1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển hải phòng đến năm 2020

111 613 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020

Trang 1

MỞ ĐẦU

Ô nhiễm môi trường do các hoạt động hàng hải, công nghiệp và dân sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường sống, làm suy thoái đa dạng sinh học và gây ra những tác động xấu đến sức khỏe con người ở nhiều nơi trên thế giới Hàng năm, chính quyền các thành phố lớn hay chính phủ nhiều nước đã phải bỏ ra khoản chi phí khổng lồ để khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu khi chất lượng môi trường không khí tại các khu đô thị đang xuống cấp từng ngày, môi trường nước tại các hệ thống sông ngòi, vùng biển ven bờ cũng đang dần dần bị ô nhiễm, chất lượng môi trường sống tại nhiều vùng nông thôn cũng đã bị tác động nghiêm trọng Sự thay đổi này đã và đang tác động sâu sắc đến sức khỏe con người như gia tăng nhanh các loại bệnh như ung thư, mắt, đường tiêu hóa,

Hoạt động hàng hải bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực chính là cảng biển và luồng cảng biển, vận tải biển và đội tàu vận tải biển, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển Hoạt động hàng hải đóng góp đáng kể chất ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, nước biển Hoạt động hàng hải cũng đã được ghi nhận là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn cần thực hiện các giải pháp giảm thiểu Sự cố môi trường trong hoạt động hàng hải như: sự cố tràn dầu, tràn các chất độc hại trong quá trình vận chuyển trên biển cũng đang là nguy cơ gây suy thoái môi trường nghiêm trọng Ngành Hàng hải là một trong các ngành đang đóng một vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của đất nước Trải qua 47 năm hình thành và phát triển, ngành hàng hải đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Tuy nhiên, ô nhiễm và suy thoái môi trường là hậu quả

Trang 2

không mong muốn khi các mục tiêu phát triển nhanh về kinh tế xã hội không song hành các mục tiêu phát triển bền vững Sự tăng trưởng các loại tàu biển

và các hoạt động hàng hải cũng đã làm cho chất lượng môi trường biển, ngày càng suy giảm, hàm lượng các chất ô nhiễm ngày càng gia tăng Việc xây mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống hạ tầng hàng hải luôn gắn liền với công tác giải phóng mặt bằng Điều này đã làm cho tài nguyên đất, đất ngập nước ven bờ ngày càng bị thu hẹp và suy giảm mức độ đa dạng sinh học trong khu vực đang thi công Phát triển công nghiệp hàng hải cũng tạo ra nhiều chất thải độc hại, tiêu thụ nhiều nhiên liệu, hóa chất và cuối cùng là thải ra những chất thải khó kiểm soát, gây suy thoái môi trường

Khu vực cảng biển Hải Phòng là cửa ngõ thông ra biển của vùng kinh

tế trọng điểm phía Bắc Hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển Hải Phòng diễn ra khá nhộn nhịp, sản lượng hàng hoá thông qua cảng tăng cao qua các năm Nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu từ:

- Hoạt động của tàu thuyền: bơm, xả, rò gỉ dầu thải, tràn dầu, thải nước dằn tàu (ballast), nước thải sinh hoạt, rửa tàu; chất thải rắn, xếp, dỡ hàng hoá (hàng rời, thức ăn gia súc, lưu huỳnh, chuyển tải dầu,…);

- Đóng, sửa chữa tàu biển: Tiếng ồn trong sản xuất, các loại bụi trong

không khí sinh ra do quá trình vệ sinh tôn vỏ tàu, cắt, hàn kim loại…, chất thải rắn trong sản xuất cơ khí, hoá chất trong việc sơn vỏ tàu, nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên…

- Phá dỡ tàu cũ: chưa có quy hoạch đối với cơ sở phá dỡ tàu cũ, chất

thải rắn, dầu cặn, hoá chất, amiăng,…

- Hoạt động nạo vét luồng, thuỷ diện cầu cảng, xây dựng công trình

cảng: chưa quy hoạch vùng đổ đất nạo vét, phá hoại sinh thái vùng cửa sông,

mất nơi sinh cư, rừng ngập mặn,…

Khu vực cảng biển Hải Phòng là một trong những đầu mối trung tâm giao thương hàng hải lớn nhất của cả nước, đang tiếp tục được đầu tư xây

Trang 3

dựng và mở rộng ngày càng hiện đại Vấn đề bảo vệ môi trường đối với hoạt động hàng hải phải được xem xét, giải quyết để đảm bảo phát triển bền vững

và hội nhập với khu vực và thế giới Từ những vấn đề đặt ra nói trên, việc lựa chọn, triển khai nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng

hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020" là cần thiết Luận văn tập trung giải quyết

các vấn đề quản lý môi trường, nghiên cứu các ảnh hưởng của hoạt động hàng hải đến môi trường từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020 Các nội dung chính, trọng tâm vấn

đề sẽ trình bày trong luận văn bao gồm:

- Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu và bàn luận, cụ thể gồm:

+ Hiện trạng về hoạt động hàng hải khu vực cảng biển Hải Phòng

+ Tổng quan về quy hoạch cảng biển, vận tải biển và công nghiệp tàu thủy khu vực cảng biển Hải Phòng

+ Thực trạng công tác quản lý môi trường đối với hoạt động hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng

+ Ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng

+ Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020

Trang 4

Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng về hoạt động hàng hải, quy hoạch cảng biển, vận tải biển và công nghiệp tàu thủy, thực trạng công tác quản lý môi trường đối với hoạt động hàng hải, ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng và từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020

1.2 Tổng quan lịch sử và đặc điểm môi trường tự nhiên và kinh tế

xã hội khu vực cảng biển Hải Phòng

1.2.1 Tổng quan lịch sử cảng biển Hải Phòng

Hải Phòng là đô thị loại một cấp quốc gia, là một đỉnh trong tam giác trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của miền Bắc cùng với Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh Sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng không chỉ có ý nghĩa cho riêng Hải Phòng mà còn là động lực cho sự phát triển kinh tế của nhiều tỉnh lân cận Tận dụng những điều kiện tự nhiên sẵn có và nguồn lực con người để phát triển nền kinh tế xã hội là chủ trương của Đảng bộ và Chính quyền thành phố Hải Phòng

Cảng Hải Phòng là một thương cảng trọng điểm Quốc gia, một cảng trung tâm hiên đại nhất khu vực miền Bắc, có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với tên tuổi và lịch sử phát triển của thành phố Hải Phòng Nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Bắc của Tổ quốc, cảng Hải Phòng không chỉ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng mà còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng nước ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Chiếm giữ vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng của hệ thống đường thuỷ nội địa vùng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và của tuyến quốc lộ lớn là quốc lộ 5, quốc lộ 10, là điểm cuối

Trang 5

của tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội, là cửa ngõ thông ra biển nối với các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế Bởi vậy trong gần 100 năm qua, tuy tuyến luồng ra vào cảng có nhiều hạn chế nhưng cảng biển Hải Phòng vẫn luôn là cửa ngõ thông thương quan trọng nhất trong quan hệ trao đổi hàng hoá thương mại của các tỉnh phía Bắc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới Theo số liệu thống kê của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng năm

2008 lượng hàng khô tổng hợp thông qua cảng khu vực Hải Phòng đạt 16,8 triệu tấn (riêng cảng Hải Phòng đạt 11,2 triệu tấn), chiếm khoảng 85% tổng lượng hàng hoá tổng hợp thông qua các cảng biển phía Bắc Sự hình thành, phát triển hàng loạt các khu kinh tế, công nghiệp tập trung và các nhà máy với quy mô lớn dẫn đến hàng hoá xuất, nhập khẩu qua cảng tăng nhanh, đây thực

sự là một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với việc nâng cấp, phát triển cảng biển khu vực Hải Phòng nói riêng và cụm cảng phía Bắc nói chung trong thời gian tới

