Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
PHAN VIỆT TUẤN
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập,
nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc Các số liệu và kết quả trong luận văn là đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan
Phan Việt Tuấn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH v
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 4
2.1 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 4
2.1.1 Khái niệm 4
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế 5
2.1.3 Nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia 7
2.1.4 Các mô hình tăng trưởng kinh tế 8
2.2 Lý thuyết về chất lượng cuộc sống 14
2.2.1 Khái niệm 14
2.2.2 Tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống 17
2.2.3 Các lý thuyết liên quan đến chất lượng cuộc sống 23
2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống 25
2.3.1 Công trình nghiên cứu 25
2.3.2 Lược khảo các công trình nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Phương pháp nghiên cứu 29
3.1.1 Quy trình nghiên cứu 29
3.1.2 Dữ liệu nghiên cứu 30
3.1.3 Mô hình nghiên cứu và thang đo 30
3.1.4 Phương pháp xử lý số liệu 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1 Thống kê mô tả 34
4.2 Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống .41
4.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (ADF) 41
Trang 54.2.2 Kiểm định đồng liên kết Cointegrated Test của Johansen (1991) 42
4.2.4 Phân tích mô hình VECM 45
CHƯƠNG 5 :KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Các kiến nghị 56
5.2.1 Về phía Nhà nước 56
5.2.2 Về phía các doanh nghiệp trong nước 56
5.3 Hạn chế nghiên cứu 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 60
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
ngoài
người
Trang 7DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đo lường biến nghiên cứu 31
Bảng 4.1 Bảng dữ liệu sau khi xử lý 34
Bảng 4.2 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF 42
Bảng 4.3 Kiểm định đồng liên kết 43
Bảng 4.4 Xác định độ trễ tối ưu 44
Bảng 4.5 Kiểm định Granger causibility 45
Bảng 4.6: Kiểm định tự tương quan Portmanteau 46
Bảng 4.7: Kiểm định tự tương quan LM 46
Bảng 4.8 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 47
Bảng 4.9 Phân tích mô hình VECM 48
DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 29
Hình 4.2 Hàm phản ứng xung mô hình 1 49
Hình 4.3 Hàm phản ứng xung mô hình 2 50
Hình 4.4 Hàm phản ứng xung mô hình 3 51
Hình 4.5 Hàm phản ứng xung mô hình 4 52
Trang 9CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Việt Nam đang có những bước chuyển mình rõ rệt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức bùng nổ mạnh mẽ và đang dần trở thành một nước công nghiệp hiện đại Năm 2017 đánh dấu kỷ lục bằng những con số về tăng trưởng kinh
tế, kim ngạch thương mại, lượng khách du lịch và đầu tư nước ngoài Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 cao nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt mức 6,81% so với kế hoạch 6,7% do Quốc hội đề ra; GDP đầu người năm
2017 vượt ngưỡng 53,5 triệu đồng/năm (tương đương 2.835 USD, tăng 170 USD so với năm 2016)
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam nâng lên 5 bậc, đứng thứ 55/137; Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng lên 14 bậc, đứng thứ 68/190 các quốc gia, vùng lãnh thổ
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng ghi nhận những con
số ấn tượng, vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,5 tỷ USD (tăng 10,8% so với cùng
kỳ 2016) Tổng mức lưu chuyển hàng hoá XNK vượt mốc 400 tỷ USD
2017 cũng là năm Việt Nam đón lượt khách du lich thứ 13 triệu, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu từ du lịch ước tính đạt 35,9 nghìn
tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước
Hơn một thập niên trôi qua kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh
tế Việt Nam đang tiến vào một chu kỳ tăng trưởng với những cơ hội rộng mở như TPP và AEC GDP quốc gia tăng trưởng gần gấp ba về giá trị, từ 75 tỷ USD (năm 2007) lên 219 tỷ USD (năm 2017) Ông Chris Malone, người đã
có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc cố vấn phát triển kinh tế cho khu vực Trung Đông và Đông Nam Á cho rằng: “Việt Nam hiện đang ở vị trí 4/149 quốc gia về năng lực chuyển đổi mức độ thịnh vượng kinh tế sang chất lượng cuộc sống của người dân” Kết quả này được trích từ nghiên cứu do Bamboo Capital Group (BCG) thực hiện độc lập, dựa trên kết quả kết quả phân tích
Trang 10của công cụ Đánh giá phát triển kinh tế bền vững (SEDA)
Tuy nhiên bên cạnh đó, chắc chắn vẫn tồn tại không ít những thách thức
sẽ cản trở việc nâng cao chất lượng cuộc sống tại Việt Nam Bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam đang tăng với mọi thước đo Theo số liệu của Oxfam – liên minh quốc tế của 17 tổ chức hoạt động tại 94 quốc gia trên toàn thế giới
đi tìm giải pháp cho nghèo đói và bất công đã cho thấy, năm 2014 Việt Nam
có 210 người siêu giàu (tài sản trên 30 triệu USD) Tổng tài sản của 210 người này vượt ngưỡng 20 tỷ USD, bằng 12% GDP của cả nước Dự đoán vào năm
2025, con số này sẽ đạt mức 430 người Điều này chứng tỏ tài sản ngày càng tích tụ vào một số rất ít người trong xã hội
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo tại Việt Nam ngày một gia tăng: năm 2013 là 6,5 lần; 2014 là 6,6 lần; 2015 là 7,37 lần và
2016 là 9,3 lần Những con số này chắc chắn chưa thể hiện được hết khoảng cách về thu nhập do hạn chế trong việc thu thập thông tin về nguồn thu của những cá nhân thuộc tầng lớp “siêu giàu” nhưng nó cũng cho thấy một vấn đề nhức nhối trong phân bổ thu nhập, dẫn đến sự khác biệt lớn về chất lượng cuộc sống của người dân
Từ thực tiễn cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế qua GDP, GNP cao không luôn đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế nhanh, bền vững mà thậm chí đôi lúc còn phát sinh và làm gia tăng những bất công trong xã hội, dẫn đến chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn những người dân bị suy giảm
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước chỉ ra rằng,
