Đỗ Cẩm Thơ 2007 Nội dung của đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu chính sau: Hệthống những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch và cạnh tranh sản phẩm dulịch: tiếp cận trên quan điểm q
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch ngày nay trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọncủa các nước và sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới.Theo Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch đang ngày càng trở thành một trongnhững công cụ có hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống nghèo đói trên thếgiới, do tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới và nhiều việc làm nhất trên thếgiới; là một trong các nguồn thu ngoại tệ lớn nhất tại 83% các nước trên thếgiới Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này, du lịch là ngànhkinh tế mũi nhọn có tốc độ phát triển nhanh nhất và GDP của ngành đã tănggần gấp đôi so với một vài năm trở lại đây
Xác định tầm quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của ĐàNẵng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã đề ra 5hướng đột phá về phát triển kinh tế-xã hội, thành phố sẽ tập trung phát triển 2lĩnh vực kinh tế mũi nhọn trong đó có Du lịch Để làm được điều này, trongsuốt những năm qua thành phố phải luôn đổi mới, sáng tạo trong việc tạo racác sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách đến và ở lại với thành phố
Đà Nẵng là một địa phương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển dulịch bởi vị thế địa lý, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của Đà Nẵng và cáctỉnh miền Trung rất thuận lợi và phong phú nên được đánh giá cao Song ĐàNẵng vẫn đang trong quá trình tạo dựng một thương hiệu du lịch và còn trăntrở trong việc lựa chọn loại hình nào để đột phá phát triển du lịch nhằm đạtđược các mục tiêu đề ra Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài
“Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn
nghiên cứu tốt nghiệp của mình
Trang 22 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các sản phẩm dulịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch
- Đánh giá thực trạng việc phát triển các sản phẩm du lịch của thànhphố Đà Nẵng trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch tại thànhphố Đà Nẵng trong thời gian đến
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quanđến phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn chỉ đề cập một số nội dung chủ yếu có tínhkhả thi để phát triển các sản phẩm du lịch đó là sản phẩm du lịch biển đảo,sản phẩm du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch văn hóa
+ Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển sảnphẩm du lịch trong phạm vi thành phố Đà Nẵng
+ Về mặt thời gian: Các giải pháp, đề xuất trong luận văn có ý nghĩa ápdụng trong thời gian ngắn
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, phương pháp chung làkết hợp giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn Trên cơ sở đó, luậnvăn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận,đồng thời khảo sát thực tế để có giải pháp hoàn thiện phù hợp
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, đề tàiđược kết cầu gồm 3 chương chính sau:
Trang 3Chương 1: Cơ sở lý luận chung về sản phẩm du lịch và phát triển sảnphẩm du lịch.
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịchthành phố Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch thành phố ĐàNẵng
6 Tổng quan tài liệu
Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức,việc lựa chọn được phương hướng phát triển phù hợp với tiềm năng về tàinguyên du lịch phong phú của mình để tạo ra những sản phẩm du lịch có khảnăng cạnh tranh cao là yêu cầu cần thiết và cấp bách Để làm được điều đó,công tác nghiên cứu quy hoạch phát triển du lịch và các sản phẩm du lịchchiếm vị trí hết sức quan trọng, làm cơ sở cho việc đầu tư và quản lý pháttriển du lịch đạt được mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra Chính vì thế, thời gian qua
đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn đề cập đến vấn đề này, cóthể lược khảo một số công trình như :
1/ Giáo trình “Kinh tế Du lịch” năm 2009 của Trường Đại học Kinh tếquốc dân do GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đồngchủ biên Giáo trình giới thiệu những kiến thức nền tảng về khái niệm du lịch;lịch sử hình thành, xu hướng phát triển, ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch;nhu cầu, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; điều kiện phát triển dulịch; tính thời vụ trong du lịch Đồng thời bao hàm cả những vấn đề kinh tế dulịch như lao động, cơ sở vật chất – kỹ thuật, chất lượng dịch vụ và hiệu quảkinh tế du lịch; những vấn đề quản lý như quy hoạch phát triển du lịch, tổchức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam và thế giới
2/ Giáo trình “Quản trị marketing” do PGS.TS Lê Thế Giới (chủ Nguyễn Xuân Lãn Giáo trình cung cấp những kiến thức căn bản, có tính hệ
Trang 4biên)-thống về quản trị marketing hiện đại Trong đó có phần quan trọng về thiết kếphối thức marketing bao gồm 4 yếu tố trụ cột là hoạch định chính sách sảnphẩm, thiết kế chiến lược và chính sách định giá, thiết kế và quản trị kênhphân phối, thiết kế chiến lược truyền thông và cổ định
3/ Đề tài “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốcgia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ” TS Nguyễn Thu Hạnh (năm 2011) Nộidung nghiên cứu của đề tài gồm: Các cơ sở lý luận về phát triển khu du lịchbiển ; Đánh giá đặc điểm của các khu du lịch quốc gia biển tại vùng du lịchBắc Trung Bộ và các nhân tố tác động đến quán trình phát triển tại 4 khu dulịch biển: Khu du lịch biển quốc gia “Phá Tam Giang- Thuận An” (ThừaThiên Huế), Khu du lịch biển quốc gia “Cảnh Dương – Lăng Cô – Sơn Chà(Thừa Thiên Huế), Khu du lịch biển quốc gia “Hải Vân – Sơn Trà – NonNước” (Đà Nẵng), Khu du lịch biển quốc gia “Cửa Đại – Hội An – Cù LaoChàm” (Quảng Nam)
Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu trên, tác giả đánh giá thực trạngphát triển và xác định những tồn tại thách thức trong quá trình phát triển.Đồng thời đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020 nhằmgóp phần thúc đẩy sự phát triển các khu du lịch quốc gia biển tại vùng du lịchBắc Trung Bộ có hiệu quả và bền vững
4/ Đề tài “Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố ĐàNẵng” của TS.Hồ Kỳ Minh (2011) Đề tài nêu những nội dung cơ bản về pháttriển du lịch theo hướng bền vững; Đánh giá tiềm năng và thực trạng pháttriển du lịch Đà Nẵng những năm qua; Phân tích cạnh tranh về du lịch ĐàNẵng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế; Phân tích và dự báonguồn khách du lịch đến TP Đà Nẵng; Xác lập quan điểm, mục tiêu, địnhhướng phát triển du lịch theo hướng bền vững; Xây dựng mô hình phát triểnbền vững du lịch thành phố Đà Nẵng; Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển
Trang 5du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn TP Đà Nẵng đến năm 2020 về kinh
tế, văn hóa - xã hội và tài nguyên - môi trường, cùng các kiến nghị đối với các
cơ quan quản lý nhà nước
5/ Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranhtrong khu vực, quốc tế TS Đỗ Cẩm Thơ (2007)
Nội dung của đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu chính sau: Hệthống những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch và cạnh tranh sản phẩm dulịch: tiếp cận trên quan điểm quản lý nhà nước và kinh tế vĩ mô ; Phân tích vàđánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam: Rà soát và đánh giáthực trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo 2 tiêu chí, cấu thành sảnphẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch ; Nghiêncứu tính cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị trường dulịch khu vực và quốc tế: Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch củacác nước cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapo, TrungQuốc, Indonexia Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc độ tiêu dùng.Tìm ra định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam ; Phân tích đặc thù vàthế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam, tập trung 3 nhóm: Sản phẩm dulịch biển đảo, Sản phẩm du lịch văn hóa, Sản phẩm du lịch sinh thái ; Đề xuấtbiện pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịchViệt Nam hiện tại ; Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh
Đề tài đã làm rõ về mặt lý luận, tiến đến nghiên cứu đánh giá sản phẩm
du lịch Việt Nam và sau đó đề xuất được quy trình và các nguyên tắc xâydựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cũng như đề xuất cụ thể định hướng xâydựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cho giai đoạnh 2015
6/ Báo cáo “Nghiên cứu phát triển các loại hình và hoạt động dịch vụ
du lịch trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”; Nguyễn Đăng Trường, NgôTrường Thọ, Dương Thị Thơ (2003)
Trang 6Nội dung báo cáo gồm: hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan: sảnphẩm du lịch, loại hình sản phẩm du lịch; hệ thống thông tin và đánh giá vềthực trạng loại hình sản phẩm và hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn Thànhphố Đà Nẵng; đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển các sản phẩm và hoạtđộng dịch vụ du lịch của Đà Nẵng.
