Phan Văn Hòa Tên đề tài: ”HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH” Mục đích
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC HUẾ TRƯỜ N G ĐẠ I H Ọ C K I N H T Ế
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI PHÒNG
TC-KH HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN VĂN HÒA
Huế, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi Mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn đã được cảm ơn và trích dẫn trung thực Các số liệu và thông tin trong luận văn này hoàn toàn dựa trên kết quả thực hiện của địa bàn nghiên cứu, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được
sử dụng cho việc bảo vệ một học vị nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, các Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới PGS.
TS Phan Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu để hoàn thành Luận văn đúng quy định.
Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Thanh tra, Kho Bạc nhà nước huyện Quảng Ninh, Chi cục Thống kê, Hiệu trưởng các Trường THCS, TH, MN, Trung tâm GD-DN, các đồng nghiệp của tôi đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn động viên,
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT là vấn đề không mới nhưng phức tạp và đa dạng, phụ thuộc vào quy mô phát triển cũng như tình hình kinh tế-xã hội của địa phương Mặt khác do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý của Thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để Luận văn hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trang 4Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THU HIỀN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Văn Hòa
Tên đề tài: ”HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH”
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh; đề xuất các giảipháp hoàn thiện công tác chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyệnQuảng Ninh trong thời gian tới
Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh, tỉnh QuảngBình
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Sử dụng tổng hợp các phương
pháp truyền thống: thống kê mô tả, tổng hợp - phân tích, so sánh, chuyên gia và sửdụng thêm các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp
Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
- Luận văn đã nêu lên tính cấp thiết của vấn đề quản lý chi NSNN cho sựnghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh; phân tích, hệ thống hóa cơ sở lýluận cơ bản của NSNN, chi NSNN, quản lý chi NSNN, chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT,quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT; phân tích làm rõ thực trạng chi NSNN cho sựnghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2015-2017
- Đề xuất các định hướng, giải pháp để hoàn thiện quy trình quản lý chi NSNNcho sự nghiệp GD&ĐT từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, thanhtra, kiểm tra các khoản chi NSNN tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh nhằm sửdụng hiệu quả nguồn lực tài chính được phân cấp, đồng thời kiến nghị các cơ quan,ban ngành một số nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhằm hỗ trợ cho việc thựchiện các giải pháp hoàn thiện công tác chi NSNN cho GD&ĐT tại phòng TC-KH huyệnQuảng Ninh đạt kết quả mong muốn
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GD THPT Giáo dục Trung học phổ thông
Trang 7SP Sư phạm
Trang 9MỤC LỤC
i Lời cảm ơn ii Tóm lược luận văn iii Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iv Mục
lục .vi
Danh mục các bảng biểu ix Danh mục các sơ đồ xi PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2
4.Phương pháp nghiên cứu .2
5 Kết cấu của luận văn 4
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD&ĐT 5
1.1.Lý luận cơ bản về NSNN và chi NSNN 5
1.1.1.Ngân sách nhà nước 5
1.1.2.Chi ngân sách nhà nước 9
1.1.3 Quản lý chi NSNN 9
1.1.4 Nội dung của chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT 15
1.1.5 Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp GD&ĐT 18
Trang 101.2.Cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 191.2.1 Khái niệm quản lý chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo 191.2.2.Nội dung công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 201.2.3 Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 26
1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 28
1.3 Kinh nghiệm quản lý chi NSNN cho GD&ĐT ở một số địa phương 30
Trang 111.3.1 Kinh nghiệm ở một số địa phương 30
1.3.2.Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Quảng Ninh 32
