Trong bối cảnh quan hệ quốc tế hết sức rộng mở và phức tạp, ngoại giao càng thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngoại giao không chỉ là lĩnh vực thuộc về quan hệ chính trị quốc tế mà đã vươn tầm với của mình tác động đến hầu hết các lĩnh vực khác trong mối quan hệ giữa các quốc gia, khu vực, tổ chức trên thế giới. Mỗi quốc gia không thể tồn tại tách ra khỏi đời sống cộng đồng quốc tế.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGĐẠI CƯƠNG VỀ NGOẠI GIAO VÀ NGHIỆP VỤ NGOẠI GIAO
LƯU HÀNH NỘI BỘNĂM 2006
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGĐẠI CƯƠNG VỀ NGOẠI GIAO VÀ NGHIỆP VỤ NGOẠI GIAO
- Chủ nhiệm đề tài: Võ Thị Huệ, Giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Với sự tham gia cộng tác của tập thể tác giả Bộ môn Nghiệp vụ Ngoại giao, Học viện Quan hệ quốc tế: Nguyễn Đình Sơn, Mai Thị Phòng,
Nguyễn Tử Lương.
LƯU HÀNH NỘI BỘNĂM 2006
Trang 3CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI GIAO
I Giới thiệu môn học
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế hết sức rộng mở và phức tạp, ngoại giaocàng thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ và xây dựngđất nước Ngoại giao không chỉ là lĩnh vực thuộc về quan hệ chính trị quốc tế
mà đã vươn tầm với của mình tác động đến hầu hết các lĩnh vực khác trong mốiquan hệ giữa các quốc gia, khu vực, tổ chức trên thế giới Mỗi quốc gia khôngthể tồn tại tách ra khỏi đời sống cộng đồng quốc tế
Đất nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, tiếp tục triển khai chính sáchđối ngoại rộng mở đa phương hoá, đa dạng hoá, hoạt động ngoại giao hết sứcphong phú và sôi động Với tư cách đại diện cho quốc gia, dân tộc người làmcông tác đối ngoại ngày càng cần được trang bị và nâng cao kiến thức tổng hợpmọi mặt đặc biệt là kiến thức về nghiệp vụ ngoại giao do tầm quan trọng và sứcảnh hưởng hết sức to lớn của các nghiệp vụ này Nhưng trên thực tế, ngoại giaovẫn như một ngành độc tôn có tầm phổ quát tương đối hẹp Vì thế việc nhậnthức đúng về bản chất ngoại giao và vận dụng thành công nghiệp vụ ngoại giao
là yêu cầu không thể thiếu đối với cán bộ làm công tác đối ngoại nhằm góp phầnthực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó
Môn học Đại cương về Ngoại giao và Nghiệp vụ Ngoại giao nhằm cungcấp một cái nhìn bao quát xuyên suốt về các vấn đề cơ bản của hoạt động ngoạigiao và công tác nghiệp vụ ngoại giao giúp cho học viên hình dung được quátrình phát triển và bản chất của ngoại giao, cơ cấu tổ chức ngành ngoại giao, chế
độ ưu đãi miễn trừ ngoại giao, nghiệp vụ tiếp xúc, đàm phán, công tác soạn thảovăn bản ngoại giao, nghiệp vụ lễ tân Tất cả những nội dung này được trình bàytheo sáu chương, với nội dung là các quy định chung của quốc tế với trọng tâm
là ngoại giao Việt Nam:
Chương I: Khái quát về ngoại giao
Chương II: Cơ cấu tổ chức ngành ngoại giao
Chương III: Chế độ ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
Chương IV: Công tác tiếp xúc và đàm phán ngoại giao
Chương V: Công văn và văn kiện ngoại giao
Chương VI: Lễ tân ngoại giao
Phương pháp tiếp cận môn học này là phương pháp phân tích - tổng hợp,kết hợp những vấn đề lý thuyết và kỹ năng thực hành Cơ sở lý luận là các vănbản có tính pháp lý về ngoại giao và quan hệ đối ngoại của quốc tế và Việt Nam
Cơ sở thực tiễn là hoạt động ngoại giao hiện đại của ngoại giao Việt Nam hơn
50 năm qua và theo những quy định, thông lệ quốc tế được đại đa số các nướctuân thủ
Môn học có dung lượng 45 tiết, dành cho sinh viên năm thứ hai, chuyênngành Thông tin đối ngoại, sau khi đã được trang bị những kiến thức cơ bản về
Trang 4chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu biết những kiến thức nềntảng về văn hoá, lịch sử, kinh tế, xã hội… và nhiệm vụ của đất nước trong từnggiai đoạn phát triển.
II Khái niệm chung về ngoại giao
1 Quá trình hình thành và phát triển của ngoại giao
1.1 Thời kỳ trước thế kỷ XV
Từ buổi bình minh của loài người, đã xuất hiện những hình thức phôi thaicủa quan hệ ngoại giao, đó là những hình thức giao tiếp đơn giản, thô sơ giữacác cộng đồng, bộ lạc, thị tộc…Theo các nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao như:Nicolson, Marterns (Anh), Jean-Baptiste Durosell, Jean Serres (Pháp), Dôrin(Liên Xô cũ)… thì những hình thức giao tiếp này chỉ có thể được coi là tiền thâncủa ngoại giao chứ chưa phải là chính thức ngoại giao Việc xuất hiện của ngoạigiao gắn liền với việc xuất hiện Nhà nước Ngoại giao, cũng như Nhà nước, đều
là con đẻ của xã hội có giai cấp
Khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, Nhà nước ra đời, ngoại giao tuy
đã chiếm vị trí quan trọng trong các mối quan hệ giữa các nước và các quốc gia,nhưng không phải là biện pháp hàng đầu trong việc thực hiện chính sách đốingoại của Nhà nước Thời kỳ này, bạo lực và chiến tranh là chính sách hàng đầu.Tuy nhiên ngoại giao vẫn hình thành và phát triển và là phương pháp không thểthiếu được để phát triển mối quan hệ bang giao giữa các nước Thời cổ đại,trong bộ máy Nhà nước chưa có cơ quan chuyên trách làm công tác ngoại giao,chưa có viên chức ngoại giao, và các quy định về đặc quyền ưu đãi ngoạigiao… Công tác ngoại giao thời kỳ này chủ yếu tập trung vào một số vấn đề:phục vụ các nhiệm vụ tác chiến; cầu phong, cống sính, hiếu hỉ; đi sứ, tiếp sứ;trao đổi điệp văn, v.v…
Nhìn chung, quan hệ ngoại giao thời kỳ này thường thể hiện chủ yếu vềmặt chính trị: đó là việc thể hiện sự “thuần phục” của nước nhỏ đối với nướclớn, của nước yếu đối với nước mạnh, và quan hệ của bá chủ đối với chư hầu
Bước sang thời kỳ Trung cổ, với chế độ phong kiến phân quyền, ngoạigiao thời kỳ này mang nặng dấu ấn của chế độ phong kiến - nông nô Châu Âu
bị chia thành vô số mảnh đất nhỏ xíu độc lập, giới lãnh chúa được đồng nhấtvới quốc gia Những chúa đất lớn là những đế vương, còn quốc gia là tài sảnthừa kế của họ Ranh giới giữa quốc gia và với quyền chiếm hữu tư nhân bị xoánhoà; sự khác biệt giữa công pháp với tư pháp, quan hệ riêng tư với quan hệquốc tế biến mất Mỗi một lãnh chúa vẫn thực hiện một chính sách đối ngoại ítnhiều có tính độc lập Một nhân tố nữa ảnh hưởng mạnh đến ngoại giao thời kỳnày là Nhà thờ mà đại diện là Giáo hội với toàn bộ mối quan hệ quốc tế phức tạpcủa nó Giáo hội không chỉ là lực lượng tôn giáo, mà còn là lực lượng nhà nước.Giáo hội đã chiếm hữu những cơ sở vật chất đồ sộ, rộng khắp Sự thống nhất và
uy tín quốc tế của Giáo hội độc lập với tình trạng chia rẽ và tranh giành giữa cácquốc gia phong kiến Giáo hội đã triển khai hoạt động ngoại giao rất tích cực,vận dụng mọi phương tiện từ những phương pháp chính trị cho đến việc rútphép thông công, cấm hành lễ, mua chuộc, do thám và ám sát Giáo hoàng La
Trang 5Mã đã phái các đại diện của mình sang nước khác đảm trách công tác ngoại giaovới tư cách là người đứng đầu đoàn ngoại giao Tuy nhiên thời đó các “Thánhsứ” của Giáo hoàng chỉ là những đại diện lâm thời Nền ngoại giao của Giáohoàng đã thành công trong việc tham gia tổ chức thực hiện một số trào lưu lớncủa thời đại như những cuộc Thập tự chinh Tuy nhiên, xu thế ly tâm đã xói mòngốc rễ của cả nhà nước Giáo hội lẫn quyền lực của các hoàng đế.
1.2 Từ thế kỷ XV trở đi
Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, cùng những phát kiến địa lý, sự
ra đời của động cơ hơi nước, sự phát hiện ra châu Mỹ và đường biển sang ẤnĐộ,v.v… đường hàng hải quốc tế được lưu thông, quan hệ thương mại ngàycàng mở rộng, giao lưu giữa các quốc gia trở nên nhộn nhịp, các nước đế quốcđẩy mạnh công cuộc xâm chiếm thuộc địa Cùng với sự củng cố của Nhà nước,
tổ chức nghiệp vụ ngoại giao cũng ngày càng mang tính ổn định hơn, xuất hiện
cơ quan ngoại giao đại diện thường trực Vào cuối thế kỷ XVI, quy chế cơ quanđại diện ngoại giao thường trực hình thành một cách ổn định, và có quy địnhthêm ngôi thứ ngoại giao hoàn chỉnh, những hình thức thư tín ngoại giao ra đời
và được mọi người chấp nhận Nghi thức lễ tân ngoại giao với nước ngoài cũngđược điều chỉnh chính xác hơn Các nước đã dần dần bổ nhiệm các đại diệnthường trực tại nước khác Theo V.A Dôrin, mặc dù các đại diện ngoại giaothường trú nước ngoài bắt đầu có từ thế kỷ XVI, nhưng đó thường mới chỉ là các
“quốc vụ khanh”, “ngoại vụ” bên cạnh các nguyên thủ quốc gia để phụ trách cáccông việc đối ngoại, chứ chưa có cơ quan đại diện ngoại giao thường trực
Chỉ tới thế kỷ XVIII, thì cơ quan đại diện thường trực mới bắt đầu hìnhthành Thế kỷ XIX, những cơ quan thường trực như vậy đã được thành lập ởnhiều quốc gia có quan hệ với nhau và tới thế kỷ XX thì các cơ quan này đã trởnên khá mạnh, mang tính chuyên nghiệp và là một bộ phận quan trọng trongtoàn bộ hệ thống lãnh đạo của Nhà nước Hoạt động ngoại giao trong thế kỷ XX
đã phát triển nhanh mạnh với nhiều hình thức rất đa dạng và phong phú
1.3 Sự ra đời của Điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao
Do quan hệ bang giao ngày càng mở rộng, các mối quan hệ giữa các quốcgia ngày càng đa dạng, phức tạp và xuất hiện nhiều vấn đề mới Do đó, các nướcphải cùng nhau giải quyết các vấn đề chung trong quan hệ quốc tế, bởi vì các tậpquán quốc tế và các tập quán quốc gia không còn đủ “sức” để điều hành các mốiquan hệ này Yêu cầu đó dẫn đến việc các hiệp định, hiệp ước quốc tế về ngoạigiao lần lượt ra đời, lúc đầu còn sơ sài, càng về sau, các hiệp ước, hiệp định nàycàng được chi tiết hoá và hệ thống hoá
* Hiệp ước 1520 giữa Anh và Đế quốc La Mã thần thánh đã có ý nghĩanhất định: đây là lần đầu tiên các quốc gia cam kết lập các đại sứ quán thường trú
* Hiệp ước Westphalie (1648) đã xác định hình thức các đại sứ quán vàquy định những nguyên tắc về mối quan hệ thường xuyên giữa các quốc gia
* Hiệp ước Tilritt (1807) giữa Pháp và Nga hoàng về vấn đề đại sứ, công sứ
và các phái viên của chính phủ được xây dựng trên nguyên tắc hỗ tương, bình đẳng
Trang 6* Hiệp ước Viên (1815) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các đại diệnngoại giao Đây là quy tắc công pháp quốc tế và thực tiễn ngoại giao được cácnước chấp nhận, là quy tắc đầu tiên quy định rõ ràng vị trí đứng đầu đoàn ngoạigiao và chế độ công tác của các đại diện ngoại giao Hiệp ước quy định ngôi thứngoại giao gồm 3 cấp: đại sứ, đại sứ toà thánh được bổ nhiệm bên cạnh nguyênthủ quốc gia; phái viên đặc biệt, công sứ toàn quyền được bổ nhiệm bên cạnhnguyên thủ quốc gia; đại biện được bổ nhiệm bên cạnh bộ trưởng ngoại giao.
