1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT TÍNH NĂNG KỸ THUẬT MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ PENTAX R300X SERIES VÀ SỬ DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ PENTAX R325NX ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:500 TẠI MỎ ĐÁ SOKLU 6 HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI

79 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Bản đồ địa hình là tài liệu chính để nghiên cứu tình hình mặt đất, được sử dụng cho nhiều ngành trong nhiều lĩnh vực và nhiều mục đích khác nhau như: An ninh quốc phòng, Xây d

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT TÍNH NĂNG KỸ THUẬT MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ PENTAX R-300X SERIES VÀ SỬ DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN

TỬ PENTAX R-325NX ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

TỶ LỆ 1:500 TẠI MỎ ĐÁ SOK-LU 6 HUYỆN THỐNG NHẤT

TỈNH ĐỒNG NAI

GVHD : KS Thái Văn Hòa Sinh viên thực hiện: Trịnh Thanh Sơn

Mã số sinh viên : 05151025 Lớp : DH05DC Ngành : Công nghệ địa chính

Tp Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2009

Tháng 7 năm 2009

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

Giáo viên hướng dẫn: KS Thái Văn Hòa

Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Khoa: Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản

Ký tên:

- Tháng 07 năm 2009 -

Trang 3

W LỜI TRI ÂN X

Một lần nữa theo truyền thống của con người Việt Nam “Tôn sư trọng đạo – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, các anh chị trong công ty và chú Lê Văn Minh cùng với một lời chúc sức khoẻ và thành công

Sinh viên: Trịnh Thanh Sơn

Trang 4

TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Trịnh Thanh Sơn, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đề tài: Khảo sát tính năng kỹ thuật máy toàn đạc điện tử Pentax R-300X

series và sử dụng máy toàn đạc điện tử Pentax R-325NX đo vẽ thành lập bản

đồ địa hình tỷ lệ 1:500 tại mỏ đá Sok-lu 6 huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Giáo viên hướng dẫn: KS.Thái Văn Hoà, Bộ môn Công nghệ Địa chính, Khoa

Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Hiện nay, việc ứng dụng hệ thống máy toàn đạc điện tử phục vụ cho công tác

trắc địa đã khá phổ biến Tuy nhiên việc sử dụng hệ thống máy toàn đạc này vẫn còn

gặp nhiều khó khăn do đa số các tài liệu hướng dẫn là tiếng Anh Chính vì vậy việc

biên tập ra một tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt là vấn đề cấp thiết hiện nay

Mỏ đá Sok-lu 6 hiện đang được công ty xây dựng số 5 khai thác, việc đo vẽ thành lập

bản đồ địa hình cho khu vực là rất cần thiết phục vụ cho việc quản lý khai thác khoáng

sản trên địa bàn tỉnh Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên em đã tiến hành thực

hiện đề tài này Đề tài nghiên cứu tập trung vào những nội dung chính sau:

1 Giới thiệu về dòng máy Pentax R-300X Series

1.1 Thông số kỹ thuật của máy

1.2 Các chương trình ứng dụng của máy

2 Khái quát về bản đồ địa hình

3 Quy trình ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo vẽ thành lập bản

đồ địa hình

4 Sử dụng máy toàn đạc điện tử Pentax R-325NX đo vẽ chi tiết

5 Xử lý số liệu đo ngoại nghiệp

6 Biên tập thành lập bản đồ địa hình

7 Kiểm tra và giao nộp bản đồ

Trang 5

MỤC LỤC

Lời tri ân Trang tóm tắt Mục lục Danh mục các bảng, hình và sơ đồ Các ký hiệu viết tắt sử dụng Trang ĐẶT VẤN ĐỀ -1

PHẦN I - TỔNG QUAN -3

I.1 Cơ sở lý luận -3

I.1.1 Cơ sở khoa học -3

I.1.2 Cơ sở pháp lý - 17

I.1.3 Cơ sở thực tiễn - 18

I.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - 18

I.3 Tình hình tư liệu trắc địa, bản đồ - 19

I.4 Quy trình công nghệ thành lập bản đồ bằng máy TĐĐT - 20

I.5 Nội dung, phương pháp và phương tiện nghiên cứu - 20

I.5.1 Nội dung nghiên cứu - 20

I.5.2 Phương pháp nghiên cứu - 20

I.5.3 Phương tiện nghiên cứu - 21

PHẦN II - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - 23

i thiệu về công ty - 23

II.1 Giớ II.2 Giới thiệu về hãng Pentax - 23

II 3 Giới thiệu về dòng máy Pentax R-300X Series - 23

II.3.1 Nguyên lý hoạt động chung của máy toàn đạc điện tử - 23

II.3.2 Các bộ phận và phụ kiện kèm theo - 24

II.3.3 Các phím chức năng cơ bản - 26

II.3.4 Thông số kỹ thuật của máy - 26

II.3.5 Các chương trình ứng dụng của máy - 27

II.4 Ứng dụng máy toàn đạc điện tử R-325NX trong đo chi tiết - 47

II.4.1 Định tâm bằng tia laser, cân bằng sơ bộ và chính xác - 47

II.4.2 Đo đạc chi tiết - 48

II.5 Quy trình biên tập và thành lập BĐĐH giai đoạn nội nghiệp - 49

II.5.1 Xử lý số liệu nội nghiệp - 49

II.5.2 Tăng dầy các điểm đo chi tiết bằng phương pháp cấy điểm - 50

II.5.3 Nội suy đường bình độ từ hệ thống điểm độ cao - 51

Trang 6

II.5.4 Biên tập bản đồ địa hình trên MicroStation - 56

II.5.5 In kiểm tra đối soát thực địa và đo đạc bổ sung - 60

II.5.6 Giao nộp bản đồ - 61

KẾT LUẬN - 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Danh sách các bảng

Bảng I.1 Vị trí lãnh thổ Việt Nam theo Gauss -8

Bảng I.2 Cách chia mảnh và đánh số bản đồ địa hình theo Gauss -9

Bảng I.3 Cách chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình theo UTM -9

Bảng I.4 Cách chia mảnh và đánh số hiệu theo VN-2000 - 10

Bảng I.5 Biểu diễn yếu tố thủy văn - 13

Bảng I.6 Tọa độ điểm khống chế đo vẽ trong khu mỏ - 19

Bảng II.7 Các bộ phận máy toàn đạc điện tử Pentax R-300X - 25

Bảng II.8 Thông số kỹ thuật R-300EX series - 27

Bảng II.9 Thông số kỹ thuật R-300NX series - 27

Bảng II.10 Các thông số cài đặt truyền dữ liệu trên máy đo - 45

Bảng II.11 Các thông số cài đặt truyền dữ liệu trên máy tính - 45

Danh sách các hình Hình I.1 Phép chiếu phương vị -5

Hình I.2 Phép chiếu Gauss -5

Hình I.3 Hình dạng các múi chiếu theo Gauss -6

Hình I.4 Phép chiếu hình nón đứng đồng góc -7

Hình I.5 Hệ tọa độ theo phép chiếu hình nón đứng -7

Hình I.6 Biểu diễn đường bình độ từ giao tuyến - 15

Hình I.7 Mỏ đá Sok-lu 6 - 18

Hình II.8 Chân máy toàn đạc Pentax - 24

Hình II.9 Gương và sào gương Pentax - 25

Hình II.10 Bộ sạc pin và thùng bảo vệ máy Pentax - 25

Hình II.11 Các bộ phận máy Pentax R-300X series - 25

Hình II.12 Bàn phím máy Pentax - 26

Hình II.13 Đo đạc khảo sát - 31

Hình II.14 Giao hội nghịch - 37

Hình II.15 Bố trí công trình - 39

Hình II.16 Đo khoảng cách gián tiếp - 41

Hình II.17 Đo đường chuyền và đo chi tiết - 42

Danh sách các sơ đồ Sơ đồ I.1 Các phương pháp thành lập bản đồ - 11

Sơ đồ I.2 Quy trình thành lập bản đồ địa hình bằng máy toàn đạc điện tử - 20

Sơ đồ II.3 Tổng quát máy toàn đạc điện tử Pentax - 24

Sơ đồ II.4 Quy trình biên tập bản đồ địa hình giai đoạn nội nghiệp - 49

Trang 8

Các ký hiệu viết tắt sử dụng

PN Point Name Tên điểm

IH Instrument Height Chiều cao máy

PH Prism Height Chiều cao gương

PC Point Code Mã địa vật

H.angle Horizontal angle Góc nằm ngang

V.angle Vertical angle Góc đứng

H.dst Horizontal distance Khoảng cách ngang

V.dst Vertical distance Độ chênh cao

S.dst Slope distance Khoảng cách nghiêng

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bản đồ địa hình là tài liệu chính để nghiên cứu tình hình mặt đất, được sử dụng cho nhiều ngành trong nhiều lĩnh vực và nhiều mục đích khác nhau như: An ninh quốc phòng, Xây dựng, Khai thác khoáng sản…Là loại bản đồ thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình, các đối tượng trên mặt đất với mức độ tỉ mỉ như nhau và thể hiện trung thực đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của một khu vực Ngoài ra nó còn là bản đồ nền cho các loại bản đồ chuyên đề (bản đồ dân cư, bản đồ hiện trạng hay bản đồ quy hoạch) Đồng thời cũng là một tài liệu quan trọng trong công tác lập và thiết kế hệ thống lưới khống chế phục vụ cho công tác đo vẽ thành lập bản đồ đáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai của Nhà nước

