Xin giới thiệu khái quát về Vietcombank Chương dương: - Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN- Chi nhánh Chương Dương - Địa chỉ: 564 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy –Long Biên Hà nội -
Trang 11.Mỗi một tổ chức đều có những quy trình tác nghiệp cơ bản để có thể hoạt động liền mạch Tôi đang công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam – Chi nhánh Chương dương ( Vietcombank Chương dương) Xin giới thiệu khái quát về Vietcombank Chương dương:
- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN- Chi nhánh Chương Dương
- Địa chỉ: 564 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy –Long Biên Hà nội
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ…
- Số lao động: 120 cán bộ
- Các Phòng Ban: Phòng Khách hàng, Phòng kế toán, Phòng Dịch vụ NH, Phòng Ngân quỹ, Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ và 05 Phòng Giao dịch
Hiện tại tôi đang công tác tại Phòng Khách hàng.Phòng khách hàng có số lượng cán bộ là 15 cán bộ với mức dư nợ 2000 tỷ đồng với lượng khách hàng là
100 khách hàng là doanh nghiệp và 400 khách hàng là thể nhân Chúng tôi thực hiện nhiều quy trình tác nghiệp cho nhiều loại hình vay, mỗi loại hình vay là có một quy trình tác nghiệp cụ thể Sau đây tôi xin chọn quy trình tác nghiệp đối với nghiệp vụ cho vay không có tài sản bảo đảm đốivới cán bộ công nhân viên Vietcombank:
Xã hội ngày càng phát triển đời sống được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng Bên cạnh nhu cầu về vố là một vấn đề hết sức nhạy cảm, luôn đòi hỏi được đáp ứng đầy đủ và kịp thời Cho vay tín chấp ( không có TSBD) đối với cán bộ công nhân viên ra đời nhằm mục đích giải quyết những vấn đề trên, nhằm thỏa mãn những nhu cầu cần thiết của khách hàng.Hình thức cho vay tín chấp đối với CBCNV mặc dù không mới mẻ nhưng rất phù hợp với thực tế hiện tại Nền kinh
Trang 2tế phát triển ổn định, thu thập của người lao động ngày càng nâng cao, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng là rất cần thiết
Cho vay tín chấp đối với CBCN có nhiều lợi ích: Giúp cho CBCNV thỏa mãn những nhu cầu về vốn nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần hòa nhập với sự phát triển của xã hội Tổ chức, đơn vị có khả năng quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình trả nợ vay của nhân viên minh, tạo nên sự tự tín nhiệm trong quan
hệ tín dụng với ngân hàng
Ngày 4/7/2010, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam có ban hành Quyết định số 288/QĐ-NHTMCPNT.CS&SPNHBL về việc ban hành quy định về sản phẩm cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản áp dụng đối với cán bộ công nhân viên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam
Đặc tính của sản phẩm này là: Bên cạnh các điều kiện vay vốn theo quy định cho vay hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN và các quy định khác của pháp luật, khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
-Là cán bộ Vietcombank được ký lao động chính thức có thời hạn lao động từ 01 năm trở lên
- Được Phòng/Ban quản lý trực tiếp xác nhận thông tin cần thiết theo yêu cầu của Ngân hàng
- Không có nợ quá hạn tại NHNT và các tổ chức tín dụng khác vào thời điểm xin vay
Sản phẩm cung ứng thuộc hạn mức: bao gồm cho vay theo hạn mức và cho vay theo hạn mức thấu chi
-Mục đích vay vốn: Tiêu dùng hợp pháp phục vụ đời sống cá nhân và gia đình -Tổng hạn mức cho vay: không quá 24 tháng lương
-Thời gian vay: không quá 5 năm
-Phương thức trả nợ: Hàng tháng/ hàng quý
Quy trình thực hiện cơ bản:
Trang 3Bước thực
hiện
Công việc cụ thể Chứng từ liên
quan
Bộ phận thực hiện
1.Tiếp nhận,
xác minh
-Phòng Khách hàng ( Phòng KH) tiếp nhận hồ sơ vay vốn theo quy định và thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ hồ sơ -Phòng KH lập phiểu luân chuyển chứng
từ theo mẫu ghi rõ ngày giờ tiếp nhận hồ
sơ vay vốn của cán bộ VCB
- Hồ sơ vay vốn (trừ tờ trình, hợp đồng)
Phòng Khách hàng
2.Lập đề
xuất
-Cán bộ khách hàng lập tờ trình cấp hạn mức tín dụng trong đó nêu rõ đánh giá, đề xuất của mình trình lãnh đạo Phòng xem xét
-Phòng KH trình Giám đốc
-Bộ hồ sơ vay vốn (trừ hợp đông)
Phòng Khách hàng
3.Phê duyệt -Căn cứ những nội dung thẩm quyền và đề
xuất của Phòng Khách hàng Cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt
-Ý kiến phê duyệt của cấp có thẩm quyền phải thể hiện rõ ràng trên tờ trình hạn mức tín dụng, trong đó kết luận rõ đồng ý hoàn toàn/không đồng ý hoặc đồng ý nhưng có
bổ sung ý khác.