có mối quan hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống Esterlin và Angelescu Laura (2007) đã sử dụng mô hình chuỗi thời gian Vecto (VECM) để phân tích chứng minh tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống; Hae S Kim (2017) đã có nghiên cứu trong đó xác định các mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau giữa 222 quốc gia/ vùng lãnh
Trang 11thổ trên toàn thế giới Một điểm chung các nghiên cứu đều cho thấy, có sự ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế (GDP, CPI, FDI, tiết kiệm bình quân, XNK, ) đến chất lượng cuộc sống (bao gồm phát triển con người, mức nghèo, thất nghiệp, hoà bình/xung đột quốc tế và các thành phần khác)
Phạm Thị Phương Loan (2011) cho rằng ngoài những tác động tích cực
mà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment –FDI) mang lại trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam, thu nhập, chuyển giao công nghệ thì FDI cũng bộc lộ nhiều mặt trái như gây ô nhiễm môi trường, tranh chấp nguồn lực với các doanh nghiệp trong nước Vì vậy bài viết này muốn xem xét FDI tác động như thế nào đến kinh tế với chỉ số đại diện là thu nhập bình quân đầu người và đến xã hội với đại diện là chỉ số phát triển con người (Human Development Index- HDI) Kết quả cho thấy FDI đóng góp vào sự thay đổi của HDI thấp hơn so với sự thay đổi của thu nhập bình quân đầu người
Trên cơ sở muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống, tác giả muốn đề xuất hướng nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu chỉnh Vecto sai số (VEMC) làm công cụ Kết cấu của luận văn gồm năm chương với chương đầu tiên là lời mở đầu; chương hai tác giả trình bày cơ sở
lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu; chương ba là phương pháp nghiên cứu; chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu và chương cuối cùng là kết luận và các kiến nghị, đề xuất
Trang 12CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ thống và hoàn thiện hơn Các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế đã thừa nhận rằng, tăng trưởng không đồng nghĩa với phát triển, tuy nhiên tăng trưởng lại là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết cho phát triển Nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và ứng dụng có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng bởi tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các quốc gia trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của quốc gia Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển
Vậy, tăng trưởng kinh tế được hiểu: là sự gia tăng thu nhập đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) của một quốc gia (hoặc địa phương) Sự gia tăng này được biểu hiện ở quy mô và tốc độ Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng) Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ Thu nhập của nền kinh
tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product – GNP), được đo lường bởi sự thay đổi trong tỉ lệ phần trăm của
Trang 13GDP/GNP từ năm này đến năm kế tiếp (Giáo trình “Kinh tế vĩ mô” – ĐH Ngoại Thương)
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế, dưới dạng khái quát, là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm)
Các chỉ tiêu GDP và GNP thông qua sử dụng thước đo tiền tệ có thể tổng hợp được kết quả đầu ra hết sức phong phú và đa dạng về chủng loại, mục đích
sử dụng về chất lượng của nền kinh tế Nhờ đó cung cấp một công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của một quốc gia
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong lãnh thổ kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định Ba phương pháp đo lường tổng sản phẩm thu nhập trong nước:
Thứ nhất, phương pháp sản xuất còn gọi là phương pháp giá trị gia tăng Theo phương pháp này GDP tổng hợp giá trị gia tăng của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế Giá trị gia tăng được tính bằng cách lấy giá trị tổng sản lượng trừ đi giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ mua ngoài đã được sử dụng hết trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Thứ hai, phương pháp thu nhập đo lường GDP trên cơ sở thu nhập tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hoá chứ không phải là giá trị của bản thân hàng hoá
GDP= w + i + R +Pr +Te
Trong đó: w là thu nhập từ tiền công, tiền lương
i là tiền lãi nhận được từ cho doanh nghiệp vay tiền
R là thuê đất đai, tài sản
Pr là lợi nhuận
Te là thuế gián thu mà chính phủ nhận được
Trang 14Thứ ba, phương pháp chi tiêu sử dụng các thông tin từ luồng chi tiêu để mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng Vì tổng giá trị hàng hoá bán ra phải bằng tổng số tiền được chi ra để mua chúng, nên tổng chi tiêu để mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng phải bằng GDP
GDP= C +I +G +X - M
Trong đó: C là các khoản chi tiêu của các hộ gia đình về hàng hoá và dịch vụ
I là tổng đầu tư của khu vực tư nhân
G là chi tiêu của chính phủ về hàng hoá và dịch vụ
X – M là xuất khẩu ròng
Tổng sản phẩm quốc dân đo lường toàn bộ thu nhập hay giá trị sản xuất
mà các công dân của một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ nhất định, không kể trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia
GNP = GDP + thu nhập ròng nhận được từ nước ngoài
Do vậy, chỉ tiêu chính biểu hiện mức tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng GNP hoặc GDP của kỳ sau so với kỳ trước, được tính theo công thức:
phẩm quốc nội thời kỳ sau Do có sự biến động của giá cả (lạm phát) nên người
ta phân định ra GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế GNP và GDP danh nghĩa là GNP, GDP tính theo giá hiện hành của thời kỳ tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP, GDP tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc Vì vậy, trong thực tế có tăng trưởng kinh tế danh nghĩa (tính theo GNP, GDP danh nghĩa) và tăng trưởng kinh tế thực tế (tính theo GNP, GDP thực tế)
Trang 152.1.3 Nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
Tăng trưởng kinh tế quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố, song có một
số nhân tố cơ bản có tác động trực tiếp đó là các nhân tố:
Thứ nhất, yếu tố vốn: Theo nghĩa rộng vốn được hiểu là toàn bộ của cải
vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại và những yếu tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất Theo nghĩa này, vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… Vốn tài chính là vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán Vốn có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR (Incremental Capital output Ration) Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia theo tỷ lệ tăng của GDP Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng vốn đầu
tư 3% để tăng 1% GDP Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn
Thứ hai, yếu tố con người: là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền
vững Tất nhiên, đó là con người có sức khoẻ, có trí tuệ, có kỹ năng cao, có ý chí và nhiệt tình lao động và được tổ chức hợp lý Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững bởi vì: tài năng, trí tuệ của con người là yếu
tố quyết định trong nền kinh tế tri thức; con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng kỹ thuật, công nghệ, vốn… để sản xuất Vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đều xác định mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo, y tế trong chiến lược phát triển đất nước là để nhằm phát huy nhân tố con người Đó chính là sự đầu tư cho phát triển và bền vững
Thứ ba, khoa học và công nghệ: là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng
kinh tế Đây là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tế và tái sản xuất mở rộng
Trang 16theo chiều sâu Khoa học và công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, lao động thặng dư lớn, tạo ra nguồn tích lũy lớn từ nội
bộ nền kinh tế để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay với cuộc cách mạng 4.0 thì khoa học – công nghệ càng đóng vai trò quan trọng, là lực lượng sản xuất trực tiếp và động lực tăng trưởng của nhiều nền kinh tế trên thế giới
Thứ tư, cơ cấu kinh tế: có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế Cơ
cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng tỷ trọng, vai trò, thế mạnh của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, từ đó phân bố các nguồn lực phù hợp (vốn, sức lao động…) Cơ cấu kinh tế hợp lý có tác dụng phát huy các thế mạnh, các tiềm năng, các yếu tố sản xuất của đất nước có hiệu quả, là yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
Thứ năm, thể chế chính trị và trình độ quản lý nhà nước: Đây là một nhân
tố quan trọng và có quan hệ điều phối trực tiếp với các nhân tố khác Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được
trong lịch sử như: gây ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc, sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các khu vực; đồng thời sử dụng và phát triển
có hiệu quả các nhân tố vốn, con người, khoa học, công nghệ, mở rộng tích lũy, tiết kiệm và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (vốn, công nghệ…) để tăng trưởng kinh tế có hiệu quả
2.1.4 Các mô hình tăng trưởng kinh tế
2.1.4.1 Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith
Adam Smith (1723-1790) được coi là người sáng lập ra kinh tế học Trong tác phẩm nổi tiếng “Của cải của các dân tộc”, ông đã trình bày một cách tương đối hệ thống và đầy đủ nhất những quan điểm về kinh tế học, đó là: học
Trang 17thuyết về “Giá trị lao động”, học thuyết “Bàn tay vô hình”, lý thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc “Ai có gì được nấy”…
Trong học thuyết về “Giá trị lao động”, Adam Smith cho rằng: Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là lao động, vốn và đất đai; Trong đó, lao động (chứ không phải đất đai, tiền bạc) được coi là nguồn gốc tạo ra mọi của cải, là nguồn
cơ bản của tăng trưởng kinh tế Phát hiện quan trọng của Adam Smith về phân công lao động và chuyên môn hoá lao động là cơ sở để tăng năng suất lao động (NSLĐ) và tăng sản lượng (Adam Smith, 1776);
2.1.4.2 Quan niệm tăng trưởng của David Ricardo
David Ricardo (1772 - 1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất Các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển, tân cổ điển và trào lưu kinh tế hiện đại đều có nguồn gốc tinh thần từ các tư tưởng của David Ricardo Trong cuốn sách nổi tiếng “Các nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khoá”, David Ricardo đã trình bày những quan điểm của ông về phát triển kinh tế, đó là: Lập luận về các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và quan hệ giữa chúng; Phân chia các nhóm người trong xã hội và thu nhập của những nhóm người này; Quan hệ cung - cầu và vai trò hạn chế của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế;
Trong lập luận về các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và quan hệ giữa chúng, David Ricardo cũng coi đất đai, lao động và vốn là những yếu tố
cơ bản của tăng trưởng kinh tế Nhưng theo ông, yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế là đất đai, đất đai chính là giới hạn của tăng trưởng Lập luận của David Ricardo là: Tăng trưởng là kết quả của tích luỹ, tích luỹ là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc vào nông nghiệp và đất đai Do đó, đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng (David Ricardo, 1817);
2.1.4.3 Quan niệm tăng trưởng của Karl Marx
Karl Marx (1818-1883) là một nhà kinh tế học, xã hội học, triết học xuất
Trang 18sắc Ông là người sáng lập ra học thuyết Mác-xit, với học thuyết này, ông đã làm một cuộc cách mạng trong kinh tế học Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là
bộ “Tư bản” Những quan điểm cơ bản nhất của Mác về kinh tế học là: học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết tích luỹ và tái sản xuất… Đồng thời, ông cũng nêu những ý kiến mới về các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
sự phát triển kinh tế, các yếu tố tăng trưởng kinh tế, sự phân chia giai cấp trong
xã hội tư bản, chu kỳ sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế;
