1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Marketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu của việt nam –thực trạng và giải pháp vận dụng (tt)

24 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 75,1 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu đánh giá thực trạngvận dụng marketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu của ViệtNam; phát hiện và phân tích của các

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bên cạnh các hoạt động marketing truyền thống, cùng với sự pháttriển của công nghệ thông tin và mạng internet, hoạt động marketingđiện tử hay marketing số đã và đang ngày càng phát triển Marketingđiện tử dần trở thành một thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh với cáccông cụ giúp doanh nghiệp tiếp cận và khai thác các nhu cầu thị trường,mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Nhờ sử dụng các công cụ marketing điện tử, doanh nghiệp có thểkhám phá, tạo dựng và truyền tải, phân phối các giá trị nhằm đáp ứngnhu cầu của khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ

đó, thu lại lợi ích tương xứng Do đó, marketing điện tử với ưu thế vềkhông gian cũng như thời gian đã và đang trở thành hoạt động quantrọng của các doanh nghiệp kinh doanh trong toàn cầu hóa

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệpxuất khẩu tại Việt Nam, tất nhiên, phải nghiên cứu ứng dụng các công

cụ marketing điện tử hiện đại vào hoạt động kinh doanh Bằng các hoạtđộng marketing điện tử như truyền thông trực tuyến, tạo sự nhận diện,tiếp xúc khách hàng,… thông qua trang thông tin điện tử (website), diễnđàn, thư điện tử, điện toán đám mây và nhiều công cụ số hóa khác, cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp cận và khai thác được các thịtrường quốc tế ngày càng hiệu quả hơn

Tuy nhiên, trên thực tế, việc ứng dụng marketing điện tử trongcác doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế và mới ở mức độ

sơ khai Vì vậy, rõ ràng, rất cần có các nghiên cứu hệ thống và chuyênsâu về thực trạng ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệpxuất khẩu Việt Nam để tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển ứn dụngmarketing điện tử Từ các lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài

“Marketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam: thực trạng và giải pháp vận dụng” cho luận án tiến sĩ.

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu đánh giá thực trạngvận dụng marketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu của ViệtNam; phát hiện và phân tích của các yếu tố tác động tới việc vận dụngmarketing điện tử của các doanh nghiệp này; từ đó đề xuất một số giảipháp thúc đẩy việc vận dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệpxuất khẩu của nước ta

Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:

Hệ thống hóa cơ sở lí luận về marketing điện tử, các công cụmarketing điện tử và các nhân tố tác động đến vận dụng marketing điệntử trong doanh nghiệp xuất khẩu

Đánh giá thực trạng vận dụng marketing điện tử trong cácdoanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay

Xác định các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá tầm quan trọng vàmức độ tác động của từng yếu tố này tới việc vận dụng marketing điệntử của doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng marketing điệntử của doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệpxuất khẩu hiện nay như thế nào?

- Các yếu tố nào tác động đến việc ứng dụng marketing điện tửtrong các doanh nghiệp xuất khẩu? Tầm quan trọng của từng yếu tố?

- Các yếu tố tác động có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến việcứng dụng marketing điện tử trong kinh doanh của doanh nghiệp xuấtkhẩu Việt Nam?

- Các giải pháp nào giúp thúc đẩy việc ứng dụng marketing điện tửvào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Trang 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là thực trạng ứngdụng các công cụ marketing điện tử và các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụngmarketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào

xác lập khung lý thuyết về ứng dụng các công cụ marketing điện tử, môhình các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng marketing điện tử của cácdoanh nghiệp xuất khẩu; thực trạng áp dụng marketing điện tử tại cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, các giải pháp thúc đẩy ứng dụngmarketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Do cóquá nhiều các yếu tố tác động đến ứng dụng marketing điện tử của cácdoanh nghiệp xuất khẩu từ vĩ mô đến vi mô nên không thể thực hiệnnghiên cứu hết, vì vậy, trong luận án chỉ tập trung nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng thuộc các doanh nghiệp xuất khẩu (định hướng thị trường,định hướng marketing điện tử và kỳ vọng hội nhập của doanh nghiệp)

Về mặt không gian, thời gian: Nghiên cứu lựa chọn các doanh

nghiệp xuất khẩu của Việt Nam để khảo sát từ tháng 12/2016 đến tháng05/2018 Và các giải pháp được tác giả định hướng tới 2025 (Vì côngnghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi nhanh nên luận án chỉđịnh hướng giải pháp tới 2025)

