Ôn thi Công chức môn kiến thức chung (gồm trắc nghiệm và viết)
Trần Thúy Anh BÀI SOẠN MÔN: KIẾN THỨC CHUNG VỀ QLHCNN (Lý thuyết) -------------- Câu 1: Hệ thống chính trị là gì? Trình bày bản chất của hệ thống chính trị Trả lời : Hệ thống chính trị (HTCT) là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội và mối quan hệ giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ xã hội. Cơ chế đó bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong quan hệ với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác. Cấu trúc HTCT rất đa dạng, ở mỗi quốc gia lại có đặc thù khác nhau, nhưng cơ bản bao gồm: các chính đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị. HTCT biểu hiện và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó nó mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền. Khi một giai cấp thống trị mới lên cầm quyền, một chế độ mới ra đời thì một HTCT mới cũng ra đời thay thế HTCT cũ. Mỗi chế độ xã hội có giai cấp có một HTCT tương ứng với chế độ xã hội đó. Xét về bản chất dân chủ thể hiện trước hết ở việc giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước về tay nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thiết lập sự thống trị của đa số với thiểu số. Xét về bản chất thống nhất dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về TLSX, về sự thống nhất lợi ích giữa GCCN với lợi ích của giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và những người lao động khác. Bản chất dân chủ, thống nhất, không đối kháng được hoàn thiện dần dần cùng với quá trình của cuộc cách mạng XHCN. Câu 2: Khái niệm bộ máy Nhà nước, cơ quan nhà nước và đặc điểm của bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước Trả lời : Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ TW đến cơ sở, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung thống nhất tạo thành 1 cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. Tổ chức bộ máy nhà nước là 1 hệ thống các cơ quan nhà nước có vị tri, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành 1 thể thống nhất. Bộ máy nhà nước có 3 loại công việc lớn: làm luật, thi hành luật và xét xử các vi phạm luật. Nhà nước tiến hành các hoạt động đó dựa trên 3 loại quyền lực khác nhau mà Nhà nước có được: quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. - 1 - Trần Thúy Anh Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, quyền lực Nhà nước là thống nhất và tập trung, không có sự phân chia nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan được trao quyền để thực thi 3 loại quyền lực trên. Trong đó quyền lập pháp được trao cho Quốc Hội. Quốc Hội vừa là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất vừa là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quyền tư pháp được trao cho hệ thống các cơ quan thuộc tòa án và viện kiểm sát. Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ với hệ thống các cơ quan tạo nên bộ máy hành chính Nhà nước. Để thi hành pháp luật, hành pháp có quyền lập quy và quyền hành chính. Trong đó quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy (còn được gọi là văn bản dưới luật). Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điều hành công việc của quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện những chính sách của đất nước. Quyền hành chính là quyền trực tiếp quản lý các lĩnh vực của đời sống XH và hành vi hoạt động của con người, quản lý hằng ngày, hằng giờ bằng các quy tắc xử sự và mệnh lệnh đơn phương để thực hiện các mục tiêu trong quản lý hành chính nhà nước. * Đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước: - Dựa vào dân, sát dân, lôi cuốn dân tham gia quản lý, phục vụ lợi ích chung của quốc gia và lợi ích của công dân. - Quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật - Tập trung dân chủ - Kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ - Phân biệt giữa QLN về kinh tế, sản xuất kinh doanh với quản lý sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế nhà nước. - Phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán - Kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một thủ trưởng. * Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, thực hiện một hay một số nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước giao. * Đặc điểm của cơ quan nhà nước: - Được thành lập theo trình tự do pháp luật quy định, tùy thuộc vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ do nó đảm nhiệm. - Chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Trong khi thực hiện thẩm quyền, các CQNN có quyền chủ động, sáng tạo, đảm bảo hiệu quả cao nhất. Hoạt động của các CQNN mang tính quyền lực nhà nước. - Trong quá trình hoạt động, các CQNN phải tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục do luật định. - Người đảm nhiệm các chức trách trong CQNN phải là công dân của nước CHXHCNVN. Câu 3: Hệ thống các cơ quan Nhà nước trong bộ máy nhà nước Trả lời : - 2 - Trần Thúy Anh Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay có 4 hệ thống các cơ quan Nhà nước bao gồm: các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát. Ngoài ra còn có chế định Chủ tịch nước. Trong đó: Các cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp. - Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại , nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. - Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa ph ương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước. Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp, các sở trực thuộc UBND tỉnh – TP, các phòng ban trực thuộc UBND huyện. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Cơ cấu thành viên của Chính phủ: gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ là thành viên Chính phủ. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chính phủ. - 3 - Trần Thúy Anh Các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, TAND cấp tỉnh – huyện, Tòa án quân sự. Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cơ quan kiểm sát bao gồm VKSNDTC, VKSND cấp tỉnh – huyện, VKS quân sự. Nhiệm vụ là kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố Nhà nước trong phạm vi thẩm quyền do luật định, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Chủ tịch nước : là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Câu 4: Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trả lời : Nhà nước CHXHCN Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, trong đó GCCN đại diện QHSX công hữu về TLSX nên lợi ích của GCCN thống nhất với lợi ích của nhân dân và dân tộc. Điều 2, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) xác định: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân được thể hiện bằng những đặc trưng sau: - Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. - Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Nguyên tắc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Câu 5: Trình bày vị trí, chức năng của các cơ quan nhà nước trong hệ thống các cơ quan HCNN (chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp) Trả lời : Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch - 4 - Trần Thúy Anh nước. Chính phủ có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm hiệu lực của Bộ máy HCNN từ TW đến cơ sở. Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của CQNN cấp trên và NQ của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế XH, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng QLNN ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy HCNN từ TW tới cơ sở. Câu 6: Pháp luật, pháp chế là gì? Giải thích mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế. Trả lời : Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp chế là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, CBCC và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh, triệt để, thường xuyên và chính xác. * Mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế: Pháp luật và pháp chế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gần gũi, nhưng không đồng nhất với nhau. Pháp luật là hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Còn pháp chế là một phạm trù thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật phải tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Như vậy pháp luật là tiền đề của pháp chế nhưng có pháp luật chưa hẳn đã có pháp chế. Do đó pháp luật chỉ có thể phát huy được hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế và ngược lại pháp chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời. Câu 7: Trình bày tính chất và vai trò của pháp luật, phân tích chức năng của pháp luật. - 5 - Trần Thúy Anh Trả lời : Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. * Về bản chất, pháp luật XHCN là thể hiện ý chí của giai cấp