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD&ĐT TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH 34
2.1.Tình hình cơ bản của phòng TC-KH huyện Quảng Ninh 34
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển .34
2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý 34
2.1.3.Tình hình sử dụng lao động 35
2.1.4.Tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của phòng 36
2.1.5 Một số nét cơ bản về GD&ĐT trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 3
8 2.2 Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh .44
2.2.1.Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 44
2.2.2 Quy trình lập và phân bổ dự toán .49
2.2.3 Chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT 53
2.2.4 Quyết toán chi ngân sách nhà nước huyện Quảng Ninh .60
2.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước tại huyện Quảng Ninh .63
2.3 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh 64
2.3.1.Về bộ máy quản lý NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 66
2.3.2.Kết quả công tác lập dự toán NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 67
2.3.3 Về chấp hành dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 69
2.3.4 Về quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 70
Trang 12nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh 722.4.1.Những kết quả đạt
được 72
2.4.2.Tồn tại và hạn chế 732.4.3 Nguyên nhân tồn tại và hạn
chế 74
vii
Trang 13CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP
GD&ĐT TẠI PHÒNG TC-KH HUYỆN QUẢNG NINH 76
3.1 Quan điểm, đường lối về phát triển GD&ĐT của Đảng và huyện Quảng Ninh 76
3.2.Mục tiêu và định hướng của huyện Quảng Ninh về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 77
3.2.1.Mục tiêu .77
3.2.2.Định hướng .78
3.3.Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh 79
3.3.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT 79
3.3.3 Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách 8
3 3.3.4.Giải pháp nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện .84
3.3.5.Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN 85
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1 Kết luận 86
2 Một số kiến nghị 87
2.3 Đối với các cấp chính quyền ở huyện Quảng Ninh 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 91
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỘNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số liệu thống kê trường, lớp, học sinh, giáo viên của huyện Quảng
Ninh từ năm học 2014-2015 đến năm học 2017-2018 39
Bảng 2.2 Tình hình lập dự toán chi NSNN của huyện Quảng Ninh
cho sự nghiệp GD&ĐT giai đoạn 2015-2017 52Bảng 2.3: Tình hình chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT của huyện Quảng
Ninh giai đoạn 2015-2017 54Bảng 2.4: Phân bổ chỉ tiêu nguồn thu học phí của các trường học ở huyện
Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 57Bảng 2.5: Quan hệ giữa NSNN cấp chi thường xuyên cho sự nghiệp
GD&ĐT và nguồn học phí công lập giai đoạn 2015 - 2017 57Bảng 2.6: Tình hình chi NSNN cho từng cấp học của ngành
Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017 58Bảng 2.7: Nguồn kinh phí NSNN chi đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT
của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 58Bảng 2.8: Nguồn kinh phí NSNN chi thường xuyên cho GD&ĐT
của huyện Quảng Ninh giai đoạn năm 2015-2017 60Bảng 2.9: Tình hình dự toán, quyết toán và tỷ lệ % chi đầu tư, chi thường
xuyên giai đoạn 2015-2017 ở huyện Quảng Ninh 61Bảng 2.10 Kết quả thanh tra, kiểm tra các đơn vị trường học trên địa bàn
huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 64Bảng 2.11 Thông tin về CBCC, viên chức được điều tra, phỏng vấn năm
2017 65Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả đánh giá về mức độ đáp ứng về hệ thống và bộ
máy quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KHhuyện Quảng Ninh 66Bảng 2.13 Tổng hợp kết quả khảo sát về công tác lập và phân bổ dự toán chi
NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện QuảngNinh 67Bảng 2.14 Tổng hợp kết quả khảo sát về công tác chấp hành dự toán chi
Trang 15NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng
Ninh 69
Trang 16Bảng 2.15 Tổng hợp kết quả khảo sát về quyết toán chi NSNN cho sự
nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh 70Bảng 2.16 Tổng hợp kết quả khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra chi
NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện QuảngNinh 71
Trang 17DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của phòng TC-KH 35
Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lý chi NSNN cho ngành Giáo dục và Đào tạo 46