Khi lập luận về các yếu tố tăng trưởng kinh tế, Karl Marx đã luận giải rằng: Các yếu tố tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật, trong đó lao động là yếu tố có vai trò quyết định đối với tăng trưởng, cũng như đối với lợi nhuận và thu nhập Chính trong quá trình nghiên cứu về giá trị đặc biệt của sức lao động và quá trình sản xuất giá trị thặng dư, Marx đã phát hiện ra điều này (Karl Marx, 1867);
2.1.4.4 Lý thuyết tăng trưởng của John Mayard Keynes
John Mayard Keynes với cuốn sách “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936) được coi là người tạo ra đột phá lớn trong kinh tế học và đánh dấu bước tiến mới trong lịch sử kinh tế học Lý thuyết của Keynes cũng được coi là cơ sở cho sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng hiện đại;
Theo Keynes, có thể đạt tới và duy trì sự cân bằng ở một mức sản lượng nào đó, không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thông thường ở dưới mức sản lượng tiềm năng, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người;
Lý thuyết trọng cầu của Keynes lần đầu tiên khẳng định rằng: Chính nhu cầu (cầu đầu tư và cầu tiêu dùng), chứ không phải cung, là nhân tố quan trọng quyết định sản lượng, và do đó quyết định tăng trưởng;
Lần đầu tiên, Keynes đã nêu bật vai trò của Chính phủ, thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô (chính sách tài chính và tiền tệ) đối với sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế Đối lập với trường phái cổ điển cho rằng nền kinh tế có thể tự vận động để xác lập những cân đối mới, Keynes đã nhấn mạnh vai trò
Trang 19quan trọng của chính phủ trong điều tiết nền kinh tế Cũng từ đó, lần đầu tiên, vai trò của khu vực nhà nước trong nền kinh tế được coi trọng;
2.1.4.5 Mô hình tăng trưởng của Harrod - Domar
Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 1940, các nhà kinh tế Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích sự tăng trưởng Mô hình này giải thích các yếu tố tăng trưởng, sự giải thích vẫn còn bị ảnh hưởng của quan điểm trọng cung, tuy nhiên mô hình này đã thể hiện nhiều
ý tưởng của Keynes
Harrod-Domar đã chỉ ra vai trò của tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng, trong đó đầu tư là động lực cơ bản nhất
Tuy nhiên, trên thực tế thì tăng trưởng kinh tế vẫn có thể xảy ra trong trường hợp không tăng đầu tư Kể cả trong trường hợp đầu tư có hiệu quả thì
sự gia tăng đầu tư hay tiết kiệm cũng chỉ có thể cho phép đạt đến sự gia tăng tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn, chứ không thể đạt được trong dài hạn Mô hình này, vì vậy, có ý nghĩa cho tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn hơn
là trong dài hạn
2.1.4.6 Mô hình tăng trưởng của Solow
Do những nhược điểm của mô hình Harrod-Domar, dựa trên những tư tưởng của lý thuyết tân cổ điển, năm 1924, Solow đã xây dựng nên mô hình tăng trưởng mang những ý tưởng mới, được gọi là mô hình tăng trưởng Solow Nếu như mô hình của Harrod-Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông qua tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng, thì mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và công nghệ vào phương trình tăng trưởng và ông cũng khẳng định rằng tiến bộ kỹ thuật là yếu tố quyết định đến tăng trưởng, cả ngắn hạn và dài hạn Mô hình này cho biết: tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian;
Trang 20Điểm đột phá nhất của mô hình tăng trưởng của Solow là đã giảm sự cứng nhắc của mô hình Harrod-Domar bằng cách sử dụng hàm sản xuất có năng suất giảm dần của các nhân tố sản xuất, trong đó giải định tiền công và hệ số giữa vốn và sản lượng là có thể điều chỉnh, thay vì bất biến như ở mô hình Harrod-Domar Nhờ đó, nền kinh tế có thể điều chỉnh để tiến tới trạng thái cân bằng và trạng thái này là ổn định
2.1.4.7 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại (P.A Samuelson)
Dựa vào lý thuyết của Keynes, chính phủ các nước đã sử dụng chính sách kinh tế của nhà nước để hạn chế mức độ lạm phát và thất nghiệp, làm tăng mức sản lượng tiềm năng Nhưng sau một thời gian dài áp dụng lý thuyết này, các nước có xu hướng quá nhấn mạnh vai trò của chính sách kinh tế, do đó hạn chế mức độ tự điều chỉnh của thị trường và xuất hiện những trở ngại mới cho quá trình tăng trưởng Trong bối cảnh đó, một trường phái kinh tế mới ra đời Các nhà kinh tế của trường phái này ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định quan hệ cung-cầu và những quan hệ cơ bản khác của nền kinh tế, còn nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường Thực chất của trường phái kinh tế hiện đại là sự xích lại gần nhau của trường phái tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes
Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cũng khẳng định vai trò ngày càng tăng của Nhà nước trong điều tiết kinh tế Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn
Trang 21hợp hiện đại, Chính phủ có 4 chức năng cơ bản: Thiết lập khuôn khổ pháp luật; Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; Thiết lập các chương trình tác động đến việc phân phối thu nhập Theo ông, chính phủ cần tạo ra môi trường ổn định để các doanh nghiệp và các hộ gia đình tiến hành sản xuất và trao đổi sản phẩm một cách thuận lợi;
2.1.4.8 Lý thuyết tăng trưởng bền vững
Lần đầu tiên, Hội nghị của Liên hiệp quốc về Môi trường đã diễn ra vào tháng 6 năm 1972 tại Stockholm, Thuỵ Điển Trong hội nghị này, N.Meadows
đã thay mặt nhóm chuyên gia của Câu lạc bộ Rome trình bày báo cáo có tên
“Các giới hạn tăng trưởng” Luận điểm chính của Báo cáo là: Nếu thế giới tiếp tục duy trì mức độ phát triển như hiện tại thì trong thế kỷ 21, loài người sẽ đi tới giới hạn của sự tăng trưởng và sự sụp đổ là không tránh khỏi Báo cáo này lập tức gây tiếng vang lớn trên thế giới và là cơ sở hình thành Chiến lược Phát triển bền vững tiếp sau này của Liên hiệp quốc;
Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã chứng kiến hàng loạt các cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội cũng như môi trường Biến đổi khí hậu khốc liệt, thiếu hụt tài nguyên trầm trọng…, tất cả những điều đó đã đưa tới một chiến lược mới trong tăng trưởng của các quốc gia, chiến lược tăng trưởng xanh Tăng trưởng xanh chỉ là một phần, chứ không thay thế hoàn toàn tăng trưởng bền vững Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) đã gộp những xu hướng xanh vào trong nền Kinh tế Xanh hoặc Thoả thuận Xanh mới toàn cầu;