công nhân thông qua các quy tắc xử sự do nhà nước XHCN ban hành. Pháp luật XHCN gồm có 3 đặc trưng: thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; Thể hiện tính dân chủ cho Nhà nước ban hành: Dựa vào sức mạnh của Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm thực hiện pháp luật được thực hiện nghiêm minh. * Pháp luật XHCN có 3 chức năng cơ bản. Một là điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm xây dựng xã hội XHCN. Pháp luật định ra các nguyên tắc cơ bản, có tính định hướng cho các hoạt động trong xã hội. Hai là thông qua chức năng điều chính, pháp luật XHCN có chức năng giáo dục, hướng dẫn mọi tổ chức và cá nhân thực hiện các hành vi theo ý chí của nhà nước, cụ thể qua việc quy định các quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia các quan hệ xã hội và những hậu quả pháp lý khi vi phạm các quy định đó. Từ đó, hướng dẫn mọi tổ chức,cá nhân, lựa chọn xử sự hợp lý phù hợp với ý chí của nhà nước và toàn xã hội. Ba là pháp luật XHCN bảo vệ các quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, ngăn cấm và loại trừ các quan hệ xã hội lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động * Về vai trò, pháp luật XHCN có 5 vai trò: Một là đối với kinh tế: pháp luật là phương tiện hàng đầu trong quản lý nhà nước về kinh tế. Pháp luật là phương tiện bảo đảm các lợi ích của chủ thể kinh tế. Hai là đối với xã hội: Pháp luật là phương tiện đảm bảo cho sự tồn tại, ổn định và phát triển của xã hội, đặc biệt trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Pháp luật là phương tiện bảo vệ các lợi ích chính đáng của các thành viên trong XH. Ba là đối với hệ thống chính trị: Pháp luật là phương tiện để Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với nhà nước và đối với toàn xã hội. Pháp luật là phương tiện để nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý mọi mặt đối với đời sống XH, ghi nhận trách nhiệm pháp lý của Nhà nước đối với xã hội và công dân. Đồng thời, pháp luật cũng là phương tiện để đảm bảo cho các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý nhà nước. Bốn là đối với đạo đức: gữa đạo đức và pháp luật có sự đan xen về mặt nội dung. Pháp luật XHCN bảo vệ và phát triển đạo đức XHCN, bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, tự do. Sự ghi nhận bằng pháp luật các nghĩa vụ, đạo đức trong XH nhằm củng cố và bảo vệ hạnh phúc gia đình, giáo dục thế hệ trẻ, khuyến khích sự giúp đỡ con người, tính lương thiện… - 6 - Trần Thúy Anh Năm là đối với tư tưởng: Một mặt pháp luật ghi nhận, thừa nhận và khuyến khích sự phát triển của một hoặc nhiều hệ tư tưởng tiến bộ. Mặt khác, pháp luật phủ nhận hoặc cấm sự tồn tại; hạn chế sự phát triển của những hệ tư tưởng không phù hợp với hệ tư tưởng giữ địa vị thống trị, mục đích, lợi ích của giai cấp thống trị. Câu 8: Trình bày các yêu cầu cơ bản của pháp chế và các biện pháp tăng cường pháp chế. Trả lời : Pháp chế XHCN đòi hỏi các tổ chức, cá nhân trong xã hội phải thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Về nguyên tắc, pháp chế có 5 nguyên tắc sau: Bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL và bảo vệ quyền tự do, lợi ích chính đáng của công dân. Phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Phải gắn công tác pháp chế với công tác văn hóa. Tăng cường pháp chế XHCN trong cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay là nhằm thực hiện những mục tiêu của công cuộc đổi mới về phát triển kinh tế, dân chủ hóa đời sống xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh . Cho nên việc tăng cường pháp chế XHCN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhà nước pháp quyền XHCN. Trong giai đoạn hiện nay để tăng cường pháp chế XHCN, chúng ta phải thực hiện tốt một số biện pháp như sau: Một là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: muốn tăng cường pháp chế XHCN phải xây dựng pháp luật đầy đủ và thành hệ thống, bảo đảm cho tất cả hoạt động nhà nước đều dựa trên cơ cấu thích hợp và cơ chế chặt chẽ, bảo đảm cho tất cả các hoạt động của công dân đều có pháp luật làm cơ sở. Hai là tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật. Ba là tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật. Bốn là kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tư pháp. Năm là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế XHCN. Câu 9: Quản lý HCNN là gì? Trình