1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả công cụ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc trong thị trường tài chính Việt Nam 2018

14 463 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Áp chế tài chính là những biện pháp kiểm soát về lãi suất. Các áp chế tài chính có thể được mở rộng hoặc siết chặt nhằm đạt được mục đích điều hành vĩ mô của Chính phủ ở tất cả các quốc gia. Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của Ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ. Dự trữ bắt buộc cũng là công cụ để chính phủ các nước áp dụng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Thông thường, chính phủ sử dụng biện pháp này nhằm đảm bảo an toàn khi xảy ra khủng hoảng tài chính vì nếu khủng hoảng tài chính xảy ra thường kéo theo việc rút tiền ồ ạt và để giảm chi phí các khoản nợ cho Chính phủ. Tại Việt Nam, dự trữ bắt buộc được sử dụng như là công cụ để đảm bảo tính thanh khoản ở các ngân hàng thương mại và kiềm chế lạm phát. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao và lãi suất thấp mà ngân hàng nhận được từ dự trữ này phản ánh mong muốn của chính phủ duy trì một công cụ thuế để tạo ra số thu ngầm ẩn đáng kể.

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

**********

MÔN HỌC: TỔ CHỨC VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG CỤ TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

VIỆT NAM

Nhóm CH27C - 2

1 Nguyễn Việt Dương

2 Nguyễn Thị Hương

3 Trần Thanh Minh

4 Vũ Thị Minh Tú

5 Trần Sơn Tùng

Hà Nội, 2018

Trang 2

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

I Khái niệm, định nghĩa 3

II Tác động, vai trò của công cụ dự trữ bắt buộc 3

1 Tác động của công cụ dự trữ bắt buộc đến thị trường tài chính, nền kinh tế 3

2 Dự trữ bắt buộc với vai trò là công cụ áp chế tài chính của chính phủ 5

3 Ưu điểm – nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buộc 5

3.1 Ưu điểm 5

3.2 Nhược điểm 6

III Thực trạng áp dụng công cụ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam 6

1 Khung pháp lý: 6

2 Thực trạng tình hình sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng cao như một công cụ áp chế tài chính ở Việt Nam 7

2.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước quy định đối với Ngân hàng trong giai đoạn từ 1998-2018 7

2.2 Giai đoạn 2007 đến năm 2011 9

2.3 Giai đoạn 2012 cho đến nay: 11

IV Kiến nghị và Giải pháp 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

Trang 4

3

I Khái niệm, định nghĩa

Áp chế tài chính là những biện pháp kiểm soát về lãi suất Các áp chế tài chính có thể được mở rộng hoặc siết chặt nhằm đạt được mục đích điều hành vĩ mô của Chính phủ ở tất cả các quốc gia

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của Ngân hàng trung ương

về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ

dự trữ bắt buộc Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ

Dự trữ bắt buộc cũng là công cụ để chính phủ các nước áp dụng đối với hệ thống các

tổ chức tín dụng, chủ yếu là các ngân hàng thương mại Thông thường, chính phủ sử dụng biện pháp này nhằm đảm bảo an toàn khi xảy ra khủng hoảng tài chính vì nếu khủng hoảng tài chính xảy ra thường kéo theo việc rút tiền ồ ạt và để giảm chi phí các khoản nợ cho Chính phủ Tại Việt Nam, dự trữ bắt buộc được sử dụng như là công cụ để đảm bảo tính thanh khoản

ở các ngân hàng thương mại và kiềm chế lạm phát

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao và lãi suất thấp mà ngân hàng nhận được từ dự trữ này phản ánh mong muốn của chính phủ duy trì một công cụ thuế để tạo ra số thu ngầm ẩn đáng kể

II Tác động, vai trò của công cụ dự trữ bắt buộc

1 Tác động của công cụ dự trữ bắt buộc đến thị trường tài chính, nền kinh tế 1.1 Tác động đến vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng

Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của mỗi ngân hàng Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì phần chênh lệch còn lại - vốn khả dụng của bản thân ngân hàng này càng cao, khả năng cho vay ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại Bên cạnh đó, mỗi động tác cấp tín dụng cho một đối tượng nào đó thông qua chuyển khoản của ngân hàng - hoạt động này mở ra một nguồn vốn mới cho một ngân hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình này chính là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng làm cho tổng nguồn có thể cho vay của toàn hệ thống được nhân lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu, mức độ được nhân lên chính là hệ số nhân tiền Qua đó cho thấy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế

1.2 Tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ

Dự trữ bắt buộc có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách:

Thứ nhất, do dự trữ bắt buộc có thể thu mở rộng hay thu hẹp tiềm năng tín dụng cho nên lãi suất thị trường cũng vì thế mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên

Thứ hai, hiệu ứng của tác động trên càng tăng lên khi phần dự trữ bắt buộc của các ngân hàng ở NHTW không được tính lãi hoặc mức lãi không đáng kể Khi dự trữ bắt buộc tăng lên

Trang 5

thì lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm giảm lợi nhuận của các NHTM Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng Một khoản thuế dự trữ có nghĩa là ngân hàng phải tính lãi suất cao hơn đối với các khoản vay cho tư nhân và/ hoặc trả lãi suất thấp hơn cho người tiết kiệm nhằm chi trả chi phí cho việc dự trữ bắt buộc tại NHTW

1.3 Tác động đến lượng tiền cung ứng

Một trong những chức năng của các tổ chức tài chính, cụ thể như ngân hàng thương mại là chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năng này được thể hiện trong quá trình Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương mại, trong mối quan hệ với Ngân hàng trung ương đặc biệt là trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền Từ một lượng tiền

cơ sở do Ngân hàng trung ương phát hành qua hệ thống Ngân hàng thương mại sẽ được tăng lên gấp bội khi Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho nền kinh tế Khối lượng tiền qua hệ thống ngân hàng được tính theo công thức:

D = m MB

Trong đó:

D: khối lượng tiền qua hệ thống ngân hàng

MB: khối lượng tiền cơ sở

m = 1/rd: hệ số nhân tiền

rd: tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng

sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Từ đó góp phần làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Hoạt động này có tác động không nhỏ đến sự phát triển của thị trường tài chính

Tuy nhiên, ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM Đây là một trong sáu công cụ áp chế tài chính

mà chính phủ sử dụng để tác động lên các hệ thống tài chính Ngân hàng trung ương có thể điều tiết khối lượng tiền cung ứng bằng cách thay đổi lượng tiền tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng hoặc giảm khả năng tạo tiền của Ngân hàng thương mại từ đó ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế do đó đạt được hiệu quả mà mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra

Khi chính phủ thực hiện công cụ này, hệ thống ngân hàng tham gia cung tiền, tác động tới lượng tiền cung ứng, qua đó tác động tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng Khối lượng tiền cung ứng thay đổi là kết quả tất yếu của việc thay đổi tiềm năng tín dụng, thay đổi lãi suất trên thị trường, nó cũng là mục tiêu cuối cùng mà

Trang 6

5

Ngân hàng trung ương (NHTW) muốn đạt được khi điều chỉnh dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được nâng lên nếu NHTW thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ngược lại, để mở rộng tiền tệ nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động thì NHTW sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động ngược chiều đến khối lượng tiền cung ứng thể hiện qua công thức tính hệ số nhân tiền:

Hệ số tạo tiền

Có thể nói sự tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền trong nền kinh

tế là khá toàn diện, nó tác động rất mạnh mẽ không chỉ đến quy mô, khối lượng tín dụng mà

cả đối với lãi suất tín dụng Mức độ tác động không đơn giản chỉ làm tăng hay giảm đơn thuần mà làm thay đổi theo số lần về tiền trong lưu thông

2 Dự trữ bắt buộc với vai trò là công cụ áp chế tài chính của chính phủ

Dự trữ bắt buộc trở thành một công cụ áp chế tài chính của chính phủ khi Ngân hàng Trung ương ban hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao tại các ngân hàng Thông thường, chính phủ

sử dụng phương pháp này nhằm đảm bảo an toàn khi xảy ra khủng hoảng tài chính, vì nếu khủng hoảng tài chính xảy ra thường kéo theo việc rút tiền ồ ạt và để giảm chi phí các khoản

nợ cho chính phủ

Tuy nhiên, việc áp dụng mức dự trữ bắt buộc cao cũng có mặt trái của nó Một khi khoản dự trữ này quá lớn sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến thị trường tài chính

Phương thức này được xem như là khoản thuế “chìm” mà các ngân hàng buộc phải gánh chịu buộc các ngân hàng hạn chế cho vay và đầu tư vào các tài sản khác, lúc này các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng và/hoặc trả cho những người gửi tiết kiệm một mức lãi suất thấp hơn để bù đắp lại chi phí cho việc nắm giữ nguồn

dự trữ không có lãi suất hoặc lãi suất rất thấp ở ngân hàng trung ương

Cùng với đó là nguồn quỹ dành cho đầu tư của thị trường tài chính cũng sẽ giảm bởi yêu cầu về mức dự trữ cao Nói cách khác, nguồn vốn sẵn có bị chuyển khỏi những đối tượng

đi vay tiềm năng và chính phủ xem hệ thống ngân hàng trở thành một nguồn tài trợ, ưu tiên cho những đối tượng vay khác, từ đó, hạn chế sự phát triển tự do của thị trường tài chính ở các quốc gia

Trong một hệ thống tài chính bình thường, dự trữ bắt buộc là công cụ để NHTW điều hành chính sách tiền tệ (với mức thông thường dưới 10%) Trong một hệ thống tài chính bị áp chế nặng nề, nhà nước duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc rất cao (trên 10%) với mục đích huy động vốn cho chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng

3 Ưu điểm – nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buộc

3.1 Ưu điểm

Dự trữ bắt buộc là công cụ đầy quyền lực của NHTW, tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng Bởi lẽ, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì mức dự trữ dư thừa và lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ thay đổi và dẫn đến thay đổi theo cấp số nhân của khối lượng tiền cung ứng

Trang 7

NHTW chủ động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng thông qua việc thay đổi tỉ

lệ dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó được áp dụng không phân biệt với những ngân hàng có điều kiện kinh doanh như nhau

Ngoài ra, dự trữ bắt buộc còn được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa việc tạo tiền của hệ thống ngân hàng với nhu cầu tái cấp vốn tại NHTW vì bằng việc năng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên cao có thể buộc các ngân hàng phải tìm đến nguồn vốn từ NHTW

3.2 Nhược điểm

Do dự trữ bắt buộc là công cụ quyền lực mạnh nên nó thiếu tính linh hoạt Vì chỉ cần một sự thay đổi dù lớn hay nhỏ về tỉ lệ dự trữ bắt buộc cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng

NHTW sẽ khó có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ vì như đã nói ở trên, dự trữ bắt buộc tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng

Có thể khiến cho một số ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp rơi vào tình trạng mất "khả năng thanh toán ngay" Đồng thời, việc thay đổi thường xuyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến cho các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lý thanh khoản, làm phát sinh tăng chi phí

Dự trữ bắt buộc còn được coi là một khoản thuế vô hình đối với các NHTM vì các ngân hàng phải giữ lại một bộ phận tiền gửi cho yêu cầu dự trữ bắt buộc mà không được sử dụng để kiếm lời trong khi vẫn phải trả lãi huy động cho bộ phận này

Các kiểm soát lãi suất ngặt nghèo, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cao tương tác với lạm phát và thường làm cho lãi suất tiền gửi ở vào mức âm  cản trở phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu

Áp chế tài chính làm tăng chi phí cho nền kinh tế, gây tổn hại đến lợi ích của người tiết kiệm Nguồn lực được phân bổ lệch lạc, gây méo mó thị trường tín dụng Năng suất vốn

có tiềm năng bị suy giảm

Sử dụng quy tắc Taylor, nghiên cứu của Swiss Re (2015) cho thấy từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra, chỉ riêng những người tiết kiệm Mỹ đã phải chịu tổn thất khoảng 470 tỉ USD về thu nhập lãi do các chính sách áp chế tài chính

III Thực trạng áp dụng công cụ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam

1 Khung pháp lý:

Tại Luật Ngân hàng nhà nước số 46/2010/QH12, “Dự trữ bắt buộc” (DTBB) được xác định là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cũng quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi

Trang 8

7

Đối với đối tượng tổ chức tín dụng là Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước quy định về tỷ

lệ dự trữ bắt buộc về cơ bản theo: loại tiền gửi (bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ); kỳ hạn (không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng hay kỳ hạn từ 12 tháng trở lên); đối tượng Ngân hàng (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hay Ngân hàng Thương mại khác)… Ví dụ như từ tháng 6/20181, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nhóm Ngân hàng Thương mại (ngoài Agribank) tương ứng với từng loại tiền gửi là: Gửi bằng VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng/kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lần lượt là 3%/1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính DTBB, trong khi đó đối với tiền gửi bằng ngoại tệ lần lượt là 7%/5%

Phương pháp tính xác định DTBB được quy định tại văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN ngày 17/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước về quyết định về việc ban hành quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.2

2 Thực trạng tình hình sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng cao như một công cụ áp chế tài chính ở Việt Nam

2.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước quy định đối với Ngân hàng

trong giai đoạn từ 1998-2018

Căn cứ số liệu thu thập (tổng hợp ở Biểu đồ 2.1), có thể nhận thấy giai đoạn từ cuối năm 2007 đến năm 2011 là giai đoạn nổi bật Ngân hàng Nhà nước sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng cao như một công cụ áp chế tài chính ở Việt Nam, thể hiện ở quy định tỷ

lệ dự trữ bắt buộc cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu (Tỷ lệ DTBB đối với khoản tiền gửi bằng VNĐ không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng/VNĐ kỳ hạn 12 tháng trở lên/tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng/ngoại tệ kỳ hạn 12 tháng trở lên lần lượt xác lập 11%/5%/11%/5% vào tháng 1 năm 2008), bên cạnh đó là liên tục điều chỉnh, quy định bằng các văn bản quyết định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành (11 văn bản khác nhau)