Trang 6

1.2.2 Điều kiện tự nhiên của thành phố Hải Phòng [2][8]

1.2.2.1.Vị trí địa lý - địa hình

Vị trí địa lý: Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm về phía Đông miền

duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, tổng diện tích đất là 1.507,6km2 Hải Phòng là một khu vực kinh tế rất năng động và có lợi thế phát triển kinh tế trong nhiều lĩnh vực như khai thác cảng, công nghiệp đóng tàu, vật liệu xây dựng (xi măng, thép), chế tạo máy, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản,…Thành phố Hải Phòng có vị trí địa lý: từ 200

30’39 - 21001’15 vĩ độ Bắc; từ

106023’39 - 107008’39 kinh độ Đông

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh Phía Tây giáp

tỉnh Hải Dương Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình Phía Đông giáp biển Đông Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh ở trong nước và quốc tế thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không

Địa hình, địa mạo: Hải Phòng có một quá trình phát triển địa chất lâu dài,

hiện nay quá trình ấy vẫn đang xảy ra mạnh mẽ, thể hiện qua những mối tương tác tích cực giữa các nhân tố: khí hậu và phi khí hậu, giữa biển và lục địa Nằm ngoài đới bờ hiện đại là phần đáy vịnh Bắc Bộ Dựa vào các chỉ tiêu về độ sâu,

độ dốc, độ chia cắt có thể chia đáy biển Hải Phòng thành các hình thái gồm: vùng đồng bằng bằng phẳng ven bờ đới hiện đại Vùng đồng bằng dạng sóng gần đảo Bạch Long Vĩ Vùng đồng bằng bằng phẳng trung tâm vịnh Bắc Bộ và vùng đồng bằng dạng sóng đáy vịnh Lan Hạ, Hạ Long

Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía Nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển

Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành phố nhưng lại rải ra hơn nửa phần bắc thành phố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng Ninh thuộc khu Đông Bắc Bắc Bộ về phía Nam Đồi núi của Hải Phòng hiện

Trang 7

nay là các dải đồi núi còn sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ Cấu tạo địa chất gồm các loại đá cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển

Bờ biển, hải đảo: Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc Bộ Các đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển Hải Phòng gắn liền với những đặc điểm chung quanh của vịnh Bắc Bộ và biển Đông Độ sâu của biển Hải Phòng không lớn Đường đẳng sâu 2m chạy quanh mũi Đồ Sơn rồi hạ xuống 5m ở cách bờ khá xa Ở đáy biển, nơi có các cửa sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ thấp dần theo độ sâu của vịnh Bắc Bộ, chừng 30 - 40

m Mặt đáy biển Hải Phòng được cấu tạo bằng thành phần mịn, có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ dùng làm luồng lạch ra vào hàng ngày của tàu biển

Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển xung quanh các đảo khơi Bờ biển có hướng 1 đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra Trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như 1 bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch) tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng Tây Bắc

- Đông Nam Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển, đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng Dưới chân những đồi đá cát kết có bãi tắm, có nơi nghỉ mát nên thơ và khu an dưỡng có giá trị Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất có đảo Bạch Long

Vĩ Bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của kinh tế địa phương Vùng biển Hải Phòng có rất nhiều đảo nằm rải rác và nối liền với vịnh Hạ

Trang 8

Long là một trong những danh lam thắng cảnh của thế giới Biển Hải Phòng

có 2 đảo lớn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và du lịch là đảo Cát Bà và đảo Bạch Long Vĩ

Lượng mưa hàng năm từ 1800-2100 mm, mùa mưa có tổng lượng mưa

từ 1500-1600 mm chiếm khoảng 80-90% của lượng mưa hàng năm Trong năm lượng mưa cực đại vào tháng 8, cực tiểu vào tháng 12 và tháng 1

Độ ẩm trung bình của cả khu vực khá cao, trung bình khoảng 80- 85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9 Trong năm chỉ có 3 tháng 10, 11, 12 không khí khô, độ ẩm trung bình dưới 80% Trong suốt năm

có khoảng 1.692,4 giờ nắng Bức xạ mặt đất trung bình là 117 kcal/cm2

.phút Hướng gió trong năm biến đổi và thể hiện theo các mùa, tốc độ gió trung bình khoảng từ 2,8 đến 3,7 m/s Thông thường tốc độ nhỏ nhất ở hướng Tây và tốc độ gió lớn nhất ở hướng Đông-Đông Nam Trung bình hàng năm khu vực Hải Phòng bị ảnh hưởng từ 2 đến 3 cơn bão vào các tháng 7, 8, 9 Gió mùa đông bắc xuất hiện vào hầu hết các tháng trong năm Ở Hải Phòng thường xuất hiện các cơn dông vào mùa hạ, trong cơn dông có xuất hiện gió xoáy với tốc độ từ 100 - 200m/s Ngoài ra, còn hiện tượng hơi nước bị hoá băng do đoạn nhiệt mạnh gây ra mưa đá trên một số khu vực

1.2.2.3 Thuỷ văn

Hải Phòng là miền đất nằm sát biển, có nhiều sông ngòi Các sông của Hải Phòng đều là hạ lưu cuối của hệ thống sông Thái Bình sau khi chảy qua địa phận tỉnh Hải Dương Các sông có hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc - Đông

Trang 9

Nam, các sông lớn nhỏ tạo thành mạng lưới dày đặc Hệ thống sông chính bao gồm: sông Bạch Đằng, sông Hàn, sông Cấm, sông Kinh Môn, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Mới, sông Thái Bình, sông Luộc, sông Hoá Hệ thống sông nhánh gồm các sông: sông Chung Mỹ, sông Lịch Sỹ, sông Giá, sông Tam Bạc, sông Đa Độ, sông Kinh Đông Do nằm về cuối nguồn nên bề mặt các dòng chảy khá rộng, tốc độ dòng nhỏ Hầu hết các dòng chảy thuộc khu vực Hải Phòng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều và bị nhiễm mặn

1.2.2.4 Hải văn

Biển là yếu tố tự nhiên đặc sắc nhất của Hải Phòng, là nhân tố tác động thường xuyên đến nhiều quá trình xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hưởng quan trọng đến nhiều hoạt động của con người Hải Phòng là thành phố biển, tổng diện tích chỉ có 1.507,6km2

đất nổi, riêng hải đảo chiếm 229,1km2 Vùng nước bên ngoài bờ biển Hải Phòng là một dải hẹp, rộng khoảng 31 km, phần lớn không sâu quá 20 m, nơi sâu nhất không quá 40 m, bao quanh hệ quần đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Thương Mai, Long Châu, Hòn Dáu

Chế độ thuỷ triều vịnh Bắc Bộ mang tính chất nhật triều là chính Vùng biển Hải Phòng là nơi có chế độ nhật triều điển hình, trong một tháng có hơn

20 ngày xuất hiện nhật triều và 5-7 ngày xuất hiện bán nhật triều Mực nước triều lớn nhất đạt 4m ở Hòn Dáu, khi có bão có thể đạt tới 5-6 m

1.2.2.5 Tài nguyên

Tài nguyên nước: Nước mặt của Hải Phòng rất phong phú, Hải Phòng

có 125km bờ biển với rất nhiều hải đảo Diện tích nước mặt dùng vào việc nuôi trồng thuỷ sản là 7850 ha Nguồn nước mặt chính phục vụ sinh hoạt, công nghiệp của Hải Phòng bao gồm nước sông Rế, sông Giá, và sông Đa Độ Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc

Bộ Nếu ngược dòng ta sẽ thấy như sau: sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Văn

Ôn ở độ cao trên 1.170 m thuộc Bắc Cạn, về đến Phả Lại thì hợp lưu với sông Thương và sông Lục Nam, là nguồn của sông Thái Bình chảy vào đồng bằng