Trang 18PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý, sử dụng ngân sách hiệu quả là một trong những yêu cầu quan trọnghàng đầu của bất kỳ đơn vị, tổ chức nào nhằm phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ củađơn vị trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội Đặc biệt, trong điều kiện nguồn thungân sách ngày càng khó khăn, nhu cầu chi ngày càng lớn, tình trạng bội chi ngânsách thường xuyên xảy ra… thì việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác quản lýngân sách là rất quan trọng, đối với bất cứ tổ chức nào
Tại các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung tâm GD-DN củahuyện Quảng Ninh cũng vậy, là các đơn vị đào tạo ra những thế hệ trẻ của tươnglai, để thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nhà nước và nhân dân giao phó, đòi hỏi tất cảcác công tác quản lý phải luôn được hoàn thiện, trong đó quản lý ngân sách nhà nước
là một mấu chốt không thể thiếu Quản lý ngân sách các trường cần phải được xâydựng bằng kế hoạch cụ thể, tổ chức, triển khai một cách khoa học, có quy trình, cókiểm tra, giám sát và có các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Thực hiện tốt côngtác này sẽ giúp các trường thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của đơn vị
Những năm qua, công tác quản lý, điều hành chi NSNN huyện Quảng Ninh đã cónhững đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội củahuyện nhà Hoạt động quản lý chi ngân sách đã góp phần phát huy được thế mạnhcủa địa phương, tạo đà cho sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm, đảmbảo công bằng an sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trênđịa bàn
Tuy nhiên, bên cạnh đó, những thiếu sót là không tránh khỏi Đó là những hạnchế liên quan đến quy trình thực hiện quản lý ngân sách của các trường; việc thựchiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp chưa thực sựphát huy hiệu quả; trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác tài chính còn yếu; cácnội dung thực hiện quản lý ngân sách của các trường chưa thực sự hiệu quả như:việc lập dự toán chậm, sơ sài, dự toán thu lập thấp hơn so với thực tế, quản lý chitiêu sai mục đích, quy trình mua sắm sửa chữa tài sản còn nhiều bất cập… và
Trang 19nhiều vấn đề liên quan khác.
Vì vậy, việc quản lý chi NSNN tại các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ
sở, Trung tâm GD-DN tại huyện Quảng Ninh như thế nào để đảm bảo đạt được hiệu
Trang 20quả cao nhất, triệt để tiết kiệm, khắc phục tình trạng chi vượt dự toán, chi khôngđúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN đang là vấn đề được Đảng và chínhquyền địa phương hết sức coi trọng và quan tâm nhằm mục tiêu đáp ứng được yêucầu của sự phát triển trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của huyệnnhà
Xuất phát từ những bất cập và hạn chế trên nên học viên đã chọn nghiên cứu
đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình“ với mong muốn
đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cho sự nghiệpGD&ĐT trên địa bàn
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1.Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệpGD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh; đề xuất các giải pháp hoàn thiệncông tác chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT huyện Quảng Ninh trong thời gian tới
Về không gian: Tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2017
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý chi NSNNcho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
4.Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp thu thập số liệu
Trang 214.1.1.Số liệu thứ cấp
Được thu thập số liệu từ Phòng GD&ĐT; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Kho bạcNhà nước huyện Quảng Ninh; Chi cục Thống kê huyện Quảng Ninh
Trang 224.1.2.Số liệu sơ cấp
Thứ nhất, lập phiếu khảo sát, phỏng vấn: Để thu thập số liệu sơ cấp, tác giả đã
lập dự thảo phiếu điều tra, tổ chức thảo luận với 2 nhóm: nhóm 1 gồm 05chuyên viên đang công tác tại phòng TC-KH; nhóm 2 gồm 5 kế toán đơn vị trườnghọc trên địa bàn nhằm xác định các nội dung cần khảo sát thiết thực nhất Vớinhững nội dung đã được xác định tác giả sẽ tiến hành thiết kế mẫu bảng hỏi với cáccâu hỏi đóng, mở tập trung khai thác nội dung quản lý ngân sách tại các trườngTHCS, TH, MN, Trung tâm GD-DN thuộc huyện Quảng Ninh, sau đó sẽ thực hiệnphát các phiếu khảo sát đến các khách thể nghiên cứu đã được chọn, tiến hànhphỏng vấn các khách thể này và thu thập các dữ liệu sơ cấp, sau đó tác giả tiếnhành phân tích dữ liệu này để tổng hợp thông tin sử dụng trong luận văn