Hiện nay, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác trắc địa là một yêu cầu hết sức cần thiết, nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động của con người và góp phần tự động hóa cho quá trình sản xuất Một giải pháp được lựa chọn đó là việc sử dụng các máy toàn đạc điện tử với độ chính xác cao, đáp ứng được tính kinh tế trong quá trình đo vẽ thay thế cho các loại máy quang học cũ với độ chính xác thấp, hiệu quả kinh tế không cao Tuy nhiên việc sử dụng các máy toàn đạc điện tử hiện nay vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn do các tài liệu hướng dẫn sử dụng đa số là những tài liệu tiếng Anh đi kèm chính điều này đã làm hạn chế việc khai thác các ứng dụng của máy Để khai thác hết được các tính năng của máy cần phải biên tập ra những tài liệu tiếng Việt đầy đủ được trình bày khoa học và dễ hiểu Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay

Là một sinh viên thuộc ngành Công nghệ địa chính việc nắm bắt các tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong công việc của mình là rất cần thiết Để làm quen với công nghệ mới, có những kiến thức vững vàng cho công việc thực tế sau này, cùng với

sự giúp đỡ của quý thầy cô cùng các anh chị trong Công ty Cổ Phần Tư Vấn và Vật Tư

Thiết Bị Đo Đạc Nam Sông Tiền em xin thực hiện đề tài “Khảo sát tính năng kỹ

thuật máy toàn đạc điện tử Pentax R-300X series và sử dụng máy toàn đạc điện tử Pentax R-325NX đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 tại mỏ đá Sok-lu 6 huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai”

¾ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu khảo sát các tính năng kỹ thuật và các chương trình ứng dụng của dòng máy toàn đạc điện tử Pentax R-300X series

- Đưa ra được một tài liệu hướng dẫn sử dụng cho dòng máy Pentax R-300X series trình bày khoa học và dễ hiểu

- Sử dụng máy toàn đạc điện tử Pentax R-325NX trong đo vẽ chi tiết địa hình

- Biên tập – thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 từ số liệu đo bằng máy toàn đạc điện tử cho mỏ đá Sok-lu 6

- Đánh giá tính khả thi của quy trình công nghệ, thiết bị và phần mềm chuyên dụng cùng với chất lượng bản đồ được thành lập

¾ Đối tượng nghiên cứu

- Máy toàn đạc điện tử Pentax R-300 Series, phần mềm và các thiết bị đi kèm với máy

- Quy trình thành lập và các yếu tố nội dung của bản đồ địa hình

Trang 10

¾ Phạm vi nghiên cứu

- Dòng máy Pentax R-300X Series tại Công ty Cổ phần Tư vấn & Vật tư Thiết

bị Đo đạc Nam Sông Tiền

- Sử dụng máy Pentax R-325NX đo đạc thực tế tại các công trình xây dụng và

mỏ đá Sok-lu 6 trên địa bàn xã Quang Trung huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

- Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng tại Công ty Cổ phần Vật tư Thiết

bị Đo đạc Nam Sông Tiền

¾ Yêu cầu

Đối với máy toàn đạc điện tử:

- Các tài liệu nghiên cứu phải chính xác, mức độ tin cậy cao

- Các tài liệu hướng dẫn, thông số kỹ thuật đưa ra phải là những căn cứ cho việc lựa chọn và sử dụng máy

Đối với bản đồ địa hình:

- Bản đồ địa hình phải được thành lập trên cơ sở toán học xác định, sử dụng thống nhất hệ VN-2000

- Tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm đo vẽ phần trong nhà, ngoài trời và

hệ thống ký hiệu phục vụ cho việc đo vẽ và thành lập bản đồ địa hình do Bộ TN-MT ban hành

- Thể hiện đầy đủ các yếu tố nội dung và đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu của công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa hình

- Sản phẩm là bản đồ địa hình phải có giá trị sử dụng thực tế

Trang 11

PHẦN I – TỔNG QUAN

I.1 Cơ sở lý luận

I.1.1 Cơ sở khoa học

I.1.1.1 Đối với bản đồ địa hình

I.1.1.1.1 Định nghĩa

- Bản đồ là bản vẽ thu nhỏ và khái quát hoá một phần bề mặt trái đất lên mặt phẳng (thường là giấy) theo một phép chiếu và một tỷ lệ nhất định Các yếu tố địa hình được phân loại, lựa chọn, tổng hợp thể hiện lên bản đồ bằng một hệ thống ký hiệu quy ước

- Bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ địa lý tự nhiên có tỷ lệ tương đối lớn (từ 1:1.000.000 đến 1:500) thông qua phép chiếu nhất định và tổng quát hoá nội dung thể hiện bằng hệ thống ký hiệu phản ánh sự phân bố trạng thái, các mối tương quan của địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội với mức độ chi tiết, đầy đủ và độ chính xác cao Các yếu tố này được biểu thị tương đối như nhau và phần lớn giữ được hình dạng, kích thước theo tỷ lệ và tính chính xác hình học của ký hiệu và tính tương ứng của các yếu

+ Lưới kilomet – đó là lưới toạ độ vuông góc

+ Khung phút – tức là lưới toạ độ địa lý

+ Các điểm của lưới trắc địa nhà nước trong khu vực

- Nội dung được biểu diễn bằng các ký hiệu có cơ sở khoa học và thống nhất

Hệ thống ký hiệu là một phương tiện đặc biệt để chuyển vẽ thông tin Nó không những cho phép lập được một mô hình thu nhỏ của địa hình mà còn giúp cho phép phân biệt các yếu tố chủ yếu giữa những thành phần thứ yếu, cho phép lấy được nhiều thông tin

về số lượng cũng như về chất lượng địa hình

- Nội dung được biểu diễn trên bản đồ sau khi đã được khái quát hoá Khái quát hoá là việc lựa chọn, lược bỏ và làm rõ nét hơn những đối tượng, nội dung Khả năng

mô hình hoá của bản đồ khá hạn chế, nên trong vô số địa vật có trên bề mặt Trái đất chỉ có một số nào đó được lựa chọn biểu diễn Việc lựa chọn này hoàn toàn đáp ứng được mục đích, phụ thuộc vào tỷ lệ của bản đồ và đảm bảo tính khoa học

I.1.1.1.3 Cơ sở toán học của bản đồ địa hình

Cơ sở toán học của bản đồ là yếu tố nhằm đảm bảo độ chính xác của bản đồ trong quá trình thành lập và sử dụng

1 Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000

- Phép chiếu: Sử dụng phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator) là

phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với tâm chiếu là tâm trái đất và Ellipsoid quy

chiếu là Elipsoid WGS-84 (World Geodetic System-84) có kích thước sau:

Trang 12

+ Bán kính trục lớn: a = 6.378.137,00 m + Bán kính trục nhỏ: b = 6.356.752,31 m + Độ dẹt: f = 1/298,257223563

+ Tốc độ quay quanh trục: 7292115.0*1011 Rad/s + Hằng số trọng trường trái đất: Gm = 7292115.0*108 m3/s2+ Hệ số biến dạng của phép chiếu tại kinh tuyến trục trong mỗi múi chiếu k = 0.9999 với múi chiếu 30

- Điểm gốc toạ độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại khuôn viên Viện Nghiên Cứu Địa Chính của Bộ Tài Nguyên Môi Trường trên đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội

- Điểm gốc độ cao (H = 0,00m) là mặt nước biển trung bình yên tĩnh tại Hòn Dấu - Đồ Sơn - Hải Phòng

- Cách phân mảnh và đánh số hiệu của bản đồ địa hình theo hệ thống chia mảnh bản đồ VN-2000 Lấy mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 của phép chiếu hình nón với hai

vĩ tuyến chuẩn (ϕ = 110 và ϕ = 210) làm cơ sở phân chia những mảnh bản đồ tỷ lệ lớn hơn

- Lưới chiếu tọa độ phẳng UTM quốc tế được thiết lập thông qua phép chiếu UTM

+ Thứ hai: biểu hiện mặt Elipsoid lên mặt phẳng nhờ một trong những phép chiếu bản đồ

a Định nghĩa

- Phép chiếu bản đồ là một phương pháp xác định về mặt toán học nhằm biểu thị mặt Elipsoid lên mặt phẳng Phép chiếu xác định mối quan hệ giữa toạ độ địa lý (hay toạ độ khác) của các điểm trên mặt Elipsoid với toạ độ vuông góc (hay toạ độ khác) của chính những điểm ấy trên mặt phẳng

- Người ta có thể chuyển đổi tọa độ của một điểm giữa các hệ tọa độ với nhau

và công thức chung nhất cho các phép chiếu bản đồ là hệ phương trình sau:

) , ( 1

λ

ϕλ

ϕ

f y

f x

- Mỗi một phép chiếu bản đồ có một dạng kinh vĩ tuyến riêng của nó Các kinh

vĩ tuyến được biểu diễn trên bản đồ được gọi là lưới chiếu bản đồ Phương trình chiếu cho ta biết đặc điểm định dạng của hệ thống lưới chiếu bản đồ này

- Như vậy, phép chiếu bản đồ biểu diễn bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng bản đồ bằng những phép chiếu khác nhau kết quả cho ra hình dạng hệ thống mạng lưới kinh - vĩ tuyến, hình dạng khu vực biểu thị và độ biến dạng khác nhau

b Phân loại phép chiếu

Trang 13

- Như đã trình bày ở trên thì việc biểu diễn mặt cong Trái đất (bề mặt Elipsoid) lên trên mặt phẳng sẽ có những biến dạng Để đáp ứng tốt cho những công tác khác nhau của công tác nghiên cứu thực tế, người ta xây dựng bản đồ trong những phép chiếu khác nhau Vì vậy các phép chiếu được phân loại theo sai số chiếu hình và theo dạng lưới chiếu

b.1 Phân loại theo sai số chiếu hình

- Phép chiếu giữ diện tích: là loại phép chiếu không có sai số về diện tích

- Phép chiếu giữ góc: là loại lưới chiếu không có sai số về góc

- Phép chiếu giữ chiều dài: là phép chiếu mà tỷ lệ biến dạng chiều dài của một trong hai hướng chính không thay đổi

b.2 Phân loại phép chiếu theo dạng lưới chiếu

Tuỳ thuộc vào từng phương pháp chiếu hình mà mạng lưới kinh tuyến và vĩ tuyến có những hình dạng khác nhau

b.2.1 Phép chiếu phương vị

- Chiếu bề mặt Elipsoid lên trên mặt phẳng tiếp xúc với Elipsoid Tuỳ theo vị trí tiếp xúc giữa mặt phẳng và mặt Elipsoid mà ta lại có được các phép chiếu phương vị khác nhau

Hình I.1 Phép chiếu phương vị

b.2.2 Phép chiếu Gauss

- Là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc tiếp xúc với mặt cầu Theo kinh tuyến chia trái đất thành 60 múi, mỗi múi có giá trị 60 kinh đánh số từ 1 tới 60 từ kinh tuyến gốc (Greenwich) sang phía đông qua phía tây bán cầu rồi trở về kinh tuyến gốc Trong mỗi múi được giới hạn bởi hai kinh tuyến phía tây và phía đông, dựng một đường kinh tuyến trục có độ kinh (λ0) chia múi ra làm hai phần bằng nhau:

λ0 = nx60 - 30

- Dựng một hinh trụ ngang ngoại tiếp Elipsoid Trái đất theo đường kinh tuyến trục của múi chiếu thứ (n) nào đó (tức mặt trong hình trụ ngang tiếp xúc với đường kinh tuyến trục của múi thứ n) Dùng tâm trái đất làm tâm chiếu để chiếu múi thứ n lên mặt trụ Sau đó tịnh tiến hình trụ một khoảng cách 666,84 km và xoay trái đất một góc

60 để thực hiện việc chiếu hình cho múi chiếu tiếp theo

Hình I.2 Phép chiếu Gauss

Trang 14

- Sau khi chiếu xong ta có được hình dạng của hệ thống các mảnh và hệ tọa độ tương ứng sau:

Hình I.3 Hình dạng các múi chiếu theo Gauss

- Theo như đặc điểm của phép chiếu Gauss thì xích đạo trở thành đường thẳng nằm ngang hướng đông, còn kinh tuyến trục trở thành đường thẳng đứng hướng bắc và

hệ thống các đường vĩ tuyến là các đường cong đối xứng với nhau qua xích đạo Để cho giá trị hoành độ Y luôn dương ta tiến hành tịnh tiến trục Y sang phía trái của múi chiếu một khoảng là 500km Trên cơ sở hệ trục toạ độ (OXY) người ta tiến hành kẻ những đường thẳng song song cách đều nhau, khoảng cách của các đường phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và thường lấy là 1km tạo nên mạng lưới ô vuông gọi là lưới km

- Tương ứng với phép chiếu này thì nước ta nằm ở múi chiếu thứ 18, 19, 20 ứng với kinh độ của kinh tuyến gốc là 1050, 1110, 1170 Năm 1972 Việt Nam sử dụng phép chiếu Gauss và Hệ toạ độ vuông góc Gauss-Kruger xây dựng hệ toạ độ nhà nước HANOI-72 với Elipsoid quy chiếu Krasovsky (a = 6378245m ; α = 1/298,3), gốc toạ độ đặt tại Punkovo (Nga) được chuyền qua mạng lưới toạ độ của Trung Quốc tới điểm gốc tại Việt Nam tại Láng (Hà Nội) Toàn bộ hệ thống bản đồ Việt Nam đến năm 2000 được lập theo hệ toạ độ này

b.2.3 Phép chiếu UTM

- Là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc múi chiếu 60 Đặt hình trụ ngang ngoại tiếp Elipsoid và cắt Elipsoid tại hai cát tuyến nằm trên hai nửa múi chiếu cách đều đường kinh tuyến trục 180km

- Cũng chia Elipsoid thành 60 múi nhưng lấy kinh tuyến gốc tại kinh tuyến Greenwich là múi thứ 30 Chính vì vậy mà nước Việt Nam ta nằm ở các múi thứ 48,

49, 50

- Đây là phép chiếu do Cục Bản Đồ quân đội Mỹ sử dụng với mục đích thành lập bản đồ khu vực thế giới trước năm 1975 lấy Elipsoid Everest (a = 6377276 m; α = 1/300,8 ) làm Elipsoid quy chiếu và điểm gốc toạ độ tại Ấn Độ

- Theo như tính chất của phép chiếu UTM thì ta có hệ toạ tương ứng NOE Để tránh giá trị âm người ta tiến hành chuyển trục OE xuống phía nam 10000km và trục

ON qua phía tây 500km Tại đây người ta cũng tiến hành kẻ các đường song song có khoảng cách bằng nhau để tạo ra mạng lưới km cho bản đồ Hệ toạ độ này chỉ áp dụng cho khu vực từ 80 vĩ độ nam đến 84 vĩ độ bắc

b.2.4 Phép chiếu hình nón đứng đồng góc hai vĩ tuyến chuẩn (φ = 11 0 ; φ = 21 0 )

- Đặt Elipsoid trong hình nón và tiếp xúc với hình nón, sao cho đỉnh hình nón tại trục quay của trái đất kéo dài Lấy tâm trái đất làm tâm chiếu và chiếu theo phương dây dọi lên mặt nón phía trong, sau đó khai triển mặt nón thành mặt phẳng

Trang 15

Hình I.4 Phép chiếu hình nón đứng đồng góc

- Hệ toạ độ tương ứng: Theo như đặc điểm của phép chiếu này thì kinh tuyến là những đường thẳng hội tụ tại một điểm còn vĩ tuyến là các bán vòng tròn đồng tâm không cách đều có bán kính khác nhau Các vùng nằm trên vĩ tuyến φ = 110; φ = 210

có độ biến dạng bằng 1 và càng xa hai vĩ tuyến này thì độ biến dạng càng tăng

Hình I.5 Hệ tọa độ theo phép chiếu hình nón đứng

3 Tỷ lệ bản đồ

a Khái niệm: Là đại lượng biểu thị mức độ thu nhỏ một phần mặt đất lên mặt

phẳng, được đặc trưng bởi tỷ số giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ (ab) và độ dài

nằm ngang tương ứng của nó trên mặt đất (AB)

- Công thức:

M ab AB AB

- Ký hiệu: 1:M (M là mẫu số tỷ lệ bản đồ thường là số chẵn 500,1000, 2000…)

- Nếu M càng nhỏ vậy tỷ lệ bản đồ càng lớn tức mức độ thể hiện các đối tượng càng chi tiết, chính xác cao và ngược lại khi M càng lớn thì mức độ thể hiện các đối tượng giảm xuống và độ chính xác thấp hơn

- Trên bản đồ địa hình thường người ta dùng 3 cách để thể hiện tỷ lệ bản đồ: tỷ

lệ số, tỷ lệ chữ và thước tỷ lệ

b Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ

- Mức độ đầy đủ và sự tỉ mỉ của sự biểu hiện bản đồ hay yêu cầu cho công tác nghiên cứu, quản lý, xây dựng

- Độ chính xác có thể đạt được ở các phép đo và các phương tiện kỹ thuật

- Kích thước chung của lãnh thổ được biểu thị

- Tình hình kinh phí, nhân lực…

4 Khung và bố cục bản đồ

- Khung bản đồ địa hình là đường kẻ ngoại tiếp của vùng mà bản đồ thể hiện Phải tuân theo những quy định thống nhất bao gồm khung trong, khung giữa và khung ngoài

Trang 16

+ Khoảng cách khung trong tới khung giữa để ghi chú tọa vuông góc phẳng Đó chính là hệ thống lưới ô vuông được ghi theo những km chẵn

+ Khung giữa ghi các khoảng phút theo tọa độ địa lý

+ Khung ngoài làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho bản đồ thể hiện và để thể hiện các yếu tố khác

- Bố cục bản đồ địa hình: Là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc

thành lập bản đồ địa hình Bố cục bản đồ là sự sắp xếp hợp lý, logic khoa học và chặt

chẽ phạm vi lãnh thổ bản đồ biểu thị, bảng chú giải, bản đồ phụ và các nội dung thông

tin liên quan khác được trình bày giới hạn trong khung bản đồ Phụ thuộc rất nhiều vào

lưới chiếu bản đồ, tỷ lệ và phạm vi lãnh thổ biểu thị Bố cục của bản đồ địa hình được

quy định mang tính quy phạm và phải tuân thủ nghiêm khắc

5 Chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình

a Chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình theo hệ thống Gauss

- Dọc theo kinh tuyến chia Trái đất thành 60 cột, đánh số thứ tự từ 1 tới 60, cột

một tính từ kinh độ 1800 tới kinh độ tây 1740

- Theo vĩ tuyến, chia Trái đất thành các đai, mỗi đai có độ lớn là 40 bắt đầu từ

xích đạo về hai cực, các đai được ký hiệu bằng chữ cái La Tinh in hoa từ A, B, C…Y

trừ hai cực không có ký hiệu

- Diện tích mặt đất của mỗi ô hình thang cong được tạo thành từ phép chia ở

trên được biểu thị lên mảnh bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000 Đây là mảnh bản đồ cơ sở cho

việc phân chia mảnh tiếp theo

Đai ngang Vĩ độ Cột dọc Kinh độ Kinh tuyến giữa

Trang 17

3 4 b-2 1:5.000 1’15’’ 1’15’’ 1:100.000 →

384 ( 24x16 ) 1 → 384 F-48-12- ( 24 ) 1:2.000 25’’ 37’’.5 1:5.000 → 6

( s ≥ 20km2 )

a b c

d e f F-48-12- ( 24-c ) 1:2.000 37’’.5 37’’.5 1:5.000 → 4

( s ≤ 20km2 )

A B

C D F-48-12- ( 24-B ) 1:1.000 18’’,7

5

18’’,7

5 1:2.000 → 4 III IV I II ( 24-B-II ) F-48-12- 1:500 9’’,375 9’’,375 1:2.000 → 16 1 → 16 ( 24-B-4 ) F-48-12-

Bảng I.2 Cách chia mảnh và đánh số bản đồ địa hình Gauss

- Ghi chú:

+ Nguyên tắc đánh số từ trái qua phải và từ trên xuống dưới

+ 1:106 → 4 : Từ mảnh bản đồ 1:1.000.000 chia làm 4 phần

b Chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình theo UTM

- Bản đồ UTM tỷ lệ 1:1.000.000 cũng có kích thước và cách chia mảnh như bản

đồ Gauss cùng tỷ lệ Trong cách đánh số có một số điểm khác sau: Đai 40 chỉ đánh từ

A tới U, mảnh bản đồ thuộc Bắc bán cầu thì thêm chữ N vào trước ký hiệu đai, thuộc

Nam bán cầu thì thêm chữ S Vì vậy mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỷ lệ 1:1.000.000 có

Bảng I.3 Cách chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình theo UTM

- Đối với mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có kích thước 30’x30’ được đánh số

riêng không liên quan tới mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000

- Số hiệu mảnh bản đồ 1:100.000 là AB

+ Với A = 2( L – L0 ) – 1 và B = 2( B – B0 )

+ Trong đó L – kinh độ của đường biên khung phía đông của mảnh bản

đồ 1:100.000 B – vĩ độ của đường biên khung phía bắc của mảnh bản đồ 1:100.000 L0, B0 – tọa độ địa lý của điểm gốc, đối với khu vực Đông Nam Á thì L0 = 750 và BB 0 = 4 0

- Các bản đồ tỷ lệ lớn hơn 1:25.000 được chia mảnh và đánh số hiệu tương tự

Trang 18

như việc chia mảnh và đánh số hiệu theo Gauss

c Chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình theo hệ thống tọa độ Quốc gia

VN-2000

- Bắt đầu từ năm 2000, bản đồ địa hình Việt Nam được chia mảnh và đánh số hiệu theo hệ thống Hệ tọa độ Quốc gia VN – 2000 Hệ thống này dựa trên cơ sở hai hệ thống chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình Gauss và UTM

4 1:106 → 16

1 → 2

1 → 16 (NF-48-16) NF-48-B-4 1:100.000 30’ 30’ 1:106 → 96 1 → 96 F-48-96 (6151)

1:50.000 15’ 15’ 1:100.000→4 A → D I → IV F-48-96-D (6151II) 1:25.000 7’30’’ 7’30’’ 1:50.000 → 4 a b c d F-48-96-D-d 1:10.000 3’45’’ 3’45’’ 1:25.000 → 4 1 2 3 4 F-48-96-D-d-4

Trang 19

I.1.1.1.4 Các phương pháp thành lập bản đồ

Sơ đồ I.1 Các phương pháp thành lập bản đồ

1 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa

- Phương pháp toàn đạc: Là một trong những phương pháp thường được áp dụng để đo vẽ bản đồ ngoài thực địa Sử dụng máy kinh vỹ kết hợp với thước dây, mia hoặc sử dụng máy kinh vỹ điện tử, toàn đạc điện tử để đo vẽ Thích hợp cho mọi địa hình, đặc biệt thuận lợi cho khu vực đô thị, đòi hỏi bản đồ độ chính xác cao

- Phương pháp bàn đạc: Sử dụng máy đo và bàn vẽ (bàn gỗ) ngay tại thực địa Phương pháp này có ưu điểm là trực quan, nối vẽ điền viết ngay ngoài thực địa nên rất thuận tiện, ít sai sót địa vật, địa hình nên không cần phải đối soát Tuy vậy trang thiết

bị mang theo rất cồng kềnh phu thuộc nhiều vào thời tiết Độ chính xác không cao nên phương pháp này hiện nay ít được sử dụng

- Phương pháp kết hợp toàn đạc và bàn đạc: Phương pháp kết hợp những ưu việt của toàn đạc và bàn đạc, được người ta sử dụng thiết bị vẽ đặc biệt gắn liền với các máy toàn đạc kết hợp với một số máy trắc địa khác

2 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp chụp ảnh

- Phương pháp thành lập bản đồ địa hình bằng ảnh chụp mặt đất: Phương pháp chụp ảnh mặt đất là dùng máy kinh vỹ để chụp ảnh Thường được áp dụng đối với vùng đồi núi có phạm vi đo vẽ nhỏ và khi sử dụng các phương pháp khác không có lợi

về kinh tế và kỹ thuật

- Phương pháp thành lập bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không: Là phương pháp

sử dụng những máy móc chuyên dụng từ những tấm ảnh hàng không để thành lập bản

đồ địa hình

- Phương pháp phối hợp: Kết hợp giữa phương pháp chụp ảnh hàng không (nhằm xác định vị trí mặt phẳng của địa vật) và đo đạc bổ sung trực tiếp trên thực địa (nhằm xác định độ cao), thích hợp các địa hình bằng phẳng và đồi núi thấp, không thích hợp cho địa hình có độ chênh cao lớn như vùng núi

Trang 20

- Phương pháp đo ảnh số: Trong phương pháp đo ảnh số, dữ liệu đầu vào phục

vụ công tác đo ảnh là ảnh dạng số, đó là ảnh chụp kỹ thuật số hoặc cũng có thể là ảnh tương tự được chuyển thành dạng số bằng hệ thống máy quét ảnh, hệ thống máy quét ghi nhận tín hiệu từ tấm ảnh thông qua hệ thống thiết bị điện từ Các điểm ảnh được lưu trữ trong máy tính dưới dạng giá trị độ xám của điểm ảnh Hệ thống đo vẽ ảnh số

sẽ xử lý các tín hiệu điện từ của tờ ảnh để thành lập mô hình lập thể ảnh số

+ Ưu điểm: Giảm được đáng kể các công việc ngoài trời, đẩy nhanh tiến độ thi công trong công tác thành lập bản đồ

+ Nhược điểm: Chịu nhiều ảnh hưởng của địa hình khu vực và điều kiện ngoại cảnh khi bay chụp

- Phương pháp đo vẽ lập thể: Là phương pháp dựa trên cơ sở khôi phục mô hình lập thể tương ứng với thực địa, bằng máy đo ảnh lập thể và hệ thống điểm định hướng

có toạ độ và độ cao trắc địa Từ đó tiến hành đo vẽ chi tiết địa hình và địa vật

- Phương pháp sử dụng ảnh viễn thám: Đây là phương pháp rất hiện đại, sử dụng các số liệu ảnh số thông qua việc giải đoán ảnh để khoanh định ranh giới thực vật

và các địa vật Dùng trạm máy tĩnh xử lý các thông tin về địa vật, độ cao để đo vẽ bản

đồ địa hình 2D và 3D

3 Phương pháp sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS

- Được áp dụng để đo vẽ bản đồ địa hình ở những khu vực thông thoáng, không

bị che khuất Thông thường sử dụng phương pháp GPS động thời gian thực RTK (Real

Time Kinematic) dựa trên cơ sở trạm đặt máy thu tĩnh (tại điểm địa chính cơ sở) và

một trạm thu động (đặt liên tiếp tại các điểm chi tiết), số liệu trạm tĩnh được gởi tức thời tới trạm động bằng thiết bị thu sóng vô tuyến

4 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên tập các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn

- Thực chất của phương pháp biên tập từ bản đồ có tỷ lệ lớn hơn là số hoá bản

đồ giấy có sẵn được quét bằng máy quét ảnh Bản đồ sau khi quét có dữ liệu dạng raster với file ảnh có đuôi *.rle (hoặc đuôi *.tif), sau đó sử dụng chương trình IrasB (hoặc IrasC) trong bộ phần mềm Microstation thực hiện nắn ảnh theo các mấu khung

đã chọn trước tỷ lệ Sau đó tiến hành vector hoá các đối tượng ảnh dưới các dạng line, polyline, circle, text…Được tiến hành với các điều kiện sau:

+ Trên khu vực cần biên vẽ đã có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ đo vẽ

+ Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ hơn tiếp theo quá trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn trên khu vực đo vẽ

- Ưu điểm của phương pháp này là dùng để thành lập các loại bản đồ chuyên đề như: bản đồ quy hoạch, điều tra dân số và các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác

- Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác bản đồ thấp, có nhiều nguồn sai số và giá trị sử dụng phần lớn mang tính chất biểu thị

I.1.1.1.5 Nội dung thể hiện của bản đồ địa hình

- Khi thể hiện nội dung của tờ bản đồ địa hình ta cần phải thể hiện hai nhóm yếu

tố nội dung chính:

+ Nhóm nội dung cơ sở toán học

Trang 21

+ Nhóm nội dung bao gồm 7 yếu tố: Thuỷ văn, Dân cư, Giao thông, Thực vật, Ranh giới hành chính, Địa hình và Địa vật

1 Yếu tố cơ sở toán học

- Cơ sở toán học của bản đồ địa hình bao gồm khung bản đồ, lưới km, bảng chú giải, trình bày ngoài khung, các điểm khống chế trắc địa và các nội dung có liên quan

- Việc thể hiện các điểm khống chế trắc địa là rất quan trọng Đối với những điểm khống chế trắc địa cấp cao nó chính là cơ sở cho việc phát triển lưới cấp thấp để

đo vẽ chi tiết, làm tăng độ chính xác trong quá trình biên tập và thành lập bản đồ số từ bản đồ giấy Chính vì vậy các điểm toạ độ và độ cao các cấp phải được biểu thị đầy đủ

và chính xác lên bản đồ Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ

- Dùng các ký hiệu tương ứng để thể hiện các điểm toạ độ nhà nước và điểm toạ

độ cơ sở Đối với bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, có thể hiển thị các điểm khống chế đo vẽ Thông thường các điểm khống chế được ghi chú số hiệu và độ cao của chúng

2 Các yếu tố nội dung

a Yếu tố thuỷ văn và các công trình phụ thuộc

- Là yếu tố cơ bản của cảnh quan địa lý, ảnh hưởng lớn tới sự hình thành môi trường, khí hậu và hệ thuỷ văn là nơi xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nhằm cung cấp nguồn điện năng phục vụ cho các hoạt động sống của con người Chính vì vậy phải thể hiện đầy đủ chúng như: đường mép nước, dải thủy triều, sông, hồ chứa nước

- Đường bờ biển được biểu diễn trên bản đồ là mực nước cao nhất lúc triều lên, còn khi không có thủy triều là lúc sóng cao nhất Ngược lại đường bờ hồ, sông được biểu diễn ứng với mực nước mùa kiệt Tùy theo chiều rộng của lòng sông và tỷ lệ bản

đồ mà sông được biểu diễn bằng hai nét hay một nét

Tỷ lệ bản đồ địa hình Cách biểu diễn

1:10.000 1:25.000 1:50.000 1:100.000 Bằng 1 nét từ 0,1 đến 0,4mm < 3m < 5m < 10m < 20m Bằng 2 nét cách nhau 0,4mm 3 – 5m 5 – 10m 10 - 20m 20 – 40m Bằng ký hiệu tỷ lệ > 5m > 10m > 20m > 40m

Bảng I.5 Biểu diễn yếu tố thủy văn

b Yếu tố dân cư

- Là nơi sinh hoạt của con người có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh

tế xã hội của mỗi khu vực, vùng miền Trên bản đồ phải thể hiện được sự phân bố, cấu trúc, kết cấu, tính chất và số lượng dân của vùng dân cư

- Đối với vùng dân cư đô thị cũng như vùng dân cư nông thôn khi biểu thị cần phải ghi chú tên gọi theo địa danh hành chính (ấp, thôn, bản, xã, làng, khu phố) hay địa danh thường gọi Ngoài ra cần phải ghi chú số nhân khẩu, số hộ, các đối tượng kinh tế xã hội có trong vùng dân cư, ghi chú trụ sở Ủy Ban Hành Chính Khi biểu thị cần phải phân biệt vùng dân cư đô thị và vùng dân cư nông thôn

- Dân cư đô thị gồm 6 cấp: Đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5

- Dân cư nông thôn bao gồm 4 kiểu:

Trang 22

+ Kiểu dân cư thành thị

+ Kiểu dân cư bán thành thị

+ Kiểu dân cư tập trung

+ Kiểu dân cư phân tán

c Yếu tố giao thông và các yếu tố liên quan

- Là yếu tố rất quan trọng trong việc giao lưu vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa các vùng, miền, quốc gia Ngoài ra yếu tố hệ thống đường giao thông còn là

cơ sở cho việc đánh giá sự phát triển của kinh tế xã hội

- Gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không và các đối tượng liên quan khác như: cầu, bến phà, bãi đậu xe, nhà ga… Đặc tính của các đường giao thông được thể hiện khá đầy đủ, tỉ mỉ về khái niệm giao thông và trạng thái cấp quản

lý đường Mạng lưới đường giao thông thể hiện chi tiết hay khái lược phụ thuộc vào tỷ

lệ bản đồ, cần thiết phải phản ánh mật độ, hướng và vị trí của đường giao thông Khi lựa chọn phải xét đến ý nghĩa của đường biểu thị Phải biểu thị những con đường đảm bảo mối liên hệ giữa các điểm dân cư với nhau, với các ga xe lửa, các bến tàu, sân bay

d Yếu tố thực vật

- Là yếu tố chiếm phần lớn diện tích trên phạm vi của tờ bản đồ Trên các bản

đồ địa hình biểu thị các loại rừng, vườn cây, đồn điền, ruộng, đồng cỏ, tài nguyên, cát, đất mặn, đầm lầy… Ranh giới các khu thực phủ và của các loại đất được biểu thị bằng các đường nét đứt hoặc dãy các dấu chấm, ở diện tích bên trong đường viền thì vẽ các

ký hiệu quy ước đặc trưng cho từng loại thực vật hoặc đất Ranh giới của các loại thực vật và đất cần được thể hiện chính xác về phương diện đồ hoạ, thể hiện rõ ràng những chỗ ngoặt có ý nghĩa định hướng

e Yếu tố ranh giới hành chính và bờ tường rào

- Yếu tố ranh giới hành chính: Là yếu tố rất quan trọng vì nó biểu thị sự phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ nhằm tránh xảy ra tranh chấp địa giới Địa giới hành chính phải tuân theo bộ Hồ sơ Địa giới do Thủ Tướng cấp theo Địa giới Hành chính cấp 364

+ Địa giới hành chính được chia ra thành: Quốc giới, Tỉnh giới, Huyện giới và Xã giới

+ Nếu hai cấp hành chính trùng nhau nhưng khác cấp thì ưu tiên vẽ đường địa giới hành chính cấp cao nhất

+ Nếu đường địa giới hành chính trùng với sông, đường giao thông thì

vẽ chéo hai bên

+ Các địa vật có đường địa giới hành chính đi qua thì phải thể hiện chính xác địa vật thuộc ranh giới nào

- Yếu tố tường rào: phải thể hiện và ghi chú chất liệu của tường rào

f Yếu tố địa vật độc lập phương vị

- Khi sử dụng bản đồ địa hình thì việc định hướng có ý nghĩa quan trọng Do vậy, các địa vật định hướng cũng là yếu tố tất yếu của nội dung bản đồ địa hình

- Đó là những đối tượng của khu vực, nó cho phép ta xác định vị trí nhanh

Trang 23

chóng và chính xác trên bản đồ như các cây độc lập, toà nhà cao, nhà thờ, đình chùa, cột cây số…Các địa vật định hướng còn bao gồm một số địa vật không nhô cao so với mặt đất nhưng dễ dàng nhận biết như ngã ba đuờng, ngã ba sông

g Yếu tố hình thái địa hình

- Địa hình là sự tổng hợp độ lồi lõm, đa dạng của mặt đất Là yếu tố cảnh quan địa

lý chi phối khí hậu và tác động tới quá trình sản xuất, cư trú của con người Nó mang lại nguồn tài nguyên khoáng sản cho đất nước, đóng vai trò quan trọng cho vấn đề An ninh - Quốc phòng Để biểu thị địa hình của một vùng đất lên trên bình đồ, bản đồ người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau như:

+ Dùng các ký hiệu tượng trưng + Dùng nét chải

+ Phương pháp tô màu

+ Phương pháp vờn bóng địa hình

+ Phương pháp ghi chú độ cao áp dụng cho những khu vực tương đối bằng phẳng còn đối với vùng đồi núi thường được ghi chú ở các điểm đỉnh núi, chân dốc và đồi trọc

+ Phương pháp đường bình độ

Tuy nhiên phương pháp phổ biến và mang nhiều ưu điểm nhất hiện nay là phương pháp đường bình độ

- Đường bình độ là đường cong trơn khép kín nối những điểm có cùng độ cao,

là giao tuyến giữa mặt phẳng nằm ngang và địa hình

Hình I.6 Biểu diễn đường bình độ từ giao tuyến

- Khi chọn khoảng cao đều h, ta căn cứ vào các yêu cầu sau:

+ Tỷ lệ bản đồ: Tỷ lệ càng lớn, khoảng cao đều càng nhỏ

+ Đặc trưng địa hình: Đối với vùng đồi núi, khoảng cao đều lớn hơn vùng đồng bằng

+ Độ chính xác và mức độ chi tiết của công trình sẽ xây dựng cùng với mục đích sử dụng bản đồ: Mức độ chi tiết và độ chính xác càng cao, khoảng cao đều càng nhỏ

I.1.1.1 6 Yêu cầu về độ chính xác của bản đồ địa hình

- Sai số vị trí mặt bằng thể hiện mức độ xê dịch của điểm trên mặt đất với điểm thể hiện trên mặt phẳng Sai số của những điểm lưới khống chế, tam giác nhà nước là

±0,4mm

Trang 24

- Toạ độ của điểm giao nhau (đường giao thông, góc phố, những điểm đặc trưng) có độ chính xác ±0,5mm (ở đồng bằng) và ±0,75mm (đối với vùng đồi núi)

- Giá trị sai số để xác định các yếu tố trên bản đồ địa hình còn phụ thuộc vào các dụng cụ đo vẽ khác nhau Để nâng cao độ chính xác của bản đồ người ta thường sử dụng phương pháp phân tích đồ thị vì phương pháp này khoảng cách giữa hai điểm được xác định theo toạ độ của các điểm và các toạ độ này được xác định theo lưới ô vuông:

2

)(x B x A y B y A

- Trong đó:

+ AB: khoảng cách từ A tới B + xB, xA, yB, yB A: giá trị toạ độ của điểm B và A xác định theo lưới ô vuông

- Xác định độ chính xác của bản đồ là xác định giá trị trên bản đồ so với ngoài thực địa hay xác định độ chính xác của từng giai đoạn thành lập bản đồ

- Các sai số của các giai đoạn thành lập bản đồ không thể hiện được thì phải tiến hành đo toạ độ (x, y) của một số điểm địa hình, địa vật đặc trưng (ngã ba sông, ngã ba đường ) Sau đó sai số với chỉ số toạ độ của các điểm tương ứng trên bản đồ tỷ lệ lớn hơn hay sai số các giá trị tương ứng trên thực địa lúc này tìm ra được sự chênh lệch của các toạ độ Cụ thể trong sản xuất bản đồ sai số mặt bằng của vật chuẩn đo trên bản

đồ là ±0,5mm (ở đồng bằng) và ±0,75mm (đối với vùng đồi núi)

- Sai số độ cao: Độ chính xác biểu thị hình thái địa hình được đặc trưng bởi sai

số đường bình độ và sai số điểm độ cao Đối với mỗi bản đồ địa hình thì sai số về độ cao được quy định riêng lấy khoảng cao đều làm đơn vị tính

+ Đối với vùng đồng bằng sai số ≤ 1/4 đường bình độ cơ bản

+ Đối với vùng đồi núi sai số ≤ 1/3 đường bình độ cơ bản

+ Đối với vùng núi cao sai số ≤ 1/2 đường bình độ cơ bản

+ Đối với vùng quá khó khăn sai số độ cao có thể bằng 1 khoảng cao đều cơ bản

I.1.1.1.7 Phân lớp của bản đồ địa hình

- Các yếu tố nội dung bản đồ địa hình được chia thành 7 nhóm lớp theo 7 chuyên đề là: Cơ sở toán học, Thủy hệ, Địa hình, Dân cư, Giao thông, Ranh giới và Thực vật Các yếu tố thuộc một nhóm lớp được lưu thành một file riêng Trong một nhóm các yếu tố nội dung lại được sắp xếp theo từng lớp Nội dung chính của các nhóm lớp quy định như sau:

+ Nhóm lớp số 1: Nhóm lớp cơ sở toán học

o Tên file: (Phiên hiệu) CS.dgn

o Nội dung gồm: khung bản đồ, lưới km, các điểm khống chế trắc địa, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan

+ Nhóm lớp số 2: Nhóm lớp thủy hệ

o Tên file: (Phiên hiệu) TH.dgn

Trang 25

o Nội dung gồm: Các yếu tố thủy văn và các đối tượng liên quan

+ Nhóm lớp số 3: Nhóm lớp địa hình

o Tên file: (Phiên hiệu) DH.dgn

o Nội dung gồm: Dáng đất, chất đất, điểm độ cao

+ Nhóm lớp số 4: Nhóm lớp giao thông

o Tên file: (Phiên hiệu) GT.dgn

o Nội dung gồm: Các yếu tố giao thông như đường sá, cầu cống

+ Nhóm lớp số 5: Nhóm lớp dân cư

o Tên file: (Phiên hiệu) DC.dgn

o Nội dung gồm: Dân cư và các đối tượng kinh tế, xã hội

+ Nhóm lớp số 6: Nhóm lớp ranh giới

o Tên file: (Phiên hiệu) RG.dgn

o Nội dung gồm: Địa giới hành chính các cấp, ranh giới khu cấm, ranh giới sử dụng đất

+ Nhóm lớp số 7: Nhóm lớp thực vật

o Tên file: (Phiên hiệu) TV.dgn

o Nội dung gồm: Ranh giới thực vật và các yếu tố thực vật

I.1.1.2 Đối với hệ thống máy toàn đạc điện tử

- Các tài liệu tiếng Anh (hướng dẫn sử dụng, các tiêu chí kỹ thuật thiết bị) của

nhà sản xuất đưa ra

- Quy trình kiểm nghiệm, đánh giá độ chính xác của máy:

+ Phương pháp kiểm định, hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO 17123 ( ISO 17123-2, ISO 17123-3, ISO 17123-4)

+ Quy trình kiểm nghiệm hiệu chuẩn theo ISO/IEC 17025

I.1.2 Cơ sở pháp lý

- Quy phạm xây dựng lưới độ cao nhà nước hạng I, II, III, IV do Cục đo đạc và

bản đồ nhà nước (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành năm 1998

- Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 – 1:25000 (phần trong nhà) do

Cục đo đạc và bản đồ nhà nước (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành năm

1990

- Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 (phần

ngoài trời), do cục đo đạc và bản đồ nhà nước (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)

ban hành năm 1990

- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 do Tổng Cục địa

chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành năm 1995

- Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 quy định về việc

sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia mới (VN-2000) thay thế hệ quy chiếu và

hệ toạ độ quốc gia Hà Nội-72

- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục Địa chính

Trang 26

hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000

- Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg về việc quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020

- Quyết định số 16/QĐ - CNCL ngày 12 tháng 1 năm 2009 của giám đốc Văn phòng chất lượng Quyết định về việc công nhận phòng thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005

I.1.3 Cơ sở thực tiễn

- Việc đo vẽ và thành lập bản đồ địa hình tại mỏ đá Sok-lu6 là rất quan trọng và cần thiết nhằm đáp ứng cho yêu cầu quản lý của Nhà nước về tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh

- Việc sử dụng máy toàn đạc điện tử luôn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của công tác trắc địa: độ chính xác, tính tiện lợi và giá thành sử dụng

- Các chương trình ứng dụng trong máy cùng các thông số kỹ thuật ngày càng được bổ sung và nghiên cứu phát triển hoàn thiện thêm

I.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

- Mỏ đá Sok-lu 6 là một trong bốn mỏ đá lớn của cụm mỏ đá Sok-lu thuộc địa bàn xã Quang Trung huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai Nằm cách Ủy ban nhân dân xã Quang Trung khoảng 15km về hướng Đông – Bắc và cách ngã ba Dầu Giây khoảng 20

km về phía Nam

- Hiện nay mỏ đá Sok-lu 6 đang được Công ty Đầu tư Xây dựng số 5 khai thác trong vòng 3 năm trở lại đây Các mỏ đá trong cụm mỏ Sok-lu đều mới đang khai thác

ở tầng thứ 2 với chiều cao moong khai thác trung bình từ 25÷50m

- Điều kiện tự nhiên:

+ Mỏ đá Sok-lu 6 có đặc điểm địa hình khá phức tạp, độ dốc tương đối lớn xung quanh là những đồi vừa và nhỏ Độ chênh cao giữa khu vực thấp nhất và cao nhất trong khu đo lên tới 60 – 70m

+ Tình hình đi lại rất khó khăn, chỉ

có những đường đất phục vụ cho việc vận chuyển đá từ mỏ ra bên ngoài với bề rộng khoảng 3-5 m

Hình I.7 Mỏ đá Sok-lu 6

- Tình hình dân cư:

+ Xung quanh mỏ đá tính theo bán kính hơn 5km mới có người dân sinh sống rải rác Chủ yếu là những nhà tạm do công nhân khai thác

tự dựng nên, không có nhà kiên cố quanh khu vực khai thác

I.3 Cơ sở tư liệu trắc địa, bản đồ

I.3.1 Cơ sở tư liệu trắc địa

- Hệ thống lưới khống chế đo vẽ mặt bằng và độ cao tại khu vực đo vẽ đã được thành lập năm 2004 bằng công nghệ GPS Hiện nay, trong quá trình khai thác mỏ mở

Trang 27

rộng thêm nên ta phải bố trí thêm một số điểm khống chế đo vẽ và phương pháp được

áp dụng để tăng thêm các điểm phục vụ cho công tác đo vẽ là phương pháp giao hội

- Đối với mỏ đá Sok-lu 6 thì hai điểm khống chế mặt bằng và độ cao QTII-02 và QTII-01 cũng đã đo vẽ hết khu vực giới hạn trong ranh mỏ nên ta không cần thêm điểm trong quá trình đo vẽ

Tên điểm Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) Độ cao H (m)

QTII-01 1216361,34 433595,20 234,14

QTII-02 1216577,53 433441,36 234,49

Bảng I.6 Tọa độ điểm khống chế đo vẽ trong khu mỏ

I.3.2 Cơ sở tư liệu bản đồ

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1000 của huyện Thống Nhất, tỉnh đồng Nai thành lập tháng 5 năm 2005

- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 của xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

Trang 28

I.4 Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng máy toàn đạc điện tử

Sơ đồ I.2 Quy trình thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp máy toàn đạc điện tử

I.5 Nội dung, phương pháp và phương tiện nghiên cứu

I.5.1 Nội dung nghiên cứu

- Giới thiệu chung về hệ thống máy toàn đạc điện tử

- Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của hệ thống máy toàn đạc điện tử PenTax

R-300 Series

- Tìm hiểu các tính năng máy toàn đạc điện tử PenTax R-300 Series

- Sử dụng máy Pentax R325-NX đo các yếu tố địa hình và địa vật tại mỏ đá Sok-lu 6

- Xử lý số liệu đo chi tiết ngoại nghiệp

- Ứng dụng phần mềm Surfer, MicroStation SE, Famis để biên tập thành lập bản

đồ địa hình

- Kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá chất lượng sản phẩm đo đạc bản đồ địa hình

I.5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin: Điều tra khảo sát thu thập các thông tin liên quan tới việc sử dụng, cài đặt máy toàn đạc và thành lập bản đồ địa

Trang 29

hình như các tài liệu hướng dẫn sử dụng, thông số kỹ thuật của nhà sản xuất và các quy định, quy phạm đo vẽ thành lập bản đồ Ngoài ra ta còn phải thu thập thêm các bản đồ địa hình thành lập trước đây ở các tỷ lệ khác nhau cùng với các tài liệu về hệ thống lưới trắc địa trong khu vực

- Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin: Các thông tin sau khi thu thập được phải tiến hành phân tích, tổng hợp và sau đó là lựa chọn những thông tin mới và đảm bảo độ chính xác cao nhất

- Phương pháp bản đồ: Phương pháp bản đồ được sử dụng để biên tập bản đồ địa hình và bảng chỉ dẫn chuyển vẽ bằng cách chọn lọc, tổng hợp, lấy bỏ và dùng các

ký hiệu đã được quy định để biểu thị các yếu tố địa hình, địa vật trên bản đồ cần thành lập

- Sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu thực tế, phương pháp chuyên gia…để đánh giá quy trình thành lập và độ chính xác của bản đồ thành lập

I.5.3 Phương tiện nghiên cứu

I.5.3.1 Thiết bị đo đạc

- Máy toàn đạc điện tử Pentax R-300X

- Các phụ kiện kỹ thuật đi kèm với máy toàn đạc điện tử: chân, gương thường, gương giấy, gương mini, cáp nối dữ liệu…

+ Data Link DL-01 Software: là phần mềm hỗ trợ toàn bộ nhận số liệu

và xuất số liệu giữa các thiết bị khảo sát Pentax và các máy vi tính DL-01 cho phép trao đổi trực tiếp các số liệu từ bất cứ phần mềm nào Được khai thác trên các phần mềm Windows™ 95,98,2000 &

NT và Windows XP Số liệu có thể được chuyển thành các dạng file sau: file Pythagras, DXP, JS-Info, TDS, TAB, ASCII, DC-1Z,3 dạng

mô tả của người sử dụng và các dạng khác được chấp nhận

+ Data Link DL-02 Software là phần mềm dùng cho việc biện tập số liệu, thiết kế , vẽ và xuất ra các định dạng khác

Trang 30

- Phần mềm Surfer 8.0 là phần mềm được dùng để vẽ đường bình độ với độ tin cậy và chính xác cao, bởi lẽ Surfer có nhiều sự lựa chọn trong các phương pháp nội suy đường bình độ và nhiều các tuỳ chọn cho phép người sử dụng có thể có nhiều can thiệp trong quá trình tạo đường bình độ

- Phần mềm MicroStation SE là phần mềm trợ giúp thiết kế (thuộc hệ Cad), nó

là môi trường đủ mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ (chính là dạng dữ liệu vec tơ) thể hiện các yếu tố trên bản đồ cơ sở MicroStation cũng là nền tảng cơ bản để các modul phần mềm chạy tren nó như IRAC B, IRAC C, GEOVEC, FAMIS, …MicroStation còn có công cụ nhập – xuất dữ liệu đồ hoạ với các hệ CAD khác thông dụng như hiện nay như phần mềm AutoCad linh hoạt cho người sử dụng

- Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS) có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ

xử lý ngoại nghiệp sau khi đo vẽ cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số theo quy phạm của Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ Tài Nguyên Môi Trường và Biển) Các chức năng cơ bản của Famis bao gồm 2 chức năng lớn:

+ Làm việc với số liệu đo đạc mặt đất

+ Làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính

Trang 31

PHẦN II - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 Giới thiệu về công ty

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn & Vật tư Thiết bị Đo đạc Nam Sông Tiền

- Tên viết tắt: NAM SONG TIEN CORP

- Địa chỉ: 180 Nguyễn Văn Trỗi - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

- Lĩnh vực thực hiện:

+ Mua bán máy móc, vật tư thiết bị và đo đạc

+ Cung cấp phần mềm đo đạc và thiết kế xây dựng

+ Kiểm định, sửa chữa, bảo trì, cho thuê thiết bị đo đạc

+ Khảo sát địa hình, đo vẽ bản đồ địa chính, khảo sát địa chất

+ Tư vấn, chuyển giao kỹ thuật công nghệ đo đạc

+ Định vị, quan trắc biến dạng và kiểm định chất lượng công trình

II.2 Giới thiệu về hãng Pentax

- Pentax là một hãng chế tạo hệ thống lăng, thấu kính máy đo đạc nổi tiếng của

Nhật bản cũng như trên thế giới Các sản phẩm chính của hãng Pentax là: máy toàn đạc điện tử, máy kinh vỹ điện tử, máy thuỷ chuẩn và máy thu GPS… rất phù hợp cho các công tác Lập lưới khống chế, Trắc địa công trình, Đo đạc địa chính, Đo đạc địa hình, Giao thông, Thuỷ lợi, Cầu đường, Xây dựng, Xây lắp công nghiệp và dân dụng, Khai thác hầm mỏ, Xây dựng đường dây và Công trình điện…

- Một số sản phẩm của hãng Pentax:

+ Máy toàn đạc điện tử Pentax V-200 Series và Pentax V-300 Series + Máy toàn đạc điện tử R-300 Series

+ Máy toàn đạc điện tử Pentax R-300DNX Series

+ Máy toàn đạc điện tử Pentax W-800 Series

+ Máy thuỷ chuẩn tự động Pentax AFL – Series

+ Máy thuỷ chuẩn PLP – 600, PLP – 600R và PLP – 601, PLP – 602 + Máy thuỷ chuẩn tự động Pentax-AL Series

+ Máy thu GPS SMART 8200

+ Máy kinh vỹ điện tử (Electronic Theodolite) ETH Series

II.3 Giới thiệu về dòng máy Pentax R-300X Series

II.3.1 Nguyên lý hoạt động chung của máy toàn đạc điện tử

- Máy toàn đạc điện tử (Total Station) hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế

giới và ở nước ta Cấu tạo một máy toàn đạc điện tử bao gồm 3 khối chính:

Trang 32

Sơ đồ II.3 Tổng quát máy toàn đạc điện tử

- Khối 1: Bộ đo xa điện quang (Electronic Distance Meter viết tắt EDM) là khối

đo xa điện tử Kết quả đo được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng LCD Bộ đo xa điện quang hiện nay thường ứng dụng các công nghệ đo xa sau:

+ Phương pháp đo xung: Năng lượng ánh sáng do bộ phát sóng phát ra cao Chính vì vậy với bề mặt mục tiêu không phải là thấu kính phản

xạ lăng trụ (retroprism) thì ánh sáng vẫn có thể phản xạ trở lại về

máy tới bộ thu sóng Sau đó, các bộ phận đo thời gian trong EDM xử

lý xung ánh sáng, so sánh xung này với xung đã phát ra, và xác định thời gian xung truyền đi và quay về trên khoảng cách cần đo và từ đó

mà xác định được khoảng cách cần đo Được ứng dụng trong công nghệ đo không gương

+ Phương pháp đo phase: Năng lượng ánh sáng do bộ phát sóng phát ra không cao.Ứng dụng cho công nghệ EDM có gương

- Khối 2: Khối kinh vĩ số (Digital Theodolite viết tắt DT) có cấu tạo tương tự

như máy kinh vỹ cổ điển, điểm khác nhau cơ bản là khi thực hiện đo góc không phải thực hiện các thao tác thông thường như chập vạch, đọc số trên thang số mà số đọc tự động hiển thị trực tiếp trên màn hình của máy nhờ một trong hai phương pháp mã hoá bàn độ và phương pháp xung

- Khối 3: Trong khối này cài đặt các chương trình tiện ích để xử lý một số bài toán trắc địa như cải chính khoảng cách nghiêng về khoảng cách bằng, tính lượng hiệu chỉnh khoảng cách do các yếu tố khí tượng, hiệu chỉnh do chiết quang và độ cong trái đất, tính chênh cao giữa 2 điểm theo công thức của đo cao lượng giác Tính toạ độ của các điểm theo chiều dài cạnh và phương vị, từ các đại lượng toạ độ đã tính được đem

áp dụng để giải các bài toán như giao hội, tính diện tích, khối lượng, đo gián tiếp.Ngoài ra bộ chương trình còn cho phép kết nối và trao đổi dữ liệu với máy tính điện tử

- Kết hợp 3 khối trên với nhau thu được một máy toàn đạc điện tử đa chức năng

có thể đo đạc, tính toán các đại lượng cần thiết và cho kết quả tin cậy với hầu hết các bài toán trắc địa thông thường

II.3.2 Các bộ phận và phụ kiện kèm theo

- Chân máy

Hình II.8 Chân máy toàn đạc Pentax

Trang 33

- Các loại gương và sào gương

Hình II.9 Gương và sào gương Pentax

- Bộ sạc pin và thùng bảo vệ máy

Hình II.10 Bộ sạc pin và thùng bảo vệ máy Pentax

- Các bộ phận của máy Pentax R-300 Series

Hình II.11 Các bộ phận máy Pentax STT Chức năng STT Chức năng

1 Tay cầm 8 Ốc cân bằng máy

2 & 3 Ống ngắm sơ bộ & Ống kính 9 Đế máy

4 Bộ phận chứa & khoá pin 10 Nút tắt/mở laser

Trang 34

II.3.3 Các phím chức năng cơ bản

Hình II.12 Bàn phím máy Pentax

- Bàn phím bao gồm 22 phím trong đó:

+ 12 phím số có chức năng nhập số liệu

+ 5 phím chức năng F (F1, F2, F3, F4, F5) có chức năng thực hiện các lệnh

+ 5 phím đặc biệt (ENT, Laser, Power, Light, Help)

- Chức năng chi tiết của các phím sẽ được giới thiệu chi tiết tại phần “Hướng

dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Pentax R-300X series ”

III.3.4 Thông số kỹ thuật của máy

- Đối với hệ thống máy toàn đạc điện tử Pentax R-300 series được chia ra làm hai nhóm là nhóm đo có gương (ký hiệu EX) và nhóm đo không cần gương (ký hiệu NX)

- Nhóm đo có gương bao gồm: 322EX, 323EX, 325EX, 335EX, 315EX, R-326EX

- Nhóm đo không cần gương bao gồm: R-322NX, R-323NX, R-325NX, R-335NX, R-315NX, R-326NX

R Các đặc điểm chung và thông số kỹ thuật của dòng Pentax RR 300X series

Đo xa nhất ở điều kiện bình thường

2000

Đo xa nhất ở điều kiện tốt ( m )

Độ chính xác – Nhập ppm theo nhiệt độ

Gương giấy / Gương ± ( 2 + 2ppm )mm ± ( 3 + 2ppm )mm

Trang 35

đơn

Đo góc

Góc đọc nhỏ nhất 1 Dạng màn hình Tinh thể lỏng / 20 ký tự x 8 hàng / 240 x 96 pixels

Phím 22 phím (12 phím số / 5 phím chức năng / 5 phím đặc biệt)

Bảng II.8 Thông số kỹ thuật R-300EX series + Nhóm đo không gương:

Đo xa nhất ở điều kiện bình thường

Đo không gương

Đo xa nhất ở điều kiện tốt ( m )

Bảng II.9 Thông số kỹ thuật R-300NX series

II.3.5 Các chương trình ứng dụng của máy

II.3.5.1 Chế độ màn hình Mode A

Trang 36

- F1 [MEAS]: Phím đo cạnh

- F2 [TARGET]: Phím chuyển đổi chế độ đo Bao gồm: Khơng gương (N-0),

Đo gương (P-30), Đo gương giấy (S-0)

- F3 [0SET]: Đưa gĩc nằm ngang về 0°00’00”

- F4 [DISP]: Chuyển đổi trang hiển thị màn hình Ta nhấn phím [F4] màn hình hiển thị thay đổi như sau:

- Tiếp tục nhấn phím [F4], màn hình hiển thị thay đổi như sau:

- Nhấn phím F5 [MODE]: Chuyển đổi từ mode A sang mode B hoặc ngược lại Các chương trình ứng dụng của máy được thực hiện thơng qua màn hình Mode B

II.3.5.2 Chế độ màn hình Mode B

- Nhấn phím F1 [S.FUNC]:

- Màn hình 1:

+ FILE MANAGER (Quản lý dữ liệu)

+ MEASURE (Đo đạc khảo sát)

+ VIEW AND EDIT (Xem và biên tập dữ liệu)

+ FREE STATIONING (Giao hội ngược)

Trang 37

+ TRAVERSE (Đo đường chuyền kết hợp đo chi tiết)

+ TRANSFER (Truyền dữ liệu)

+ PREFERENCE (Cài đặt)

II.3.5.2.1 FILE MANAGEMENT (Quản lý dữ liệu)

- Tất cả các dữ liệu làm vệc được quản lý và lưu trữ tại đây Tại chế độ màn hình 1 ta nhấn [F1] xuất hiện màn hình:

1 INFORMATION: Thông tin về bộ nhớ

- Thực hiện: Dùng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ tới mục [Information]

và nhấn phím [ENT] lúc này trên màn hình xuất hiện công việc hiện hành và số lượng điểm còn có thể lưu được trong bộ nhớ của máy

Trang 38

2 CREATE: Tạo một công việc mới

- Thực hiện : Dùng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ tới mục [Create] và nhấn phím [ENT] lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ cho phép ta tạo mới một công việc

+ F3 [BS]: Xoá lùi lại một ký tự

+ F4 [CLEAR]: Xoá toàn bộ ký tự đã tạo hoặc trả lại các ký tự đã tạo

+ F5 [TO 123]: Chuyển đổi qua lại giữa chế độ nhập chữ và nhập số

- Sử dụng các phím để nhập tên công việc (Job) Sau khi nhập xong tên của công việc xong ta nhấn phím [ENT] để kết thúc và chấp nhận

3 SELECT: Lựa chọn một công việc đã tạo trước đó

- Thực hiện: Dùng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ tới mục Select và nhấn phím [ENT] lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ cho phép ta tìm kiếm công việc đã tạo

- [JOB LIST SEARCH]: Tìm kiếm từ danh sách Sau khi nhấn chọn yêu cầu Tìm kiếm theo danh sách thì tất cả các Job đã được tạo đều có trên danh sách Nếu chấp nhận Job nào thì nhấn [ENT]

- [JOB NAME SEARCH]: Tìm kiếm từ tên công việc Nhập tên Job cần tìm rồi sau đó nhấn phím [ENT]

- Sau khi tìm thấy công việc cần tìm ta nhấn phím [ENT] để chấp nhận công việc

4 DELETE: Xoá một công việc

- Thực hiện: Dùng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ tới mục [Delete] và nhấn phím [ENT] lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ cho phép ta tìm kiếm công việc đã tạo để xoá

Trang 39

- Sau khi tìm thấy công việc cần xoá ta nhấn phím [ENT] Nếu muốn hủy bỏ ta nhấn phím [ESC] Ngoài ra ta cũng có thể xóa toàn bộ dữ liệu trong bộ nhớ khi ta chọn chức năng [ALL CLEAR]

II.3.5.2.2.MEASURES (Đo đạc khảo sát)

Hình II.13 Đo đạc khảo sát

- Tại màn hình 1 nhấn phím F2 [MEAS] màn hình xuất hiện:

1 RECTANGULAR COORD : Phương pháp đo theo tọa độ vuông góc (X,Y,Z)

- Thực hiện: Khi chọn [Rectangular Coord] thì xuất hiện màn hình:

a STATION: Cài đặt tọa độ trạm máy

-Thực hiện: Khi chọn mục [Station] xuất hiện màn hình cho phép nhập tọa độ điểm trạm máy:

+ F1 [SAVE]: Lưu điểm

+ F2 [LIST]: Liệt kê danh sách các điểm đã có trong bộ nhớ

- Nếu điểm đã có trong bộ nhớ: Nhấn phím F2 [LIST] lúc này danh sách các điểm đã có trong bộ nhớ sẽ xuất hiện, ta dùng các phím mũi tên để chọn điểm cần

Ngày đăng: 03/10/2018, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w