7/ “Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam” do
TS Đỗ Thị Thanh Hoa thực hiện năm 2007
Nội dung: Hệ thống cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, khu du lịch vàkhu du lịch sinh thái; tổng quan về phát triển du lịch sinh thái Việt Nam vàmột số nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia; Phân tích thực trạng hoạtđộng du lịch sinh thái và các khu du lịch sinh thái ở Việt Nam Từ đó, đề tàiđưa ra khung một số tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam, gồm: nhómtiêu chí về tài nguyên, nhóm các tiêu chí về quy mô, quy hoạch và kiến trúccảnh quan; nhóm tiêu chí về kết cấu hạ tầng – kỹ thuật dịch vụ; nhóm các tiêuchí về bảo vệ môi trường; nhóm tiêu chí về tổ chức quản lý và tham gia cộngđồng
Ngoài ra, còn có nhiều những bài báo khoa học, những nghiên cứu nói
về việc phát triển du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng ở nhiềukhía cạnh mà luận văn tham khảo thêm trong quá trình nghiên cứu
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM DU LỊCH, LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH
1.1.1 Sản phẩm du lịch
a Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một khái niệm rộng và tổng hợp, bao hàm rất nhiềucác thành phần hữu hình và vô hình, các thành phần này kết hợp với nhau tạothành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu mong muốn của khách dulịch Theo Michael M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồmcác thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” [12, tr.06], tính hữuhình của nó được thể hiện cụ thể như thức ăn, đồ uống, các sản phẩm lưuniệm… còn tính vô hình của nó được thể hiện đó là các loại hình dịch vụ dulịch, các dịch vụ bổ trợ khác
Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích từngữ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầucủa khách du lịch trong chuyến đi du lịch” Các dịch vụ đó bao gồm: các dịch
vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch
vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằmđáp ứng nhu cầu của khách du lịch Như vậy, theo quan điểm trong Luật Dulịch Việt Nam thì sản phẩm du lịch đơn thuần chỉ là các hoạt động dịch vụ dulịch nhưng trên thực tế thì nội dung về sản phẩm du lịch nó còn đa dạng vàphong phú hơn nhiều
Theo Tổ chức Du lịch thế giới WTO “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợpcủa 3 yếu tố cấu thành: (i) kết cấu hạ tầng du lịch, (ii) tài nguyên du lịch và
Trang 8(iii) cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch” Thực tế chothấy khái niệm này của WTO là “bao trùm” và thể hiện đầy đủ những gì chứađựng trong một sản phẩm du lịch [08, tr.14]
Trong mối quan hệ với khách du lịch, sản phẩm du lịch có thể được thểhiện trên sơ đồ sau [08, tr.14-15]:
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ sản phẩm du lịch với khách du lịch
Trong đó:
(i): Phần dịch vụ cơ bản của sản phẩm du lịch, điều mà du khách kỳvọng nhất trong chuyến đi du lịch Đây được xem là nhu cầu của du khách đốivới một tour du lịch
(j): Phần dịch vụ “trang sức”(jewelry) hay dịch vụ bổ trợ là cơ sở vậtchất du lịch bao gồm: hệ thống vui chơi giải trí, kiến trúc cảnh quan, các quầybán hàng lưu niệm…
(k): Phần dịch vụ có tính “sáng tạo” có tính khác biệt, hấp dẫn làm tănggiá trị của sản phẩm du lịch Đây là yếu tố quan trọng để du khách, đặc biệt là
Giá trị
SPDL
Thời gian h: hour
I: lõi
J: DV bổ trợ k: DV gia tăng
Trang 9khách du lịch “khó tính” lựa chọn Trước hết đó là tài nguyên du lịch, dịch vụquảng cáo, quan hệ công chúng PR, uy tín, thương hiệu, sự sang trọng…
(h): khoảng thời gian nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của du khách Đây làkhoảng thời gian phải cung cấp kịp thời, đúng lúc nhu cầu của khách
Như vậy có thể khái quát khái niệm sản phẩm du lịch nếu tiếp cận ởkhía cạnh của du khách thì sản phẩm du lịch là tất cả những cảm xúc mà dukhách trải nghiệm và cảm nhận được trong một chuyến đi du lịch
b Các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch trên cơ sở lý thuyết, hệ thống cấu thành của sản phẩm
du lịch: gồm 3 phần chính
- Phần cốt lõi của sản phẩm: tài nguyên du lịch là yếu tố cốt lõi cực kỳquan trọng cấu thành nên sản phẩm du lịch, bao gồm tất cả mọi hiện tượng, sựvật, sự kiện tự nhiên và xã hội tạo thành sức hút, lôi cuốn, hấp dẫn và có khảnăng tạo ra ấn tượng tốt đối với khách du lịch
- Phần cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch: Đây chính là các điềukiện ràng buộc để hình thành sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến, đó là cơ sở
hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất du lịch, môi trường không gian cảnh quan, môitrường kinh tế - văn hóa xã hội, và các yếu tố bổ trợ khác
- Phần bổ sung của sản phẩm: là phần các dịch vụ, hàng hóa trong sảnphẩm du lịch Có thể nói sản phẩm du lịch là một loại hình sản phẩm dịch vụ
do yếu tố dịch vụ chiếm phần lớn trong tỷ trọng của sản phẩm du lịch
Trong lý thuyết của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) có đưa ra 2 nhómchính cấu thành bản chất của sản phẩm du lịch [12, tr.07]
Nhóm thứ nhất bao gồm các yếu tố tự nhiên như: Các điều kiện về khíhậu; Tính hấp dẫn, sự dạng của tài nguyên du lịch; Đa dạng về tài nguyên vănhóa lịch sử, khảo cổ; Khả năng tiếp cận với nguồn nước dồi dào; Lòng hiếukhách của người dân tại các điểm đến; Nằm ở vị trí có khả năng tiếp cận tốt
Trang 10với thị trường mục tiêu, hoặc có hướng tốt dễ dàng cho nhu cầu phát triển cácsân bay, cảng biển cần thiết.
Nhóm thứ hai là nhóm có các đặc điểm tự tạo: Hệ thống giao thông tốt,
có khả năng tiếp cận dễ dàng tới các vùng khác nhau trong cả nước, có sânbay tương xứng; Tập hợp các khách sạn, khu du lịch, và các tiện nghi lưu trúkhác, các nhà hàng, quán bar; và các dịch vụ giải trí khác; Đa dạng các tiệnnghi thể thao, giải trí; Một chuỗi các tiện nghi vui chơi và mua sắm; Kinh tếđịa phương tại mỗi điểm đến có thể cung ứng được các dịch vụ cần thiết chonhu cầu du lịch của du khách; Cơ sở hạ tầng phát triển du lịch có đủ năng lực
và khả năng phát triển them; Các dịch vụ cộng đồng đã phát triển tốt như cảnhsát, đội cứu hỏa, các dịch vụ y tế, dịch vụ bưu điện, dịch vụ ngân hang…; Cáchoạt động văn hóa và nghệ thuật phát triển rộng rãi và sôi nổi; Dân số địaphương đủ đáp ứng nhu cầu về lao động du lịch gia tăng
Tất cả các đặc điểm đó tập hợp lại và hình thành nên sản phẩm du lịch.Như vậy, các bộ phận hợp thành có thể chia thành một hoặc vài loại trong bayếu tố lớn:
- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồmnhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
- Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
- Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữanhững tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt độngtương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổchức cung ứng du lịch
c Phân loại sản phẩm du lịch
- Nhóm phân loại theo mục tiêu quản lý
* Nhóm phân loại theo quan điểm quản lý vĩ mô: bao gồm 2 loại
Trang 11- Sản phẩm du lịch tổng thể: là giá trị hoàn hảo của không gian tổng thểđiểm du lịch sau khi đã đầu tư toàn diện các cấu thành của nó Giai đoạn đầu,sản phẩm này chỉ tồn tại dưới dạng ý tưởng, mang tính chiến lược, được thiếtlập bởi các nhà quản lý và hoạch định, là công cụ để quản lý kiểm soát sựphát triển của những sản phẩm đơn lẻ nhằm tạo ra sự phát triển hài hòa và bềnvững cho hệ thống sản phẩm du lịch.
- Sản phẩm du lịch đơn lẻ: bao gồm các dạng thức sau
+ Sản phẩm du lịch do ngành du lịch cung cấp bao gồm các loại hìnhdịch vụ du lịch tổng hợp hoặc dịch vụ du lịch đơn lẻ (do các doanh nghiệpđầu tư và quản lý)
+ Sản phẩm du lịch do các ngành kinh tế khác cung cấp: các trung tâmthương mại sầm uất, các khu công nghiệp hay sản xuất mang tính đặc thù củađiểm đến (ví dụ: một số điểm du lịch ven biển); Các công trình kiến trúc thểhiện trình độ khoa học công nghệ tân tiến (tháp đôi Malaysia
+ Sản phẩm du lịch do cộng đồng dân cư cung cấp: các làng nghề, khuphố ẩm thực, chợ đêm…
* Phân loại sản phẩm du lịch theo đơn vị quản lý hành chính: Sản
phẩm du lịch cấp quốc gia; Sản phẩm du lịch cấp tỉnh; Sản phẩm du lịch cấphuyện
* Phân loại theo quan điểm tổ chức không gian du lịch:
- Không gian du lịch (không gian hạt nhân): Không gian tài nguyên dulịch; Không gian dịch vụ du lịch
- Không gian phụ trợ cho du lịch: Không gian các khu ở của dân cư địaphương; Không gian công cộng trong đô thị; Không gian của các ngành kinh
tế khác (cảng, công nghiệp khai thác vật liệu, chế biến hải sản…); Không gianthiên nhiên – quỹ không gian dự trữ phát triển
* Phân loại sản phẩm du lịch theo phân vị không gian lãnh thổ du lịch:
Trang 12Sản phẩm vùng du lịch; Sản phẩm của tiểu vùng du lịch; Sản phẩm của đô thị
du lịch; Sản phẩm của khu du lịch; Sản phẩm của điểm tham quan du lịch
- Nhóm phân loại sản phẩm theo mục tiêu khai thác
* Phân loại theo đặc điểm giá trị:
- Sản phẩm có giá trị vật chất hay tinh thần
- Sản phẩm có giá trị thẩm mỹ, giá trị địa chất, giá trị văn hóa, giá trị đadạng sinh học, giá trị văn hóa – lịch sử, giá trị kiến trúc, giá trị sử dụng (giá trịkinh tế)
* Phân loại sản phẩm theo đặc thù tài nguyên: Sản phẩm du lịch sinh
thái; Sản phẩm du lịch văn hóa; Sản phẩm du lịch biển – đảo; Sản phẩm dulịch đô thị; Sản phẩm du lịch nông thôn
* Phân loại sản phẩm du lịch trên quan điểm bảo vệ môi trường:
- Sản phẩm du lịch ít gây ô nhiễm đến môi trường
- Sản phẩm du lịch gây ô nhiễm nhiều đến môi trường
* Phân loại sản phẩm du lịch theo đặc điểm hoạt động du lịch: Sản
phẩm du lịch nghỉ dưỡng; Sản phẩm du lịch vui chơi giải trí; Sản phẩm dulịch tham quan; Sản phẩm du lịch mạo hiểm
- Nhóm phân loại sản phẩm theo mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường
* Phân loại sản phẩm du lịch theo các nhóm thị trường: Sản phẩm du
lịch cao cấp, sản phẩm du lịch bình dân (đại trà); Sản phẩm du lịch cho thịtrường Châu Âu, châu Á, châu Mỹ ; Sản phẩm du lịch cho khách cao tuổi,trung niên, thanh niên ; Sản phẩm du lịch cho khách quốc tế, khách nội địa
* Phân loại sản phẩm du lịch theo quan điểm đầu tư kinh doanh: Sản
phẩm có vốn đầu tư ít, vốn đầu tư nhiều; Sản phẩm có lãi suất ít, lãi suấtnhiều ; Sản phẩm du lịch chính, sản phẩm du lịch phụ trợ; Sản phẩm có yêucầu kỹ thuật cao, yêu cầu kỹ thuật thấp
Trang 13d Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
Khi nghiên cứu sản phẩm du lịch, ngoài việc chú trọng đến các yếu tốhình thành lên sản phẩm, cần thiết phải lưu ý đến những đặc điểm cơ bản củasản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạngvật thể do thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm80-90% về mặt giá trị), hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ Do đó dẫn đến việc:
- Du lịch đòi hỏi phải có du khách để tồn tại, nên sản phẩm du lịch phụthuộc vào khách du lịch Vì vậy việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rấtkhó khăn, vì phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộcvào khách du lịch
- Sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được do sản phẩm du lịchthường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch Trên thực tế, khôngthể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịchphải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thôngqua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch Chính vì vậy, công tác tuyên truyền,quảng bá các sản phẩm du lịch vô cùng quan trọng
- Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùngnhau về không gian và thời gian Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là mộttrong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trongviệc tiêu thụ sản phẩm Chúng không thể cất đi, tồn kho như các hàng hoáthông thường khác Do vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng làrất khó khăn Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch làvấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn, mà cóthể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm
ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của thể loại du lịch cuối
Trang 14tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch như: du lịchnghỉ biển, du lịch nghỉ núi…).
1.1.2 Loại hình du lịch
a Khái niệm loại hình du lịch
Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãnmục đích đi du lịch của khách du lịch
Tác giả Trương Sỹ Quý trong Luận án Tiến sỹ kinh tế “Phương hướng
và một số giải pháp để đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở QuảngNam Đà Nẵng” đã đề cập một cách khá đầy đủ và toàn diện về các khái niệm
về loại hình và sản phẩm du lịch, trong đó đã đúc rút ra khái niệm đáp ứngđầy đủ nhất là các lý thuyết và thực tiễn phát triển du lịch như sau: “Loại hình
du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểmgiống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự,hoặc được bán cho cùng một giới khách hàng, hoặc vì chúng có cùng mộtcách phân phối, một cách tổ chức như nhau hoặc xếp chung một mức giá bánnào đó” [2, tr.64] Với quan niệm này, tác giả cũng làm rõ “mỗi điểm đến khimuốn phát triển du lịch, từ nghiên cứu nhu cầu và khả năng nguồn cung củamình, từ các điều kiện phát triển du lịch có thể xác định các tập (nhóm) sảnphẩm cần ưu tiên phát triển, hình thành các loại hình du lịch”
b Phân loại loại hình du lịch
Có nhiều cách phân loại loại hình du lịch, trong đó dựa vào các tiêuthức thường được sử dụng như sau:
- Căn cứ theo mục đích chuyến đi
* Mục đích thuần tuý du lịch: Trong các chuyến đi du lịch, mục đích
của du khách là nghỉ ngơi, giải trí và nâng cao nhận thức về thế giới xungquanh nên có thể bao gồm những loại hình sau:
Trang 15- Du lịch tham quan: Tham quan là một hoạt động của con người đểnâng cao nhận thức về mọi mặt Tuỳ thuộc vào đối tượng tham quan mà cócác loại hình: Du lịch văn hoá và du lịch sinh thái
- Du lịch giải trí
- Du lịch thể thao không chuyên
- Du lịch khám phá: Tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của chuyến dulịch có thể chia thành hai loại hình: Du lịch tìm hiểu và Du lịch mạo hiểm
- Du lịch nghỉ dưỡng
* Mục đích du lịch kết hợp: Những người thực hiện các chuyến đi do
nhu cầu công tác, học tập, hội nghị, tín ngưỡng , trong đó có sử dụng cácdịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống tại khách sạn …đã tranh thủ thời gian rỗi
có được để tham quan, nghỉ ngơi và nâng cao nhận thức về thiên nhiên, đờisống, văn hoá nơi họ đến Gồm có các loại hình du lịch: Du lịch tôn giáo; Dulịch học tập, nghiên cứu; Du lịch thể thao kết hợp; Du lịch công vụ (kinhdoanh, hội nghị); Du lịch chữa bệnh; Du lịch thăm thân nhân
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch:
+ Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểmđến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau Trong đó có dulịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động
+ Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểmđến của khách nằm trong lãnh thổ của một quốc gia
- Căn cứ vào đối tượng khách du lịch: du lịch thanh, thiếu niên; du lịch
dành cho người cao tuổi; du lịch phụ nữ, du lịch gia đình;
- Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi: du lịch theo đoàn; du lịch cá
nhân
- Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng:
+ Phương tiện vận chuyển hiện đại: du lịch bằng tàu hỏa; du lịch bằng
Trang 16ôtô; du lịch bằng tàu thủy; du lịch bằng máy bay.
+ Phương tiện vận chuyển thô sơ: du lịch bằng xe đạp; du lịch bằng xemáy; du lịch bằng voi, du lịch bằng ngựa, du lịch bằng trâu;
- Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng: du lịch ở khách sạn
(Hotel); du lịch ở khách sạn ven đường (Motel); du lịch ở lều, trại (Camping);
du lịch ở làng du lịch (Tourism village)
- Căn cứ vào thời gian đi du lịch: du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày.
- Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch: du lịch nghỉ núi; du lịch
nghỉ biển, sông, hồ; du lịch thành phố; du lịch đồng quê
1.1.3 Dịch vụ du lịch
a Khái niệm dịch vụ du lịch
Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam, dịch vụ du lịch là việccung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giảitrí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách du lịch
- Các dịch vụ du lịch bổ sung: là các dịch vụ phục vụ các nhu cầu đòi
hỏi rất đa dạng và phát sinh trong chuyến đi của du khách
Hoạt động dịch vụ du lịch là nội dung kinh doanh chính của đa phầncác doanh nghiệp du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch Song bên cạnh đó,việc cung cấp các dịch vụ bổ sung cũng là một phần quan trọng trong hoạtđộng du lịch Việc tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủhơn nhu cầu của khách du lịch, kéo dài hơn mùa du lịch, tăng doanh thu cho
Trang 17ngành du lịch của một vùng, một quốc gia và tận dụng triệt để hơn các cơ sởvật chất kỹ thuật sẵn có Thường thì chi phí tổ chức cung cấp dịch vụ bổ sungkhông đáng kể so với lợi nhuận thu được nên đây là giải pháp hữu hiệu đểtăng tính hấp dẫn của một sản phẩm du lịch, tăng sự khác biệt và tăng cường
vị thế cạnh tranh
c Mối quan hệ giữa sản phẩm du lịch và hoạt động dịch vụ du lịch
- Trước hết sản phẩm du lịch và hoạt động dịch vụ du lịch đều là đầu racủa hệ thống ngành du lịch của một vùng (quốc gia, địa phương)
- Các sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch của một vùng là kết quảcủa việc sử dụng các yếu tố đầu vào của hệ thống ngành du lịch vùng và sự
“chế biến” thông qua cơ chế tác động qua lại lẫn nhau của các phần từ bêntrong hệ thống đó
- Các sản phẩm du lịch và hoạt động dịch vụ du lịch của môt vùng thểhiện sự thích nghi và tương tác giữa các phần từ bên trong của hệ thống dulịch vùng với các yếu tố bên ngoài hệ thống
- Sản phẩm du lịch là đầu ra của hệ thống xét ở góc độ tiêu dùng, hoạtđộng dịch vụ du lịch là đầu ra của hệ thống xét ở góc độ cung ứng Các hoạtđộng dịch vụ du lịch càng phong phú, đa dạng, hiệu quả thì sản phẩm du lịch
mà khách có được càng đa dạng và chất lượng
d Nguyên tắc và các yêu cầu đối với việc phát triển dịch vụ du lịch
Nguyên tắc chung với tất cả các dịch vụ du lịch là thông qua các hoạtđộng của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên dulịch nhưng phải đảm bảo không phá vỡ môi trường cảnh quan, không gây ônhiễm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho du khách
Các yêu cầu riêng đối với từng loại hình dịch vụ là:
- Dịch vụ lữ hành: phải xây dựng các tour hợp lý, phong phú, phối hợp
nhịp nhàng các dịch vụ đơn lẻ theo những cách phù hợp để thỏa mãn hoàn
Trang 18toàn được các thị trường đa dạng của nó.
- Dịch vụ vận chuyển: cần tạo khả năng tiếp cận tốt nhất với tài nguyên,
không gây khói bụi, tiếng ồn và chất thải ra môi trường Quy mô và kiểu dánghài hòa với cảnh quan
- Dịch vụ lưu trú: có số lượng và quy mô phát triển đáp ứng được nhu
cầu khách mà không vượt quá sức chứa môi trường Bảo đảm các yêu cầu sửdụng thuận lợi, tiện nghi, vệ sinh Quy hoạch, thiết kế công trình kiến trúcphải tạo ra sức hấp dẫn tổng thể cho điểm đến và đáp ứng tốt tâm lý thẩm mỹcủa từng đối tượng thị trường khách
- Dịch vụ vui chơi giải trí: ưu tiên đầu tư các loại hình vui chơi, giải trí
gắn với việc khai thác đặc thù của tài nguyên du lịch để tạo ra nét đặc trưngriêng biệt Vị trí, quy mô công trình phải hài hòa với cảnh quan và không vượtquá khả năng chịu tải của môi trường
- Dịch vụ ăn uống: Ngoài tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng thực phẩm,
các dịch vụ ăn uống cần phải thông qua hoạt động của mình để giới thiệu với
du khách về phong tục, tập quán và văn hóa ẩm thực của địa phương
- Dịch vụ hàng hóa: Phù hợp với nhu cầu của khách về nội dung, chất
lượng, thẩm mỹ Hàng hóa lưu niệm phải mang đậm nét đặc trưng bản địa màcác địa phương khác không có
1.2 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
1.2.1 Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển là một khái niệm bao trùm, mang tính xã hội Phát triển đượchiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau
về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, khoa học kỹ thuật… Phát triển là xuhướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài ngườinói riêng
Nội dung phát triển du lịch có nêu tại Điều 1 [16, tr.01] tại Quyết định
Trang 19số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về phê duyệt “Chiến lược phát triển dulịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, quan điểm như sau:
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷtrọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội
- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm,trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệuquả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh
- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng dulịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài
- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy cácgiá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm anninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoàinước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia
về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miềntrong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch
Như vậy phát triển sản phẩm du lịch hiện nay không chỉ chú trọng đếnphát triển về quy mô, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ
du lịch…; kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịchđến lưu trú kể cả trong nước và quốc tế, mà chuyển trọng tâm sang nâng caochất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, hoàn thiện các sản phẩm du lịch, cácloại hình du lịch ngày càng được đa dạng hóa, cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lênchiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung Bên cạnh đó, phát triểnsản phẩm du lịch cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch, côngtác quản lý điểm đến
Trang 201.2.2 Nội dung phát triển sản phẩm du lịch
Hiện nay quan điểm chiến lược dẫn dắt du lịch Việt Nam trong thập kỷtới “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030” là chuyển trọng tâm sang phát triển chiều sâu chất lượng và hiệu quả.Chiến lược xác định 7 giải pháp bao gồm phát triển sản phẩm du lịch, pháttriển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá vàthương hiệu du lịch, đầu tư và chính sách phát triển du lịch, hợp tác quốc tế
về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch Quan điểm chuyển từ phát triển vềlượng, theo chiều rộng sang tập trung phát triển về chất, theo chiều sâu theohướng hiện đại Do đó phát triển sản phẩm du lịch không chỉ phát triển về sốlượng mà phải coi trọng chất lượng và được đặt lên hàng đầu, các sản phẩm
du lịch phải có chất lượng và giá trị gia tăng cao
a Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
- Định hướng phát triển sản phẩm du lịch:
+ Xác định vị trí, vai trò du lịch của địa phương
+ Định hướng khai thác tài nguyên du lịch theo không gian và đầu tưphát triển
+ Định hướng phát triển các loại hình du lịch, tuyến điểm du lịch vàloại hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường mà không làm tổn hại đến tàinguyên và môi trường trong tương lai
- Phân tích nhu cầu sản phẩm du lịch của thị trường: Dựa trên việc
phân tích các khía cạnh sau
+ Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị và trình độ khoa học kỹ thuật thếgiới
+ Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến sự pháttriển của du lịch và sản phẩm du lịch
Trang 21+ Xác định xu hướng phát triển của thị trường
- Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của điểm đến: Đánh giá
tiềm năng du lịch của điểm đến trên cơ sở
+ Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
+ Thống kê, phân tích, đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch
và mức độ nhạy cảm của môi trường
+ Phân tích đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành
+ Những khó khăn về quản lý, kinh doanh, nguồn nhân lực trong quátrình xây dựng sản phẩm
- Xác định danh mục, loại hình sản phẩm du lịch.
b Phát triển quy mô sản phẩm du lịch
* Doanh thu du lịch: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được dokết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phục vụ các nhu cầukhách du lịch trong một thời gian nhất định (bao gồm cả khách du lịch trongnước và khách du lịch của nước ngoài) Phát triển sản phẩm du lịch bảo đảm
sự gia tăng nhanh về thu nhập; lấy doanh thu du lịch là chỉ tiêu đánh giá kháiquát hiệu quả kinh tế Sự tăng trưởng của doanh thu đem lại nguồn thu nhậplớn cho địa phương, tạo việc làm cho xã hội, góp phần đảm bảo an sinh, giữvững an ninh quốc phòng
* Phát triển các cơ sở kinh doanh: Sự phát triển cơ sở kinh doanh dulịch thể hiện ở tốc độ tăng trưởng số lượng, quy mô cơ sở kinh doanh du lịch,
Trang 22phân theo các nhóm ngành dịch vụ Để phân tích sự phát triển du lịch, sảnphẩm du lịch của mỗi địa phương, cần phân tích biến động số lượng cơ sởkinh doanh du lịch (doanh nghiệp), sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệpphân theo các nhóm ngành dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, nhà hàng
* Khách du lịch: Xác định khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa có
quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau, đây là tiền đề cơ bản kích thích sự tăngtrưởng cùng phát triển sản phẩm du lịch
c Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
- Nâng cao chất lượng lao động: Lao động là một nhân tố quan trọng vàkhông thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch Sự phát triển nguồn nhânlực du lịch thể hiện ở số lượng, cơ cấu, trình độ, kỹ năng ứng xử của đội ngũlao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
- Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch: Là toàn bộ các phươngtiện vật chất do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch
do đó đây là điều kiện ràng buộc để hình thành sản phẩm du lịch nhằm cungcấp và làm thỏa mãn nhu cầu du khách Muốn phát triển gia tăng, bền vữngthì ngành du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng phải có một hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ du lịch: góp phần hiện đạihóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch ngày càngmới lạ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách
- Nâng cao năng lực và tạo lập sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể
tham gia hoạt động du lịch: Phát triển du lịch cần có sự liên kết hợp tác giữacác doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cần có sự liên kết hợp tác của cộngđồng địa phương, các đối tượng liên quan
- Nâng cao chất lượng môi trường cho phát triển sản phẩm du lịch:Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là rất cần thiết đối với việc phát
Trang 23triển du lịch và phát triển sản phẩm du lịch Bởi vì hoạt động du lịch luôn gắnvới việc khai thác các tiềm năng của nguồn tài nguyên tự nhiên (là nguồn tàinguyên không thể tái tạo), cũng như tài nguyên nhân văn do đó nó chịu tácđộng và gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường Đây những thành phần quantrọng tạo nên lực hấp dẫn đối với khách du lịch.
1.2.3 Các yêu cầu và nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch
Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xã hội và phát triển sản phẩm
du lịch, đó là phát triển bền vững: Thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thịtrường, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suygiảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên và môi trường trong tương lai
Để bảo đảm được yêu cầu này, phát triển sản phẩm phải tuân thủ cácnguyên tắc sau:
- Nguyên tắc phát triển hệ thống: Sản phẩm du lịch phải được phát triểnmột cách hệ thống và đồng bộ, đúng với chức năng được quy định trong chiếnlược phát triển của tỉnh, của ngành và của đất nước Tránh sự phát triển manhmún, trùng lặp ảnh hưởng đến sức hấp dẫn tổng thể và sự bền vững về cấutrúc
- Nguyên tắc kinh tế thị trường: thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Các sản phẩm du lịch phải có nét đặc trưng riêng biệt để tạo rathương hiệu và sức cạnh tranh lớn trong thị trường khu vực
+ Sản phẩm du lịch phải đáp ứng được toàn diện các nhu cầu đa dạngcủa thị trường mục tiêu (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, khả năng chi trả,khả năng tiếp cận)
+ Sản phẩm du lịch phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội đặc thù của địa phương và khả năng đầu tư sản xuất của doanhnghiệp để tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao
- Nguyên tắc bền vững môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và
Trang 24Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội Sự phát triển của
du lịch và sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều và các điều kiện kinh tế, chínhtrị, xã hội … của đất nước cũng như của khu vực và thế giới Chính vì vậy để
có thể đánh giá phát triển sản phẩm du lịch một cách chính xác phải dựa vàocác tiêu chí cơ bản sau:
* Tiêu chí về kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế cho địa phương: Doanh thu trực tiếp và gián tiếp
từ du lịch ; Tỉ lệ giữa doanh thu khách nội địa và doanh thu khách quốc tế
- Kinh doanh du lịch:
+ Lượng du khách đến với địa phương hàng năm
+ Quốc tịch của du khách và thời gian lưu trú tại địa phương
+ Đánh giá của du khách và giá cả/giá trị: bao gồm giá cả và mức độhấp dẫn của sản phẩm du lịch
+ Số lượng khách sạn, cơ sở lưu trú, số phòng và số lượng các doanhnghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch
+ Số kênh marketing hiện có và phần trăm du khách biết được thông tin
về sản phẩm du lịch địa phương qua các kênh này
- Giải quyết việc làm: Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp do du
lịch tạo ra ; Tỷ lệ người địa phương so với người ngoài địa phương tham giavào sản phẩm du lịch
Trang 25* Tiêu chí về văn hóa – xã hội
Bảo tồn các nét văn hóa vật thể và phi vật thể
+ Các nét văn hóa mới tốt và xấu du nhập vào cộng đồng theo thời gian+ Số lượng tổ chức các hoạt động sản phẩm văn hóa địa phương trongnăm
+ Công tác bảo tồn di tích, nét văn hóa truyền thống
* Tiêu chí về môi trường : Thay đổi về tỷ lệ che phủ rừng của địa
phương trước và sau khi áp dụng sản phẩm du lịch ; Ngân sách đầu tư vào bảotồn và tôn tạo các dự án về cải thiện môi trường ; Thay đổi về lượng rác thảisinh ra ; Nhận thức của du khách về vấn đề rác thải ; Chi phí xử lý rác thảicủa địa phương và các doanh nghiệp
1.3 CÁC NHÂN TỐ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
1.3.1 Nhân tố phát triển kinh tế - xã hội
Đây được xem là điều kiện chung có ảnh hưởng nhiều đến hoạt độngkinh doanh du lịch Để đảm bảo có thể thu hút và khai thác khách du lịch nóichung thì cần có: Tình hình chính trị hòa bình ổn định, tình hình kinh tế tăngtrưởng và phát triển, tình hình an ninh trật tự an toàn và đảm bảo
1.3.2 Nhân tố tài nguyên du lịch
Tài nguyên là nhóm yếu tố góp phần quan trọng nhất trong việc tạo rabản sắc đặc trưng cho sản phẩm du lịch và đóng vai trò quyết định trong việctạo sức hút đối với các thị trường khách du lịch Đây là điều kiện đặc trưngriêng của từng nơi, từng vùng và là cơ sở để xây dựng sản phẩm du lịch vàphát triển du lịch Tất cả những gì con người sáng tạo ra thêm đều nhằm tăngthêm giá trị cho điểm tài nguyên
Tài nguyên du lịch được phân làm 2 nhóm: tài nguyên thiên nhiên vàtài nguyên nhân văn
- Tài nguyên thiên nhiên gồm: địa hình, khí hậu; động, thực vật, nguồn
Trang 26tài nguyên nước và vị trí địa lý Tài nguyên thiên nhiên có được nhờ quá trìnhkiến tạo địa chất rất lâu dài và là tài nguyên không thể tái tạo
- Tài nguyên nhân văn: Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị
và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm,một vùng hoặc một đất nước Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đôngkhách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến đi
Việc nhìn nhận và đánh giá được các giá trị tài nguyên một cách toàndiện dưới nhiều khía cạnh vật chất và phi vật chất sẽ giúp cho các nhà hoạchđịnh và các nhà đầu từ có nhiều ý tưởng sáng tạo trong quá trình xây dựng sảnphẩm du lịch
1.3.3 Nhân tố về cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch
Bao gồm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, cơ sở hạ tầng vàvật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống vận tải, giao thông, đường sá,nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu du khách, cácchính sách phát triển du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch từ nhà hàng,khách sạn, công ty lữ hành cho đến các chính sách của cơ quan, chính quyềnđịa phương Các chính sách đóng vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lượcphát triển sản phẩm du lịch phù hợp với từng điều kiện trong từng giai đoạn
cụ thể
1.3.4 Nhân tố nguồn nhân lực
Trong du lịch, thì ngoài các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc khaithác và phục vụ khách thì yếu tố quan trọng và quyết định cho sự thành côngcho ngành du lịch và sản phẩm du lịch đó chính là con người Chính sự năngđộng cũng như sự hiểu biết và nhanh nhẹn của các nhân viên là yếu tố đểdoanh nghiệp thành công
Trang 271.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ
1.4.1 Kinh nghiệm trong công tác xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch.
Khái niệm vòng đời sản phẩm được sử dụng như là một công cụ choviệc quy hoạch chiến lược của vùng du lịch Theo Richard Butler, vòng đờisản phẩm được phát triển để giúp theo dõi sự phát triển của những điểm dulịch, nó sẽ phát triển qua các giai đoạn, đầu tiên là thăm dò đến giai đoạntham gia, phát triển, củng cố và tồn đọng trước khi đi tới sự suy giảm Vòngđời của sản phẩm du lịch có thể ngắn (như lễ kỷ niệm 100 năm và những hộichợ nhất thế giới) hoặc dài (công viên quốc gia., nhưng nếu được nhận rađúng lúc, sự sụt xuống có thể được ngăn chặn bằng việc điều phối các chươngtrình du lịch theo những cách thức và biện pháp khác nhau, tránh sự nhàmchán cho các đối tượng khách nhằm cho ra các sản phẩm thuộc dạng “rượumới, bình mới”… Một trong số những chiến lược chủ đạo là kéo dài vòngđời của một vùng du lịch hoặc khu du lịch với những giải pháp như sau:
- Xúc tiến thường xuyên hơn việc bán hàng cho những khách du lịchhiện tại ở trong khu vực Cố gắng tăng thời gian lưu trú của họ; khuyến khíchviệc thăm quan (du lịch) trở lại và cung cấp nhiều hơn những cơ chế thuận lợi
để bảo đảm cho du khách được di chuyển (đi du lịch) khắp vùng, từ đó để họ
có thể tham quan và trải nghiệm nhiều hơn những gì mà sản phẩm du lịchđem lại
- Phát triển và tạo nhiều mục đích sử dụng hơn nữa cho khách du lịchngoài việc du khách có những trải nghiệm về tài nguyên thiên nhiên thì còn
có những trải nghiệm về văn hóa và xã hội
- Khai thác các loại hình du lịch để mở rộng thị trường bằng cách pháttriển những sản phẩm du lịch bổ trợ ngoài những sản phẩm du lịch chính như
Trang 28tạo nên cơ sở vật chất để tổ chức hội nghị hoặc chơi casino để hấp dẫn dukhách và những người có thể không đến du lịch trong vùng.
* Tiêu chuẩn cho việc quyết định sản phẩm mới [4, tr.35-36]: Crissy,
Boewadt và Laudodio đã thống nhất các tiêu chuẩn quan trọng khác nhau vềviệc quyết định sản phẩm mới như sau:
- Phải có nhu cầu đáng kể từ ít nhất một mảng thị trường quan trọng vàcộng thêm nhu cầu tiềm năng từ những mảng thị trường khác
- Sản phẩm du lịch mới phải phù hợp với hình ảnh chung của vùnghoặc tiểu vùng và bổ sung cho sản phẩm hiện tại càng nhiều càng tốt Trongthực tế, điều này không có nghĩa rằng vùng hoặc tiểu vùng phải hấp dẫn vớichỉ một mảng thị trường mà tất cả các sản phẩm du lịch phải đón được yêucầu của các mảng thị trường Ví dụ: một phần của sự chào hàng du lịch vùng
có thể thu hút thị trường du lịch sinh thái, trong khi một phần khác có thể hấpdẫn mảng thị trường quan tâm đến lịch sử văn hóa
- Bất kỳ một sản phẩm du lịch mới nào cũng nên dự tính khả năng đápứng của tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của địa phương Mặc dùnhững sản phẩm du lịch mới nên khai thác những lợi thế của vùng, nhưngđiều rất quan trọng là những sản phẩm du lịch mới sẽ phải ở bên trong phạm
vi năng lực của vùng có thể đáp ứng
- Điều rất cần thiết là bất cứ một sản phẩm du lịch được bổ sung nàocũng đóng góp vào sự tăng trưởng của toàn bộ vùng hoặc tiểu vùng Ví dụ:vườn bách thảo có thể được phát triển trong một vùng không chỉ như côngviệc kinh doanh thu nhập lợi nhuận mà nó có còn có nghĩa là một nơi trongvùng để du khách đến thăm có thể để tiêu tiền
- Điều tất yếu của sự phát triển thành công là nó phải đáp ứng điều kiệnthuận lợi cả về dân cư bản địa và du khách Nói cách khác, để có vòng đời sảnphẩm lâu dài thì sự phát triển không được ảnh hưởng đến ý thích và nguyện
Trang 29vọng của du khách trong vùng – nó khai thác những nét đặc trưng bản xứ củavùng, dù là xã hội hay tự nhiên, để làm hài lòng nhu cầu có chủ định củakhách hàng
Khi khai thác sản phẩm du lịch, cần chú ý và bảo vệ những tài nguyênkhông thể tái tạo được Thực tế đã cảnh báo rằng trong nhiều trường hợp khu
du lịch sẽ nhìn thấy sự thịnh vượng của nó biến mất và có thể trở thành mộtkhu nhà ổ chuột thực sự Bởi Butler nhấn mạnh rằng: “Sự hấp dẫn du kháchkhông phải là vô tận (về mặt sự việc và mãi mãi (về mặt thời gian), nếukhông xem xét và coi là tài nguyên du lịch là hạn chế và không thể khôi phụclại Chúng phải được bảo vệ và giữ gìn cẩn thận Sự phát triển của du kháchtrong vùng được tuân thủ trong phạm vi giới hạn sức chứa quy định và khảnăng cạnh tranh của nó duy trì (vòng đời sản phẩm) vượt qua một khoảng thờigian dài hơn” [4, tr.34]
1.4.2 Kinh nghiệm của một số nước Châu Âu
Hầu hết các sản phẩm du lịch ở Châu Âu được lựa chọn phát triển theosáu tiêu chí chính:
* Tài nguyên thiên nhiên: Trừ những vùng đô thị, khu vực phát triển dulịch đều kết hợp chặt chẽ giữa tài nguyên thiên nhiên với khả năng phục vụnghỉ ngơi, đặc biệt ưu tiên các tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác phục vụcho các hoạt động du lịch diễn ra trong suốt cả năm
* Dân cư: Khu du lịch thường được phát triển gần các khu vực tậptrung đông dân cư có mong muốn và khả năng tham gia hoạt động du lịchhoặc có thể tiếp cận dễ dàng bằng các kênh giao thông đến các thị trường đó
* Giao thông: Sản phẩm du lịch có khả năng tiếp cận tốt từ các đườnggiao thông chính và các phương tiện giao thông khác nhau để thu hút thịtrường càng rộng càng tốt Bảo đảm sự lưu chuyển nội vùng hiệu quả, có cácđường nội vùng nối liền các điểm hấp dẫn với các trung tâm dịch vụ
Trang 30* Dịch vụ và trang thiết bị: Các trung tâm cung cấp hàng hóa, dịch vụcho khách du lịch và các thiết bị du lịch trong khu vực Khu du lịch cần cócác trung tâm dịch vụ có sức thu hút hấp dẫn đối với khách du lịch.
Ngoài ra, nhiều sản phẩm du lịch ở Châu Âu đều có tiêu chuẩn cụ thể
để bảo vệ sinh thái như: giới hạn trần đối với số buồng được xây dựng (đảmbảo không cho phép sự tập trung quá đông cơ sở lưu trú gây suy thoái môitrường); ít nhất 1/3 diện tích để phát triển du lịch phải giữ được nguyên trạngkhông có sự can thiệp của con người; việc xây dựng các cơ sở kinh doanh ởphía trước của bờ biển phải do Nhà nước quản lý để đảm bảo khoảng trống ítnhất 100m từ mép bờ biển trở vào…
Trong quá trình phát triển các khu du lịch ở Châu Âu thường làm phátsinh một số vấn đề tiêu cực như: Giá trị bất động sản tăng cao; vốn nướcngoài đổ vào quá mức cần thiết; sở hữu đất đai của nước ngoài tăng lên; pháttriển vượt quá sức chứa; sự ảnh hưởng của văn hóa và phong cách sống ngoạilai; sự không hiểu nhau giữa khách du lịch và dân cư địa phương nếu không
có sự tham gia của dân địa phương vào kinh doanh du lịch; sự thay đổi môi
Trang 31trường theo hướng tiêu cực, giá cả sinh hoạt trở nên đắt đỏ, ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống của người dân bản địa Điều này cho thấy vai trò quan trọngcủa Nhà nước trong công tác quản lý phát triển theo quy hoạch.
Qua việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển các khu du lịch, sảnphẩm du lịch ở Châu Âu, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1- Cần chú trọng yếu tố cảnh quan, không gian du lịch trong công tácquy hoạch phát triển du lịch bởi kinh nghiệm cho thấy nhiều sản phẩm du lịchphát triển không có quy hoạch, không tính đến nhu cầu của khách du lịch vàdân địa phương, không tính đến sức chứa, dẫn đến việc không thể nâng caochất lượng cho những trải nghiệm du lịch của khách
2- Sự tham gia của Nhà nước vào một số lĩnh vực quản lý trong việcphát triển các sản phẩm du lịch là rất cần thiết và tất yếu Mục tiêu là để cóthể kiểm soát được sự phát triển theo hướng bền vững Nhà nước cần đầu tưcho cơ sở hạ tầng để tạo động lực cho sự phát triển của sản phẩm du lịch, cáchoạt động khác của sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp kinhdoanh du lịch; khu vực tư nhân cần được động viên, khuyến khích bằng cácchính sách giảm thuế, cho vay dài hạn, lãi suất thấp…
3- Cần hạn chế sự đầu cơ đất đai khi phát triển khu du lịch vì giá trị bấtđộng sản sẽ có chiều hướng gia tăng nhanh chóng Biện pháp để chống việcđầu cơ đất đai là định giá đất trước khi có sự phát triển du lịch và đánh thuếcao đối với các lô đất không đưa vào sử dụng
4- Để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch cần phân tích đánhgiá một cách chi tiết những yếu tố kinh tế và thị trường:
- Về thị trường cần có sự phân tích những yếu tố: Giá cả; quy mô thịtrường, khả năng thành công của các sản phẩm du lịch cạnh tranh; thời điểmđưa sản phẩm du lịch vào hoạt động, thời điểm sản phẩm du lịch hoạt độnghết công suất
Trang 32- Về phân tích kinh tế cần xác định mức giá sản phẩm và dịch vụ dulịch trên cơ sở nghiên cứu thị trường sao cho mức giá phải phù hợp với chiphí xây dựng và giá trị tăng lên của đất đai trong tương lai Mức giá có thể sẽđược khách chấp nhận cao hơn nếu sản phẩm du lịch có vị trí hoặc giá trị tàinguyên đặc biệt không nơi nào có.
5- Ở Châu Âu, việc phát triển các khu, tuyến điểm du lịch được giaocho các doanh nghiệp, Nhà nước chỉ đầu tư phát triển hạ tầng các khu du lịch;hầu như không có tiêu chí cho các điểm, tuyến du lịch, còn tiêu chí cho cáckhu du lịch phần lớn là các tiêu chí định tính gồm: tài nguyên thiên nhiên, dân
cư, giao thông, các yếu tố hấp dẫn khách, hình ảnh và tính kết dính của khuvực, dịch vụ và trang thiết bị Bên cạnh đó các nước Châu Âu đưa ra một sốtiêu chuẩn cụ thể để bảo vệ sinh thái
Các chỉ tiêu khác được xác định khi phát triển du lịch ở Châu Âu gồm:Loại cơ sở lưu trú; Công suất sử dụng buồng trung bình; Đặc điểm lưu trú(tính thời vụ); Số khách sạn và các tiện nghi; Số lượng khách lưu trú trungbình; Số lượng khách đến tham quan
1.4.3 Kinh nghiệm của các nước Châu Á
Từ khoảng những năm 1960-1970, ở Châu Á bắt đầu hình thành cáckhu du lịch tổng hợp liên hòa Các khu du lịch mới được xây dựng phát triểntrên một quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể, toàn diện và liên kết, đảmbảo tất cả các tiện nghi cần thiết được xây dựng phát triển đúng chỗ, đúngthời điểm với quy và đặc điểm phù hợp Các khu du lịch này được xây dựngđáp ứng cả nhu của các nhà đầu tư và nhu cầu thị trường Trong đó, sản phẩm
du lịch phải đáp ứng các nguyên tắc sau:
* Một số nguyên tắc phát triển các sản phẩm du lịch:
- Sản phẩm du lịch phải tạo cho du khách sự nghỉ ngơi, yên tĩnh và cảgiải trí, tiêu khiển
Trang 33- Cung ứng đủ các tiện nghi cho du khách.
- Đáp ứng các nhu cầu của thị trường và của các nhà đầu tư: đáp ứng sựtìm kiếm và trông đợi của du khách; tính khả thi và khả năng tồn tại
- Tạo cho mình một hình ảnh riêng, hấp dẫn du khách
- Sản phẩm du lịch được phát triển hài hòa với môi trường xung quanh
- Đạt được các mục tiêu về kinh tế và cả mục tiêu về xã hội
- Tạo được sự cảm nhận khác biệt về văn hóa và môi trường sinh thái
* Nguyên tắc trong thiết kế, xây dựng phát triển các tiện nghi của sản phẩm du lịch:
Số lượng, chủng loại, cấp hạng tiêu chuẩn của các tiện nghi và dịch vụđược lựa chọn dựa trên sự đánh giá về tiềm năng, đặc điểm của tài nguyên,tiềm năng sử dụng và sức chứa của tài nguyên Các tiện nghi và dịch vụ củasản phẩm du lịch cần được phát triển một cách hợp lý, sao cho các tiện nghi
và dịch vụ bổ sung hỗ trợ và liên kết với nhau về tiêu chuẩn cấp hạng, lĩnhvực, phân bổ và quy mô Được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm các tiện nghi và dịch vụ thiết yếu cơ bản: cơ sở lưu trú, kháchsạn, nhà hàng, lữ hành, vận chuyển
- Nhóm các tiện nghi và dịch vụ thứ yếu: mua sắm, vui chơi giải trí,thông tin du lịch
- Nhóm tiện nghi và dịch vụ đứng thứ ba sau 2 nhóm trên: dịch vụ y tế,cấp cứu, an ninh an toàn, dịch vụ tài chính…
Một số tiêu chuẩn trong xây dựng và thiết kế các tiện nghi, công trình
du lịch:
- Vị trí xây dựng và chiều cao của các công trình: vị trí của các côngtrình trong mối quan hệ với bờ biển, khoảng cách giữa các công trình, sự tậptrung của các nhóm tiện nghi và dịch vụ, mối quan hệ của các công trình vớicác điểm tài nguyên, cảnh quan của khu du lịch, mật độ xây dựng và sức chứa
Trang 34- Vật liệu xây dựng, thiết kế của các công trình: mục đích để các côngtrình hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan.
