1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Hóa học 12 bài 32: Hợp chất của sắt

4 863 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 103 KB

Nội dung

Mục tiêu: a Về kiến thức:  HS biết: - tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.. - Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.. -

Trang 1

Hóa 12

HỢP CHẤT CỦA SẮT

1 Mục tiêu:

a ) Về kiến thức:

 HS biết:

- tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt

Hiểu được :

+ Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II)

+ Tính oxi hoá của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III)  HS hiểu: Nguyên nhân tính khử của hợp chất sắt (II) và tính oxi hoá của hợp chất sắt (III)

b ) Về kỹ năng:

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt

- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học

- Nhận biết được ion Fe2+ , Fe3+ trong dung dịch

- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng

- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm

→ Trọng tâm

- Khả năng phản ứng của các hợp chất sắt (II) và sắt (III)

- Phương pháp điều chế các hợp chất sắt (II) và sắt (III)

c ) Về thái độ:

Tầm quan trọng các hợp chất của Fe

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a ) Chuẩn bị của giáo viên

Đinh sắt, mẩu dây đồng, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch FeCl3.

b) Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước nội dung bài học ở nhà.

Trang 2

Hóa 12

3 Tiến trình bài dạy:

a ) Kiểm tra bài cũ:

Không kiểm tra – bài dài

b) Dạy nội dung bài mới:

Hoạt động 1: (5’)

- Yêu cầu nhắc lại số oxi

hoá của Fe

- Từ đó hãy cho biết tính

chất hoá học cơ bản của hợp

chất sắt (II) là gì ? Vì sao ?

- Nhắc lại

- Tính chất hoá học cơ bản

của hợp chất sắt (II) là tính khử

Fe2+  Fe3+ + 1e

I – HỢP CHẤT SẮT (II)

Fe2+  Fe3+ + 1e

Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) là tính khử.

Hoạt động 2: (5’)

- Hãy cho biết tính

chất vật lý và tính chất

hoá học của FeO?

- GV giới thiệu cách

điều chế FeO.

- HS nghiên cứu tính chất vật lí của sắt (II) oxit.

- HS viết PTHH của phản ứng biểu diễn tính khử của FeO.

1 Sắt (II) oxit

a Tính chất vật lí: (SGK)

b Tính chất hoá học

3FeO + 10H+ + 

3

NO  3Fe3+ + NO + 5H2O

c Điều chế

Fe2O3 + CO t0 2FeO + CO2

Hoạt động 3: (5’)

- Yêu cầu nghiên cứu

sgk nêu tính chất vật

lí của hợp chất

- GV biểu diễn thí

nghiệm điều chế

Fe(OH)2.

- Giới thiệu phương

pháp điều chế hợp chất

- HS nghiên cứu tính chất vật lí của sắt (II) hiđroxit.

- HS quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích vì sao kết tủa thu được có màu trắng xanh rồi chuyển dần sang màu nâu đỏ.

- Lắng nghe

2 Sắt (II) hiđroxit

a Tính chất vật lí : (SGK)

b Tính chất hoá học

Thí nghiệm: Cho dung dịch FeCl2 + dung dịch

NaOH FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

c Điều chế: Điều chế trong điều kiện không có

không khí

Trang 3

Hóa 12

Hoạt động 4: (5’)

- Hướng dẫn học sinh

tự học TCVL.

- Giới thiệu phương pháp

điều chế muối sắt (II)

- Vì sao dung dịch

muối sắt (II) điều chế

được phải dùng ngay ?

- Nghiên cứu tính chất vật lí của muối sắt (II).

- lấy thí dụ để minh hoạ cho tính chất hoá học của hợp chất sắt (II)

- Không dùng ngay nó bị oxi hoá thành muối Fe3+

3 Muối sắt (II)

a Tính chất vật lí : Đa số các muối

sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

Thí dụ: FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O

b Tính chất hoá học

2FeCl+2 2 + Cl0 2 2FeCl+3-1 3

c Điều chế: Cho Fe (hoặc FeO; Fe(OH)2) tác

dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Hoạt động 5: (5’)

- GV ?: Tính chất hoá

học chung của hợp

chất sắt (III) là gì ? Vì

sao ?

Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.

Fe3+ + 1e  Fe2+

Fe3+ + 2e  Fe

II – HỢP CHẤT SẮT (III)

Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.

Fe3+ + 1e  Fe2+

Fe3+ + 2e  Fe

Hoạt động 6: (5’)

- Hãy cho biết tính chất vật

lý và hoá học của Sắt (III)

oxit?

- GV giới thiệu phản ứng

nhiệt phân Fe(OH)3 để điều

chế Fe2O3

 Fe3O3 có trong tự nhiên

dưới dạng quặng hematit

dùng để luyện gang

- HS nghiên cứu tính chất vật lí của Fe2O3

- HS viết PTHH của phản ứng để chứng minh Fe2O3

là một oxit bazơ

- Lắng nghe

1 Sắt (III) oxit

a Tính chất vật lí: (SGK)

b Tính chất hoá học

 Fe2O3 là oxit bazơ

Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O Fe2O3 + 6H+  2Fe3+ + 3H2O

 Tác dụng với CO, H2

Fe2O3 + 3CO t0 2Fe + 3CO2

c Điều chế

Fe2O3 + 3H2O 2Fe(OH)3 t0

Trang 4

Hóa 12

Hoạt động 7: (5’)

- Hãy cho biết TCVL và

TCHH của Fe(OH)3?

- GV ?: Chúng ta có thể điều

chế Fe(OH)3bằng phản ứng

hoá học nào ?

- HS tìm hiểu tính chất vật lí của Fe(OH)3 trong SGK

- Dựa vào tính chất hoá học của Fe(OH)2 trả lời câu hỏi của giáo viên

2 Sắt (III) hiđroxit

 Fe(OH)3 là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước, dễ tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch muối sắt (III)

2Fe(OH)3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 + 6H2O

 Điều chế: dung dịch kiềm + dung dịch muối sắt (III)

FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaCl

Hoạt động 8: (5’)

- Hãy cho biết TCVL của

muối sắt (III)?

- GV biểu diễn thí nghiệm:

+ Fe + dung dịch FeCl3

+ Cu + dung dịch FeCl3

- HS nghiên cứu tính chất vật lí của muối sắt (III)

- HS quan sát hiện tượng xảy ra Viết PTHH của phản ứng

3 Muối sắt (III)

 Đa số các muối sắt (III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước

Thí dụ: FeCl3.6H2O; Fe2(SO4)3.9H2O

 Muối sắt (III) có tính oxi hoá, dễ bị khử thành muối sắt (II)

Fe + 2FeCl0 +3 3 3FeCl+2 2

c ) Củng cố, luyện tập: (4')

Viết PTHH của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau:

FeS2(1) Fe2O3(2) FeCl3 (3) Fe(OH)3(4) Fe2O3(5) FeO(6) FeSO4 (7) Fe

d ) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà: (1')

1 Bài tập về nhà: 1  5 trang 145 (SGK)

2 Xem trước bài HỢP KIM CỦA SẮT

Ngày đăng: 03/10/2018, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w