mỗi năm
Sản lượng hạt tiêu Ấn Độ năm 2010 sẽ vững ở mức 50.000 tấn như năm ngoái Sản lượng của Ấn Độ mấy năm gần đây giảm mạnh so với mức từ 75.000 tấn đến 100.000 tấn/năm trước đây, do sâu bệnh và năng suất giảm Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu ròng hạt tiêu do nguồn cung khan hiếm, và sắp vươn lên vị trí nước tiêu thụ hạt tiêu lớn nhất thế giới với mức khoảng 40.000 - 45.000 tấn mỗi năm
IPC dự báo sản lượng của Việt Nam sẽ vào khoảng 90.000 tấn trong năm 2010,
so với 100.000 tấn năm 2008 Thực tế hiện nay, ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều vướng mắc đó là sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định Việt Nam mới chỉ xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê mà chưa xây dựng được thương hiệu hồ tiêu của các địa phương khác, do vậy giá thành luôn thấp hơn
Để ngành hồ tiêu phát triển bền vững, phát huy hết tiềm năng lớn của mình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra mục tiêu giữ ổn định diện tích hồ tiêu ở mức 50.00ha, sản lượng 100.000 tấn/năm Theo đó, yêu cầu các địa phương phải hướng dẫn người trồng thực hiện quy trình của tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng Vai trò của thông tin thị trường đối với ngành tiêu cũng ngày càng được chú trọng, để nông dân và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tăng cường xúc tiến thương mại, giao thương hợp tác quốc tế, nắm bắt diễn biễn của thị trường để đưa ra dự báo, khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp
Trang 36Bảng 2.4: Diễn biến giá hạt tiêu thế giới năm 2009 (USD/tấn)
Loại Thời Gian
Trang 37CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm kinh tế nông hộ ở Việt Nam
Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, quy mô sản xuất nhỏ, quy mô đất canh tác nhỏ, sử dụng lao động nhiều, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, sản xuất phân tán và chưa đẩy nhanh sản xuất hàng hóa nông sản, quy mô vốn sản xuất thấp
3.1.2 Vai trò của kinh tế nông hộ
Quá trình phát triển kinh tế ở nước ta đã xác định kinh tế nông hộ là đơn vị kinh
tế đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nông thôn Dân cư khu vực nông thôn chiếm 80% tổng dân số cả nước, 72% lao động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm thu từ nông nghiệp chiếm 28,7% trong tổng GDP của nền kinh tế quốc dân Mặt khác tình hình phát triển kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp
3.1.3 Giới thiệu sơ lược về ngành Tiêu
3.1.3.1 Tầm quan trọng và nguồn gốc của cây Tiêu
Tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., họ Tiêu (Piperaceae) Có nguồn gốc ở
vùng Ghats miền tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giống hoang dại mọc lâu đời sau đó được người Java (Indonesia) trồng vào khoảng 600 năm sau công nguyên Cuối thể kỷ 12 Tiêu được trồng ở Mã lai Đến thế kỷ 18 Tiêu được trồng ở Srilanka và Campuchia Vào đầu thế kỷ 20 Tiêu được trồng nhiều nước nhiệt đới ở Châu phi như Congo, Madagusea, Nigievia, và ở Châu mỹ như Brazil, Mexico
Tiêu được du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng mãi đến thế kỷ 18 mới bắt đầu phát triển mạnh, khi một số người Hoa di dân vào Campuchia ở vùng dọc bờ biển Vịnh Thái Lan như: Konpong Trach, Kep, Kampot, và Tiêu vào Đông Bằng Sông
Trang 38Cửu Long qua cữa ngỏ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang rồi sau lan dần đến các tỉnh miền Trung như: Quảng Trị, Gia Lai…
Tiêu là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, Tiêu thích nghi với mọi loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là trên các loại đất
đỏ, nâu đỏ phân hóa từ đá bazan như ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… Nếu kể từ
vĩ tuyến 17 trở vào thì khí hậu của nước ta cũng khá thích hợp cho Tiêu vì ít khi có nhiệt độ dưới 150C kéo dài, Tiêu với nhiệt độ bình quân trong khoảng từ 250C – 300C
ở nhiệt độ dưới150C hoặc trên 400C Tiêu không phát triển được, ẩm độ bình quân 75%
- 90% lượng mưa cần thiết hàng năm cho Tiêu khoảng 2.000 – 2.500 mm Tiêu không thích mưa to gió lớn, vì điều này làm cho tỷ lệ đậu trái thấp và Tiêu dễ bị chết vì úng nước Nói chung, các yếu tố khí hậu ở nước ta rất phù hợp cho Tiêu phát triển
Tầm quan trọng của Tiêu thể hiện ở chỗ: Tiêu là cây công nghiệp xuất khẩu có giá trị, ngoài việc làm gia vị Tiêu còn dùng trong công nghiệp chế biến hương liệu, nước hoa, trong y dược Tiêu được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng
do thức ăn tích trệ, đau bụng và dạ dày lạnh, nôn mửa, ăn vào nôn ngược trở ra, đau răng, kiết lỵ, tiêu chảy… Ngày trước Tiêu còn được dùng trong công nghiệp chế biến thuốc trừ sâu Từ hạt Tiêu người ta trích ly được hai chất có giá trị cao đó là chất Piperine và tinh dầu Piperine là chất làm cho Tiêu có vị cay, thơm đặc biệt nên được dùng để chế biến các hương liệu và sử dụng trong công nghiệp chế biến nước hoa
Trong hạt Tiêu có 3 hoạt chất đặc trưng: 1.Piperin (5 – 9% trọng lượng hạt) có hoạt chất cay đặc biệt 2 Phelandren (0,5 – 2,3%) một tinh dầu có hương thơm hắc 3.Oleoresin (0,6 – 2%) nhựa béo có vị đắng, nóng bỏng Tuy nhiên tỷ lệ này có thể
thay đổi tùy theo giống và đất trồng, do đó giữa các giống có thể có mùi vị khác nhau
3.1.3.2 Đặc điểm kỹ thuật và điều kiện phát triển cây Tiêu ở Việt Nam
Nước
Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với Tiêu Ở giai đoạn ra tán Tiêu rất cần nước, cần ẩm độ để bộ rễ phát triển và điều kiện khô để hoa kết quả Trồng Tiêu đảm bảo năng suất cao thì phải thường xuyên tưới dặm cho Tiêu Cần căn cứ lượng mưa
mà tính toán lượng nước tưới nhiều hay ít Lượng mưa thích hợp là 2.000 – 3.000 mm/năm, lượng mưa tối thiểu là 1800 mm/năm Tiêu có thể chịu đựng được mùa khô nhưng không quá ba tháng (ở giai đoạn Tiêu chín) muốn có năng suất cao thì các tỉnh
Trang 39phía Nam tưới dặm trong các tháng nắng Tiêu cần mùa khô ngắn để ra hoa đồng loạt
Qua khảo sát Tiêu mọc hoang dại ở vùng nhiệt đới có một số chịu nóng rất tốt
và đưa các giống này vào trồng có khả năng thích hợp ở 200 vĩ Bắc – 200 vĩ Nam là chịu lạnh tốt, nhưng tốt nhất vẫn là 150 vĩ Bắc đến 150 vĩ Nam
Ánh sáng
Tiêu thích bóng râm ở mức độ nhất định, Tiêu là cây bóng râm ở giai đoạn con nhỏ, khi cây bắt đầu tăng trưởng thì không cần bóng râm nhiều và cần tỉa bớt dần để ánh sáng lọt vào
Gió
Tiêu khi có gió lớn sẽ bị ngã ngọn, đổ cây, thụ phấn kém Do đó phải có cây chắn gió đối với vùng gió nhiều Gió còn làm cho sự bốc hơi nước ở đất và cây tăng lên làm cho vườn Tiêu thiếu nước
Đất và dinh dưỡng khoáng
Tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất nhưng lý tưởng nhất là loại đất đỏ bazan, đất phù sa mới bồi và đất đồi tơi xốp, phải thoát nước tốt Đất có tầng canh tác sâu trên 80 – 100 cm, thủy cấp sâu cách mặt đất 2 m, thành phần cơ giới của đất nhẹ Tránh trồng Tiêu ở đất cát khô, sét nặng hoặc hóa nặng, đất phèn, đất úng nước Đất phải có hàm lượng màu cao trên 20% đạm (N), trên 1,5% cacbon (C), tỷ lệ C/N = 15 - 20, độ pH tốt nhất từ 5,6 – 6, độ dốc 3 – 20% bố trí theo đường đồng mức Tiêu không chịu được độ mặn quá 3‰
Nhìn chung các vùng trồng Tiêu ở Việt Nam nói chung và các vùng thuộc tỉnh
Trang 40nhưng có biện pháp xử lý đất tốt trước khi trồng Tiêu vẫn cho kết quả tốt Về khí hậu,
độ ẩm ở nước ta rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển nhưng bên cạnh đó lại rất dễ bị sâu bệnh tấn công và sản phẩm sẽ khó bảo quản được lâu sau khi thu hoạch
Do đó cần có biện pháp chăm sóc, phòng trừ đúng mức và kịp thời khi đó khí hậu Việt Nam sẽ là điều kiện rất thuận lợi để Tiêu sinh trưởng và phát triển
Đất trồng Tiêu ở nước ta: Ở khu vực Đông Nam Bộ của nước ta, các loại cây tham gia xuất khẩu chủ yếu là Cao su, Cà phê, Tiêu, Điều, Chè Trong đó các loại cây như Cao su, Cà phê, Tiêu, Chè có nhu cầu cao về chất lượng đất chẳng hạn như có tầng đất mặt dày, độ phì cao Do vậy nhằm đảm bảo cho nền nông nghiệp nước ta đa dạng về hình thức canh tác cũng như đối tượng canh tác thì toàn bộ loại đất đỏ Bazan
ở miền Nam cần được dành cho bốn loại cây trên
Giống
Trồng Tiêu cần phải bỏ ra một lượng vốn lớn và thời gian dài, do đó nên trồng những giống có tiềm năng, năng suất cao và hạn chế được sâu bệnh hại Hiện nay ở nước ta có nhiều giống Tiêu có chất lượng tốt, năng suất cao như: Tiêu sẽ, Tiêu Vĩnh Linh (Quảng Trị), Tiêu Phú Quốc, Tiêu Lộc Ninh (Bình Phước)… Và một số giống Tiêu nhập từ Campuchia, Indonesia có khả năng kháng được một số bệnh nhất định Biện pháp thâm canh nhanh chóng, rẻ tiền nhất và có hiệu quả rõ ràng nhất là công tác giống, việc chọn giống phẩm chất tốt, khả năng chống chịu được bệnh, thời tiết lại càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đầu tư vào vườn Tiêu