Chọn loa, âm ly
ABC về loa Loa là phần quan trọng trong một bộ dàn hi-fi, làm nhiệm vụ biến đổi tín hiệu điện thành chuyển động cơ học để tái tạo âm thanh. Một cặp loa hay là sản phẩm kết hợp những gì tinh tế nhất của các kỹ sư về điện tử, cơ khí và tay nghề thợ mộc của các nghệ nhân tài hoa. Có nhiều kiểu thiết kế thùng loa khác nhau như thùng kín, thùng có lỗ thông hơi, thùng loa có hệ thống đường dẫn âm . Mỗi thiết kế sẽ tạo ra một loại thùng loa mang âm hưởng đặc trưng. Nhìn chung, thùng loa kín thường có độ nhạy thấp hơn thùng loa có lỗ thông hơi hoặc thùng loa có đường dẫn âm. Loại thùng có lỗ (reflex) có khả năng tạo ra tiếng trầm nhiều hơn so với thùng kín nếu cùng vặn ở một mức volume như nhau. Loa (driver) là bộ phận biến đổi dòng điện âm tần thành âm thanh và cũng là bộ phận chính quyết định âm thanh của cả thùng loa. Loại loa được dùng phổ biến nhất hiện nay là loa điện động (electrodynamic). Loa điện động hoạt động dựa trên nguyên tắc một cuộn dây đặt trong một từ trường mạnh của nam châm. Khi có dòng điện âm tần chạy qua, cuộn dây sẽ dao động. Do cuộn dây được nối với màng loa nên các dao động này được truyền ra không khí, tác động vào người nghe. Bên cạnh loa điện động, còn có các loại loa với nguyên lý khác như loa mành (planar speakers). Gọi là loa mành vì âm thanh của nó phát ra là nhờ vào sự rung động của những tấm mỏng chứ không phải là màng loa nón thông thường. Loại thông dụng nhất trong dòng loa này là loa tĩnh điện (electrostatic), loại loa có màng mỏng bằng chất liệu Mylar nằm giữa 2 điện cực có một hiệu điện thế rất cao (tới vài nghìn vôn). Khi có điện áp âm tần đưa vào, màng loa dao động trong điện trường giữa 2 điện cực, những rung động này phát ra âm thanh Loa tĩnh điện khi nghe buộc phải được cấp điện từ nguồn. Loa tĩnh điện electrostatic chỉ hợp với tần số trung và cao. Một vài loại loa người ta còn thiết kế thêm loa siêu trầm chạy điện (powered subwoofer), thường phát ra tần số thấp dưới 120 Hz và cũng thường có phần ampli công suất liền bên trong. Một tiện ích khác là loa chống nhiễm từ cho phép đặt loa gần tivi mà không bị nhiễm từ gây ố mầu trên màn hình. Thực tế khó có thể tìm được 1 cặp loa tái tạo một cách hoàn chỉnh mọi thể loại âm nhạc, mà nếu có thì cũng rất đắt tiền. Do đó, bạn cần phải xác định được thể loại âm nhạc mà bạn ưa thích là gì để chọn loa cho đúng. Nếu bạn thích nghe các loại nhạc trẻ, pop, rock, các thể loại nhạc nhảy cần tiết tấu sôi động thì nên chọn các loại thùng có loa bass màng chất dẻo (dân chơi thường gọi là màng carbon), loa trung, loa treble màng kim loại như nhôm hoặc titan, . Thùng loa loại này sẽ cho tiếng trầm khô chắc, tiếng trung và treble trong trẻo rõ nét, rất hợp với các thể loại nhạc nói trên. Còn nếu các bạn yêu nhạc cổ điển, jazz, hoặc cần nghe giọng hát trung thực thì nên chọn loại loa bass màng giấy, trung và treble màng giấy hoặc lụa. Với các chất liệu này âm thanh sẽ trầm ấm, ngọt ngào hơn. Chọn được loa hợp ampli là điều không dễ dàng. Để phối hợp được 2 thiết bị này cho đúng, bạn cần chú ý mỗi thùng loa đều có những thông số kỹ thuật ảnh hưởng tới việc ghép nối với ampli như: trở kháng, công suất, độ nhạy . Đây là những thông số cần chú ý và tuân thủ khi ghép loa. Trở kháng loa: Các thùng loa hiện nay phần lớn có trở kháng là 4,6 hoặc 8 ohm. Bạn cần chú ý đầu ra của ampli có tương thích hay không. Phần lớn các ampli hiện nay đều cho phép đấu loa có trở kháng từ 4-16 ohm. Theo kinh nghiệm của dân chơi sành, loại loa 4 ohm thường được coi là "khó kéo" hơn loại 8 ohm. Công suất cần thiết và độ nhạy của loa: độ nhạy của loa thường được đo bằng decibell (dB). Loa có độ nhạy khoảng 85-88 dB được coi là có độ nhạy thấp, 89-92 dB là trung bình, từ 93 trở lên là độ nhạy cao. Độ nhạy càng cao thì loa càng cần ít công suất, ampli yếu cũng chơi được, tức là loa không kén chọn ampli. Cụ thể là, loa 86 dB cần ampli có công suất tối thiểu 25 W, 88 dB cần tối thiểu 15 W, 90 dB cần có 9W . Đặc biệt có một số loại loa có độ nhạy rất cao (từ 96dB trở lên) chỉ cần ampli có công suất 2-4 W là đủ! Trở kháng loa, công suất cần thiết và độ nhạy thường được ghi ở tem phía sau loa. Để đảm bảo loa phát ra âm nhạc tốt nhất thì không thể quên yếu tố dây nối loa có chất lượng. Loa phải được đặt đối xứng với nhau và có cùng khoảng cách tới chỗ người nghe. Vị trí tối ưu trong bố trí loa là ngang bằng tới tai người nghe. (Theo Nghe Nhìn) Cấu tạo của thùng loa Ai biết chơi guitar đều hiểu thùng đàn có tác dụng như thế nào đối với âm thanh của cây đàn. Tương tự như vậy, thùng loa chiếm tới 50% chất lượng của một bộ loa. Thùng có tốt, loa mới hay. Đó là cũng là một "chân lý". Có nhiều người đã nghĩ thùng loa chính là bộ phận ít chất "kỹ thuật" nhất trong một bộ loa. Chỉ là một khối hộp bằng gỗ chứa các loa và tụ điện thì có gì đáng ghê gớm! Tuy nhiên vấn đề lại không đơn giản như vậy. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của thùng loa chính là giữ cố định các loa trong một kết cấu được tính toán trước. Không chỉ có thế, thùng loa còn có tác dụng quan trọng về mặt âm học. Yếu tố này quyết định thiết kế về hình dáng của từng loại loa, từng hãng loa khác nhau. Nếu như trước đây vật liệu để làm thùng loa là độc quyền của gỗ thì ngày nay, loa được làm bởi vô số vật liệu khác nhau từ kim loại, polime, composite tới sợi thuỷ tinh. Thế nhưng cho đến tận ngày hôm nay, gỗ vẫn chính là loại vật liệu hoàn hảo nhất để làm nên những thùng loa hảo hạng. Nhựa polime thường chỉ được sử dụng vào các chi tiết phụ cũng như để sản xuất các loại loa rẻ tiền như loa vi tính. Phần lớn các thùng loa được làm từ bột ép hoặc các loại gỗ dán được xử lý đặc biệt chống cong, vênh, mối mọt. Gỗ nguyên thớ cũng được sử dụng nhưng rất hạn chế và chỉ có ở những loại loa rất đắt tiền. Đơn giản là bởi rất khó để có thể xử lý được gỗ nguyên khối và tạo hình theo thiết kế mà không ảnh hưởng đến sự đồng nhất về âm học. Có 2 cách thiết kế loa thùng chính là có lỗ thông hơi và hộp kín. Loại có lỗ thông hơi (bass reflex) sẽ tạo nên tiếng bass sâu hơn. Ngoài 2 thiết kế phổ thông này ra thì còn một số ít hãng chế tạo loa kèn (horn) như Avantgarde với đặc trưng là độ nhạy rất cao. Kỹ thuật chế tạo thùng loa là bí quyết riêng của mỗi hãng và cùng với những bộ phận khác cấu thành loa, thùng loa làm nên âm sắc riêng của mỗi nhà sản xuất. Bên trái là thùng loa kín, bên phải là thùng loa có lỗ thông hơi. Chính vì tính cầu kỳ trong thiết kế và chế tạo thùng loa nên các hãng sản xuất thường khuyến cáo người nghe nhạc chú ý đến vị trí lắp đặt: không nên để loa ở những chỗ ẩm ướt, tránh xa các tổ côn trùng. Người nghe nhạc cũng tránh "tận dụng" mặt phẳng của đỉnh loa để xếp đồ hoặc các vật trang trí. Nếu muốn treo loa lên tường, bạn phải lắp đắt các giá đỡ, tuyệt đối tránh việc khoan các lỗ vào thùng loa để treo. K.S. (theo Audio research) Một vài đặc điểm kỹ thuật của loa Loa có tác dụng chuyển năng lượng điện thành các tín hiệu âm thanh truyền trong không khí. Một loa đơn không thể tạo ra tần số âm thanh cao thấp nên phải cần các loại loa khác nhau như loa woofer cho dải tần thấp (mức lên cao nhất khoảng 1,5 kHz) và loa tweeter cho dải tần cao (trên 1,5 kHz). Loa kèn Nautilus. Các loa subwoofer được sử dụng để tái tạo tần âm thấp nhất, xuống tới tận 25 Hz. Chất loa tốt là yếu tố cơ bản nhất của một bộ dàn, không có chúng thì ngay cả một đĩa CD tốt nhất nghe cũng sẽ chán nhất. Đối lập với nhiều người nghĩ, các loa to không cần thiết phải kêu lớn. Tuy nhiên, những loa lớn lại cho tiếng bass tốt hơn. Hệ thống stereo cơ bản cần hai loa. Hiệu ứng stereo mang lại cho âm thanh cảm giác về hướng. Nếu bạn muốn tạo ra một hệ thống âm thanh gia đình thì hai loa này sẽ là loa chính trong hệ thống âm thanh surround. Loa B&W của Anh được làm từ gỗ nguyên khối. Loa còi của Avantgarde. Ngoài hai loa chính, cần có thêm một loa trung tâm dùng để đưa lời thoại và hiệu ứng âm thanh, thêm vào ít nhất một cặp loa surround đằng sau nữa. Người mua thường có xu hướng chọn các loa nhỏ hoặc ít tiền để làm loa rear surround nếu hệ thống âm thanh của họ đã sử dụng loa lưỡng cực hay loa đa cực (như THX). Phần lớn người sử dụng thường muốn thêm một loa sub. DVD-Audio thường có chuẩn nhạc đa kênh nổi tiếng là 5.1. Loa Soundcraftsmen SC 12-ES Tần số đáp ứng của loa cho biết nó có thể tái tạo âm thanh ở mức bao nhiêu và như thế nào. Mỗi tần số đáp ứng cho biết chất lượng âm của loa đó. Phần lớn người ta có thể nghe với tần số từ 20 Hz tới 20 kHz, cho nên khi nhà sản xuất cụ thể tần số đáp ứng từ 38 Hz đến 23 kHz thì có nghĩa là loa đó chơi âm tần cao tốt hơn âm tần thấp. Con số ghi sau tần số của loa cho thấy thực ra âm thanh của loa còn có thể xuống thấp hơn hay cao hơn tần số trung bình. Tiếng bass và tiếng treble nên có nhưng với những loa quá cường điệu tiếng bass hay dải âm cao thì âm thanh sẽ bị vỡ và chói tai. Tùy theo loại nhạc mà bạn nên chọn những loa khác nhau. Những người nghe nhạc rock thích nhiều tiếng bass, những người nghe nhạc acoustic sẽ thích dải trung chính xác, trong khi đó để xem phim thì độ chính xác giảm đi. Đôi loa Sonic TR-1610 Công suất cho biết loa có thể kêu to thế nào. Trở kháng được đo bằng Ohm. Nó không quyết định độ cao hay thấp của âm thanh, tuy nhiên bạn nên chọn ampli và loa cùng trở kháng với nhau. Độ nhạy của loa cho ta biết