Các thành viên và ứng viên Liên minh châu Âu giai đoạn 2004-2007 (ISO 3166) Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (tiếng Anh: European Union; tiếng Pháp: Union européenne; tiếng Đức: Europäische Union; tiếng Tây Ban Nha: Unión Europea) là một tổ chức
Trang 1Liên minh châu Âu
Khẩu hiệu
Thống nhất trong đa dạng (United in diversity)[1] [2] [3]
Bài hát ca ngợi
Ode to Joy[2] (orchestral)
Luxembourg Strasbourg
Ngôn ngữ chính thức
Members
Người đứng đầu
Thành lập
Maastricht
1 tháng 11, 1993
Diện tích
Trang 2- Tổng số 4,324,782 km²
1,669,807 mi²
Dân số
300.2 /sq mi
(High)
Đơn vị tiền tệ
Trang web
europa.eu [9]
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế
chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên[10] chủ yếu thuộc châu Âu EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).[11] Với hơn 500 triệu dân,[12] EU chiếm 30% (18,4 tỉ
đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới.[13]
EU đã phát triển một thị trường chung bằng một hệ thống luật tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của người dân, hàng hóa, dịch vụ và vốn.[14] EU duy trì các chính sách chung về thương mại,[15] nông nghiệp, ngư nghiệp[16] và phát triển địa phương.[17] 16 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro EU đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc EU đã thông qua luật tư pháp và nội vụ, bao gồm bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 nước EU và 3 nước ngoài EU.[18]
Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua một hệ thống siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp.[19] [20] [21]
Trong những lĩnh vực nào đó, quyết định tạo ra thông qua thỏa thuận giữa các nước thành viên, trong khi ở những lĩnh vực khác, những cơ quan siêu quốc gia độc lập chịu trách nhiệm thực hiện mà không cần có một sự nhất trí giữa các nước thành viên Những cơ quan quan trọng của EU bao gồm Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Tư pháp châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu Nghị viện châu Âu được bầu năm năm một lần bởi công dân các nước thành viên, theo đó quyền công dân của Liên minh châu Âu được đảm bảo
EU có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu thành lập từ sáu nước năm 1951 và Hiệp ước Rome thành lập năm 1957 từ những nước này Từ đó, EU lớn mạnh về số lượng thông qua việc mở rộng và về sức mạnh thông qua
Trang 3việc bổ sung những lĩnh vực chính sách vào thẩm quyền của EU.
Thành viên
Các thành viên và ứng viên Liên minh châu Âu giai đoạn 2004-2007 (ISO 3166)
Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt
đầu từ Đệ nhị Thế chiến Có thể nói
rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến
tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự
hội nhập châu Âu Bộ trưởng Ngoại
giao Pháp Robert Schuman là người đã
nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên
trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày
9 tháng 5 năm 1950 Cũng chính ngày
này là ngày mà hiện nay được coi là
ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm
hàng năm là "Ngày Châu Âu" Ban
đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành
viên là: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg,
Pháp, Hà Lan Năm 1973, tăng lên
thành gồm 9 quốc gia thành viên Năm
1981, tăng lên thành 10 Năm 1986,
tăng lên thành 12 Năm 1995, tăng lên
thành 15 Năm 2004, tăng lên thành
25 Năm 2007 tăng lên thành 27
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập
• 1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
• 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh
• 1981: Hy Lạp
• 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
• 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
• Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
• Ngày 1/1/2007: Romania, Bungary
Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) [22] ; với tổng GDP là 11.6 nghìn
tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007 Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu
Vẫn còn Croatia(có thể được kết nạp vào năm 2011), Thổ Nhĩ Kỳ(có thể kết nạp vào năm 2013), Albania, Bosnia, Macedonia, Montenegro, Serbia chưa gia nhập Liên minh châu Âu
Trang 4Quá trình thành lập
Hiệp ước Paris
Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).,,
Hiệp ước Roma
Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) và thành lập
Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC)
Hội đồng châu Âu
Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu
Thị trường chung châu Âu
Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu"
Hiệp ước Maastricht
Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký ngày 7 tháng 12 năm 1991 tại Maastricht Hà Lan , nhằm mục đích:
• Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng
trung ương độc lập,
• Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới
có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu
Liên minh chính trị
• Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên
• Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà
họ đang cư trú
• Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này
• Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu
• Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu
• Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực
Trang 5Liên minh kinh tế và tiền tệ
Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)
Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là:
• Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất;
• Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;
• Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);
• Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước
có lãi suất thấp nhất
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái cao hơn đồng đô
la Mỹ
Hiệp ước Amsterdam
Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2 tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như:
1 Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử;
2 Tư pháp và đối nội;
3 Chính sách xã hội và việc làm;
4 Chính sách đối ngoại và an ninh chung
Hiệp ước Schengen
Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
ký ngày 25 tháng 6 năm 1991 Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của
1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen Hiện nay, 14 trong 25 nước thành viên EU
đã tham gia khu vực Schengen (ngoại trừ cả Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland)
Trang 6Hiệp ước Nice
Hiệp ước Nice (11 tháng 12 năm 2000) tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF)
Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực
Cơ cấu tổ chức
EU có bốn cơ quan chính là:
Hội đồng Bộ trưởng(Thượng viện)
Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban Đại diện Thường trực và Ban Tổng Thư ký
Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU
Hội đồng Bộ trưởng chính là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu
Nghị viện Châu Âu(Hạ viện)
Gồm 750 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch
Nhiệm vụ: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu
Ủy ban châu Âu(Hành pháp)
Là cơ quan điều hành gồm 18 uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu Chủ tịch hiện nay là Manuel Barroso, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha (được bầu tại cuộc họp Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23 tháng 3 năm 1999 tại Berlin) Dưới các uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực
Trang 7Toà án Châu Âu(Tư pháp)
Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 27 thẩm phán và 9 luật sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban Châu Âu văn phòng Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU
Liên kết ngoài
• EUROPA — the official EU web portal [23]
• Liên Minh Châu Âu [24]
Chú thích
[1] Barnard, Catherine (August 2007) The Substantive Law of the EU: The four freedoms (ấn bản 2) Oxford University Press tr. 447 ISBN
9780199290352.