Thứ hai, chọn mẫu điều tra và địa bàn điều tra: Hiện nay huyện Quảng Ninh
có 115 cán bộ, công chức đang thực thi nhiệm vụ liên quan đến quản lý chi NSNNnhư: thủ trưởng, kế toán các đơn vị trường học; cán bộ phòng TC-KH, Kho bạc NN,phòng thanh tra (có chi tiết phụ lục kèm theo) Tiến hành điều tra là 60 phiếu,
cụ thể: 10 phiếu cho cán bộ, công chức phòng TC-KH, KBNN; 20 phiếu cho cán
bộ lãnh đạo, chuyên viên các phòng chức năng; 15 phiếu cho Hiệu trưởng cáctrường học; 15 phiếu cho đội ngũ kế toán trường học
Căn cứ để tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát là từ thâm niên công tác, phẩmchất đạo đức, trình độ đào tạo, mức độ liên quan đến công tác quản lý ngân sáchtại các trường THCS, TH, MN, Trung tâm GD-DN thuộc huyện Quảng Ninh Vì là cáccán bộ trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý ngân sách, họ sẽ nắm
rõ các nội dung liên quan nên câu trả lời, đánh giá sẽ sát với thực tiễn và nội dung cầnnghiên cứu Nếu lựa chọn các đối tượng khác, họ sẽ không nắm rõ các nội dung, dẫnđến ảnh hưởng đến tính chính xác của các dữ liệu thu thập được
Thứ ba, thang điểm đánh giá: Luận văn sử dụng thang đo Litkert 5 điểm để
đánh giá nội dung quản lý chi và tìm hiểu yêu cầu mong muốn của các đối tượngquản lý NSNN Việc nhận xét kết quả sẽ sử dụng giá trị trung bình đánh giá mức độtác động của các yếu tố
4.1.3.Công cụ xử lý và phân tích: Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán
Trang 23học trên Excel để mô tả, so sánh.
Trang 244.2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tổ, tổng hợp: Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa
và phân tích số liệu, nhằm khái quát hóa những đặc trưng chung, những cơ cấu tồntại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê Từviệc phân tích kết hợp phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát
về quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh
- Phương pháp thống kê mô tả: Từ báo cáo chi ngân sách nhà nước cho sựnghiệp GD&ĐT của các năm, tiến hành sắp xếp, phân loại và xử lý tổng hợp các sốliệu thu thập được, xây dựng các bảng biểu để phân tích dữ liệu nhằm mô tả thựctrạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KHhuyện
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để phân tích và tìm ra các đặc điểm làm
cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho
sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh
- Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở số liệu thu thập được từ các phươngpháp trên, để hoàn thành được luận văn còn tham khảo ý kiến của các nhà khoa học,nhà chuyên môn, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước Kế thừacác công trình nghiên cứu, các bài viết đã công bố trên các báo viết, báo mạng, cáccông trình nghiên cứu khoa học về quản lý ngân sách nhà nước để hoàn thiện luậnvăn
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NSNN cho sựnghiệp GD&ĐT
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệpGD&ĐT
Trang 25PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN
CHO SỰ NGHIỆP GD&ĐT1.1.Lý luận cơ bản về NSNN và chi NSNN
1.1.1.Ngân sách nhà nước
1.1.1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước
NSNN là một nhân tố không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia Với sự xuấthiện của nhà nước, sự tồn tại của hàng hóa và nhu cầu cấp thiết để hoàn thiện hệthống tài chính, NSNN ra đời
Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 2 thông qua ngày16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm Ngân sách 2004 Đây là một đạo luật quantrọng trong hệ thống luật pháp về tài chính của nước ta Luật NSNN được xây dựngtrên cơ sở kết thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của LuậtNSNN năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NSNN ban hành vàonăm 1998 với mục tiêu quản lý thống nhất, vừa phân cấp mạnh mẽ và tăng quyềnchủ động tài chính cho các địa phương, các ngành các cấp, các đơn vị sử dụng ngânsách; đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật, gắn quyền hạn trách nhiệm, tăngcường dân chủ, công khai, minh bạch và thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chínhtrong toàn bộ các khâu của quá trình ngân sách, đó là: lập dự toán NSNN, chấp hành
dự toán NSNN và quyết toán NSNN
Luật NSNN được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa XHCN Việt nam thông
qua tại kỳ họp thứ hai, năm 2002 khẳng định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [21]
Đến năm 2015, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật Ngân sách số83/2015/QH13 thay thế cho Luật Ngân sách số 01/2002/QH11, Ngân sách Nhà nước
