1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc tổng công ty thép việt nam

285 497 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 285
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

HTTTKT trong các DNSX thép chủ yếu mới chỉ tập trung cho việc thiết lập, cung cấp thông tin của kế toán tài chính, còn hệ thống thông tin kế toán quản trị chưa được quan tâm khai thác, d

Trang 1



TRẦN THỊ QUỲNH GIANG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾTOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018

Trang 2



TRẦN THỊ QUỲNH GIANG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS TẠ VĂN KHOÁI

2 TS BÙI THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu trong luận án là trung thực Những kết quả của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào

Tác giả luận án

Trần Thị Quỳnh Giang

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁNTRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 20

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 20

1.1.1 Bản chất của hệ thống thông tin kế toán 20

1.1.2 Vai trò của hệ thống thông tin kế toán 27

1.1.3 Yêu cầu của HTTTKT trong doanh nghiệp 29

1.2 NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 30

1.2.1 Nhu cầu thông tin kế toán từ các đối tượng sử dụng 30

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán 33

1.3 NỘI DUNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 36

1.3.1 Các mô hình hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp 37

1.3.2 Quá trình thu nhận thông tin kế toán 44

1.3.3 Quá trình xử lý thông tin kế toán 49

1.3.4 Quá trình cung cấp thông tin kế toán 64

1.3.5 Quá trình kiểm soát thông tin kế toán 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 80

Trang 5

Chương 2 : THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁNTRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉPTHUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT

NAM 81

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 81

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam 81

2.1.2 Vị trí, vai trò của ngành thép Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân 88

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam 90

2.1.4 Nhu cầu thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam 99

2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 102

2.2.1 Thực trạng mô hình hệ thống thông tin kế toán trong các DNSX thép 102

2.2.2 Thực trạng quá trình thu nhận thông tin kế toán 103

2.2.3 Thực trạng quá trình xử lý thông tin kế toán 108

2.2.4 Thực trạng quá trình cung cấp thông tin kế toán 120

2.2.5 Thực trạng quá trình kiểm soát thông tin kế toán 125

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 127

2.3.1 Đánh giá kết quả khảo sát và nghiên cứu 127

2.3.2 Nguyên nhân 133

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 136

Trang 6

Chương 3 : HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁNTRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP THUỘCTỔNG CÔNG TY

THÉP VIỆT NAM 137

3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP THUỘC TCT THÉP VIỆT NAM 137

3.1.1 Mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam 137

3.1.2 Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam 139

3.2 YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 140

3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán 140

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán 141

3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 142

3.3.1 Hoàn thiện mô hình hệ thống thông tin kế toán trong các DNSX thép 142

3.3.2 Hoàn thiện quá trình thu nhận thông tin kế toán 147

3.3.3 Hoàn thiện quá trình xử lý thông tin kế toán 152

3.3.4 Hoàn thiện quá trình cung cấp thông tin kế toán 172

3.3.5 Hoàn thiện quá trình kiểm soát thông tin kế toán 173

3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 177

3.4.1 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 177

3.4.2 Về phía các cơ quan chức năng 178

3.4.3 Về phía các doanh nghiệp sản xuất thép 178

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 180

KẾT LUẬN 181

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp

CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPSXC: Chi phí sản xuất chung

CVP: Phương pháp phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận

ERP: Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

HTTTKT: Hệ thống thông tin kế toán

IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 : Nhu cầu loại thông tin liên quan đến quyết định quản lý 31

Bảng 2.1: Bảng kết quả thống kê mô hình tổ chức bộ máy kế toán của các DNSX thép 98

Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển của một số sản phẩm thép đến năm 2035 138

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép trong nước đến năm 2030,có xét đến năm 2035……… 139

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp nội dung và nguồn thông tin thu thập 147

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo ngày 150

Bảng 3.5: Bảng thiết kế mã hóa các đối tượng chủ yếu 153

Bảng 3.6: Bảng thiết kế cấu trúc tài khoản kế toán 155

Bảng 3.7: Bảng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 160

Bảng 3.8: Bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp 161

Bảng 3.9: Bảng định mức chi phí nhân sản xuất chung 161

Bảng 3.10: Phân loại chi phí trong các DNSX thép 164

Bảng 3.11: Mô hình kế toán trách nhiệm áp dụng cho các DNSX thép 166

Bảng 3.12: Báo cáo tổng hợp chi phí 167

Bảng 3.13: Báo cáo kết quả trung tâm lợi nhuận 168

Bảng 3.14: Báo cáo dự toán trung tâm đầu tư 169

Bảng 3.15: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 170

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Sản lượng sản xuất thép trong giai đoạn 2008 – 2010 84

Biểu đồ 2.2:Sản lượng tiêu thụ thép trong giai đoạn 2008 - 2010 84

Biểu đồ 2.3: Sản lượng nhập khẩu thép từ năm 2007 - 2010 85

Biểu đồ 2.4: Sản lượng xuất khẩu thép từ năm 2007 - 2010 85

Biểu đồ 2.5: Sản lượng sản xuất thép từ năm 2015 - 2017 86

Biểu đồ 2.6: Sản lượng tiêu thụ thép từ năm2015 - 2017 86

Biểu đồ 2.7: Sản lượng sản xuất thép trong giai đoạn 2014 – 2017……….89

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Dòng chảy của thông tin trong doanh nghiệp 20

Sơ đồ 1.2: Quy trình xử lý, cung cấp thông tin kế toán 23

Sơ đồ 1.3: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán 26

Sơ đồ 1.4: Quy trình hệ thống thông tin kế toán 37

Sơ đồ 1.5 : Hệ thống dự toán của doanh nghiệp sản xuất 58

Sơ đồ 1.6: Quá trình kế toán 68

Sơ đồ 1.7: Quy trình kiểm soát thông tin kế trong HTTTKT 77

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất thép từ thượng nguồn 93

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của VNSTEEL 97

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên 98

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đã và đang từng bước tiến vào hội nhập kinh tế toàn cầu Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi và quan trọng cho nền kinh tế nước ta phát triển, nhưng bên cạnh đó nền kinh tế thị trường với những quy luật khắc nghiệt của nó cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các DNSX Việt Nam Để nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh, nhà quản trị DN phải có năng lực quản

lý, điều hành các hoạt động của DN, đảm bảo DN đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra Để đạt được những điều đó, DN cần sử dụng các công cụ quản lý, trong đó có một công cụ hết sức quan trọng là hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) HTTTKT cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động kinh tế tài chính của DN một cách chính xác và kịp thời cho các đối tượng có nhu cầu Một HTTTKT hiệu quả được tổ chức hợp lý sẽ cung cấp những thông tin phù hợp, đáp ứng cao nhất nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin kế toán

HTTTKT có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi DN, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) thép Ngành thép Việt Nam hiện nay đã có nhiều cố gắng tập trung đầu tư phát triển, đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư xây dựng các nhà máy có quy mô lớn Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cũng bộc lộ những khó khăn và hạn chế, như: Năng lực sản xuất phôi thép quá nhỏ bé, theo hiệp hội thép Việt Nam, lượng phôi thép cần cho các DN khoảng 8,5 triệu tấn và lượng phôi thép có thể đáp ứng

từ sản xuất trong nước khoảng 6,5 triệu tấn; Quy mô sản xuất nhỏ, năm 2015 hơn 2/3 nhà máy thép sử dựng công nghệ lạc hậu, phần lớn các DN lại tập trung vào khâu nhập phôi về để cán thép, chỉ có số ít có đầu tư từ khâu thượng nguồn đến

hạ nguồn để luyện và cán thép sản phẩm Nhiều DN sử dụng lò dung tích nhỏ (chưa tới 100m3), thấp hơn nhiều so với bình quân hàng nghìn m3 của Nhật Bản

và Trung Quốc Từ đó, làm chochi phí sản xuất lớn, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, khả năng xuất khẩu hạn chế, hiệu quả SXKD chưa cao Trên thực tế, vai trò HTTTKT trong các DNSX thép hiện nay chưa được phát huy hiệu quả HTTTKT

Trang 11

chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết để đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin đa dạng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế HTTTKT trong các DNSX thép chủ yếu mới chỉ tập trung cho việc thiết lập, cung cấp thông tin của kế toán tài chính, còn hệ thống thông tin kế toán quản trị chưa được quan tâm khai thác, do đó nguồn thông tin mà các DNSX thép cung cấp chưa mang lại hiệu quả cho các hoạt động của DN Vì vậy, việc hoàn thiện HTTTKT trong các DNSX thép sẽ là một vấn đề cần thiết, mở ra hướng mới giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn cho hướng phát triển của doanh

nghiệp mình Xuất phát từ lý do này, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình

2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước

2.1 Các công trình nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống thông tin kế toán đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới các góc