Tháng 6 năm 2009, OECD, trong cuộc họp bộ trưởng các nước, đã yêu cầu xây dựng Chiến lược tăng trưởng Xanh như là động lực quan trọng để phục hồi nền kinh tế nhanh chóng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008;
Kỳ họp thứ 6 các Bộ trưởng Môi trường của các nước Châu Á - Thái Bình Dương cuối tháng 9 năm 2010 tại Kazakhstan tái khẳng định: “Tăng trưởng Xanh là một trong những xu hướng hỗ trợ cho tăng trưởng nhanh, cho
Trang 22việc đạt tới những Mục tiêu Thiên niên kỷ và sự bền vững về Môi trường” Kỳ họp này cũng xác định 5 chính sách chủ yếu đề chuyển sang nền kinh tế xanh
Đó là: Chuyển từ tăng trưởng theo số lượng sang chất lượng; Quốc tế hoá giá sinh thái; Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững; Chuyển việc bảo vệ môi trường thành cơ hội kinh doanh; Thúc đẩy các hoạt động kinh tế giảm thiểu khí cácbon;
2.1.4.9 Lý thuyết tăng trưởng chất lượng
Theo R Lucas và J Stiglitz, chất lượng tăng trưởng biểu hiện ở một số tiêu chí chính sau:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài;
+ Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu được thể hiện ở sự đóng góp của tổng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) cao và không ngừng gia tăng;
+ Tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế;
+ Tăng trưởng phải đi kèm với phát triển môi trường bền vững;
+ Tăng trưởng luôn hỗ trợ cho đổi mới thể chế dân chủ, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở mức độ cao hơn;
+ Tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và xoá đói giảm nghèo
2.2 Lý thuyết về chất lượng cuộc sống
tế Thuật ngữ chất lượng cuộc sống được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnh
Trang 23bao gồm các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt chính trị
Chất lượng cuộc sống không nên nhầm lẫn với khái niệm về mức sống,
mà tiêu chí là chủ yếu dựa vào thu nhập (Nadler và Lawler, 1983) Thay vào
đó, chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng của cuộc sống bao gồm không chỉ về thu nhập, sự giàu có và việc làm, mà còn là môi trường xã hội, môi trường sống, sức khỏe (về thể chất) và tinh thần, giáo dục, giải trí và cuộc sống riêng tư
Chất lượng cuộc sống cũng không nên nhầm với chất lượng sống, một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người Ngoài ra chất lượng cuộc sống thường xuyên liên quan đến những khái niệm trừu tượng và đậm màu sắc chính trị như tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền Ngoài ra nó cũng liên quan đến chỉ số hạnh phúc, tuy nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính chủ quan và khó để đo lường, thống kê, người ta không thể cân đong đo đếm được
và không nhất thiết phải là sự giàu có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và mức sống không nên được coi là một thước đo duy nhất
Chất lượng cuộc sống và hạnh phúc hiện tại của con người tùy thuộc vào mức thu nhập, vào các điều kiện kinh tế và tài chính Nhưng vấn đề là điều kiện sống có thoải mái hay không? Điều đó tùy thuộc vào sức khỏe, vào môi trường
xã hội, vào kiến thức của từng người, vào các hoạt động văn hóa, vào thời gian để giải trí, nói chung là vào rất nhiều yếu tố không thể cân, đong, đo, đếm bằng tiền bạc Theo Timossi (2008) và Boonrod (2009), một số tiêu chí khác
có thể phản ánh chất lượng cuộc sống như: HDI, GDP (GDP bình quân đầu người và hộ gia đình, chỉ số nghèo đói), chỉ số giáo dục (gồm tỷ lệ người biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số người mù chữ, số năm đến trường, cơ sở
hạ tầng cho giáo dục), Chỉ số tuổi thọ (gồm tuổi thọ, sức khỏe, y tế và các dịch
vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng cho y tế), và một số tiêu chí khác như chỉ số calo bình quân đầu người - phản ánh tình trạng no đủ và chất lượng bữa
ăn đầu người, điều kiện sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước sinh hoạt (nước
Trang 24sạch, nước lọc, nước máy, nước ngầm, nước giếng ) là vấn đề cơ bản và cấp thiết của con người, điều kiện về nhà ở, chỗ ở của con người (bao gồm diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở), ngoài ra còn các công trình công cộng, xã hội khác như công viên, nhà vệ sinh công cộng, nhà ở xã hội và các công trình phúc lợi công cộng khác phục vụ cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người
Theo Liên Hiệp Quốc: Có lẽ biện pháp quốc tế được sử dụng phổ biến nhất để đo lường chất lượng cuộc sống là các chỉ số phát triển con người (HDI),
với các nội dung cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống như là một nỗ lực
để nâng cao cuộc sống có cho các cá nhân trong một xã hội nhất định HDI được sử dụng bởi Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống
Trong khi đó, WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng cuộc sống (Quality of life-100), mức độ hạnh phúc gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí với ba nhóm là:
1) Mức độ sảng khoái về thể chất gồm: Sức khỏe, tinh thần, ăn uống,
ngủ, nghỉ, đi lại (giao thông, vận tải), thuốc men (y tế, chăm sóc sức khỏe);
2) Mức độ sảng khoái về tâm thần: yếu tố tâm lý, yếu tố tâm linh (tín
ngưỡng, tôn giáo);
3) Mức độ sảng khoái về xã hội gồm: các mối quan hệ xã hội, môi trường
sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa, chính
trị… và môi trường thiên nhiên)
Một cuộc sống có chất luợng, ngoài sự an nhiên không âu lo, còn là cảm nhận yêu thương, không ân hận oán thù hay bất mãn, không khát khao chiếm hữu bất cứ một điều gì, và luôn hiểu rằng không có điều gì là bất biến cũng như tất cả đều tái sinh Cuộc sống đầy rẫy những đam mê không bao giờ đem lại cho ta sự an lành Nhưng cái tâm từ bi, lòng bao dung, sự tha thứ và ước muốn
Trang 25đem lại niềm vui cho người khác lại chính là những hạt mầm hạnh phúc trong tâm hồn chúng ta Đừng bao giờ yêu chính bản thân mình nhiều hơn yêu những người thân quanh mình, khi ấy sẽ nhận ra mình đang sống những ngày sống thật sự có chất luợng
2.2.2 Tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống
2.2.2.1 HDI - một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống
Về tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống cũng có rất nhiều tiêu chí được đưa ra tuỳ thuộc vào cách tiếp cận vấn đề Trong đó, WHO cũng đưa ra
bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life-100) gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí với ba nhóm: Mức độ sảng khoái về thể chất; mức độ sảng khoái về tâm thần; mức độ sảng khoái về xã hội Còn Liên Hợp quốc không đưa ra khái niệm cụ thể nhưng lại sử dụng biện pháp để đo lường chất lượng cuộc sống là các chỉ số phát triển con người (HDI), với các nội dung cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống như là một nỗ lực để nâng cao cuộc sống có cho các cá nhân trong một xã hội nhất định HDI được sử dụng bởi Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc Chỉ số này bao gồm: Chỉ số giáo dục (gồm tỷ
lệ người biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số người mù chữ, số năm đến trường, cơ sở hạ tầng cho giáo dục); Chỉ số tuổi thọ (gồm tuổi thọ, sức khỏe, y
tế và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng cho y tế), và một số tiêu chí khác như chỉ số calo bình quân đầu người - phản ánh tình trạng no đủ
và chất lượng bữa ăn đầu người, điều kiện sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước sinh hoạt (nước sạch, nước lọc, nước máy, nước ngầm, nước giếng ) là vấn đề cơ bản và cấp thiết của con người, điều kiện về nhà ở, chỗ
ở của con người (bao gồm diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở), ngoài ra còn các công trình công cộng, xã hội khác như công viên, nhà vệ sinh công cộng, nhà ở xã hội và các công trình phúc lợi công cộng khác phục vụ cho
Trang 26cuộc sống vật chất và tinh thần của con người Đây là những tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống hiện được sử dụng nhiều nhất
Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và thế giới Việc lựa chọn các tiêu chí phản ánh sự phát triển con người có ý nghĩa rất quan trọng Từ những năm
1990, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đưa ra chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index) HDI phản ánh các thành tựu phát triển con người trong ba lĩnh vực cơ bản:
- Sức khỏe được đo bằng tuổi thọ trung bình (năm)
- Học vấn được đo bằng tỉ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên (%) với quyền số (trọng số) 2/3 và tỉ lệ nhập học của các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học trong nhóm dân cư từ 6-24 tuổi so với dân số độ tuổi (%) với quyền số (trọng số) 1/3
- Mức sống kinh tế được đo bằng GDP bình quân đầu người được điều chỉnh theo PPP (Purchasing Power Parity) tính bằng USD
HDI = 1/3 (chỉ số tuổi thọ bình quân + chỉ số giáo dục + chỉ số GNI)
Chỉ số giáo dục = 2/3 chỉ số người lớn biết chữ + 1/3 chỉ số đi học trong
độ tuổi từ 6 đến 24
0 100
0 -
-i
x
0 100
0 -
-i
y
25 85
25 -
-i
z
)100lg(
)40000lg(
)100lg(
)lg(
Trang 27là GNI bình quân đầu người của nước i đã được điều chỉnh theo phương pháp tính tỉ giá sức mua tương đương
Về mặt trị số:
Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GDP và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1 Giá trị của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), trái lại, các chỉ số càng gần 0 có
nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp
2.2.2.2 Chỉ số về giáo dục
Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của dân cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa
và tay nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ
Tỷ lệ người lớn biết chữ: Tỷ lệ người lớn biết chữ là tỷ lệ những người
từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết thông thạo một đoạn văn đơn giản bằng tiếng quốc ngữ (Nadler và Lawler, 1983) Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan nhiều đến các chỉ số thu nhập và mức sống của từng cộng đồng và từng quốc gia
Trình độ văn hóa và tay nghề: Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của khối dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người tốt nghiệp các cấp học từ thấp đến cao Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động chính trong khối dân cư được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của đất nước Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau đồng thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia (Wichit, 2007; Timossi, 2008; Boonrod, 2009) Các nước có nền kinh tế phát triển thì các chỉ số phản ánh về trình độ văn hóa và trình độ tay nghề trong khối dân cư thường rất cao, ngược lại ở các
i
l
1
0£ HDI £
Trang 28nước chậm phát triển thì các chỉ số này thường rất thấp Hiện nay, trình độ văn hóa và tay nghề của lực lượng lao động đang có sự chuyển biến theo hướng tích cực, chất lượng cuộc sống của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần các cấp học ngày càng cao Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có tay nghề ngày càng tăng
và họ đang là những lực lượng lao động mang lại chất lượng hiệu quả cao trong các ngành kinh tế Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển việc sử dụng lao động không có tay nghề trong các ngành kinh tế vẫn còn chiếm tỷ lệ cao
Số năm đến trường: Cùng với chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ thì số năm đến trường cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng học vấn của dân cư
ở mỗi quốc gia Số năm đến trường là số năm bình quân đã được học ở trường của những người từ 15 tuổi trở lên Tiêu chí số năm đến trường có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập ở mỗi quốc gia (Kerce và Kewley, 1993) Các nước
có thu nhập thấp thường có số năm đi học thấp (trung bình 3-4 năm, thậm chí
ở Châu Phi có một số nước chỉ có số năm đi học trung bình là 1,6 năm) Các nước có thu nhập trung bình có số năm đi học trung bình thường là 5,3 năm Các nước có thu nhập cao chỉ số này rất cao, thường là 10,6 năm (Bắc Mỹ: 12,4 năm, Châu Âu: 11,1 năm ) Nhìn chung, ở hầu hết các nước đều có số năm đi học của nam giới thường cao hơn nữ giới Chỉ số số năm đến trường là một trong các chỉ số phản ánh trung thực CLCS của từng nước
2.2.2.3 Chỉ số tuổi thọ