Trang 10

trước khi đổ ra biển với độ dài 97 km và chuyển hướng chảy theo Tây Bắc - Đông Nam Từ nơi hợp lưu đó, các dòng sông chảy trên độ dốc ngày càng nhỏ, và sông Thái Bình đã tạo ra mạng lưới chi lưu các cấp như sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Văn Úc, Lạch Tray, Đa Độ đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính

Hải Phòng có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn Thành phố với tổng

độ dài trên 300 km, bao gồm:

- Sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng từ Quí Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng

- Sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành

- Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30 km chảy qua nội thành và đổ ra biển ở cửa Cấm Cảng Hải Phòng được xây dựng trên khu vực cửa sông này từ cuối thế kỷ 19 Sông Cấm cũng là ranh giới hành chính giữa huyện Thuỷ Nguyên và An Hải

- Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km cũng là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc của Hải Phòng với Quảng Ninh Cửa sông ở đây rộng và sâu, hai bên bờ là những vách núi đá vôi tráng lệ, nơi đây đã 3 lần ghi lại những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống xâm lược phương Bắc ở thế

kỷ thứ X và XIII

Ngoài các sông chính còn có các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giá (Thuỷ Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An - Đồ Sơn), sông Tam Bạc,

Nước ngầm: Do đặc điểm cấu tạo địa chất thuỷ văn khu vực Hải Phòng phức tạp, nguồn nước ngầm bị hạn chế, dễ bị xáo trộn và nhiễm mặn do bề

Trang 11

mặt địa hình bị phân cách mạnh mẽ Tổng trữ lượng nước ngầm của Hải Phòng khoảng 40.000m3

/ngày

Tài nguyên sinh thái:

Thực vật: Thảm thực vật của Hải Phòng bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng ngập mặn

- Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu trên đảo Cát Bà và các đồi núi thuộc thị xã Đồ Sơn, Kiến An, An Lão và Thuỷ Nguyên

- Rừng ngập mặn ven đảo Cát Hải, Cát Bà, các huyện Thuỷ Nguyên, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo còn khoảng 6.623 ha, thuộc loại rừng ngập mặn lớn cả nước Về giá trị kinh tế, rừng ngập mặn ở Hải Phòng là loại rừng phòng hộ giữ đất, ngăn sóng, bảo vệ đê ven biển

Động vật ở Hải Phòng có 28 loài thú, 37 loài chim và 20 loài bò sát, trong đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm và cần được bảo vệ

Thuỷ sản của Hải Phòng có các loài cá như cá chép, mè, trôi và các loài thuỷ sản khác như lươn, ếch, tôm, cua có giá trị dinh dưỡng cao Thuỷ sản biển ven bờ của Hải Phòng rất đa dạng và phong phú với khoảng 105 họ Vùng biển Hải Phòng có 57 loài, 34 giống và 6 họ thuỷ sản Các loài động vật đáy, động vật phù du ở vùng biển Hải Phòng có 312 loài với khối lượng trung bình khoảng 6,2g/m2 San hô của vùng biển Hải Phòng có khoảng 150 loài thuộc 45 giống và 13 họ được phát triển ở vùng Cát Bà, Bạch Long Vĩ

Hệ sinh thái thực vật của vùng biển Hải Phòng chủ yếu tập trung ở một

số bộ (rong tảo, rong câu, rong chỉ vàng ), tảo, thực vật phù du Các loại thực vật biển có giá trị kinh tế cao đó là các loại rong câu Độ phủ của rong câu chiếm tỷ lệ từ 20-50% Hàm lượng agar của rong câu Hải Phòng cao, đây là loài thực vật biển có giá trị kinh tế lớn

Tài nguyên khoáng sản: Do đặc điểm lịch sử địa chất Hải Phòng ít có

dấu vết của hoạt động macma nên ít có các mỏ khoáng sản lớn Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò khảo sát thì Hải Phòng có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ

Trang 12

Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà với trữ lượng nhỏ Khoáng sản kim loại có mỏ sắt Dưỡng Chính (Thuỷ Nguyên), sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng) Tài nguyên biển: là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của

Hải Phòng với nhiều loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư, là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng Nguồn nước biển với độ mặn cao và ổn định ở một số vùng biển Cát Hải, Đồ Sơn dùng để sản xuất muối phục vụ cho công nghiệp hoá chất địa phương và Trung ương cũng như đời sống của nhân dân Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ trữ lượng cao và ổn định Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao

Tài nguyên đất: Hải Phòng có trên 57,000 ha đất canh tác, hình thành

từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình cao thấp xen nhau và nhiều đồng trũng Thêm vào đó là những biến động của thời tiết có ảnh hưởng không tốt đến đất đai, cây trồng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng trọt

Tài nguyên rừng: Hải Phòng phong phú và đa dạng về tài nguyên rừng,

có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây, đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó

có nhiều loại thảo mộc quí hiếm

1.2.3 Phát triển kinh tế xã hội [2][8]

Thành phố Hải Phòng có diện tích đất liền là 1.208,5km2 Dân số khoảng 1,7 triệu người vào năm 2011, mật độ 1,154 người/km2 Trong đó 13 - 14% sống ở vùng ven biển, hải đảo và gần 60% sống bằng nông nghiệp, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,0%

Trang 13

Hải Phòng có 14 đơn vị hành chính gồm 5 quận nội thành: Hồng Bàng,

Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An Có 1 thị xã Đồ Sơn và 8 huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thuỵ, An Dương, Thuỷ Nguyên, và hai huyện đảo: Cát Hải, Bạch Long Vĩ Dân số đô thị khoảng 600.000 người chiếm 35% dân số toàn thành phố Hải Phòng có trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 51% tổng dân số Năm 2011, có hơn 81 vạn lao động làm việc trong các ngành nghề khác nhau, trong đó công nghiệp chiếm 12,3%, xây dựng trên 5,58%, nông lâm ngư trên 49,5% và dịch vụ (giao thông thương mại, bưu điện, du lịch) 3,6% Những năm gần đây Hải Phòng đã đạt được những kết quả toàn diện trong lĩnh vực kinh tế và văn hoá xã hội Tốc độ GDP tăng cao đưa nền kinh tế ổn định và phát triển Cơ cấu các thành phần kinh tế đang trên

đà chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn hoá xã hội tiến

bộ đã tạo tiền đề phát triển trong những năm tới Hải Phòng được Trung ương xác định là thành phố cảng, trung tâm kinh tế, thương mại du lịch của vùng duyên hải bắc bộ, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước Hải Phòng là nơi có danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử độc đáo, những đền chùa có kiến trúc cổ mang đậm nét văn hoá phương đông Khu du lịch Đồ Sơn có cảnh quan đẹp: các bãi tắm và rừng thông xanh quanh năm Đảo Cát Bà có rừng nguyên sinh quốc gia với hệ động thực vật quý hiếm Vịnh Lan Hạ với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và hang động đã là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước Hải Phòng là thành phố cảng, thành phố công nghiệp có tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch rất lớn

Trang 14

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn, bao gồm:

- Các hoạt động hàng hải:

+ Hoạt động xây dựng và khai thác cảng biển

+ Hoạt động vận tải biển và đội tàu

+ Hoạt động đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu cũ

- Các ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến tài nguyên môi trường:

+ Nước biển ven bờ

+ Không khí

+ Đất và trầm tích

+ Đa dạng sinh học

- Các giải pháp bảo vệ môi trường

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Phạm vi về không gian: khu vực cảng biển Hải Phòng và xung quanh

- Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội, hiện trạng về hoạt động hàng hải, quy hoạch cảng biển, vận tải biển và công nghiệp tàu thủy, thực trạng công tác quản lý môi trường đối với hoạt động hàng hải, ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020

- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu các hoạt động hàng hải trong thời gian từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát thực hiện