-Tờ trình có ý kiến của cấp có thẩm quyền
Cấp có thẩm quyền
4.Lập và ký
hợp đồng tín
dụng
-Phòng Khách hàng lập Hợp đồng hạn mức tín dụng cho cán bộ VCB theo mẫu , Phòng Khách hàng ký nháy trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
-Cấp thẩm quyền xem xét và ký hợp đồng
-Hợp đồng hạn mức tín dụng
Phòng Khách hàng
5.Chuyển hồ
Phòng Kế
toán
-Toàn bộ hồ sơn phê duyệt được chuyển sang phòng kế toán.
-Phòng Kế toán kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tín dụng Nếu khớp đúng, Phòng Kế toán ghi rõ ngày giờ tiếp nhận
hồ sơ nhận và lưu lại cùng với hồ sơ tín dụng
-Bộ hồ sơ vay vốn
Phòng KH Phòng Kế toán
Trang 4-Hồ sơ sau khi hoàn tất phải thực hiện xử
lý hồ sơ và khai báo, cập nhật dữ liệu trên
hệ thống
6.Xử lý hồ sơ Phòng kế toán chuyển hồ sơ liên quan đến
cấp hạn mức thấu chi cho Phòng quản lý tài khoản tiền gửi khách hàng phục vụ công tác sao kê, đối chiếu giao dịch.
-01 bản pho to tờ trình phê duyệt -01 bản hợp đồng hạn mức tín dụng
Phòng Kế toán
Phòng q/lý tiền gửi
7.Cập nhật
dữ liệu vào
hệ thống
-Phòng kế toán thực hiện tác nghiệp trên
hệ thống theo quy định: bao gồm:
* Bổ sung, cập nhật hồ sơ thông tin cán bộ
VCB phục vụ công tác thống kế, xếp hạng tín dụng.
*Mở hợp đồng, khai báo hạn mức vay/thấu chi, mở tài khoản vay, cài đặt thu lãi, thu gốc tự động, căn cứ trên hồ sơ.
-Phiếu luân chuyển chứng từ -Bộ hồ sơ vay vấn
Phòng kế toán
8.Giải ngân -Bộ phận quản lý nợ Phòng kế toán
chuyển kế toán tiền vay hồ sơ cần thiết để giải ngân lần đầu cho cán bộ VCB: 1 bản gốc hợp đồng tín dụng ,1 bản gốc giấy đề nghị vay vốn kiêm giấy nhận nợ , chứng
từ nhận nợ…
-Các lần giải ngân tiếp theo: Phòng Khách hàng tiếp nhận hồ sơ giải ngân.
- Bộ phận Quản lý nợ thuộc Phòng kế toán sau khi ký xác nhận trên Giấy đề nghị rút vốn kiêm giấy nhận nợ sẽ thực hiện:
*Chuyển 01 bản gốc lại cho Phòng KHđể trả cho khách hàng.
*01 bản gốc lưu tại Phòng kế toán
*01 bản gốc chuyển bộ phận kế toán tiền vay để thực hiện giải ngân.
Phòng Kế toán
Phòng Khách hàng
Bộ phận kế toán tiền vay
Trang 5-Kế toán tiền vay giải ngân cho CB VCB theo yêu cầu Hồ sơ giải ngân.