Sức khỏe là vốn quý và là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi con người Sức khỏe toàn dân là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, là tương lai của dân tộc Sức khỏe là yếu tố cơ bản của chất lượng cuộc sống dân cư Sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển Việc chăm sóc tốt sức khỏe sẽ làm tăng nguồn nhân lực
về mặt số lượng nhờ kéo dài tuổi thọ Các quốc gia trên toàn thế giới không chỉ
Trang 29quan tâm về mặt số lượng mà còn chú ý đến chất lượng dân số, chất lượng nòi giống, trong đó có mục tiêu nâng cao thể lực cho con người (Kalra và Ghosh, 1984; Kahn, 1981)
Để đánh giá trạng thái sức khỏe và mức độ bảo đảm y tế cho dân cư của một quốc gia, người ta thường sử dụng các tiêu chí như tỉ lệ người chết, tuổi thọ bình quân, tình trạng dinh dưỡng, tỉ lệ người có bệnh, số bác sĩ, y tá - y sĩ trên 1 vạn dân, số giường bệnh trên 1 vạn dân, ngân sách đầu tư cho y tế (% GDP và bình quân đầu người)
Tuổi thọ bình quân là số năm trung bình của một người có khả năng sống được Chỉ số tuổi thọ bình quân có liên quan chặt chẽ với tỉ lệ tử vong, đặc biệt
là tử vong ở trẻ em Các phương pháp tính tuổi thọ trung bình:
- Phương pháp lập bảng sống và tính tuổi thọ trung bình dựa trên số liệu
về người chết và dân số chia theo độ tuổi (tỉ suất chết đặc trưng theo độ tuổi)
- Phương pháp hệ số sống giữa hai cuộc điều tra (sử dụng dân số chia theo
độ tuổi của hai cuộc Tổng điều tra dân số)
- Phương pháp ước lượng qua số liệu về tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và bảng
sống mẫu Mức độ chính xác của tuổi thọ tính theo phương pháp này phụ thuộc vào mức độ chính xác của tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và phải chọn được bảng sống mẫu phù hợp Tuy nhiên, do số trẻ chết dưới 1 tuổi và số trẻ sinh trong năm thường dễ thu thập nên tỉ suất chết của trẻ sơ sinh có thể xác định tương đối chính xác Vì vậy, phương pháp này được các nước đang phát triển có trình
độ thống kê yếu sử dụng một cách phổ biến
Nhìn chung, khi thu nhập bình quân theo đầu người càng cao thì tuổi thọ trung bình càng tăng Trong những năm gần đây tuổi thọ đã tăng cao ở một số nước, nhưng đặc biệt lại giảm mạnh ở một số nước mà nguyên nhân không chỉ
do mức thu nhập thấp mà còn do ảnh hưởng nặng nề bởi các bệnh tật gây tử vong, trong đó nơi ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là các quốc gia đang phát triển, đặc biệt
Trang 30là các quốc gia ở châu Phi
Các dịch vụ y tế: Các dịch vụ y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và CLCS Các dịch vụ y tế làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực
cả trong hiện tại lẫn tương lai Các tiêu chí phản ánh mức độ được đáp ứng về dịch vụ y tế như: số bệnh viện, trạm xá, số giường bệnh, số cán bộ y tế/10.000 dân (Cascio, 1998; Efraty và Sirgy, 2001)
2.2.2.4 Các tiêu chí khác
Tiêu chí số calo bình quân đầu người: Trong quá trình sống và lao động,
cơ thể con người phải thường xuyên tiêu hao năng lượng Năng lượng tiêu hao của con người do thức ăn cung cấp nhằm tái sản xuất sức lao động, người ta quy ước dùng đơn vị calo để đo nhu cầu năng lượng cơ thể Số calo tiêu dùng hằng ngày cho một người được coi là chỉ số tốt nhất về trình độ cung ứng các nhu cầu thiết yếu Để có được số calo bình quân đầu người, FAO dựa vào tình hình sản xuất lương thực và thực phẩm Nhu cầu năng lượng thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ tính chất lao động và thể trạng cơ thể
Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt: vấn đề sử dụng điện trong sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng phản ánh CLCS của dân cư Điều kiện sử dụng điện được phản ánh qua các tiêu chí: tỉ lệ số hộ dùng điện, số KWh tiêu thụ tính bình quân đầu người/tháng
Sử dụng nước sạch: sử dụng nước sạch luôn là nhu cầu cơ bản và cấp thiết của con người Đây là yếu tố quan trọng để xem xét CLCS của dân cư Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện sử dụng nước sạch của dân cư là tỉ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sạch (nước máy, nước ngầm, nước khai thác từ nguồn lộ thiên đã qua xử lí )
Điều kiện nhà ở: có hai tiêu chí để đánh giá điều kiện nhà ở là diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở Diện tích nhà ở thường được diễn đạt bằng chỉ số
cố, nhà tạm
Trang 312.2.3 Các lý thuyết liên quan đến chất lượng cuộc sống
2.2.3.1 Các thuyết nghiên cứu về nhu cầu con người
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng
đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được
và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày
2.2.3.2 Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943)
Theo thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng (Nguyễn Hữu Lam, 2007) Tháp nhu cầu của Abraham Maslow có cấu trúc năm tầng Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thỏa măn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn Abraham Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: Cấp cao và cấp thấp Các nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh lý và an toàn, an ninh Các nhu cầu cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tự trọng, và tự thể hiện Nhu cầu con người cũng như nấc thang và họ mong muốn đạt được bậc cao nhất trong những nấc thang đó Để thỏa mản nhu cầu của con người nhà quản trị phải hiểu
họ đang ở cấp độ nào, họ đang cần nhu cầu nào Khi các nhu cầu của nguời lao động được thỏa mãn họ sẽ gắn kết với tổ chức và cống hiến hết mình cho tổ chức
2.2.3.3 Thuyết về nhu cầu của David Mc.Clelland
David Mc.Clelland cho rằng con người có ba nhu cầu cơ bản: Nhu cầu thành tựu, nhu cầu liên minh và nhu cầu quyền lực Nhu cầu thành tựu: Là sự mong muốn theo đuổi mục tiêu họ đã đặt ra để vươn tới sự thành đạt mới, thắng lợi mới Họ sẽ hành động cho dù kết quả hành động có thành công hay thất bại Những người có nhu cầu thành tựu càng cao thì kết quả giải quyết công việc của họ sẽ đạt hiệu quả cao hơn Nhu cầu liên minh: Là sự thiết lập mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp, mọi người xung quanh Những người có nhu cầu
