Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHÍ HỒNG HẢI ĐỀ XUẤT CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
PHÍ HOÀNG HẢI
ĐỀ XUẤT CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP – HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
PHÍ HOÀNG HẢI KHÓA 2016-2018
ĐỀ XUẤT CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP – HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60 58 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI MẠNH HÙNG
Hà Nội 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập chương trình cao học
Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS TS Bùi Mạnh Hùng, người hướng dẫn khoa học của luận văn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành luận văn này
Quá trình thực hiện luận văn diễn ra trong một thời gian ngắn, mặc
dù bản thân tôi đã cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn về kiến thức và có bước nghiên cứu bổ sung phát triển
Xin chân thành cảm ơn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phí Hoàng Hải
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phí Hoàng Hải
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình
MỞ ĐẦU……… 1
* Tính cấp thiết của đề tài……… 1
* Mục tiêu nghiên cứu……… 4
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 5
* Nhiệm vụ và dự kiến kết quả nghiên cứu……… 5
* Phương pháp nghiên cứu……… 6
* Cấu trúc luận văn……… 6
NỘI DUNG………
CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI……… 7
1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai……… 7
1.2 Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng……… 9
1.2.1 Nguồn lực đầu tư và kết quả đầu tư xây dựng giai đoạn 2011-2015……… 10
1.2.2 Thực trạng hình thức quản lý dự án theo Luật Xây dựng 2003 12
1.2.3 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng Luật Xây dựng 2014……… 17
1.2.4 Đánh giá chung……… 17
1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Ban Quản lý dự án do Sở quản lý……… 18
1.3.1 Đặc điểm chung của các Ban Quản lý dự án……… 18
1.3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Ban Quản lý dự án dự kiến thành Ban Quản lý dự án chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp – Hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lào Cai……… 20
1.3.3 Các thuận lợi và khó khăn khi Ban quản lý dự án chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp – Hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lào Cai được thành lập……… 37
1.4 Đánh giá chung……… 39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH, BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHU VỰC……… 41
Trang 62.1 Cơ sở pháp lý……… 41
2.1.1 Hệ thống pháp luật quy định về Ban Quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án khu vực……… 41
2.1.2 Hệ thống pháp luật về tổ chức, quản lý cán bộ công chức, viên chức Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực……… 42
2.1.3 Hệ thống các quy định của Tỉnh Lào Cai về Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực……… 44
2.2 Cở sở khoa học……… 44
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, tổ chức và quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực……… 44
2.2.2 Giải thể, thành lập mới Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực……… 48
2.2.3 Nguyên tắc tổ chức lạo hoạt động, thành lập Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực……… 51
2.2.4 Nội dung, đặc trưng, các hình thức thành lập Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực……… 52
2.2.5 Sự giống và khác nhau giữa Doanh nghiệp dự án và Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực……… 58
2.2.6 Một số rào cản với hoạt động của Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực……… 61
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP – HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỈNH LÀO CAI…… ……… 67
3.1 Đề xuất Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp – Hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lào Cai… 67 3.1.1 Đề xuất cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp – Hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lào Cai…… 67
3.1.2 Đề xuất vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp – Hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lào Cai……… 78
3.1.3 Đề xuất cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động……… 80
3.1.4 Đề xuất cơ sở vật chất……… 91
3.2 Đề xuất phương án xử lý chuyển tiếp……… 92
3.3 Kế hoạch tổ chức thực hiện……… 93
3.4 Trách nhiệm thực hiện……… 94
3.4.1 Sở Nội vụ……… 94
3.4.2 Sở Kế hoạch và đầu tư……… 95
3.4.3 Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành……… 95
3.4.4 Sở Tài chính……… 95
Trang 73.4.5 Các Sở, ngành liên quan……… 96
3.4.6 Văn phòng UBND tỉnh……… 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 98
Kết luận……… 98
Kiến nghị……… 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết tắt Cụm từ viết tắt
CĐT Chủ đầu tư
QLDA Quản lý dự án
QLĐT Quản lý đầu tư
ĐTXD Đầu tư xây dựng
XDDD Xây dựng dân dụng
HTKT Hạ tầng kỹ thuật
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm tự nguyện
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình Tên hình Trang
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai 8
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA xây dựng khu đô thị
mới Lào Cai – Cam Đường 24 Hình 1.3 Một góc nhìn của khu đô thị mới Lào Cai – Cam
Hình 1.8 Công trình Trường chính trị tỉnh Lào Cai 28
Hình 1.9 Công trình Sân vận động tỉnh Lào Cai (giai đoạn 1) 28
Hình 1.10 Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA các công trình XDCB
sở Văn hóa thể thao và du lịch 29 Hình 1.11 Công trình Trùng tu đền Trung Đô tỉnh Lào Cai 30
Hình 1.12 Công trình trùng tu cải tạo Dinh thự Hoàng A 31
Trang 9Tưởng, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Hình 1.13 Công trình cải tạo, sửa chữa đền Bảo Hà, tỉnh Lào
Hình 1.14 Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA các công trình XDCB
Hình 1.15 Công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai 33
Hình 1.16 Công trình Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức
năng tỉnh Lào cai 33 Hình 1.17 Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA các công trình XDCB
sở Giáo dục và Đào tạo 33 Hình 1.18 Công trình Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai 36
Hình 1.19 Công trình Trường cao đăng sư phạm tỉnh Lào Cai 36
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA chuyên ngành
XDDD&CN - HTKT tỉnh Lào Cai 69
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu hình Tên hình Trang
Bảng 1.1 Danh sách các Ban QLDA tỉnh Lào Cai 15
Trang 101
MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý dự án “Sau đây gọi tắt là QLDA” là một quá trình quản lý xuyên suất từ việc lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc
đầu tư các dự án xây dựng các công trình, trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, chính phủ, công tác QLDA đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hầu hết các dự án đã được đầu
tư theo đúng quy định của Pháp luật, chất lượng các dự án đã đươc nghiên
cứu theo chiều sâu, phát huy hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhiều tuyến đường huyết mạch của cả nước đã và đang được xây dựng; nhiều khu công nghiệp, khu du lịch đã hình thành và đi vào khai thác sử dụng
trên khắp các vùng của cả nước đang làm cho đất nước ngày một đẹp hơn
Thấu hiểu rằng trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam nói chung, của tỉnh Lào Cai nói riêng vấn đề QLDA là một trong những điều mà cần quan tâm nhất Bởi vì khẳng định rằng trong những lãng phí thì
lãng phí trong đầu tư lớn nhất là chủ trương đầu tư Khi đầu tư rồi mà chỉ 3 -
5 năm sau người kế tiếp lại muốn đập phá đi, dư luận xã hội không đồng tình thì đấy là cái lãng phí lớn nhất, mà một tỉnh nghèo như Lào Cai lại đầu tư
theo kiểu đó thì sẽ vô cùng tốn kém Vì vậy trong những năm vừa qua việc
làm nhiều nhất của tỉnh Lào Cai đó là thực hiện tốt công tác QLDA các công trình từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khâu kết thúc đầu tư và
đánh giá hiệu quả đầu tư Các khâu này được nghiên cứu hết sức bài bản, có
sự đầu tư nghiên cứu của nhiều cấp, nhiều ngành để đảm bảo các dự án đầu tư phát huy tốt hiệu quả với chi phí hợp lý nhất
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế trong những năm qua, những bất cập vẫn
Trang 112
còn tồn tại trong công tác QLDA các dự án xây dựng, các dự án đầu tư xây
dựng được đầu tư vẫn chưa phát huy được hiệu quả, chất lượng thấp, thất thoát trong đầu tư còn nhiều, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nhiều địa phương cả về kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường đô thị và đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các hộ dân mà trong đó công tác QLDA là một trong những vẫn đề nổi trội
Mặt khác việc triển khai thực hiện QLDA dựng theo quy định của các cấp chính quyền tại địa phương chưa hợp lý, lỏng lẻo đã dẫn tới việc nhiều dự
án trở nên kém hiệu quả (thể hiện qua thực tế nhiều công trình giao thông huyết mạch, một số khu đô thị, khu công nghiệp ở các địa phương nói chung tỉnh Lào Cai nói riêng) trong đó có những lý do khách quan và có cả
những lý do chủ quan
Trong những năm gần đây Quốc hội đã ban hành Luật xây dựng trong
đó công tác QLDA được quy định hết sức cụ thể, đồng thời Chính phủ, Bộ
Xây dựng ban hành và điều chỉnh nhiều Nghị định và Thông tư về công tác
QLDA các văn bản quy phạm Pháp luật có liên quan đến công tác QLDA nhằm nâng cao chất lượng các dự án đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu thực tế phù hợp với xu thế chung của khu vực và trên thế giới Tuy nhiên việc ban
hành nhiều và liên tục thay đổi các quy định về QLDA đã chứng tỏ rằng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về QLDA còn nhiều bất cập, các
quy định không có chiều sâu, chưa sát thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu
chiến lược phát triển lâu dài
Tuy nhiên, theo quy định về hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
của Luật Xây dựng năm 2003, thời gian qua đa phần các dự án đầu tư xây
dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước của tỉnh đều được áp dụng mô hình chủ