- Việc phát triển tập trung các tiện nghi du lịch theo nhóm các tiện nghicũng không nên tạo sự mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu nghỉ ngơi, yên tĩnh
và các hoạt động ồn ào Đối với các tiện nghi thể thao vui chơi, giải trí cũngkhông nên phát triển quá tách biệt mà cần phát triển trong mối liên quan đểtạo cảm hứng giây chuyền
- Sự tiếp cận: khả năng tiếp cận khu du lịch tốt, hệ thống giao thông nội
bộ cho phép kết nối các tiện nghi của sản phẩm du lịch
- Tạo cảnh quan: tạo cảnh quan tự nhiên cho sản phẩm du lịch, nếu sảnphẩm du lịch thiếu điều đó thì nên sử dụng các loại cây bản địa, giữ lại cảnhquan tự nhiên vốn có của nó
Ở một mức độ nào đó, các tiện nghi và dịch vụ du lịch thường hoạtđộng độc lập với hệ thống các cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch Trong phầnlớn các trường hợp, hệ thống các cơ sở hạ tầng phải phát triển trước khi pháttriển các tiện nghi du lịch, thông thường đây là trách nhiệm của Chính phủ,đặc biệt là ở các nước đang phát triển
1.4.4 Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1- Cần sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan từ cấp độ quốcgia cho đến cộng đồng địa phương trong quá trình lập kế hoạch và thực hiệnphát triển du lịch và sản phẩm du lịch
2- Quy hoạch sản phẩm du lịch cần xác định rõ phạm vi ranh giới khu
du lịch, thị trường khách, các phân khu chức năng, tiêu chí về kiến trúc, cảnhquan… nhằm đảm bảo sự phát triển phù hợp với các điều kiện của khu vựcphát triển du lịch, đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch
3- Xác định một cách rõ ràng về thị trường, đối tượng và nhu cầu dulịch (loại hình du lịch) của hệ thống các sản phẩm du lịch Việc tổ chức
Trang 35nghiên cứu thị trường riêng cho hệ thống các sản phẩm du lịch sẽ giúp bảođảm được những cân đối cung cầu du lịch mang lại hiệu quả đầu tư và hiệuquả kinh doanh
4- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại cũng được xem như mộtvấn đề chủ chốt cần hành động nhằm duy trì mức độ phát triển của hoạt độngsản phẩm du lịch
5- Phải biết gắn kết giữa khu du lịch với các điểm, các khu thăm quan,khu vui chơi, giải trí công cộng, gắn kết với các thị trường, đối tượng, loạihình du lịch khác để tăng hiệu quả đầu tư và kinh doanh
6- Các sản phẩm du lịch có quy luật vòng đời của sự hấp dẫn, vì vậycần phải luôn đổi mới và tăng sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việc kéo dàivòng đời hấp dẫn của sản phẩm du lịch phải thực hiện các biện pháp như:
- Phải có kế hoạch khai thác đúng mức, cân đối giữa kinh doanh vớibảo tồn và phát triển những ưu thế của thiên nhiên, môi trường Phải biết tínhtoán, kế hoạch bảo đảm sức chứa phù hợp và cho phép theo hướng phát triểnbền vững
- Phải biết ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ về tổ chức
và quản lý khu du lịch của thế giới
- Liên tục hoàn thiện và đổi mới về sản phẩm, nâng cao chất lượng sảnphẩm, hang hóa và dịch vụ cũng như trình độ quản lý và văn hóa ứng xử
- Nắm bắt kịp thời những nhu cầu, thị hiếu mới của khách du lịch đểtìm cách đầu tư, thỏa mãn, tăng sự hấp dẫn…
7- Sự hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đều có tính 2 mặt.Ngoài yếu tố tích cực của nó cũng phải quan tâm đến cả hoạt động tổ chức vàquản lý sản phẩm du lịch để hạn chế các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến môitrường xã hội
Trang 36KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã giải quyết được các vấn đề: Cơ sở lí luận vềsản phẩm du lịch, loại hình du lịch, dịch vụ du lịch và nội dung phát triển sảnphẩm du lịch
Đồng thời trong chương 1, tác giả nêu lên việc phát triển sản phẩm dulịch hiện nay chuyển trọng tâm sang phát triển chiều sâu chất lượng và hiệuquả và một số kinh nghiệm trong việc phát triển sản phẩm du lịch
Những vấn đề trình bày ở chương 1 là cơ sở cho việc nghiên cứu, phântích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng, từ đó đưa
ra những đánh giá chính xác, đầy đủ nhằm có giải pháp phát triển sản phẩm
du lịch trong thời gian đến
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1 Sơ lược về thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là thành phố đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương,
có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2 Trong đó thành phố có 6 quận nộithành: Quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ, quận Sơn Trà, quậnNgũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu, 1 huyện ngoại thành: Huyện Hòa Vang và 1huyện đảo: Huyện Hoàng Sa
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước và là trung điểm của 4 di sản vănhoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn vàRừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Trong phạm vi khu vực và quốc tế, biển
Đà Nẵng nằm trong hải trình du lịch đường biển của khu vực Châu Á – TháiBình Dương
Trang 38nước, các viên chức người Pháp, những người nước ngoài giàu có đến ViệtNam để du lịch, nghỉ ngơi và làm ăn Để phục vụ các đối tượng này, ngườiPháp đã cho xây dựng một số biệt thự tại TP Đà Nẵng, hình thành quần thểbiệt thự, nhà hàng, tiện nghi giải trí tại Bà Nà.
Sau năm 1954 - 1975, tư nhân đã xây dựng một số khách sạn, nhà trọ,nhà cho thuê và một số cơ sở dịch vụ phục vụ lính viễn chinh, sỹ quan Mỹ và
sỹ quan chế độ cũ, nhưng chất lượng, tiện nghi còn khá đơn giản
Giai đoạn 1975 - 1989, lượng khách đến Đà Nẵng trong giai đoạn nàytăng đáng kể nhưng chủ yếu là khách nội địa Khách quốc tế vào Đà Nẵngbình quân hàng năm ở mức 8000 khách/năm, chủ yếu khối XHCN Đông Âu
và Liên Xô Hoạt động du lịch nặng về phúc lợi xã hội hơn là hiệu quả kinhdoanh với việc xây dựng hàng loạt nhà nghỉ, nhà khách của công đoàn ngành.Toàn thành phố có khoảng 30 khách sạn, nhà khách và một số nhà trọ tư nhânvới tổng số giường khoảng 1000 nhưng trang thiết bị, tiện nghi còn lạc hậu.Một số công ty du lịch đã được hình thành trong giai đoạn này
Giai đoạn sau 1990, sự phát triển du lịch ở giai đoạn này bắt đầu khởisắc không chỉ thể hiện ở việc tăng nhanh số lượng, cơ sở lưu trú và tiện nghi,
cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ mà còn phát triển cả loại hình du lịch, sảnphẩm du lịch
Giai đoạn 1991 - 1995, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tiếp tục giatăng Giai đoạn 1996 - 1998, do khủng hoảng tài chính lượng khách du lịchđến thành phố giảm làm tốc độ tăng bị suy giảm Giai đoạn 1998 - 2000, vớicác nỗ lực của thành phố trong việc thu hút khách du lịch do vậy mức tăngtrưởng đã phục hồi Giai đoạn từ 2001 - 2005, cùng với sự phát triển của dulịch Việt Nam, doanh thu từ du lịch của thành phố không ngừng gia tăng vớitốc độ trung bình 11.97%/năm Giai đoạn 2006 - 2010, doanh thu chuyênngành du lịch tăng bình quân hàng năm đạt 25% (tăng 7% so với kế hoạch)
Trang 39Từ 435 tỷ đồng năm 2006 lên 1.239 tỷ đồng năm 2010 Thu nhập xã hội từhoạt động du lịch năm 2006 đạt 958 tỉ đồng lên 3.097 tỷ đồng năm 2010 vàtốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm (2006-2010) là 22%.
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÀ NẴNG 2.2.1 Loại hình du lịch
Trong lĩnh vực du lịch, nếu sản phẩm du lịch gồm những điểm đến,những khu nghỉ mát, vui chơi, giải trí là yêu cầu không thể thiếu thì loạihình du lịch sẽ là chiếc cầu nối kéo khách du lịch đến sử dụng sản phẩm Loạihình càng phong phú thì khách đến càng đông và ngày lưu trú cũng dài hơn
Vì vậy trong phát triển du lịch và sản phẩm du lịch, điều quan trọng là khơi
mở đúng tiềm năng cũng như định hướng chính xác các ngành, loại hình cólợi thế cạnh tranh với khu vực và xây dựng phát triển những sản phẩm, loạihình thực sự thu hút được khách du lịch
Từ tiềm năng đa dạng dồi dào, phong phú và điều kiện địa hình thuậnlợi, Đà Nẵng có thể tổ chức các loại hình du lịch đặc thù riêng của mình
a Loại hình du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đà Nẵng đa dạng và phong phú, đó là
sự kết hợp hài hòa nhiều yếu tố như địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng.Các điểm du lịch phân bố đều khắp thành phố và chính sự kết hợp của nhiềuyếu tố cảnh quan đa dạng này đã tạo thuận lợi cho việc xây dựng nhiều tuyến,tour du lịch cho phép khai thác hoạt động du lịch liên tục trong năm
Trang 40Bảng 2.1 Loại hình du lịch trên cơ sở tài nguyên tự nhiên
Tài
nguyên
du lịch
Đặc điểm
Hải Vân, Bà Nà, Sơn Trà, HònChảo, Suối Mơ, Suối Lương,Suối Hoa, Ngầm Đôi, ThọYên
Hải Vân, Bà Nà, Sơn Trà, HònChảo
Không phải bất cứ tài nguyên nào cũng có thể khai thác phát triểnthành sản phẩm du lịch Tài nguyên của thành phố Đà Nẵng phong phú,nhưng không phải bất cứ tài nguyên tự nhiên nào mà chỉ có một bộ phận tàinguyên được khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch Cụ thể về tàinguyên du lịch nước, thì biển ở Đà Nẵng có đầy đủ yếu tố tốt và thuận lợi đểphát triển sản phẩm du lịch biển đáp ứng nhu cầu loại hình du lịch nghỉ