2 đợt trong năm 2011 và kế thừa các đợt khảo sát trước đây Trong quá trình khảo sát thực địa đã tiến hành khảo sát tại cảng Đình Vũ, Cảng Cửa ngõ quốc

Trang 15

tế Hải Phòng và xung quanh khu vực cảng biển Hải Phòng Trong khảo sát thực địa đã thực hiện các công tác sau đây:

+ Quan sát sơ bộ xung quanh khu vực cảng biển Hải Phòng để nắm bắt hiện trạng bố trí các công trình tại cảng và hoạt động hàng hải diễn ra tại khu vực cảng biển Hải Phòng

+ Tiến hành làm việc với Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng và Ban Quản lý

dự án hàng hải II

+ Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến các hoạt động hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng

+ Tiến hành khảo sát các điểm gây ô nhiễm môi trường tại cảng

+ Điều tra phỏng vấn các cán bộ quản lý và một số nhân viên vận hành thiết bị, công trình cảng và một số hộ dân sống gần khu vực cảng

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến luận văn thực hiện tại Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Thống kê Hải Phòng Phương pháp này nhằm thu thập các số liệu khí tượng thủy văn, kinh

tế xã hội, hiện trạng hoạt động hàng hải, quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển và công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu cũ tại khu vực cảng biển Hải Phòng

- Phương pháp phân tích tài liệu thu thập được từ khảo sát thực địa và các cơ quan liên quan:

+ Tiến hành phân tích các tài liệu, thông tin số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường nước, không khí, đất, trầm tích và

đa dạng sinh học, các tài liệu phân tích bao gồm:

Báo cáo tình hình tác động môi trường lĩnh vực hàng hải giai đoạn 2006-2010 và Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động hàng hải giai đoạn 2011-2020

Đề án bảo vệ môi trường Nghiên cứu xác định vùng thải nước dằn tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng - Quảng Ninh, mã số MT.074006

Trang 16

Đề án Quy hoạch vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Quyết định số 2610/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động Giao thông vận tải

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, 2008

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình

Trang 17

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng về hoạt động hàng hải khu vực cảng biển Hải Phòng

3.1.1 Hoạt động xây dựng và khai thác cảng biển [6]

Khu vực cảng biển Hải Phòng có 35 doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng, với tổng chiều dài cầu cảng trên trên 10.500 m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 40.000 DWT giảm tải; 07 bến phao chuyển tải (Bạch Đằng

03 bến, tiếp nhận tàu 7.000 DWT; Ninh Tiếp 02 bến, tiếp nhận tàu 15.000 DWT; Bến Gót 02 bến, tiếp nhận tàu 30.000 DWT và 50.000 DWT); 04 khu neo đậu chuyển tải là Hạ Long, Lan Hạ, Bến Gót và Bạch Đằng Hệ thống cầu, bến cảng và luồng hàng hải tại khu vực Hải Phòng trong những năm qua

đã được các doanh nghiệp và nhà nước quan tâm đầu tư, nâng cấp góp phần nâng cao sản lượng hàng hóa thông qua cảng và số lượng tàu có trọng tải lớn

ra vào cảng ngày càng tăng

Theo báo cáo tổng kết hoạt động quản lý của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng năm 2011, các cảng biển khu vực Hải Phòng đang tiếp tục được đầu tư

mở rộng, nâng cấp về cơ sở hạ tầng và tuyến luồng tàu vào cảng để tăng năng suất xếp dỡ hàng hoá Độ sâu đối với luồng sông là -5,5m, đối với luồng biển

là -7,2m Tổng khối lượng bùn nạo vét trong giai đoạn này là 13.000.000m3 Các thiết bị hàng hải sẽ được cải tạo và nâng cấp Hai cầu tàu dài 350m chuyên dụng làm hàng container đang được xây dựng, kèm theo đó là một khu bãi xếp container mới rộng 64.000m2

sẽ được đưa vào sử dụng Bước 2 đoạn luồng sông được tiếp tục nạo vét đến -7,0mHĐ, thì khu vực cảng nổi Bến Gót đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các tàu có trọng tải lớn hành thuỷ trong điều kiện hạn chế ra vào cảng Khi đó việc tiếp nhận các tàu có trọng tải đến 20.000 DWT và các tàu lớn hơn có kích thước LxB = (230-240)x(30-33)m giảm tải mớn 8,5-9,6m tương đương 40.000 DWT tại khu Đình Vũ sẽ thuận lợi hơn nhiều do luồng tàu ngắn, rộng, bán kính cong lớn và

Trang 18

độ sâu luồng được cải thiện đáng kể và vị trí vũng quay tàu không bị hạn chế

Luồng Hải Phòng có tổng chiều dài khoảng 85 km, bao gồm các đoạn luồng Lạch Huyện, Hà Nam, Bạch Đằng, Sông Cấm, Vật Cách, Phà Rừng và Nam Triệu Hiện tại, độ sâu đoạn luồng Lạch Huyện đạt - 6,4 m, kênh Hà Nam - 6,4 m, Bạch Đằng - 6,5 m, sông Cấm từ - 5,3 m đến - 6,3 m, Vật Cách

- 3,4 m, Phà Rừng từ - 1,8 m đến - 3,6 m, Nam Triệu - 1,2 m đến - 2,6 m Hệ thống luồng hàng hải được lắp đặt các trang thiết bị, phao tiêu báo hiệu hàng hải theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn cho tàu ra, vào khu vực cảng biển Hải Phòng an toàn 24/24 giờ trong ngày

Tuy nhiên, với đặc điểm hệ thống luồng Hải Phòng có chiều dài khá lớn gắn liền với sông lại có tốc độ sa bồi lớn, nên độ sâu khai thác luồng không đồng đều, thường xuất hiện những dải cạn cục bộ trên luồng, đặc biệt vào mùa mưa lũ, đã gây khó khăn cho việc lập kế hoạch điều động tàu ra, vào cảng và làm tăng chi phí khi các tàu đến phải chuyển tải trước khi vào cảng làm hàng, phần nào cũng làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung của khu vực Độ sâu khai thác hiện tại của đoạn luồng xung yếu như luồng kênh Hà Nam hiện tại chỉ đạt - 6,4 m so với chuẩn tắc thiết kế là - 7,2 m Trong những năm qua hệ thống luồng Hải Phòng đã được nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí duy tu nạo vét, nhưng nguồn kinh phí này còn rất hạn chế, trong khi đó tổng các nguồn thu có liên quan từ hoạt động hàng hải như thu thuế hải quan, thu phí cảng vụ, thu phí hoa tiêu, thu phí bảo đảm hàng hải và thuế từ các hoạt động dịch vụ hàng hải khác là rất lớn

Trang 19

tu ( Tỷ đ ng )

Lạch

Huyện

Hà Nam

Bạch Đằng

Sông Cấm

2006 -7,2

-7,2

-7,2 -7,2

-7,0 -7,0

-7,0 -5,7

-5,1 -6,4

-5,0 -6,6

-5,3

Nguồn: Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc

Về cơ bản các cảng biển khu vực Hải Phòng được xây dựng và khai thác theo quy hoạch, tuân thủ và chấp hành các vấn đề về an toàn, an ninh hàng hải tại cảng biển dưới sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng Nhà nước Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý khai thác cảng chủ yếu được áp dụng tại các bến cảng container và đã bước đầu phát huy tốt vai trò, làm tăng hiệu quả bốc xếp, giải phóng tàu nhanh Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố Do đó khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn đầy tải ra, vào làm hàng còn hạn chế,

sự tăng trưởng theo đó cũng bị ảnh hưởng Vấn đề bảo vệ môi trường tại cảng biển nói chung chưa được các cảng quan tâm đầu tư thực hiện một cách đúng mức mà vẫn mang tính hình thức Đối với các bến cảng bốc xếp hàng tổng

Trang 20

hợp, bách hóa thì việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý khai thác chưa đồng bộ, mới chỉ phổ biến là việc tin học hóa trong văn phòng