giải tần của loa có thể lên được bao nhiêu và xuống được bao nhiêu. Nếu độ nhạy của loa lớn thì chỉ cần một dòng điện nhỏ từ ampli chạy qua là loa đã phát ra tín hiệu. Độ nhạy của loa lớn thì cần ampli công suất nhỏ. Việc chơi ampli tube (ampli đèn) hay bán dẫn cũng phụ thuộc vào độ nhạy của loa. Ví dụ, nếu độ nhạy của loa từ 90 dB trở xuống thì phải dùng ampli bán dẫn (transistor) thì mới đủ lực để “đánh” loa. Độ nhiễu (tỷ lệ S/N) phải chính xác. Đây là độ đo tín hiệu trên nền tiếng ồn. Tỷ lệ này được đo bằng decibel (dB). Khi mua loa nên lưu ý độ nhiễu cao thì tốt hơn bởi loa sẽ cho tiếng rõ và ít tiếng ồn. Bộ loa Meadowlark Theo anh Thủy, thành viên của câu lạc bộ Audio Việt Nam, các loa Trung Quốc trôi nổi hay được sản xuất từ các nước thứ ba thường thổi phồng thông số của sản phẩm nên khó có thể xác định được thông số chính xác là bao nhiêu. Tuy nhiên, người hiểu biết khi đi mua thường để ý đến ba yếu tố: công suất, độ nhạy và trở kháng của loa. Chú ý đến công suất vì nó cho biết bộ loa có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không. “Nếu nghe ở ngoài vườn thì chỉ cần sắm bộ loa công suất từ 5-10 Watt là đủ lắm rồi”, anh Thủy nói. “Tuy nhiên, khi mua thì ta nên mua công suất lớn hơn nhu cầu của mình, như cần loa 10 Watt thì nên mua khoảng 50 Watt để loa có thể chịu được công suất của ampli và không bị hỏng”. Ngoài công suất, ta còn phải chú ý đến trở kháng nữa. Trở kháng phải hợp đúng với loa. Anh Thủy cũng nhắc đi nhắc lại rằng “những người nghe tinh hay để ý đến độ nhạy vì độ nhạy càng cao thì thể hiện các âm thanh nhỏ càng tốt ví dụ tiếng nhạc cụ trong bài nhạc hay tiếng suối chảy róc rách trong phim chẳng hạn” Thanh Vân Chọn loa - chuyện không đơn giản Trong tất cả mắt xích của hệ thống âm thanh, loa là thiết bị có vẻ đơn giản, nhưng cũng nhiều "bí ẩn" nhất. Nhiều kỹ sư, nghệ nhân đã dành cả đời mình trăn trở trong lĩnh vực vừa khoa học vừa nghệ thuật là chế tạo loa. Đối với người chơi âm thanh, đi chọn mua loa cũng vất vả không kém. Chọn loa là công việc phức tạp, ngay cả đối với dân chuyên nghiệp. Thực tế trên thị trường có vô số loa với giá cả và chất lượng khác nhau. Thông thường, giữa giá cả, tên tuổi và chất lượng âm thanh không phải lúc nào cũng có quan hệ thuận chiều. Nhiều bộ loa đắt tiền mà trình diễn lại rất "ít tiền". Ngược lại, có những loa khá tốt mà giá lại chỉ bằng một phần những bộ loa đắt tiền kia. Vậy nên, khi bắt đầu cuộc hành trình đi tìm loa, bạn hãy chọn điểm xuất phát là các tạp chí viết về các sản phẩm nghe nhìn, nơi có những bài viết khá khách quan về chất lượng các loa. Kế đến là tham khảo bạn bè có sự hiểu biết và kinh nghiệm chơi âm thanh nhiều năm. Sau đó, bạn lập một danh sách các sản phẩm cảm thấy thực sự xứng đáng được quan tâm trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của bạn. Giờ đây, danh sách các "ứng viên" sẽ ngày càng ngắn gọn hơn, giúp bạn chọn lựa nhanh chóng và dễ dàng. Sự chọn lựa cẩn thận sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Thậm chí bạn còn có thể mua được cặp loa hay hơn mức mà bạn nghĩ là bạn có thể bỏ tiền ra mua được. Dưới đây là các tiêu chí bạn nên căn cứ khi chọn một sản phẩm loa. 1. Kích cỡ, hình thức và sự tương thích với phòng nghe Một số người thích kích thước loa phối hợp hài hòa với nội thất trong phòng. Ngược lại, có người lại muốn hệ thống hi-fi trở thành bộ phận trung tâm trong phòng và họ không quan tâm đến kích thước to hay nhỏ của loa. Hình thức loa cũng là yếu tố phải quan tâm. Một thùng loa xấu xí ắt hẳn sẽ gây phản cảm khi nó đứng bên cạnh những bộ đồ gỗ quan trọng. Nhiều cặp loa hi-end có kết cấu rất đẹp đã tôn thêm nét sang trọng trong ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, những bộ loa đó thường khá đắt. Khái niệm loa "book-shelf" chỉ dùng cho các cặp loa nhỏ, nhưng loa "giá sách" sẽ không bao giờ trình diễn được hết vẻ đẹp âm thanh vốn có khi bị đặt trên giá sách. Nên đặt chúng trên kệ loa, bởi vị trí này giúp loa tạo âm hình đẹp và trong trẻo hơn. 2. Tương hợp giữa loa và hệ thống dàn Đầu tiên là độ nhạy của loa, tạm hiểu là độ lớn âm thanh mà loa có thể đưa ra với một mức công suất ampli nhất định. Độ nhạy của loa được đo bằng mức nén âm thanh từ khoảng cách 1 m khi loa được cấp 1 W công suất. Độ nhạy là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng "kêu to" của loa ở mức công suất ampli nhất định. Để phát một thanh áp 100 dB, loa có độ nhạy 80 dB đòi hỏi mức công suất là 100 W. Loa có độ nhạy 95 dB chỉ cần 3 W là có thể đưa ra mức âm thanh như nhau. Độ nhạy cứ giảm 3 dB thì ampli phải có mức công suất cao gấp đôi thì mới đưa ra được mức âm tương tự. Chọn loa có độ nhạy trên 90 dB sẽ dễ ghép với các ampli. Chơi ampli đèn SE công suất nhỏ thì cần loa có độ nhạy cao. Một yếu tố khác về điện tử mà bạn cần chú ý là trở kháng loa. Nếu trở kháng loa càng thấp thì yêu cầu đặt ra đối với ampli phải có trở kháng ra cũng thấp và công suất phải cao. Nếu bạn chọn loa trở kháng thấp, phải xem ampli công suất ở nhà mình có đủ sức kéo loa hay không. Kích thước phải phù hợp với nhu cầu sử dụng. Về nhạc tính, bạn nên chọn những loa có âm thanh càng tự nhiên càng tốt. Sẽ là sai lầm nếu đầu CD hoặc ampli của bạn nghe thiên sáng mà bạn lại cố tìm loa có âm thanh mềm hoặc "đần" trong dải treble. 