Do đó, nhóm tập trung nghiên cứu và nhận định về thực trạng tình hình sử dụng tỷ lệ

dự trữ bắt buộc của Ngân hàng cao như một công cụ áp chế tài chính trong giai đoạn này và sau đó cho đến thời điểm hiện tại

1 Quyết định số 1158/QD-NHNN ngày 29/5/2018 của Ngân hàng Nhà nước quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

2 Hợp nhất Quyết định số 581/2003/QD-NHNN ngày 09/6/2003 của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, được sửa đổi bổ sung bởi: Quyết định số 1130/2015/QD-NHNN ngày 01/8/2005, Thông tư số 27/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011, Thông tư số 23/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Trang 9

Biểu đồ 1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với Ngân hàng giai đoạn 1998-2018

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)3

Sự điều chỉnh tỷ lệ DTBB mạnh mẽ trong giai đoạn 2007-2011 là một trong những nguyên nhân tác động đến lãi suất huy động – cho vay trên thị trường, thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2 Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng trung bình của hệ thống ngân

hàng và lạm phát, 2008 – 2016 (Nguồn: LienVietPostBank)

3 Không bao gồm quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các đối tượng Ngân hàng đặc thù theo các thời kỳ (như Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn – Agribank) Căn cứ các quyết định số 135/1998/QD-NHNN ngày 11/4/1998, 52/199/QD-NHNN ngày 10/2/1999, 191/1999/QD-NHNN ngày 31/5/1999, 235/QD-NHNN ngày 05/7/1999, 441/QD-NHNN ngày 10/10/2000, 496/QD-NHNN ngày 01/12/2000, 560/QD-NHNN ngày 27/4/2001, 1277/QD-NHNN ngày 18/11/2002, 582/QD-NHNN ngày 09/6/2003, 1141/QD-NHNN ngày 28/5/2007, 187/QD-NHNN ngày 16/1/2008, 2560/QD-NHNN ngày 03/11/2008, 2811/QD-NHNN ngày 20/11/2008, 2951/QD-NHNN ngày 03/12/2008, 3158/QD-NHNN ngày 19/12/2008, 379/QD-NHNN ngày 24/2/2009, 74/QD-NHNN ngày 18/1/2010, 750/QD-NHNN ngày 09/4/2011, 1209/QD-NHNN ngày 01/6/2011, 1925/QD-NHNN ngày 26/6/2011, 1158/QD-NHNN ngày 29/5/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 10

9

Theo đó, lãi suất trong năm 2008 điều chỉnh mạnh với biên độ khoảng 10% và tăng trở lại trong giai đoạn 2009 - 2011

2.2 Giai đoạn 2007 đến năm 2011

Năm 2007:

* Tình hình chung: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra nhưng tình hình lạm phát gia tăng kỷ lục (CPI năm 2007 tăng lên mức kỷ lục là 12,63% so với tháng 12/2006) Bên cạnh đó còn một số khó khăn với nền kinh tế như Đồng Việt Nam lên giá, bùng nổ tín dụng, yêu cầu luồng nội tệ để mua ngoại

tệ, thị trường chứng khoán ảm đạm…

* DTBB: Ngày 28/5/2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 1141/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ DTBB lên đáng kể đối với cả nội tệ và ngoại tệ, cụ thể: với tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng là 10%, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

là 4%; tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng là 10%, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 4%, cao nhất kể từ năm 1998

Trong tình hình tăng trưởng tín dụng mạnh, nhưng tỷ lệ DTBB tăng đột ngột đã dẫn đến tình trạng các Ngân hàng Thương mại lâm vào khủng hoảng thiếu thanh khoản và cạn kiệt tín dụng trong ngắn hạn, lãi suất huy động khoảng 9.5%/năm và khởi đầu cho cuộc đua lãi suất trong năm 2008

Năm 2008:

* Tình hình chung: GDP của Việt Nam tăng 6,23%, lạm phát vẫn ở mức cao, những khó khăn từ năm 2007 vẫn còn là cản trở với nền kinh tế Thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước điều hành theo định hướng nhằm ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

* DTBB: Riêng trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước 5 lần ban hành quyết định điều chỉnh tỷ lệ DTBB đối với cả tiền gửi VNĐ và ngoại tệ, cụ thể:

Ngày ban

hành Văn bản

VNĐ không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng

VNĐ kỳ hạn

12 tháng trở lên

Ngoại tệ không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng

Ngoại tệ kỳ hạn 12 tháng trở lên

Đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước xác lập mức tỷ lệ DTBB cao kỷ lục nhằm thực hiện các mục tiêu áp chế tài chính theo chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định

Ngày đăng: 03/10/2018, 14:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w