* Nghị định thư Aix - La Chapelle (1818) chi tiết hoá quyền hạn và chứcnăng của các đại diện ngoại giao
* Công ước Viên (1961) về quan hệ ngoại giao là công ước tương đối đầy
đủ và hoàn chỉnh nhất Đến năm 1988, đã có trên 150 nước công nhận tham giaCông ước Năm 1980, Việt Nam tuyên bố tham gia Công ước với hai điều bảolưu về nội dung
2 Khái niệm về ngoại giao
Bỏ qua các định nghĩa cổ xưa, chúng ta thử tìm hiểu một số khái niệm,định nghĩa về ngoại giao được nhiều người biết đến của các học giả, các nhàkhoa học công pháp quốc tế, các nhà nghiên cứu, hoạt động ngoại giao để có thểđưa đến một định nghĩa chung
2.1 Định nghĩa của một số học giả, nhà ngoại giao Anh
- Nhà ngoại giao nổi tiếng Harold Nicolson, dựa vào Từ điển tiếng AnhOxford, đã đưa ra định nghĩa: “Ngoại giao, đó là việc tiến hành những quan hệquốc tế bằng cách đàm phán; đó là một phương pháp mà các đại sứ, công sứ…dùng để điều chỉnh và tiến hành quan hệ này; đó là công tác hoặc nghệ thuật của
nhà ngoại giao” ( H Nicolson: Diplomacy, Oxford University Press, London,
1965, p.15)
- E Stow, nhà hoạt động ngoại giao, tác giả cuốn “Ngoại giao thực hành”lại viết: Ngoại giao là sự áp dụng trí tuệ và lịch thiệp vào việc tiến hành nhữngquan hệ chính thức giữa các chính phủ các nước độc lập, và đôi khi cả giữa
những nước ấy với những nước chư hầu của họ” (E Stow: Stow Guide to
Diplomacy Practice, Londes, Longmán, Green, 1917).
- Học giả Martens viết đại ý: Ngoại giao là một khoa học về những quan
hệ đối ngoại hay các công việc đối ngoại của quốc gia, và theo nghĩa hẹp hơn đó
là một khoa học hay một nghệ thuật đàm phán
- Các định nghĩa trên, tuy có khác nhau ít nhiều, nhưng đều giống nhau ởmột số điểm: đều nói đến các mối quan hệ đối ngoại giữa các nước; đều đề cậpđàm phán và coi đàm phán là một phương pháp điều hành những quan hệ đốingoại giữa các quốc gia Riêng định nghĩa của Nicolson đề cập những người cócương vị của nhà nước, người trực tiếp phụ trách, tiến hành đàm phán Xét theoquan điểm của chúng ta, ba định nghĩa trên đều có những thiếu sót chung: khôngnhắc tới tính giai cấp của các mối quan hệ ngoại giao và của chính sách đốingoại mà ngoại giao là cơ quan thực hiện; chưa nêu rõ mục đích của ngoại giao
là lợi ích quốc gia, lợi ích của giai cấp thống trị, chưa chỉ rõ cơ sở của ngoại
Trang 7giao là chính sách đối ngoại, hoạt động ngoại giao là một trong những conđường chủ yếu thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước.
2.2 Các định nghĩa khác
- Từ điển “Le Nouveau Petit Robert” ấn hành tháng 3-1994 định nghĩa:
“Ngoại giao là ngành chính trị liên quan đến các mối quan hệ giữa các quốc gia:đại diện quyền lợi của một chính phủ ở nước ngoài, quản lý công việc quốc tế,hướng dẫn và thực hiện đàm phán giữa các quốc gia” (Le Nouveau Petit Robert,Dictionnaires le Robert - Paris, 1994, p.649)
- “Từ điển ngoại giao” của Liên Xô (cũ) viết: Ngoại giao, theo nghĩa đầutiên của nó là người có văn bằng (diplôme), mà như người ta đã gọi ở La Mã cổxưa theo danh từ Hy Lạp thì “diplôme” là thư giới thiệu hoặc thư uỷ nhiệm doThượng nghị viện (Sénat) cấp cho những nhân vật chính thức được cử đến cáctỉnh hay ra nước ngoài, là một công việc có tính chất hành động, có tính chất sựnghiệp, có tính chất hoà bình khác hẳn với công tác quân sự, để chuyên thựchiện những nhiệm vụ chính trị đối ngoại của quốc gia, và do các cơ quan chínhphủ (như Bộ ngoại giao, các đại diện nước ngoài) chấp hành Từ điển còn giảithích thêm: “… theo nghĩa hẹp, ngoại giao là công cụ của chính sách đối ngoại”,
“… chính sách đối ngoại do lợi ích của các quốc gia trực tiếp quyết định…”, “…ngoại giao thì quyết không thể tách rời khỏi ảnh hưởng của cơ cấu xã hội…song nó vẫn chỉ là phương tiện kỹ thuật để thực hiện chính sách đối ngoại màthôi”
- Định nghĩa của nhà ngoại giao Liên Xô (cũ) V.A.Dôrin: “Ngoại giao làhoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại và của các đại diện quốc gia đểthực hiện các nhiệm vụ chính trị đối ngoại của quốc gia do quyền lợi của cácgiai cấp thống trị quyết định, và bảo vệ bằng phương pháp hoà bình nhữngquyền hạn và lợi ích của quốc gia ở nước ngoài”
- “Từ điển tiếng Việt”, Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1996, địnhnghĩa: Ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốcgia mình và để góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung”
Tất cả các định nghĩa nêu trên, dù dài hoặc ngắn, đều đề cập những nộidung cơ bản của ngoại giao trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Song, ngàynay nhiều quan điểm mới xuất hiện mà các định nghĩa nêu trên chưa đáp ứngđược, đó là:
* Ngoại giao không chỉ là ngành chính trị, mà còn là “một khoa học xãhội mang tính tổng hợp”
* Ngoại giao góp phần thực hiện chính sách đối nội
* Hiện nay, ngoại giao không còn là “lãnh địa” riêng của Nhà nước,không chỉ có các cơ quan của Chính phủ làm công tác đối ngoại, mà cả các tổchức phi chính phủ, các chính khách, các học giả hay nhân vật có trách nhiệmcũng hoạt động năng nổ và có hiệu quả trong lĩnh vực này
* Quan điểm “ngoại giao là một nghệ thuật của các khả năng”, “ngoạigiao là phương tiện thực hiện nhiệm vụ của chính sách đối ngoại trong khi chính
Trang 8sách này là sự tiếp tục của chính sách đối nội” đã được các quốc gia trên thế giớichấp nhận.
2.3 Định nghĩa chung về ngoại giao
Từ các định nghĩa trên và qua thực tiễn hoạt động ngoại giao trong nước
và trên thế giới, theo đường lối, quan điểm của Đảng ta về chính sách đối ngoại,
chúng ta có thể rút ra định nghĩa chung về ngoại giao như sau: Ngoại giao là
một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của những khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối ngoại, nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền hạn của các quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung, bằng con đường đàm phán và các hình thức hoà bình khác.
Để hiểu định nghĩa này, chúng ta cần chú ý một số vấn đề:
- Phải gắn trực tiếp việc xuất hiện của bản thân ngoại giao với việc xuấthiện Nhà nước, bởi lẽ, ngoại giao trước tiên là hoạt động của các cơ quan đốingoại, của những người có cương vị nhất định của Nhà nước
- Thực chất, ngoại giao xuất phát từ bản chất xã hội của Nhà nước, là con
đẻ của xã hội có giai cấp, nhằm thực hiện chính sách đối ngoại - sự tiếp nối củachính sách đối nội của một quốc gia, chính phủ
2.4 Vài nét về đàm phán
Công tác đàm phán là một khâu rất quan trọng trong hoạt động ngoạigiao, nhưng hoạt động ngoại giao không chỉ có đàm phán Khái niệm ngoại giaogắn liền với nghệ thuật đàm phán là nhằm tìm ra cách giải quyết các xung độtbằng con đường đấu tranh, nhân nhượng theo phương pháp hoà bình để chấmdứt xung đột, củng cố, mở rộng hợp tác Thực chất trong đàm phán bao giờ cũng
có cái “được” và cái “mất” và các bên tham gia đều cố gắng giành phần “được”nhiều nhất và hạn chế phần “mất” ở mức thấp nhất
III Các hình thức ngoại giao
Trong lịch sử ngoại giao thế giới đã từng xuất hiện những thuật ngữ như:
“Ngoại giao pháo hạm”, “Ngoại giao bóng bàn”, “Ngoại giao sân gôn”, “Ngoạigiao bóng đá”, “Ngoại giao nhà nghỉ”, “Ngoại giao xe buýt”… Các hoạt độngnày thường được tổ chức như là bước khởi đầu để “làm tan băng” các mối quan
hệ giữa các quốc gia đang “có vấn đề với nhau”
Ngoại giao, nhất là ngoại giao hiện đại, tuỳ tình hình cụ thể, tuỳ mục đích,yêu cầu đặt ra, có thể sử dụng nhiều loại hình khác nhau, rất đa dạng, phongphú, tế nhị Chúng ta đã từng biết tới những loại hình như: ngoại giao công khai,ngoại giao bí mật, ngoại giao nguyên thủ, ngoại giao con thoi, ngoại giao ngănchặn, ngoại giao phát triển, ngoại giao phòng ngừa, ngoại giao kinh tế Các hìnhthức quen thuộc mà chúng ta thường đề cập, sử dụng là:
1 Ngoại giao Nhà nước
Đây là hình thức hoạt động ngoại giao do các cơ quan và các đại diện cóthẩm quyền của Chính phủ và Nhà nước tiến hành Hình thức này sẽ mang lại sự
có lợi cho các bên tham gia trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹthuật, công nghệ, chính trị,…
Trang 92 Ngoại giao giữa các Đảng phái chính trị
Đây là hình thức hoạt động ngoại giao do các cơ quan đại diện có thẩmquyền của các đảng phái chính trị tiến hành Hình thức này góp phần xây dựngphong trào, trao đổi trên cơ sở hệ tư tưởng Đối với chúng ta hình thức ngoạigiao này góp phần xây dựng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
3 Ngoại giao nhân dân
Đây là hình thức hoạt động ngoại giao do các tổ chức quần chúng nhândân thực hiện Hình thức này mang lại sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa cácdân tộc trên thế giới
4 Ngoại giao đa phương
Hình thức hoạt động này đã xuất hiện từ lâu và trước đó nó chủ yếu làmảnh đất riêng của các nước lớn Các nước nhược tiểu chỉ có thể đứng ngoàinghe ngóng, chờ đợi sự định đoạt của các nước lớn, cho dù đó là những vấn đềtrực tiếp liên quan đến mình
Ngoại giao đa phương ra đời khi các tổ chức liên chính phủ hình thànhcác cơ chế tập thể với các quy tắc chung vượt qua khỏi khuôn khổ ngoại giaosong phương Ngoại giao đa phương xuất hiện vào thế kỷ XIX với việc thànhlập các liên minh quốc tế như Liên minh Điện tín quốc tế (1865), Liên minh Bưuchính toàn cầu (1878), Liên minh đường sắt (1890) Trên thực tế, ngoại giao đaphương được chính thức hoá với Hội quốc liên (1919), ra đời sau chiến tranh thếgiới thứ nhất với mục đích thay thế ngoại giao bí mật bằng ngoại giao cởi mởmang tính đa phương và được phát triển lên với sự ra đời của Liên hợp quốc(1945)
Ngày nay, nền ngoại giao đa phương với ý thức độc lập, tự chủ của mỗiquốc gia ngày càng cao, trong bối cảnh tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ,
đã trở thành một trong những hiện tượng đặc trưng của thời đại Động lực thúcđẩy ngoại giao đa phương phát triển nằm ngoài xu thế phát triển của toàn cầuhoá và khu vực hoá Cụ thể, đó là sự phát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật
- cộng nghệ; sự phát triển rộng khắp của hội nhập; việc mở rộng cơ chế thịtrường trên thế giới Hiện nay ngoại giao đa phương được chia thành hai loại:ngoại giao đa phương của các tổ chức chính thức và ngoại giao đa phương củacủa các tổ chức phi chính phủ
- Ngoại giao đa phương của các tổ chức chính thức diễn ra ở nhiều cấp,nhiều tầng, đó là:
+ Bao gồm các tổ chức, diễn đàn rộng lớn, có tính chất toàn cầu như Liênhợp quốc, các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc như Hội đồng kinh tế và
xã hội; Quỹ tiền tệ quốc tế; Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế Tổ chứcgiáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc; Tổ chức nông nghiệp, lươngthực của Liên hợp quốc; Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn
+ Ngoại giao đa phương của một hay nhiều khu vực: Liên minh châu Âu(EU); Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU); Hiệp hội các nước Đông – Nam Á(ASEAN); khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA); Diễn đàn hợp tác kinh
tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
Trang 10+ Ngoại giao đa phương của một số tổ chức tập hợp các nước phương Tây
và xã hội chủ nghĩa (trước đây): Tổ chức an ninh và hợp tác ở châu Âu; Uỷ bankinh tế của Liên hợp quốc về Châu Âu
+ Ngoại giao đa phương của các tổ chức dựa vào sự giúp đỡ của các Uỷban hoặc nhóm chuyên môn do họ lập ra Ví dụ: tháng 12-1960, Tổ chức hợptác và phát triển kinh tế (OECD) đã thay thế cho Tổ chức hợp tác kinh tế châu
Âu (OEEC) được thành lập từ năm 1947; từ năm 1969, OECD đã lập ra các uỷban hoặc nhóm đa phương phụ trách các vấn đề riêng: Uỷ ban thị trường tàichính (1969); Uỷ ban các vấn đề thuế (1971)…