được định nghĩa: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
Trang 26được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước
Trang 27có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [22]
Ngoài ra có thể hiểu, NSNN là quỹ tiền tệ chung của một quốc gia được thànhlập dựa vào việc thu các loại thuế, phí và lệ phí Hoạt động thể hiện quyền lực của bộmáy nhà nước NSNN gồm có hai hình thức biểu hiện chính là thu NSNN - luồng thunhập quỹ NSNN và các khoản chi - xuất quỹ NSNN, đều phản ánh mối quan hệ kinh
tế nhất định giữa nhà nước với người đóng góp vào NSNN và giữa nhà nước và nhữngđơn vị thụ hưởng quỹ
1.1.1.2 Hệ thống ngân sách nhà nước
Luật NSNN số 83/2015/QH13 năm 2015 nước CHXHCN Việt Nam quy định hệthống NSNN gồm hai cấp: NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địaphương Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền dịaphương Như vậy, ngân sách địa phương bao gồm ba cấp: ngân sách tỉnh, ngânsách huyện, ngân sách xã [22]
Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm quản lý chi NSNN địa phương, đảm bảothực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấptỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sángtạo trong việc động viên khai thác thế mạnh trên địa bàn địa phương để đảm bảo chi
và thực hiện cân đối ngân sách của cấp mình
Ngân sách cấp huyện, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý chitheo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm
vụ chi ngân sách cấp mình
Ngân sách cấp xã, phường do chính quyền cấp xã, phường tổ chức thực hiệntheo quy định của cấp huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa bàn địaphương mình quản lý
1.1.1.3.Chức năng của Ngân sách Nhà nước
- Chức năng phân phối: phân phối lần đầu là phân phối lại giá trị tổng sản phẩm
xã hội, cùng với các nguồn tài chính khác dưới hình thức động viên các nguồn thu vàoNSNN theo các luật định như thuế, phí, lệ phí và các văn bản khác, sau đó phân phốilại thông qua các khoản chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho nền kinh tế -
Trang 28xã hội
Trang 29- Chức năng giám đốc: là hệ quả của chức năng phân phối, tùy thuộc vào việctriển khai chức năng phân phối, chức năng giám đốc của NSNN là việc kiểm tra, kiểmsoát tình hình thu, chi NSNN, nhưng nếu chỉ nhìn nhận ở phạm vi hai chức năng trêncủa NSNN thì chức năng của NSNN chỉ mới có ý nghĩa quá trình phân chia số học,chưa thể hiện rõ ý nghĩa kinh tế tổng hợp và bao quát của chức năng.
Bản chất, chức năng của Nhà nước quyết định bản chất, chức năng của NSNN.Hoạt động của NSNN, thực chất là hoạt động của Nhà nước trên lĩnh vực tài chính.Nhà nước ra đời và tồn tại đều phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu, phục vụcho việc duy trì bộ máy quản lý và phát triển kinh tế - xã hội
Chức năng của NSNN phải có nhiệm vụ thống nhất tập hợp các khoản thu vàcác khoản chi, sự thống nhất đó thể hiện cả hệ thống ngân sách, nghĩa là luôn giữvững mối quan hệ và loại bỏ sự tùy tiện giữa thu và chi ngân sách trong phạm vi thờigian ấn định không tách rời nhau Như vậy nguyên nhân ra đời và tồn tại của ngânsách là sự cần thiết tập hợp, cân đối thu, chi của Nhà nước; các khoản thu phảithực hiện theo luật định, các khoản chi phải dựa vào tiêu chuẩn, định mức và dựtoán được cấp có thẩm quyền phê duyệt Việc tập hợp cân đối thu, chi ngân sách làvấn đề có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực tài chính quốc gia; thông qua đó mà thựchiện kiểm tra, giám sát việc thu, chi ngân sách có đúng luật định và hiệu quả haykhông
Từ đó ta có thể kết luận chức năng của NSNN là:
- Thực hiện cân đối giữa khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của Nhà nước
- Huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán nhànước
1.1.1.4 Vai trò của Ngân sách Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, NSNN được xem làmột trong những công cụ quan trọng được nhà nước sử dụng để điều tiết nền kinh tế
vĩ mô bởi những ảnh hưởng có tính quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nềnkinh tế - xã hội Vai trò của NSNN được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Khi Nhà nước xuất hiện, để duy trì tổ chức bộ máy Nhà nước và thực hiện các
Trang 3013chức năng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của mình, cần có đủ nguồn lực tài chínhvững mạnh Bằng quyền lực chính trị, Nhà nước đã kêu gọi sự đóng góp của xã hội
Trang 31dưới hình thức thuế, công trái, trái phiếu… Nhờ có hoạt động thu này mà Nhà nước có đủ nguồn lực để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mình.
