Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam a. Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận b. Xây dựng Đảng về chính trị c. Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ (• Hệ thống tổ chức của Đảng, • Các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng) d. Xây dựng Đảng về đạo đức
Trang 1Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
a Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận
- Lý luận giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Lý luận đúng đắn có vai trò hướng dẫn, tập hợp lực lượng, dự báo đưa cách mạng đi đến thắng lợi Lý luận khi đã thâm nhập vào quần chúng sẽ trở thành lực lượng vật chất to lớn
- Đối với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vì Đảng không có chủ nghĩa cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam
b Xây dựng Đảng về chính trị
- Nội dung xây dựng Đảng về chính trị bao gồm: xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị…trong đó, theo Hồ Chí Minh, xây dựng đường lối chính trị là vấn đề cốt tử đối với sự tồn tại và phát triển của Đảng
- Xây dựng đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn: dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin; vận dụng phù hợp thực tiễn, học tập kinh nghiệm anh em, bản thân Đảng phải “đạo đức, văn minh”
- Giáo dục đường lối, chính sách của Đảng
- Thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên
c Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
• Hệ thống tổ chức của Đảng: Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức Vì
vậy, phải xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ trung ương đến cơ sở vững mạnh
Trang 2*Trong hệ thống tổ chức Đảng, chi bộ có vai trò như thế nao?
- Trong hệ thống tổ chức Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng, là môi trường rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên, chi bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng và quần chúng nhân dân
• Các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng
o Tập trung dân chủ: là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng, giữa tập
trung và dân chủ có quan hệ khăng khít với nhau: tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung
o Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Vì sao phải tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách?
Khi thực hiện nguyên tắc này cần chú ý khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền, chống tình trạng dựa dẫm, không dám quyết đoán
o Tự phê bình và phê bình: phải tiến hành thường xuyên, thẳng thắn, trung
thực, không nể nang, cũng không trù úm, bôi nhọ mà phải xuất phát từ tình thương yêu lẫn nhau
o Kỷ luật nghiêm minh, tự giác:
+/Tính nghiêm minh đòi hỏi tất cả các tổ chức và mọi đảng viên đều bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước pháp luật, trước mọi quyết định của Đảng
+/ Mỗi tổ chức, đảng viên phải tự giác, gương mẫu trong công tác, cuộc sống
o Đoàn kết, thống nhất trong Đảng:
+/Đoàn kết trên cơ sở lý luận của Đảng, cương lĩnh, điều lệ, đường lối, quan điểm…của Đảng +/ Muốn đoàn kết phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên phê và tự phê, tu dưỡng đạo đức cách mạng …
Trang 3• Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng
- Cán bộ: là dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân Công việc thành hay bại là do cán bộ tốt hay kém Do vậy, người cán bộ phải có đủ đức và tài trong đó đạo đức là cái gốc
- Công tác cán bộ: là công tác gốc của Đảng, bao gồm các khâu: tuyển chọn cán bộ, đào tạo, huấn luyện, đánh gía, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, thực hiện các chính sách đối với cán bộ
d Xây dựng Đảng về đạo đức
- Tư cách và đạo đức cách mạng của Đảng:
+/ Một Đảng chân chính phải có đạo đức
+ Đạo đức của Đảng ta là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, mang bản chất của giai cấp công nhân
+/ Có đạo đức cách mạng trong sáng, Đảng ta mới lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi
- Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên: chú ý đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân