1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

80 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TV - 108 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành/ngành : Khoa học cây trồng

Khoa : Nông học

Khóa học : 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TV - 108 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành/ngành : Khoa học cây trồng

Lớp : K45 - KHCT

Khoa : Nông học

Khóa học : 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Mão

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 3

i

LỜI CẢM ƠN

Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường Thực tập là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn sản xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa Nông học và Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên”

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và các bạn sinh viên trong lớp Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của

cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Mão đã giúp tôi vượt qua những khó khăn

trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình

Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2017

Trang 4

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH v

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu 2

1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.2 Vai trò của dưa chuột 4

2.3 Tình hình sản xuất dưa chuột trên Thế Giới và Việt Nam 7

2.3.1 Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới 7

2.3.2 Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam 9

2.4 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam 11

2.4.1 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trên Thế giới 11

2.4.2 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột ở trong nước 18

2.4.3 Tình hình nghiên cứu về thời vụ trồng dưa chuột 20

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đối tượng nghiên cứu 22

Trang 5

iii

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 22

3.3 Nội dung nghiên cứu 22

3.4 Phương pháp nghiên cứu 22

3.4.1.Bố trí thí nghiệm 22

3.4.2 Các biện pháp kĩ thuật áp dụng 23

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 25

3.6 Hạch toán kinh tế 27

3.7 Phương pháp xử lí số liệu 27

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 28

4.4.1 Tỉ lệ nảy mầm của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm 28

4.1.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của dưa chuột các thời vụ thí nghiệm 28

4.2 Các chỉ tiêu hình thái 32

4.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính 32

4.2.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm 36

4.3 Tình hình sâu, bệnh hại dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm 40

4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm 44

4.5 Hạch toán kinh tế 46

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48

5.1 Kết luận 48

5.2 Đề nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC

Trang 6

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được 5

Bảng 2.2 So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với cây trồng khác 6

Bảng 2.3 Diện tích sản xuất dưa chuột trên thế giới giai đoạn 2009-2014 7

Bảng 2.4 Diện tích,năng suất và sản lượng dưa chuột của các châu lục trên thế giới năm 2014 8

Bảng 2.5 Tình hình sản xuất dưa chuột ở một số nước trên thế giới 9

năm 2014 9

Bảng 2.6 Diện tích và sản lượng một số loại rau, củ, quả chủ lực của 10

Việt Nam 10

Bảng 3.1 tỷ lệ bón đạm và kali (% tổng số) 24

Bảng 4.1 Tỉ lệ nảy mầm của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm 28

Bảng 4.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của dưa chuột ở các thời vụ 28

Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm 33

Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm 36

Bảng 4.5 Số hoa cái và tỷ lệ đậu quả của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm 38

Bảng 4.6: Chiều dài quả và đường kính quả của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm 40

Bảng 4.7 Thành phần các loại sâu, bệnh hại dưa chuột TV – 108 ở các thời vụ thí nghiệm 41

Bảng 4.8 Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2016 tại Thái Nguyên 42

Bảng 4.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa chuột ở 44

các thời vụ trong vụ Hè Thu năm 2016 44

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các thời vụ đến hiệu quả kinh tế của giống dưa chuột chịu nhiệt TV-108 47

Trang 7

v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao của dưa chuột ở các thời vụ 35Hình 4.2 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao của dưa chuột ở các thời vụ 36Hình 4.3 Năng suất của dưa chuột ở các thời vụ 45

Trang 8

FAOSTAT : The Food and Agriculture Organization Corporate Statistical

Database: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc KLTB : Khối lượng trung bình

LSD : Least significant difference: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NSLT : Năng suất lý thuyết

NSTT : Năng suất thực thu

ST,PT : Sinh trưởng, phát triển

TB : Trung bình

Trang 9

1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin , lipit, khoáng chất, hydrat cacbon các chất xơ cần thiết cho tiêu hóa và là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình Rau là nguồn cung cấp vitamin rất phong phú về thành phần và hàm lượng lại rẻ tiền Đặc biệt là khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ Nghành sản xuất rau cung cấp cho chúng ta sản phẩm của các loại rau hàng năm

Dưa chuột (Cucumis sativus L ) là một loại rau ăn quả thương mại quan

trọng, là cây rau truyền thống, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều nước Dưa chuột cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất Quả dưa chuột chứa 96% nước và 100g quả tươi cho: 14 calo, 0,7 mg protein, 24 mg calcium, vitamin A 20 IU, vitamin C 12 mg, vitamin B1 0,024 mg, vitamin B2 0,075 mg, và niacin 0,3 mg Hiện nay diện tích trồng dưa chuột trên thế giới ngày càng được mở rộng dẫn đến sản lượng dưa chuột ngày càng tăng

Ở Việt Nam, dưa chuột được trồng rộng rãi ở khắp các tỉnh thành trong cả nước Tập trung ở các khu đô thị và khu vực có nhà máy chế biến rau quả thuộc đồng bằng Sông Hồng

Ngoài ra, cây dưa chuột còn mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ nông dân, giúp cải thiện đời sống vật chất và cả tinh thần

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cây dưa chuột như: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, hệ thống nước tưới phong phú Tuy nhiên khí hậu nước ta lại phân chia thành 4

Trang 10

2

mùa với đặc điểm khí hậu của từng mùa khác nhau nên cho năng suất dưa chuột ở từng vụ khác nhau Do vậy, trong sản xuất cần xác định thời vụ thích hợp để đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt, phát huy tiềm năng cho năng suất của giống

Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống dưa chuột TV – 108 tại Thái Nguyên”

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu

Xác định được thời vụ trồng thích hợp cho giống dưa leo chịu nhiệt TV-108 vụ Hè Thu tại Thái Nguyên, giới thiệu cho sản xuất

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống dưa leo chịu nhiệt TV-108 trong từng thời vụ thí nghiệm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống dưa leo chịu nhiệt

Trang 12

4

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Thời vụ là thời gian để gieo trồng đối với mỗi loại cây trồng Thời vụ gieo trồng thích hợp là thời vụ thuận lợi cho việc gieo trồng mà đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, đồng thời đảm bảo sao cho giai đoạn sinh trởng xung yếu nhất của cây trồng không trùng với thời gian phát triển mạnh nhất của dịch hại

Thời vụ thích hợp cho từng loại cây trồng ở mỗi địa phương dựa vào điều kiện thời tiết khí hậu, đặc điểm phát sinh và phá hại của các dịch hại chính trên từng cây trồng ở địa phơng, tập quán,kinh nghiệm trồng trọt của nông dân địa phơng Thời vụ gieo trồng thích hợp là biện pháp canh tác phòng trừ dịch hại có hiệu quả chỉ khi được áp dụng đồng loạt trên quy mô tương đối rộng

Trong sản xuất nông nghiệp, thời vụ có vai trò hết sức quan trọng góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng Vì vậy, ngoài biện pháp kĩ thuật canh tác, giống cây trồng, việc xác định thời vụ trồng cũng ảnh hưởng khá lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây dưa chuột

2.2 Vai trò của dưa chuột

* Giá trị dinh dưỡng

Các loại rau nói chung và dưa chuột nói riêng là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế Rau được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300 – 2400 calo năng lượng hàng ngày để sống và hoạt động Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người Rau không chỉ đảm bảo

Trang 13

5

cung cấp chỉ số calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con người các loại vitamin và các loại đa, vi lượng không thể thiếu cho sự sống của mỗi cơ thể Hàm lượng vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm

Dưa chuột là một thức ăn rất thông dụng và còn là một vị thuốc có giá trị Thành phần dinh dưỡng gồm: Protein (Đạm) 0,8g; Glucid (Đường) 3,0g; Xenlulo (Xơ) 0,7g; Năng lượng 15 Kcalo; Canxi 23mg; Phospho 27mg; Sắt 1mg; Natri 13mg; Kali 160mg; Caroten 90mcg; Vitamin B1 0,03mg; Vitamin C 5,0mg

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được

Xà lách 95,0 1,5 2,2 0,8 15 0,14 0,12 0,7 15 Rau dền 92,3 2,3 2,5 1,8 20 0,04 0,14 1,3 35

Nguồn: Mai Thị Phương Anh, 1996 [1]

Trong thành phần của dưa chuột chứa hàm lượng Cacbon rất cao khoảng 74-75%, ngoài ra còn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường đơn) Nhờ khả năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thông máu, tăng tính hoạt động trong quá trình oxy hóa năng lượng của mô tế bào Bên cạnh đó thành phần dinh dưỡng của dưa chuột còn có nhiều axit amin không thể thay thế rất

Trang 14

6

cần thiết cho cơ thể như Thianin (0,024 mg%), Rivophlavin (0,075 mg%) và Niaxin (0,03 mg%), các loại muối khoáng như Ca (23,0 mg%), P (27,0 mg%),

Fe (1,0 5mg%) Tăng cường phân giải axit uric và các muối của axit uric (urat)

có tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ Không những thế trong dưa chuột còn

có một lượng muối Kali tương đối giúp tăng cường quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch

Ngoài ra, dưa chuột còn dùng làm mỹ phẩm, ví dụ như vitamin E tự nhiên trong dưa chuột có tác dụng thúc đẩy sự phân chia tế bào, ngăn sự lão hóa của tế bào hay nước ép dưa chuột có tác dụng dưỡng da, làm giảm nếp nhăn, làm da sang đẹp…

*Giá trị kinh tế

Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao Dưa chuột là mặt hàng xuất khẩu có giá trị

Bảng 2.2 So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với cây trồng khác

chuột Bắp cải

Giá bán bình quân (đ) 1.200 400 700 2.300 2000 Tổng chi phí

Nguồn: Lê Thị Khánh, 2002 [9]

Trong quả dưa chuột có các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như Protein và các vitamin A, B1, B2, C… Trước đây dưa chuột được sử dụng như

Trang 15

7

loại hoa quả tươi để giải khát Đến khi thị trường trong nước cũng như thế giới

mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu Ngày nay dưa chuột được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như quả tươi, trộn salat, cắt lát, đóng hộp xuất khẩu…

Bên cạnh đó dưa chuột còn là cây quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, chi phí đầu

tư thấp, có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau

2.3 Tình hình sản xuất dưa chuột trên Thế Giới và Việt Nam

2.3.1 Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới

Hiện nay, diện tích dưa chuột trên thế giới ngày càng được mở rộng dẫn đến sản lượng dưa chuột ngày càng tăng

Bảng 2.3 Diện tích sản xuất dưa chuột trên thế giới giai đoạn 2009-2014

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Kết quả bảng 2.3 cho thấy:

Về diện tích: Diện tích sản xuất dưa chuột trên thế giới có sự biến động

từ năm 2009 đến năm 2014 Nhìn chung diện tích dưa chuột trên thế giới tăng

từ năm 2009 đến năm 2014 Tuy nhiên, năm 2013 diện tích sản xuất dưa chuột trên thế giới giảm so với năm 2012 Năm 2014, diện tích sản xuất dưa chuột cao nhất trong 5 năm đạt 2.178.613 (tăng 192.145 ha so với năm 2009)

Trang 16

8

Về năng suất: Tuy có sự biến động về diện tích sản xuất nhưng năng suất dưa chuột trên thế giới vẫn tăng đều và tương đối cao qua các năm (2009-2014) Năm 2014, năng suất dưa chuột cao nhất đạt 344.144 tạ/ha Năm 2006, năng suất dưa chuột thấp nhất đạt 306.298 tạ/ha

Về sản lượng: từ năm 2009 đến năm 2014 sản lượng dưa chuột trên thế giới đều đạt trên 60.000.000 tấn sản lượng dưa chuột tăng từ 60.845.061 tấn (năm 2009) lên 74.975.625 tấn (năm 2014) (tăng 14.130.564 tấn)

Bảng 2.4 Diện tích,năng suất và sản lượng dưa chuột của các châu lục trên

thế giới năm 2014

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

5 châu lục (17.359 tấn)

Trang 17

Sản lượng (1000tấn)

2.3.2 Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau cả năm 2012 là 829,895 nghìn ha, tăng 3% so với năm 2011 (805,618 nghìn ha) Sản lượng đạt 13.992,386 nghìn tấn Với khối lượng trên, bình quân sản lượng rau sản xuất trên đầu người đạt 165kg/người/năm, tương đương mức bình quân toàn thế giới và đạt loại cao trong khu vực Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan,trong tháng 12/2014, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu trong tháng 12 đạt 139 triệu USD, tăng 28,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2014 lên 1,49 tỷ USD, tăng 38,9% (tương ứng tăng 418 triệu USD)

Trang 18

10

Hàng rau quả Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc với 436 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kì năm trước và chiếm 29,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm này của cả nước

Dưa chuột được xếp vào hàng một số loại rau quả chủ lực của Việt Nam

Bảng 2.6 Diện tích và sản lượng một số loại rau, củ, quả chủ lực của

Việt Nam

Loại rau

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Cà chua 21.784 550.183 23.083 589.830 23.917 616.890 Dưa chuột 34.406 654.509 35.172 678.731 37.460 734.089 Cải bắp 31.277 733.893 33.102 797.840 36.424 876.016 Đậu quả

các loại 4.879 56.898 15.152 237.118 22.172 265.606

Su hào 18.749 320.342 17.378 313.797 21.676 402.222

Bí xanh 15.644 301.578 27.842 496.346 34.581 610.068

Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả, 2012 [13]

Các vùng trồng dưa lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, phía Nam, các huyện ngoại thành TP.Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long như Tân Hiệp-Tiền Giang, Châu Thành-Cần Thơ, Vĩnh Châu- Sóc Trăng, trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên gồm vùng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng), các tỉnh duyên hải miền Trung (Huế)

Trang 19

11

2.4 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam

2.4.1 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trên Thế giới

Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là cây rau truyền thống, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thông dụng của nhiều nước

Công tác nghiên cứu về dưa chuột đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm Đặc biệt là công tác chọn tạo giống đã thu hút được một số lượng khá lớn các nhà khoa học Bởi vì, giống cây trồng là tiền đề cho hiệu quả kinh tế cao ở một vùng sinh thái nhất định Chọn giống là tạo ra sự tiến hóa có định hướng làm thay đổi các vật liệu có sẵn trong tự nhiên theo ý muốn của con người, hình thành nên kiểu di truyền mới đạt hiệu quả cao hơn

Hiện nay, để giải quyết nhu cầu của sản xuất và xuất khẩu dưa chuột, mục tiêu của các cơ quan khoa học là tập trung vào nghiên cứu theo định hướng sau:

- Khảo nghiệm tập đoàn giống nhập nội, xác định giống thích hợp, phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu

- Lai tạo, chọn lọc các giống mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu: chọn giống dưa cho chế biến (quả nhỏ), chọn giống dưa cho

ăn tươi (quả dài) Việc chọn tạo giống dưa phục vụ cho chế biến và xuất khẩu

đã và đang được nhiều người quan tâm và tập trung nghiên cứu

Ngày nay, giống đóng lọ cả quả thường được định hướng là leo giàn, quả ngắn hơn giống ăn tươi và có nhiều quả

“ Balam khira” của Saharanpur (UP) là giống tương tự với dạng đóng

lọ nhỏ hơn và ít hạt hơn, đây là một điểm quan trọng trong việc đóng lọ có dung dịch muối Trong giai đoạn hiện nay giống dùng cho chế biến yêu cầu nghiêm ngặt về màu sắc quả, quả sau khi chế biến phải giữ nguyên được màu

Trang 20

12

sắc Đặc điểm này có liên quan đến gen qui định màu quả khi chín hoàn toàn Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận là giống có gai quả màu trắng giữ được màu sắc sau chế biến tốt hơn giống có gai màu vàng đậm Tất cả các giống dưa cắt lát của Tây Âu và Mỹ đều có gai màu trắng Các giống dưa chuột của Châu Âu trồng trong nhà kính có đặc điểm khác nhau như: Dạng dưa của Anh có quả to, giống của Nga có quả ngắn, dày và có sọc nâu, giống ở Pháp quả to, dày, hình dạng thay đổi theo mục đích thương mại Trong khi đó ở Đông Nam Á và cận Đông Châu Á dạng quả xanh bóng có sọc là phổ biến, ở Nhật Bản người tiêu dùng thích giống cắt lát có dạng quả nhỏ

Giống dưa chuột có gai đen chuyển màu da cam khi chín hoàn toàn, có

xu hướng chuyển màu trước khi chín ở nhiệt độ cao ( cả trên đồng ruộng và trong quá trình bảo quản, vận chuyển ) Còn đối với giống dưa chuột dùng cho chế biến cắt lát thì giống có gai quả màu đen thích hợp hơn giống có gai màu trắng vì chúng có màu sắc hấp dẫn hơn sau khi ngâm trong lọ có dung dịch muối

Giống dưa chuột lai hiện nay có hiệu quả kinh tế cao, rất nhiều ưu điểm trong việc tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cao, thời gian cho thu hoạch dài, khi trồng trong nhà kính ở các nước Tây Âu, đậu quả tập trung thích hợp cho thu hoạch bằng máy và chống được nhiều loại bệnh Tất cả các giống lai hiện nay đều là giống 100% hoa cái và không có hạt (trong trường hợp trồng trong nhà kính ở Tây Âu) và chống được nhiều bệnh

Sau đây là một số giống dưa ở Ấn Độ:

+ Giồng Straight Eight: là một giống chín sớm thích hợp với vùng cao, gai trắng, quả dài trung bình, dày, giòn, tròn, màu xanh vừa,cũng được tạo ra

từ trung tâm vùng IARI, Katrai (thung lung Kuhy)

Trang 21

13

+ Giống Pointette: giống quả này có màu xanh đậm dài 20-25 cm Nguồn gốc từ Nam Carolina của Mỹ chống được bệnh phấn trắng, sương mai, than thư và đốm lá (Reuveni R.Ravi M, 1997)[14]

Công tác khảo nghiệm các tập đoàn giống để xác định ra các giống thích hợp, phục vụ cho sản xuất đã được nghiên cứu nhiều như:

- Tại học viện nông nghiệp Jimiriazep từ những năm 60 của thế kỉ XX trở lại đây đã tiến hành thu thập và nghiên cứu một tập đoàn hết sức phong phú (khoảng 8000 mẫu giống) Mục đích là nghiên cứu và khai tác nguồn gốc,

sự tiến hóa, đặc điểm sinh thái, sinh lí, miễn dịch của tập đoàn dưa chuột Dựa trên những kết quả thu được Viện sỹ Taraconov.G đã tạo ra các giống dưa lai TCXA nổi tiếng và có năng suất kỉ lục 25-40 kg/m2 ở trong nhà ấm (Tarakanov G Karasnhikov, 1975) [15]

- Ở Liên Xô cây dưa chuột được xếp là cây rau đứng thứ 3 sau bắp cải

và cà chua Trong các nhà ấm trồng rau, diện tích dưa chuột lên tới 80-90% Ngay từ đầu thành lập Viện cây trồng liên bang Nga đã xúc tiến kế hoạch nghiên cứu và lai tạo ra những loại hình dưa chuột có ưu điểm tốt để phổ biến trong sản xuất Nhà chọn tạo nổi tiếng Teachenko năm 1967 đã sử dụng tập đoàn giống dưa chuột của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc trong công tác chọn tạo giống

Một số nghiên cứu của tạp trí nông nghiệp Sarhad(Pakistan) cho thấy các giống dưa chuột lai trồng trong nhà nilon cho năng suất cao Thí nghiệm gồm 11 giống dưa chuột có tên là : Dala, Luna, Belcanto, Benlland, Safa, Mubis, Jaha, Pigan, Maram, Donna, Nibal Các giống trên được trồng ở điều kiện bình thường trong nhà nilon vào mùa thu và mùa xuân Vào mùa xuân giống Jaha, Luna, Dala sinh trưởng tốt, cho năng suất 55,8 tấn/ha; 41,8 tấn/ha; 41,7 tấn/ha Trong mùa thu có các giống Dala, Mubis và Luna cho năng suất lần lượt là 24,8 tấn/ha; 23,0 tấn/ha; 22,4 tấn/ha

Trang 22

14

Năng suất và chất lượng của dưa chuột phụ thuộc vào giống và phương pháo gieo trồng Hiện nay, có nhiều phương pháp trồng để thu được năng suất cao như trồng trong nhà nolon, trong nhà lưới, nhà kính (trồng trên đất và trồng không dùng đất)

Ngoài ra việc tạo ra giống dưa chuột có năng suất cao, các giống chống chịu được sâu bênh hại cũng là một định hướng quan trọng của công tác chọn tạo giống dưa chuột Một trong những đối tượng nguy hiểm nhất đối với dưa chuột là bệnh sương mai

Cũng ở Mỹ (tháng 7,8 năm 1997) Đã làm thí nghiệm kiểm tra tính chống bệnh sương mai của tập đoàn dưa chuột mục đích là đánh giá những dòng lai của dưa chuột đối với việc chống lại bệnh sương mai ở Bắc Carolina Các giống thuần được thửu làm hai năm với hai lần nhắc lại trong điều kiện nguồn bệnh tự nhiên nhưu trên đồng rộng Tỷ lệ bệnh hại thay đổi từ 1,3-9,0 trong thang điểm từ 0-9, có 9 giống có tính chống chịu cao và được phổ biến rộng rãi

Số liệu nghiên cứu qua nhiều năm cho thấy các giống Gy4, Clinton, galay, M21, M27, Poisett có khả năng chống chịu sương mai tốt

Ngoài bệnh sương mai, phấn trắng cũng là bệnh gây nguy hiểm không

ít cho sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột Có nhiều ý kiến của các nhà khoa học về bản chất di truyền khả năng chống chịu bệnh phấn trắng của cây dưa chuột, đặc tính này mang tính lặn đa gen và đưa ra khẳng định rằng tính chống chịu này ít nhất có hai gen lặn sph và e quyết định, trong nhiều trường hợp có các gen bổ sung như sph-1, sph-2, 1-1, 1-2

Để tăng cường sức mạnh cho AND của dưa chuột, Jack Staub, một nhà

di truyền thực vật thuộc sở nghiên cứu nông nghiện – Bộ nông nghiệp Mỹ đang tìm cách tăng cường cho cơ sở di truyền của dưa chuột Nhìn bên ngoài thì dưa chuột có cơ sở di truyền hạn chế khiến loại cây này dễ bị tấn công bởi

Trang 23

15

các mầm bệnh hay các bệnh tự nhiên Phương pháp của Staub là đưa thêm nhiều đặc tính hoang dã và AND của dưa chuột Ông Staub và các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã lai chéo thành công các giống dưa chuột hoang dã của Trung Quốc với một giống đang canh tác Giống dưa chuột hoang dã này có tính kháng bệnh héo thân, có thể kháng cả giun tròn và một số loại virut khác

Năng suất của dưa chuột phụ thuộc vào yếu tố cơ bản là di truyền

và điều kiện ngoại cảnh trong đó điều kiện ngoại cảnh hết sức quan trọng, một giống có tỷ lệ hoa cái cao nhưng tỷ lệ đậu quả chưa cao cũng cho năng suất thấp

Giới tính và đặc điểm nở hoa của dưa chuột: bất kì loài thực vật nào

có sinh sản hữu tính cũng có cũng biểu hiện đặc điểm giới tính riêng biệt của mình Nghiên cứu dạng hoa, mức độ biểu hiện giới tính và giới hạn biến đổi đặc tính này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tế to lớn Trong việc giải quyết vấn đề năng suất và chất lượng sản phẩm các cây trồng trong đó có dưa chuột

Ở dưa chuột, tỷ lệ hoa đực/cái là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc hình thành năng suất Sự thay đổi tỷ lệ này khống chế bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài Vì thế mà người làm công tác giống phải tìm hiểu chi tiết nhằm tăng hiệu quả của công việc

Dưa chuột thuộc dạng cây đơn tính cùng gốc (monoecious) nghĩa là trên cây đồng thời có cả hoa đực và hoa cái Tuy nhiên trong quá trình tiến hóa và do tác động sâu sắc của con người trong công tác giống đặc điểm này

bị phá vỡ, nhiều dạng hoa mới đã xuất hiện làm phong phú thêm tính di truyền của cây này

Hoa của dưa chuột nói riêng và của cây thuộc họ bầu bí nói chung thường nở vào khoảng 40-50 ngày sau mọc Sự thay đổi thời gian này còn

Trang 24

16

phụ thuộc vào điều kiện thời tiết Số đốt xuất hiện hoa đầu tiên là chỉ tiêu rất quan trọng, quan trọng hơn nữa là số đốt xuất hiện hoa cái đầu tiên hay hoa hoàn chỉnh và cũng là đặc điểm của những giống chín sớm, biến động của các giống trong loài

Ở dạng cây đơn tính cùng gốc số hoa đực có nhiều hơn số hoa cái, tỷ lệ này thường là 25:1, 30:1 hoặc 15:1, nhưng đặc điểm quan trọng và có ý nghĩa kinh tế là số lượng hoa cái trên cây và tỷ lệ đậu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến năng xuất Tỷ lệ hoa đực và hoa cái có cao hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường cũng như kỹ thuật chăm sóc (nhất là liều lượng đạm), ngày dài và nhiệt độ cao làm tăng số hoa đực

Theo nghiên cứu thì Gibberillins đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ hoa đực và đối nghịch với Ethylen và axit abcicic

Nghiên cứu vấn đề này kết luận rằng gen, môi trường và yếu tố hóa học

là phức tạp trong việc điều khiển hoa đực, hoa cái ở dưa chuột có 3-4 cặp gen, yếu tố môi trường (độ dài ngày, nhiệt độ) là những yếu tố chính điều khiển sinh trưởng, tất cả được kết hợp lại sẽ xác định được giới tính của cây dưa chuột

Nếu xác định giới tính của cây dưa chuột vào giai đoạn sớm của thời

kì sinh trưởng thì có thể điều khiển được nó thong qua môi trường và yếu

tố hóa học

Sự thụ phấn của dưa chuột: sự nở hoa, tung hạt phấn và đậu quả của các cây họ bầu bí nói chung và cây dưa chuột nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường Thông thường quá trình thụ tinh ở dưa chuột xảy ra vào lúc 6 đến 8 giờ sảng ở tháng 3 và tháng 4 Nhiệt độ thích hợp cho quá trình này là 12,80C đến 18,30C Ngày nay công nghệ hỗn hợp hạt phấn trở nên rất cần thiết cho thụ phấn bằng tay, thụ phấn nhờ côn trùng mang lại hiệu quả

Trang 25

17

kinh tế rất đáng kể Những nghiên cứu về giới tính dưa chuột có tầm quan trọng đáng kể cả về lý thuyết cũng như thực tế chọn giống ở quy mô lớn Dưa chuột dạng hoa cái (100% hoa cái gynoecious) được điều khiển bởi gen trội hơn, chủ yếu là do việc biến đổi gen và yếu tố môi trường Điều này đã được ghi nhận là các gen Arc sinh trưởng Các alen được nhân lên từ locus này và thiết lập các dạng hoa cái tự nhiên Tỷ lệ khác nhau do phản ứng của chúng với GA3 và mặc nhiên thừa nhận gen chính khác trong quan hệ tương hỗ về mức độ biểu hiện giới tính, gen M kiểm tra cơ chế chủ động sự phát triển của nhị hoặc nhụy, các hoa của cây có M, tuy nhiên không có giới tính và cây có m/m có thể ra hoa lưỡng tính Kiểu thứ 2 của gen kiểm tra mẫu hoa của dưa chuột đơn tính cùng gốc (trên nhiễm sắc thể chính) có khuynh hướng biến đổi dần hoa đực khỏe mạnh thành dạng cái với các kiểu gen khác nhau trong hệ thống này là :

- Dạng 100% hoa cái (M/-st+/st+a/a)

- Đơn tính cùng gốc (M/-st+/st+A-)

- Đơn tính cái (M/st+/st+ A/-)

- Lưỡng tính hoặc hoa đực cùng gốc (m/m, st+, A-)

Ngày nay bên cạnh các phương pháp chọn tạo giống cổ điển có những phương pháp mới hiệu quả rất cao sử dụng trong lai tạo giống như dùng phóng xạ, gây đột biến, biến nạp gen, dung hợp tế bào trần… thực tế đã khẳng định ý nghĩa to lớn của phương pháp tạo ưu thế lai đối với loài rau nói chung

Trang 26

18

và với dưa chuột nói riêng Ở các nước phát triển tỷ lệ giống dưa chuột thuần

sử dụng trong sản xuất ngày càng ít đi, dần dần được thay thế bởi các giống lai F1 Các giống lai F1 ngoài khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt nó còn thích hợp với các phương pháp trồng trọt cơ giới hóa cũng như công nghiệp hóa khâu chế biến sản phẩm

Ở Mỹ và Nhật Bản thường sử dụng cặp lai đơn giữa dòng cây hoa cái

và hoa lưỡng tính Việc nhân giống các dòng mẹ đơn tính hoa cái được thực hiện bởi Gibberellin nồng độ 0.0025-0.05% Giống lai F1 này chiếm tới 95%

số giống trồng ở Mỹ tập trung chủ yếu ở bang Michigan với diện tích trồng hàng năm là 8000-9000 ha

2.4.2 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột ở trong nước

Yêu cầu về năng suất và chất lượng về dưa chuột ngày càng tăng đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu, chọn tạo giống quan tâm ngày càng nhiều vào việc tìm và sản xuất ra các loại giống mới phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao Công tác nghiên cứu về dưa chuột đã được thực hiện chủ yếu trên các lĩnh vực:

+ Thu thập, nhập nội nguồn gen các giống dưa chuột tạo cơ sở cho lai tạo và nghiên cứu

+ Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lí đột biến bằng các tác nhân hóa học

+ Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất dưa chuột (hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc hóa học, kim loại nặng và vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép)

+ Tập trung việc phát triển các giống dưa chuột tốt cho sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất rau cho nông dân (Mai Phương Anh và cs., 1996) [1] Về công tác chọn và tạo giống điển hình có:

Trang 27

19

Giống CS758 là giống dưa chuột mới do công ty giống Thuận Nông

nhập về từ Thái Lan và đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở huyện An Nhơn Kết quả thử nghiệm cho thấy, giống dưa chuột CS758 (F1) sau trồng 38 ngày

là cho thu hoạch, bình quân mỗi cây cho 6 quả Sản lượng từ ngày cho quả đến khi kết thúc thu hoạch đạt trên 3 tấn mỗi sào

Giống dưa chuột CV5 và CV11 (Viện nghiên cứu rau quả) Qua

nghiên cứu và các mô hình thử nghiệm tại các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc cho thấy hai giống dưa chuột CV5 và CV11 sinh trưởng phát triển khỏe, thân lá màu xanh đậm, phân cành khá, nhiều hoa cái, tỷ lệ đậu quả cao

Giống dưa chuột Hữu Nghị là giống lai giữa giống Việt Nam (Quế

Võ) và Nhật Bản (Nasu Suxinari) do Viện cây lương thực và thực phẩm chọn tạo cho năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm, chống bệnh, thích hợp trồng trong vụ Đông ở đồng bằng sông Hồng

Giồng PC1, Sao xanh 1 do GS.VS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự lai

tạo Thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, cho năng suất cao, ổn định, được người tiêu dùng ưa thích (Tạ Thu Cúc và cs, 2006) [2]

Dưa chuột bao tử giống được đưa vào thử nghiệm là giống lai F1:

Mirinbell và Marinda, mật độ 14.000 cây/ha tại 3 xã Phú Mậu (Phú Vàng), Thủy Thanh (Hương Thùy) và Hương Long (thành phố Huế) Mỗi điểm thử nghiệm trên 1 vùng diện tích 500m2 Dưa chuột bao tử giống Mirinbell đạt 12-17 tấn/ha, Marinda đạt 10-17.2 tấn/ha Nhìn chung tỷ lệ đậu hoa, quả cao, kháng bệnh tốt, cho lãi cao khoảng 57 triệu đồng/ha/vụ

Mỹ trắng nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho

thu hoạch 35-37 tấn/ha, tỷ lệ thu quả cao, quả to trung bình, màu trắng xanh,gai trắng

