Đề án Khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp của Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Bao gồm phần lý thuyết cơ bản theo chế độ hiện hành, cũng như thực trạng, các vấn đề còn tồn tại, mâu thuẫn giữa chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán VN, chuẩn mực kế toán quốc tế về khấu hao, cùng một số giải pháp đề xuất.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 2Hà Nội ngày 11 tháng 1 năm 2018
Mục lục
Nội dung……… Trang số Phần I Cơ sở lý luận về khấu hao TSCĐ và hạch toán khấu hao TSCĐ… 5 I Những vấn đề chung về TSCĐ……… 5
1 Khái niệm, đặc điểm TSCĐ……… 5
1.1 Khái niệm TSCĐ 1.2 Đặc điểm TSCĐ 2 Phân loại TSCĐ……… 6
2.1 Theo hình thái biểu hiện 2.2 Theo quyền sở hữu 3 Hao mòn và khấu hao TSCĐ……… 7
3.1 Hao mòn TSCĐ 3.2 Khấu hao TSCĐ - Khái niệm khấu hao - Ý nghĩa khấu hao - Nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn lũy kế 4 Một số quy định về khấu hao TSCĐ……… 14
II Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ……… 15
A Kế toán quốc tế về khấu hao TSCĐ……… 15
B Kế toán Việt Nam về khấu hao TSCĐ……… 16
1 Phương pháp trích khấu hao đường thẳng 2 Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 3 Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm III Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ……… 20
Trang 3Phần II Những ưu nhược điểm của vấn đề kế toán khấu hao TSCĐ thông qua
chế độ tài chính kế toán hiện hành và thực tế tại DN và những đề xuất……22
1 Về các phương pháp trích khấu hao……… 23
2 Về điều kiện ghi nhận TSCĐ……… 24
3 Về giá trị thu hồi ước tính……… 24
4 Chi phí khấu hao TSCĐ: sự khác nhau giữa thuế và kế toán 30
Trang 4
A LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội Trong đó, hệ thống kế toán của Việt Nam ngày càng được đổi mới, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với những thay đổi của hoàn cảnh, của thời đại Tuy nhiên, không có một hệ thống chuẩn mực nào có thể được coi là hoàn hảo cả khi mà nền kinh tế luôn vận động biến đổi không ngừng Một trong những nộidung quan trọng nhất của chế độ kế toán hiện nay là về kế toán Tài sản cố định, trong đó nội dung về cách tính khấu hao TSCĐ, phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ là nội dung đặc biệt quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, tài chính của 1 doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của nhà nước Từ sự hệ trọng đó, em đã chọn đề tài “Bàn về kế toán khấu hao Tài sản cố định” làm đề tài nghiên cứu trong đề án của mình
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo Tiến
sĩ Phạm Thị Thủy - Khoa Kế toán Đại học Kinh tế quốc dân đã hết lòng giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu về đề tài này Trong quá trình viết đề
án không tránh khỏi sai sót, hạn chế, em rất mong sự đóng góp của các thầy
cô đề hoàn thiện vốn kiến thức của mình, để có thể học hỏi được nhiều hơn nữa
Bài đề án của em gồm 2 phần
Phần I: Cơ sở lý luận về khấu hao TSCĐ và hạch toán khấu hao TSCĐ
Phần II: Thực trạng, những ưu nhược điểm của vấn đề kế toán khấu hao TSCĐ thông qua chế độ tài chính kế toán hiện hành và thực tế tại DN
Những đề xuất cải tiến vấn đề này
Sau đây em xin đi vào nội dung chính
Trang 5PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẤU HAO TSCĐ
VÀ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ
-Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy: Tiêu chuẩn này yêu cầu một tài sản nào đó muốn được ghi nhận là TSCĐ thì phải có cơ
sở khách quan để xác định giá trị ban đầu của nó
-Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
- Có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên
1.2 Đặc điểm TSCĐ
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ khi nào hết thời gian
sử dụng hoặc không còn có lợi về mặt kinh tế thì mới phải thay thế đổi mới
- Trong quá trình hoạt động tài sản cố định sẽ bị hao mòn dần Giá trị haomòn được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra Bộphận giá trị chuyển dịch này được coi là một yếu tố chi phí sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và được bù đắp khi doanh nghiệp tiêu thụ được sảnphẩm
- Tài sản cố định hầu như không thay đổi hình thái vật chất bên ngoài và đặctính sử dụng ban đầu trong quá trình tồn tại và hoạt động
Trang 62.1.2 TSCĐ vô hình:
TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả,…
2.2 Theo quyền sở hữu
2.2.1 TSCĐ tự có của DN
Là tài sản cố định được xây dựng, mua sắm và hình thành bằng nguồn vốnngân sách cấp hoặc cấp trên cấp (DNNN), nguồn vốn vay, nguồn vốn liêndoanh (doanh nghiệp liên doanh), các quỹ của doanh nghiệp và các tài sản cốđịnh được biếu tặng
Đây là những tài sản cố định của doanh nghiệp và được phản ánh trên bảngcân đối kế toán của doanh nghiệp
Trang 7+ Tài sản cố định thuê tài chính
TSCĐ thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công
ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựachọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuậntrong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tạihợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tạithời điểm ký hợp đồng Tài sản cố định thuê tài chính cũng được coi như tàisản cố định của doanh nghiệp và cũng được phản ánh trên bảng cân đối kếtoán của doanh nghiệp doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và tríchkhấu hao như các tài sản cố định tự có của doanh nghiệp
+ Tài sản cố định thuê hoạt động (tài sản cố định thuê vận hành)
Là những tài sản cố định do doanh nghiệp thuê nhưng không thoả mãn bất kỳđiều kiện nào của TS cố định thuê tài chính
Bên đi thuê chỉ được quản lý và sử dụng tài sản cố định trong thời hạn hợpđồng và phải hoàn trả tài sản cố định cho bên cho thuê khi hợp đồng kết thúc Ngoài ra còn có thể phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng(hành chính sự nghiệp, kinh doanh, phúc lợi…) hoặc theo công dụng kinh tế(phục vụ trực tiếp cho KD, gián tiếp cho KD…), tùy theo mục đích của việcphân loại mà có những cách phân loại thích hợp
3 Hao mòn và khấu hao TSCĐ
3.1 Hao mòn TSCĐ
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tácđộng của nhiều nguyên nhân khác nhau, tài sản cố định của doanh nghiệp bịhao mòn dần dưới 2 hình thức: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
3.1.1 Hao mòn hữu hình
Hao mòn hữu hình của tài sản cố định là sự hao mòn dần về vật chất, giảmdần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị cũng bị giảm dần
Trang 8Về mặt vật chất, có thể nhận thấy sự hao mòn qua sự thay đổi trạng thái vật
lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết của tài sản cố định dươí tác động của masát, tải trọng, nhiệt độ ; sự giảm sút về chất lượng và tính năng kỹ thuật banđầu của tài sản cố định trong quá trình hoạt động và sau đó không còn sửdụng được nữa Để khôi phục lại giá trị sử dụng của tài sản cố định, phải tiếnhành sửa chữa, thay thế các bộ phận, chi tiết
Về mặt giá trị, cùng với sự giảm dần về giá trị của tài sản cố định là quá trìnhchuyển dịch dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất ra Đốivới tài sản cố định vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn vềmặt giá trị
Có hai nguyên nhân chính dẫn tới hao mòn hữu hình tài sản cố định là:
- Thứ nhất là do việc sử dụng tài sản cố định gây ra Tài sản cố định qua mộtthời gian sử dụng sẽ lạc hậu, cũ kỹ và hư hỏng
- Thứ hai là do tác động của môi trường tự nhiên Cho dù tài sản cố địnhkhông được sử dụng nhưng vẫn bị hao mòn và hư hỏng dần, biến đổi hình tháivật chất bên ngoài, suy giảm về giá trị sử dụng (công suất ) Các nhân tố đóbao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, mưa gió
Mức độ hao mòn tài sản cố định phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Thời gian sử dụng tài sản cố định: tài sản cố định càng được sử dụng lâu baonhiêu thì càng cũ kỹ và bị hao mòn bấy nhiêu Càng về cuối thời gian sử dụng
kỹ thuật, mức độ hao mòn càng lớn
Trang 9- Cường độ sử dụng tài sản cố định: Mỗi loại tài sản cố định đều có giới hạn
kỹ thuật về cường độ sử dụng để đảm bảo khả năng phục vụ lâu dài của tàisản cố định Có nghĩa là trong một đơn vị thời gian nhất định, tài sản cố địnhchỉ có thể hoạt động tối đa là bao nhiêu, cứ cách bao lâu tài sản cố định lạiphải được nghỉ, được bảo dưỡng duy tu Sử dụng có hiệu quả tài sản cố địnhkhông đồng nghĩa với việc tăng cường độ sử dụng tài sản cố định tối đa Khaithác triệt để tài sản cố định là sử dụng hết công suất thiết kế tài sản cố địnhtrong cường độ giới hạn cho phép
- Chất lượng của tài sản cố định: chất lượng tài sản cố định do các yếu tố nhưnguyên vật liệu chế tạo, trình độ công nghệ, trình độ kỹ thuật quyết định Tàisản cố định có chất lượng càng cao thì càng lâu bị hao mòn hay hư hỏng.Việc nhận thức rõ các nguyên nhân gây ra hao mòn hữu hình tài sản cố định
và mức độ tác động của chúng sẽ giúp doanh nghiệp có biện pháp hữu hiệu đểhạn chế hao mòn
3.1.2 Hao mòn vô hình
Trong quá trình sử dụng, ngoài hao mòn hữu hình, tài sản cố định còn bị haomòn vô hình Hao mòn vô hình là sự giảm sút thuần tuý về mặt giá trị của tàisản cố định do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Có ba loại hao mòn vô hình sau:
* Hao mòn vô hình loại 1
Nguyên nhân là trên thị trường xuất hiện tài sản cố định cùng loại nhưng giálại rẻ hơn, theo đó, tài sản cố định đã mua sẽ bị mất một phần giá trị ban đầu
* Hao mòn vô hình loại 2
Tài sản cố định bị giảm giá trị do xuất hiện những tài sản cố định mới có cùnggiá bán nhưng hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật hoặc có thêm những tính năngmới, công dụng mới,
* Hao mòn vô hình loại 3
Trang 10Xảy ra khi tài sản cố định bị mất gía hoàn toàn do sản phẩm chấm dứt chu kỳsống của mình Khi đó, tài sản cố định dùng để chế tạo sản phẩm cũng phảiloại bỏ dù chưa khấu hao hết.