- Ngoại giao đa phương của các tổ chức phi chính phủ hoạt động theoĐiều 71 Hiến chương liên hợp quốc - cho phép các tổ chức phi chính phủ đóngvai trò cố vấn bên cạnh Hội đồng kinh tế - xã hội và ban thư ký của Liên hiệpquốc Có thể chia các tổ chức phi chính phủ thành 6 loại Nhóm những ngườisản xuất và những hiệp hội nghề nghiệp; nhóm giải trí; nhóm tổ chức từ thiện vàgiúp đỡ phát triển; các tổ chức nhà thờ; nhóm cộng đồng; nhóm hoạt động theothời điểm
Trong thời đại ngày nay, ngày càng có nhiều vấn đề vượt ra ngoài ranhgiới quốc gia và càng không thể giải quyết được bằng ngoại giao song phương.Mặt khác, với ý thức độc lập tự chủ của từng quốc gia ngày càng tăng cao, ngoạigiao không còn là là độc quyền của các nước lớn nữa Và cũng chính về lẽ đó,ngoại giao đa phương ngày càng phát triển mạnh mẽ Vấn đề đặt ra là mỗi thànhviên trong cộng đồng quốc tế phải biết vận dụng tốt ngoại giao đa phương đểbảo vệ lợi ích của mình và cũng để thúc đẩy quá trình dân chủ hoá đời sốngquốc tế Đây là một thách thức đối với từng nước, nhất là đối với những nướcnghèo, chậm phát triển, chưa đủ “sức” để triển khai các hoạt động toàn diện, đápứng tốt mọi yêu cầu của ngoại giao đa phương
IV Hoạt động ngoại giao và công tác nghiệp vụ ngoại giao
1 Khái niệm về hoạt động ngoại giao
Hoạt động ngoại giao chính là sự phát triển của một mạng lưới các cơquan ngoại giao, ở trong nước và trên khắp thế giới, trên mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, nhằm thực hiện nhiệm vụ của ngành ngoại giao Nó mang tính lịch
sử và thể hiện hiện rõ bản sắc, truyền thống dân tộc Đó là cuộc đấu tranh chínhtrị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, lý luận thể thiện rõ bản chất giai cấp, quyền lợidân tộc, lợi ích quốc gia; là cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù, đối phương, đốitác bằng phương pháp riêng của ngành ngoại giao
Công tác nghiệp vụ ngoại giao là một loại công tác nhất định của Nhànước Đó là chế độ công tác của các cán bộ ngoại giao trong các cơ quan trungương và ở nước ngoài, nhằm thực hiện nhiệm vụ ngoại giao của Nhà nước, hoặcnói ngắn gọn hơn, công tác nghiệp vụ ngoại giao chính là những kiến thức, kỹnăng chuyên ngành của ngành ngoại giao
2 Cơ sở hoạt động ngoại giao và công tác nghiệp vụ ngoại giao
Trang 11Qua thực tiễn hoạt động ngoại giao, cũng như qua sách báo, chúng ta cóthể nhận thức và đúc kết những cơ sở cần thiết cho hoạt động ngoại giao và côngtác nghiệp vụ ngoại giao Việt Nam như sau:
- Nắm vững, vận dụng tốt những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tưtưởng Hồ Chí Minh về tình hình quốc tế, về những quy luật phát triển của xãhội, về so sánh lực lượng giữa các nhân tố sức mạnh trong nước và quốc tế.Đồng thời phải chú ý những đặc điểm dân tộc và lịch sử phát triển của từngnước, từng nhóm nước, từng khu vực và trên thế giới
- Nắm vững, thực hiện tốt đường lối, chủ trương, nhiệm vụ, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước
- Hiểu biết tốt về khoa học xã hội tổng hợp, nhất là về quan hệ quốc tế,kinh tế quốc tế, luật pháp quốc tế Nắm vững tình hình mọi mặt của nước mình
và của thế giới, khu vực, đất nước mà mình có quan hệ
Phải nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu ngoại giao
-cơ sở, xương sống của mọi công tác nghiệp vụ khác để thực hiện được “ngoạigiao là nghệ thuật của những khả năng”
Trang 12CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÀNH NGOẠI GIAO
I Tổ chức bộ máy ngoại giao
1 Các cơ quan quan hệ đối ngoại
Ngày nay, mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, dù theo chế độquân chủ hay chế độ cộng hoà…đều có một cơ quan chuyên trách chịu tráchnhiệm về công tác đối ngoại Hệ thống tổ chức các cơ quan quan hệ đối ngoạicủa các nước đều bao gồm hai loại: Các cơ quan quan hệ đối ngoại trung ương
và các cơ quan đại diện ở nước ngoài
1.1 Các cơ quan quan hệ đối ngoại Trung ương
1.1.1 Các cơ quan chính trị do Hiến pháp quy định
Thông thường, cơ quan này bao gồm nguyên thủ quốc gia (cá nhân hoặc tậpthể), Chính phủ và Thủ tướng, Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Ngoại giao
Nguyên thủ quốc gia là Vua ở các nước theo chế độ quân chủ và Chủ tịchhoặc Tổng thống ở các nước theo chế độ cộng hoà Trách nhiệm, hoạt động củanguyên thủ quốc gia do Hiến pháp quy định Tuy nhiên, cũng có khi quyền hạncủa nguyên thủ quốc gia không được ghi trong Hiến pháp Song, trên thực tế aicũng thừa nhận nguyên thủ quốc gia có thể trực tiếp quan hệ với các nước khác,tiếp xúc trực tiếp với các nguyên thủ quốc gia nước khác, chính thức hoá cácthoả thuận về chính sách đối ngoại Những điều ước, văn bản, tuyên bố quantrọng thuộc chính sách đối ngoại thường do nguyên thủ quốc gia ký
Chính phủ là cơ quan chính trị do hiến pháp quy định, có chức năng lãnhđạo chính trị chung trong quan hệ đối ngoại, có thẩm quyền thiết lập và điềuchỉnh các mối quan hệ giữa các cộng đồng bên trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
và quan hệ giữa các cộng đồng ấy với các thực thể khác bên ngoài lãnh thổ.Chức năng này là một bộ phận của chức năng chung của Chính phủ: Cơ quanhành pháp có thẩm quyền thực hiện chính sách chung và điều hành mọi côngviệc của quốc gia, cơ quan hành chính của nhà nước Người đứng đầu Chínhphủ được gọi là Thủ tướng, có quyền đại diện cho quốc gia, và Chính phủ trongcác quan hệ đối ngoại trong phạm vi quyền hạn của mình được hiến pháp quyđịnh, có quyền tiến hành hoạt động hàng ngày trong các lĩnh vực ấy Thủ tướng
có quyền đi dự các phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc không cần có sự
uỷ quyền đặc biệt nào
Bộ Ngoại giao là cơ quan thực thi đường lối, chính sách đối ngoại củaNhà nước, Chính phủ về các công việc đối ngoại Ở một số nước, cơ quan nàyđược gọi với tên khác, như Bộ Quan hệ đối ngoại, hay Bộ Các công việc quốctế… Bộ trưởng Ngoại giao là người lãnh đạo cơ quan phụ trách quan hệ đốingoại của Chính phủ, được quyền liên hệ với các nước khác, không cần có một
sự uỷ quyền đặc biệt nào, trong phạm vi quyền hạn được hiến pháp quy định
Khi ra nước ngoài, nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giaođược hưởng mọi đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao ở mức cao nhất: quyềnbất khả xâm phạm, bất khả tài phán, liện hệ bằng mật mã, đặc quyền danh dự…
Trang 13Về nội dung hoạt động, các cơ quan quan hệ đối ngoại của các nước về cơbản thường giống nhau, nhưng về cơ cấu tổ chức đối khi khác nhau tuỳ theo đặcđiểm chính trị, kinh tế, chiến lược của từng nước.
1.1.2 Các cơ quan chuyên môn có tính chất công ước
Trong hệ thống tổ chức bộ máy đối ngoại của nhà nước có những cơ quanđược tổ chức và hoạt động trên cơ sở những hiệp ước, hiệp định quốc tế, hoặctrên cơ sở tập quán, truyền thống được hình thành và thừa nhận trong quan hệquốc tế Chúng được gọi là các cơ quan chuyên môn có tính chất công ước Đây
là những cơ quan về chuyên môn của nhà nước có quan hệ với nước khác.Những cơ quan này được tổ chức theo ngành dọc, trực thuộc các bộ, ngànhchuyên môn Các bộ, ngành này có liên quan, quan hệ với nước ngoài là do thựcchất nội dung công việc của họ Nói cách khác, nếu không quan hệ với nướckhác thì họ khó có thể hoàn thành được các công việc được giao phó, ví dụngành hàng không, bưu điện, thông tin, ngoại thương, văn hoá… Điều quantrọng cần lưu ý là: Tất cả mối quan hệ của các cơ quan này với nước ngoàikhông mang tính chất quan hệ chính trị, mà chỉ mang tính chất chuyên môn, các
cơ quan này không hoạt động trên cơ sở hiến pháp, mà trên cơ sở công ước quốctế
1.2 Các cơ quan đại diện của Nhà nước
1.2.1 Cơ quan đại diện thường trú
Là các cơ quan hàng ngày làm công tác ở nước ngoài, đại diện cho quyềnlợi quốc gia, quyền lợi dân tộc, quyền lợi công dân, pháp nhân nước cử đi Các
cơ quan đại diện thường trú thường bao gồm: Đại sứ quán, Công sứ quán, Cơquan đại diện tại các tổ chức quốc tế; Đại biện quán; Tổng lãnh sự quán, Lãnh
sự quán Tuỳ theo chức năng, tính chất hoạt động, người ta phân cơ quan đạidiện thường trú thành: cơ quan đại diện thường trú ngoại giao (Đại sứ quán -Công sứ quán - Cơ quan đại diện tại Liên hợp quốc); và cơ quan đại diện thườngtrú không ngoại giao (Tổng lãnh sự quán - Lãnh sự quán - các tổ chức phục vụtriển lãm, hội nghị kỹ thuật thường xuyên, v.v )
Địa vị pháp lý của các cơ quan đại diện thường trú không ngoại giao gầngiống với quy chế pháp lý quốc tế của các cơ quan đại diện ngoại giao nhưng ởmức độ thấp hơn Các cơ quan đại diện thường trú không ngoại giao khôngmang tính chất chính trị, ngoại giao, mà chỉ mang tính chất chuyên môn, kỹthuật thuần tuý, trừ trường hợp được giao kiêm thêm nhiệm vụ về ngoại giaonhư cơ quan lãnh sự ở những nước không lập Đại sứ quán, Công sứ quán, Đạibiện quán
1.2.2 Các cơ quan đại diện lâm thời
Thường bao gồm các đoàn đại biểu, các đại diện riêng lẻ, đặc phái viênđược cử ra nước ngoài hoạt động trong một thời gian nào đó; hoặc các quan sátviên ở các hội nghị quốc tế, ủy ban quốc tế; hoặc các đại diện cá biệt được cử đi
dự các ngày lễ nhà nước, các ngày lễ đăng quang, quốc tang…
1.2.3 Nhiệm vụ, chức năng, quyền lợi của các cơ quan đại diện ngoại giao
Trang 14Nhiệm vụ chung của cơ quan đại diện ngoại giao là đại diện cho quốc gia
mình tại nước tiếp nhận Bất kỳ cơ quan đại diện ngoại giao nào cũng là cơ quanđại diện duy nhất của một quốc gia tại nước ngoài Bất kỳ vấn đề gì liên quanđến quốc gia của cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài đều thuộc quyềnhạn cơ quan đại diện ngoại giao giải quyết, xử lý
Một trong những chức năng cơ bản của đại diện ngoại giao là hàng ngàyliên hệ với Chính phủ, Nghị viện, Bộ Ngoại giao, các cơ quan, giới chức xã hộinước sở tại Mối liên hệ hàng ngày này có một phương hướng rõ rệt để nhằmnghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội… các biến cố xảy ra ở nước sở tại
để báo cáo cho Chính phủ nước mình biết; phát triển quan hệ mọi mặt giữa hainước; bảo vệ quyền lợi của công dân, pháp nhân, quyền lợi của quốc gia mình.Điều 3 Công ước Viên 1961 quy định rõ nhiệm vụ, chức năng của cơ quan đạidiện ngoại giao, có thể tóm tắt thành 6 vấn đề sau:
- Đại diện cho nước cử đi tại nước tiếp nhận;
- Bảo vệ quyền lợi của nước cử đi và của công dân nước cử đi tại nướctiếp nhận, trong phạm vi cho phép của Luật quốc tế;
Quyền lợi của các cơ quan đại diện ngoại giao được quy định rõ trong
Công ước Viên 1961 Có thể tóm tắt thành 8 vấn đề áp dụng cho mọi cơ quanđại diện ngoại giao:
- Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ trụ sở làm việc;
- Quyền bất khả xâm phạm chỗ làm việc và nhà riêng;
- Quyền bất khả xâm phạm thân thể đối với toàn bộ nhân viên ngoại giao;
- Quyền bất khả xâm phạm tài sản;
- Quyền không bị toà án địa phương xét xử về hình sự;
- Quyền được miễn thuế trực thu;
- Quyền được liện hệ mật mã bí mật với Chính phủ nước mình;
- Quyền được miễn khám xét đối với thư từ, bưu kiện ngoại giao
Để đảm bảo cho các quyền này được thực hiện tốt, các viên chức ngoạigiao được cấp hộ chiếu ngoại giao, giấy miễn khám (ngày nay, không cần giấymiễn khám, khi cán bộ ngoại giao có hộ chiếu ngoại giao)
1.2.4 Cơ cấu tổ chức trong cơ quan đại diện ngoại giao
Như đã trình bày ở trên, cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm cơ quan đạidiện thường trú và cơ quan đại diện lâm thời Cơ cấu tổ chức cơ quan đại diệnthường trú được sắp xếp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu quan hệ Có