Trang 28

20

Dưa lai PC4 chiều cao cây 2,5m, thân nhỏ, thân lá màu xanh đậm

Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày Từ gieo đến thu quả lứa đầu 42-45 ngày, thời gian thu quả 40-45 ngày Khối lượng quả 250g quả nhỏ cùi dày khoảng 1,29 cm, đường kính quả 2,8-3cm, chiều dài quả 20-24cm Về cảm quan giống PC4 ăn giòn, có mùi thơm đặc trưng, thích hợp thị hiếu người tiêu dùng, đạt yêu cầu chế biến muối mặn xuất khẩu Năng suất trung bình đạt 45-

50 tấn/ha Chống chịu khá với bệnh sương mai, bệnh phấn trắng Giống PC4

có thể gieo trong 2 vụ xuân hè và thu đông ( Nguyễn Thúy Hà, 2010) [6] Nhìn chung, các giống dưa chuột hiện có của chúng ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng Các giống địa phương vẫn chưa được khai thác triệt để trong công tác chọn tạo giống dưa chuột ở Việt Nam Chưa có những giống chuyên dùng cho chế biến và phục vụ xuất khẩu mà thường phải nhập từ nước ngoài như giống: giống dưa chuột lai F1 TO, TK của Nhật Bản, giống dưa chuột bao tử nhập từ Thái Lan MTXTE, giống maria quả chùm hoặc giống Levina quả đơn… giá hạt giống cao Đó là một yếu tố quan trọng dẫn đến chí phí sản xuất trên đơn vị diện tích tăng

2.4.3 Tình hình nghiên cứu về thời vụ trồng dưa chuột

Trong điều kiện đồng bằng, trung du nhiệt độ trung bình từ 18 đến

240C thì có thể bố trí thời vụ hợp lí để tăng vụ Dưa chuột có thể trồng 2 vụ chính là vụ xuân hè và vụ thu đông Vụ xuân là vụ chính, gieo hạt cuối tháng giêng đầu tháng 2 thời tiết lúc này vẫn còn rét nên tiến hành gieo hạt trong bầu Nếu gieo sớm hơn, thời tiết quá lạnh sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và cây sinh trưởng yếu Vụ thu đông, gieo cuối tháng 9 đầu tháng 10, đối với một số giống chịu lạnh tốt có thể gieo vào cuối tháng 10 đầu tháng 11(Tạ Thu Cúc, 1979)[3]

Cây dưa chuột phát triển thích hợp ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ ngày thích hợp cho cây dưa chuột tăng trưởng là 300C và nhiệt độ ban đêm là 24 -

Trang 29

21

260C Ở các tỉnh miền Nam và miền Trung có thể trồng dưa leo quanh năm Cây dưa leo phát triển tốt trong mùa mưa hơn mùa khô, các vụ trồng có nhưng thuận lợi và khó khăn khác nhau:

- Vụ hè thu: gieo vào tháng 4,5,6 mùa này trồng dưa cho năng suất cao, ít sâu bệnh,ít tốn công tưới nước

- Vụ thu đông: Gieo vào tháng 7,8,9 mùa này nhiều mưa đậu trái dễ bị đốm phấn

- Vụ đông xuân: gieo vào tháng 10,11,12 vụ này ít mưa, thường có dịch bọ trĩ, sâu vẽ bùa và bệnh đốm phấn nên phải có biện pháp phòng trừ tốt

- Vụ xuân hè: gieo vào tháng 1,2,3 mùa này không mưa, nhiệt độ cao, nếu tưới không đủ nước cây sinh trưởng kém, quả thường bị đắng, bọ trĩ sâu xanh xuất hiện nhiều, ảnh hưởng năng suất rất lớn

(http://Trangnong.com.vn)[20]

Trang 30

22

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Giống là giống dưa chuột chịu nhiệt TV-108

- Đặc điểm: cây sinh trưởng phát triển khỏe, trái nhiều và tập trung, cho năng suất cao, trong điều kiện nắng nóng vẫn cho năng suất vượt trội so với một số giống khác trên thị trường

Trọng lượng quả từ 220 – 240 gam, chiều dài từ 18 – 19 cm, quả màu xanh nhạt suôn dài, quả độ đồng đều cao, ăn ngon và ngọt Dễ trồng ở nhiều chân đất và thời vụ khác nhau

Là sản phẩm được nhập khẩu từ Thái Lan

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

- Thí nghiệm được tiến hành tại khu sản xuất rau an toàn của trường

Đại học Nông lâm Thái Nguyên

- Đặc điểm đất trồng: Đất cát pha

- Thời gian tiến hành: từ tháng 07/2016 đến tháng 10/2016

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột trên các thời vụ khác nhau

- Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại trên các thời vụ thí nghiệm

- Hạch toán kinh tế qua các thời vụ

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1.Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 4 công thức với 3 lần nhắc lại

Trang 31

Mỗi công thức là một thời vụ:

Công thức 1: Thời vụ 1 (25/07/2016) – Đối chứng

Làm đất: Do bộ rễ của dưa chuột phát triển yếu nên phải làm đất kĩ:

Đất đảm bảo yêu cầu tơi, xốp, đủ ẩm và sạch cỏ dại

Lên luống: rộng 100cm,cao 30cm

Lượng phân bón/ha và cách bón:

Lượng phân bón (tính cho 1 ha): Phân hữu cơ hoai mục 30 tấn, vôi bột

800kg Phân vô cơ: 140 kg N + 80 kg P2O5 + 120 kg K2O

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 50% tồng lượng N và K vào hốc, trộn đều và lấp một lớp đất nhẹ

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và vôi bột vào rạch (hốc) theo hai hàng trống, đảo đều phân với đất, lấp kín rạch (hốc) trước khi trồng 2 ngày Tỷ lệ bón theo bảng 3.4:

Trang 32

Tưới nước: Sau khi gieo hạt cần tưới nước mỗi ngày 2 lần (sáng, chiều

tối) Đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm Sau đó tùy điều kiện thời tiết mà điều chỉnh số lần tưới và cách tưới khác nhau

Giữ độ ẩm đất thường xuyên từ 70-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng

Trang 33

25

Thu hoạch: Thu hoạch quả đúng lứa và buổi sáng, tránh dạp nát, xây

xát (Nguyễn Thúy Hà, 2010)[6]

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo tiêu chuẩn ngành giống dưa chuột 10TCN 692:2006 về qui phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng

* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

- Thời gian sinh trưởng và phát triển: Được tính từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch hết quả thương phẩm Tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu như:

+ Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): Ngày có khoảng 50% số cây có 2

lá mầm nhú lên khỏi mặt đất Theo dõi toàn bộ ô thí nghiệm

Tỉ lệ nảy mầm (%) : (số hạt nảy mầm x 100)/ Tổng số hạt gieo

+ Thời gian từ gieo đến khi có 3-4 lá thật

+ Thời gian từ gieo đến khi ra tua cuốn

+ Thời gian từ gieo đến khi phân cành

+ Thời gian từ gieo đến khi cây ra hoa cái đầu tiên

+ Thời gian từ gieo đến khi cây bắt đầu cho thu hoạch quả

+ Tổng thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống Dưa chuột trong thí nghiệm

* Chỉ tiêu về hình thái

- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính: đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của thân chính bằng thước chia độ (cm) trên 5 cây/lần nhắc lại theo dõi của mỗi công thức, 7 ngày đo 1 lần từ khi trồng đến khi thu hoạch cuối cùng

- Số hoa cái/ cây: Mỗi ô thí nghiệm theo dõi số hoa cái trên 5 cây Theo dõi tổng số hoa cái trên các cây đó từ khi hoa cái đầu tiên xuất hiện cho đến khi kết thúc ra hoa cái Tổng số hoa cái/cây

Trang 34

26

- Tỷ lệ đậu quả: Trong mỗi ô thí nghiệm, đếm số quả đậu trên cây của 5 cây theo dõi nói trên và tính tỷ lệ đậu quả

Tỷ lệ đậu quả (%) = Tổng số quả đậu × 100

Tổng số hoa trên cây

- Chiều dài quả (cm): Mỗi ô thí nghiệm đo 5 quả khi thu hoạch lứa thứ 2 đo khoảng cách giữa 2 đầu của quả ở 5 cây mẫu rồi lấy số liệu trung bình

- Đường kính quả (cm): Mỗi ô thí nghiệm đo 5 quả khi thu hoạch lứa thứ 2 Đường kính quả được tính theo chu vi và đo ở phần lớn nhất của chu vi quả

* Tình hình sâu bệnh hại

- Đánh giá tình hình sâu hại:

Đối tượng gây hại: sâu xanh, sâu xám, bọ dưa

Phương pháp điều tra: Điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây, không lặp lại diện tích đã điều tra Đếm tất cả các cây bị hại ở các điểm điều tra, sau đó tính tỉ lệ hại: (Vương Triệu Mẫn và cs, 2001)[11]

Tỉ lệ hại (%) = Tổng số cây bị hại X 100

Tổng số cây điều tra

- Đánh giá tình hình bệnh hại:

Đối tượng bệnh hại: bệnh sương mai, bệnh phấn trắng

Tỉ lệ bệnh (%) = Tổng số cây bị hại X 100

Tổng số cây điều tra

0% : diện tích lá nhiễm bệnh (không bị hại)

1 - 5% : diện tích lá nhiễm bệnh (bị hại rất nhẹ)

5 - 25% : diện tích lá nhiễm bệnh (bị hại nhẹ)

25 - 50% : diện tích lá nhiễm bệnh (bị hại trung bình)

Trang 35

27

50 - 75% : diện tích lá nhiễm bệnh (bị hại nặng)

75 - 100% : diện tích lá nhiễm bệnh (bị hại rất nặng)

* Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Tiến hành đánh giá năng suất của các thời vụ trong thí nghiệm thông qua các chỉ tiêu:

Số quả trung bình/ cây: Trong mỗi ô thí nghiệm tiến hành thu quả của 5

cây mẫu sau đó lấy số liệu trung bình số quả/cây

Khối lượng trung bình/ quả (gam): Trong mỗi ô thí nghiệm tiến hành cân

10 quả của 5 cây mẫu sau đó tính trung bình

Năng suất lý thuyết: được tính theo công thức sau:

NSLT (tấn/ha) = số cây/ha x số quả TB/cây x KLTB/quả

Năng suất thực thu: Thu năng suất cả ô, quy ra tấn/ha

Trang 36

28

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm

4.4.1 Tỉ lệ nảy mầm của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm

Bảng 4.1 Tỉ lệ nảy mầm của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm

Thời vụ Số hạt gieo Số hạt nảy mầm Tỉ lệ nảy mầm

Phân cành

Ra hoa cái đầu tiên

Thu hoạch

1

Tổng thời gian ST,PT

Trang 37

29

Nhận xét:

Thời kì từ gieo đến mọc mầm: Đối với dưa chuột thời kì này được

tính từ khi gieo đến khi xuất hiện 2 lá mầm Hạt sau khi gieo muốn nảy mầm cần phải có đủ 3 điều kiện đó là nhiệt độ, ẩm độ và không khí Khi hạt hút đủ 50% lượng nước so với trọng lượng hạt thì hạt sẽ nảy mầm Thời kì hạt nảy mầm dưa chuột yêu cầu nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ tối thiểu phải trên

120C hạt mới có thể nảy mầm, nhiệt độ tối thích ở phạm vi 25-320C dưới

100C hạt không mọc được(Đào Mạnh Khuyến,1986)[10] Độ ẩm đất cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp cũng có thể gây ra hiện tượng thối hạt Nhiệt độ ở độ sâu 10cm khoảng 12-150C là thích hợp nhất đối với hạt

Hạt của dưa chuột tương đối lớn, chứa nhiều chất dự trữ nên khả năng nảy mầm rất mạnh, tỉ lệ mọc cao, nhất là đối với những giống lai F1 Hạt nảy mầm tốt có ảnh hưởng đến mật độ cây trồng và khoảng cách cây trên đơn vị diện tích từ đó ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng sau này

Đặc trưng của thời kì này là kết thúc bởi sự xuất hiện 2 lá mầm Sự sinh trưởng của 2 lá mầm phụ thuộc vào nhiều giống, chất dự trữ, nhiệt độ và độ

ẩm đất Có ảnh hưởng đến đời sống của cây đặc biệt là thời kì cây con (Tạ Thu Cúc,2006))[4] Nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong xác định thời gian gieo hạt một cách hợp lí nhằm cung cấp điều kiện tốt nhất cho

sự phát triển của 2 lá mầm dưa chuột

Qua bảng 4.2 chúng ta có thể thấy: dưa chuột ở các thời vụ có thời gian nảy mẩm từ 3-6 ngày sau gieo Sự chênh lệnh chưa đáng kể Dưa chuột ở thời

vụ 2 thời gian nảy mầm ngắn nhất là 3 ngày sau gieo Điều này cho thấy thời

vụ 2 phù hợp với điều kiện ngoại cảnh hạt nảy mẩm nhanh

Thời kì từ gieo đến 4 lá thật: sau khi mọc mầm cây bắt đầu chịu ảnh

hưởng của các điều kiện ngoại cảnh trên mặt đất đến quá trình sinh trưởng

Trang 38

30

Tuy nhiên, qua bảng 4.2 ta thấy thời gian từ gieo đến 4 lá thật của giống dưa chuột ở các thời vụ vẫn chưa có sự chênh lệch nhiều, dao động từ 15- 18 ngày sau gieo Dưa chuột ở thời vụ 4 có thời gian dài nhất là 18 ngày mới có 3-4 lá thật Thời gian ngắn nhất là dưa chuột ở thời vụ 2 (15 ngày sau gieo)