độ khác nhau, trên góc độ kế toán tài chính (KTTC), kế toán quản trị (KTQT) hoặc kết hợp KTTC và KTQT Hiện nay, các công trình nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán chủ yếu theo ba cách tiếp cận, đó là: tiếp cận theo tiến trình xử

lý thông tin của HTTTKT; tiếp cận theo các yếu tố cấu thành của HTTTKT và tiếp cận về áp dụng các phương tiện kỹ thuật trong HTTTKT

Nghiên cứu HTTTKT theo tiến trình xử lý thông tin

Nghiên cứu HTTTKT theo tiến trình xử lý thông tin các tác giả trong và ngoài nước đều đồng thuận quan điểm cho rằng HTTTKT bao gồm quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin và phân tích thông tin theo các phương pháp đã được xác định, từ đó cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng Tác giả Hoàng

Văn Ninh (2010), khi nghiên cứu về “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ

công tác quản lý trong các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, tác giả đứng trên quan

điểm tổ chức HTTTKT trong các tập đoàn kinh tế để phục vụ công tác quản lý,tác giả cho rằng tổ chức HTTTKT bao gồm tổ chức thu thập thông tin kế toán, tổ chức

xử lý và sử dụng thông tin kế toán, tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán Từ đó, tác giả xác định thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong

Trang 12

các tập đoàn kinh tế và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Như vậy, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu HTTTKT đối với các DN là công ty con của các tập đoàn kinh tế, tính ứng dụng đối với các DN không nằm trong tập đoàn kinh tế còn hạn chế [22] Tác

giả Trần Thị Nhung (2016) với nghiên cứu“Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán

quản trị tại các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, đã cho thấy rõ

quá trình hoạt động của HTTTKT Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nghiên cứu sâu về HTTT kế toán quản trị, mà không nghiên cứu về HTTT kế toán tài chính Các giải pháp đưa ra mới chỉ để hoàn thiện HTTT kế toán quản trị, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của các DN Như vậy, việc cung cấp thông tin mới chỉ đáp ứng cho đối tượng là các nhà quản lý, còn các đối tượng sử dụng khác không được đề cập đến [21] Gần nhất về thời gian và nội dung nghiên cứu về HTTTKT có tác giả

Nguyễn Thị Thu Thủy (2017) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán

trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Tác giả đi sâu nghiên cứu HTTTKT trên cả hai góc độ KTTC và KTQT,

tác giả đã làm rõ những ảnh hưởng của HTTTKT đối với các đối tượng sử dụng thông tin cụ thể bên trong và bên ngoài DN Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu trong loại hình DN đặc biệt, đó là các DN xây lắp có niêm yết trên thị trường chứng khoán, tính ứng dụng trong các loại hình DN khác còn hạn chế [32]

Ngoài các công trình nghiên cứu trong nước ra thì các công trình nghiên cứu nước ngoài cũng có một số tác giả nghiên cứu HTTTKT theo cách tiếp cận này, như tác giả Hongjiang Xu, trường Đại học Southern Queensland, Australia

với luận án “Critical Success Factors for Accounting Information Systems Data

Quality ” (2003) Tác giả nghiên cứu các yếu tố thành công quan trọng đối với

chất lượng dữ liệu trong HTTTKT Tác giả cho rằng chất lượng thông tin là rất quan trọng cho sự thành công của tổ chức, trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao Để có được hệ HTTTKT tốt thì thông tin dữ liệu đòi hỏi phải có chất lượng cao Điều đó liên quan đến là phân tích, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin, quản lý thông tin, người sử dụng thông tin, và các kiểm toán viên nội bộ [46]

Tác giả Senin (2011) với nghiên cứu “The purpose of Management Accounting

Trang 13

Information and Process of Management Accounting” cho rằng quy trình

HTTTKT bao gồm quá trình thu thập, đo lường, lưu trữ, phân tích, cung cấp thông tin và kiểm soát thông tin HTTTKT trong một đơn vị bao gồm hai hệ thống con đó là HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị Trong đó, HTTT kế toán tài chính liên quan đến cung cấp thông tin đầu ra cho người dùng bên ngoài đơn vị HTTT kế toán tài chính sử dụng các dữ liệu đầu vào và quy trình phù hợp với các quy tắc của Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) Mục tiêu tổng thể là cung cấp các báo cáo bên ngoài / báo cáo tài chính cho các nhà đầu tư, chủ nợ, nhà nước và các đối tượng bên ngoài khác Còn HTTT kế toán quản trị thu thập, đo lường, phân loại và báo cáo cho người dùng nội bộ trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định Người quản lý được tự do lựa chọn bất cứ thông tin gì họ muốn cung cấp, nó có thể được xác định trên cơ sở chi phí-lợi ích [61] Đồng tình với các quan điểm trên, nhóm tác giả Marija Tokic, Mateo

Spanja, Iva Tokic, Ivana Blazevic (2011) với nghiên cứu “Functional structure

of entepreneurial accouting information systems”cho rằng mô hình của

HTTTKT là quá trình thu thập dữ liệu, phân tích, xử lý theo các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách kế toán, các phương pháp kế toán, các công

cụ ghi chép để thu thập các thông tin kế toán, cung cấp thông tin cho nhu cầu của nhiều người sử dụng, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, nhà nước, bên cho vay, nhà cung cấp, hiệp hội, ban giám sát, cổ đông và những người khác [51]

Các công trình nghiên cứu nói trên là cơ sở để tác giả kế thừa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về HTTTKT theo tiến trình xử lý thông tin, bao gồm các quá trình thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin kế toán Từ đó, tác giả đi nghiên cứu thực trạng về vấn đề này trong các DN khảo sát

Nghiên cứu HTTTKT theo các yếu tố cấu thành của HTTTKT

Các nghiên cứu HTTTKT theo các yếu tố cấu thành của HTTTKT ở Việt Nam gần đây có một số công trình như của tác giả Nguyễn Hữu Đồng (2012)

nghiên cứu về “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường Đại học

công lập Việt Nam” Trong nghiên cứu, tác giả cho rằng cấu trúc của HTTTKT

bao gồm bộ máy kế toán, phương tiện kỹ thuật, hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ

Trang 14

sách, báo cáo kế toán, các quá trình kế toán cơ bản và hệ thống kiểm soát kế toán Với cách tiếp cận này, việc tổ chức bộ máy kế toán đóng vai trò then chốt trong quá trình xử lý và cung cấp thông tin kế toán, thể hiện được sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng kế toán viên và xác định quan hệ đối chiếu giữa các phần hành kế toán phục vụ cho việc kiểm tra, kểm soát kế toán Tuy nhiên, tác giả chỉ chú trọng đến yếu tố con người và tổ chức bộ máy nhân sự trong hoạt động kế toán sử dụng trong công tác kế toán thủ công, chưa thể hiện được rõ nét mối liên hệ với các yếu tố khác của HTTTKT [8] Tác giả Hồ Mỹ Hạnh (2014)

nghiên cứu về đề tài “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong

các doanh nghiệp may Việt Nam”, tác giả đứng trên quan điểm về tổ chức HTTT

kế toán quản trị chi phí bao gồm các nội dung như nhận diện chi phí, tổ chức hệ thống thông tin dự toán chi phí, hệ thống thông tin chi phí thực hiện và hệ thống thông tin kiểm soát chi phí phục vụ cho việc ra quyết định và áp dụng trong các

DN may Việt Nam Như vậy, tác giả đi sâu vào nghiên cứu tổ chức HTTTKT theo các nội dung công tác kế toán quản trị trong đơn vị, chưa nêu nổi bật được cấu trúc, nội dung của HTTTKT nói chung và HTTT kế toán quản trị chi phí nói riêng Đồng thời, tác giả chỉ nghiên cứu phạm vi liên quan đến HTTT kế toán quản trị, do đó chủ yếu cung cấp thông tin nhằm mục đích quản trị trong nội bộ

DN để dự báo các sự kiện sẽ xảy ra và dự đoán các ảnh hưởng về tài chính kinh

tế đối với DN Các thông tin cung cấp cho các đối tượng bên ngoài DN còn hạn

chế [14] Tác giả Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2015) nghiên cứu về “Phân tích và

thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bênh viện công”, tác giả đã đưa ra

việc thiết kế HTTTKT theo bốn chu trình phù hợp với đặc điểm, hoạt động của bệnh viện là chu trình cung ứng, chu trình khám và điều trị, chu trình thu viện phí

và chu trình tài chính Tác giả xem xét cấu trúc của HTTTKT tại các bệnh viện công theo các chu trình nghiệp vụ, chứ không thiết kế theo dạng thành phần cấu thành của HTTTKT Điều đó chỉ thích ứng với nghiên cứu cụ thể là các bệnh viện công ở Việt Nam, một loại hình đơn vị khá đặc thù, không phù hợp với một loại hình hoạt động khác [13] Hay tác giả Vũ Bá Anh (2015) nghiên cứu đề tài

“Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Trang 15

trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin”, tác giả tiến hành nêu ra