3. Sở thích nghe nhạc Loa hoàn hảo là loa chơi xuất sắc các thể loại nhạc, từ thính phòng giao hưởng đến nhạc rock. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm được những cặp loa như vậy nên, tốt nhất, chúng ta hãy đưa ra các thứ hạng ưu tiên. Nếu bạn hay nghe nhạc hòa tấu và phòng nghe nhỏ thì loa book-shelf là sự lựa chọn thông minh. Ngược lại, nếu bạn mê nhạc rock thì cần âm thanh có độ động lớn, độ mở tần số thấp cao và tiếng bass khỏe nên có thể chọn loa cột, loa lớn . Mỗi loa có thể mạnh và điểm yếu khác nhau. Tìm được loa hợp sở thích nghe nhạc, bạn sẽ được thưởng thức màn trình diễn tốt nhất. Khi đi mua loa, hãy mang theo vài chiếc CD có những thể loại nhạc bạn ưa thích nhất để thử. Cặp loa nào đáp ứng tốt nhất là cặp loa bạn nên chọn mua về. Chọn nơi bán hàng: Đầu tiên, hãy chọn các cửa hàng âm thanh sẵn lòng cho khách hàng nghe thử nhiều loa khác nhau và tặng bạn những lời khuyên bổ ích về việc phối ghép hệ thống cũng như chỉ cho bạn thấy ưu nhược điểm của từng chiếc loa. Cần lưu ý là nhiều cửa hàng không đồng ý cho bạn mang loa về nhà nghe thử (Theo Nghe Nhìn) Đi mua loa cũ Khi nghe Số Hóa tiết lộ định thay bộ loa, Bình, một dân chơi ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tặc lưỡi: "Mua loa second-hand đi, không thích còn đổi được. Mua loa mới không đổi được đâu. Cứ ra chợ trời, phố Huế, Hai Bà Trưng, Khâm Thiên, thiếu gì”. Loa Mission second-hand. Trong giới chơi âm thanh, có thể xếp Bình vào dạng dân "nghiện". Mới chơi nhưng trong hơn một năm qua, anh đã dăm bảy lần đổi loa. Hiện tại nhà Bình có đến 4 đôi loa, không đôi nào là loa mới. Bình cho biết: "Thường thì dân chơi audio chuộng loa cũ hơn loa mới, thứ nhất là vì giá loa cũ rẻ hơn, thứ hai, có thể tìm được sản phẩm chất lượng của những tên tuổi đã thành danh". Một đôi loa second-hand ở thị trường Việt Nam có giá chỉ bằng một phần ba so với giá xuất xưởng. Bình cho rằng công nghệ làm loa trong nhiều thập niên qua tuy có thay đổi nhưng sự thay đổi đó không nhiều và không liên tục nếu so với công nghệ chế tạo các thiết bị điện tử khác. Qua thời gian sử dụng, hình thức và chất lượng của một đôi loa cũ có thể bị suy giảm, song cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu lại, thì loa cũ vẫn là sự lựa chọn của số đông dân chơi có kinh nghiệm. Loa biểu diễn RVX, hàng second-hand mới có. Bình cũng giới thiệu luôn, khu vực chợ trời bán đồ second-hand thì nhiều nhưng không phải đồ chất lượng cao, ở đây chủ yếu bán hàng bãi của Nhật. Hàng Âu, Mỹ cũng có nhưng chỉ là hàng bình dân, dành cho “newbie”, tức là những người mới chơi. Muốn tìm loa tốt hơn thì phải lên khu vực Khâm Thiên, hoặc chọn lọc hơn thì ở mấy cửa hàng trên phố Hai Bà Trưng, phố Huế Ngoài ra còn có một số nơi bán nhỏ lẻ, chất lượng khá hơn chợ trời một chút. Dọc phố Hai Bà Trưng và Khâm Thiên có mấy hàng bán đồ thiết bị âm thanh second- hand mà dân audiophile (mê âm thanh) thường lui tới. Theo Hoàng Cồ (nhân viên của Vietnam Airlines), mua loa ở đây thì đảm bảo và không phải soi mói nhiều bởi hàng thường đã được dân buôn chọn lựa và có những đôi đã được test thử nên yên tâm hơn. Tuy nhiên chất lượng có giá của nó. Phố Trần Cao Vân (chợ trời) có đến hơn chục hàng loa cũ mới xen lẫn. Hàng mới là hàng Tàu, hàng cũ thì không biết xuất xứ, khi mua cần xem kỹ để không mua phải loa đã bị sửa chữa. Một trong những điểm cần chú ý trước hết là gân loa. "Cần phải xem đường bôi keo quanh gân có lem nhem hay không, hay nếu trông gân loa mới hơn hẳn màng loa thì không còn nghi ngờ gì nữa, nó đã bị thay gân rồi. Thay gân loa có thể ảnh hưởng không nhiều tới chất lượng loa, nhưng điều có nghĩa là giá trị của nó đã mất. Hơn nữa, đối với một số đời loa, thay gân ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng âm thanh", Hoàng Cồ giải thích. Khu vực chợ trời trên phố Huế là nơi dân mới tập chơi âm thanh hay đến vì hàng hoá phong phú và được lựa chọn sơ bộ. Vừa đi, Hoàng Cồ vừa tư vấn, nên mở thùng loa ra kiểm tra nam châm có bị sứt sẹo hay không, các mối hàn ở mảng phân tần