cơ quan nhỏ chỉ có vài cán bộ ngoại giao và nhân viên Dù quy mô to, nhỏ khácnhau, song tất cả các cơ quan đại diện ngoại giao đều phải thức hiện đầy đủ cáccông tác nghiên cứu, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, lãnh sự, làm nhiệm vụ
Trang 15lễ tân, thông tin, tuyên truyền, hành chính, quản trị,v.v Để thực hiện nhữngnhiệm vụ trên, các cơ quan đại diện thường có những bộ phận chức năng sau:
- Văn phòng (lễ tân, hành chính, quản trị), v.v
Đối với nước ta, ở các Đại sứ quán lớn các bộ phận trên gọi là phòng; ởcác đại sứ quán nhỏ, có các bộ phận kiêm nhiệm một số công việc
2 Tổ chức bộ máy ngoại giao Việt Nam
2.1 Bộ ngoại giao Việt Nam
Lịch sử ra đời và phát triển của Bộ Ngoại giao Việt Nam gắn liền với sự
ra đời và phát triển của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, này là nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngày 19-8-1985, lãnh đạo Bộ Ngoại giao
đã quyết định chọn ngày 28-8-1945 là ngày thành lập ngành Ngoại giao, vì đây
là ngày đầu tiên có ý nghĩa trọng đại đối với ngành Ngày đó, Chính phủ lâmthời ra tuyên cáo với quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới về việc thành lậpChính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Hồ Chí Minh làm chủtịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; đồng thời cũng là ngày ra đời chính sáchngoại giao đầu tiên của Chính phủ lâm thời Sau sự kiện này, Chính phủ lâmthời đã có những hoạt động đối ngoại và các văn kiện ngoại giao nhà nước, đặcbiệt là bản Tuyên ngôn độc lập - một văn bản có giá trị pháp lý quốc tế đầu tiêncủa nước ta
2.1.1 Tổ chức bộ máy
Ở nước ta tổ chức bộ máy ngoại giao ban đầu và trong suốt thời gianchống Pháp rất gọn nhẹ, cơ động biên chế ở mức tối thiểu, cần đến đâu tổ chứcđến đó, tuỳ theo yêu cầu và sự phát triển của tình hình
Năm 1945, bộ máy ngoại giao ban đầu hình thành với tổng biên chếkhoảng 20 người và bao gồm ba bộ phận: Tổng thư ký, Ban tham nghị, Vănphòng Nhiệm vụ của ngoại giao trong những năm 1945-1946 là phục vụ việccủng cố và giữ vững chính quyền cách mạng
Những năm 1947-1949, nhiệm vụ của ngoại giao là phải mở đường raquốc tế, đẩy mạnh tuyên truyền làm cho thế giới biết về cuộc kháng chiến toànquốc của ta chống thực dân Pháp Ở thời kỳ đó công tác ngoại giao có bước pháttriển, nhưng bộ máy và đội ngũ lại gọn nhẹ để thích nghi với hoàn cảnh khángchiến Cụ thể, đội ngũ thời kỳ đầu lên “An toàn khu” kể cả Bộ trưởng, cán bộ,hậu cần chỉ khoảng 10-12 người với một Văn phòng bao gồm Bí thư Bộ trưởng,chuyên viên luật pháp, Phòng Hành chính - quản trị, Ban Hoa vụ
Những năm 1950-1954, tình hình quốc tế tuy có những mặt phức tạp,nhưng đã có thêm những yếu tố thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dânPháp của ta Toàn Đảng, toàn dân ta đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, bộmáy ngoại giao bắt đầu được tăng cường về tổ chức Đầu năm 1950, Văn phòng
Trang 16tuyển chọn thêm nhiều cán bộ vào trong ngành, nâng tổng số từ 12 người lúcmới đến chiến khu lên khoảng 50 người tổ chức bộ máy từ một văn phòng hìnhthành một văn phòng gồm 4 phòng: Công văn, mật mã, liên lạc, tiếp tân, khánhtiết (Phòng 1); Tài chính, nhân sự (Phòng 2); Theo dõi các nước, thông tin, báochí (Phòng 3); Theo dõi cơ quan, Việt kiều, Ngoại kiều (Phòng 4) Việc tăngcường tổ chức bộ máy nói trên là nhằm thực hiện kế hoạch đón các đại sứ đếnchiến khu, như đã dự kiến sau thắng lợi ngoại giao tháng 1-1950 Cuối năm
1951, kế hoạch trên không thực hiện được, công việc không có gì nhiều, bộ máythu hẹp dần, chỉ còn lại 2 phòng: Phòng chuyên môn và Phòng Hành chính -quản trị, với khoảng 15-16 người (có tài liệu nói khoảng 30 người) cho đến ngày
về tiếp quản Thủ đô
Sau hoà bình lập lại, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà phải triểnkhai từng bước việc mở rộng và tăng cường lực lượng của Bộ Ngoại giao để có
đủ sức đảm đương nhiệm vụ đối ngoại trong tình hình và nhiệm vụ mới Ban tổchức trung ương và Bộ Ngoại giao thực hiện nhiều biện pháp tăng nhanh biênchế bằng cách tuyển cán bộ địa phương, quân đội và các ngành khác bổ sungcho đội ngũ cán bộ ngoại giao hiện có, mở trường lớp đào tạo chính quy, bồidưỡng, nâng số lượng từ gần 100 người cuối năm 1954 lên 1731 người vàotháng 5-1975 (trước khi hợp nhất Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lân thờiCộng hoà miền Nam Việt Nam vào Bộ Ngoại giao) với bộ máy tổ chức ngàymột hoàn chỉnh hơn, bao gồm: Các đơn vị khối tổng hợp, các vụ khu vực, cácđơn vị nghiệp vụ ngoại giao, các đơn vị khối nội bộ, các đơn vị khối đào tạo
Sau khi đất nước thống nhất, chúng ta đã tiến hành sáp nhập hai Bộ Ngoạigiao (6-1976): một bộ phận lớn cán bộ Bộ Ngoại giao Cộng hoà miền Nam ViệtNam (CP-72) chuyển về làm việc tại các đơn vị của Bộ Ngoại giao Việt Namdân chủ cộng hoà Ngành ngoại giao chuyển hướng mạnh mẽ về nhiệm vụ, nộidung và phương hướng hoạt động nhằm tập trung phục vụ sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Nhiệm vụ chính trong giai đoạn mới: tíchcực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vậtchất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đồng thờigóp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao làm kinh tế
Từ năm 1990 đến nay, ngành ngoại giao tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiệnchính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, tranh thủ tối
đa mặt tương đồng, hạn chế mặt bất đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung củanhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Mởrộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước theo nguyên tắc “Việt Nam sẵnsàng là bạn với tất cả các nước”, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình,tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết vấn đề tranhchấp bằng thương lượng, đảm bảo ổn định, an ninh và phát triển, mở rộng hoạtđộng đối ngoại của Đảng và đối ngoại của nhân dân Để đảm nhiệm trọng tráchngày càng cao, tổ chức bộ máy ngoại giao càng hoàn chỉnh hơn, Hiện nay, tổ
Trang 17chức bộ máy ngoại giao có đầy đủ các đơn vị văn phòng, tổng hợp, khu vực,nghiệp vụ ngoại giao, kinh doanh hạch toán…với đội ngũ cán bộ dày dạn kinhnghiệm, có những đóng góp hết sức to lớn vào những thành tựu của ngoại giaotrong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong việc giải quyết cácvấn đề Campuchia, và đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy, có trình độ ngoạingữ và kiến thức tốt, tích cực học hỏi kinh nghiệm đấu tranh và hoạt động ngoạigiao của lớp trước, phát huy truyền thống, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xâydựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Tổ chức bộ máy Bộ Ngoại giao Việt Nam theo Nghị định 21-CP ngày 03-2003 bao gồm:
- Vụ Văn hoá - UNESCO;
- Vụ Thông tin báo chí;
- Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài;
- Ban Biên giới;
- Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh
Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
- Học viện Quan hệ quốc tế;
- Báo Quốc tế;
- Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài;
- Trung tâm Thông tin kinh tế đối ngoại và tin học;
Trang 18- Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn.
Những đơn vị này có thể thay đổi, sáp nhập hoặc tách riêng, tuỳ theo yêucầu, nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn lịch sử
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ ngoại giao
Trong giai đoạn 1945-1975, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 157-CPngày 9-10-1961 quy định chức năng của Bộ Ngoại giao như sau: Bộ Ngoại giao
là cơ quan của Hội đồng Chính phủ phụ trách công tác ngoại giao và quản lýthống nhất công tác đối ngoại theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích dân tộc trên trường quốc tế, nâng cao địa vịcủa Việt Nam dân chủ cộng hoà, tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi cho sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nướcnhà, góp phần giữ gìn và củng cố hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới
Điều 1, Nghị định 21/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức bộ máy của Bộ Ngoại giao, ngày 10-03-2003 xác định: Bộ Ngoại giao là
cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đối ngoại gồm:công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, Cơ quan đại diện Việt Nam ởnước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữuphần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vựcquản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao được xác định trong Điều 2của Nghị định trên bao gồm 19 điểm, có thể tóm tắt thành hai vấn đề lớn: Đệtrình Chính phủ xét duyệt, quyết định các công việc đối ngoại của Đảng và Nhànước, tổ chức và thực hiện các công việc đó
3) Rút hoặc lập các cơ quan đại diện; cử và triệu hồi hoặc rút khỏi các tổchức quốc tế
4) Việc lập hoặc rút các cơ quan đại diện ngoại giao, việc cử và triệu hồicác đại sứ đặc mệnh toàn quyền
5) Về việc ký kết các điều ước quốc tế thuộc thầm quyền Bộ Ngoại giaophụ trách
6) Các dự luật, pháp luật, văn bản liên quan đến việc điều chỉnh quan hệpháp lý về ngoại giao, lãnh sự, điều ước quốc tế, lễ nghi Nhà nước với nướcngoài
Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
7) Tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ về các hoạt độngngoại giao; cụ thể hoá chính sách đối ngoại của Nhà nước trong từng thời kỳ,
Trang 19từng nước, từng khu vực, với các tổ chức quốc tế; pháp ngôn quan điểm chínhthức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế.
8) Ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định, thông tư, chỉ thị liênquan đến công tác đối ngoại theo quyết định của Chính phủ; bảo vệ lợi ích củaNhà nước, các tổ chức, công dân ở nước ngoài theo đúng luật pháp Việt Nam vàquốc tế
9) Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổchức quốc tế
10) Chủ trì, chuẩn bị cho các đoàn cấp cao của Nhà nước đi công tác ởnước ngoài; tiếp đón các đoàn cấp cao cuả các nước, các tổ chức quốc tế đếnViệt Nam; quản lý đoàn vào, đoàn ra theo quy định của Chính phủ
11) Tổ chức, tham dự các Hội nghị quốc tế về lĩnh vực chính trị đối ngoại.12) Nghiên cứu tình hình, cung cấp thông tin, tham mưu góp phần xâydựng, thực hiện chính sách đối ngoại; tạo môi trường thuận lợi cho công cuộcxây dựng bảo vệ đất nước
13) Tiến hành việc trao đổi đại diện ngoại giao với các nước, các Tổ chứcquốc tế
14) Phối hớp với các cơ quan liên quan bảo vệ quyền lợi của Việt Nam ởnước ngoài; quản lý ngoại kiều tại Việt Nam
15) Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học về quan hệ quốc tế
16) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại giao, cán bộ ngoại vụ địa phương;phong hàm ngoại giao theo quy định của Chính phủ
17) Thực hiện chức năng lãnh sự
18) Hướng dẫn các ngành, các địa phương thực hiện đúng chủ trương,chính sách, pháp luật liên quan tới hoạt động đối ngoại của Việt Nam
19) Quản lý, tổ chức bộ máy; quản lý tài sản; cơ sở vật chất được giao
2.2 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Theo sách “Hoàn vũ ký” của Lê Quý Đôn, từ thời Lê, thành phần của sứđoàn ta thường có:
- 2 người giúp việc ghi chép
Ngày nay các cơ quan đại diện ở nước ngoài được quy định rõ về cơ cấu
tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 2-12-1993 của Uỷ ban Thường vụQuốc hội quy định tại Điều 6: Các cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm:
- Đại sứ quán, Công sứ quán, Đại biện quán
- Tổng lãnh sự quán và Lãnh sự quán
Trang 20- Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam ở nước ngoài và bên cạnhLiên hợp quốc và các tổ chức quốc liên Chính phủ.