bày các biểu hiện của sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trong hoạt động QLNN. Trả lời : Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật đối với hành vi hoạt động của con người và các quá trình xã hội, do các cơ - 7 - Trần Thúy Anh quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. * Các biểu hiện của sự tác động có tổ chức trong hoạt động QLNN bao gồm: Là sự thiết lập quan hệ giữa người với người, giữa tổ chức với tổ chức, để mỗi người, mỗi tổ chức có những vị trí tích cực trong quản lý HCNN. Ví dụ: lấy phiếu tín nhiệm, xin cấp pháp xây dựng, thỏa thuận bồi thường… Là tổ chức hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phải gọn, nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ: sáp nhập 3 Sở thành 1 Sở VHTT – TDTT – DL. Là lien kết, phối hợp hoạt động giữa cơ quan HCNN với cơ quan HCNN, với cơ quan HCNN khác và các tổ chức, cá nhân. Ví dụ: chương trình giảm nghèo tăng khá kết hợp giữa UBND với các đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp, hộ kinh doanh… Là sự tác động mang tính trật tự, tính thứ bậc hành chính nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ: trong tổ chức có cấp trên, cấp dưới… * Điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trong hoạt động QLNN: Điều chỉnh là sự sắp xếp, thay đổi của chủ thể quản lý HCNN bằng các tia6u chuẩn, biện pháp nhằm tạo sự phù hợp, cân bằng, cân đối giữa chủ thể và khách thể, giữa các mặt hoạt động của quá trình xã hội và hành vi của con người. Sở dĩ phải điều chỉnh là vì các quyết định quản lý HCNN có thể phù hợp với giai đoạn này nhưng không phù hợp với giai đoạn khác. Nếu không kịp thời điều chỉnh khi cần thiết sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả QLHCNN. Hình thức điều chỉnh là bằng các quyết định QLHCNN. Nội dung có chủ trương, chính sách ,quyết định QLHCNN. Tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, nhân sự… Với mục đích là khai thông ách tắc, khai thác tiềm năng, phát huy năng lực… nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLHCNN. Phạm vi quản lý vĩ mô, hoạt động vi mô. Câu 10: Giải thích các quyền của quyền hành pháp. Hãy cho biết kết quả và hậu quả của việc thực hiện tốt hay không tốt các quyền đó. Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả. Trả lời : Quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật do lập pháp ban hành và tổ chức thực hiện những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại của quốc gia, quyền điều hành công việc chính sự hằng ngày của quốc gia. Quyền hành pháp được thực thi thông qua bộ máy hành pháp. Để thi hành pháp luật, hành pháp có quyền lập quy và quyền hành chính. Trong đó quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy (còn được gọi là văn bản dưới luật). Tùy theo từng giai đoạn sẽ có tên gọi khác nhau cho loại văn bản này. Ở nước ta có các loại như: Nghị định, Quyết định… - 8 - Trần Thúy Anh Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điều hành công việc của quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện những chính sách của đất nước. Quyền hành chính là quyền trực tiếp quản lý các lĩnh vực của đời sống XH và hành vi hoạt động của con người, quản lý hằng ngày, hằng giờ bằng các quy tắc xử sự và mệnh lệnh đơn phương để thực hiện các mục tiêu trong quản lý hành chính nhà nước. Câu 11: Trình bày các đặc điểm và phương pháp của QLHCNN? Trả lời : * Đặc điểm: có 5 đặc điểm 1. Hoạt động QLHCNN mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức chặt chẽ và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. - Quyền lực đặc biệt do chủ thể QLHCNN sử dụng chủ yếu để tác động ra bên ngoài cơ quan HCNN, sự tác động mang tính đơn phương và bắt buộc phải thi hành. Trong trường hợp cần thiết, chủ thể QLHCNN có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế hành chính. - Tính tổ chức chặt chẽ được thể hiện qua một số mặt: Hệ thống cơ quan HCNN được tổ chức một cách thông suốt từ Trung uơng đến cơ sở, thể hiện tính thứ bậc hành chính chặt chẽ trong tổ chức và hoạt động của nội bộ cơ quan ũng như toàn bộ hệ thống. Các cơ quan HCNN hoạt động trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan HCNN phải đảm bảo thực hiện đúng các mội quan hệ: trên, dưới, ngang, dọc theo quy định của pháp luật. Cơ quan HCNN hoạt động theo quy chế, dựa vào quy chế mẫu của Chính phủ. - Tính mệnh lệnh đơn phương xuất phát từ đặc trưng quan hệ giữa chủ thể và khách thể QLHCNN: “Quyền lực – phục tùng”. Đặc trưng này thể hiện sự không bình đẳng giữa chủ thể và khách thể QLHCNN. 2. Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình, kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Mục tiêu được coi là chức năng đầu tiên và cơ bản. Mục tiêu quản lý là căn cứ để các chủ thể quản lý đưa ra những tác động thích hợp với những hình thức và phương pháp phù hợp. 3. QLHCNN có tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành, phối hợp hoạt động, phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức và phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, của cuộc sống con người, trong phạm vi quản lý được phân cấp, phân công theo đúng thầm quyền, theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. 4. Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục và tương đối ổn định trong tổ chức và hoạt động. Nền hành chính nhà nước có nghĩa vụ phục vụ nhân dân một cách thường xuyên cho nên quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo tính liên tục để thoả mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân, của xã hội và phải có tính ổn định cao để đảm - 9 - Trần Thúy Anh bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống chính trị - xã hội nào. 5. QLHCNN có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp. Tính chuyên môn hóa trong QLHCNN xuất phát từ phân công lao động QLHCNN. Một bộ phận trong cơ quan, mỗi CBCC trong từng bộ phận được phân công đảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể phù hợp với chuyên môn mà CBCC ấy được đào tạo. * Phương pháp: có 5 phương pháp Phương pháp QLHCNN là tổng thể các biện pháp và cách thức tác động của chủ thể lên khách thể QLHCNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan hoặc người đứng đầu cơ quan HCNN, mang tính quyền lực nhà nước, đúng thẩm quyền và đúng trình tự luật định. Thông thường có 5 phương pháp chủ yếu của khoa học quản lý hành chính nhà nước gồm: 1. Phương pháp giáo dục, thuyết phục: Đây là phương pháp tác động về tư tưởng và tinh thần đối với con người để họ nâng cao ý thức chính trị và pháp luật. Đó là những công việc cụ thể, thiết thực, có nội dung, kế hoạch thực hiện rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển nhất định. Nội dung giáo dục phải thiết thực, sâu sắc, gắn chặt với sản xuất, công tác và với phương pháp và hình thức linh hoạt, có chất lượng, phù hợp với đối tượng. 2. Phương pháp tổ chức: Phương pháp này nhằm đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật và kỷ cương. Để thực hiện phương pháp này có nhiều việc phải làm, nhưng quan trọng nhất là phải có quy chế, quy trình, nội quy hoạt động của cơ quan, đơn vị. 3. Phương pháp kinh tế: Phương pháp kinh tế là phương pháp quản lý bằng cách tác động đến ý thức và hành vi của đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế, những biện pháp khen thưởng, xử phạt thích hợp tác động đến lợi ích của họ. Trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói riêng, sử dụng hợp lý phương pháp kinh tê sẽ tạo ra động lực quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý. 4. Phương pháp hành chính: là phương pháp quản lý bằng việc ra các mệnh lệnh rõ ràng, dứt khoát, bắt buộc đối tượng quản lý phải làm hoặc không được làm những công việc nhất định vì ý chí và mục tiêu của chủ thể quản lý. Phương pháp hành chính là phương pháp đặc thù của quản lý nhà nước, gắn liền với quyền lực và sức mạnh của nhà nước. 5. Phương pháp cưỡng chế: là cách thức tác động của chủ thể bằng việc buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định hoặc phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần tương ứng với hành vi vi phạm pháp luật hành chính mà cá nhân, tổ chức đó gây ra. Phương pháp này chỉ áp dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết và phải tuân theo đúng quy định của pháp luật. Câu 12: Trình bày các dấu hiệu của cơ quan HCNN thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng? - 10 - . giảm hiệu lực, hiệu quả QLHCNN. Hình thức điều chỉnh là bằng các quyết định QLHCNN. Nội dung có chủ trương, chính sách ,quyết định QLHCNN. Tổ chức bộ máy,. trị - xã hội nào. 5. QLHCNN có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp. Tính chuyên môn hóa trong QLHCNN xuất phát từ phân công lao động QLHCNN. Một bộ phận