còn mới hay cũ. Anh nhấn mạnh: "Đặc biệt là phải xem củ loa (driver) có đúng không. Trên củ loa xịn thường ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật. Dòng loa gì thì phải dùng củ loa đấy, nếu củ loa không đúng dòng tức là đã bị đổi". Trên củ loa xịn thường ghi rõ thông số kỹ thuật "Nhưng gặp hàng nào không cho mở ra thì chịu", anh cười. "Lúc đấy thì chỉ kiểm tra bằng tai của mình mà thôi. Đôi khi kiểm tra bằng tai tại cửa hàng cũng khó vì nơi đó ầm ĩ quá và các thiết bị đi kèm để nghe thử (ampli, đầu đọc .) không chuẩn. Nếu nghe thử mà thấy tiếng tép hơi xé thì có thể loa treble đã bị quấn lại bobin". Kinh nghiệm của Bình và Hoàng Cồ là nên đi xem, nghe thử các loại loa, sau đó tìm thông tin về sản phẩm đó trên mạng, hoặc nhờ những người đã chơi tư vấn xem nó có thể “phối” tốt với bộ dàn ở nhà, hay có phù hợp với phòng nghe của mình hay không. Hơn nữa, người mua loa second-hand nên chọn những cửa hàng sẵn sàng cho người chơi đặt cọc và đem loa về thử trong một thời gian. Nếu thấy không hợp và trả lại hàng, người mua sẽ bị trừ tiền. Thanh Vân Lên đường mua loa Nhìn chung, sản phẩm do những hãng chuyên sản xuất loa thường có chất lượng cao hơn các hãng sản xuất nhiều loại thiết bị. Với các hãng "đa năng", đôi khi thiết kế loa chỉ là một việc lấp chỗ trống dây chuyền sản xuất. Loa hàng hiệu không phải bao giờ cũng phù hợp với yêu cầu của bạn Sau khi đã nghiên cứu kỹ về tính năng và nhu cầu sử dụng của bộ loa trong mơ, bây giờ là lúc bạn lên đường "cụ thể hoá" giấc mơ thành những sản phẩm âm thanh "bằng xương bằng thịt". Đôi khi có những tên tuổi nổi tiếng nhưng đã không còn khả năng cạnh tranh mạnh nữa. Không ít thương hiệu được người tiêu dùng nghĩ rằng có đẳng cấp cao thì lại thuộc dòng kém chất lượng. Những công ty này hoặc đã từ bỏ mục tiêu chất lượng để chạy theo lợi nhuận hoặc đã được những tập đoàn đa quốc gia mua lại. Đây là những tập đoàn không quan tâm mấy đến chất lượng của sản phẩm mà chỉ muốn khai thác tính phổ cập của thương hiệu sẵn có. Thương hiệu là quan trọng, nhưng đừng mất tiền chỉ vì thương hiệu, đây là lời khuyên bổ ích nhất khi bạn đi mua bất cứ sản phẩm gì, từ đầu đọc, ampli cho loa. Hãy bỏ qua thương hiệu, danh tiếng mà hãy nghĩ tới món đồ nên chọn. Còn nếu khả năng thẩm âm của bạn vẫn chưa đủ đánh giá hay hoặc dở, thì tốn sức tốn tiền làm gì, hãy mua ngay một bộ dàn "All in one" và thế là "cả nhà cùng vui". Giờ đã đến lúc bạn hãy đi ra ngoài và lắng nghe. Đây là công việc quan trọng nhất khi mua loa. Không nên mua loa ngay trong lần đầu tiên bạn đến một cửa hàng nào đó, mà hãy nghiên cứu thật kỹ, hãy so sánh lựa chọn một vài lần trước khi quyết định mua. Đừng vội vàng mua ngay chiếc loa mà bạn thích. Dù thấy nó rất hay thì bạn cũng chưa thể khẳng định nó hay như thế nào khi chưa so sánh với vài sản phẩm khác. Hãy sử dụng nhiều đĩa nhạc thuộc các phong cách khác nhau để thẩm định loa. Điều quan trọng là các đĩa nhạc này phải do chính bạn sưu tập và nghe nhiều lần. Các đĩa nhạc "xịn" mà các cửa hàng sưu tập để cho khách hàng nghe là những đĩa nêu bật được những phẩm chất đáng quý ở loa họ đang bán và thường che khuất được các nhược điểm của loa. Mục đích của họ là "phô diễn" sản phẩm dưới thứ "ánh sáng" lung linh nhất, huyền ảo nhất để chinh phục khách hàng mà thôi. Một lời khuyên nữa là bạn hãy đi nghe loa vào lúc các cửa hàng đang vắng khách. Như vậy bạn có thể nghe ít nhất một tiếng đồng hồ với mỗi sản phẩm. Một số cặp loa nghe rất cuốn hút trong phút ban đầu, nhưng sau đó, nó mất dần vẻ hấp dẫn lung linh. Các nhược điểm bắt đầu lộ diện trong quá trình bạn lắng nghe kỹ hơn. Và thời điểm bạn cảm thấy không còn lưu luyến gì với một cặp loa nào đó thì phải là lúc bạn còn ở trong cửa hàng chứ không phải là tại ngôi nhà của bạn. Và đừng cố nghe quá hai bộ loa trong mỗi lần đến một cửa hàng nào đó, bởi tai bạn sẽ bị "bão hoà âm thanh". Cần lưu ý xem liệu chất lượng của hệ thống dàn mà bạn đang nghe thử với loa có tương đương hệ thống ở nhà bạn không. Nhiều khi bạn nghe loa ở cửa hàng thấy rất hay, khi mang về nhà lại thấy thất vọng, đó có thể là do chất lượng dàn của bạn quá chênh lệch với dàn tại cửa hàng. Tốt nhất là bạn nên nói với người bán loa phối hợp với các thiết bị gần với hệ thống gần có ở nhà. Tất nhiên, lý tưởng nhất là được kiểm nghiệm loa ở chính nhà mình. Bạn không phải chịu áp lực gì, có thể nghe bao lâu cũng được và như vậy, bạn cũng đánh giá được khả năng phối hợp với hệ thống ở nhà bạn chính xác hơn. Thẩm định tại tư gia cũng giúp bạn trả lời được nhiều thắc mắc mà nghe ở cửa hàng bạn không thể tìm ra lời giải đáp. Nhưng việc đưa tất cả các loa mà bạn muốn thẩm định về nhà