Theo báo cáo của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng sản lượng hàng thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng trên 10% Năm 2009, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng trong khu vực cảng biển Hải Phòng đạt 33,4 triệu tấn, tăng 15% so với năm

2008 Năm 2011, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng đạt 43 triệu tấn tăng 12% so với năm 2010 và bằng 15% so với hàng hóa thông qua các cảng biển trên toàn quốc là 286 triệu tấn (Phụ lục I) Dự kiến, năm 2012 sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng đạt 48 triệu tấn

3.1.2 Hoạt động vận tải biển [6]

Dựa vào các số liệu thống kê và tài liệu thu thập được từ Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam thì tính đến năm 2011, khu vực cảng biển Hải Phòng đã có tổng số tàu đăng ký khoảng 600 chiếc chiếm 35,5% tổng số tàu đăng ký trong toàn quốc (1.691 tàu), với tổng số tấn trọng tải chiếm 37% tổng số tấn trọng tải của đội tàu trong cả nước (7.467.269 DWT) Số lượng tàu đăng ký hoạt động và số tấn trọng tải tàu đã tăng cả về quy mô và chất lượng vận chuyển Ngoài ra, trên địa bàn thành phố với khoảng 85 chủ tàu, hơn 112 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và hệ thống cầu, bến cảng hiện đại, đã đưa Hải Phòng trở thành đầu mối vận tải lớn nhất khu vực phía Bắc về xuất, nhập khẩu hàng container, xăng dầu và các loại hàng hóa khác đến và đi các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới Tuy nhiên, uy tín thương hiệu và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như mỗi lĩnh vực dịch vụ riêng biệt tuy được quan tâm, đầu tư nhưng hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa trong hoạt động hàng hải của thế giới đang ngày càng gia tăng

Trang 21

3.1.3 Hoạt động đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu cũ [6]

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có khoảng 23 doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển Tiêu biểu như: Tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, Tổng công ty đóng tàu Phà Rừng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chế tạo Thiết bị và đóng tàu Hải Phòng, Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm, Công ty đóng tàu thuỷ sản Hải Phòng, Công ty Cổ phần cơ khí đóng tàu thuỷ sản Việt Nam, Trong năm qua các doanh nghiệp này tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, đảm bảo ổn định sản xuất và tạo việc làm, thu nhập cho người lao động Năm 2011, các doanh nghiệp này đã đóng và bàn giao với số lượng lớn các tàu có trọng tải từ 22.500DWT đến 53.000DWT Cụ thể, Tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng đóng và hạ thủy 06 tàu, bàn giao 11 tàu; Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đóng và hạ thủy 02 tàu, bàn giao 07 tàu; Tổng công ty đóng tàu Phà Rừng đóng và hạ thủy 01 tàu, bàn giao 03 tàu,

3.2 Tổng quan về quy hoạch cảng biển, đội tàu vận tải biển và công nghiệp tàu thủy khu vực cảng biển Hải Phòng

3.2.1 Quy hoạch phát triển cảng biển khu vực Hải Phòng [10]

3.2.1.1 Phân khu chức năng (chi tiết xem phụ lục 2):

Cảng Hải phòng được phân thành 04 bến cảng chính gồm có:

và được duy trì cho đến khu bến cảng Lạch Huyện đưa vào sử dụng

Quy hoạch khu bến thủy đội cảng và các bến dịch vụ:

Trang 22

+ Sử dụng các bến thủy đội cảng và dịch vụ cảng hiện tại trên sông Cấm để quản lý, phục vụ cho khu bến trên sông Cấm

+ Tại Đình Vũ: khu bến thủy nội địa được bố trí tại hạ lưu của cầu Đình

Vũ Cát Hải (cầu Tân Vũ) Khu bến dịch vụ được bố trí tại khu vực phà Đình

Vũ hiện tại

+ Tại Yên Hưng, Sông Chanh: các bến dịch vụ được bố trí riêng trong phạm vi đối với từng khu bến chức năng như khu bến xăng dầu, khu bến đóng tàu, khu bến của Khu công nghiệp Yên Hưng

+ Tại Lạch Huyện: các bến dịch vụ và bến nội địa được quy hoạch xen

kẽ các bến tổng hợp và container cho tàu lớn để thuận tiện cho khai thác

Khu Logistics được quy hoạch phía sau của khu bến Container Lạch Huyện với diện tích giai đoạn đầu khoảng 160ha

3.2.1.2 Chỉ tiêu quy hoạch cảng Hải Phòng (chi tiết xem phụ lục 3) 3.2.1.3 Quy hoạch di dời các Cảng và luồng vào Cảng

Khu vực các bến số 8, 9, 10,11 thuộc bến cảng Hoàng Diệu - cảng Hải Phòng sẽ chuyển đổi thành khu Tượng đài Hồ Chí Minh Lộ trình di dời từ nay đến 2015 Luồng vào cảng Hải Phòng được chia thành 04 đoạn gồm:

Đoạn luồng Lạch Huyện: giai đoạn 2015 nạo vét luồng đến cao trình 13,0m (hệ hải đồ), bề rộng 160m đảm bảo cho tàu container 50.000DWT đẩy tải và tàu 10 vạn DWT giảm tải ; giai đoạn 2020 nạo vét luồng đến cao trình -14m, bề rộng 160m ; giai đoạn 2030 nạo vét luồng đến cao trình - 16m, bề rộng 160m đảm bảo cho tàu 10 vạn DWT đẩy tải ra vào cảng

Đoạn luồng Hà Nam Bạch Đằng: Nạo vét luồng đạt cao trình 7,3m ;

bề rộng 80m, đảm bảo tàu 1 vạn DWT đẩy tải và tàu > 1 vạn lợi dụng mực nước, giảm tải ra vào cảng (được duy trì đến khu bến Chùa Vẽ - theo dự án nâng cấp cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn 2 đã thực hiện)

- Đoạn luồng trên sông Cấm (đến khu bến Hoàng Diệu): duy trì cao độ đáy luồng -5,5m, chiều rộng 80m đảm bảo tàu 1 vạn DWT lợi dụng mực nước

ra vào cảng

Trang 23

- Đoạn luồng trên sông Chanh (tiếp nối Lạch Huyện đến khu bến Yên Hưng) : giai đoạn 2015: Nạo vét đến cao trình -7,5m, bề rộng 110m, đảm bảo cho tàu tổng hợp 3 vạn DWT lợi dụng mực nước ra vào cảng; đến 2020 nghiên cứu nạo vét đến cao trình -8,5m

3.2.2 Quy hoạch phát triển đội tàu biển Việt Nam đến 2020 [9]

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 thì quan điểm và mục tiêu phát triển đội tàu biển quốc gia tới năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

Phát triển đội tàu theo hướng hiện đại, trẻ hóa và chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng như tàu container, hàng rời cỡ lớn, tùa dầu, tàu khí hóa lỏng, tàu lash.v.v Nghiên cứu phát triển tàu chở khách cao tốc Bắc - Nam

và tùa khách du lịch

Đảm nhận 100% nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 25-35% kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài Quy mô đội tàu dự kiến năm 2020 đạt 11,5-12 triệu DWT

Cỡ tàu vận hành trên các tuyến trong nước và quốc tế của đội tàu biển Việt Nam dự kiến:

- Xuất boxit sử dụng cỡ tàu 70.000-100.000DWT

- Xuất lương thực, nhập phân bón, clanker sử dụng cỡ tàu từ 30.000-50.000DWT

(2) Tàu bách hóa: Sử dụng cỡ tàu từ 5.000-30.000DWT

(3) Tàu container: sử dụng cỡ tàu từ 500-6.000TEU

- Tuyến Châu Á : 500-2.000TEU;