Cơ quan đại diện cho cơ quan quyết định thành lập hoặc đình chỉ hoạtđộng theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Điều 2 - Pháp lệnh về cơ quanđại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2-12-1993);hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán củanước tiếp nhận, của nước mà tổ chức quốc tế đặt trụ sở, tôn trọng luật pháp,phong tục tập quán quốc tế (Điều 3 - Pháp lệnh 2-12-1993)
2.2.1 Quá trình xây dựng và phát triển
- Trong thời kỳ 1945-1954: Để thực hiện nhiệm vụ mở đường ra quốc tế,
làm cho thế giới biết về cuộc kháng chiến của ta, giúp đỡ ủng hộ ta, Trung ươngĐảng và Chính phủ đã chỉ đạo trực tiếp tìm cách đưa cán bộ ra nước ngoài.Tháng 4-1947, ta lập cơ quan phái viên Chính phủ ở Băngcốc (Thái Lan); tháng2-1948, lập cơ quan đại diện Chính phủ ở Răngun (Miến Điện); năm 1949, tađặt cơ quan thông tin, Ban liên lạc với thanh niên, sinh viên quốc tế ở Praha(Tiệp Khắc); tháng 5-1948, cử một đoàn gồm 10 cán bộ trẻ, giỏi ngoại ngữ sangBăngCốc để khai thông công tác tuyên truyền, vận động báo chí nước ngoài,hoạt động ngoại giao nhân dân và đặt cơ sở quan hệ với các đoàn thể quốc tế;đặc biệt năm 1951, mở hai Đại sứ quán đầu tiên tại Trung Quốc và Liên Xô(cũ); từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, lập ba Biện sự xứ ở Côn Minh - VânNam, Nam Ninh - Quảng Tây, Quảng Châu - Quảng Đông (Trung Quốc)
Nhìn chung, hoạt động ngoại giao thời kỳ này không nhiều Mọi tiếp xúc,giao dịch với bên ngoài đều tập trung vào Bộ trưởng; đội ngũ cán bộ còn lại làmcông tác theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp những hoạt động của các cơ quan ởngoài nước để Bộ trưởng báo cáo với Chính phủ Song, nhờ việc đặt những cơquan đại diện ở thời kỳ này, mà chúng ta có được mạng lưới thông tin, phá đượcthế bao vây của địch, giới thiệu được cuộc kháng chiến của ta với thế giới, tranhthủ được sự đồng tình của nhân dân tiến bộ thế giới, làm cho nhân dân Pháphiểu được tình hình Việt Nam, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Pháp
- Thời kỳ 1954-1975: Do tình hình nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, trong
giai đoạn 1954-1964, ngoài việc thiết lập các Đại sứ quán ở Liên Xô cũ, TrungQuốc, chúng ta mở thêm Đại sứ quán ở các nước Đông Âu và một vài nước ởChâu Phi Tính đến năm 1973, chúng ta đã lập 30 cơ quan đại diện ở nước ngoài
và cũng trong giai đoạn này, Bộ Ngoại giao Cộng hoà miền Nam Việt Nam quản
lý 28 cơ quan đại diện ngoại giao
- Thời kỳ 1975 đến nay: Song song với việc sáp nhập các cơ quan đại
diện của hai miền, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng loạt nướcthuộc các khu vực khác nhau trên thế giới Đến nay, chúng ta đã có gần 60 Đại
sứ quán, phái đoàn đại diện, Tổng lãnh sự, Văn phòng đại diện tại nước ngoài
2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.
Điều 1, Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam ở nước ngoài, ngày 2-12-1993 quy định: “… Cơ quan đại diện thựchiện chức năng đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với nước, tổ
Trang 21chức quốc tế tiếp nhận trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn do pháp luật quyđịnh” Các cơ quan đại diện này thực hiện một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ,quyền hạn quy định tại Điều 7 mục 1, Chương II của Pháp lệnh 2-12-1993 vàđược chi tiết hoá trong Điều 15, Chương II, Nghị định số 183/Chính phủ củaChính phủ ngày 18-11-1994, cụ thể:
1) Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội vàcông dân Việt Nam tại nước tiếp nhận trên cơ sở pháp luật Việt Nam, pháp luậtnước tiếp nhận, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế
2) Kiến nghị với các cơ quan hữu quan ở trong nước về các chính sách,biện pháp và đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với nước tiếp nhận để bảo
vệ quyền lợi của Nhà nước, tổ chức và công dân Việt Nam
3) Tiếp nhận kiến nghị và thông tin của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
và công dân Việt Nam về việc yêu cầu cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếpnhận bảo về quyền lợi và lợi ích chính đáng của họ khi bị vi phạm
4) Tổ chức nghiên cứu tình hình mọi mặt của nước tiếp nhận, khả năng vàmức độ phát triển quan hệ giữa nước ta với nước hoặc tổ chức quốc tế tiếp nhận
để báo cáo về Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan trong nước
5) Đề xuất với Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan ở trong nước vềcác chính sách, biện pháp nhằm phát triển quan hệ hữu nghị, thúc đẩy sự hợp táckinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học, công nghệ, đầu tư, du lịch và các lĩnhvực khác phù hợp với khả năng và chính sách của hai bên; tranh thủ sự ủng hộ
và sự giúp đỡ tối đa của quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
6) Tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức vàngười Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quancủa nước hoặc tổ chức quốc tế phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luậtnước tiếp nhận
7) Yêu cầu các cơ quan hữu quan trong nước cung cấp các thông tin, ấnphẩm, tài liệu tuyên truyền về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối,chính sách trong các lĩnh vực để cơ quan đại diện có điều kiện thực hiện tốtcông tác thông tin, văn hoá tại nước tiếp nhận nhằm tăng cường sự hiểu biết vàquan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam
8) Cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự có trách nhiệm bảo hộquyền lợi và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam và người Việt Nam ởnước tiếp nhận trên cơ sở pháp luật nước tiếp nhận, pháp luật và tập quán quốc
tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam; báo cáo với các cơ quan hữu quan ở trongnước về tình hình và công tác vân động cộng đồng người Việt Nam ở nước tiếpnhận; kiến nghị các chính sách thích hợp nhằm tạo điều kiện để họ giữ gìn tìnhcảm và quan hệ gắn bó với quê hương, có những đóng góp cho sự nghiệp xâydựng đất nước và phát triển quan hệ hữu nghị với nhân dân và Chính phủ nướctiếp nhận
2.2.3 Các loại cơ quan đại diện của Việt Nam
* Cơ quan đại diện ngoại giao
Trang 22- Điều 6.1, Pháp lệnh 1993 định nghĩa: “Cơ quan đại diện ngoại giao củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đại diện củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mọi lĩnh vực quan hệ với nướctiếp nhận.
Cơ quan đại diện ngoại giao gồm Đại sứ quán, Công sứ quán và Đại biệnquán Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan đại diện ngoại giao có tên gọi kháctheo sự thoả thuận giữa Việt Nam và nước tiếp nhận”
+ Đại sứ quán: là hình thức cao nhất, phổ biến nhất; người đứng đầu làĐại sứ đặc mệnh toàn quyền do Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm, triệu hồi theo đềnghị của Thủ tướng Chính phủ
+ Công sứ quán: hình thức sau Đại sứ quán; người đứng đầu là Công sứđặc mệnh toàn quyền do Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm, triệu hồi theo đề nghịcủa Thủ tướng Chính phủ
+ Đại biện quán: là hình thức thấp nhất; người đứng đầu là Đại biện do
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cử và triệu hồi
- Theo Điều 6.3 Pháp lệnh 1993 thì: Thành viên của cơ quan đại diệnngoại giao bao gồm: Viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính, kỹ thuật vànhân viên phục vụ
Viên chức ngoại giao là thành viên có cương vị ngoại giao của Cơ quanđại diện ngoại giao, kể cả người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao
Nhân viên hành chính, kỹ thuật là thành viên làm công việc hành chính,
“Cơ quan đại diện ngoại giao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mọi lĩnh vựcquan hệ với nước tiếp nhận;
2 Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội và của công dân Việt Nam tại nước tiếp nhận;
3 Đàm phán và ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;
4 Tìm hiểu tình hình của nước tiếp nhận, kiến nghị với Chính phủ, Bộngoại giao, các cơ quan và tổ chức hữu quan ở trong nước về những chính sách
và biện pháp cần thiết nhằm phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác về mọi lĩnhvực với nước tiếp nhận, chú trọng sự hợp tác về kinh tế, thương mại, khao học,công nghệ;
5 Tiến hành công tác thông tin, giới thiệu về Việt Nam để chính quyền vànhân dân nước tiếp nhận hiểu về Việt Nam;
6 Thực hiện các công tác lãnh sự;
Trang 237 Bảo về quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước tiếp nhận; giúp
đỡ tạo điều kiện thuận lợi để họ thường xuyên giữ quan hệ gắn bó với gia đình vàquê hương, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp xây dựng đất nước;
8 Thống nhất quản lý Nhà nước và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dânViệt Nam tại nước tiếp nhận”
Việc thành lập hoặc đình chỉ hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao
do Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng bộ ngoại giao (Điều 2,Pháp lệnh 1993)
Nhìn chung, cơ quan đại diện ngoại giao phải thực hiện đầy đủ các lĩnhvực công tác sau:
+ Quan hệ chính trị, thông tin báo chí;
+ Quan hệ kinh tế, thương mại;
+ Quan hệ văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ;
+ Công tác lãnh sự;
+ Quan hệ quân sự;
+ Công tác hành chính, kỹ thuật, quản trị, lễ tân…
* Phái đoàn đại diện thường trực
Theo Điều 6.4, Pháp lệnh 1993, Phái đoàn đại diện thường trực của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ (gọi tắt
là phái đoàn đại diện thường trực) là cơ quan đại diện của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng ngoại giao tại tổ chức quốc tế thuộc hệthống liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợpquốc (gọi tắt là tổ chức quốc tế)
Về cơ cấu tổ chức, thành viên của phái đoàn đại diện thường trực gồmviên chức ngoại giao, nhân viên hành chính kỹ thuật, nhân viên phục vụ (Điều6.6 Pháp lệnh 1993); Trưởng phái đoàn đại diện thường trực là người đứng đầuphái đoàn đại diện trường trực (Điều 6.5, Pháp lệnh 1993) Thành viên của pháiđoàn đại diện thường trực bao gồm các biên chế: Trưởng phái đoàn (hàm Đạisứ); Tham tán, Bí thư thứ nhất, Bí thư thứ hai, Bí thứ thứ ba, Tuỳ viên - nhữngngười có chức vụ ngoại giao (Điều 9.1 và 9.2 Pháp lệnh hàm cấp ngoại giao1995)
Phái đoàn đại diện thường trực do Chính phủ quyết định thành lập hoặcđình chỉ hoạt động theo dề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Điều 2, Pháplệnh 1993) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định tổ chức bộ máy và biên chế củaPhái đoàn đại diện thường trực, sau khi thống nhất giữa Bộ trưởng, Trưởng ban
Tổ chức - cán bộ Chính phủ và tham khảo ý kiến Thủ trưởng cơ quan hữu quan(Điều 17, Pháp lệnh 1993 và Điều 3 NĐCP 1994) Điều 18, Pháp lệnh 1993 quyđịnh: Chủ tịch nước cử và triệu hồi Trưởng phái đoàn đại diện thường trực tạiLiên hợp quốc; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cử và triệu hồi Trưởng phái đoàn đạidiện thường trực tại các tổ chức quốc tế khác; Trưởng phái đoàn đại diện thườngtrực tại một tổ chức quốc tế có thể đồng thời được cử làm trưởng phái đoàn đạidiện thường trực tại một tổ chức quốc tế khác; trong trường hợp trưởng phái
Trang 24đoàn thường trực vắng, phó trưởng phái đoàn được thay thế làm quyền trưởngphái đoàn.
Nhiệm vụ, quyền hạn của phái đoàn đại diện thường trực được quy địnhtrong Điều 14.1, Pháp lệnh 1993, cụ thể:
- Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại tổ chức quốc tế;
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế;
- Duy trì quan hệ thường xuyên giữa Việt Nam với tổ chức quốc tế, thamgia các hoạt động của tổ chức quốc tế;
- Đàm phán và ký điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Tiến hành các hoạt động nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Namvới tổ chức quốc tế và với các nước thành viên của tổ chức quốc tế, tranh thủ sựgiúp đỡ và hợp tác của tổ chức quốc tế đối với sự nghiệp phát triển đất nước;
- Tìm hiểu tình hình hoạt động của tổ chức quốc tế; kiến nghị với Chínhphủ, Bộ Ngoại giao, các cơ quan và tổ chức hữu quan ở trong nước về nhữngvấn đề cần thiết;
- Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của Việt Nam tại tổchức quốc tế
Điều 14.2, Pháp lệnh 1993 quy định rõ: “Phái đoàn đại diện thường trựckhông thực hiện chức năng đại diện cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam trong quan hệ với nước mà tổ chức quốc tế đặt trụ sở, trừ trường hợp giữaViệt Nam và nước đó có thoả thuận riêng”
sự gồm những người thực hiện công việc hành chính, kỹ thuật, phục vụ trong cơquan lãnh sự (Điều 9, Pháp lệnh lãnh sự 1990) Thành viên cơ quan lãnh sự do
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, triệu hồi; khi bổ nhiệm Lãnh sự, Bộ trưởngNgoại giao cấp cho người đó “Giấy uỷ nhiệm lãnh sự” (Điều 10, Pháp lệnh lãnh
sự 1990)
Việc thành lập cơ quan lãnh sự do cơ quan Hội đồng Chính phủ quyếtđịnh; việc xếp hạng cơ quan lãnh sự, khu vực lãnh sự và nơi đặt trụ sở cơ quanlãnh sự được quy định trên cơ sở thoả thuận với nước tiếp nhận; khu vực lãnh sự
là khu vực được nước tiếp nhận thoả thuận dành cho cơ quan lãnh sự để thựchiện chức năng lãnh sự (Điều 8, Pháp lệnh lãnh sự 1990)
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan lãnh sự được quy định trong Điều 2,Pháp lệnh lãnh sự 1990 cụ thể:
Trang 25- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, pháp nhân, công dân Việt Nam ởnước ngoài.