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án này là kếthợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, kết hợp giữaphương pháp thu thập phân tích dữ liệu thứ cấp với phương pháp điềutra, khảo sát, phỏng vấn thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp Trong đó,nghiên cứu định lượng được sử dụng chủ yếu và sử dụng phần mềmSPSS để phân tích

6 Tổng quan các nghiên cứu liên quan trên thế giới và Việt Nam, rút ra khoảng trống nghiên cứu

Trang 4

Luận án đã tổng quan một số công trình nghiên cứu về sự hìnhthành và phát triển của internet marketing và sự ứng dụng trong cácdoanh nghiệp; nghiên cứu về các công cụ marketing điện tử và việcsử dụng các công cụ này để tác động đến khách hàng; nghiên cứu vềcác yếu tố tác động đến việc ứng dụng marketing điện tử trong cácdoanh nghiệp

Luận án cũng đã tổng quan một số công trình nghiên cứu trongnước về marketing điện tử, marketing trên mạng internets, nghiên cứu vềthực trạng ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu đã có, luận án đã xác định khoảng trống nghiên cứu:

- Thứ nhất, chưa có nghiên cứu đầy đủ về các đặc thù của bốicảnh nền kinh tế Việt nam tác động đến ứng dụng marketing điện tử củacác doanh nghiệp xuất khẩu

- Thứ hai, tác động của yếu tố kì vọng hội nhập chưa được xemxét đầy đủ trong các nghiên cứu đã có về việc ứng dụng marketing điệntử của doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam

- Thứ ba, các nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến ứngdụng marketing điện tử trong doanh nghiệp đã có nhưng đã được thựchiện từ giai đoạn trước Cần có thêm những nghiên cứu về ứng dụngmarketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong bốicảnh mới khi môi trường kinh doanh, công nghệ biến đổi mạnh mẽ

- Thứ tư, các giả thiết, mô hình được sử dụng và kiểm chứngtrong nhiều nghiên cứu cho ra những kết quả tương đồng nhưng mức độảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau trong các bối cảnh cụ thể làViệt Nam

7 Đóng góp và ý nghĩa của luận án

Về mặt học thuật, Luận án đã xây dựng khung lý thuyết toàn diện

về ứng dụng marketing điện tử cũng như thương mại điện tử trong cácdoanh nghiệp xuất khẩu Đã lý giải đầy đủ và chính xác nội hàm củacác công cụ marketing điện tử ứng dụng trong các doanh nghiệp kinhdoanh Xây dựng mô hình các yếu tố thuộc doanh nghiệp tác động đến

Trang 5

việc ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu.Trong đó, đã xây dựng được bộ tiêu chí đo lường từng yếu tố tác độngđến ứng dụng marketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu

Về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá được thực trạng ứng dụngmarketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Rút

ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trongứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu của ViệtNam Đồng thời, đã đánh giá được những yếu tố tác động đến ứng dụngmarketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Luận án

đã có các kết luận xác đáng về tác động của 3 nhóm yếu tố của doanhnghiệp xuất khẩu Việt Nam đến khả năng và kết quả ứng dụngmarketing điện tử trong các doanh nghiệp này: định hướng theo thịtrường, định hướng marketing điện tử và kỳ vọng hội nhập Cuối cùng,luận án đã đề xuất được các giải pháp thúc đẩy phát triển ứng dụngmarketing điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam tronggiai đoạn đến năm 2025

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận,luận án gồm có các phần như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận về marketing điện tử trong các doanh

nghiệp xuất khẩu

Chương 2: Thực trạng ứng dụng marketing điện tử trong các

doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng marketing điện tử trong

các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ưu điểm của marketing điện tử

1.1.1 Khái niệm

Trong phạm vi bài luận án, định nghĩa về marketing điện tửđược áp dụng dựa theo định nghĩa của Strauss và Frost (2008).Marketing điện tử là việc sử dụng các công cụ điện tử áp dụng tronghoạt động marketing, nó bao gồm không chỉ hoạt động marketingtrên internet mà còn các hoạt động marketing trên các phương tiệnđiện tử khác

1.1.2 Đặc điểm chung

Bởi dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, marketingđiện tử có nhiều khác biệt so với marketing truyền thống Tác giả kháiquát các đặc điểm của marketing điện tử như sau:

- Marketing điện tử có tốc độ cao, liên tục và ít bị giới hạn vềkhông gian và thời gian

