ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỖ HOÀNG TUẤN CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG TRONG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH PCI CỦA TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐỖ HOÀNG TUẤN
CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG
TRONG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
(PCI) CỦA TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05
Người hướng dẫn khoa học: TS Ninh Thị Thu Thủy
Đà Nẵng, Năm 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là thực tế, trung thực và khách quan Kết quả nghiên cứu không sao chép với bất kỳ luận văn nào và chưa được trình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Tác giả luận văn
Đỗ Hoàng Tuấn
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
8 Kết cấu luận văn 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG TRONG BỘ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) 9
1.1 CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) VÀ CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG 9
1.1.1 Cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 9
1.1.2 Khái niệm Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 12
1.1.3 Các chỉ số thành phần của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 12
1.1.4 Chỉ số đào tạo lao động trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh13 1.2 NỘI DUNG CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG 19
1.2.1 Cải thiện công tác đào tạo nghề và phát triển kỹ năng người lao động 19
1.2.2 Cải thiện dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm 22
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG 23
Trang 41.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ CẢI THIỆN CHỈ
SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG 25
1.4.1 Thực trạng cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của một số tỉnh 25
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm từ một số tỉnh 26
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CỦA TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN QUA 28
2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NAM 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 32
2.2 THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) VÀ CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CỦA TỈN QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2017 42
2.2.1 Thực trạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 42
2.2.2 Thực trạng về Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Quảng Nam 45
2.2.3 Ảnh hưởng của Chỉ số đào tạo lao động đến môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Nam 46
2.3 THỰC TRẠNG CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CỦA TỈNH QUẢNG NAM 49
2.3.1 Thực trạng cải thiện công tác đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng người lao động 49
2.3.2 Thực trạng cải thiện dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm 60
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CỦA TỈNH 63
2.4.1 Những thành công 63
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 64
Trang 5TÓM TẮT CHƯƠNG 2 65
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CỦA TỈNH QUẢNG NAM 66
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 66
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018 - 2020 66
3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam đến năm 202070 3.1.3 Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo 71
3.1.4 Định hướng thu hút và đào tạo lao động của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 71
3.1.5 Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay và nhu cầu lao động theo ngành nghề của doanh nghiệp 72
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CỦA TỈNH QUẢNG NAM 73
3.2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và kỹ năng người lao động 73
3.2.2 Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm 84
3.2.3 Một số giải pháp khác 86
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 88
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 88
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 89
3.3.3 Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo 90
3.3.4 Kiến nghị với Bộ Tài Chính và các Bộ, ngành có liên quan 90
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 90
KẾT LUẬN 92
Trang 6PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
BẢN SAO HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN-XD Công nghiệp – Xây dựng
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
GTVL Giới thiệu việc làm
N-L-TS Nông – Lâm – Thủy sản
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
TM-DV Thương mại – Dịch vụ
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt NamVNCI Dự án Sáng kiến Năng lực cạnh tranh Việt Nam
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tran g
1.1 Các chỉ số thành phần cấu thành PCI năm 2005 121.2 Chỉ số đào tạo lao động qua các năm ở một số tỉnh/thành
1.3 Chỉ số đào tạo lao động năm 2017 ở một số tỉnh/thành phố 262.1 Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam
2.7 So sánh thứ hạng Chỉ số đào tạo lao động và chỉ số PCI 482.8
Đánh giá của doanh nghiệp về công tác đào tạo nghề và
nâng cao kỹ năng người lao động tỉnh Quảng Nam trong 03
năm 2015-2017
51
2.9 Quy mô tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn
2.10 Đánh giá của doanh nghiệp về dịch vụ tư vấn giới thiệu
việc làm tỉnh Quảng Nam trong 03 năm 2015-2017 613.1 Đề xuất quy hoạch và kế hoạch đào tạo nghề tại Quảng
3.2 Phương án sắp xếp các cơ sở GDNN công lập 76
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tran g
2.1 Điểm số PCI tỉnh Quảng Nam qua các năm 43
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các địa phương của Việt Namngày càng có xu hướng phát triển kinh tế nhanh chóng, đóng góp tích cực vào
sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Việt Nam Tuy nhiên, sự phát triểngiữa các địa phương lại không đều, có địa phương phát triển nhanh, có địaphương phát triển chậm Qua theo dõi, chúng ta thấy rằng sự phát triển kinh tếnhanh hay chậm của mỗi địa phương không chỉ phụ thuộc vào vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào năng lực điều hành kinh tế của chínhquyền địa phương
Với lý do đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng với
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã xây dựng và công bố Bộ Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đối với các địa phương của Việt Nam
Bộ chỉ số này nhằm đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành củaViệt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinhdoanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp Trong 13 năm qua, PCI đãcung cấp nhiều thông tin hữu ích và tin cậy cho cộng đồng doanh nghiệp cũngnhư các nhà hoạch định chính sách Nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tưxem đây như là một chỉ số quan trọng và đáng tin cậy khi quyết định đầu tưvào một tỉnh, thành phố nhất định Việc hơn kém nhau trong xếp hạng điểm
số PCI được công bố hằng năm đã tạo nên hiệu ứng cải cách trong PCI giữacác địa phương và lên cả cấp trung ương, là nguồn cảm hứng cho nhiềuchương trình hành động cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lựccạnh tranh ở các cấp Hoạt động chia sẻ, học hỏi và áp dụng các kinh nghiệm,thực tiễn tốt về cải thiện chất lượng điều hành đã và đang diễn ra sôi nổi trênkhắp cả nước, khiến cho “cuộc đua” cải thiện PCI trở nên thú vị hơn bao giờ
Trang 11hết Do đó, nghiên cứu về các chỉ số về PCI là một đề tài rất thiết thực chomỗi địa phương (Theo Edmund Malesky và nhóm nghiên cứu trong báo cáochính thức về PCI 2016).
Trong xu thế đó, Quảng Nam, một trong những địa phương có cải cách
và nâng cao Chỉ số CPI đáng kể trong những năm vừa qua từ vị trí 27/63 năm
2013 lên 14/63 năm 2014, 8/63 năm 2015 và đạt vị trí 7/63 tỉnh thành vàonăm 2016 Tuy nhiên Chỉ số về đào tạo lao động lại không có nhiều cải thiệntích cực trong khi đào tạo lao động là lĩnh vực thường xuyên được lãnh đạotỉnh cùng các cơ quan liên quan tập trung chú trọng cải thiện Theo đó, trongnhững năm trở lại đây, Chỉ số đào tạo lao động tăng giảm điểm thất thường vàthường xuyên nằm trong nhóm các tỉnh có điểm số thấp nhất của cả nước, bấtchấp tỉnh Quảng Nam đã có những chính sách, cơ chế hỗ trợ đào tạo lao độngvới nhiều hình thức, cấp bậc đào tạo Vì vậy nên đây là vấn đề cần đượcnghiên cứu chi tiết, rõ ràng hơn
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên nên tôi đãquyết định chọn đề tài “CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNGTRONG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦATỈNH QUẢNG NAM” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng Chỉ số đào tạo lao động và các hoạtđộng cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Quảng Nam trong những nămqua từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số đào tạo lao động củatỉnh Quảng Nam trong những năm đến
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Trang 12- Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn về Chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số đào tạo lao động.