Trang 32liên minh mạnh rất thích những công việc mà qua đó tạo ra sự thân thiện và các quan hệ xã hội (Nguyễn Hữu Lam, 2007) Nhu cầu quyền lực: Là mong muốn
có thể tác động và kiểm soát người khác Người có động cơ cao về quyền lực thì thích được giao các trách nhiệm, thích làm các công việc có tính cạnh tranh hướng về địa vị Như vậy, khi xây dựng các chính sách tạo sự gắn kết cần chú
ý đến nhu cầu về sự thành đạt, nhu cầu về liên minh và quyền lực Ngoài ra, cần phải nghiên cứu mức độ cao thấp của ba loại nhu cầu này để có những biện pháp thỏa đáng
2.2.3.4 Thuyết về E.R.G (Clayton Alderfer)
Theo thuyết về E.R.G nhận ra ba kiểu nhu cầu chính của con người Con người cùng một lúc theo đuổi việc thỏa mản ba nhu cầu cơ bản: Nhu cầu tồn tại, nhu cầu quan hệ và nhu cầu phát triển (Nguyễn Hữu Lam, 2007).Thuyết ERG cho rằng: Tại cùng một thời điểm có thể có nhiều nhu cầu ảnh hưởng đến
sự động viên Khi một nhu cầu cao hơn không thể được thỏa mản thì một nhu cầu ở bậc thấp hơn sẵn sàng để phục hồi Thuyết ERG của Alderfer cũng chỉ ra rằng thường xuyên có nhiều hơn một nhu cầu có thể ảnh hưởng và tác động trong cùng một con người, vào cùng một thời gian Nếu những nhu cầu ở mức cao không được đáp ứng đủ, khao khát thỏa mản những nhu cầu ở mức dưới (của mô hình) sẽ tăng cao
Clayton Alderfer xác định hiện tượng này trong một thuật ngữ chuyên môn rất nổi tiếng là “mức độ lấn át của thất vọng và e sợ” (frustration & shy aggression dimension) Sự liên quan của nó đến công việc là: Thậm chí khi các nhu cầu ở cấp độ cao không được thỏa măn thì công việc vẫn đảm bảo cho những nhu cầu sinh lý ở cấp thấp, và cá nhân sẽ tập trung vào các nhu cầu này
Tại thời điểm này, nếu một điều gì đó xảy ra đe dọa đến công việc hiện tại, những nhu cầu cơ bản của cá nhân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng Nếu không
có những nhân tố nhằm giải tỏa nỗi lo lắng, một cá nhân có thể rơi vào tình trạng tuyệt vọng và hoảng loạn Thuyết ERG giải thích được tại sao các nhân
Trang 33viên hay tìm kiếm mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn ngay cả khi những điều kiện này là tốt và đạt các tiêu chuẩn của thị trường lao động Khi các nhân viên chưa cảm thấy thỏa mản với nhu cầu giao tiếp và nhu cầu tăng trưởng hiện tại, họ sẽ tìm cách được thỏa măn
2.2.3.5 Thuyết về sự công bằng (John Stacey Adams, 1963)
Thuyết công bằng của Adams đã đưa ra những yếu tố mang tính biến đổi tác động đến sự nhìn nhận và đánh giá của nhân viên về tổ chức và công việc của họ Người lao động trong tổ chức luôn muốn được đối xử một cách công bằng Họ có xu hướng so sánh những đóng góp của mình với những đãi ngộ và phần thưởng mà họ nhận được (còn được gọi là công bằng cá nhân) Thêm nữa,
họ còn so sánh đóng góp, cống hiến, đăi ngộ và phần thưởng của mình với những người khác (còn được gọi là công bằng xă hội)
Adams cho rằng, để nhân viên nhiệt tình làm việc và giữ chân được họ thì sự công bằng của tổ chức phải tuyệt đối Có như vậy nhân viên mới cảm thấy sự cống hiến của họ được công nhận và họ cảm thấy sự phân phối của tổ chức là công bằng Lý luận này chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ so sánh giữa
sự cống hiến của cá nhân đối với tổ chức và sự báo đáp mà ḿnh nhận được từ
tổ chức
2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống
2.3.1 Công trình nghiên cứu
2.3.1.1 Công trình nghiên cứu quốc tế
Easterlin, Angelescu và Laura (2007) sử dụng mô hình chuỗi thời gian Vectơ (VECM) để phân tích chứng minh tăng trưởng kinh tế cải thiện chất lượng cuộc sống Các biến nghiên cứu sử dụng trong mô hình bao gồm tăng trưởng kinh tế (GDP), và các chỉ tiêu thành phần của QOL Kết quả cho thấy chất lượng cuộc sống của các quốc gia chịu ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng kinh tế Tương tự như vậy, nghiên cứu đã cho thấy tăng trưởng kinh tế tác động tích cực trên các chỉ số xã hội và chính trị của QOL Có mối quan hệ tích cực
Trang 34mạnh mẽ giữa GDP đầu người và chỉ số giáo dục Trong khi các chỉ số kinh tế của QOL đã cho thấy một sự kết hợp tích cực với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, mặc dù tác động của QOL cũng đáng ngờ khi nhân tố chính trị và xã hội không có liên kết rõ ràng với sự thay đổi trong GDP bình quân đầu người Liên quan đến các chỉ số chủ quan của QOL, nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế và các phúc lợi có mọi liên hệ tích cực Nghiên cứu cũng kết luận rằng, tăng GDP cho mỗi đầu người là gia tăng hạnh phúc Nghiên cứu này được tiến hành với hai mục đích chính Đầu tiên, xác định các mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau giữa 222 quốc gia /lãnh thổ trên thế giới Thứ hai, đánh giá đối với mỗi mô hình tăng trưởng kinh tế về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế (GDP/PPP, CPI, Globalization, FDI, Tiết kiệm bình quân, XNK…) đến chất lượng cuộc sống (bao gồm phát triển con người, mức nghèo, thất nghiệp, hòa bình/xung đột quốc tế và các thành phần khác) Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu như tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng tích cực đến chỉ số phát triển con người (HDI), thu nhập và công việc Tăng trưởng kinh tế cũng phản ảnh sự tự
do và giảm sự xung đột tôn giáo, ổn định chính trị Đây cũng chính là căn cứ
để tác giả đặt ra cho rằng có tồn tại sự liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế (đo lường bằng GDP, GNP) và các chỉ số về chất lượng cuộc sống QOL (qua các biến HDI, tuổi thọ trung bình, số năm đi học )
Shin và Snyder (1983) cho rằng chỉ số GNP là chỉ số phổ biến đo lường thu nhập của quốc gia Tuy nhiên ở các nước phát triển và đang phát triển thường dùng chỉ số này mà không phải hoàn toàn dựa vào nó để đánh giá hiệu quả chính sách và hoạch định chính sách phát triển kinh tế tương lai Trong nghiên cứu này các nhà khoa học sử dụng GNP đo lường tăng trưởng kinh tế,
sử dụng các chỉ báo của chất lượng cuộc sống bao gồm thu nhập, nhà ở, sức khỏe, an toàn - an ninh, công việc, nghỉ dưỡng - giải trí, tình yêu - niềm tin, công bằng, giáo dục và sự tự do Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của GNP ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống theo những cách khác