8.Lưu hồ sơ Tổ Quản lý nợ lưu giữ và quản lý hồ sơ an
toàn, bao gồm:
-Hồ sơ hạn mức: - CMT pho to, 01 bản gốc Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ có xác nhận của Phòng Ban có nội dung trình, thẩm định và phê duyệt hạn mức, 01 bản gốc Hợp đồng hạn mức tín dụng,01 bản gốc phiếu luân chuyển chứng
từ
-Hồ sơ giải ngân: giấy đề nghị rút vốn kiêm Giấy nhận nợ.
- Tại bộ phận kế toán tiền vay: lưu đầy đủ chứng từ liên quan theo quy định kế toán hiện hành
-Tại bộ phận quản lý tài khoản tiền gửi thanh toán (trường hợp Cán bộ VCB sử dụng dịch vụ thấu chi) đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về lưu giữ chứng
từ tối thiểu 01 bản gốc Hợp ừ đồng hạn mức tín dụng.
Tổ quản lý nợ thuộc Phòng
Kế toán và các bộ phận liên quan
9.Thu nợ -Tự động bằng hệ thống tài khoản nhận
lương định kỳ của CB CNV -Từ các nguồn khác nếu cần…
-Bảng kê trả lương tự động -giấy nộp tiền -Phiếu chuyển khoản
Bộ phận kế toán tiền vay
10.Tất toán
khoản vay
-Hàng ngày, tổ quản lý nợ thuộc Phòng Kế toán in bảng kê cho vay CBCNV đã được tất toán gửi Phòng Khách hàng
-bảng kê tất toán tài khoản vay trong ngày
Tổ quản lý nợ Phòng Khách hàng
11.Rà soát lại
hạn mức
hàng năm
-Trên cơ sở Báo cáo các Hợp đồng hạn mức cần rà soát trong tháng do Tổ QLN cung cấp, Phòng Khách hàng tiến hành rà
-Báo cáo các Hợp đồng hạn mức cần rà soát
Tỏ quản lý nợ Phòng Khách hàng
Trang 6soát và cấp hạn mức tín dụng mới theo đúng như Quy trình nêu trên
trong tháng
12.Sửa đổi
hạn mức
-Quy trình sửa đổi thực hiện giống như cấp lại hạn mức tín dụng mới
2- Quy trình này có những bất cập hay nhược điểm cho công tác quản lý và hướng cải thiện
-Thứ 1, đây là hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo, đối tượng cho vay chỉ giành cho khách hàng là cán bộ Vietcombank Theo đánh giá chủ quan của tôi thì mức độ rủi ro cho loại hình vay này là tương đối thấp.Nhưng các bước thực hiện quy trình vẫn thực hiện đầy đủ từng bước như cho vay thông thường là khá dài dòng, khiến thời gian khách hàng chờ đợi giải ngân bị kéo dài, điều này khiến cho cán bô VCB rất ngại vay vốn, từ đó việc triển khai phát triển Chương trình này không đạt được mục tiêu của Ban lãnh đạo là tạo điều kiện giúp đỡ cho cán bộ nâng cao đời sống trong hệ thống Vietcombank Và hơn nữa các tác nghiệp bị trùng lập không cần thiết đó đã làm giảm năng suất tại các Bộ phận phòng Ban của Chi nhánh
+Tại Bước thực hiện 3 và 4 có thể lập thành 1 bước là lập tờ trình và ký hợp đồng tín dụng ( đã có chứng ký khách hàng) với cấp có thẩm quyền Vì Phòng Khách hàng lập Tờ trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đây mới tiếp tục soạn Hợp đồng tín dụng và tiếp tục trình ký cấp có thẩm quyền phê duyệt, 2 công đoạn này tách rời nhau ra thì rất mất thời gian cho Khách hàng và Cấp có thẩm quyền phê duyệt phải đọc hồ sơ 2 lần ( 1 lần tờ trình, 1 lần Hợp đồng tín dụng) nên mất thời gian.Do vậy nên gộp Bước thực hiện số 3,số 4 thành chung một Bước thực hiện
+ Tại Bước thực hiện số 8: Tổ quản lý nợ và Bộ phận kế toán tiền vay đều thuộc Phòng Kế toán Theo quy trình quá trình giải ngân phải thông qua Tổ quản lý
nợ, Bộ phận kế toán tiền vay, và Lãnh đạo Phòng Kế toán duyệt các phiếu hạch