- Góp phần phát triển và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với nướctiếp nhận: tìm hiểu pháp luật, tình hình kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học -
kỹ thuật, du lịch và các lĩnh vực khác; phát hiện khả năng mức độ và chuyênngành mà Việt Nam có thể hoặc cần hợp tác để giúp các cơ quan, tổ chức hữuquan phát triển quan hệ hợp tác với nước tiếp nhận
- Nghiên cứu khả năng phát triển quan hệ lãnh sự giữa Việt Nam với nướctiếp nhận, tìm hiểu quan hệ lãnh sự giữa nước tiếp nhận với các nước khác, đềxuất kiến nghị về việc ký kết điều ước quốc tế liên quan đến quan hệ lãnh sự
Cơ quan lãnh sự có thể được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam uỷnhiệm thực hiện một số chức năng ngoại giao, nếu ở nước tiếp nhận không có cơquan đại diện ngoại giao Việt Nam và được nước này chấp nhận (Điều 5, Pháplệnh lãnh sự 1990) Cơ quan lãnh sự có những nhiệm vụ hạn chế hơn so với cơquan đại diện ngoại giao, không thể đại diện quốc gia về lĩnh vực chính trị và vềcác phương diện ngoại giao nói chung Theo thông lệ thì trong điều kiện quan hệbình thường cơ quan lãnh sự chỉ đại diện quốc gia về phương diện quan hệ tàisản pháp lý, bảo vệ quyền lợi công dân, pháp nhân và quốc gia về mặt này Cáclãnh sự quán thường được lập ở nơi có nhiều công dân nước đó, hoặc ở nhữngnơi có liên hệ thường xuyên với nước sở tại, ở hải cảng, ở những nơi có quan hệbuôn bán, những nơi cần phải làm thủ tục về nhiều vấn đề tài sản pháp lý… Ởnước sở tại, cơ quan lãnh sự được hưởng những quyền hạn hẹp hơn so với cơquan đại diện ngoại giao; toàn bộ những quyền hạn ấy được gọi là quyền bất khảxâm phạm lãnh sự
2.3 Quản lý Nhà nước đối với cơ quan đại diện
2.3.1 Mối quan hệ trực tiếp
Quan hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao với Bộ Ngoại giao, Chính phủ
và Nhà nước là mối quan hệ trực tiếp
Về nội dung quản lý Nhà nước đối với các cơ quan đại diện, Điều 19 Pháplệnh 1993 quy định cụ thể những công việc cần phải thực hiện:
1) Ban hành các văn bản pháp luật về cơ quan đại diện
2) Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, tổ chức bộ máy và biên chếcủa cơ quan đại diện
3) Quy định tiêu chuẩn viên chức, nhân viên cơ quan đại diện
4) Chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của cơ quan đại diện
5) Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan đại diện, khenthưởng và xử lý vi phạm
Điều 20, Pháp lệnh 1993 xác định:
1) Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước đối với cơ quan đại diện
2) Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý Nhà nước đối với cơ quan đại diện
Về mối quan hệ trực tiếp, Điều 21 Pháp lệnh 1993 quy định cụ thể:
1) Chủ tịch nước chỉ thị trực tiếp cho cơ quan đại diện khi cần thiết
Trang 262) Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chỉ thị trực tiếp cho cơ quan đạidiện.
3) Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp cho cơ quan đại diện.4) Người đứng đầu cơ quan đại diện có trách nhiệm báo cáo lên Chủ tịchnước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng bộ Ngoại giao về công tác cơ quan đạidiện
2.3.2 Mối quan hệ gián tiếp
Ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước, Chính phủ và Bộ Ngoại giao, cơquan đại diện còn có mối quan hệ gián tiếp với các cơ quan, tổ chức, các ngànhkhác ở trong nước Về mối quan hệ này, Pháp lệnh 1993 đã quy định rõ trongcác Điều 23 đến 27 và Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm 1994 chi tiếthoá trong các Điều 19 đến Điều 23, nội dung chính của các quy định này là:
1) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở Trung ương
và Chủ tỉnh uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tráchnhiệm thông qua Bộ Ngoại giao để thông báo cho các cơ quan đại diện ở nướcngoài về những vấn đề thuộc phạm vi quan hệ hợp tác giữa cơ quan mình vớicác cơ quan, tổ chức nước tiếp nhận, hoặc các tổ chức quốc tế; đồng thời phốihợp với các cơ quan đại diện chỉ đạo thực hiện các hoạt động đối ngoại của cơquan, tổ chức và địa phương tại nước ngoài
2) Thủ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cócông chức làm việc trong các cơ quan đại diện có trách nhiệm cung cấp thôngtin và phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao để chỉ đạo nghiệp vụ chuyên mônthuộc lĩnh vực công tác do cơ quan mình quản lý
3) Người đứng đầu cơ quan đại diện có quyền quyết định và chịu tráchnhiệm với quyết định của mình, nếu có ý kiến khác với ý kiến của thủ trưởng cơquan ở trong nước, trong trường hợp chưa kịp trao đổi
2.3.3 Trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của Bộ ngoại giao đối với cơ quan đại diện
1) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với cơ quan đại diện
2) Chuẩn bị các dự luật, Pháp lệnh, văn bản pháp quy về cơ quan đại diện.3) Trình Chính phủ quyết định thành lập, quy chế hoạt động, tổ chức biênchế của cơ quan đại diện theo Pháp lệnh và Nghị định Chính phủ
4) Quyết định cử, điều động, bố trí nhân sự của cơ quan đại diện theothẩm quyền được Pháp lệnh quy định
5) Ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bảnpháp quy của Nhà nước về cơ quan đại diện
6) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của cơ quan đại diện nhằmđảm bảo thực hiện đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước và chứcnăng, nhiệm vụ của cơ quan, viên chức, nhân viên cơ quan đại diện
7) Điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan ở trong nước trong quan
hệ công tác với cơ quan đại diện nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất của Chínhphủ trong các hoạt động đối ngoại ở nước ngoài
Trang 278) Chỉ đạo quản lý tài sản, thu chi tài chính của cơ quan đại diện theoPháp lệnh, Nghị định Chính phủ và các quy chế hiện hành của Nhà nước.
9) Khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với thành viên cơquan đại diện
II Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao
1 Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao
1.1 Quy định chung của quốc tế
Thứ tự trình thư uỷ nhiệm hoặc trao bản sao y thư này được xác định căn
cứ vào ngày và giờ đến của người đứng đầu cơ quan đại diện”
Việc kết thúc nhiệm kỳ của người đứng đầu cơ quan đại diện theo thưtriệu hồi của nguyên thủ quốc gia
1.1.3 Chấp nhận, từ chối
Điều 4, Công ước Viên 1961 viết: “Nước cử đi phải nắm chắc rằng ngườimình định bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận đãđược nước đó chấp nhận
Nước tiếp nhận không bắt buộc phải cho nước cử đi biết lý do về việc từchối chấp thuận” Điều 9 quy định “Nước tiếp nhận có thể, vào bất cứ lúc nào vàkhông phải nêu lý do về quyết định của mình, báo cho nước cử đi rằng ngườiđứng đầu cơ quan đại diện… là người không được hoan nghênh” Nếu sự việc
đó diễn ra, tuỳ theo từng trường hợp, nước cử đi sẽ hoặc gọi người đó về nước,hoặc chấm dứt chức vụ người đứng đầu trong cơ quan đại diện Một người cóthể tuyên bố, hoặc không được chấp thuận trước hoặc sau khi đến lãnh thổ nướctiếp nhận Hơn nữa, nếu người được cử đi từ chối thi hành, hoặc không thi hành,trong một thời gian hợp lý, những nghĩa vụ của mình nêu ở Đoạn 1 Điều 4,Công ước Viên 1961, thì nước tiếp nhận có thể từ chối thừa nhận người đó làthành viên của cơ quan đại diện
1.1.4 Ngôi thứ, nghi lễ
Trang 28- Điều 14.2, Công ước Viên 1961 quy định: “trừ những việc liên quan đếnngôi thứ và nghi thức, không được có sự phân biệt nào giữa những người đứngđầu cơ quan đại diện vì cấp bậc của họ”.
- Điều 15: “Các nước thoả thuận với nhau về việc người đứng đầu cơquan đại diện thuộc cấp nào”
- Điều 16.1: “Người đứng đầu cơ quan đại diện giữ trình tự ngôi thứ ởtừng cấp căn cứ vào ngày giờ nhậm chức, theo Điều 13”
- Điều 18: “Ở mỗi nước, thủ tục áp dụng cho việc tiếp đón những ngườiđứng đầu cơ quan đại diện phải nhất quán ở từng cấp bậc”
1.1.5 Quyền hạn, nhiệm vụ
- Điều 1.a, Công ước Viên 1961 quy định: “Người đứng đầu cơ quan đạidiện là người được nước cử đi giao cho nhiệm vụ hoạt động với tư cách đó”
- Điều 5.3: “Người đứng đầu cơ quan đại diện… có thể đại diện cho nước
cử đi bên cạnh bất cứ tổ chức quốc tế nào”
- Điều 6: “Hai hay nhiều nước có thể cùng bổ nhiệm một người làm ngườiđứng đầu cơ quan đại diện tại một nước khác, nếu nước tiếp nhận không phảnđối việc đó”
- Điều 17 quy định: người đứng đầu cơ quan đại diện có trách nhiệmthông báo cho Bộ ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã thoả thuận của nước tiếpnhận về trình tự ngôi thứ giữa các cán bộ ngoại giao trong cơ quan đại diện
1.1.6 Quyền lợi
(Sẽ trình bày trong phần ưu đãi, miễn trừ ngoại giao)
1.2 Quy định của Việt Nam
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là đại diện nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước tiếp nhận, có những nhiệm vụ và quyền hạnđược Điều 8, Pháp lệnh 1993 xác định:
1) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn bộ hoạt động đối ngoại của Nhànước Việt Nam tại nước tiếp nhận; chịu trách nhiệm về việc đảm bảo thực hiệnđúng đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước trong quan hệ với nước tiếpnhận
2) Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ công tác của cơ quan đạidiện ngoại giao
3) Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan ở trong nước về việchoàn thiện tổ chức bộ máy, chế độ chính sách đối với viên chức, nhân viên cơquan đại diện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan đại diện
Điều 16, Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm 1994 đã giải thích cụthể thêm:
Trang 29- Tổ chức thực hiện các quyết định, chỉ thị của Chủ tịch nước, Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về hoạt động đối ngoại;
Phục vụ các đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm hữu nghị chínhthức, hoặc sang làm việc, dự hội nghị, hội thảo… tại nước hoặc tổ chức quốc tếtiếp nhận;
Quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc đồng quản lý, chỉ đạo, tổ chứcthực hiện các hoạt động đối ngoại khác mang danh nghĩa Nhà nước Việt Namtại nước hoặc tổ chức quốc tế tiếp nhận
- Quản lý, chỉ đạo viên chức, nhân viên cơ quan đại diện, tạo mọi điềukiện thuận lợi để họ hoàn thành nhiệm vụ; thực hiện đầy đủ chính sách của Nhànước đối với viên chức, nhân viên
- Hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức Việt Nam không thuộc cơ cấu
tổ chức cơ quan đại diện và công dân Việt Nam ở nước tiếp nhận để họ thựchiện đúng đường lối đối ngoại của Nhà nước ta với nước tiếp nhận
Điều 22, Nghị định 183/CP của Chính phủ năm 1994 quy định ngườiđứng đầu cơ quan đại diện có quyền quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động củavăn phòng đại diện hoặc chi nhánh của các tổ chức kinh tế xã hội của Việt Namđược thành lập ở nước ngoài không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện;đồng thời báo cáo ngay về nước để Bộ trưởng Ngoại giao cùng thủ trưởng cơquan hữu quan xem xét và có quyết định chính thức
Điều 29.3, Pháp lệnh 1993 dành cho người đứng đầu cơ quan đại diệnquyền quyết định đưa về nước những người vi phạm là viên chức, nhân viên của
cơ quan đại diện, viên chức, nhân viên khác và công dân Việt Nam Quyết địnhcủa người đứng đầu cơ quan đại diện phải được báo cáo ngay cho Bộ trưởngNgoại giao, đồng thời thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở trongnước xem xét giải quyết Điều 26, Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm
1994 chi tiết hoá quyền này: “Người đứng đầu cơ quan đại diện được quyềnquyết định kịp thời đưa về nước những viên chức, nhân viên công dân Việt Nam
ở nước ngoài trong các trường hợp dưới đây:
1) Có hành vi làm tổn hại an ninh hoặc bí mật quốc gia Việt Nam;
2) Có chứng cớ rõ ràng về sự đào ngũ hoặc phản bội Tổ quốc;
3) Sự tiếp tục có mặt của đương sự sẽ gây nguy hại cho cơ quan đại diệnhoặc cộng đồng người Việt Nam;
4) Bị nước tiếp nhận hoặc nước chủ nhà tuyên bố là nhân vật không đượchoan nghênh hoặc không được chấp nhận do vi phạm pháp luật nước đó
Trang 30Điều 17, Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm 1994 quy định thêm vềnghĩa vụ đối với người đứng đầu cơ quan đại diện:
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ bí mật quốc gia
- Giữ gìn và tăng cường đoàn kết nội bộ
- Giữ gìn tư cách đại diện của Nhà nước và dân tộc Việt Nam
Theo Điều 21, Pháp lệnh 1993: “… Người đứng đầu cơ quan đại diện cótrách nhiệm báo cáo lên Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởngNgoại giao về công tác của cơ quan đại diện” Nghị định số 183/CP của Chínhphủ năm 1994, trong Điều 21, chi tiết hoá trách nhiệm này:
- Tiếp nhận và chấp hành mọi mệnh lệnh, quyết định, chỉ thị của Chủ tịchnước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao
- Kịp thời báo cáo Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoạigiao khi xuất hiện những vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng và nhữngchủ trương, quyết sách có ý nghĩa chiến lược của nước tiếp nhận hoặc tổ chứcquốc tế có liên quan, ảnh hưởng tới Việt Nam
- Thường xuyên báo cáo Bộ trưởng Ngoại giao về hoạt động của cơ quanđại diện, về tình hình mọi mặt của nước hoặc tổ chức quốc tế và quan hệ của họđối với Việt Nam
- Thông qua Bộ Ngoại giao, tiếp nhận và chỉ đạo thực hiện các yêu cầucông tác của Thủ trưởng cơ quan cấp Trung ương, tỉnh và thành phố trực thuộcTrung ương và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cấp Trung ương; báo cáo thủtrưởng cơ quan, tổ chức đó về những vấn đề liên quan
- Người đứng đầu cơ quan đại diện căn cứ vào hoạt động của các bộ phậncông tác trong cơ quan đại diện chịu trách nhiệm lập kế hoạch thu, chi ngân sáchhàng năm gửi Bộ trưởng Ngoại giao; quản lý sử dụng kinh phí, tài sản cơ quanđại diện theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước, hàng tháng lập báo cáoquyết toán gửi Bộ trưởng Ngoại giao (Điều 14, Nghị định số 183/CP của Chínhphủ năm 1994)
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Trang 31+ Là Bộ trưởng, Thứ trưởng hoặc tương đương; Vụ trưởng, Phó vụ trưởnghoặc tương đương; chuyên viên cao cấp hoặc đã là người đứng đầu cơ quan đạidiện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, có những đónggóp xứng đáng vào các hoạt động ngoại giao của Việt Nam.