Tuy nhiên, khi tiến hành huy động nguồn lực tài chính vào quỹ ngân sách Nhànước, Nhà nước cần chú ý đến mức độ động viên nguồn tài chính Tỷ lệ động viên vàongân sách Nhà nước đối với tổng sản phẩm quốc nội căn cứ vào chủ trương pháttriển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ Mức động viên cácnguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước của các chủ thể trong xã hội thông qua thuế
và các khoản thu khác phải hợp lý vừa thúc đẩy kinh tế xã hội vừa đảm bảo duy trì sựtồn tại và tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước
- Là công cụ điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội
Đây là vai trò được xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trongmột giai đoạn phát triển nhất định Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt độngkinh tế, sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế chủyếu tuân theo sự điều tiết của các quy luật vốn có của thị trường Nhà nước khôngcan thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế - xã hội đó mà chỉ sử dụng luật pháp vàcác công cụ tài chính, giá cả, tiền tệ để quản lý Cũng trong nền kinh tế thị trường,nhiều thành phần kinh tế tồn tại và được tự do cạnh tranh, tự do liên kết hoạtđộng Nền kinh tế được phát triển đa dạng và hình thành nhiều thị trường mà trướcđây chưa có như thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường sức lao động Kinh tế thị trường tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ
Bên cạnh những ưu điểm trên thì nền kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại cáckhuyết tật như: Xuất hiện độc quyền trong sản xuất kinh doanh; có những hành vi viphạm luật pháp như buôn lậu, trốn thuế, gian lận thuế…, lạm dụng tài nguyên huỷhoại môi trường; phân hóa xã hội giàu nghèo Để khắc phục những khuyết tật đó,Nhà nước đã sử dụng hàng loạt các công cụ tài chính trong đó ngân sách Nhà nướcđược coi là một trong những công cụ chủ yếu để điều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế
xã hội Vai trò điều chỉnh vĩ mô của ngân sách Nhà nước đối với các hoạt động kinh
tế - xã hội thể hiện trên 3 mặt tương ứng với 3 nội dung cơ bản sau:
* Về mặt kinh tế: Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của ngân sách Nhà nước
Trang 32* Về mặt thị trường: Ngân sách Nhà nước là công cụ để bình ổn giá cả, ổn định
thị trường và chống lạm phát
Trang 33* Về mặt xã hội: Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập, tạo sự
công bằng cho các giai cấp trong xã hội
1.1.2.Chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là biểu hiện của quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính
đã được tập trung trong quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năngkinh tế - xã hội của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định Quá trình phân phốichính là việc cấp phát kinh phí từ NSNNđể hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào
sử dụng Quá trình sử dụng chính là việc trực tiếp dùng nguồn kinh phí đã được cấpphát để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước Do đó, chi NSNNchính là sự phối hợp giữa quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN Phân biệt rõ haiquá trình này trong chi ngân sách có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi NSNN.Luật NSNN năm 2002 tại khoản 2 điều 5 đã xác định, nội dung chi ngân sáchnhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, anninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi việntrợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật [21]