HTTTKT trong các DNSX kinh doanh ở Việt Nam gồm có 5 thành phần là yếu

tố con người, dữ liệu kế toán, thủ tục kế toán, hệ thống phần cứng kế toán, hệ thống phần mềm kế toán Tác giả phân tích thực trạng tổ chức HTTTKT trong 75 doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức HTTTKT trong các DNSX kinh doanh trong điều kiện ứng dụng CNTT Trong nghiên cứu, tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu HTTTKT phục

vụ cho công tác KTTC mà không nghiên cứu HTTTKT phục vụ cho công tác KTQT Đồng thời, phạm vi nghiên cứu của luận án quá rộng, chỉ nghiên cứu trong các doanh nghiệp sản xuất chung chung nên các giải pháp đề xuất chỉ mang tính định hướng, chưa có các giải pháp cụ thể gắn với đặc điểm kinh doanh của từng ngành [1] Cùng quan điểm với các tác giả trên và cũng nghiên cứu về

HTTT kế toán quản trị, tác giả Lê Thị Hồng (2016) với đề tài “Hoàn thiện hệ

thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác chế biến đá

ốp lát ở Việt Nam” Tác giả nghiên cứu HTTT kế toán quản trị chi phí trong các

doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát xuất phát từ nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ cho mục đích quản trị trong khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định Đây là nghiên cứu có tính mới và

có tính ứng dụng cao Tuy nhiên, cũng như các công trình nghiên cứu khác, luận

án này chỉ tập trung nghiên cứu về HTTTKT phục vụ cho công tác KTQT, còn HTTTKTphục vụ cho công tác KTTC không được nói đến Đây cũng là một khoảng trống để tác giả có thể tập trung đi vào nghiên cứu [16]

Công trình nghiên cứu ở nước ngoàicó tác giả Thaer Ahmad Abu Taber

(2014) với đề tài“The effectiveness of accounting information systems in

Jordanian private higher education institutions” Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu

những yếu tố ảnh hưởng đến HTTTKT ở các trường đại học tư nhân Jordan Tác giả cho rằng các yếu tố của HTTTKT bao gồm con người, phần cứng, phần mềm

và cơ sở dữ liệu có một mối quan hệ có ý nghĩa tích cực với hiệu quả của HTTTKT Sự phát triển trong các trường đại học và cơ sở giáo dục trên thế giới

và đặc biệt là Jordan tạo ra một nhu cầu để phát triển một HTTTKT hiệu quả,

Trang 16

giúp dữ liệu được lưu trữ, phân tích và phân loại để sẵn sàng sử dụng Nghiên cứu này nhằm nâng cao hiệu quả các yếu tố của HTTTKT ở các trường đại học Jordan, giúp trong việc ra quyết định của các nhà quản lý [64]

Nghiên cứu HTTTKT có áp dụng các phương tiện kỹ thuật

Các công trình nghiên cứu HTTTKT có áp dụng các phương tiện kỹ thuật đều cho rằng để HTTTKT trong đơn vị có hiệu quả thì cần thiết phải có sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán, các phương tiện kỹ thuật, trong đó phải kể đến ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực DN –ERP Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay chưa nhiều, phải kể đến tác giả Nguyễn Bích Liên (2012) với

nghiên cứu “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông

tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực DN tại các DN Việt Nam” Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng các

phương tiện kỹ thuật có ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán, nhất là ứng dụng phần mềm ERP Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của tác giả tương đối rộng, nghiên cứu tại các DN Việt Nam, như vậy tính ứng dụng cho một ngành hay một loại hình DN cụ thể còn hạn chế [19]

Ở nước ngoài có nhiều công trình nghiên cứu về áp dụng phương tiện kỹ

thuật trong HTTTKT như tác giả Ashari (2008) với nghiên cứu“Factors affecting

Accounting Information Systems success implementation” Tác giả đã nghiên cứu

các yếu tố ảnh hưởng đến HTTTKT tại các công ty nhỏ và vừa ở miền Trung Java Tác giả cho rằng để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khả năng của mình

và phát triển nguồn nhân lực để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các

tổ chức kinh tế nước ngoài thì phải ứng dụng công nghệ thông tin vào HTTTKT

[38] Tác giả Ali Alzoubi (2011) với nghiên cứu “The Effectiveness of the

Accounting Information System Under the Enterprise Resources Planning (ERP)”, nhằm xác định tính hiệu quả của HTTTKT cho các công ty áp dụng hệ

thống ERP, và mối quan hệ của nó với chất lượng đầu ra của thông tin kế toán và kiểm soát nội bộ Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn các công ty đặt tại khu công nghiệp Al Hassan, đặc biệt là các công ty có sử dụng ERP Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự tích hợp của HTTTKT trong hệ thống ERP

Trang 17

cải thiện chất lượng đầu ra của thông tin kế toán và kiểm soát nội bộ trong công

ty [36] Cũng với cách tiếp cận này, tác giả Hazar Daoud (2012) với luận án

“Accounting Information Systems in an ERP ” Tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng

của HTTTKT trong môi trường ERP vào hoạt động của công ty Tác giả tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm tại 102 công ty Tunisia áp dụng hệ thống ERP đồng thời điều tra các tác động trực tiếp tham gia quản lý hàng đầu và chuyên gia bên ngoài về HTTTKT, xem xét các hiệu ứng tương tác của nhân viên kế toán với HTTTKT và kiểm tra tác động của nó đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Kết quả chỉ ra rằng việc tham gia quản lý hàng đầu và bên ngoài chuyên môn, các kỹ thuật kế toán trong ứng dụng hệ thống ERP có ảnh hưởng đến hiệu suất công ty Các hiệu ứng tương tác của nhân viên kế toán với HTTTKT có một tác động tích cực vào việc cải thiện hiệu suất công ty [44] Bên

cạnh đó, còn có tác giả Ainon Ramli (2013) với nghiên cứu“Usage of and

Satisfaction with Accounting Information Systems in the Hotel Industry: The Case of Malaysia ”, tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và

sự hài lòng với HTTTKT trong ngành công nghiệp khách sạn ở Malaysia Tác giả khảo sát tại các khách sạn ba, bốn, năm sao thông qua bảng câu hỏi, đồng thời phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý khách sạn để thu thập dự liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng CNTT trong HTTTKT là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của một công ty [37]

Ngoài các công trình nghiên cứu liên quan đến HTTTKT là luận án với các cách tiếp cận khác nhau còn có các bài báo cũng nghiên cứu đến vấn đề này

như: Tác giả Đinh Thị Mai (2010) với nghiên cứu “Nâng cao chất lượng hệ

thống thông tin kế toán trong các trường đại học, cao đẳng công lập” đăng trên

Tạp chí kinh tế và phát triển Tác giả nêu ra các bất cập về HTTTKT trong các trường đại học, cao đẳng công lập khi chuyển sang quản lý theo cơ chế tự chủ tài chính Từ đó, tác giả đề xuất 4 giải pháp để hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị này Đó là giải pháp hoàn thiện quy trình lập dự toán và triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; giải pháp hoàn thiện dưới góc độ kế toán tài chính như hoàn thiện chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán; giải pháp

Trang 18

hoàn thiện dưới góc độ quản kế toán quản trị như hoàn thiện bộ máy kế toán quản trị theo mô hình kết hợp với kế toán tài chính trong cùng một hệ thống; giải pháp hoàn thiện hệ thống máy tính như áp dụng các phần mềm kế toán [20] Tác

giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2014) với nghiên cứu “Xây dựng hệ thống thông

tin kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Tài chính

Tác giả đã nêu ra những hạn chế tổ chức HTTTKT trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thông qua khảo sát 15 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại như phải tổ chức bộ máy kế toán có sự giao thoa giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị; thiết lập quy trình luân chuyển chứng từ kế toán; tổ chức xây dựng hệ thống tài khoản theo hướng cung cấp thông tin quản trị; thiết kế sổ sách kế toán theo hướng cung cấp thông tin quản trị; phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí; tổ chức hệ thống báo cáo quản trị bao gồm các báo cáo dùng cho chức năng hoạch định của nhà quản trị, báo cáo phục vụ chức năng kiểm tra, phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị Như vậy, với bài báo này, tác giả cũng chỉ đi sâu vào nghiên cứu và giải quyết một phần của HTTTKT đó là tổ chức HTTTKT phục vụ cho mục đích đưa ra các quyết định của nhà quản trị Còn các yếu tố khác của hệ thống thông tin kế toán như quá trình thu nhận thông tin, xử lý và phân tích thông tin như thế nào để cung cấp cho các nhà quản trị thì không được

đề cập đến [30] Hay bài báo “Tổ chức thông tin kế toán trong các doanh nghiệp

hiện nay” của tác giả Lã Thị Thu (2014), đăng trên Tạp chí Tài chính Trong bài

báo này, tác giả đã nêu ra việc tổ chức các thông tin kế toán mà chủ yếu là thông tin kế toán quản trị là rất cần thiết trong các doanh nghiệp và phải đảm bảo được các yêu cầu, nguyên tắc kế toán Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra vẫn còn chung chung, chưa có giải pháp chủ đạo, cụ thể áp dụng cho các doanh nghiệp [31] Ngoài ra, còn có hai tác giả Ngô Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị Thùy Dung