- Phân tích, đánh giá thực trạng Chỉ số đào tạo lao động và các hoạtđộng cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Quảng Nam
- Đề ra các định hướng và giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số đào tạo laođộng của tỉnh Quảng Nam
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Chỉ số đào tạo lao động là gì? Các thành phần của Chỉ số đào tạo laođộng?
- Đánh giá của các doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý nhà nướctrên địa bàn về Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Quảng Nam như thế nào?
- Tỉnh Quảng Nam đã có những hoạt động nào để cải thiện Chỉ số đàotạo lao động? Kết quả đạt được ra sao? Còn những hạn chế gì?
- Cần có các giải pháp nào để cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của tỉnhQuảng Nam?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Chỉ số đàotạo lao động trong Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và các hoạtđộng cải thiện Chỉ số đào tạo lao động
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu Chỉ số đào tạo lao động vàcác hoạt động cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các nội dung trên được thực hiệntrên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 2010đến năm 2017; các giải pháp có ý nghĩa đến năm 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là những số liệu đã qua xử lý, tổng hợp
và được thu thập từ các nguồn như số liệu từ các đề tài nghiên cứu, sách, báo,tạp chí, internet,…Số liệu PCI được công bố hằng năm của Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Số liệu từ Tổng Cục Thống kế, CụcThống kê tỉnh Quảng Nam, các báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam và các
cơ quan chuyên môn và của các địa phương trên địa bàn tỉnh
5.2 Phương pháp phân tích
Luận văn đứng trên quan điểm của nhà hoạch định chiến lược mà ở đây
là chính quyền tỉnh Quảng Nam để phân tích và làm rõ vai trò của chínhquyền địa phương đối với việc cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của tỉnhQuảng Nam Trong giới hạn đó, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếusau:
Trang 14- Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống: sử dụng để nghiên cứuvai trò của chính quyền địa phương và các chỉ số, tiêu chí, nhân tố ảnh hưởngđến Chỉ số đào tạo lao động.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp: sử dụng để phântích, đánh giá thực trạng Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Quảng Nam, đưa racác giải pháp liên quan nhằm cải thiện Chỉ số đào tạo lao động
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài nghiên cứu mối liên hệ giữa các thành phần cấu thành cũngnhư các yếu tố ảnh hưởng đến việc cải thiện Chỉ số đào tạo lao động, từ đógiúp các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương hiểu rõ hơn về tầm quantrọng của các yếu tố này trong bối cảnh điều kiện hiện tại của tỉnh QuảngNam
- Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần, ảnh hưởnggiữa các yếu tố đó trong điều kiện của tỉnh Quảng Nam, tác giả sẽ đề xuất một
số giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh trong thời giantới
- Đề tài này nghiên cứu độc lập không bị phụ thuộc hay tác động bởimột cá nhân hay tổ chức nào khác nên sẽ có cái nhìn và đánh giá khách quanđến tình hình đào tạo lao động của các doanh nghiệp cũng như chính sách củachính quyền địa phương đối với hoạt động đào tạo lao động, hỗ trợ đào tạolao động nâng cao tay nghề hay các chính sách liên quan đến hoạt động nàycủa chính quyền địa phương
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói chung và Chỉ sốđào tạo lao động nói riêng đã được thực hiện ở một số địa phương Tuy nhiên
Trang 15số lượng là không nhiều và ở tỉnh Quảng Nam là chưa có Nhìn chung đây làmột mảng đề tài mới và cần được khai thác thêm Dưới đây là một số nghiêncứu liên quan đến Chỉ số năng lực cạnh tranh:
7.1 Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) của Việt Nam
2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Đây là báo cáo hàng năm về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh củaViệt Nam, được nghiên cứu và thực hiện bởi Phòng Thương Mại và Côngnghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).Báo cáo này đánh giá về chất lượng cải cách và điều hành kinh tế tại ViệtNam Các phân tích trong báo cáo này dựa trên 7 bộ dữ liệu được thu thập và
bổ sung hàng năm: điều tra thường niên trên 8000 doanh nghiệp, doanh nhântại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước (điều tra PCI); điều tra thường niên trên
2000 doanh nghiệp mới thành lập, điều tra thường niên hơn 1500 doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại 21 tỉnh thành phố và các nguồn dữ liệuthời gian về 63 tỉnh thành phố trong suốt giai đoạn 2006-2017 Báo cáo năm
2017 chỉ ra rằng Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số CPI đứng đầu năm 2017, bốntỉnh có chất lượng điều hành Tốt là Long An, Bến Tre, Vĩnh Long và QuảngNam Báo cáo đã áp dụng phương pháp so sánh chỉ số CPI gốc để thấy rõ hơn
sự cải thiện theo thời gian trong cải thiện chất lượng điều hành kinh tế của cáctỉnh thành Qua đó năm 2017, tỉnh trung vị có điểm số PCI gốc là 60.2, mứcđiểm cao nhất từng đạt được kể từ khi bắt đầu dự án PCI đến nay Trong số
63 tỉnh, thành phố, chỉ có ngoại lệ duy nhất một tỉnh không ghi nhận được sựcải thiện về điểm số qua các năm Báo cáo cũng chỉ ra rằng từ năm 2006 -
2017, những lĩnh vực có nhiều chuyển biến tích cực nhất được ghi nhận làChi phí gia nhập thị trường, tiếp đến là Tính năng động, Đào tạo lao động và
Trang 16Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Bên cạnh đó, một điểm đáng quan ngại là sự
“dậm chân tại chỗ” của các lĩnh vực Tính minh bạch và Thiết chế pháp lý
7.2 Đề tài Khoa học và Công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Quảng Ngãi “Điều tra khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả PGS.TS Nguyễn Trường Sơn (2009)
Dựa trên cách tiếp cận PCI do VNCI/VNCI tổ chức, nghiên cứu này đãtiến hành khảo sát đánh giá cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh về môitrường kinh doanh của tỉnh Quảng Ngãi với mẫu điều tra có tính đại diện cao(khảo sát 625 doanh nghiệp dân doanh từ đó chọn 300 phiếu khảo sát đạt yêucầu cao nhất làm dữ liệu cơ bản tính toán PCI Mẫu điều tra có kích thướcclớn gấp 3 lần so với mẫu điều tra của VCCI với bình quân 121 doanhnghiệp/tỉnh); kết hợp với phân tích dựa trên các dữ liệu thứ cấp từ đó rút racác kết luận đúng hơn về ưu điểm và đặc biệt là những hạn chế trong hệ thống
cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính… nhằm nâng cao NLCT cấp tỉnh tạiQuảng Ngãi trong thời gian tới
7.3 Báo cáo Khoa học “Nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020” của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng, chủ nhiệm đề tài TS Võ Thị Thúy Anh (2011).
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh quốc gia,năng lực cạnh tranh địa phương (vùng) và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.Đặc biệt, nhóm tác giả đã phát triển khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vàxây dựng phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Đề tài đánh giáNLCT cấp tỉnh dựa vào việc đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnhtranh cấp tỉnh và các phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp các chủ thể, cá
Trang 17nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, phương pháp thống kê mô tả, phươngpháp so sánh theo chiều dọc và chiều ngang, mô hình SERVPERF và phươngpháp phân tích nhân tố Đề tài xác định phương pháp đánh giá năng lực cạnhtranh cấp tỉnh được cấu thành bởi 3 nhóm yếu tố là năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp, địa phương, môi trrường kinh doanh và vị thế của tỉnh Trong
đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực cốt lõi tạo dựng nênnăng lực cạnh tranh là cốt cấp tỉnh Nhóm tác giả đã sử dụng phương phápnày đánh giá năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng và từ đó đề ra các nhóm giảipháp chính phù hợp Trong đó tập trung chính vào giải pháp nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm nâng cao năng lực tài chính, xâydựng chiến lược nguồn nhân lực, xây dựng, củng cố phát triển thương hiệu,liên kết trong kinh doanh và xây dựng chiến lược dài hạn và ngắn hạn Đề tàicũng đưa ra những kiến nghị về chính sách của chính quyền Đà Nẵng trong 2giai đoạn cụ thể 2010-2015 và 2016-2010
7.4 Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương của Phan Nhật Thanh (2011).
Đề tài nghiên cứu tập trung vào các chỉ tiêu cụ thể trong bộ 10 tiêu chíđánh giá năng lực cạnh tranh của VCCI Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thờigian về Chỉ số CPI của tỉnh và từng chỉ số con cụ thể kết hợp với so sánh vớikết quả các tỉnh thành phố khác và thực hiện điều tra, phỏng vấn ý kiếnchuyên gia để đánh giá thực chất hơn thực trạng về năng lực cạnh tranh củatỉnh và chỉ số con từ đó đề ra giải pháp cụ thể để cải thiện từng chỉ số thànhphần và Chỉ số CPI tổng hợp của tỉnh
8 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nộidung chính của luận văn gồm có 03 Chương:
Trang 18- Chương 1 Cơ sở lý luận về cải thiện Chỉ số đào tạo lao động trong
bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
- Chương 2 Thực trạng cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh
Quảng Nam trong thời gian qua
- Chương 3 Giải pháp cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh
Quảng Nam
Trang 19CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG TRONG BỘ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) 1.1 CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) VÀ CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG
1.1.1 Cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
a Cạnh tranh cấp tỉnh
Xét theo cấp độ cạnh tranh thì cạnh tranh được phân loại thành cạnhtranh cấp quốc gia, cạnh tranh cấp doanh nghiệp và cạnh tranh cấp sản phẩm(Nguyễn Viết Lâm, 2014) Bên cạnh đó, trong phạm vi của một quốc gia cũngxuất hiện sự ganh đua giữa các tỉnh, vùng hay địa phương mà ở Việt Nam làmột đặc thù, gọi là cạnh tranh cấp tỉnh Theo đó, cạnh tranh cấp tỉnh là mộtđặc thù của Việt Nam với những đặcđiểm tương đồng với cạnh tranh quốc gia
về mục tiêu và phương thức cạnh tranh, được thể hiện là sự ganh đua giữa cácquốc gia, tỉnh trong việc tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả nhằm thu hútđầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội củaquốc gia, tỉnhđó Cạnh tranh cấp tỉnh, nếu phân tích theo quan điểm tổng thểthì chú trọng vào môi trường kinh tế cấp tỉnh và thể hiện vai trò của chínhquyền cấp tỉnh Cạnh tranh cấp tỉnh gắn với phân cấp ngày càng rộng hơn chochính quyền cấp tỉnh và xu hướng phi tập trung hóa trong quản lý kinh tế,quản lý đầu tư
Xét về nguồn gốc, cạnh tranh cấp tỉnh xuất hiện khi có sự phân cấpgiữa Trung ương và địa phương, tạo ra quyền hành nhất định cho các tỉnhtrong phát triển kinh tế, biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực đầu tư và quản lýdoanh nghiệp Từ đó chúng ta có quan niệm về cạnh tranh cấp tỉnh là sự ganhđua giữa các chính quyền cấp tỉnh để tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh
Trang 20thuận lợi nhằm thu hút đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quảnhất.
Cạnh tranh cấp tỉnh mang đầy đủ những tính chất của cạnh tranh và cónhững đặc trưng cơ bản sau:
- Cạnh tranh cấp tỉnh xuất hiện khi có sự phân cấp về kinh tế giữa cấpTrung ương và cấp tỉnh ở Việt Nam Các chủ thể cạnh tranh là chính quyềncác tỉnh trong mối quan hệ quản lý với các chủ thể sản xuất, kinh doanh vànhững yếu tố liên quan đến môi trường đầu tư của tỉnh
- Các chủ thể cạnh tranh có cùng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tối
đa hóa lợi ích cho các địa phương thông qua việc tạo các điều kiện, cơ hội đểmang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp
- Phương pháp và công cụ cạnh tranh của các chủ thể cạnh tranh là tạo
ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất thông qua việc tạo ra sự khácbiệt trong điều hành kinh tế của mỗi địa phương
- Các chủ thể cạnh tranh tuân theo những điều kiện chung là các cơ chế,chính sách, thể chế của Chính quyền Trung ương, thông lệ quốc tế và sự hạnchế của các nguồn lực địa phương nên các chủ thể cạnh tranh cần liên kết,hợp tác để tối ưu hiệu quả
- Quá trình cạnh tranh diễn ra liên tục và trong phạm vi không giancácđịa phương của Việt Nam
b Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Cạnh tranh ở cấp độ quốc gia là cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư pháttriển kinh tế xã hội và cũng là cấp độ cạnh tranh có tính gay gắt hơn, đa dạng
Trang 21hơn trong khi đó cạnh tranh giữa các địa phương (cạnh tranh vùng) thì có tínhmềm dẻo linh hoạt hơn Đó là sự ganh đua giữa các tỉnh (vùng) nhằm thu hútđầu tư để phát triển kinh tế xã hội thông qua những lợi thế cạnh tranh mà địaphương đó có được như cơ sở hạ tầng, con người, vị trí địa lý, những chínhsách ưu đãi thu hút đầu tư của từng địa phương… Đồng thời trong sự ganhđua của từng địa phương thì có sự hợp tác cùng phát triển dựa trên những lợithế sẵn có của mỗi địa phương để bổ sung cho nhau, việc liên kết hợp tác nàynhằm xóa bỏ giới hạn hành chính và phân chia nguồn lực đầu vào nhằm bổsung cho nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của cáctỉnh.