Trường hợp này cũng xảy ra khi các máy móc thiết bị, quy trình công nghệ còn trên các dự án thiết kế, bản thảo phát minh sáng chế song đã bị lạc hậungay tại thời điểm đó, do xuất hiện một tài sản cố định khác ưu việt hơn Điềunày chỉ ra rằng, không chỉ tài sản cố định hữu hình mà cả tài sản cố định vôhình cũng bị hao mòn vô hình
Tóm lại, hao mòn vô hình là tình trạng tài sản cố định bị lạc hậu, mất giá mộtcách tương đối sau khi mua hoặc mất giá hoàn toàn do sự phát triển của khoahọc kỹ thuật và công nghệ Biện pháp hiệu quả nhất để khắc phục hao mòn vôhình là doanh nghiệp phải theo sát sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và côngnghệ, ứng dụng kịp thời những thành tựu đó vào sản xuất
Muốn vậy, doanh nghiệp phải xây dựng một kế hoạch khấu hao linh hoạt đicùng tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ Điều này hết sức có ýnghĩa trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường 3.2 Khấu hao TSCĐ
3.2.1 Khái niệm khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyêngiá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng củaTSCĐ Như vậy, hao mòn là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị
sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lýnhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ
3.2.2 Ý nghĩa của tính khấu hao
- Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giátrị thực của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp
- Về phương diện tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp doanhnghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ
Trang 11- Về phương diện thuế khoá, khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợinhuận chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ
- Về phương diện kế toán, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ.Chính vì thế có thể nói việc tính khấu hao có ý nghĩa vô cùng to lớn và quantrọng đối với từng doanh nghiệp trong tình hình hiện nay Việc vận dụngphương pháp khấu hao TSCĐ phải nằm trong khuôn khổ quy định của Nhànước
3.2.3 Nguyên giá và giá trị còn lại, giá trị hao mòn lũy kế
3.2.3.1 Nguyên giá và cách xác định nguyên giá
- Nguyên giá TSCĐ: là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng ( Nguyên giá của TSCĐ chính là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại DN)+ Thời điểm xác định nguyên giá là thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng ( đối với TSCĐ hữu hình ) hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính ( đối với TSCĐ vô hình )
+ Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên những căn cứ khách quan có thể kiểm soát được (phải có chứng từ hợp pháp hợp lệ) và phải được xác định dựa trên những khoản chi tiêu hợp lý dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐ
+ Các khoản chi phí phát sinh sau thời điểm đưa TSCĐ được đưa vào sử dụng được tính vào nguyên giá nếu chúng làm tăng thêm giá trị có ích của TSCĐ
Trang 12NG: Nguyên giá TSCĐ
Gt : Giá thanh toán cho người bán tài sản (tính theo giá thu tiền 1 lần) Tp: Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước ngoài giá mua ( thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt )
Pt: Phí tổn trước khi dùng như: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử
Lv: Lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng
Tk: Thuế trong giá mua hoặc phí tổn được hoàn lại
Cm: Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng
Th : Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử
+ Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu:Là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại quy chế quản lý đơn vị và xây dựng hiện hành công (+) lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác
+ Nguyên giá TSCĐ tự xây dựng hoặc tự sản xuất, tự triển khai: là giá thành thực tế của TSCĐ cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất)
+ TSCĐ loại được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại ghi trên
sổ của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá của hội đồng giao nhận và các phí tổn trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng
Riêng TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá được tính bằng nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị giao Các chi phí có liên quan đến việc điều chuyển này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Trang 13+ TSCĐ loại được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp liên doanh hoặc phát hiện thừa thì nguyên giá được xác định bằng giá trị thực tế theo giá trị của hội đồng đánh giá và các chi phí bên nhận phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng
+ Nguyên giá của TSCĐ là quyền sử dụng đất (bao gồm sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp (+) chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ
… (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất) hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn
+ Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ không tương tự, là giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phí thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng
+ Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định tương tự: là giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi
+ Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính: được tính bằng giá trị hợp lý của nó
và các phí tổn trước khi dùng nếu có
- Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá
Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
- Nguyên giá TSCĐ có tính ổn định cao nó chỉ thay đổi trong các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của các cấp có thẩm quyền
Trang 14+ Khi nâng cấp TSCĐ, chi phí chi ra để nâng cấp TSCĐ được bổ sung vào nguyên giá cũ để xác định lại nguyên giá mới của nó
+ Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ khi đó giá trị của bộ phận tháo
ra sẽ được trừ vào nguyên giá của TSCĐ
3.2.3.2 Giá trị còn lại
Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định Người ta chỉ xác định được chính xác giá trị còn lại của TSCĐ khi bán chúng trên thị trường
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ
Vì vậy giá trị còn lại trên sổ kế toán mang dấu ấn chủ quan của các DN, với cùng TSCĐ nhưng nếu giảm bớt thời gian khấu hao sẽ làm cho tốc độ giảm giá trị nhanh hơn và tốc độ này sẽ giảm chậm khi kéo dài thời gian khấu hao
Do đó nhiều trường hợp phải đánh giá lại tài sản khi doanh nghiệp tham gia góp vốn, giải thể, sát nhập để xác định giá trị thực của tài sản ở thời điểm hiệntại
3.2.3.3 Giá trị hao mòn lũy kế
Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo
4 Một số quy định về khấu hao TSCĐ
- Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao Mức trích khấu hao được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ
+ Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh
+ Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân quy trách nhiệm đền bù thiệt hại và tính vào chi phí khác
Trang 15- Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không trích khấu hao mà chỉ tính hao mòn như phúc lợi, hành chính sự nghiệp v.v
- Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê
- Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh Như vậy số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng, giảm) về TSCĐ Bởi vậy hàng tháng kế toán tiến hànhtrích khấu hao theo công thức sau Căn cứ vào nơi sử dụng, bộ phận sử dụng TSCĐ để phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ
Số khấu hao phải trích tháng này = Số khấu hao đã trích tháng trước
+ Số khấu hao tăng thêm tháng náy - Số khấu hao giảm bớt tháng này
- Đối với quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được tính khấu hao
II Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ.
A Kế toán quốc tế về khấu hao TSCĐ
Xét tiêu biểu là kế toán Mỹ Ở Mỹ, cơ sở được thiết lập cho việc khấu hao TSCĐ là nguyên giá TSCĐ và giá trị thu hồi của TSCĐ Trong đó giá trị thu hồi là phần ước tính có thể thu hồi tại thời điểm thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ Và khi thiết lập công thức tính khấu hao, thì giá trị thu hồi ước tính là yếu tố không thể thiếu bất kể đó là phương pháp nào Lấy ví dụ về phương pháp khấu hao đều theo thời gian:
Số khấu hao phải trích hàng năm = (Nguyên giá – Giá trị thu hồi ước tính)
Số năm hữu dụng ước tính
Trang 16Được sử dụng phổ biến đó là phương pháp khấu hao cố định (phương pháp khấu hao đều.)
Theo chế độ qui định các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các
phương pháp tính khấu hao sau:
-Phương pháp khấu hao đều theo thời gian
-Phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng máy thực tế
-Phương pháp khấu hao theo sản lượng sản xuất
-Phương pháp khấu hao giảm dần: Có nhiều phương pháp khấu hao giảm dần
có thể áp dụng, tuy nhiên có hai phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay
đó là: khấu hao giảm dần với tỷ suất giảm dần và khấu hao giảm dần với tỷ suất không đổi
-Ngoài ra còn có các phương pháp khấu hao theo nhóm hoặc đa hợp
B Kế toán Việt Nam về khấu hao TSCĐ
1 Phương pháp trích khấu hao đường thẳng
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng
* Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, mức khấu hao hàng năm của mộtTSCĐ ( Mkhn) được tính theo công thức sau:
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó: Tỷ lệ khấu hao năm = 1 / Số năm sử dụng dự kiến
* Mức trích khấu hao trung bình tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại ( được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng
đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