là điều không tưởng vì đa phần các cửa hàng không cho phép bạn làm điều đó, nên hãy dành cơ hội nghe thử tại nhà cho "ứng cử viên" xuất sắc nhất. Nếu bạn không rành về kỹ thuật, thì cũng đừng nghe người bán hàng nói về kỹ thuật của cặp loa. Một số sản phẩm được quảng cáo là có thế mạnh siêu việt về mặt nào đó thì đôi khi nó lại không đạt yêu cầu về mặt khác. Việc đánh giá đòi hỏi một phương thức tiếp cận công bằng, chứ không phải thiên về một số tiêu chí kỹ thuật "thần kỳ" nào đó mà các phòng marketing của các công ty sản xuất loa "phát mình ra". Hãy gạt sang một bên những lời quảng cáo và lắng nghe chất lượng tái hiện thực sự của loa để đánh giá sản phẩm. Đa số người mua tưởng nhầm rằng thùng loa càng to, có nhiều đường tiếng, nhiều loa thì âm thanh sẽ còn hay hơn. Nếu cùng mức giá, thì kích cỡ loa và số lượng loa con thường tỷ lệ nghịch với chất lượng trình diễn âm thanh. Thông thường loa hai đường tiếng tốt gồm một loa mid/bass và một loa treble đặt trong thùng nhỏ lại có xu hướng trình diễn hay hơn thùng loa bốn đường tiếng kích thước lớn có cùng mức giá. Hai loa con "xịn" chắc chắn sẽ chất lượng hơn nhiều so với bốn chiếc loa còn lại thuộc loại xoàng. Hơn nữa, chính bộ phân tần của loa bốn đường tiếng đòi hỏi nhiều chi tiết thiết kế hơn còn các bộ phận trong các loa hai đường tiếng chỉ cần một số chi tiết giới hạn, do đó hạn chế được méo tiếng. (Theo Nghe Nhìn ) Chọn loa - chuyện không đơn giản Trong tất cả mắt xích của hệ thống âm thanh, loa là thiết bị có vẻ đơn giản, nhưng cũng nhiều "bí ẩn" nhất. Nhiều kỹ sư, nghệ nhân đã dành cả đời mình trăn trở trong lĩnh vực vừa khoa học vừa nghệ thuật là chế tạo loa. Đối với người chơi âm thanh, đi chọn mua loa cũng vất vả không kém. Thực tế trên thị trường có vô số loa với giá cả và chất lượng khác nhau. Thông thường, giữa giá cả, tên tuổi và chất lượng âm thanh không phải lúc nào cũng có quan hệ thuận chiều. Nhiều bộ loa đắt tiền mà trình diễn lại rất "ít tiền". Ngược lại, có những loa khá tốt mà giá lại chỉ bằng một phần những bộ loa đắt tiền kia. Vậy nên, khi bắt đầu cuộc hành trình đi tìm loa, bạn hãy chọn điểm xuất phát là các tạp chí viết về các sản phẩm nghe nhìn, nơi có những bài viết khá khách quan về chất lượng các loa. Kế đến là tham khảo bạn bè có sự hiểu biết và kinh nghiệm chơi âm thanh nhiều năm. Sau đó, bạn lập một danh sách các sản phẩm cảm thấy thực sự xứng đáng được quan tâm trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của bạn. Giờ đây, danh sách các "ứng viên" sẽ ngày càng ngắn gọn hơn, giúp bạn chọn lựa nhanh chóng và dễ dàng. Sự chọn lựa cẩn thận sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Thậm chí bạn còn có thể mua được cặp loa hay hơn mức mà bạn nghĩ là bạn có thể bỏ tiền ra mua được. Dưới đây là các tiêu chí bạn nên căn cứ khi chọn một sản phẩm loa. 1. Kích cỡ, hình thức và sự tương thích với phòng nghe Một số người thích kích thước loa phối hợp hài hòa với nội thất trong phòng. Ngược lại, có người lại muốn hệ thống hi-fi trở thành bộ phận trung tâm trong phòng và họ không quan tâm đến kích thước to hay nhỏ của loa. Hình thức loa cũng là yếu tố phải quan tâm. Một thùng loa xấu xí ắt hẳn sẽ gây phản cảm khi nó đứng bên cạnh những bộ đồ gỗ quan trọng. Nhiều cặp loa hi-end có kết cấu rất đẹp đã tôn thêm nét sang trọng trong ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, những bộ loa đó thường khá đắt. Khái niệm loa "book-shelf" chỉ dùng cho các cặp loa nhỏ, nhưng loa "giá sách" sẽ không bao giờ trình diễn được hết vẻ đẹp âm thanh vốn có khi bị đặt trên giá sách. Nên đặt chúng trên kệ loa, bởi vị trí này giúp loa tạo âm hình đẹp và trong trẻo hơn. 2. Tương hợp giữa loa và hệ thống dàn Đầu tiên là độ nhạy của loa, tạm hiểu là độ lớn âm thanh mà loa có thể đưa ra với một mức công suất ampli nhất định. Độ nhạy của loa được đo bằng mức nén âm thanh từ khoảng cách 1 m khi loa được cấp 1 W công suất. Độ nhạy là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng "kêu to" của loa ở mức công suất ampli nhất định. Để phát một thanh áp 100 dB, loa có độ nhạy 80 dB đòi hỏi mức công suất là 100 W. Loa có độ nhạy 95 dB chỉ cần 3 W là có thể đưa ra mức âm thanh như nhau. Độ nhạy cứ giảm 3 dB thì ampli phải có mức công suất cao gấp đôi thì mới đưa ra được mức âm tương tự. Chọn loa có độ nhạy trên 90 dB sẽ dễ ghép với các ampli. Chơi ampli đèn SE công suất nhỏ thì cần loa có độ nhạy cao. Một yếu tố khác về điện tử mà bạn cần chú ý là trở kháng loa. Nếu trở kháng loa càng thấp thì yêu cầu đặt ra đối với ampli phải có trở kháng ra cũng thấp và công suất phải cao. Nếu bạn chọn loa trở kháng thấp, phải xem ampli công suất ở nhà mình có đủ sức kéo loa hay không. Về nhạc tính, bạn nên chọn những loa có âm thanh càng tự nhiên càng tốt. Sẽ là sai lầm nếu đầu CD hoặc ampli của bạn nghe thiên sáng mà bạn lại cố tìm loa có âm thanh mềm hoặc "đần" trong dải treble. 