Luật NSNN năm 2015, tại khoản 2 điều 5 đã xác định, nội dung chiNSNN gồm:chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi việntrợ, các khoản chi khác theo quy định của pháp luật [22]
Như vậy có thể hiểu, chi NSNN là việc sử dụng quỹ tiền tệ quốc gia nhằm thúcđẩy chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua việc sử dụng tiền đểđiều hòa các quan hệ kinh tế hay đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng cho xãhội Chi NSNN mang hình thức hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu
1.1.3 Quản lý chi NSNN
1.1.3.1 Khái niệm
Quản lý chi NSNN là công cụ mà Chính phủ dùng thực hiện chính sách ngânsách trong đời sống kinh tế xã hội, đảm bảo cho việc chi NSNN được đúng với mụctiêu, đối tượng đã đề ra, và đem lại hiệu quả cao nhất [10] Theo cách hiểu đơnthuần, quản lý chi NSNN là quản lý những khoản chi tiêu của Nhà nước, và hoạt độngnày được thực hiện bởi các cơ quan chuyên quản của nhà nước, các tổ chức cá nhânđược nhà nước trao quyền
Trang 3410Quản lý NSNN của một địa phương là hoạt động của các chủ thể quản lý thôngqua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác
Trang 35động và điều chỉnh hoạt động của các cấp ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã
định
Quản lý chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụngcác phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi ngân sáchnhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đãđược Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ
Theo cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở nước ta, quản lý chi NSNN đượcphân quyền cho hai cơ quan quản lý chính là cơ quan tài chính công (Bộ Tài chính; cơquan tài chính địa phương) và Kho bạc nhà nước Cơ quan tài chính có nhiệm vụ quản
lý quá trình phân bổ ngân sách theo đúng mục đích và chế độ đã được Nhà nước quyđịnh Kho bạc nhà nước giám sát quá trình sử dụng thực tế ngân sách nhằm đảm bảoviệc sử dụng ngân sách theo đúng chế độ hiện hành Trong khuôn khổ luận văn này,quản lý chi NSNN chỉ được nghiên cứu, xem xét trong phạm vi quyền hạn, chức năngcủa cơ quản quản lý tài chính công
Quản lý chi NSNN của cơ quan quản lý tài chính công được phân chia theo haituyến: Trung ương và địa phương Ở Trung ương, Bộ Tài chính là đầu mối quản lý chiNSTW; ở địa phương, Sở Tài chính là đầu mối quản lý chi NSĐP có phân cấp ở mức độnhất định cho các Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện và ban tài chính xã Tuynhiên, do hệ thống NSNN ở Việt Nam được cấu trúc theo nguyên tắc thống nhất nênNSĐP và NSTW đều được Chính phủ phê duyệt (hàng năm hoặc giao ổn định 3-5năm), được chế định trong một luật duy nhất, được chi tiêu theo chế độ chung
Thực chất của quản lý chi NSNN là giám sát quá trình xác định các nhiệm vụ cầnchi NSNN, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa các khoản chi cho các nhiệm vụ đó vàgiám sát quá trình sử dụng thực tế NSNN Để làm tốt công việc này, cơ quan quản lýtài chính công thực hiện có hệ thống các biện pháp và công cụ đặc thù như Mục lụcNSNN, định mức, chế độ chi NSNN, dự toán NSNN, quyết toán NSNN
Mục tiêu của quản lý chi NSNN là đảm bảo việc sử dụng ngân sách tiết kiệm,hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế, đúng chính sách, chế độ của Nhà nước,tạo tiền đề vật chất để Nhà nước thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình
Trang 3612trong từng thời kỳ nhất định.