(2015) với nghiên cứu “Xây dựng hệ thống thông tin kế toán theo lý thuyết quản

trị thông minh tại công ty cổ phần An Phú Hưng” đăng trên Tạp chí khoa học và

phát triển Các tác giả đã nghiên cứu HTTTKT trong một DN cụ thể khi áp dụng công cụ quản trị thông minh (BI- Business Intelligence) là một trong các hệ

Trang 19

thống quản lý hiện đại trong DN Hệ thống giúp các nhà quản trị trong việc sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, để thu được thông tin và cácphân tích có

ý nghĩa về sản phẩm, về khách hàng hay thị trường từ đó có tác động hiệu quả cho việc ra quyết định Do phạm vi nghiên cứu hẹp, tác giả chỉ nghiên cứu trong một DN cụ thể nên giải pháp đưa ra chỉ ứng dụng trong DN mà tác giả nghiên cứu [10]

2.2 Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực thép

Thép được coi là vật liệu cơ bản có vai trò chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới Trong thời gian qua, cuộc cách mạng công nghệ và quá trình tự do hóa nền kinh tế tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp thép Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này bao gồm: Tác giả Đỗ Thị Hồng

Hạnh (2015), nghiên cứu“Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh

doanh trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam”, tác giả đã

nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán chi phí, doanh thu, xác định kết quả kinh doanh trong DNSX dưới hai góc độ KTTC và KTQT Từ đó, tác giả nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, xác định kết quả kinh doanh trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam Với nghiên cứu này, tác giả chỉ dừng lại nghiên cứu ở hoạt động về kế toán chi phí, doanh thu, xác định kết quả của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính trong các DNSX thép mà không nghiên cứu đến

các hoạt động khác [12] Tác giả Đào Thúy Hà (2015) với nghiên cứu“Hoàn

thiện kế toán quản trị chi phí trong các DNSX thép ở Việt Nam”, tác giả nghiên

cứu cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí theo nội dung bao gồm: nhận diện chi phí, phận loại đối tượng chịu phí, xây dựng định mức và dự toán chi phí, các phương pháp xác định chi phí, phân tích chi phí phục vụ cho việc ra quyết định Từ đó, tác giả đi xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các DNSX thép ở Việt Nam Như vậy, tác giả chỉ nghiên cứu tại các DNSX thép trên góc độ KTQT để xác định nhu cầu thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch và ra quyết định của nhà quản trị là đối tượng sử dụng bên trong DN, nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

Trang 20

bên ngoài DN còn hạn chế Do đó, nội dung thông tin kế toán chi phí chưa được

bao quát toàn bộ [9] Tác giả Đào Mạnh Huy (2016), với nghiên cứu“Hoàn

thiện công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất trong các DNSX thép thuộc hiệp hội thép Việt Nam”, tác giả tập trung nghiên cứu về cách lập và trình

bày báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con, từ đó vận dụng vào các DNSX thép và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại các DNSX thép thuộc hiệp hội thép Việt Nam Như vậy, tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu quá trình lập BCTC hợp nhất, trình tự, thủ tục, kỹ thuật xử lý, phân tích BCTC hợp nhất, còn nội dung thông tin như thế nào thì tác giả chưa phân tích đến [18]

2.3 Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố trong và ngoài nước về vấn

đề liên quan đến luận án, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Các công trình đã nghiên cứu về HTTTKT được các tác giả nghiên cứu tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau như tiếp cận theo tiến trình xử lý thông tin; tiếp cận theo cấu trúc của HTTTKT; tiếp cận theo ứng dụng các phương tiện kỹ thuật trong HTTTKT v.v Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tiếp cận theo cấu trúc hoặc theo các cách tiếp cận khác, rất ít các nghiên cứu tiếp cận theo tiến trình xử lý thông tin kế toán, chỉ có nghiên cứu của tác giả Trần Thị Nhung, Nguyễn Thị Thu Thủy là tiếp cận theo tiến trình xử lý thông tin kế toán Mặc dù, các nghiên cứu đã khẳng định được tầm quan trọng của HTTTKT trong các DN Tuy nhiên, các nghiên cứu về HTTTKT theo tiến trình xử lý thông tin mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng trong môi trường CNTT đơn giản, còn ứng dụng trong các môi trường CNTT hiện đại như ERP, điện toán đám mây thì hầu hết chưa thấy, nếu có cũng chỉ đề cập rất ít Đây là một hạn chế để tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu phát triển trong luận án của mình

Các công trình nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về HTTT kế toán quản trị, nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản trị DN, rất ít nghiên cứu đề cập đến cả hai nội dung HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị, phục vụ cho nội bộ

DN và cho các đối tượng sử dụng thông tin cả bên trong và bên ngoài DN Mặt

Trang 21

khác, các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ kế toán thủ công kết hợp với các phương tiện kỹ thuật đơn giản, mà hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, CNTT đã góp phần làm thay đổi toàn diện lĩnh vực kế toán, thể hiện rõ nhất ở phương thức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán có những bước nhảy vọt so với quy trình xử lý kế toán thủ công trước đây HTTTKT với sự hỗ trợ của CNTT giúp cho quá trình thu nhận, xử lý, lưu trữ dữ liệu diễn ra nhanh chóng, chính xác hơn Như vậy, nhân tố CNTT có ảnh hưởng rất lớn đến HTTTKT đặc biệt là chất lượng của thông tin được cung cấp

và thông tin được kiểm soát như thế nào là vấn đề vô cùng quan trọng cần được nghiên cứu

HTTTKT chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh doanh và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Một số công trình nghiên cứu về HTTTKT lại có phạm vi quá rộng như các DN sản xuất chung chung, các tập đoàn kinh tế, v.v nên chỉ đưa ra được các đề xuất mang tính định hướng mà khó có thể áp dụng cho các DN trong ngành cụ thể Có một số công trình được nghiên cứu trên một lĩnh vực cụ thể như ngành may, dược, trường học, bệnh viện… Tuy nhiên, cho đến nay tác giả chưa nhận thấy có bất cứ một công trình nghiên cứu nào về HTTTKT trong lĩnh vực SXKD thép Trong khi đó ngành SXKD thép hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước khi mà thép Trung Quốc đang ồ ạt vào Việt Nam Đồng thời HTTTKT trong các DNSX thép còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

Từ các nhận xét trên, tác giả rút ra được khoảng trống nghiên cứu đó là tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề HTTTKT theo tiến trình xử lý thông tin một cách toàn diện, triệt để cả về HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị trong điều kiện các DN ứng dụng CNTT, mà cụ thể là trong môi trường hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) Theo tác giả, nghiên cứu vấn đề HTTTKT theo tiến trình

xử lý thông tin là cách tiếp cận khoa học, toàn diện và phù hợp nhất Bởi thông tin kế toán do HTTTKT cung cấp là những thông tin cơ bản về tình hình tài chính

và kinh doanh của DN, sẽ giúp ích rất lớn cho việc ra quyết định của các đối

Trang 22

tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài DN Do vậy, tác giả nghiên cứu

đề tài “Hoàn thiệnhệ thống thông tin kế toán trong các DNSX thép thuộc Tổng

công ty Thép Việt Nam” theo các nội dung sau:

(1) Hoàn thiện HTTTKT theo tiến trình xử lý thông tin gồm các quá trình: thu nhận, xử lý, cung cấp và kiểm soát thông tin kế toán, cụ thể là kiểm soát thông tin đầu ra làm ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán, đặc biệt là tính hữu ích của thông tin kế toán

(2) Hoàn thiện HTTTKT xuất phát từ nhu cầu thông tin kế toán của các đối tượng sử dụng bên trong và bên ngoài DN

(3) Phương pháp sử dụng trong xử lý các dữ liệu trong nghiên cứu kết hợp gồm nhiều phương pháp thông qua các bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn sâu, nghiên cứu điển hình

(4) Về lĩnh vực nghiên cứu là HTTTKT trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam trong môi trường ERP

Theo quan điểm của tác giả thì nội dung nghiên cứu trên là hoàn toàn phù hợp và cần thiết trong điều kiện HTTTKT trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam hạn chế, việc cung cấp thông tin hữu ích có chất lượng cho các đối tượng sử dụng bên trong và bên ngoài DN chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin Nhất là trong điều kiện hiện nay ngành thép trong nước đang bị cạnh tranh gay gắt từ các DN nước ngoài

3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án sẽ tập trung đạt được mục tiêu nghiên cứu sau:

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu hoàn thiện HTTTKT trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam

Trang 23

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTTTKTtrong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam phù hợp với điều kiện, đặc điểm của DN để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu HTTTKT trong các DNSX nói chung và các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam nói riêng Từ đó, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Nghiên cứu lý luận cơ bản về HTTTKT trong DNSX, nhu cầu thông tin

kế toán của các đối tượng sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT, các mô hình HTTTKT và nội dung HTTTKT theo tiến trình xử lý thông tin

- Nghiên cứu thực trạng HTTTKT theo tiến trình xử lý thông tin trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTTTKT tại các DN này trong điều kiện ứng dụng mô hình ERP

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoàn thiện HTTTKT tại các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam theo cách tiếp cận dựa trên tiến trình xử lý thông tin bao gồm: Quá trình thu nhận thông tin kế toán, quá trình xử

lý thông tin kế toán, quá trình cung cấp thông tin kế toán, quá trình kiểm soát thông tin nhằm cung cấp những thông tin hữu ích, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng Luận án đi sâu nghiên cứu cả 2 nội dung là HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị Số liệu khảo sát điển hình được thu thập ở các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam

- Về không gian: Luận án chỉ nghiên cứu tại các DN vừa sản xuất vừa kinh doanh thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam

- Về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu, khảo sát tiến trình hình thành và lịch sử phát triển ngành thép đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, tác giả đưa ra các giải pháp có tính khả thi và phù hợp với định hướng phát triển của ngành Số liệu khảo sát thực tế tại các đơn vị thực hiện qua các năm 2015,

2016, 2017

Trang 24

5 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thực trạng HTTTKT trong các DNSX nói chung và các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam nói riêng, luận

án đi sâu vào nghiên cứu để trả lời những câu hỏi cơ bản sau:

- Nội dung cơ bản của HTTTKT trong các DNSX khi tiếp cận HTTTKT theo tiến trình xử lý thông tin là gì?

- Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh thép có ảnh hưởng đến HTTTKT như thế nào?

- Nhu cầu thông tin kế toán từ các đối tượng sử dụng thông tin trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam?

- Thực trạng HTTTKT trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu thông tin chưa?

- Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực trạng HTTTKT tại các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam là gì?

- Những giải pháp nào cần thiết để hoàn thiện HTTTKT trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam?

6 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cụ thể cho luận án Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn giải, hệ thống hoá để khái quát những vấn đề lý luận về HTTTKT trong DNSX làm cơ sở nền tảng về lý thuyết cho nghiên cứu và đánh giá thực trạng HTTTKT, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTTTKT trong các DN này

Để nghiên cứu HTTTKT trong các DNSX thép tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã định

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tiến hành thu thập thông tin

về thực trạng HTTTKT trong các DNSX thép thuộc TCT thép Việt Nam Vì các DNSX thép thuộc TCT thép Việt Nam nằm rải rác ở các địa phương khác

Trang 25

nhau trên cả nước, mà tác giả không có điều kiện tiếp cận để thu thập dữ liệu một cách tổng thể Do đó, để khắc phục hạn chế này, tác giả thực hiện phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu một số DN điển hình; phát phiếu điều tra dưới dạng bảng hỏi đến các đối tượng là các cán bộ kế toán và các nhà quản trị trong các DNSX thép là các công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc thuộc TCT thép Việt Nam và tổng hợp số liệu làm minh chứng cho các đánh giá và tổng kết của luận án

Trong quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả thực hiện các công việc sau:

+ Lựa chọn các doanh nghiệp để khảo sát:

Hiện nay, TCT thép Việt Nam có 53 đơn vị thành viên nằm rải rác trên khắp cả nước Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của các đơn vị này là sản xuất, kinh doanh thép; và các vật tư, thiết bị liên quan đến ngành thép… Tác giả phân chia các DN dự định khảo sát theo khu vực địa lý, đồng thời chi tiết theo lĩnh vực hoạt động, loại hình DN Trên cơ sở chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện, tác giả khảo sát 28 DN (trong đó miền Bắc: 10 DN, miền Trung: 01 DN, miền Nam: 17 DN và 8 DN là công ty con, 3 DN là đơn vị trực thuộc, 17 DN là công ty liên kết) Đây là các DN chuyên hoạt động trong lĩnh vực vừa sản xuất vừa kinh doanh thép, nằm trải khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam

và trong đó đều có DN thuộc loại hình là công ty con, công ty liên kết, đơn vị

trực thuộc Theo đó, tác giả lập danh sách DN dự kiến khảo sát (Phụ lục 01A)

+ Xác định đối tượng, nội dung khảo sát:

Để thu thập thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả khảo sát hai nhóm đối tượng: (1) Nhà quản trị DN (Giám đốc, phó giám đốc DN) để khảo sát về nhu cầu sử dụng thông tin kế toán trong DN; (2) Các cán bộ kế toán để khảo sát thực trạng HTTTKT trong DN

+ Phương pháp khảo sát:

Tác giả thực hiện gặp và phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, phụ trách kế toán, phụ trách kỹ thuật, nhân viên kế toán của Công ty gang thép Thái Nguyên và Công ty TNHH thép Vinausteel; gửi phiếu khảo sát trực tiếp tới đại diện lãnh đạo, cán bộ kế toán các DNSX thép bằng thư điện tử, đường bưu điện

Trang 26

Các câu hỏi phỏng vấn đề cập đến các nội dung liên quan đến HTTTKT

trong DN, quan điểm của nhà quản trị về HTTTKT trong DN (Phụ lục 01B)

Phiếu khảo sát được chia thành hai loại tương ứng với hai nhóm đối tượng khảo sát:

(1) Phiếu khảo sát dành cho Nhà quản trị các cấp của DN được thiết kế thành ba phần: những thông tin chung về DN; nhu cầu sử dụng thông tin kế toán;

khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán (Phụ lục 01C)

III Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán 18 - 25

(2) Phiếu khảo sát dành cho cán bộ kế toán của DN được thiết kế gồm 2

phần: những thông tin chung về DN; thực trạng HTTTKT trong DN (Phụ lục 01D)

II Thực trạng HTTTKT trong DN

1 Thực trạng áp dụng mô hình HTTTKT trong DN 6 - 15

2 Thực trạng công tác thu nhận thông tin kế toán 16 - 25

3 Thực trạng công tác xử lý thông tin kế toán 26 - 43

4 Thực trạng công tác cung cấp thông tin kế toán 44 - 51

5 Thực trạng công tác kiểm soát thông tin kế toán 55 - 56

+ Tổng hợp, phân tích dữ liệu và trình bày kết quả khảo sát:

Với 56 phiếu hỏi gửi cho 28 DN, sau thời gian khảo sát tác giả thu được 44 phiếu phù hợp với yêu cầu của luận án Các dữ liệu định lượng sau khi thu thập từ phiếu điều tra thông tin được tác giả tổng hợp, xử lý, phân tích bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp: Thống kê, so sánh, phân tích, dự báo thông qua các bảng

tính Excel, sau đó lập bảng tổng hợp báo cáo kết quả khảo sát (Phụ lục 01E)

Trang 27

Thu thập các dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là tài liệu thu thập được từ các nguồn tài liệu như:

+ Các báo cáo tổng kết, trang web của Hiệp hội thép Việt Nam

+ Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của các DN theo mẫu khảo sát

+ Các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán của các DN trong mẫu khảo sát

+ Các báo cáo về các nghiên cứu của tổng cục thống kê liên quan đến các DNSX thép

+ Các trang điện tử của các DNSX thép thuộc TCT thép Việt Nam

Nghiên cứu các tài liệu trên nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm của các DNSX thép thuộc TCT thép Việt nam, HTTTKT tại các DN này, cũng như vai trò và sự đóng góp của các DN vào nền kinh tế Việt Nam

Bên cạnh đó, các nghiên cứu liên quan đến đề tài được lấy trên internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án trong nước và trên thế giới thông qua các trang web của các trường đại học và các trang web chuyên cung cấp các bài báo nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như:

www.sciencedirect.com, http://search.proquest.com, v.v… Từ đó, tác giả tiếp thu và phát triển những nội dung có giá trị cho nghiên cứu về HTTTKT, vận dụng phù hợp vào các DNSX thép Việt Nam

Với những dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn, từ kết quả khảo sát và các tài liệu thứ cấp tác giả phân loại thông tin và phân tích nội dung để có các thông tin phù hợp nội dung khảo sát nhằm rút ra kết luận về thực trạng HTTTKT trong các DNSX thép thuộc TCT Việt Nam Từ đó, tác giả tổng hợp những điểm chung và điểm khác biệt trong từng nội dung cụ thể nghiên cứu để khái quát những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong HTTTKT của các DN này Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện của các doanh DN thép trong giai đoạn hiện nay

7 Những đóng góp của luận án

- Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết về HTTTKT trong DNSX

Trang 28

- Về mặt nghiên cứu thực tiễn: Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng HTTTKT trong các DNSX thép thuộc TCT thép Việt Nam Từ đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện HTTTKT phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng bên trong

và bên ngoài DN tại các DNSX thép thuộc TCT thép Việt Nam

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán trong các doanh

nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp

sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam

Chương 3: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp

sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam

Trang 29

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1.1 Bản chất của hệ thống thông tin kế toán