3. Sở thích nghe nhạc Loa hoàn hảo là loa chơi xuất sắc các thể loại nhạc, từ thính phòng giao hưởng đến nhạc rock. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm được những cặp loa như vậy nên, tốt nhất, chúng ta hãy đưa ra các thứ hạng ưu tiên. Nếu bạn hay nghe nhạc hòa tấu và phòng nghe nhỏ thì loa book-shelf là sự lựa chọn thông minh. Ngược lại, nếu bạn mê nhạc rock thì cần âm thanh có độ động lớn, độ mở tần số thấp cao và tiếng bass khỏe nên có thể chọn loa cột, loa lớn . Mỗi loa có thể mạnh và điểm yếu khác nhau. Tìm được loa hợp sở thích nghe nhạc, bạn sẽ được thưởng thức màn trình diễn tốt nhất. Khi đi mua loa, hãy mang theo vài chiếc CD có những thể loại nhạc bạn ưa thích nhất để thử. Cặp loa nào đáp ứng tốt nhất là cặp loa bạn nên chọn mua về. Kích thước phải phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chọn nơi bán hàng: Đầu tiên, hãy chọn các cửa hàng âm thanh sẵn lòng cho khách hàng nghe thử nhiều loa khác nhau và tặng bạn những lời khuyên bổ ích về việc phối ghép hệ thống cũng như chỉ cho bạn thấy ưu nhược điểm của từng chiếc loa. Cần lưu ý là nhiều cửa hàng không đồng ý cho bạn mang loa về nhà nghe thử (Theo Nghe Nhìn) 5 ngộ nhận về loa Những người mới "bén hơi" với thú chơi âm thanh thường rất bỡ ngỡ trước vô số nhãn hiệu loa trên thị trường. Và hậu quả là mất tiền nhưng vẫn chẳng được nghe nhạc hay. Dưới đây là 5 ngộ nhận thường gặp nhất khi tìm mua loa. Hãng nổi tiếng chưa chắc loa đã hay 1. Tìm một nhãn hiệu điện tử nổi tiếng (big brand name) và chắc mẩm đây là đồ tốt Nghe có vẻ hơi vô lý vì chẳng lẽ những đại gia trong làng điện tử thế giới như Sony, Kenwood hoặc các hãng nổi tiếng khác, vốn rất giỏi trong việc sản xuất đầu CD, các thiết bị video, audio . lại không thể thiết kế và sản xuất được những bộ loa hi- end? Thế nhưng sự thật lại hoàn toàn đúng như vậy. Không ai phủ nhận được trình độ kỹ thuật siêu việt của người Nhật nhưng có một thực tế là ngay cả trên thị trường nghe nhìn của đất nước mặt trời mọc, mác loa được ưa chuộng nhất lại có xuất xứ từ châu Âu, đặc biệt là loa Tannoy. Lý do là việc sản xuất loa đòi hỏi những tiêu chuẩn đặc biệt cùng với những bí quyết được đúc rút qua kinh nghiệm hàng trăm năm. 2. Mua loa nhanh như mua hamburger Việc không thèm nghe thử bộ loa với những đĩa nhạc yêu thích sẽ sớm khiến bạn phải thất vọng với món đồ vừa sắm. Theo giới sành nhạc, tốt nhất bạn nên thăm thú nhiều cửa hàng âm thanh và đừng quên mang theo những đĩa nhạc "ruột" của mình. Nếu có thể, hãy mượn bộ loa về nhà để thẩm âm trong chính căn phòng định lắp đặt. Đừng để các nhân viên bán hàng "hù doạ" bởi những lời quảng cáo. 3. Bị "chinh phục" bởi tiếng bass trầm sâu từ loa subwoofer Hãy quan tâm đến cả các kênh âm thanh trung tâm cũng như loa phải và loa trái. Tiếng bass sâu đúng là rất quyến rũ, thế nhưng nếu bạn xem phim và nghe nhạc thì phần lớn các âm thanh phát ra là cao âm và trung âm chứ không phải chỉ là tiếng bass. 4. Mê dáng vẻ xinh xắn và hiện đại Các bộ loa có thiết kế nhỏ gọn (người ta thường gọi là compact) trông rất gọn gàng và đẹp mắt. Thế nhưng đừng vội vàng ôm về một dàn loa chỉ để trông cho vừa mắt với nội thất chung của nhà bạn. Hiệu quả âm thanh thường tỷ lệ nghịch so với kích thước, nhất là khi nghe nhạc rock 'n roll. 5. Rước về cặp loa của một hãng sản xuất mà danh tiếng nhưng lười cải tiến kỹ thuật Thật buồn là có nhiều hãng sản xuất nổi tiếng chỉ quan tâm đến việc đầu tư hàng đống tiền cho việc tiếp thị, xuất hiện trên tất cả các quảng cáo về âm thanh. Trong khi đó, lại sử dụng những vật liệu rẻ tiền để sản xuất, thậm chí chẳng thèm cải tiến những kỹ thuật đã có tuổi đời cả . nửa thế kỷ. Cách "phòng tránh" là hãy chịu khó nghiên cứu các tạp chí âm thanh để nhận được lời khuyên của dân chuyên nghiệp hoặc chịu khó lướt web đọc nhận xét của những người từng sử dụng loại loa này. Nếu không, học phí sẽ chẳng rẻ chút nào. Sơn Khánh (theo Forum Ecoustics) Chọn loa máy tính Dàn loa máy tính là bộ phận không thể thiếu để hình thành bộ giải trí đa phương tiện. Giữa hàng chục nhãn hiệu trên thị trường, lựa chọn mác loa phù hợp là điều không đơn giản. Nhiều "chấm" chưa chắc đã tốt. Dạo một vòng trên phố tin học Lý Nam Đế, bạn sẽ hoa mắt trước một rừng các loại loa máy tính với vô số nhãn hiệu khác nhau mà loại nào đọc tên cũng kêu "chan chát". Ngoài một số nhãn hiệu đã xuất hiện từ lâu như Nansin, Creative, SoundMax, Altec Lansing thì gần đây một số cái