Trang 371.1.3.2 Đặc điểm
Giống như mọi hoạt động quản lý khác, quản lý chi NSNN cũng bao gồm cácchức năng: hoạch định kế hoạch, chính sách, mục tiêu; tổ chức thực hiện các kếhoạch, chính sách, mục tiêu đó; kiểm tra, giám sát để quá trình thực hiện đạt đượchiệu quả cao nhất Song, do gắn với tài chính công, nên quản lý chi NSNN mang một
số đặc điểm riêng sau đây:
Thứ nhất, đơn vị quản lý chi ngân sách là các cơ quan nhà nước và thực hiện quản lý chi trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật
Ở nước ta, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ Trungương đến địa phương và là cơ sở để trực tiếp quản lý và điều hành các mặt hoạtđộng của đời sống xã hội Ở cấp Trung ương, quản lý chi NSNN được thực hiệnbởi hệ thống cơ quan quản lý nhà nước Trung ương như Chính phủ; Bộ và các cơquan ngang Bộ Ở cấp địa phương, việc quản lý chi ngân sách được thực hiện bởiUBND các cấp, các sở, phòng, ban của địa phương
Việc quản lý chi ngân sách của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp được thựchiện trên cơ sở quy định hiện hành của Pháp luật nhằm đảm bảo tính khách quan,minh bạch, chuẩn hóa Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa quản lý chi ngânsách nhà nước và quản lý tài chính của các chủ thể không phải là Nhà nước
Thứ hai, quản lý chi NSNN vừa mang tính chất chính trị, vừa mang tính quản trị tài chính công
Tính chất chính trị thể hiện ở chỗ quản lý chi NSNN hướng tới các mục tiêuchính trị như phân bổ hợp lý ngân sách giữa các tầng lớp dân cư, giữa các lĩnh vựckhác nhau trong nền kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn Nếu quản lý chiNSNN không hiệu quả thì các chính sách, các mục tiêu phân bổ ngân sách của Nhànước sẽ sai lạc, làm chệch hướng tác động chính trị của nhà nước, tạo cơ hội cho cácnhóm đối lập tuyên truyền làm giảm uy tín của Nhà nước Hơn nữa, cơ quan quản lýchi NSNN có thể sử dụng các phương pháp quản lý hành chính để buộc các chủ thể sửdụng ngân sách phải tuân thủ Khi cần thiết, các cơ quan hành chính còn có thể
áp dụng các chế tài pháp lý đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trongquá trình sử dụng NSNN
Trang 38Tính quản trị tài chính công của quản lý chi NSNN thể hiện ở chỗ Nhà nước cóthể sử dụng các công cụ và kỹ thuật quản trị tài chính nói chung Ở đây những kỹthuật
Trang 39quản trị tài chính như dự toán, định mức, kế toán, quyết toán, xử lý thâm hụt, thặng
dư ngân sách theo thời gian thường được sử dụng
Thứ ba, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách khó được lượng hóa.
Nếu hiệu quả quản lý chi ngân sách của khu vực tư nhân có thể được lượng hóathông qua tính toán lợi ích và lợi nhuận thì hiệu quả quản lý NSNN khó đánh giá bằngtiền Nguyên nhân là do, một mặt, các hoạt động sử dụng ngân sách thường ít dựatrên cơ chế tự trang trải và có lãi; mặt khác, khó đánh giá bằng tiền kết quả sửdụng chi ngân sách cho phúc lợi xã hội Chính vì khó lượng hóa các thước đo hiệu quảquản lý chi NSNN nên quản lý chi ngân sách dễ sa vào quan liêu, duy ý chí, sai lầmnhưng chậm bị phát hiện
Thứ tư, quản lý chi NSNN là một hoạt động phức tạp, nhạy cảm, đối mặt thường xuyên với xung đột lợi ích.
Tính chất phức tạp của quản lý chi NSNN được thể hiện ở chỗ, đối tượng củaquản lý chi NSNN rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhưđầu tư, chuyển giao thu nhập, tài trợ, Hơn nữa, các chủ thể nhận trợ cấp tiền từngân sách đều có động cơ muốn nhận được nhiều hơn, trong khi đó thu ngân sách
có hạn nên thường xuyên tồn tại mâu thuẫn giữa nhu cầu đòi hỏi chi cao của các chủthể sử dụng NSNN với khả năng đáp ứng nguồn chi thấp của NSNN
Thứ nhất, quản lý chi NSNN hiệu quả hỗ trợ Nhà nước ổn định vĩ mô
Quản lý chi NSNN hiệu quả cho phép các địa phương chủ động chi tiêu phù hợpvới thực trạng nền kinh tế Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, quản lý chi NSNN cóhiệu quả sẽ ưu tiên chi ngân sách cho kích cầu Do đặc thù của hoạt động NSNN diễn
Trang 40ra trên phạm vi rộng, đa dạng, phức tạp, nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng với tốc độnhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn Vì vậy tăng cường quản lý chi