1.2.5 Bổ nhiệm, triệu hồi
- Việc cử và triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện được quy địnhtrong Điều 8 và 9 Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm 1994:
+ Chủ tịch nước cử và triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặcmệnh toàn quyền và Trưởng phái đoàn đại diện thường trực tại Liên hợp quốc,theo đề nghị của Chính phủ, sau khi có kiến nghị của Bộ Ngoại giao
+ Bộ trưởng Ngoại giao cử và triệu hồi Đại biện và người đứng đầu cơquan đại diện có tên gọi khác
+ Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở một nước có thể đồngthời được cử làm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao tại nước khác,hoặc làm Trưởng phái đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế
+ Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bịkhuyết, tạm thời vắng mặt vì một lý do nào đó, thì viên chức ngoại giao thuộc
Bộ Ngoại giao có chức vụ kế tiếp được cử tạm thời thay thế người đứng đầu làmĐại biện lâm thời
- Việc tiến hành bổ nhiệm hoặc triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diệnngoại giao được thực hiện theo các trình tự sau:
+ Bộ trưởng Ngoại giao kiến nghị với Thủ tướng trên cơ sở tiêu chuẩnquy định ở Điều 5.1, Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm 1994 sau khi đãtham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan
+ Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định
+ Bộ trưởng Ngoại giao giao thực hiện các thủ tục ngoại giao cần thiết vớinước tiếp nhận, hoặc Tổng hư ký Liên hợp quốc, sau khi có quyết định cử củaChủ tịch nước
+ Theo đề nghị của Bộ trưởng Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ trìnhChủ tịch nước quyết định triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặcmệnh toàn quyền và Trưởng phái đoàn đại diện thường trực tại Liên hợp quốc
+ Ngoài ba cấp trên (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnh toànquyền, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực tại Liên hợp quốc), Bộ trưởngNgoại giao căn cứ vào tiêu chẩun quy định tại Điều 5 của Nghị định này, để xemxét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể và Bộ Ngoại giao thực hiện cácthủ tục ngoại giao cần thiết với nước tiếp nhận hoặc với người đứng đầu tổ chứcquốc tế
1.3 Một số nhận xét
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là người có chức vụ caonhất ở nước ngoài, đại diện cho Nhà nước, cho toàn thể dân tộc nước cử đi Mọiviệc xảy ra đối với công dân nước mình trên đất sở tại, đối với các tổ chức kinh
tế, xã hội đặt tại nước sở tại, đối với cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan
Trang 32không ngoại giao đều thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cơquan đại diện ngoại giao (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền).
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có quyền hành rất rộng rãi,nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề: phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủtịch nước, trước Chính phủ về mọi hoạt động trên lãnh thổ nước tiếp nhận; phảichịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra đối với bất cứ một cán bộ nào trong Đại sứquán, đối với bất kỳ người nào trong các cơ quan đại diện, các tổ chức kinh tế,
xã hội, đối với bất cứ một ai được cử đến công tác tại nước sở tại; phải có tráchnhiệm hướng dẫn cho người được cử sang công tác tại nước sở tại; giám sátđược hành động của mọi người tại nước đó để tránh mọi khả năng gây thiệt hạicho Nhà nước, cho lợi ích dân tộc… Điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở nướcngoài là: mọi công dân, pháp nhân, tổ chức của nước cử đi tại nước tiếp nhậnphải nhất thiết theo đúng chỉ thị của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoạigiao
- Do có trách nhiệm nặng nề, quyền hành rộng rãi, cho nên người đứngđầu cơ quan đại diện phải biết hành động như thế nào cho đúng để đạt hiệu quảcao trong công tác Điều này phụ thuộc vào trình độ học vấn, khả năng xét đoán,phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị, tinh thần làm việc vì lợiích của đất nước, của dân tộc, phụ thuộc vào việc biết đúc kết những kinhnghiệm qua các quá trình hoạt động của người đó… Kinh nghiệm cho thấy đểtránh sai lầm, đại sứ cần dựa vào tập thể cán bộ của mình, lắng nghe ý kiến vàtiếng nói của họ, bố trí, sắp xếp công tác dựa trên ý kiến tập thể phù hợp với chỉthị của Nhà nước, Chính phủ đồng thời còn phải biết sắp xếp công tác tổ chức
bộ máy trong Đại sứ quán một cách thích hợp nhất Việc lắng nghe ý kiến tậpthể phải được thực hiện trên tính quyết đoán sáng suốt, tạo cho hoạt động củaĐại sứ quán đi đúng hướng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao
2 Viên chức ngoại giao
2.1 Những quy định quốc tế
Theo Điều 1.d, Công ước Viên 1961, cán bộ ngoại giao là các thành viêncủa cơ quan đại diện có hàm ngoại giao Những cán bộ ngoại giao này là viênchức ngoại giao trong cơ quan đại diện ngoại giao
2.1.1 Nguyên tắc chung
- Phải là công dân nước tiến cử đi (Điều 8, Công ước Viên 1961) Cán bộngoại giao của cơ quan đại diện không thể là công dân nước tiếp nhận, trừ phi có
sự đồng ý của nước tiếp nhận
Trình tự ngôi thứ giữa các cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện dongười đứng đầu cơ quan đại diện thông báo cho Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nàokhác đã được thoả thuận (Điều 17, Công ước Viên 1961)
2.1.2 Nghĩa vụ của cán bộ ngoại giao
- Cán bộ ngoại giao phải tôn trọng luật lệ của nước tiếp nhận, không đượccan thiệp vào công việc nội bộ của nước tiếp nhận (Điều 41.1, Công ước Viên1961)
Trang 33- Viên chức ngoại giao không được tiến hành ở nước tiếp nhận một hoạtđộng nghề nghiệp hoặc thương mại nào nhằm mục đích kiếm lợi riêng (Điều 42,Công ước Viên 1961).
2.1.3 Việc cử,, chấp nhận, chấm dứt chức năng cán bộ ngoại giao
Việc cử, chấp nhận cán bộ ngoại giao
- Điều 5.1, Công ước Viên quy định: “ Nước cử đi, sau khi thông báo hợp
lệ cho các nước tiếp nhận hữu quan, có thể bổ nhiệm một người đứng đầu cơquan đại diện hoặc cử bất cứ một cán bộ ngoại giao nào, tuỳ từng trường hợp tạimột hoặc nhiều nước, trừ phi trong số các nước tiếp nhận có nước phản đối mộtcách rõ ràng”
- Khi đã có thoả thuận trước, thì “việc cử các thành viên của cơ quan đạidiện, việc họ đến và đi hẳn, hoặc việc họ thôi giữ chức vụ trong cơ quan đạidiện” phải được thông báo cho Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã đượcthoả thuận của nước tiếp nhận (Điều 10.1a, Công ước Viên 1961)
- “Khi không có sự thoả thuận cụ thể giữa hai nước về số lượng cán bộ,nhân viên của cơ quan đại diện, nước tiếp nhận có thể yêu cầu giữ con số tronggiới hạn mà nước đó cho là hợp lý và bình thường căn cứ vào hoàn cảnh, điềukiện của nước tiếp nhận và nhu cầu của cơ quan đại diện” nước cử, mặt khác,nước tiếp nhận cũng có thể từ chối chấp nhận viên chức thuộc một loại nào đó(Điều 11, Công ước Viên 1961)
- Nước cử đi được tự do cử các thành viên của cơ quan đại diện, “ngoàicác trường hợp đã có quy định ở điều 5, 8, 9, 11 Đối với các tuỳ viên quân sự,hải quân hoặc không quân, nước tiếp nhận có thể yêu cầu được thông báo trước
họ tên những người này để được chấp nhận” (Điều 7, Công ước Viên 1961)
Việc chấm dứt chức năng cán bộ ngoại giao
- Điều 9, Công ước Viên 1961 quy định: “Nước tiếp nhận có thể, vào bất
cứ lúc nào và không phải nêu lý do về quyết định của mình, báo cho nước cử đirằng người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một cán bộ ngoại giao nào của
cơ quan đại diện là “persona non grata” (người không được hoan nghênh) hoặcbất cứ một thành viên nào khác của cơ quan đại diện là người không được chấpnhận Khi đó, nước cử đi sẽ tuỳ theo trường hợp, hoặc gọi người đó về, hoặcchấm dứt chức vụ của người đó trong cơ quan đại diện Một người có thể bịtuyên bố là “persona non grata”, hoặc không được chấp nhận trước khi đến lãnhthổ nước tiếp nhận
Nếu nước cử đi từ chối thi hành hoặc không thi hành trong một thời hạnhợp lý những nghĩa vụ của mình nêu ở đoạn 1 của Điều này, nước tiếp nhận cóthể từ chối thừa nhận người đó là thành viên của cơ quan đại diện
- Điều 43, Công ước Viên 1961 quy định: các chức năng của viên chứcngoại giao chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Nước cử đi thông báo cho nước tiếp nhận rằng những chức năng củaviên chức ngoại giao đó đã chấm dứt
Trang 34+ Nước tiếp nhận thông báo cho nước cử đi, theo đoạn 2 của Điều 9, rằngnước này từ chối tiếp nhận viên chức ngoại giao đó là thành viên của cơ quanđại diện.