Thời kì từ gieo đến khi ra tua cuốn: cũng như các loại cây khác thuộc

họ bầu bí, dưa chuột thuộc dạng thân leo, ở mỗi nách lá trên thân chính mọc

ra tua cuốn Dưa chuột có tua cuốn dạng đơn Tua cuốn giúp thân leo và bám vào giàn, hạn chế sự đổ ngã của cây Qua bảng 4.2 ta thấy, thời gian xuất hiện tua cuốn của dưa chuột ở thời vụ 2 là sớm nhất (18 ngày sau gieo) Sau đó là

ở thời vụ 1 và 3 với thời gian lần lượt là 19 và 21 ngày sau gieo Dài nhất là ở thời vụ 4 (24 ngày sau gieo) Tuy nhiên sự chênh lệch cũng không quá lớn giữa các thời vụ

Thời kì từ gieo đến khi phân cành: sau khi ra tua cuốn cây bước vào

thời kì phân cành Thời gian phân cành, số cành và số cấp cành đều do đặc tính di truyền của giống qui định Kết quả bảng 4.2 cho ta thấy, sự chênh lệch

về thời gian phân cành của dưa chuột ở các thời vụ không lớn từ 21-25 ngày sau gieo Ở thời vụ 4 có thời gian phân cành lâu hơn là 25 ngày sau gieo

Thời kì từ gieo đến khi ra hoa cái đầu tiên: thời gian này có liên

quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoa và kết thúc bằng

sự ra hoa của cây Theo quan điểm nông học thì thời kì này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của giống Đồng thời cũng là giai đoạn chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực Cây có hoạt động sinh lí mạnh mẽ nhất, phát triển mạnh về chiều cao,thân lá và khả năng tích lũy chất khô lớn Trong giai đoạn này nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây Thông thường tổng tích ôn

từ lúc hạt nảy mầm đến lúc thu quả đầu ở các giống địa phương là 9000C, đến lúc thu hoạch là 16500C Nghiên cứu thời gian ra hoa cái đầu tiên giúp chúng

Trang 39

31

ta có những định hướng và biện pháp kí thuật tác động phù hợp nhất nhằm tăng khả năng ra hoa tập trung và tỉ lệ hoa cái của các giống Ở thời kì này sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực rất quan trọng Nếu đạm trong cây dư thừa, cây sinh trưởng quá mạnh sẽ kéo dài thời gian ra hoa, giảm khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của thời tiết Từ kết quả bảng 4.2 ta thấy: dưa chuột ở thời vụ 1 xuất hiện hoa cái sớm nhất (23 ngày sau gieo) Sau đó là ở thời vụ 2 với thời gian là 25 ngày sau gieo Thời gian ra hoa cái muộn nhất là ở thời vụ 3 (29 ngày sau gieo)

Thời kì từ gieo đến thu hoạch quả lần 1: thu hoạch quả đúng độ chín

thương phẩm có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hàng hóa Thời kì thu hái dưa chuột phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống và mục đích sử dụng Kết quả bảng 4.2 cho ta thấy: dưa chuột ở thời vụ 4 có thời gian thu hoạch quả sớm nhất là 33 ngày sau gieo Muộn nhất là ở thời vụ 1 (38 ngày sau gieo)

Tổng thời gian sinh trưởng-phát triển: cũng như các loại cây trồng

khác, dưa chuột trải qua chu kì sống từ mọc mầm đến khi thu hái đợt quả cuối cùng Khoảng thời gian đó tùy thuộc vào giống ngắn ngày, trung ngày hay dài ngày Tổng thời gian sinh trưởng là cơ sở giúp người san xuất bố trí thời vụ hợp lí cũng như các biện pháp kĩ thuật luân canh, xen canh giữa các loại cây trồng khác với dưa chuột

Giống sử dụng trong thí nghiệm là giống dưa chuột ngắn ngày, có tổng thời gian sinh trưởng,phát triển dao động từ 50-60 ngày, trong đó chỉ trừ dưa chuột ở thời vụ 4 có tổng thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn (50 ngày), còn ở các thời vụ 1,2 và 3 gần như tương đương nhau, chỉ chênh lệch nhau từ 2-4 ngày

Trang 40

32

4.2 Các chỉ tiêu hình thái của dưa chuột ở các thời vụ thí nghiệm

4.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính

Thân cây phát triển mạnh khỏe là cơ sở cho bộ phận khác phát triển một cách hợp lí, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây tiến hành một cách thuận lợi Chiều cao thân chính là một đặc tính di truyền nó phụ thuộc vào từng loại giống và các yếu tố ngoại cảnh tác động như chăm sóc, điều kiện dinh dưỡng Thông thường, những giống chín sớm có độ dài thân ngắn, phân cành ít hơn so với giống chín trung bình và chín muộn Chiều cao thân chính còn là một đặc điểm phản ánh khả năng tổng hợp chất hữu cơ của giống

và một phần phản ánh dinh dưỡng có trong đất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây

Dưa chuột thuộc họ bầu bí, thân thuộc loại leo bò, thân mảnh nhỏ, trên thân có lông tơ nhiều hay ít phụ thuộc vào ngoại cảnh, tuổi cây, giống, điều kiện ngoại cảnh lúc cây sinh trưởng và kĩ thuật chăm sóc Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi và chăm sóc không đảm bảo thì chiều cao thân sẽ không đạt tới chiều cao của giống Thân thời kì đầu phát triển chậm chạp, bắt đầu từ thời kì từ 3 đến 4 lá thật phát triển nhanh mang tính đặc trưng của giống và tốc độ giảm dần về sau Chiều cao thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng mạnh hay yếu của dưa chuột và là yếu tố quan trọng góp phần góp phần quyết định năng suất vì hoa cái dưa chuột chủ yếu ra trên thân chính

Sự tăng trưởng về chiều cao thân chính của dưa chuột mạnh hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây trong điều kiện trồng trọt

cụ thể Thông thường trong một giới hạn nhất định sự sinh trưởng tốt sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển thuận lợi Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn đó sinh trưởng quá mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển Đây là trường hợp lốp đổ

Ngày đăng: 09/10/2018, 09:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w