- Marketing điện tử có tính tương tác cao

- Marketing điện tử giúp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, trảinghiệm cho khách hàng

- Marketing điện tử có khả năng tự động hóa, giúp giảm thiểu cáckhâu trung gian, tiết kiệm chi phí và dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động

- Marketing điện tử giúp làm giảm khác biệt về văn hóa, xã hội,luật pháp

- Marketing điện tử có nhiều rủi ro và mặt trái

1.1.3 Ưu điểm của marketing điện tử so với marketing truyền thống

Marketing điện tử có tốc độ giao dịch nhanh hơn với giao dịchtrực tiếp truyền thống

Về phạm vi sử dụng cho các khách hàng, đối tác dựa trên marketingđiện tử sẽ là trên toàn thế giới, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý

Khả năng tương tác nhanh khi thực hiện marketing điện tử Không bị ảnh hưởng bởi chênh lệch múi giờ giữa các thị trường

Trang 7

quốc gia như marketing truyền thống

Với khả năng tương tác cao, khi sử dụng marketing điện tử doanhnghiệp có thể phân tích đối tượng khách hàng một cách cụ thể

1.2 Bộ công cụ marketing điện tử

1.2.1 Công cụ email marketing

+ Thư điện tử từ DN đến người sử dụng, khách hàng nhằm mụcđích quảng bá sản phẩm

+ Thư điện tử ngược từ khách hàng đến DN nhằm nhận được từkhách hàng các đòi hỏi và mong muốn về hàng hoá và dịch vụ của DN + Thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng Thư điệntử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ cácCông ty marketing Với hình thức này, người ta còn gọi là “Marketingtheo kiểu virut”

1.2.2 Công cụ website marketing

Các loại hình quảng cáo trực tuyến trên trang Web thường đượcsử dụng bao gồm: Quảng cáo logo-banner; Quảng cáo bằng đường Textlink

1.2.3 Công cụ mạng xã hội

Mạng xã hội cho phép kết nối giữa các trang cá nhân cho phépthiết lập các kênh quảng cáo như Fanpage… phục vụ cho các chươngtrình marketing điện tử của các doanh nghiệp Công cụ mạng xã hội nhưFacebook, Zalo, Google+, Instagram, Snapchat có những phần quảngcáo miễn phí và mất chi phí Thông thường các doanh nghiệp sử dụnghình thức mất phí thông qua chạy quảng cáo hơn là quảng cáo thủ công(không mất phí)

1.2.4 Công cụ sàn giao dịch B2B

Sàn giao dịch điện tử trở thành một công cụ marketing điện tửquan trọng để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tìm kiếm khách hàngtiềm năng, tiếp cận và khai thác các khách hàng này một cách hiệu quả

1.2.5 Công cụ khác

Trang 8

Bên cạnh các công cụ truyền thông và xúc tiến bán, marketingđiện tử cũng có các công cụ để thực hiện hoạt động nghiên cứu thịtrường qua mạng (Phạm Thu Hương & Nguyễn Văn Thoan, 2009)

1.3 Ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp xuất khẩu

1.3.1 Các ứng dụng marketing điện tử

Marketing điện tử được sử dụng để giúp doanh nghiệp nhận diện thị trường.

Marketing điện tử được sử dụng trong việc duy trì và mở rộng thị trường.

Marketing điện tử được sử dụng để doanh nghiệp cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng và nhận về những thành quả tương xứng.

Marketing điện tử được sử dụng để định vị giá trị và xác định tài sản thương hiệu của doanh nghiệp.

Marketing điện tử được sử dụng trong quá trình quản trị sản phẩm của doanh nghiệp.

Marketing điện tử được sử dụng trong quá trình phân phối sản phẩm.

Marketing điện tử được sử dụng trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.

Marketing điện tử được sử dụng trong hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.

Marketing điện tử được sử dụng để làm giảm sự bất ổn.

Marketing điện tử được sử dụng để trở thành nguồn lực của sự đổi mới trong doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Marketing điện tử được sử dụng trong quá trình hướng đến toàn cầu hóa của doanh nghiệp

1.3.2 Ảnh hưởng của marketing điện tử tới hoạt động kinh doanh

Việc áp dụng các công nghệ kinh doanh điện tử làm tăng hiệuquả liên quan đến truyền thông của khách hàng và quản trị nội bộ Do

đó, các doanh nghiệp có khả năng tiếp thị điện tử cao hơn cần phải nhận

Trang 9

thấy hiệu quả của tổ chức tốt hơn (Kirca & cộng sự, 2005).

1.4 Các nguồn lực của marketing điện tử

1.4.1 Nguồn lực công nghệ

Nguồn lực công nghệ bao gồm những có thể khái quát xungquanh việc tìm kiếm và áp dụng công nghệ mới nhằm phát triển chiếnlược kinh doanh doanh marketing điện tử của doanh nghiệp

1.4.2 Nguồn lực con người

Nguồn lực con người trong tổ chức được thể hiện qua nhữngchiến lược marketing điện tử Việc lãnh đạo quan tâm tới hoạt độngmarketing điện tử là yếu tố thúc đẩy phát triển marketing điện tử Ngoài

ra, việc xây dựng văn hóa sử dụng marketing điện tử cũng thể hiệnnguồn lực con người của doanh nghiệp về marketing điện tử ở mức độnhư thế nào Bên cạnh đó, năng lực và trình độ của các cán bộ triển khaiứng dụng marketing điện tử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ứngdụng thành công marketing điện tử Một cách chung nhất, nguồn lựccon người liên quan tới nguồn nhân lực sử dụng, định hướng thúc đẩyphát triển ứng dụng marketing điện tử

1.4.3 Nguồn lực kinh doanh

Nguồn lực kinh doanh trong doanh nghiệp về marketing điện tửliên quan tới định hướng kinh doanh của doanh nghiệp liên quan tớimarketing điện tử Những chiến lược liên quan tới marketing điện tử rõràng cho thấy doanh nghiệp thực sự đầu tư vào marketing như nhữngmặt hàng kinh doanh khác

1.5 Các yếu tố tác động tới ứng dụng marketing điện tử

Việc ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp chịu

sự tác động của rất nhiều các yếu tố, bao gồm các yếu tố thuộc môitrường vĩ mô, các yếu tố vi mô và các yếu tố thuộc chính doanh nghiệp.Tuy nhiên, trong phạm vi một luận án không thể nghiên cứu tất cả cácyếu tố tác động được Vì vậy, trong luận án này chỉ tập trung nghiêncứu ba nhóm yếu tố tác động chủ yếu thuộc chính các doanh nghiệpxuất khẩu: (1) Định hướng thị trường của doanh nghiệp; (2) Định hướng

về marketing điện tử và; (3) Kì vọng hội nhập

Trang 10

1.5.1 Định hướng thị trường của doanh nghiệp

* Định hướng thị trường hay định hướng thị trường tổng hợp của

doanh nghiệp Định hướng theo thị trường bao gồm:

Định hướng theo đối thủ cạnh tranh; được hiểu là việc doanh

nghiệp tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, và chiến lượccủa đối thủ cạnh tranh trong dài hạn và ngắn hạn; từ đó nhanh chóngđáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn so với đối thủ(Chuang, 2016)

Sự phối hợp các chức năng của doanh nghiệp là năng lực doanh

nghiệp kết hợp các nguồn lực doanh nghiệp để phân tích và tổng hợpcác hiểu biết về thị trường, từ đó cho phép người lao động hiểu về mụctiêu mà họ đang hướng đến, giải quyết vấn đề và phản hồi khách hàngmột cách nhanh chóng và hiệu quả (Chuang, 2016)

Định hướng theo khách hàng bao gồm những hiểu biết về khách

hàng giúp cho doanh nghiệp trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dàivới khách hàng của họ (xem Chuang, 2016)

1.5.2 Định hướng marketing điện tử của doanh nghiệp

Định hướng marketing điện tử của doanh nghiệp bao gồm triết lýkinh doanh và hành vi của doanh nghiệp có liên quan đến marketingđiện tử (Shaltoni & West, 2009) Các khía cạnh được tác giả mô tả cụthể như sau:

1.5.3 Kỳ vọng hội nhập của doanh nghiệp

Với doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường quốc tế còn một yếu

tố ảnh hưởng đến ứng dụng marketing điện tử của doanh nghiệp là kỳvọng hội nhập của doanh nghiệp, ví dụ kỳ vọng hội nhập WTO(Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Mai Trang, 2008) Tác giả của nghiêncứu trên dựa vào lý thuyết sự chú ý của doanh nghiệp (xem NguyễnĐình Thọ & Nguyễn Mai Trang, 2008) Lý thuyết này cho thấy sự tậptrung của doanh nghiệp vào các diễn biến quan trọng trên thị trường sẽlàm thay đổi hành vi của doanh nghiệp Nhìn chung, kì vọng hội nhậpthể hiện kì vọng của doanh nghiệp về những lợi ích nhận được khi quốcgia tham gia vào quá trình hội nhập với thế giới

Trang 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.1 Thực trạng về triển khai Marketing điện tử ở các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

2.1.1 Thực trạng hạ tầng cho marketing điện tử tại Việt Nam

Trong đó mục đích sử dụng email chính trong doanh nghiệp vẫn

là dùng để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp (74%) Từ năm

2016 chỉ tập trung khảo sát lao động chuyên trách về thương mại điệntử Năm 2017 có 30% doanh nghiệp cho biết là có cán bộ chuyên trách

về thương mại điện tử, tỷ lệ này thấp hơn một chút so với năm 2016

Đa số doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất vào hạ tầng phần cứng,theo đó bình quân doanh nghiệp đầu tư 41% chi phí vào phần cứngtrong tổng chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin

và thương mại điện tử Tiếp theo đó là tỷ lệ đầu từ phần mềm trong cácnăm qua cũng dao động từ 23% đến 26% trong tổng chi phí

2.1.2 Thực trạng về giao dịch thương mại điện tử của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu hướng thu hút sựquan tâm của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa,các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân trong vài năm trở lại đây

Khảo sát cho thấy có 32% doanh nghiệp đang tiến hành kinhdoanh trên mạng xã hội

Bên cạnh mạng xã hội thì sàn giao dịch thương mại điện tử làmột công cụ hữu ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên xu hướngsử dụng các sàn trong vài năm trở lại đây chưa có dấu hiệu thay đổi.Năm 2017 có 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát triển khai kinhdoanh trên các sàn thương mại điện tử, giảm một chút so với năm 2016

2.1.3 Tình hình ứng dụng marketing điện tử tại các doanh nghiệp xuất khẩu

Thực trạng sử dụng bộ công cụ trong các doanh nghiệp xuất khẩu

Các bộ công cụ quảng cáo trực tuyến vẫn được các doanh nghiệp

Trang 12

xuất khẩu sử dụng nhưng chủ yếu là sử dụng kênh email điện tử và quatài trợ các chương trình

Về công cụ liên quan tới diễn đàn, website các doanh nghiệp chủyếu sử dụng một số kênh hay sàn giao dịch điện tử để quảng cáo và bánhàng như alibaba.com Cũng dựa trên các sàn giao dịch B2B này, cácdoanh nghiệp không những bán được sản phẩm của mình mà còn trởthành hệ thống chuỗi cung ứng cho công ty, tập đoàn lớn

Đánh giá về đầu tư cho marketing điện tử

Về việc quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp cho thấy, theokhảo sát và phỏng vấn, các doanh nghiệp lớn thì 100% có bộ phậnchuyên về marketing và marketing điện tử Còn các doanh nghiệp nhỏ

và vừa chỉ có 90.12% sử dụng marketing điện tử một cách tích cực Một

số công ty xuất khẩu nhỏ lại tập trung cho các mối xuất khẩu có sẵn vớiquy mô nhỏ

Về các kênh cho marketing điện tử được doanh nghiệp sử dụngchủ yếu là email marketing, quảng cáo và các sàn giao dịch B2B Trong

3 cộng cụ này thì sàn giao dịch B2B được các doanh nghiệp sử dụngnhiều nhất với 89.32% sử dụng, công cụ được sử dụng phổ biến tiếptheo là email marketing điện tử Việc sử dụng mạng xã hội sử dụng íthơn so với 2 công cụ trên (75% doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng quảngcáo điện tử) Yếu tố quảng cáo website được sử dụng nhiều thứ 4 với73.25% Các công cụ khác chiếm 25.30%

Về chi phí cho marketing điện tử trong doanh nghiệp, các doanhnghiệp trung bình chi cho phần marketing điện tử khoảng từ 5-10%doanh thu của công ty (58.5% doanh nghiệp) Tiếp theo là việc chi dưới5% doanh thu; mức chi phí trên 10% doanh thu chiếm tỷ lệ khoảng 20%doanh nghiệp xuất khẩu

Thực trạng đánh giá về nguồn lực công nghệ áp dụng marketing điện tử

Kết quả khảo sát cho thấy với thang đo 5 điểm đưa ra, nguồn lựccông nghệ tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang ở mức trungbình (các điểm đánh giá trung đều giao động từ 3.27 đến 3.32)

Ngày đăng: 04/10/2018, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w