2.1.4 Quyền lợi
Ở đây chỉ nói đến vai trò Đại biện lâm thời của cán bộ ngoại giao theoĐiều 19.1, Công ước Viên 1961: Khi người đứng đầu khuyết vắng, một Đại biệnlâm thời (là một cán bộ ngoại giao) sẽ tạm thời là người đứng đầu cơ quan đạidiện Họ tên của người đứng đầu cơ quan đại biện lâm thời đó được người đứngđầu cơ quan đại diện hoặc Bộ Ngoại giao nước cử đi thông báo cho Bộ Ngoạigiao nước tiếp nhận (hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận)
2.2 Những quy định của Việt Nam
Điều 6.3 Pháp lệnh về cơ quan đại diện của Việt Nam năm 1993 quy địnhnhư sau: “Viên chức ngoại giao là thành viên có cương vị ngoại giao của cơquan đại diện ngoại giao, kể cả người đứng đầu cơ quan ngoại giao” (trong Pháplệnh của Việt Nam không có danh từ cán bộ ngoại giao)
2.2.1 Chức vụ, hàm, cấp ngoại giao
Chức vụ
Chức vụ ngoại giao là chức vụ bổ nhiệm cho thành viên có cương vịngoại giao công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoàihoặc phái đoàn đại diện ngoại giao Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ(Điều 9.1, Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995)
Theo Điều 11 Pháp lệnh 1993 và Điều 9.2, Pháp lệnh về hàm, cấp ngoạigiao 1995, chức vụ ngoại giao Việt Nam gồm có:
- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại biện.Trưởng đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế liên chính phủ;
Trang 35+ Hàm bí thư thứ hai
- Cấp ngoại giao sơ cấp
+ Hàm bí thư thứ ba
+ Hàm tuỳ viên
2.2.2 Tiêu chuẩn đối với viên chức ngoại giao
Điều 4, Pháp lệnh 1993 xác định: “Thành viên của cơ quan đại diện phải làngười có phẩm chất năng lực hoạt động quốc tế và phục vụ hoạt động quốc tế” Vàtrong Điều 13.1 của Pháp lệnh 1993: “Viên chức ngoại giao của cơ quan đại diệnngoại giao phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam”
- Tiêu chuẩn của viên chức ngoại giao được quy định cụ thể trong Điều5.1, Nghị đinh 183/CP của Chính phủ năm 1994:
+ Phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam và không có vợchồng, bố, mẹ là người nước ngoài
+ Phải là công chức Nhà nước Việt Nam;
+ Trung thành với Tổ quốc và lợi ích dân tộc;
+ Có trình độ lý luật từ sơ cấp trở lên có lập trường chính trị vững vàng vàphẩm chất đạo đức tốt;
+ Nắm vững và có khả năng vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách đốingoại cũng như chủ trương công tác thuộc lĩnh vực mình phụ trách;
+ Có trình độ đại học, có kiến thức chuyên môn và trình độ cần thiết đểthực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tiêu chuẩn từng cấp của viên chức ngoại giao:
Tiêu chuẩn từng cấp ngoại giao (cao cấp, trung cấp, sơ cấp) được quyđịnh rõ trong chương III Điều 13, 14, 15 Pháp lệnh về hàm cấp ngoại giao năm1995
Cấp ngoại giao cao cấp
Viên chức mang hàm Công sứ, tham tán phải có đầy đủ các tiêu chuẩnquy định tại Điều 14, Pháp lệnh hàm cấp ngoại giao 1995
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Có phẩm chất đạo đức chính trị tốt
+ Nắm vững và có khả năng thực hiện đúng đắn về đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại
+ Có trình độ đại học, trình độ chính trị từ trung cấp trở lên
+ Được đào tạo về nghiệp vụ ngoại giao biết sử dụng ít nhất 1 ngoại ngữ+ Có thời gian công tác trong nghành ngoại giao từ 8 năm trở lên, tích luỹđược kinh nghiệm trong công tác đối ngoại
+ Là Vụ trưởng hoặc vụ phó hoặc tương đương, là chuyên viên cao cấp,chuyên viên chính hoặc chuyên viên
Cấp ngoại giao trung cấp
Viên chức mang hàm bí thứ thứ nhất, bí thứ thứ hai phải có đủ tiêu chuẩnthêo Điều 15.1 Pháp lệnh hàm cấp ngoại giao 1995:
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Có phẩm chất đạo đức chính trị tốt
Trang 36+ Nắm vững và có khả năng thực hiện đúng đắn về đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại
+ Có trình độ đại học, trình độ chính trị trung cấp
+ Được đào tạo về nghiệp vụ ngoại giao biết sử dụng ít nhất 1 ngoại ngữ+ Có thời gian công tác trong nghành ngoại giao từ 5 năm trở lên, có hiểubiết về nghiệp vụ chuyên ngành
+ Là chuyên viên chính hoặc chuyên viên
Cấp ngoại giao sơ cấp
Viên chức mang hàm Bí thư thứ ba tuỳ viên phải có đủ tiêu chuẩn theoquy định Điều 15.2, Pháp lệnh về hàm cấp ngoại giao 1995: nghĩa là có đủ tiêuchuẩn quy định tại Điều 15.1 cho bí thư thứ hai với sự khác biệt nhỏ:
+ Thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 3 năm trở lên
+ Là chuyên viên
2.2.3 Nghĩa vụ của viên chức ngoại giao
Theo quy định tại Điều 9, 16, Pháp lệnh về cơ quan đại diện ngoại giaonăm 1993, Điều 17, Nghị địn số 183/CP của Chính phủ năm 1994 quy định chitiết thi hành Pháp lệnh về cơ quan đại diện của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam ở nước ngoài năm 1994 và Điều 3.21, Pháp lệnh về hàm, cấp ngoạigiao 1995
Viên chức ngoại giao có các nghĩa vụ:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước xã hội chủnghĩa Việt Nam;
- Giữ gìn và bảo vệ lợi ích quốc gia, bí mật Nhà nước, uy tín và danh dựcủa dân tộc;
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước, quy chế và các quy định của ngành ngoại giao;
- Tích cực góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với cácnước, các tổ chức quốc tế, tuân thủ pháp luật của cn, tôn trọng luật pháp và tậpquán quốc tế, tôn trọng luật pháp và tập quán quốc tế, tôn trọng pháp luật và tậpquán của nước mà Việt Nam đặt trụ sở;
- Thường xuyên rèn luyện, học tập nâng cao trình độ và năng lực chínhtrị, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, giữ gìn tư cách công chức ngoại giao ViệtNam;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Ngoài các nghĩa vụ này, thành viên của cơ quan đại diện ngoại giaokhông thuộc Bộ Ngoại giao còn có nghĩa vụ chịu sự chỉ đạo của thủ trưởng cơquan chủ quản ở trong nước về nghiệp vụ chuyên môn thông qua người đứngđầu cơ quan đại diện ngoại giao và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quanchủ quản về nghiệp vụ chuyên môn đó
2.2.4 Một số quy định khác
Ngôi thứ:
Trang 37Ngôi thứ viên chức ngoại giao trong cơ quan đại diện được sắp xếp theoquy định tại Điều 11, Pháp lệnh 1993 (đại sứ -> tuỳ viên) và Điều 13, Nghị định
Bổ nhiệm, triệu hồi:
Điều 22.5, Pháp lệnh 1993 viết: “Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có nhữngnhiệm vụ và quyền hạn sau đây: [… ]5 Cử và triệu hồi viên chức của cơ quanđại diện không phải là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnh toànquyền và Trưởng phái đoàn đại diện thường trực tại Liên hợp quốc; […] Trongtrường hợp viên chức, […] không thuộc Bộ Ngoại giao thì Bộ Ngoại giao cử, điềuđộng trên cơ sở đề nghị của thủ trưởng cơ quan hữu quan”
Điều 11, Nghị định 183/CP của Chính phủ năm 1994 quy định cụ thể:+ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giao quy định cử, triệu hồi, điều động viênchức ngoại giao trừ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnhtoàn quyền và Trưởng phái đoàn đại diện thường trực tại Liên hợp quốc
+ Các trường hợp triệu hồi:
* Kết thúc nhiệm kỳ công tác;
* Không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ;
* Không bảo đảm tiêu chuẩn sức khoẻ hoặc có lý do đặc biệt khác;
* Nước tiếp nhận tuyên bố không hoan nghênh hoặc không chấp nhận;
Đưa về nước:
Trong trường hợp vi phạm kỷ luật, viên chức ngoại giao có thể bị đưa về nướctrước thời hạn, hạ hàm, tước hàm, cách chức vụ ngoại giao và không được tiếp tụclàm công tác đối ngoại (Điều 24, Nghị định 183/CP của Chính phủ)
Mức độ vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý theo quy định ở Điều 29 Pháp lệnh 1993:+ Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này thì tuỳ mức độ viphạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hìnhsự
Trang 38+ Cơ quan viên chức, […] ra công tác ở nước ngoài quyết định hình thức
kỷ luật đối với viên chức, nhân viên vi phạm theo kiến nghị của người đứng đầu
cơ quan đại diện
+ Viên chức […] ra nước ngoài có hành vi vi phạm có thể dẫn đến hậuquả nghiêm trọng thì phải được kịp thời đưa về nước
Điều 26, Nghị định 183/CP của Chính phủ năm 1994 quy định chi tiết:Người đứng đầu cơ quan đại diện được quyền quyết định kịp thời đưa về nướcnhững viên chức ở nước ngoài trong các trường hợp sau:
* Có hành vi làm tổn hại an ninh hoặc bí mật quốc gia của Việt Nam
* Có chứng cớ rõ ràng về sự đào ngũ hoặc phản bộ Tổ quốc
* Sự tiếp tục có mặt của đương sự sẽ gây nguy hại cho cơ quan đại diệnhoặc cộng đồng người Việt Nam
* Bị nước tiếp nhận hoặc nước chủ nhà tuyên bố là nhân vật không đượchoan nghênh hoặc không được chấp nhận do vi phạm luật pháp nước đó
Quyền lợi:
(Sẽ trình bày trong phần quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao)
* Quyền khiếu nại khi bị kỷ luật được quyết định theo pháp luật (Điều 28,Nghị định số 183/CP năm 1994)
* Được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định tại Điều 29, Nghị định số183/CP năm 1994
3 Nhân viên cơ quan đại diện ngoại giao
3.1 Những quy định của quốc tế
Công ước Viên về quan hệ ngoại giao 1961 phân nhân viên cơ quan đạidiện thành hai loại:
- Các nhân viên hành chính và kỹ thuật là các thành viên của cơ quan đạidiện thực hiện các công việc hành chính và kỹ thuật của cơ quan đại diện (Điều1.f)
- Các nhân viên phục vụ là các thành viên cơ quan đại diện thực hiện cáccông việc phục vụ nội bộ của cơ quan đại diện (Điều 1.g)
Cử và chấp nhận nhân viên cơ quan đại diện
Việc cử và chấp nhận nhân viên cơ quan đại diện được quy định tại Điều
7, 9, 10, 11 Công ước Viên 1961:
* Điều 7: “… Nước cử đi được tự do cử các thành viên của cơ quan đạidiện, ngoài các quy định tại điều 5, 8, 9 ,10, 11
* Điều 9: “ Nước tiếp nhận, vào bất cứ lúc nào và không phải nêu lý do vềquyết định của mình, báo cho nước cử đi rằng […] bất cứ một thành viên nàocủa cơ quan đại diện là người không được chấp nhận Khi đó, nước cử đi sẽ, tuỳtheo từng trường hợp, hoặc gọi người đó về, hoặc chấm dứt chức vụ của người
đó trong cơ quan đại diện Một người có thể […] không được chấp nhận trướckhi đến lãnh thổ nước tiếp nhận”
* Điều 10: “Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận củanước tiếp nhận được thông báo về việc cử các thành viên của cơ quan đại diện, việc
họ đến và đi hẳn, hoặc việc họ giữ chức vụ trong cơ quan đại diện”
Trang 39* Điều 11: “Khi không có thoả thuận cụ thể về số lượng cán bộ nhân viêncủa cơ quan đại diện, nước tiếp nhận có thể yêu cầu giữ con số đó trong giới hạn
mà nước đó cho là hợp lý, và bình thường, căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện củanước tiếp nhận và các nhu cầu của cơ quan đại diện”
Quyền lợi của nhân viên cơ quan đại diện
Ngoài những quyền lợi sẽ được trình bày trong phần sau, nhân viên cơquan đại diện có quyền hạn theo Điều 19.2, Công ước Viên 1961:
“Trong trường hợp không một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện
có mặt tại nước tiếp nhận, nước cử đi có thể, với sự đồng ý của nước tiếp nhận,chỉ định một nhân viên hành chính và kỹ thuật điều hành công việc hành chínhhàng ngày của cơ quan đại diện”
3.2 Những qui định của Việt Nam
Điều 6 Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm 1994 quy định cụ thểthêm: “Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan đại diện đượcquyền tuyển dụng người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm nhân viên đại diệntrong phạm vi chỉ tiêu biên chế đã được duyệt”
3.2.2 Tiêu chuẩn của nhân viên
Cũng giống như các thành viên khác của cơ quan đại diện ngoại giao, nhânviên cơ quan đại diện ngoại giao, theo Điều 4, Pháp lệnh 1993, phải là người cóphẩm chất, năng lực hoạt động quốc tế và phục vụ hoạt động quốc tế
Điều 5.2 Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm 1994 quy định tiêuchuẩn của nhân viên cơ quan đại diện
+ Phải trung thành với Tổ quốc
+ Có lập trường chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực công tác ngoạigiao
3.2.3 Nghĩa vụ của nhân viên
Cũng giống các thành viên khác của cơ quan đại diện ngoại giao, nhânviên cơ quan đại diện ngoại giao phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đượcquy định trong Điều 9 Pháp lệnh 1993 và Điều 17 Nghị định số 183/CP củaChính phủ năm 1994, cụ thể:
+ Trung thành với Tổ quốc, giữ gìn và bảo vệ danh dự, uy tín và lợi íchcủa Nhà nước cũng như của cơ quan
+ Tích cực góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa ViệtNam với nước tiếp nhận, tuân thủ pháp luật của Việt Nam, tôn trọng pháp luật,phong tục, tập quán của nước tiếp nhận và pháp luật, tập quán quốc tế
Trang 40+ Thực hiện nhiệm vụ do người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giaogiao cho.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ bí mật quốc gia
+ Giữ gìn và tăng cường đoàn kết nội bộ
+ Giữ gìn tư cách đại diện của Nhà nước và dân tộc Việt Nam
+ Chịu sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan chủ quản ở trong nước vềchuyên môn thông qua người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (Nếu nhânviên này không thuộc biên chế của Bộ Ngoại giao)
3.2.4 Nhiệm kỳ công tác
Theo Điều 7 Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm 1994, nhiệm kỳcông tác của nhân viên cơ quan đại diện ngoại giao là 3 năm Trong trường hợpđặc biệt, theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao và thủtrưởng cơ quan quản lý nhân sự (đối với nhân viên không thuộc biên chế BộNgoại giao), Bộ trưởng Ngoại giao xem xét quyết định kéo dài nhiệm kỳ côngtác của nhân viên đó Thời gian kéo dài không qúa 18 tháng
3.2.5 Việc cử, triệu hồi
Điều 11, Nghị đinh số 183/CP của Chính phủ năm 1994 quy định Bộtrưởng Ngoại giao quyết định cử, triệu hồi, điều động nhân viên cơ quan đạidiện ngoại giao được tiến hành trong các trường hợp:
+ Kết thúc nhiệm kỳ công tác
+ Không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ
+ Không đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ hoặc có những lý do đặc biệt khác.+ Nước tiếp nhận tuyên bố không chấp nhận hoặc không hoan nghênh.Việc cử, điều động, triệu hồi nhân viên không thuộc biên chế Bộ Ngoạigiao được quy định trong Điều 12, Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm1994
Bộ trưởng Ngoại giao căn cứ vào yêu cầu công tác và đề nghị của thủtrưởng cơ quan chủ quản, quyết định điều động nhân viên công tác tại cơ quanđại diện
Việc quyết định triệu hồi, điều động nhân viên không thuộc biên chế BộNgoại giao được tham khảo ý kiến của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhân sự đó
3.2.6 Đưa về nước
Pháp lệnh 1993, trong Điều 29.3, quy định: Nhân viên có hành vi vi phạm
có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì phải kịp thời đưa về nước Người đứngđầu cơ quan đại diện có quyền quyết định Quyết định này được báo cáo ngàycho Bộ trưởng Ngoại giao, đồng thời thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩmquyền ở trong nước để xem xét giải quyết
Điều 24,25,26, Nghị định số 183/CP của Chính phủ năm 1994 đã giảithích rõ quy định trên và quy định các trường hợp phải kịp thời đưa về nước:
+ Có hành vi làm tổn hại an ninh, bí mật quốc gia của Việt Nam
+ Có chứng cớ rõ ràng về đào ngũ, phản bộ Tổ quốc
+ Việc có mặt của đương sự sẽ gây nguy hại cho cơ quan đại diện, chocộng đồng người Việt Nam