Theo quan điểm hiện nay cho rằng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khảnăng ganh đua của các tỉnh nhằm thu hút nguồn đầu tư phát triển kinh tế xãhội trên cơ sở lợi thế của địa phương trong mối quan hệ liên kết với địaphương khác trong phạm vi quốc gia (Phan Nhật Thanh, 2011)
Hiện nay chính quyền cấp tỉnh được phân cấp và phân quyền rất mạnh
mẽ, chính quyền trung ương ngày càng tăng cường việc giao quyền quản lýđiều hành kinh tế cho chính quyền cấp tỉnh vì vậy chính quyền cấp tỉnh luônluôn được chủ động thực hiện các chính sách nhằm thu hút sự phát triển kinh
tế xã hội của địa phương do mình quản lý Vì vậy chính quyền tỉnh có vai tròcực kỳ quan trọng trong công tác điều hành quản lý nền kinh tế của địaphương Chính quyền địa phương có vai trò chính là tạo môi trường thuận lợinhằm thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống kinh
tế xã hội dân trí trên địa bàn tỉnh Chính quyền tỉnh là nơi định hướng, hoạchđịnh chiến lược phát triển địa phương thông qua các chương trình, đề án,chính sách phát triển kinh tế, tạo môi trường pháp lý hỗ trợ cho các doanh
Trang 22nghiệp phát triển Kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế theo pháp luật vàchính sách đã đề ra.
c Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là quá trình tổ chức, sử dụng cácphương pháp, tiêu chí, chỉ tiêu, thang đo để tính toán, đánh giá, phân loạinăng lực cạnh tranh các tỉnh Việc xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnhnhằm đánh giá môi trường đầu tư, kinh doanh để thúc đẩy chính quyền tỉnhcải thiện quản lý (Phan Nhật Thanh, 2011)
1.1.2 Khái niệm Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triểnQuốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam Chỉ số PCI do một nhóm chuyên giatrong và ngoài nước của VCCI cùng hợp tác thực hiện Chỉ số PCI được sửdụng như là một công cụ đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hànhkinh tế cấp tỉnh Thông qua chỉ số này chúng ta có thể biết được việc xâydựng môi trường kinh doanh tại các địa phương có thuận lợi hay khó khăncho việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn hay không
1.1.3 Các chỉ số thành phần của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Năm 2005, chỉ số PCI được công bố rộng rãi trên các phương tiệntruyền thông và thu hút được sự quan tâm từ cộng đồng các doanh nghiệp, cácnhà tài trợ cũng như chính quyền địa phương, đồng thời cũng ghi nhận nhiềuđóng góp ý kiến từ các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước Theo Báo cáochi tiết Chỉ số PCI năm 2005 do VCCI công bố, chỉ số PCI được cấu thành từ
9 chỉ số thành phần (theo bảng 1.1)
Trang 23Bảng 1.1: Các chỉ số thành phần cấu thành PCI năm 2005
STT Các chỉ số thành phần cấu thành nên PCI năm 2005
1 Chi phi gia nhập thị trường
2 Tiếp cận đất đai
3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
4 Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
5 Chi phí không chính thức
6 Thực hiện chính sách nhà nước
7 Ưu đãi đối với DNNN
8 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
9 Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân
Nguồn: Báo cáo PCI 2005 của VCCI
Đến năm 2006, đã có sự thay đổi trong các chỉ số cấu thành nên chỉ sốtổng hợp PCI Chỉ số “Thực hiện chính sách của Nhà nước” được thay thếbằng hai chỉ số mới là: Đào tạo lao động và Thiết chế pháp lý, hình thành nên
10 chỉ số thành phần Đến năm 2009, khi quá trình cổ phần hóa các DNNNdiễn ra một cách mạnh mẽ, ảnh hưởng của các DNNN không còn tác độngmạnh đến khu vực kinh tế tư nhân, nhóm nghiên cứu của VCCI đã thay thếchỉ số “Ưu đãi đối với DNNN và Chính sách phát triển khu vực kinh tế tưnhân” bằng chỉ số mới: “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” Đến năm 2013 thìthêm chỉ số mới là “Cạnh tranh bình đẳng”
Cho đến nay, VCCI đã công bố thường niên Báo cáo chi tiết chỉ số PCI(từ năm 2005 - 2017), các Báo cáo này đã đóng góp một phần rất lớn trongviệc cải thiện môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành trên cả nước; giúp chocác chính quyền địa phương nhận biết được đâu là điểm mạnh và điểm yếu
Trang 24của địa phương mình, từ đó đề ra hướng giải quyết nhằm phát huy điểm mạnh
và khắc phục điểm yếu, đưa kinh tế địa phương phát triển
1.1.4 Chỉ số đào tạo lao động trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Chỉ số đào tạo lao động là một trong 10 chỉ số thành phần cấu tạo thànhChỉ số PCI của Việt Nam Chỉ số thành phần này phản ánh mức độ và chấtlượng hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khai nhằm
hỗ trợ cho các ngành công nghiệp địa phương cũng như tìm kiếm việc làmcho lao động địa phương Chỉ số đào tạo lao động được đưa vào làm chỉ sốđánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam từ năm 2006 – ngoài raChỉ số đào tạo lao động ở một số năm còn có tên gọi khác là chất lượng đàotạo lao động nhưng nội dung của các chỉ tiêu đánh giá thì không có nhiều sựthay đổi vẫn đảm bảo tính nhất quán qua các năm đánh giá năng lực cạnhtranh cấp tỉnh của VCCI
Đây là chỉ số thành phần nhằm đánh giá đào tạo nghề và phát triển kỹnăng của người lao động Gồm các chỉ tiêu đo lường các nỗ lực của lãnh đạotỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho cácngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.Chỉ tiêu này cho phép đo trực tiếp các chi phí doanh nghiệp tại địa phươngphải bỏ ra để nâng cao năng kỹ năng nghiệp vụ cho lao động do mặt bằngchất lượng lao động thấp Cùng với đất đai, lao động là một yếu tố sản xuấtquan trọng Hàng năm các tỉnh đều phải đương đầu với một áp lực không nhỏ
là giải quyết công ăn việc làm cho người dân có nhu cầu tìm kiếm việc làm,giảm tỷ lệ thất nghiệp trong dân cư Tuy nhiên, thực tế những năm qua cácdoanh nghiệp luôn phàn nàn về năng lực yếu kém của lực lượng lao động.Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn tìm kiếm và tuyển dụng lao động đãqua đào tạo Vì vậy, chính quyền địa phương tập trung vào việc nâng cao chất
Trang 25lượng lực lượng lao động địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với môitruờng kinh doanh trên địa bàn.
Trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thì Chỉ số đào tạo lao động
là một trong những chỉ số luôn luôn chiếm trọng số cao nhất, có tác động lớnđến việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam Việc trọng số củaChỉ số đào tạo lao động chiếm tỷ lệ cao trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cho
ta thấy một điều là việc đào tạo đội ngũ lao động nhân lực cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn chiếm vị trí quan trọng, quyếtđịnh sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình vận hành sản xuất kinhdoanh của mình Qua đây cho ta thấy được vai trò cực kỳ quan trọng của côngtác đào tạo lao động có tác động như thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp.Việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là việc hết sức cấp bách không chỉvới mỗi doanh nghiệp trong môi trường cạnh khắc nghiệt như hiện nay màcòn là công việc đòi hỏi mỗi chính quyền địa phương cần phải quan tâm hỗtrợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo thu hút đội ngũ nhân lực có tay nghềcao
* Các chỉ tiêu thành phần của Chỉ số đào tạo lao động:
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 chỉ số đào tạo lao độngđược đo lường bởi các chỉ tiêu sau đây (bao gồm những chỉ tiêu hiện nayđang sử dụng và những chỉ tiêu đã bỏ hoặc thay thế dưới tên gọi khác):
(1) Dịch vụ do các cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáodục phổ thông (% Rất tốt hoặc Tốt): Đây là chỉ tiêu cho phép đo lường đánhgiá của các doanh nghiệp về chất lượng giáo dục của tỉnh vì rằng có rất nhiềulao động được tuyển dụng tốt nghiệp từ các chương trình giáo dục phổ thôngnói chung chứ không phải từ các trường dạy nghề Chỉ tiêu này được đánh giá
Trang 26bằng thang đo likert 5 điểm, ở trong mục đánh giá về cơ sở hạ tầng của địaphương.
(2) Dịch vụ do cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp: giáo dụchướng nghiệp dạy nghề (% Rất tốt hoặc Tốt): Đây là câu hỏi trực tiếp hơn,định hướng doanh nghiệp trả lời tập trung vào biện pháp của tỉnh nhằm nângcao chất lượng đào tạo lao động Cũng giống như chỉ tiêu (1) chỉ tiêu nàycũng được đo bằng thang đo likert 5 điểm và nằm trong mục đánh giá cơ sở
hạ tầng về các dịch vụ công do địa phương cung cấp
(3) Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm(%): Đối với chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụgiới thiệu việc làm tại địa phương và qua chỉ tiêu này cũng cho biết lao độngcủa doanh nghiệp được tuyển từ nguồn nào trực tiếp tuyển dụng hay qua trunggian là các trung tâm tuyển dụng giới thiệu việc làm Điểm số của chỉ tiêu nàyđược dựa trên tỷ lệ (%) các doanh nghiệp trong địa phương sử dụng dịch vụtuyển dụng và giới thiệu việc làm
(4) Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làmvới nhà cung cấp là tư nhân (%): Hiện nay có nhiều nguồn cung cấp dịch vụgiới thiệu việc làm có thể là nguồn cung cấp giới thiệu việc làm cho doanhnghiệp là các cơ sở của nhà nước hoặc tư nhân Việc sử dụng dịch vụ này ởkhu vực nhà nước hay tư nhân tùy từng quan điểm của doanh nghiệp hay làchất lượng của các trung tâm giới thiệu việc làm của địa phương Qua chỉ tiêunày có thể đánh giá được uy tín cũng như chất lượng của dịch vụ tuyển dụng
và giới thiệu việc làm do địa phương quản lý – các trung tâm dịch vụ công.Chỉ tiêu này cũng được đo lường giống như chỉ tiêu (3)
Trang 27(5) Doanh nghiệp có ý định sử dụng lại dịch vụ giới thiệu việc làm củanhà cung cấp dịch vụ trên (%): Chỉ tiêu này nhằm đánh giá sự tín nhiệm vềchất lượng của lực lượng lao động mà doanh nghiệp đã tuyển dụng thông quacác trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm, nếu doanh nghiệp tái sử dụng dịch
vụ này cho thấy một điều là chất lượng đội ngũ lao động của doanh nghiệptuyển dụng thông qua kênh gián tiếp này đã đáp ứng tốt yêu cầu của doanhnghiệp đề ra
(6) Tỷ lệ tổng chi phí kinh doanh chi cho đào tạo lao động (%): Đây làchỉ tiêu nhằm đánh giá chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đào tạo hoặc táiđào tạo cho đội ngũ lao động của doanh nghiệp Việc doanh nghiệp bỏ ra tỷ lệchi phí cao cho hoạt động này thì ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động
và tính cạnh tranh của doanh nghiệp nếu xét trên hai mặt tích cực và tiêu cực– qua chỉ tiêu này có thể cho thấy được chất lượng đào tạo lao động dạy nghềcủa địa phương hiện nay, nếu doanh nghiệp bỏ ra mức chi phí cao thì chấtlượng đào tạo dạy nghề của địa phương thấp và ngược lại Chỉ tiêu này được
đo lường bằng biện pháp sử dụng câu hỏi mở do doanh nghiệp tự đánh giá
(7) Tỷ lệ tổng chi phí kinh doanh chi cho tuyển dụng lao động (%):Việc sử dụng chỉ tiêu này nhằm đánh giá tỷ lệ chi phí mà doanh nghiệp phải
bỏ ra cho khâu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp Đây là câu hỏi mởdành cho doanh nghiệp tự đánh giá
(8) Mức độ hài lòng về chất lượng lao động (% Đồng ý người lao độngđáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp): Câu hỏi điều tra này sẽ đánh giácảm nhận của chủ doanh nghiệp – trực tiếp sử dụng lao động thông về chấtlượng lao động tại tỉnh có đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp haykhông
Trang 28(9) Số người tốt nghiệp trường dạy nghề / Số lao động không được đàotạo nghề: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với laođộng chưa qua đào tạo tại địa phương Số liệu của chỉ tiêu này được lấy từnguồn dữ liệu của Tổng cục thống kê.