đầu tư thành lập Ban quản lý dự án (BQLDA) để trực tiếp quản lý thực hiện
từng dự án đầu tư xây dựng đơn lẻ [14]
Trang 123
Hình thức quản lý này đã bộc lộ không ít hạn chế như: thành lập quá
nhiều các BQLDA nhưng không có BQLDA chuyên nghiệp, trong khi đó nhân lực chủ chốt của BQLDA thường được điều động, bổ nhiệm từ các cơ
quan quản lý nhà nước, chủ yếu mang tính chất kiêm nhiệm, chuyên môn còn chưa phù hợp Do đó không tách bạch được chức năng quản lý nhà nước với chức năng QLDA của các cơ quan được giao làm chủ đầu tư (CĐT), chất lượng nhân lực của các BQLDA hạn chế, ảnh hưởng lớn đến công tác quản
lý, thực hiện đầu tư của các CĐT, hiệu quả đầu tư công chưa cao
Nhằm khắc phục những bất cập trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng đã quy định cụ thể về tổ chức
quản lý dự án đầu tư xây dựng [15]
Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 thì hoạt động QLDA đầu
tư xây dựng được hoàn thiện hơn trên cơ sở đổi mới căn bản phương thức quản lý và thực hiện, trong đó có lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình mà then chốt là chủ đầu tư đóng vai trò là chủ thể quản lý cơ bản
toàn bộ dự án Mô hình chủ đầu tư là các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu, Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng một dự án đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thay cho các chủ đầu tư hiện hữu là các cơ quan nhà nước, các cơ quan và tổ chức đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp là một thay đổi có tính chất quyết định
đến quản lý chất lượng và hiệu quả của dự án, của công trình [15]
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 62 và Khoản 2 Điều 63 Luật Xây dựng, đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước, việc QLDA phải do cơ quan, tổ chức có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện Các Ban QLDA này
được tổ chức theo chuyên ngành hoặc khu vực, có chức năng chuyên QLDA đầu tư xây dựng hoặc có thể được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng
Trang 134
Đồng thời tại Khoản 1 Điều 63 Luật Xây dựng quy định, UBND tỉnh và
UBND cấp huyện có trách nhiệm quyết định thành lập BQLDA đầu tư xây
dựng chuyên ngành hoặc BQLDA khu vực để quản lý các dự án đầu tư xây
dựng trên địa bàn [15]
Tuy vậy, lựa chọn mô hình nào để phù hợp với điều kiện thực tiễn của
tỉnh Lào Cai nói chung và tại Sở Xây dựng nói riêng là vấn đề cần phải
nghiên cứu một cách thận trọng và tức thời Là một cán bộ phòng QLDA
thuộc BQLDAXây dựng đô thị - Sở Xây dựng Lào Cai, học viên chọn đề tài:
"Đề xuất cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án chuyên
ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp – hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lào Cai"cho
luận văn thạc sĩ của mình
* Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu thực trạng mô hình cơ cấu tổ chức và chức năng
của các ban QLDA thuộc các Sở Xây dựng, Sở Văn hóa thể thao và du lịch,
Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Y tế dự kiến sẽ kiện toàn thành Ban QLDA
chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp – hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lào
Cai Từ đó đề xuất các giải pháp về cơ cấu tổ chức, đổi mới trong công tác
QLDA, nhằm đưa các dự án đầu tư xây dựng đi vào cuộc sống thực sự có
hiệu quả, chất lượng
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Đánh giá thực trạng công tác QLDA nguồn vốn nhà nước trên địa bàn
tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2011 đến nay và định hướng phát triển trong
giai đoạn 5 năm tới; nghiên cứu những quy định pháp luật mới về hình thức
QLDA
- Xây dựng mô hình của Ban QLDA chuyên ngành Xây dựng dân dụng
và công nghiệp – hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lào Cai phù hợp với điều kiện cụ thể
của tỉnh Lào Cai Tuân thủ nguyên tắc mô hình tổ chức phải gọn nhẹ, có hiệu
Trang 145
quả, tận dụng tốt nhất về tổ chức và cơ sở vật chất của các Ban QLDA hiện có
để hoàn thành nhiệm vụ mới
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ban QLDA xây dựng đô thị Sở Xây dựng, Ban QLDA các công trình xây dựng cơ bản Sở Y tế, Ban QLDA các công trình xây dựng cơ bản Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban QLDA Sở Văn hóa - thể thao và du lịch và các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
* Nhiệm vụ và dự kiến kết quả nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Những quy định chung liên quan đến công tác QLDA
- Nghiên cứu thực trạng của công tác công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các Ban QLDA, kết quả đạt được và những tồn tại
- Đề xuất phương án về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA chuyên ngành về Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Hạ tầng kỹ thuật theo Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ
Luận văn mong muốn đạt được các kết quả sau đây:
- Khảo sát, đánh giá về chất lượng quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Đề xuất xây dựng mô hình quản lý dự án tại Ban QLDA chuyên