[2] “EUROPA > The EU at a glance > The symbols of the EU > United in diversity” (http:/ / europa eu/ abc/ symbols/ motto/ index_en htm).
Europa (web portal) European Commission Truy cập 20 January năm 2010 trích dẫn: 'United in diversity' is the motto of the European
Union The motto means that, via the EU, Europeans are united in working together for peace and prosperity, and that the many different
cultures, traditions and languages in Europe are a positive asset for the continent.
[3] “European Parliament: The Legislative Observatory” (http:/ / www europarl europa eu/ oeil/ FindByProcnum do?lang=en&
procnum=REG/ 2007/2240) Europa (web portal) European Commission Truy cập 20 January năm 2010 trích dẫn: the motto 'United in
diversity' shall be reproduced on Parliament's official documents;
[4] The New Oxford American Dictionary, Second Edn., Erin McKean (editor), 2051 pages, May 2005, Oxford University Press, ISBN
0-19-517077-6.
[5] “Total population as of 1 January” (http:/ / epp eurostat ec europa eu/ tgm/ table do?tab=table& language=en& pcode=tps00001&
tableSelection=1& footnotes=yes& labeling=labels& plugin=1) Eurostat Truy cập 9 February năm 2010.
[6] European Foundation for the Improvement of Living and Working Conditions (http:/ / www eurofound europa eu/ areas/ qualityoflife/
eurlife/ index php?template=3& radioindic=158& idDomain=3)
[7] Not including overseas territories
[8] eu is representative of the whole of the EU, member states also have their own TLDs
[9] http:/ / europa eu/
[10] “Oxford Dictionary of English: European 5 b spec Designating a developing series of economic and political unions between certain
countries of western (and later also eastern) Europe from 1952 onwards, as European Economic Community, European Community, European Union.” (http:/ / dictionary oed com/ cgi/ entry/ 50078844?query_type=word& queryword=European& first=1& max_to_show=10&
sort_type=alpha& result_place=2& search_id=XNLm-9KGPpN-8152& hilite=50078844).
[11] Craig, Paul; Grainne De Burca , P P Craig (2007) EU Law: Text, Cases and Materials (ấn bản 4th) Oxford: Oxford University Press.
tr. 15 ISBN 978-0-19-927389-8.; “Treaty of Maastricht on European Union” (http:/ / europa eu/ legislation_summaries/
economic_and_monetary_affairs/ institutional_and_economic_framework/ treaties_maastricht_en.htm) Activities of the European Union.
Europa web portal Truy cập 20 October 2007.
[12] “First demographic estimates for 2009” (http:/ / epp eurostat ec europa eu/ cache/ ITY_OFFPUB/ KS-QA-09-047/ EN/
KS-QA-09-047-EN PDF) (11 December 2009) Truy cập 3 February năm 2010.
[13] “World Economic Outlook Database, April 2009 Edition” (http:/ / www imf org/ external/ pubs/ ft/ weo/ 2009/ 01/ weodata/ weorept.
aspx?sy=2007& ey=2009& scsm=1& ssd=1& sort=country& ds= & br=1& c=001,998& s=NGDPD,PPPGDP,PPPSH& grp=1& a=1& pr.
x=50& pr.y=9) International Monetary Fund (April 2009) Truy cập 24 April 2009 trích dẫn:
Gross domestic product, current prices; U.S dollars, Billions;
2007=16,927.173
2008=18,394.115
2009=16,190.981 [projection]
Gross domestic product based on purchasing-power-parity (PPP) valuation of country GDP; Current international dollar, Billions;
2007=14,762.109
2008=15,247.163
2009=14,851.385 [projection]
GDP based on PPP share of world total
2007=22.605%
2008=22.131% 2009=21.519% [projection]
World "GDP", current prices; U.S dollars, Billions;
2007=54,840.873
2008=60,689.812
Trang 82009=57,228.373 [projection]
These data were published in 2009 Data for 2009 are projections based on a number of assumptions.
[14] European Commission “The EU Single Market: Fewer barriers, more opportunities” (http:/ / ec europa eu/ internal_market/ index_en.
htm) Europa web portal Truy cập 27 September 2007.
“Activities of the European Union: Internal Market” (http:/ / europa eu/ pol/ singl/ index_en htm) Europa web portal Truy cập 29 June 2007.
[15] “Common commercial policy” (http:/ / europa eu/ scadplus/ glossary/ commercial_policy_en.htm) Europa Glossary Europa web portal.
Truy cập 6 September 2008.
[16] “Agriculture and Fisheries Council” (http:/ / www consilium eu int/ cms3_fo/ showPage asp?id=414& lang=en& mode=g) The Council
of the European Union Truy cập 6 September 2008.
[17] “Overview of the European Union activities: Regional Policy” (http:/ / europa eu/ pol/ reg/ overview_en htm) Europa web portal Truy cập
6 September 2008.
[18] “Abolition of internal borders and creation of a single EU external frontier” (http:/ / ec europa eu/ justice_home/ fsj/ freetravel/ schengen/
printer/ fsj_freetravel_schengen_en htm) Europa web portal Truy cập 10 February 2007.
[19] “European Union” (http:/ / www britannica com/ EBchecked/ topic/ 196399/ European-Union) Encyclopædia Britannica Truy cập 1 July
2009 trích dẫn: international organisation comprising 27 European countries and governing common economic, social, and security
policies
[20] “European Union” (https:/ / www cia gov/ library/ publications/ the-world-factbook/ geos/ ee.html) The World Factbook Central
Intelligence Agency Truy cập 11 October 2009 trích dẫn: The evolution of the European Union (EU) from a regional economic agreement
among six neighbouring states in 1951 to today's supranational organisation of 27 countries across the European continent stands as an
unprecedented phenomenon in the annals of history
[21] Anneli Albi (2005) " Implications of the European constitution (http:/ / books google com/ books?id=GXDxmx_1RmcC& pg=PA204&
dq="European+ union"+ "Sui+ generis"+ "supranational+ organisation"&ei=CS5RSuvfGZWOyASXgfnrAg)" EU enlargement and the
constitutions of Central and Eastern Europe Cambridge, UK: Cambridge University Press, 2008 tr. 204 ISBN 9067042854 : "In practical
terms, the EU is perhaps still best characterised as a ‘supranational organisation sui generis’: this term has proved relatively uncontroversial in
respect of national constitutional sensitivities, being at the same time capable of embracing new facets of integration."
[22] “Total population” (http:/ / epp eurostat ec europa eu/ portal/ page?_pageid=1996,39140985& _dad=portal& _schema=PORTAL&
screen=detailref& language=en& product=Yearlies_new_population& root=Yearlies_new_population/ C/ C1/ C11/ caa10000) Eurostat Truy
cập 14 July năm 2007.
[23] http:/ / europa eu/ |
[24] http:/ / vietbao vn/ The-gioi/ Lien-minh-chau-au/ |
Trang 9Nguồn và người đóng góp vào bài
Liên minh châu Âu Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?oldid=3256310 Người đóng góp: Abcvn123, Apple, Avia, Bình Giang, ChinTam, Chut chit, CommonsDelinker, Conbo,
Duongdttt, Duyệt-phố, Học Trò, Lưu Ly, Magicknight94, Mekong Bluesman, Minhb, Motthoangwehuong, Mxn, Nad 9x, Phan Ba, Porcupine, Redflowers, Tcs2711, Thành viên bị cấm 30,
TownDown, Trần Nam Hạ 2001, Trần Thế Vinh, Việt Chi, Vnreporter, Y Kpia Mlo, 55 sửa đổi vô danh
Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình
Hình:Flag of Europe.svg Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Flag_of_Europe.svg Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: User:-xfi-, User:Dbenbenn,
User:Funakoshi, User:Jeltz, User:Nightstallion, User:Paddu, User:Verdy p, User:Zscout370
Hình:Locator European Union.svg Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Locator_European_Union.svg Giấy phép: Creative Commons Attribution-Sharealike 3.0 Người
đóng góp: User:Bosonic dressing
Tập tin:UE-EU-ISO 3166-1.png Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:UE-EU-ISO_3166-1.png Giấy phép: Public Domain Người đóng góp: User:Euromap
Image:Quai d'Orsay.jpg Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Quai_d'Orsay.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp: User:EU
Image:Eurotower in Frankfurt.jpg Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Eurotower_in_Frankfurt.jpg Giấy phép: GNU Free Documentation License Người đóng góp:
AndreasPraefcke, Ilse@, Maros, Melkom, Rüdiger Wölk, Vonvon, Yonatanh, 3 sửa đổi vô danh
Giấy phép
Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0 Unported
http:/ / creativecommons org/ licenses/ by-sa/ 3 0/