Trang 24

- Tuyến Âu Mỹ: 2.000-6.000TEU

(4) Tàu hàng lỏng: Tùy thuộc vào mặt hàng, chủng loại hàng vận tải mà

Tuyến nội địa

(1) Tàu hàng rời, bách hóa: cỡ tàu từ 1.000-10.000DWT

(2) Tàu container: cỡ tàu từ 200-1.000TEU

(3) Tàu hàng lỏng: cỡ tàu từ 1.000-150.000DWT

- Tiếp chuyển dầu thô từ các mỏ vào các nhà máy lọc hóa dầu: cỡ tàu từ 100.000-150.000DWT

- Dầu sản phẩm:cỡ tàu từ 1.000-30.000DWT

Bảng 2 Quy mô, cơ cấu đội tàu vận tải biển Việt Nam n m 2015, 2020

DWT) Hiện có 2008 N m 2015 N m 2020

3 Tàu container 0,28 0,79-0,94 1,49-1,71

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam

3.2.3 Quy hoạch công nghiệp tàu thủy khu vực Hải Phòng

Để đạt được mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể nêu trên, quy

Trang 25

hoạch phát triển mạng lưới CNTT khu vực Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được thực hiện tập trung vào 4 lĩnh vực chính là đóng mới tàu, sửa chữa tàu, công nghiệp phụ trợ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,

cụ thể như sau:

3.2.3.1 Lĩnh vực đóng tàu:

Được cơ cấu một cách toàn diện, triệt để nhằm hình thành một số trung tâm đóng tàu vận tải, trung tâm đóng tàu chuyên dụng tại các khu vực có điều kiện thuận lợi (có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thị trường, thương mại, công nghiệp hỗ trợ và quỹ đất) đóng được các gam tàu có yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cao (tàu container, tàu chở ô tô, tàu dầu, tàu khách, tàu TKCN, tàu nghiên cứu biển, tàu tuần tra cao tốc, tàu công trình ) đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, tiến độ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Trung tâm đóng tàu vận tải: Theo quy hoạch phát triển tổng thể công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, thì trung tâm đóng tàu được xây dựng tại Hải Phòng trên cơ sở 3 nhà máy lớn hiện có thuộc tập đoàn CNTT Việt Nam là Nam Triệu, Phà Rừng, Bạch Đằng,

trong đó:

- Nhà máy đóng tàu Nam Triệu (Xã Tam Hưng - Huyện Thủy Nguyên -

TP Hải Phòng): diện tích 62,4ha, trên đó có 1 ụ khô 5.500DWT, đà tàu 15.000DWT, đà tàu 50.000DWT, đà tàu 70.000DWT và cầu cảng trang trí cùng hệ thống nhà xưởng đồng bộ Quy hoạch giai đoạn từ nay đến 2020, Nhà nước cần tập trung cải tạo nâng cấp đoạn luồng Bạch Đằng đạt chuẩn tắc cho tàu 70.000DWT không tải, đồng thời dành quỹ đất nối tiếp từ NMĐT Phà Rừng đến hạ lưu NMĐT Nam Triệu phục vụ di dời các nhà máy trong nội thành; tại nhà máy chỉ tập trung hoàn chỉnh phần mềm (gồm hoàn chỉnh công nghệ, thiết bị, năng lực thiết kế, maketing, quản lý…) để chuyên môn hóa đóng mới các gam tàu, thiết bị nổi phức tạp, có yêu cầu công nghệ cao như: ụ

Trang 26

nổi, tàu dầu, tàu chở ô tô, tàu tổng hợp đến 70.000DWT (phù hợp với chuẩn tắc luồng Bạch Đằng) với công suất thiết kế 8 - 10 chiếc/năm (400.000DWT/năm); định hướng giai đoạn sau 2020 nhà máy mở rộng bằng việc di dời các cơ sở đóng tàu lớn từ nội thành ra ( NMĐT Bạch Đằng, Bến Kiền) hình thành trung tâm đóng tàu lớn nối tiếp từ Phà rừng đến Bạch Đằng

có quy mô khoảng 400ha, chiều dài đường bờ 4,5km, tổng công suất khoảng

2 - 3 triệu DWT/năm

- Nhà máy đóng tàu Phà Rừng (Thị trấn Minh Đức - H.Thủy Nguyên -

Tp Hải Phòng): diện tích 110ha, trong đó mặt bằng sản xuất hiện có là 16ha, trên đó có 1ụ khô tàu 15.000DWT, đà tàu 30.000DWT cùng hệ thống cầu tàu trang trí, nhà xưởng đồng bộ Quy hoạch giai đoạn từ nay đến 2020 chưa đầu

tư mở rộng nhà máy ra phía sông Bạch Đằng (như dự án đã phê duyệt) mà chỉ tập trung hoàn chỉnh phần mềm (gồm hoàn chỉnh công nghệ, thiết bị, năng lực thiết kế, maketing, quản lý…) để chuyên môn hóa đóng mới các gam tàu cỡ trung bình (10.000 - 30.000DWT) gồm tàu hóa chất, tàu dầu, tàu hàng rời với công suất thiết kế 6 chiếc/năm (120.000DWT/năm); định hướng giai đoạn sau

2020 Nhà máy đầu tư chiều sâu để đóng tàu hóa chất, tàu hàng lỏng và LPG phục vụ trong nước, xuất khẩu; mở rộng bằng việc di dời các cơ sở đóng tàu lớn từ nội thành ra hình thành trung tâm đóng tàu lớn nối tiếp từ Phà rừng đến Nam Triệu có quy mô khoảng 400ha, chiều dài đường bờ 4,5km, tổng công suất khoảng 2 - 3 triệu DWT/năm

- Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng: diện tích 24ha, có 1 ụ nổi 4.200T, triền ngang 6.500DWT, 1 đà tàu 15.000 tấn, 1 đà bán ụ 25.000DWT cùng hệ thống cầu tàu trang trí, nhà xưởng đồng bộ Quy hoạch giai đoạn từ nay đến 2020, nhà máy chỉ tập trung hoàn chỉnh phần mềm (gồm hoàn chỉnh công nghệ, thiết bị, năng lực thiết kế, maketing, quản lý…) để chuyên môn hóa đóng mới các gam tàu, thiết bị nổi phức tạp, có yêu cầu công nghệ cao như: tàu chở khí, tàu container đến 20.000DWT (phù hợp với chuẩn tắc luồng Sông Cấm) với

Trang 27

công suất thiết kế 10 - 12 chiếc/năm (150.000DWT/năm); định hướng giai đoạn sau 2020 nhà máy di dời ra sông Bạch Đằng để hình thành trung tâm đóng tàu lớn nối tiếp từ Phà rừng đến Bạch Đằng có quy mô khoảng 400ha, chiều dài đường bờ 4,5km, tổng công suất khoảng 2 - 3 triệu DWT/năm

Các nhà máy còn lại (chỉ tính các nhà máy đóng tàu >5.000DWT) thực hiện đóng các gam tàu vận tải thông thường hoặc trở thành cơ sở vệ tinh cho

4 nhà máy chính, trong đó có:

+ Di dời các Nhà máy Sông Cấm, Tam Bạc, An Đồng ra khu vực đã được quy hoạch thuộc bờ Bắc sông Cấm hoặc sông Văn Úc để xây dựng thành trung tâm đóng, sửa chữa tầu chuyên dụng và làm vệ tinh cho các Nhà máy khác

+ Các công ty đóng tàu Bến Kiền (tàu 10.000DWT), Sông Giá, Yên Hưng và các doanh nghiệp đóng tàu 1.000 - 4.000DWT khác hiện có khu vực Hải Phòng làm vệ tinh cho các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Phà Rừng, Nam Triệu

+ Công ty TNHH chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng (Tổng công ty lắp máy Việt Nam) đóng xuất khẩu các gam tàu container cỡ nhỏ 3.000 – 5.000DWT phù hợp với tĩnh không cầu Bính

