GIÁO ÁN HÓA HỌC 11BÀI 28: BÀI THỰC HÀNH 3 PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ.. Kiến thức: - Biết nguyên tắc phân tích định tính các hợp chất hữu cơ: xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất
Trang 1GIÁO ÁN HÓA HỌC 11
BÀI 28: BÀI THỰC HÀNH 3 PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN
I Mục tiêu của bài học:
1 Kiến thức:
- Biết nguyên tắc phân tích định tính các hợp chất hữu cơ: xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ
2 Kĩ năng:
- Rèn luyên kĩ năng thực hành với các hợp chất hữu cơ
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hànhthí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất như đun nóng ống nghiệm chứa chất rắn…
II chuẩn bị:
- GV: + Ống nghiệm, bộ giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, nút cao su, ống dẫn khí hình chữ L( đầu dài vuốt nhọn), thìa lấy hóa chất, đèn cồn
+ Saccarozơ ( đường kính), CuO, CuSO4 khan, bông không thấm nước
- HS: Ôn tập những kiến thức có liên quan đến các thí nghiệm thực hành: đại cương hóa học hữu cơ,
hidrocacbon no
III Phương pháp giảng dạy:
Đàm thoại kết hợp trực quan sinh động
IV Tổ chức hoạt động dạy học:
1 Ổn định lớp: (5 phút)
Kiểm tra sĩ số, tác phong HS, chia nhóm thực hành
2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Nêu cách tiến hành thí nghiệm 1
3 Tiến trình giảng dạy:
Hoạt động 1: Hướng dẫn (10 phút)
- Nêu mục đích, nhiệm vụ của bài thực hành
- Nêu các điểm chú ý về kĩ năng( lắp dụng cụ nung
hóa chất rắn, cách đun)
+cách tiến hành các thí nghiệm cụ thể, các thao tác
khó, làm mẫu các thao tác lắp bộ dụng cụ
- Lắng nghe, ghi chép
- Lắng nghe,quan sát ghi chép
Hoạt động 2: thí nghiệm 1: Xác định định tính cacbon và hidro (15 phút)
- Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm như SGK - Tiến hành các thao tác:
+ Lấy vào capsun 4 thìa thủy tinh saccarozơ ( 0,2 gam)
và 2 thìa thủy tinh bột CuO ( 1- 2 gam) trộn đều cho
và ống nghiệm khô
+ Cho tiếp 1 thìa thủy tinh bột CuO phủ kín bề mặt GV: ĐINH TH HÀỊ HÀ Page 1
Trang 2GIÁO ÁN HÓA HỌC 11
- Lưu ý: + Để nhận ra nguyên tố C, H trong thành
phần hợp chất hữu cơ, ta đun nóng hợp chất hữu cơ
với CuO để chuyển nguyên tố C thành CO2, nguyên tố
H thành H2O Để nhận được nước tạo thành cần làm
thí nghiệm sạch, khô
+ Sau khi đã cho saccarozơ ( C12H22O11) và
CuO vào đáy ống nghiệm, đặt một lớp bông không
thấm nước sau đó phủ lên lớp bông 1 lượng CuSO4
khan
- Yêu cầu HS sau khi quan sát hiện tượng giải
thích? Viết phương trình hóa học chứng minh?
hỗn hợp + Xé mỏng 1 núm bông và cho tiếp lên lớp bông1 thìa thủy tinh bột CuSO4 khan, cuộn bông có lẫn CuSO4
khan lại và đặt vào ống nghiệm cách miện ống nghiệm khoảng 2 cm
+ Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí và cặp lên giá thí nghiệm, miệng ống nghiệm hơi chúc xuống
+ Đưa ống dẫn khí vào ống nghiệm chứa sẵn 3- 4 ml dung dịch Ca(OH)2
+ Dùng đèn cồn hơ đều ống nghiệm trên giá rồi tập trung đun nóng mạnh hỗn hợp phản ứng
+ Quan sát sự biến đổi màu sắc của CuSO4 khan( màu trắng) trong lớp bông, hơi nước ngưng đọng trong ống dẫn khí, dung dịch Ca(OH)2 trong ống nghiệm
- Lắng nghe
- Trả lời
- phương trình hóa học
C12H22O11 + 12O2
o
t
12CO2 + 11H2O CuSO4 (khan)+ 5H2O CuSO4.5H2O Trắng xanh
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Hoạt động 3: Công việc sau buổi thực hành ( 10 phút)
- Yêu cầu HS thu dọn hóa chất, rửa dụng cụ thí
nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm
- Nhận xét kết quả buổi thực hành
- Yêu cầu HS hoàn thành tường trình
- Làm việc
- Lắng nghe
- Làm việc, ghi chép
V Rút kinh nghiệm:
………
………
………
………
GV: ĐINH TH HÀỊ HÀ Page 2