Để hiểu được bản chất của HTTTKT, trước tiên chúng ta phải hiểu được

vai trò của thông tin kế toán trong một DN Thông tin kế toán là một nguồn lực

kinh doanh, giống như các nguồn lực kinh doanh khác (nguyên liệu, vốn, lao động) Thông tin kế toán rất quan trọng cho sự sống còn của các tổ chức kinh doanh Thông tin kế toán dùng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng bên trong

và bên ngoài DN (James A.Hall) [48]

Sơ đồ 1.1: Dòng chảy của thông tin trong doanh nghiệp

(Nguồn: James A.Hall, Hệ thống thông tin kế toán [48])

Hoạt động kinh doanh trong DN được chia thành nhiều cấp độ, hình thành theo kim tự tháp Từ đó, DN được chia thành ba tầng quản lý: quản lý hoạt động,

Nhân viên Hoạt động hàng ngày

Quản lý hoạt động

Quản lý cấp trung

Quản lý cấp cao

Các bên liên quan

Nhà cung cấp Khách

hàng

Trang 30

quản lý cấp trung và quản lý cấp cao Quản lý hoạt động có trách nhiệm trực tiếp kiểm soát các hoạt động hàng ngày của DN Quản lý cấp trung có trách nhiệm đối với việc lập kế hoạch và điều phối các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu ngắn hạn của DN Lãnh đạo cấp cao nhất có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch dài hạn và thiết lập các mục tiêu của DN Mỗi cá nhân trong tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ của mình thì cần phải có thông tin Theo lập luận này, thì các luồng thông tin được chảy theo hai hướng: theo chiều ngang và chiều dọc Các dòng chảy ngang của thông tin hỗ trợ nhiệm vụ cấp hoạt động với những thông tin chi tiết về các giao dịch kinh tế tài chính có ảnh hưởng đến DN như thông tin về sự kiện bán hàng, sử dụng lao động và nguyên liệu trong quá trình sản xuất… Dòng chảy dọc phân phối thông tin tóm tắt về các hoạt động của DN lên phía trên để quản lý các cấp Quản lý các cấp sử dụng thông tin này để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và kiểm soát theo chức năng của mình Thông tin cũng chảy xuống phía dưới từ nhà quản lý cấp cao để quản lý cơ sở và nhân viên hoạt động theo hình thức hướng dẫn

Một dòng chảy thứ ba của thông tin chính là sự giao lưu giữa các DN và người sử dụng ở môi trường bên ngoài, bao gồm hai nhóm: các đối tác như khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan giao dịch như các cổ đông, các tổ chức tài chính và các cơ quan chính phủ Tất cả các nhóm người sử dụng đều có nhu cầu về thông tin ở các mức độ khác nhau [48]

Khái niệm hệ thống: Theo James A.Hall (2011), “Hệ thống là một tổng thể

bao gồm các thành phần hay nhiều hệ thống con có mối quan hệ với nhau và cùng nhau hoạt động để đạt được các mục tiêu đã định trước” Một hệ thống phải phục

vụ ít nhất cho một mục đích, khi một hệ thống không còn phục vụ cho mục đích nào nữa thì nó cần được thay thế Hệ thống có thể tồn tại theo nhiều cấp độ khác nhau Một hệ thống có thể là một thành phần trong một hệ thống khác và được gọi

là hệ thống con Một hệ thống con cũng có đầy đủ các tính chất của một hệ thống Các hệ thống con này được thiết lập cũng có mục tiêu riêng trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức

Khái niệm HTTTKT: Trên thực tế, có nhiều khái niệm khác nhau về

Trang 31

HTTTKT trong DN Theo Gelinas, Dull và Wheeler (2012), HTTTKT được coi như một hệ thống con của hệ thống thông tin quản lý của tổ chức [65] Theo quan điểm của Saira et al (2010), HTTTKT được định nghĩa là một hệ thống xử lý các

dữ liệu, phân tích nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người sử dụng để lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị HTTTKT được xem như là một hệ thống hỗ trợ quản lý trong việc lập kế hoạch và quy trình kiểm soát bằng cách cung cấp thông tin có liên quan và đáng tin cậy cho việc ra quyết định Theo nhận định này, HTTTKT không chỉ có mục đích lập ra các báo cáo tài chính, mà nó còn đi xa hơn quan điểm truyền thống này là HTTTKT được sử dụng để lập kế hoạch và quản lý hoạt động kinh doanh của DN [59] HTTTKT cũng đề cập đến nhận thức và sự hài lòng của người sử dụng thông tin để ra quyết định và giám sát khi DN đã có sự phối hợp và kiểm soát thông tin thu được

Những lập luận của James A.Hall cho rằng, HTTTKT gồm có ba hệ thống con chính: (1) Hệ thống xử lý giao dịch (TPS: “Transaction Processing System”),

hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày với các tài liệu, báo cáo cho người dùng trong DN Đây là trung tâm chức năng tổng thể của hệ thống thông tin kế toán, phản ánh các sự kiện kinh tế tài chính và phân phối các thông tin tài chính cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động hàng ngày của đơn vị Để xử lý khối lượng giao dịch hàng ngày, TPS sử dụng ba chu trình giao dịch: chu trình doanh thu, chu trình chi phí và chu trình chuyển đổi Mỗi chu trình xử lý các loại giao dịch tài chính khác nhau (2) Hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính (GLS, FRS: “General Ledger System”, “Financial Reporting System”), đưa ra các báo cáo tài chính theo yêu cầu của pháp luật như bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… Thông tin trên các báo cáo này chủ yếu để cho người dùng bên ngoài đơn vị (3) Hệ thống báo cáo quản lý (MRS: “Management Reporting System”), cung cấp các báo cáo tài chính chuyên dùng nội bộ và các thông tin cần thiết cho việc

ra quyết định cũng như lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của đơn vị như ngân sách, phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận, báo cáo trách nhiệm và các báo cáo sử dụng dữ liệu chi phí hiện tại (chứ không phải là quá khứ) [48]

Trang 32

Theo Boochholdt (1999) và Romney (2012), “Hệ thống thông tin kế toán

là hệ thống có chức năng thu thập dữ liệu, xử lý, phân loại và báo cáo các sự kiện kinh tế tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin và ra quyết định” [41] Các

dữ liệu về nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh chính là các yếu tố đầu vào của

hệ thống thông tin kế toán, quá trình xử lý dữ liệu chính là quá trình ghi chép, tổng hợp, phân tích các dữ liệu kế toán bằng các phương pháp kế toán thích hợp

và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ Đầu ra của hệ thống thông tin kế toán là sản phẩm thông tin trên báo cáo kế toán bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo quản trị Các báo cáo kế toán này cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin, từ đó có thể đưa ra các quyết định kịp thời Các đối tượng sử dụng thông tin bao gồm đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị

Sơ đồ 1.2: Quy trình xử lý, cung cấp thông tin kế toán

(Nguồn: James A.Hall, Hệ thống thông tin kế toán [48])

HTTTKT bao gồm hai hệ thống cơ bản, đó là hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán quản trị Cả hai hệ thống này tạo thành một HTTTKT hoàn chỉnh, nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các đối tượng

sử dụng, bao gồm cả bên trong và bên ngoài DN Trong đó:

Hệ thống thông tin KTTC là công cụ chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài DN như các chủ sở hữu, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý… Các đối tượng này sử dụng thông tin

Nghiệp vụ

kinh tế

Phân tích, ghi chép, lưu trữ

Người sử dụng

Quyết định kinh tế

Phân tích, tổng hợp, lập báo cáo

Hoạt động

sản xuất kinh

doanh

Trang 33

kế toán nhằm mục đích đưa ra các quyết định kinh doanh cần thiết, đánh giá năng lực, trách nhiệm của cán bộ quản lý, hay các quyết định về đầu tư đối với đơn vị Các thông tin do hệ thống thông tin này cung cấp phải tuân thủ các quy định, chế

độ, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành với mục đích là cho ra hệ thống báo cáo tài chính Các báo cáo tài chính phải được công ty kiểm toán độc lập kiểm tra và xác nhận nhằm đảm bảo tính trung thực và khách quan của các thông tin trên báo cáo

Hệ thống thông tin KTQT là công cụ chủ yếu cung cấp thông tin bên trong DN nhằm mục đích quản trị trong nội bộ DN, phục vụ cho quá trình lập

kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định Hệ thống thông tin KTQT không chỉ phản ánh các sự kiện đã qua mà còn dự báo các sự kiện sẽ xảy ra và dự đoán các ảnh hưởng về kinh tế tài chính của chúng đối với DN, hỗ trợ cho chức năng quản lý trong việc hoạch định và lập kế hoạch của DN

Trong một nghiên cứu của Adebayo, Mudashiru cho rằng, HTTTKT là công cụ quản lý hiệu quả nhất vì nó cung cấp phương pháp có trật tự thu thập

và tổ chức thông tin về các giao dịch kinh doanh khác nhau để trợ giúp việc quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị HTTTKT hiện nay không chỉ dừng lại ở giới hạn của dữ liệu và thông tin tài chính, mà còn bao gồm các dữ liệu

và thông tin mô tả và định lượng để cung cấp những thông tin hữu ích trong việc ra quyết định cho người sử dụng hiện tại và tương lai, bao gồm các nhà đầu tư, cho vay, nhà cung cấp, các chủ nợ, khách hàng, cơ quan chính phủ, công chúng ngoài việc quản lý Thông tin kế toán cũng giúp cho các nhà quản

lý hiểu được nhiệm vụ của mình rõ ràng hơn và giảm sự không chắc chắn trước khi đưa ra quyết định của mình HTTTKT xuất phát từ nguồn số liệu kế toán, nó sản xuất ra thông tin kế toán chi tiết, là cơ sở vô giá cho việc ra quyết định Vì vậy, hệ thống thông tin kế toán rất quan trọng cho tất cả các tổ chức, cần thiết để duy trì một HTTTKT trong hoạt động của đơn vị [34]

Có thể thấy chức năng quan trọng nhất của HTTTKT là cung cấp thông tin cho người sử dụng, bao gồm: 1) thông tin tài chính nhằm thực hiện qua trình tổng hợp, đo lường, truyền đạt tình hình tài chính của DN và chủ yếu để phối

Trang 34

hợp công việc trong tổ chức và 2) thông tin hữu ích hỗ trợ cho việc ra quyết định và chủ yếu sử dụng cho mục đích điều hành và kiểm soát DN Một số nghiên cứu cho thấy, việc đánh giá hiệu quả HTTTKT phụ thuộc vào chất lượng thông tin đầu ra của hệ thống trong việc đáp ứng nhu cầu của người sử dụng (Qatawneh, 2005) [58] Hiệu quả của HTTTKT cũng phụ thuộc vào nhận thức của người ra quyết định về tính hữu ích của thông tin được tạo ra bởi hệ thống, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho quá trình hoạt động, báo cáo quản lý, ngân sách và kiểm soát trong đơn vị (Sajady et al, 2008) [60]

Nghiên cứu HTTTKT theo cách tiếp cận dựa trên góc độ tiến trình xử lý thông tin đã xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây (Nguyến Thế Hưng, 2006; Hoàng Văn Ninh, 2010; Trần Thị Nhung, 2016 ) và khá tương đồng với nghiên cứu HTTTKT phổ biến trên thế giới (Boochholdt, 1999 ; Saira et al., 2010 ; Romney và Steinbart, 2012 ; Gelinas, Dull và Wheeler, 2012…) Theo đó, tác giả Emeka-Nwokeji, (2012) đã đưa ra nhận định: “HTTTKT là công cụ dùng để thu thập, lưu trữ và xử lý các dữ liệu tài chính kế toán và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định” [43] HTTTKT trong đơn vị thực hiện các nội dung công việc như: Thu thập, lưu trữ dữ liệu về các hoạt động của tổ chức một cách thường xuyên, liên tục, chuyển dữ liệu thành các thông tin mà nhà quản lý có thể lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá các hoạt động của tổ chức và từ đó đưa ra các quyết định

Các nghiên cứu về HTTTKT đều thống nhất quan điểm đó là quy trình chung của HTTT bao gồm: Thu thập thông tin, xử lý – phân tích thông tin và cung cấp thông tin Trong nội dung luận án, tác giả cũng thể hiện quan điểm đồng thuận là:

“HTTTKT là một hệ thống bao gồm các quá trình thu thập, hệ thống hóa và xử lý

dữ liệu nhằm tạo ra những thông tin kinh tế tài chính cung cấp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định”

Đối tượng sử dụng thông tin là bất kỳ tổ chức, cá nhân có liên quan đến

hoạt động kinh doanh của DN, bao gồm đối tượng bên trong và đối tượng bên ngoài DN Theo Benjamin, J.J và Stanga, K.G (1977), các nhóm sử dụng thông tin gồm: nhà phân tích tài chính, cổ đông, ngân hàng, chủ nợ hiện tại và

Trang 35

tương lai, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp hiện tại và tương lai, nhà hoạch định thuế, các cơ quan quản lý, các nhóm hoạt động xã hội, và công chúng [40] Theo tác giả, có thể chia người sử dụng thông tin kế toán thành ba nhóm theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.3: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

(Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp dựa trên kết quả nghiên cứu)

(1) Những nhà quản lý DN: là những người có trách nhiệm điều hành hoạt động SXKD của DN, có thể là Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, chủ DN hoặc là những nhà quản lý được thuê Để đạt được mục tiêu tổng quát của DN

là phải tối đa hóa lợi nhuận, nghĩa là với một chi phí thấp nhất phải thu được một khoản thu nhập lớn nhất có thể, để có thể cạnh tranh trên thị trường thì các nhà quản lý phải quyết định mục tiêu, lựa chọn phương thức tiến hành và dự đoán những khả năng, kết quả diễn ra Nhà quản lý thành đạt phải có quyết định chính xác, hiệu quả dựa trên những thông tin kịp thời và chắc chắn Thông tin

kế toán là chỗ dựa quan trọng trong nhiều quyết định kinh tế của các nhà quản

lý Vì vậy, các nhà quản lý luôn cần đến những thông tin kế toán về toàn bộ hoạt động của DN như thông tin về tài sản, nguồn vốn kinh doanh, cơ cấu và tình trạng vốn, về tình hình kết quả kinh doanh của DN

(2) Những người có lợi ích trực tiếp từ DN: như các nhà đầu tư, các chủ

Hoạt động kinh

tế, tài chính

Hệ thống thông tin kế toán

Người có lợi ích trực tiếp

- Nhà đầu tư; Chủ nợ

- Khách hàng; Nhà cung cấp

Người có lợi ích gián tiếp

- Nhà hoạch định chính sách

- Cơ quan quản lý Nhà nước

- Cơ quan thuế

- Các đối tượng khác

Nhà quản lý DN

- Ban giám đốc

- Chủ sở hữu

Trang 36

nợ, khách hàng, nhà cung cấp cả hiện tại và tương lai Những nhà đầu tư khi đã, đang và sẽ đầu tư luôn quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và các thu nhập tiềm năng trong tương lai

(3) Những người có lợi ích gián tiếp từ DN: như các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý Nhà nước Đó là những người cần thông tin kế toán để ra các quyết định cho những vẫn đề xã hội như hoạch định các chính sách, soạn thảo các chính sách, các quy định luật pháp Ngoài ra, còn có các đối tượng sử dụng khác như công chúng, chính quyền địa phương quan tâm đến các vấn đề công bố thông tin trách nhiệm xã hội của DN, đặc biệt là DNSX

có ảnh hưởng tác động tới môi trường, an sinh xã hội…

1.1.2 Vai trò của hệ thống thông tin kế toán

HTTTKT rất quan trọng cho tất cả các tổ chức, và có lẽ mỗi tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận theo định hướng cần phải duy trì HTTTKT Lợi ích của HTTTKT có thể được đánh giá bởi các tác động của nó đối với việc cải thiện quá trình ra quyết định thực hiện, chất lượng của thông tin kế toán, đánh giá hiệu suất, kiểm soát nội bộ và tạo điều kiện cho các giao dịch của đơn vị (Nzomo Samuel, 2011) [56]

Như vậy, có thể nói, vai trò của HTTTKT là công cụ quản lý, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng quan tâm (thể hiện ở

sơ đồ 1.3) Tuy nhiên, trong luận án tác giả tập trung vào ba nhóm đối tượng sử dụng thông tin kế toán lớn nhất, trực tiếp nhất đó là nhà quản lý, các nhà đầu tư, giám sát Nhà nước Từ đó, có thể chỉ ra vai trò của HTTTKT trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, HTTTKT phục vụ cho các nhà quản lý kinh tế: HTTTKT tạo

điều kiện cho quá trình hoạt động kinh doanh và hỗ trợ các nhà quản lý trong việc ra quyết định bằng cách cung cấp các thông tin thiết yếu mà các nhà quản lý

có thể sử dụng để lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của đơn vị (Gelinas

và Wheeler) [65] Quá trình ra quyết định là vấn đề lớn mà được rất nhiều sự chú

ý của người quản lý và chiếm một phần lớn trong các hoạt động của họ Nó được kết hợp chặt chẽ với các chức năng lập kế hoạch, bởi vì các hoạt động của kế

Trang 37

hoạch chính là để đưa ra quyết định (AyyoubAl Swalhah) [39] Theo Alhelo, Burhan, (2000), các quyết định được phân theo ba mức độ mà tại đó các quyết định được thực hiện [35]:

- Quyết định chiến lược: là các quyết định do các nhà quản lý cấp cao nhất trong đơn vị thực hiện, có trách nhiệm lập kế hoạch dài hạn và các mục tiêu tổng thể của đơn vị Quá trình ra các quyết định chiến lược được hỗ trợ bởi HTTTKT thông qua các báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin tổng quát về tình hình tài chính kinh tế, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, qua đó các nhà quản lý cấp cao có thể hoạch định chiến lược hoạt động cho cả đơn vị

- Quyết định quản lý: là các quyết định chức năng được thực hiện bởi các nhà quản lý cấp trung để tìm kiếm nguồn lực và tổ chức sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu của đơn vị Quá trình ra các quyết định quản lý được hỗ trợ thông qua hệ thống dự toán và các báo cáo quản trị như báo cáo trách nhiệm Các thông tin do HTTTKT cung cấp giúp nhà quản lý xem xét, đánh giá việc huy động và sử dụng nguồn lực của đơn vị sao cho đạt hiệu quả, hiệu năng, đáp ứng được các mục tiêu của tổ chức

- Quyết định hoạt động: là các quyết định được thực hiện bởi các nhà quản

lý và các bộ phận tại cấp hoạt động thông qua HTTTKT trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày nhằm cung cấp những thông tin đa dạng, chi tiết và chính xác để hỗ trợ các bộ phận này thực hiện các mục tiêu ngắn hạn của đơn vị

Thứ hai, HTTTKT phục vụ cho các nhà đầu tư: Thông tin kế toán được

trình bày dưới dạng các báo cáo kế toán là những thông tin hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình hoạt động kinh doanh của DN Thông tin do HTTTKT cung cấp là căn

cứ quan trọng để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả các quá trình SXKD của DN, đồng thời là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát triển những khả năng tiềm tàng và dự báo

xu hướng phát triển trong tương lai của DN Từ đó, các nhà đầu tư nắm được hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình tài chính của DN và đưa ra các

Trang 38

quyết định có nên đầu tư hay không và cũng biết được DN đã sử dụng số vốn đầu

tư đó như thế nào (Đặng Thị Thúy Hằng) [11]

Thứ ba, HTTTKT phục vụ quản lý giám sát của Nhà nước: Qua kiểm tra,

tổng hợp các số liệu kế toán, Nhà nước nắm được tình hình chi phí, lợi nhuận của các đơn vị Từ đó đề ra các chính sách về đầu tư, thu thuế thích hợp cũng như hoạch định các chính sách, soạn thảo luật lệ và thực hiện các chức năng kiểm soát vĩ mô

1.1.3 Yêu cầu của HTTTKT trong doanh nghiệp

Nghiên cứu về yêu cầu đối với HTTTKT trước hết phải xem xét HTTTKT

đó cần đạt được mục tiêu gì, từ đó xây dựng HTTTKT phù hợp để cung cấp các thông tin kế toán đạt được mục đích đề ra Một HTTTKT được thiết kế để đạt được các mục tiêu sau đây: (1) Để đáp ứng nhu cầu báo cáo theo luật định của tổ chức (2) Cung cấp thông tin kế toán đáng tin cậy để phục vụ nhu cầu sử dụng cho các người dùng khác nhau (3) Để bảo vệ các tổ chức từ các rủi ro có thể phát sinh từ việc lạm dụng các dữ liệu kế toán hay hay chính hệ thống đó

Như vậy, một HTTTKT được coi là thành công nếu nó đáp ứng được hết các yêu cầu cơ bản sau:

- Thông tin cung cấp phải có liên quan và phù hợp: Thông tin được cho là

có liên quan nếu nó ảnh hưởng đến các quyết định Để có ích trong quá trình ra quyết định, thông tin phải có giá trị trong việc dự đoán và giá trị trong việc phản hồi Thông tin kế toán liên quan giúp người sử dụng không chỉ có những dự đoán

về kết quả của quá khứ, hiện tại mà cả sự kiện tương lai của đơn vị

- Thông tin cung cấp phải tin cậy và kịp thời: Để có ích, thông tin phải đáng tin cậy cũng như liên quan Thông tin phải được tin tưởng và phụ thuộc vào người sử dụng cho một mục đích nhất định Trong hệ thống thông tin kế toán, sai sót và gian lận là hai nguyên nhân chính dẫn đến thông tin cung cấp không đáng tin cậy Chính vì vậy, một hệ thống thông tin kế toán thành công phải có hệ thống kiểm soát nội bộ tương xứng nhằm chống và phát hiện các sai sót và gian lận Để đảm bảo độ tin cậy của thông tin, thông tin kế toán phải được trình bày trung thực, chính xác, đầy đủ, khách quan và kiểm chứng được

Trang 39

Thông tin được coi là cung cấp kịp thời nếu người sử dụng có được thông tin ngay khi họ cần để ra quyết định

- Thông tin cung cấp phải so sánh được và nhất quán: Chất lượng thông tin cho phép người dùng có thể xác định những thay đổi trong các hiện tượng kinh tế trong một kỳ của một đơn vị, hoặc giữa hai hay nhiều đơn vị với nhau So sánh giúp cho người lãnh đạo doanh nghiệp có thể xem xét đơn vị của họ hoạt động như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh Báo cáo kế toán sẽ so sánh giữa các đơn vị để xác định điểm tương đồng và khác biệt Để có thể so sánh được, báo cáo kế toán phải nhất quán về thời gian lập, đơn vị đo lường sử dụng và các tiêu chuẩn của báo cáo

- Thông tin kế toán phải dễ hiểu và thuận tiện cho người sử dụng: Các thông tin kế toán phải có chất lượng và có ý nghĩa kinh tế cho người sử dụng Người sử dụng thông tin như các cổ đông, các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng… là người có kiến thức kinh tế, nhưng sự hiểu biết về kế toán không sâu Do vậy, thông tin kế toán phải đơn giản, dễ hiểu, không quá phức tạp để người sử dụng có thể sử dụng nó có hiệu quả nhất

1.2 NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

1.2.1 Nhu cầu thông tin kế toán từ các đối tượng sử dụng

HTTTKT là một hệ thống thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về các hoạt động tài chính và phi tài chính liên quan trong và ngoài DN nhằm đáp ứng việc cung cấp thông tin trung thực, hợp lý và đáng tin cậy để cho các đối tượng sử dụng Do đó, việc phân tích và xác định nhu cầu thông tin là nội dung có ý nghĩa quan trọng

Nhu cầu thông tin của DN bao gồm hai nhóm thông tin kế toán sau:

- Thông tin kế toán tài chính;

- Thông tin kế toán quản trị

Khi xác định nhu cầu thông tin, cần xác định các đối tượng sử dụng thông tin kế toán trong và ngoài DN

Trang 40

Đối với các đối tượng sử dụng thông tin bên trong DN:

Thông tin trong DN rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên giá trị của thông tin đối với công việc điều hành hoạt động của mỗi DN, mỗi bộ phận chức năng

và mỗi nhà quản lý ở các cấp là khác nhau Để đảm bảo thông tin được cung cấp một cách có hiệu quả cần phải xác định nhu cầu thông tin đối với từng cấp quản

lý, từng bộ phận chức năng trong DN Nhu cầu thông tin ở các cấp độ khác nhau tùy theo trách nhiệm của người sử dụng thông tin trong cơ cấu tổ chức của DN Thông tin cung cấp có thể phân hành ba loại: thông tin chiến lược, thông tin quản

lý và thông tin hoạt động tương ứng với ba cấp quản lý trong DN: Nhà quản lý cấp cao, cấp trung gian và cấp hoạt động

Bảng 1.1 : Nhu cầu loại thông tin liên quan đến quyết định quản lý

(AyyoubAl Swalhah) [39]

Kiểu

Thông tin

Quyết định

Người

sử dụng

Nguồn thông tin

Cấp độ phức tạp

Quản lý cấp cao

Bên trong

và bên ngoài

Phức tạp Tương

lai

Lập kế hoạch chiến lược Xây dựng và thực hiện các chiến lược

Các bộ phận

Ít phức tạp

Hiện tại

và tương lai

Lập kế hoạch chức năng hoạt động

Kiểm soát quản lý Thông tin

hoạt động

Hoạt động

Quản lý cấp cơ sở Bên trong

Không phức tạp Hiện tại

Thực hiện lên kế hoạch hoạt động Đối với nhà quản lý cấp cao: Người quản lý cấp cao trong DN là người thiết lập và đưa ra các quyết định chiến lược cho sự phát triển tương lai của DN Thông tin để phục vụ cho việc lập kế hoạch, ra quyết định này lấy từ nhiều nguồn khác nhau cả bên trong và bên ngoài DN, thường là các thông tin phức tạp, phụ thuộc vào năng lực quản lý và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo Chính vì vậy,

Ngày đăng: 09/10/2018, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w