+ Dành quỹ đất khu vực Hà An (hạ lưu sông Chanh) theo quy hoạch được duyệt để phát triển trung tâm đóng, sửa chữa tàu biển giai đoạn sau

2030

- Trung tâm đóng và sửa chữa tàu chuyên dụng đặc biệt phục vụ các ngành kinh tế gồm lực lượng vũ trang, tàu công trình, TKCN, nghiên cứu biển khu vực Hải Phòng được xây dựng trên cơ sở 3 nhà máy dân sự : Nhà máy đóng tàu Bến Kiền; Nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Tam Bạc (được di dời ra khỏi nội thành, liên doanh cùng đối tác nước ngoài để xây dựng nhà máy mới phía Bắc sông Cấm quy mô 40ha đóng tàu chuyên dụng, tàu cao tốc, tàu kéo)

và 3 nhà máy quốc phòng là 189; Hồng Hà và X46 hiện đã được đầu tư công

Trang 28

nghệ nâng hạ thủy tàu bằng sàn nâng hiện đại

3.2.3.2 Lĩnh vực sửa chữa tàu

Được xây dựng gắn liền với quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia và các tuyến hàng hải quốc tế qua khu vực biển, với các nhà máy chính được quy

hoạch như sau:

Các nhà máy tham gia sửa chữa tàu vận tải >5.000DWT gồm có: Công

ty Hàng hải Đông Đô (ụ nổi 8.500 tấn, sửa chữa tàu 15.000DWT); NMĐT Nam Triệu (ụ nổi 9.600 tấn, sửa chữa tàu 20.000DWT), NMĐT Phà Rừng (ụ khô sửa chữa tàu 15.000DWT), Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (ụ nổi 4.500 tấn sửa chữa tàu 8.000DWT; triền ngang 6.500DWT), Công ty chế tạo thiết bị

và đóng tàu Hải Phòng (ụ khô 6.500DWT), NMĐT Bến Kiền (triền bán ụ 5.000DWT)

3.2.3.3 Mạng lưới các nhà máy công nghiệp phục vụ đóng tàu

Khu công nghiệp tàu thủy An Hồng (50ha): lắp ráp động cơ diesel, chế tạo nồi hơi, chế tạo bảng, tủ, cáp điện tàu thủy, chế tạo xích neo, chế tạo chân vịt biến bước, chế tạo hộp số và hệ truyền động Khu công nghiệp tàu thủy Shinnec (307ha): chế tạo nội thất tàu thủy, thiết bị trên boong

Sản xuất cáp điện tàu thủy, vật liệu hàn tại Nhà máy Nam Triệu Chuyển đổi công năng các nhà máy trong nội thành thành các cơ sở vệ tinh, công nghiệp phụ trợ phù hợp với quy hoạch của địa phương

3. 3 Thực trạng công tác quản lý môi trường đối với hoạt động hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng

3.3.1 Các chính sách, quy định hiện hành có liên quan

Trang 29

chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường Những nguyên tắc, chính sách cơ bản xuất phát từ chủ trương phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình bền vững (vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và ổn định, công bằng

xã hội) Đó là nguyên tắc được nêu tại Điều 4 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005, như sau:

Thứ nhất, bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế

và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu

Nguyên tắc này là thể chế hóa quan điểm của Đảng ta về bảo vệ môi trường đã được ghi nhận trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/2002 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc tiếp tục đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng "Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường Mọi hoạt động kinh tế được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng

và an ninh"

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: "Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khỏe nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường"; " Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái";

"Chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm nguyên, vật liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công

Trang 30

nghiệp bảo vệ môi trường Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường xây dựng và thực hiện nghiêm các quy đinh về phục hồi môi trường các khu khai thác khoáng sản Hoàn chỉnh pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội đối với việc phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc phải chi trả cho việc xử lý ô nhiễm Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản

lý khai thác tài nguyên thiên nhiên "(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội - 2006)

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”

“Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung

cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững" và “Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo

vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện

với thiên nhiên."

Trang 31

Quyết định số 256/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/12/2003 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị

về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khẳng định quan điểm: “Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, là đầu tư cho phát triển bền vững”

Thứ hai, bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và

trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị khẳng định rõ: “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự tiếp nối truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta”

“Bảo vệ môi trường vừa là nhiệm vụ phức tạp, vừa cấp bách, có tính liên ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân”

“Công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành "

Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 còn nêu rõ: “Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia,

Trang 32

khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”

Thứ ba, bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính

kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường

Đây là nguyên tắc nhất quán trong chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt nam

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị khẳng định rõ: “Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống”

Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài Coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường”

3.3.1.2 Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường:

Những nội dung cơ bản trong chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được thể hiện tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, cụ thể như sau:

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường

Trang 33

- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải

- Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các

cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

- Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại

Để những chính sách trên đi vào cuộc sống, nhiều hình thức, biện

pháp tổ chức, hoạt động được khuyến khích đẩy mạnh, đó là:

- Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

- Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải

- Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn

- Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường

- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường

Trang 34

- Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường

- Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường

- Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với

môi trường

- Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để tổ chức, cá nhân đầu

tư phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường xây dựng cơ sở sản xuất

- Nhà nước khuyến khích chủ phương tiện vận tải hàng hoá có nguy cơ gây sự cố môi trường mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính

- Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi

tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường

- Đầu tư nghiên cứu khoa học về môi trường; phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến và áp dụng các giải pháp công nghệ trong bảo vệ môi trường Có chính sách ưu đãi chuyển giao công nghệ phục vụ giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển công nghiệp môi trường

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường để thực hiện các hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thông qua hình thức đấu thầu trong các lĩnh vực: Thu gom, tái chế, xử lý chất thải; Quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường; Phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi

Trang 35

trường, công nghệ môi trường; Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; Giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ; giám định thiệt hại về môi trường) Các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường

- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác bảo

vệ môi trường trong nước; nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam về bảo vệ môi trường trong khu vực và quốc tế

3.3.1.3 Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành

Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động hàng hải chủ yếu như sau:

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 gồm 136 điều được chia làm 15 chương quy định 14 nhóm vấn đề quan trọng, cụ thể:

- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường, những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm;

- Tiêu chuẩn môi trường: Nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường ; nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia; hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải; ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia;

- Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng; bảo

Trang 36

vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường;

- Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác;

- Quản lý chất thải: Trách nhiệm quản lý chất thải; Thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ; Tái chế chất thải; Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải Các biện pháp quản lý chất thải nguy hại; các biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường; các biện pháp quản lý nước thải, kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ;

- Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục và phục hồi môi trường: Phòng ngừa sự cố môi trường; an toàn sinh học; an toàn hoá chất; an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ; ứng phó sự cố môi trường; xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường; căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường: Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên;

- Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường: Thanh tra bảo vệ môi trường; trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường; tranh chấp về môi trường; thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại

về môi trường

Trang 37

Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn có các đạo luật, pháp lệnh về bảo vệ các thành

tố môi trường (còn gọi là các đạo luật, pháp lệnh về tài nguyên) Cụ thể, đó là các đạo luật, pháp lệnh như: Luật Đất đai năm 2003; Luật Thủy sản năm 2003; Luật Dầu khí năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 2000); Luật Tài nguyên nước năm 1998 v.v

Ngoài ra, quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân còn nằm rải rác trong nhiều đạo luật khác Trong số đó phải kể đến:

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, có một phần quy định về bảo vệ môi trường từ hoạt động của tàu biển Cụ thể: yêu cầu tất cả các tàu, không phân biệt trong nước và nước ngoài, phải thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên về phòng ngừa ô nhiễm môi trường Ngoài ra bộ luật cũng quy định trách nhiệm dân sự chủ tàu; quy định tàu biển chuyên dùng chở dầu phải có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự; giới hạn trách nhiệm bồi thường ô nhiễm dầu

Ngoài ra, một số đạo luật, pháp lệnh còn quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường Trong số

đó, phải kể đến Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự năm 1999, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002…

Một số đạo luật, pháp lệnh có những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề tài chính trong bảo vệ môi trường cũng có thể kể đến là: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003; Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Pháp lệnh Thuế tài nguyên, Pháp lệnh Phí và lệ phí…

Để thực hiện các Luật, Pháp lệnh kể trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành hữu quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn có nội dung quy định về bảo vệ môi trường Các

Trang 38

văn bản này tập trung vào giải quyết các nội dung chính sau: quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Việt Nam; quy định quy trình đánh giá tác động môi trường; quy định về giấy phép môi trường; quy định về thanh tra môi trường; quy định về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; quy định về các thiết chế bảo vệ môi trường (tổ chức, bộ máy, phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ môi trường)…Điển hình là Nghị định số 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản

lý cảng biển và luồng hàng hải, đã quy định cụ thể về việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải

Ngoài ra còn rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường khác có điều chỉnh đến hoạt động hàng hải (phụ lục 2)

Bên cạnh việc tích cực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Việt Nam đã từng bước tham gia các điều ước quốc tế về môi trường liên quan đến hoạt động hàng hải như: Việt Nam đã ký kết tham gia Công ước MARPOL 73/78 (Phụ lục 1,2) Công ước quốc tế về ngăn ngừa

ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78): Ra đời năm 1973, đây là bộ luật chuyên ngành hàng hải của thế giới, đã được thông qua tại Hội nghị quốc tế về ô nhiễm biển Công ước đưa ra những qui định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra

do tai nạn hoặc do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại bằng tàu, cũng như do nước, rác và khí thải ra từ tàu Năm 1978, Công ước

1973 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định thư 1978 kèm thêm năm phụ lục mới, chính thức được gọi tắt là MARPOL 73/78 Tiếp đến năm 1997 Marpol 73/78 được bổ sung bằng Nghị định thư 1997 có thêm phụ lục thứ 6 Như vậy, đến nay Marpol 73/78 đang được thực thi nghiêm ngặt trong ngành hàng

hải thế giới Việt Nam đã tham gia Công ước MARPOL 73/78 nên Việt Nam

cũng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm biển từ tàu

do Công ước quy định Thực hiện lồng ghép môi trường ngay từ khâu đóng tàu, những tàu biển được mang đăng kiểm Việt Nam đều thoả mãn các yêu

Trang 39

cầu của Công ước MARPOL 73/78 và các Quy phạm tàu biển Việt Nam Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định về ghi chép Nhật ký dầu đã được thực hiện theo mẫu quốc tế Ngoài ra, rất nhiều điều ước quốc tế khác đều được Việt Nam vận dụng và thực hiện nghiêm túc (như quy định về mạn khô, dung tích tàu biển, phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển), hoặc vận dụng những nội dung phù hợp của các điều ước quốc tế chưa tham gia (như xử lý tài sản chìm đắm ở biển, cứu hộ hàng hải, tổn thất chung) Có thể nói, việc thực hiện các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong ngành hàng hải của Việt Nam rất tích cực và thu được nhiều hiệu quả to lớn Do đó, Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu để gia nhập hoặc vận dụng nội dung của một số điều ước quốc tế khác về môi trường liên quan đến lĩnh vực hàng hải

3.3.2 Bộ máy quản lý môi trường đối với hoạt động hàng hải

Vụ Môi trường thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường ngành GTVT theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao như tổ chức thực hiện thẩm định và trình phê duyệt báo cáo ĐTM; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc ngành GTVT; phối hợp với Bộ TN&MT, Tỉnh, thành phố thực hiện việc kiểm tra, thanh tra

và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong ngành GTVT

- Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chính của Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ Quyết định chiến lược, chính sách, các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; ban hành các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; xây dựng, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch; tổ chức, xây dựng, chỉ đạo xây dựng, các cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường, đánh giá tài nguyên và sử dụng chúng; nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ; quy định các tiêu chuẩn môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường; đào tạo cán bộ; hướng dẫn, chỉ đạo các địa

Trang 40

phương; tổ chức thanh tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thăm dò, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường Lập chính sách, kế hoạch quản lý tài nguyên và môi trường và tiến hành hợp tác Quốc tế về tài nguyên và môi trường Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập và Quy định chức năng, nhiệm vụ cho ba đơn vị liên quan trực tiếp tới bảo vệ môi trường là Cục bảo vệ môi trường (Quyết định của Bộ trưởng

Bộ tài nguyên và Môi trường số 108/2002/QĐ-BTNMT ngày 31-12-2002),

Vụ môi trường (Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường số 109/2002/QĐ-BTNMT ngày 31-12-2002) và Vụ thẩm định và đánh giá tác động tác động môi trường (Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường số 111/2002/QĐ-BTNMT ngày 31-12-2002)

- Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng giữ vai trò chính trong quản

lý môi trường biển nói chung và hoạt động hàng hải nói riêng, Sở tài nguyên

và môi trường chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố và có trách nhiệm phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam (Cảng vụ Hàng hải) để giải quyết những vấn đề môi trường liên quan đến lĩnh vực hàng hải nằm trong địa phận của địa phương mình, còn các cơ quan khác chịu trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ tài nguyên và Môi trường về bảo

vệ môi trường trong phạm vi ngành

- Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn: Uỷ ban là một tổ chức liên ngành

được thành lập theo Quyết định số 780/QĐ-TTg ngày 23-10-1996 của Thủ tướng Chính phủ Nhiệm vụ chính của Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn:

+ Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn người và phương tiện (máy bay, tàu thuyền, thiết bị dầu khí) bị lâm nạn trên không, trên biển và vùng trách nhiệm tiếp giáp giữa Việt Nam với các nước;

+ Điều động và tổ chức phối hợp các lực lượng, các loại phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức để tìm kiếm cứu nạn kịp thời Phối hợp với các nước có vùng trách nhiệm tiếp giáp để trợ giúp tìm kiếm cứu

Ngày đăng: 14/12/2016, 20:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Văn Minh (2008), “ Đề án bảo vệ môi trường Nghiên cứu xác định vùng thải nước dằn tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng - Quảng Ninh”, mã số MT.074006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án bảo vệ môi trường Nghiên cứu xác định vùng thải nước dằn tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng - Quảng Ninh
Tác giả: Bùi Văn Minh
Năm: 2008
2. Bộ Giao thông vận tải (2006), “Đề án Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp môi trường biển trong hoạt động hàng hải trên vùng biển phía Bắc Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp môi trường biển trong hoạt động hàng hải trên vùng biển phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải
Năm: 2006
3. Cục Hàng hải Việt Nam (2010), “Báo cáo tình hình tác động môi trường lĩnh vực hàng hải giai đoạn 2006 - 2010 và Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động hàng hải giai đoạn 2011 - 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình tác động môi trường lĩnh vực hàng hải giai đoạn 2006 - 2010 và Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động hàng hải giai đoạn 2011 - 2020
Tác giả: Cục Hàng hải Việt Nam
Năm: 2010
5. Cục Hàng hải Việt Nam (2008), “Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2010-2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ Lạch Huyện - Hải Phòng giai đoạn 2010-2015
Tác giả: Cục Hàng hải Việt Nam
Năm: 2008
4. Cục Hàng hải Việt Nam (2009), Đề án Quy hoạch vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Khác
6. Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng (2012), Báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động hàng hải năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 tại khu vực cảng biển Hải Phòng Khác
7. Công ty Cổ phần đầu tư Nam Đình Vũ (2009), Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình Vũ Khác
8. Nhà xuất bản Cục Thống kê (2011), Niên giám thống kế Thành phố Hải Phòng, 2011 Khác
9. Quyết định số 2610/QĐ -TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w