(10) Số người tốt nghiệp phổ thông trung học (% lực lượng lao động):Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tỷ lệ lao động của địa phương đã tốt nghiệptrung học phổ thông – bậc học đã được phổ cập trên toàn quốc Số liệu củachỉ tiêu này được lấy từ nguồn dữ liệu của Tổng cục thống kê
(11) Số lượng trung tâm giới thiệu việc làm trên 100.000 dân: Đây làchỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm người laođộng và người lao động tìm kiếm việc làm tại các địa phương Dữ liệu nàyđược VCCI thu thập từ nguồn dữ liệu là các báo cáo do Vụ lao động của BộLao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp
(12) Số lượng cơ sở đào tạo nghề do địa phương quản lý trên 100.000dân: Việc sử dụng chỉ tiêu này nhằm đánh giá chất lượng những cơ sở đào tạodạy nghề trên địa bàn của địa phương quản lý vì đối với các cơ sở này thìchính quyền địa phương có thể tác động trực tiếp lên công tác điều hành giảngdạy – vì hiện nay nước ta đang tồn tại hai loại hình đào tạo nghề đó là một số
cơ sở giáo dục đào tạo nghề do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc BộGiáo dục và Đào tạo quản lý và một số cơ sở giáo dục hướng nghiệp dạy nghề
do chính quyền địa phương quản lý gián tiếp thông qua Sở Lao động, Thươngbinh và Xã hội
(13) Dịch vụ do cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp: Giới thiệuviệc làm (% Rất tốt hoặc Tốt): Đây là chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng vềlực lượng lao động, quy trình làm việc, giới thiệu người lao động, hỗ trợ
Trang 29doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng… của các trung tâm giới thiệu việclàm do tỉnh quản lý Chỉ tiêu này được đo lường bằng thang đo likert 5 điểm.
(14) Tổng số cơ sở đào tạo (Đại học, Trung cấp, Trung tâm dạy nghề)trên 100.000 dân Chỉ tiêu này được đo lường bằng dữ liệu cứng do Vụ laođộng tổng hợp thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp
(15) Số lượng trung tâm dạy nghề cấp huyện trong một huyện của tỉnh:Chỉ tiêu này được đo lường bằng nguồn dữ liệu cứng do Tổng cục Dạy nghềcung cấp
(16) Tỷ lệ cơ sở dạy nghề tư nhân trong tỉnh: Với chỉ tiêu này thì dữliệu để đo lường cũng là nguồn dữ liệu cứng do Tổng cục dạy nghề cung cấp
Theo thời gian cùng với sự phát triển của kinh tế thì mỗi năm đều có sựthay đổi một số chỉ tiêu nhằm hoàn thiện việc đo lường Chỉ số đào tạo laođộng để ngày càng phù hợp với thực tế hơn Vì vậy từ năm 2010, để đánh giáChỉ số đào tạo lao động các chuyên gia chỉ sử dụng 10 chỉ tiêu ( từ (1) đến(10)) để đo lường Chỉ số đào tạo lao động Trong các chỉ tiêu ở mục trên thì
đã có một số chỉ tiêu bị bỏ và một số chỉ tiêu đã bị đổi tên gọi vì không cònphụ hợp với mục tiêu giúp đánh giá cũng như những khuyết điểm của nó Cụthể, các chỉ tiêu (11), (12), (13), (14), (15), (16) được bỏ vì không còn phùhợp với thực tế hiện nay; chỉ tiêu (10) Số người tốt nghiệp phổ thông trunghọc được VCCI đổi tên từ năm 2010, chỉ tiêu này được đưa vào Chỉ số đàotạo lao động năm 2009 với cái tên là “Số người tốt nghiệp trung học cơ sở” vàđến năm 2013 được thay thế bằng chỉ tiêu “Số lao động của DN đã hoànthành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề” Cũng trong năm 2013, một chỉtiêu mới được thêm vào, nâng tổng số chỉ tiêu của Chỉ số đào tạo lao động lên
Trang 30con số 11 là chỉ tiêu “Tỉ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, caođẳng, đào tạo nghề ngắn và dài hạn trên tổng lực lượng lao động”.
1.2 NỘI DUNG CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG
1.2.1 Cải thiện công tác đào tạo nghề và phát triển kỹ năng người lao động
Việc cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của một địa phương sẽ đượcđánh giá dựa trên 10 chỉ tiêu khác nhau trong Chỉ số đào tạo lao động đã đượcVCCI nghiên cứu và quy định Trong đó việc cải thiện công tác đào tạo nghề
và phát triển kỹ năng người lao động được đánh giá bằng các tiêu chí:
- Cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông, đánh giá bằng tiêu chí: + Số người tốt nghiệp phổ thông trung học/ lực lượng lao động
- Cải thiện chất lượng đào tạo nghề, đánh giá bằng các tiêu chí:
+ Số người tốt nghiệp trường dạy nghề /Số lao động không được đàotạo nghề
+ Tỉ lệ lao động qua đào tạo/tổng lực lượng lao động
+ Tỉ lệ lao động qua đào tạo/số lao động chưa qua đào tạo
+ Tỉ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc tại DN
+ Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng lao động
+ Giảm chi phí cho đào tạo lao động của doanh nghiệp, đánh giá bằngtiêu chí Tỷ lệ chi phí cho đào tạo lao động/ tổng chi phí kinh doanh của doanhnghiệp
Trang 31Để cải thiện chất lượng chất lượng đào tạo nghề, nâng cao kỹ năngngười lao động đòi hỏi chính quyền địa phương phải thực hiện các hoạt độngsau:
a Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nghề
Căn cứ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vànhu cầu của thị thường, chính quyền các địa phương cần phải dự báo đượcnhu cầu lao động trong tương lai để từ đó xây dựng được quy hoạch hệ thốngđào tạo nghề nhằm đáp ứng được trọng tâm phát triển của địa phương đã đề
ra, gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển của địa phương, đảm bảo đàotạo nghề đúng đối tượng, do đó cần xác định:
- Số lượng cơ sở đào tạo nghề
- Quy hoạch về ngành nghề, cấp bậc cơ sở đào tạo nghề
- Quy hoạch về không gian, địa điểm các cơ sở đào tạo nghề
- Kế hoạch thực hiện đào tạo nghề
b Ban hành và thực hiện các chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề
Các chính sách, cơ chế có vai trò rất quan trọng không chỉ trong lĩnhvực đào tạo nghề mà còn trong ở các lĩnh vực khác Chính quyền các địaphương cần ban hành và thực hiện các chính sách tốt và thực tiễn về hỗ trợđào tạo nghề, cải thiện Chỉ số đào tạo lao động như hỗ trợ đất đai để mở cơ sởđào tạo, hỗ trợ chi phí tổ chức các khóa đào tạo của các cơ sở đào tạo, hỗ trợchi phí tham gia các khóa đào tạo của học viên, các chính sách thu hút đầu tưvào công tác đào tạo nhân lực cho các ngành đặc thù mà các địa phương ưutiên phát triển Trong đó gồm có ban hành và thực hiện các chính sách:
Trang 32- Chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng.
- Chính sách hỗ trợ về tài chính
- Chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực làm công tác đào tạo
- Một số chính sách hỗ trợ khác
c Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lao động, đào tạo nghề
Cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến lao động và đào tạo nghềnhằm tạo thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, tiết kiệmthời gian và chi phí Công tác cải cách hành chính gồm các nội dung sau: sửađổi hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính hiện hành, nâng cao năng lực của cácđội ngũ cán bộ công chức, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong thựchiện thủ tục hành chính, thành lập và đưa vào hoạt động các trung tâm hànhchính cấp tỉnh và cấp huyện, thành lập các cổng thông tin giải đáp trực tuyến,cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, Tóm gọn lại, cải cách thủ tục hànhchính liên quan đến lao động, đào tạo nghề gồm các nội dung sau:
- Cải cách về số lượng thủ tục
- Cải cách về quy trình thực hiện thủ tục
- Cải cách về thời gian thực hiện thủ tục
Trang 33Chính quyền các địa phương có thể nâng cao chất lượng các cơ sở đàotạo nghề bằng cách đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy
và học cho các cơ sở đào tạo nghề, ban hành các chính sách thu hút tư nhânđầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề, ban hành các chính sách thu hút nhân lựcchất lượng cao về giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Bên cạnh đó,các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương có thể xây dựng chương trình đào tạophù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng tối đa nhu cầu của nhà tuyển dụngcũng như đảm bảo cho học viên ra trường có thể tìm được việc làm đúngchuyên môn Cụ thể, gồm các nội dung sau:
- Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, hướng dẫn
- Nâng cao cơ sở vật chất đào tạo nghề
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp
1.2.2 Cải thiện dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm
Bên cạnh việc đào tạo thì công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cũngquan trọng không kém Bởi nếu công tác giới thiệu việc làm không được tổchức tốt sẽ làm giảm cơ hội của người lao động có thể tìm được công việcphù hợp nhất với mình Cải thiện dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm bao gồmcác hoạt động:
- Cải thiện hình thức, chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm
- Cải thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu về cung và cầu việc làm tạiđịa phương và các vùng lân cận
Trang 34- Cải thiện cầu nối thông tin giữa doanh nghiệp và thị trường lao độngđịa phương
Trong đó, việc thực hiện cải thiện dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làmđược đánh giá bằng các tiêu chí sau:
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm tại địaphương
- Tỷ lệ doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụGTVL
- Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp tục có ý định sử dụng dịch vụ GTVL của địaphương
- Tỷ lệ chi cho tuyển dụng lao động/Tổng chi phí kinh doanh của doanhnghiệp
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG
1.3.1 Các chính sách hỗ trợ của nhà nước
Các chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việccải thiện Chỉ số đào tạo lao động của một địa phương Các hỗ trợ về chi phí đilại, học phí đào tạo, tiền sinh hoạt phí, sẽ khuyến khích học viên, người laođộng tham gia các khóa đào tạo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nôngnghiệp nông thôn sang các ngành thương mại, dịch vụ Các hỗ trợ về đào tạogiáo viên, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và mặt bằng cho các cơ sở đào tạo lao
Trang 35động sẽ khuyến khích chủ trương xã hội hóa và đầu tư từ các nguồn ngoàingân sách nhà nước vào giáo dục, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở đàotạo Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho lao động nhập cư, thuhút nhân tài, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp, cũng giúp cải thiệnchất lượng lao động của địa phương, góp phần cải thiện Chỉ số đào tạo laođộng.
1.3.2 Sự điều hành của chính quyền địa phương
Điều hành của chính quyền địa phương là nhân tố quyết định đến việccải thiện Chỉ số đào tạo lao động nói riêng và Chỉ số PCI nói chung Nănglực, hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động của bộ máy quản lý; chất lượng,trình độ của bộ máy công chức cấp tỉnh; hệ thống trang thiết bị phục vụ chocông tác làm việc của các cơ quan chính quyền cấp tỉnh có ảnh hưởng toàndiện và sâu sắc tới Chỉ số đào tạo lao động Sự điều hành của chính quyền địaphương bao gồm khả năng huy động tổng hợp các yếu tố như hệ thống tổchức các cơ quan, hệ thống thể chế, thủ tục hành chính, đội ngũ cán bộ côngchức có phẩm chất trình độ, kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh nhằmđáp ứng đủ tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể của từng công việc, điều kiện vậtchất kỹ thuật cần và đảm bảo hoạt động công vụ hiệu quả; sự nghiêm túc,khẩn trương triệt để của tổ chức công dân trong việc thi hành chính sách,pháp luật của nhà nước trên phạm vi của toàn xã hội; kết quả hoạt động của
bộ máy chính quyền
1.3.3 Sự quan tâm của doanh nghiệp
Các chính sách, sự điều hành của chính quyền trong công tác cải thiệnChỉ số đào tạo lao động sẽ không thành công như mong đợi nếu không có sựquan tâm, hợp tác của đối tượng sử dụng lao động, mà ở đây là các doanh
Trang 36nghiệp Các doanh nghiệp là nguồn cung cấp thông tin về cầu lao động của thịtrường lao động, là nơi trực tiếp sử dụng lao động và có những yêu cầu riêngbiệt về trình độ chuyên môn, kỹ năng và các chỉ tiêu khác về lực lượng laođộng, là nơi quyết định doanh nghiệp sẽ tăng cường đào tạo lao động như thếnào, đào tạo ngắn hạn hay dài hạn,
Nói tóm lại, sự tham gia, quan tâm cũng như hỗ trợ của đội ngũ doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh vào công tác cải thiện Chỉ số đào tạo lao động là yếu
tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của các chính sách củachính quyền địa phương
1.3.4 Văn hóa và lối sống của lực lượng lao động
Các địa phương khác nhau thì có điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng
và văn hóa tập quán khác nhau nên do đó văn hóa và lối sống của lực lượnglao động cũng khác nhau Có tỉnh thì trình độ dân trí cao, ngược lại có nhữngđịa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, đời sốngkinh tế khó khăn Những lao động có dân trí cao thì ý thức, kỷ luật lao động,tính chuyên nghiệp và mong muốn phát triển bản thân cao hơn lao động códân trí thấp Lao động có dân trí thấp, người dân tộc thiểu số những năm gầnđây đã có những thay đổi nhưng chưa cao, ý thức kỷ luật lao động còn thấp,mất nhiều thời gian đào tạo hơn so với lao động có dân trí cao Vì các điềukiện khác nhau như vậy nên việc giáo dục phổ thông, đào tạo lao động, cungcấp và thu hút lao động cho các doanh nghiệp, ở các địa phương khác nhau
sẽ có những khó khăn và thuận lợi riêng
Trang 371.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG
1.4.1 Thực trạng cải thiện Chỉ số đào tạo lao động của một số tỉnh
Để có cái nhìn đa chiều về cải thiện Chỉ số đào tạo lao động tại một sốtỉnh, tác giả dẫn chứng một vài ví dụ thực tế ở 04 tỉnh/thành phố của miềntrung gần kề tỉnh Quảng Nam là thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnhBình Định và tỉnh Thừa Thiên Huế trong 03 năm 2015-2017
Bảng 1.2 Chỉ số đào tạo lao động qua các năm ở một số tỉnh/thành phố thuộc
Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ VCCI
Các địa phương trên đều có sự cải thiện Chỉ số đào tạo lao động ổnđịnh qua các năm với điểm số năm sau cao hơn năm trước Điều này được lýgiải là do các cơ quan chính quyền ở các địa phương này đã có những nỗ lựcnhằm tập trung vào lĩnh vực đào tạo lao động như gia tăng số lượng lao độngđược đào tạo nghề, cải thiện chất lượng các cơ sở giới thiệu việc làm Ví dụnhư ở thành phố Đà Nẵng trong năm 2017, theo khảo sát của VCCI thì tỉ lệlao động qua đào tạo nghề/số lao động chưa được đào tạo là 14%, tỉ lệ DN có
ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm là 78% (Quảng Ngãi là
Trang 3871%), tỉ lệ DN đánh giá Giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng Tốt là 55%(Quảng Ngãi 42%), các chỉ số này đều cao hơn nhiều so với các tỉnh thànhkhác
Bên cạnh đó, cũng trong năm 2017, thành phố Đà Nẵng cũng đượcdoanh nghiệp đánh giá cao về lao động đáp ứng được yêu cầu của doanhnghiệp khi có tỉ lệ là 93%, Bình Định là 94%, Thừa Thiên Huế là 92%, cácchỉ số này đều cao hơn Quảng Nam và cao hơn so với trung vị của cả nước(theo Báo cáo thường niên của VCCI)
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm từ một số tỉnh
Dựa theo kết quả thống kê của VCCI, một số tỉnh/thành phố có điểm sốcao ở Chỉ số đào tạo lao động là thành phố Đà Nẵng, Hà Nội và cao nhất làtỉnh Hải Phòng, tuy nhiên điểm số hơn kém nhau không đáng kể Điểm chungcủa 03 địa phương này là đều được đánh giá cao ở các dịch vụ giới thiệu việclàm Điều này được thể hiện khi có đến 65% doanh nghiệp tại Đà Nẵng đãtừng sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm, tỉ lệ này ở Hà Nội là 63% và HảiPhòng là 65% Các chỉ tiêu này đều cao hơn trung vị của cả nước Đáng chú ýhơn là ở các địa phương này, tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giới thiệuviệc làm của tư nhân rất cao với Đà Nẵng là 80%, Hà Nội là 91%, Hải Phòng
là 85%, cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung vị là 63%
Bảng 1.3 Chỉ số đào tạo lao động năm 2017 ở một số tỉnh/thành phố
ST
T
Địa phương
Chỉ số Đào tạo lao động
DN từng sử dụng dịch vụ GTVL tại tỉnh (%)
DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ
Tỉ lệ LĐ qua đào tạo /số
LĐ chưa qua đào tạo(%)
Trang 39GTVL (%)
Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ VCCI
Bên cạnh đó, có một chỉ tiêu mà 03 địa phương này có điểm số rất cao
so với phần còn lại của cả nước là tỉ lệ lao động qua đào tạo/số lao động chưađào tạo, với tỉ lệ từ 14% trở lên trong khi trung vị của cả nước là 5% Các chỉtiêu còn lại, 03 địa phương trên không có gì nổi trội so với các địa phươngcòn lại
Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy việc tập trung vào cải thiện 03 chỉ tiêuthành phần “DN từng sử dụng dịch vụ Giới thiệu việc làm (GTVL) tại tỉnh”,
“DN đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ GTVL” và “Tỉ lệ lao độngqua đào tạo /số lao động chưa qua đào tạo” sẽ làm tăng mạnh điểm số của Chỉ
số đào tạo lao động Cụ thể là tỉnh Quảng Nam cần phải tập trung vào việcnâng cao chất lượng dịch vụ Giới thiệu việc làm tại tỉnh, trong đó tập trunghơn nữa vào các dịch vụ Giới thiệu việc làm của tư nhân; tăng cường công tácđào tạo nghề cho lao động tại tỉnh cũng như tăng cường thu hút lao động chấtlượng cao về làm việc tại tỉnh
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày các nội dung cơ sở lý thuyết cơ bản về cạnh tranh,năng lực cạnh tranh, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số đào tạo laođộng Theo đó, Chỉ số đào tạo lao động trong nghiên cứu của Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam hiện nay là một trong 10 chỉ số thành phần của
Trang 40Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và được đánh giá dựa trên 10 chỉ tiêu cụthể Trên cơ sở đó, tác giả đã tổng hợp các nội dung lý thuyết và thực tiễn đểđánh giá Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Quảng Nam, thực tiễn công tác cảithiện Chỉ số đào tạo lao động tại tỉnh và đề ra các giải pháp nhằm cải thiệncông tác đó.