tên nghe na ná như các hãng loa danh tiếng của châu Âu như JBL, Jumboy, Audio box, Klipsch cũng đã đồng loạt đổ bộ vào thị trường. Về cơ bản, loa máy tính trên thị trường Việt Nam có giá dao động từ 15 USD tới khoảng trên dưới 200 USD. Tương ứng với các mức giá là các loại loa từ 2.1, 4.1, 5.1 cho đến 6.1. Nếu bạn chỉ có nhu cầu sắm một bộ loa giá rẻ, miễn là kêu ra tiếng thì có thể chọn các mác Nansin, SoundMax 2.0 hoặc 2.1 (thêm một loa siêu trầm subwoofer). Một số mác loa trong dòng bình dân này có tích hợp ampli và có chỗ cắm micro song âm thanh chỉ phục vụ cho nhu cầu "tuyên truyền" hơn là có thể biến thành một dàn karaoke. Cao cấp hơn một chút là các mác loa Altec Lansing, Creative với âm thanh 4.1, 5.1 có giá từ 60 đến trên 100 USD. Với những dàn loa 4 đường tiếng, 5 đường tiếng trên bạn đã có thể thưởng thức âm thanh vòng (surround) khi xem DVD trên máy tính. Chất lượng âm thanh tương đối khá tuy vẫn chưa thể làm hài lòng những "tay chơi thứ thiệt". Đứng đầu dòng loa máy tính là các bộ JBL Invader, Altec Lansing ADA 885 . Đây là các sản phẩm có thể biến chiếc máy tính khô khan của bạn thành một home theatre (rạp hát gia đình). Với dàn loa lên đến 7 chiếc "quây" quanh phòng cộng với một đĩa DVD phim hành động, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt tiếng "bom rơi đạn nổ" chát chúa không thua xem phim ở rạp. Một số loa cao cấp còn được hợp chuẩn THX của Lucasfilm hay chuẩn DTS danh tiếng. Cũng có thể đấu dàn loa này vào thẳng đầu DVD hay đầu điện tử PS2 bằng cách mua thêm dây nối. Điều quan trọng nhất khi có ý định lên đời một dàn loa cho máy tính là phải xem xét kỹ mainboard hỗ trợ âm thanh bao nhiêu kênh. Nếu bỏ qua yếu tố này thì dù có rước về bộ loa 7.1 thì cũng chỉ có 2 loa có . tiếng. Thêm nữa, muốn nghe nhạc hay thì card âm thanh (card sound) phải là loại rời. Loại card đang được dân phối nhạc trên máy tính ưa chuộng là Creative sound Blaster Audigy Platinum với giá xấp xỉ 200 USD. Một kinh nghiệm xương máu khi chọn loa, bất kể một loại loa nào không riêng gì loa máy tính, là chớ nên lệ thuộc và bị "mê hoặc" bởi các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Hùng, một tay chơi vừa lên đời bộ loa 6.1 giá hơn 100 USD cay cú thuật lại :"Hoa mắt trước vô vàn nhãn hiệu nên mình chỉ nhăm nhăm chọn những bộ càng nhiều "chấm" càng tốt, rồi độ nhạy cao, tần số đáp ứng cộng với hình thức hầm hố. Thế nhưng khi đấu ghép xong xuôi với máy tính thì âm thanh nghe không thể mê được. Tiếng trầm thì đanh, tiếng treble thì chát chúa". Hiện nay Hùng đã xếp xó bộ loa 6.1 và "chơi" một đôi Nam Môn "cây nhà lá vườn" nhưng âm thanh thì ngọt ngào hơn hẳn. Vậy nên lời khuyên chân thành nhất là chỉ nên tin vào tai thẩm âm của bạn. Hãy cắm thử loa và mang một đĩa nhạc quen thuộc của bạn đến cửa hàng để nghe thử. Nếu hài lòng thì hãy "rước" về kẻo lại lâm vào cảnh "bỏ thì thương mà vương thì tội". Phần lớn các hiệu loa trên thị trường Việt Nam hiện nay xuất xứ từ Trung Quốc và "cao cấp" hơn là Đài Loan dù tên tuổi có "kêu" đến thế nào chăng nữa. Vì vậy đừng vội tin vào những lời quảng cáo là loa Nhật, loa Mỹ. Bên cạnh đó, gần như 100% thùng loa làm bằng nhựa nên tiếng treble khá "chát". Đây chính là điểm mà các hiệu loa Việt Nam "ăn đứt" loa Tàu nhờ vỏ thùng làm bằng gỗ. Phải công nhận một điều là dù có hiện đại, hầm hố đến mấy thì loa máy tính cũng chỉ phù hợp nhất với nhu cầu xem phim, chơi game. Dân nghe nhạc chuyên nghiệp chẳng bao giờ thèm "liếc nửa con mắt" tới những dàn loa này. Đơn giản, âm thanh stereo 2 kênh vẫn được coi là chuẩn mực nhất. Không chỉ thế, chỉ cần nhìn vào giá cả giữa 2 dòng loa cũng đã đủ nhận ra đẳng cấp: chỉ một chiếc dây loa xịn bằng bạc nguyên chất của dàn máy hi-end đã có giá vài ba trăm USD! Tóm lại khi có ý định biến máy tính thành một thiết bị multimedia "ngon lành" thì điều cốt yếu là bạn phải khảo giá và nghe thử kỹ càng. Sẽ không có mác loa nào hoàn hảo song bạn vẫn có thể lựa được Giá một số loại loa máy tính phổ biến Fujitek Subwoofer- 2.1(400W): 16 USD Microlab M500/ Subwoofer- 2.1 (400W): 23USD Nansin S4000 Subwoofer- 4.1 (880W): 27 USD Microlab Subwoofer X2- 5.1: 62 USD Microlab Subwoofer X10 D- 5.1/Remote Control (Digital):228 USD Creative Subwoofer Cambridge Soundworks Inspire t7700- 7.1: 144 USD Creative Subwoofer Cambridge Soundworks megaworks 550-5.1: 308 USD. . Độ nhạy càng cao thì loa càng cần ít công suất, ampli yếu cũng chơi được, tức là loa không kén chọn ampli. Cụ thể là, loa 86 dB cần ampli có công suất tối. thì hai loa này sẽ là loa chính trong hệ thống âm thanh surround. Loa B&W của Anh được làm từ gỗ nguyên khối. Loa còi của Avantgarde. Ngoài hai loa chính,