Trang 7toán nợ vay Thao tác tác nghiệp này quá mất nhiều thời gian, Lãnh đạo Phòng
Kế toán cùng phải duyệt chứng từ làm 2 lần do các bộ phận Tổ Quản lý nợ trình
và Bộ phận tiền vay trình duyệt cùng một đối tượng duyệt Do đó, nên chỉnh sửa tập trung Thực hiện Bước Giải ngân là Tổ quản lý nợ thực hiện kiểm tra chứng
từ giải ngân hợp lệ và thực hiện hạch toán và trình Lãnh đạo Phòng Kế toán duyệt chứng từ chỉ 1 lần
-Thứ 2, Bước quy trình thứ 9: Bộ phận Quản lý nợ và Bộ phận quản lý tiền vay cùng trực thuộc phòng kế toán cùng lưu giữ chứng từ giống nhau Điều này là không cần thiết, gây ra lãng phí về giấy tờ và công sức của cán bộ, không cần thiết chỉ cần Bộ phận Quản lý nợ lưu giữ toàn bộ hồ sơ vay vốn mà thôi
- Thứ 3, Bước quy trình thứ 6: Tổ quản lý nợ chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến cấp tín dụng thấu chi cho Phòng quản lý tiền gửi khách hàng Quy trình này chưa chặt chẽ vì khoản cấp tín dụng thấu chi cũng là một khoản tín dụng, về nguyên tắc tất cả các khoản vay phát sinh của khách hàng thì Tổ quản lý nợ phải biết rõ khách hàng đang dư nợ bao nhiêu, nợ gốc và nợ lãi vay như thế nào? Nếu giao việc hạn mức thấu chi cho Phòng quản lý tiền gửi theo dõi thì Tổ Quản lý nợ sẽ không thể biết tổng thế tình hình dư nợ của khách hàng nên rất rủi ro Theo ý kiến tôi, nên tập trung đầu mối theo dõi dư nợ hạn mức và thấu chi là Tổ quản lý
nợ theo dõi Chỉ thông báo cho Phòng quản lý tiền gửi khách hàng bằng văn bản
số tiền thấu chi tại tài khoản cụ thể của khách hàng vay để Phòng quản lý tiền gửi phối hợp theo dõi
Câu 2: Sau khi được học môn Quản trị hoạt động, bản thân tôi nhận thấy nội
dung gần gũi và có thể áp dụng ngay vào công việc hàng ngày của Vietcombank Chương Dương Đây là môn học thú vị và rất bổ ích Tôi thích nhất là môn học cung cấp kiến thức cơ bản về mô tả quy chuẩn các quá trình tác nghiệp mang tính hệ thống, hoạt động đồng nhất, là cơ sở để các đơn vị kinh doanh trực thuộc
Trang 8thực thi theo những quy định tác nghiệp, giúp nhà quản lý có tầm nhìn tổng quát, xây dựng được kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn và đồng bộ Định hướng mọi hoạt động một cách đồng bộ và theo đúng những quy định đã đặt ra, tránh được những sai sót và rủi ro không đáng có từ phía người thực thi.Quản lý
và đánh giá chất lượng công việc của từng cán bộ/Phòng/Ban/Tổ trong hoạt động ngân hàng Về phương pháp nghiên cứu 7 loại lãng phí theo quan điểm sản xuất LEAN và phương pháp để tăng năng suất lao động.Tôi tự nhận thấy nơi tôi đang làm việc có rất nhiều lãng phí và năng suất lao động, làm việc chưa cao
1- Lãng phí thời gian và năng suất lao động chưa cao trong công tác thông báo thu lãi và gốc đến hạn của khách hàng thể nhân:
Hiện tại Phòng Khách hàng của tôi đang phải theo dõi dư nợ vay tiêu dùng với số lượng khách hàng là 400 khách Theo quy trình hiện tại, cán bộ khách hàng phụ trách thể nhân phải theo dõi nợ gốc, nợ lãi Hàng tháng vào ngày 25 -30, cán bộ Khách hàng chúng tôi phải gọi điện thoại cho 400 khách hàng (số lần gọi điện trung bình là 2-3 lần/.1 khách hàng) để giục khách hàng đến nộp lãi vay hoặc trả nợ gốc theo định kỳ của Lịch trả nợ Việc thực hiện gọi điện cho khách hàng giục khách hàng trả tiền lãi hàng tháng mất rất nhiều thời gian của cán bộ khách hàng và chi phí tốn kém gọi điện thoại phụ trôi rất nhiều Mặt khác thời gian gọi điện thông báo khách hàng tiền lãi đã làm cho cán bộ khách hàng không tập trung làm các công tác cấp tín dụng khác nên tốt độ công việc cấp tín dụng bị chậm lại, làm ảnh hưởng đến kế hoạch dư nợ của Phòng Khách hàng và ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng, điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và giảm năng suất năng động
Ngay sau khi học môn Quản trị hoạt động tôi đã nghĩ ra phương pháp để giúp cho công việc khoa học và chống được lãng phí thời gian và nâng cao năng suất cho cán bộ Phòng Khách hàng Tôi đã thiết kế quy trình tác
Trang 9nghiệp thông báo lãi vay, nợ gốc đến hạn cho 400 khách hàng thông qua
hệ thống thông báo bằng tin nhắn qua dịch vụ SMS Hiện nay Quy trình này đang được triển khai bắt đầu từ ngày 20/12/2011 Cụ thể:
- Quy trình nhắc nợ vay qua dịch vụ SMS đối với khách hàng thể nhân (sau đây gọi tắt là Quy trình nhắc nợ) là hướng dẫn nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Chương Dương về trình tự, thủ tục cụ thể trong quá trình thông báo nợ gốc vay đến hạn, lãi vay đối với khách hàng thể nhân
-Quy trình nhắc nợ hướng dẫn các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất về việc thực hiện nhắc nợ đối với khách hàng thể nhân trong toàn Chi nhánh đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và quy định của pháp luật
Phạm vi áp dụng:
Khách hàng vay là thể nhân tại chi nhánh
Khách hàng thể nhân sử dụng dịch vụ điện thoại di động của các mạng viễn thông như: Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Beeline, Vietnamobile, Sfone, EVN
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1 Nguyên tắc cung cấp dịch vụ:
Chỉ nhắc nợ 01 lần duy nhất bill gốc/lãi đến hạn của 01 tài khoản vay tới 01 số điện thoại di động duy nhất
Nhắc nợ theo danh sách do phòng Khách hàng và các Phòng giao
2 Nội dung tin nhắn:
Trang 10+ Tin nhắn lãi hàng tháng:
“Vietcombank Chuong Duong Xin thong bao lai tien vay phai tra thang xx cua tai khoan vay 054********* cua quy khach la yyyy VND, kinh de nghi Quy khach thanh toan truoc ngay xx/xx, tran trong cam on”
+ Tin nhắn gốc đến hạn:
“Vietcombank Chuong Duong Xin thong bao no goc tien vay den han
ky xx cua tai khoan vay 054********* cua quy khach la yyyy VND, kinh de nghi Quy khach thanh toan truoc ngay xx/xx, tran trong cam on”
3 Trình tự thực hiện:
3.1 Bước 1: Thu thập và cập nhật danh bạ điện thoại của khách hàng cần nhắc nợ
Phòng Khách hàng và các Phòng Giao dịch lập bảng danh bạ điện thoại di động của khách hàng cho từng tài khoản vay thuộc các mạng viễn thông được phép (theo mẫu
số 01) và gửi vào địa chỉ mail đăng ký của Phòng Kế toán vào các thời điểm sau:
+ Thời điểm bắt đầu triển khai: các phòng gửi về phòng Kế toán muộn
nhất 15h00 ngày 21/12/2011.
+ Hàng tháng các phòng cập nhật và gửi về phòng Kế toán vào ngày làm việc đầu tiên của tháng và trước 01 ngày làm việc kể từ ngày
đổ bill lãi
3.2.Bước 2: Tập hợp danh sách nhắc nợ